You are on page 1of 4

Câu 2: Kiểm tra hoạt động thực hiện các cơ chế tạo luồng giữa các host, ý

nghĩa nội dung Flowtable.


_ Kiểm tra các kết nối của mạng vừa tạo với các câu lệnh như sau:
+ net: hiển thị interface trong các node.
+ dump : hiển thị thông tin chi tiết tất cả các node.
+ nodes : hiển thị các node hiện tại.
+ links : hiển thị các đường truyền

_ Các đường truyền đã tạo thành công. Tạo luồng cho các host và switch:
+ Dùng lệnh: sh ovs-ofctl show s1 để kiểm tra luồng switch 1:

 Ngoài ra, để kiểm tra các luồng của switch s1, ta còn có thể dùng
lệnh sh ovs-ofctl dump-flows s1 và tương tự với switch 2 và
switch 3.
+ Ta tiến hành ping thử từ Host 1(h1) qua Host 4(h4):

Chưa có kết nối giữa các host vì trong bảng luồng không có luồng nào
cho kết nối này. Để tạo luồng từ host 1 sang host 4, ta dùng trình tiện ích ovs-
ofctl. Cách xác định in_port và output thì ta dựa vào sơ đồ mạng đã vẽ được
sau khi thực hiện các lệnh links, dump, net, nodes.

_ Dùng câu lệnh: sh ovs-ofctl add-flow s1 in_port=1,actions=output:normal


+ Với s1 là tên switch, In_port là cổng vào, Output là cổng ra.
+ Với câu lệnh trên luồng sẽ được tạo đi từ cổng 1 của switch 1 ra tất cả
cổng còn lại. Nếu thay normal bằng số, thì luồng sẽ ra theo cổng số được chỉ
định.

+ Ping lại và thấy gói tin đã được gửi đi thành công:


_ Gõ lệnh: pingall, kiểm tra lại luồng, mỗi port vào đã được phân luồng thành
công với tất cả port ra trên switch.

_ Ý nghĩa nội dung flowtable: bảng luồng hay bảng lưu lượng giúp cho việc
chuyển các gói tin từ nơi gửi đến nơi nhận một cách hiệu quả và thích hợp dựa
vào các thông số và thành phần trong FlowTable (thông tin độ ưu
tiên).Flowtable đóng vai trò như một bảng định tuyến trong router trong
mạng truyền thống. Flowtable quản lý được đường đi của gói tin dựa vào cấu
hình các port in và out do người kỹ sư mạng thiết lập.
Trong mỗi bảng flow table này sẽ chứa một tập các flow entry. Các flow entry
này được thêm, sửa đổi hoặc loại bỏ đi bởi SDN controller. Mỗi flow entry sẽ
bao gồm các thành phần sau:
- Match fields: Bao gồm các thông tin về packet header và ingress port dùng để
so khớp các gói tin, khi một gói tin match với một flow entry thì gói tin đó sẽ
được xử lý bằng các hành động đã được định nghĩa trong flow entry đó.
- Priority: Mức độ ưu tiên của flow entry đó. Mỗi gói tin có thể match với nhiều
flow entry khi đó gói tin sẽ được xử lý bởi flow entry có priority cao hơn.
- Counters: Bộ đếm sẽ cập nhật mỗi khi gói tin được xử lý bởi flow entry đó.
Instructions: Định nghĩa các hành động để xử lý gói tin.
- Timeouts: Thời gian tối đa để xử lý gói tin
- Cookie: giá trị được chọn bởi Controller được sử dụng để lọc số liệu thống kê
của flow entry, sửa đổi flow entry hoặc xóa flow entry.
Ngoài các flow entry mỗi flow table còn chứa một table miss flow entry được
sử dụng để xử lý các gói tin khi không có flow entry nào trong flow table match
với gói tin đó. Table miss flow entry có thể sẽ chuyển tiếp gói tin đó đến
controller, gửi gói tin tới flow table tiếp theo hoặc loại bỏ gói tin.

You might also like