You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN

Học phần: Kinh tế đối ngoại Việt Nam

Mã học phần: INE2010

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên

Họ và tên sinh viên: Trần Mỹ Hoa

Mã sinh viên: 17050590

Mã lớp học phần: INE2010 1 Hệ: CLC

Lớp học chiều thứ 3 tiết 10-12

Hà Nội, 6/2020

0
PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT
NAM

Trần Mỹ Hoa
Trường ĐHKT-ĐHQGHN

Mở đầu

Năm 2019, trong khi nền kinh tế Việt Nam đạt và vượt kế hoạch 12/12 chỉ tiêu đề
ra, chỉ tiêu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cũng là một điểm
sáng, bất chấp sự sụt giảm FDI toàn cầu vài năm gần đây. Lượng vốn FDI giải ngân
của Việt Nam cũng lần đầu tiên vượt mốc 20 tỷ USD, trong khi FDI toàn cầu có xu
hướng giảm tốc độ tăng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư trực từ Trung Quốc có xu hướng
tăng do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tăng gần 1,65 lần so với năm
2018. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã vươn lên đứng vị trí thứ ba
trong 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư
đăng ký là khoảng 2,29 tỷ USD, chiếm 12,4%. Câu hỏi đặt ra là: Nguồn vốn đầu tư
này được đầu tư dưới hình thức nào và thực tế có được sử dụng hiệu quả hay không?
Trong phạm vi bài tập này sẽ đưa ra phân tích cụ thể về nguồn vốn đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc tại Việt Nam, đánh giá tác động, đưa ra định hướng cụ thể và rút ra kết
luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, bài báo cáo được chia thành
năm phần:
- Phần 1: Đặt vấn đề
- Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc tại Việt Nam
- Phần 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam
- Phần 4: Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam
- Phần 5: Định hướng cho FDI Việt Nam

1
Phần 1: Đặt vấn đề

1.1. Tầm quan trọng của đề tài


Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Việt Nam ngày càng lớn. Bên cạnh đó, tác động của chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung cũng khiến nguồn vốn FDI từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam
tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, vốn FDI chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam
không từ những dự án tốt nhất mà chủ yếu vào khai khoáng, dệt may, hóa chất.
Các dòng vốn có công nghệ cao từ Trung Quốc thường đến các nước có nguồn lao
động chất lượng cao. Nguồn vốn FDI từ Trung Quốc có lãi suất thấp nhưng đi kèm
theo rất nhiều chi phí như phí thực thi hợp đồng, phí đảm bảo, và một trong những
điều kiện khi tiếp cận nguồn vốn vay từ Trung Quốc là ký hợp đồng EPC (Thiết kế
- Cung ứng vật tư, thiết bị - Xây dựng). Hình thức này đã gây ra rất nhiều bất cập
như chậm tiến độ, gặp trục trặc kỹ thuật và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, cần phân tích đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam và làm rõ
nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam dưới những hình
thức nào và đem đến hiệu quả hay hạn chế như thế nào trong bài tập này. Từ đó có
thể đưa ra một số định hướng thu hút đầu tư trực tiếp hoặc sử dụng vốn đầu tư trực
tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam.

1.2. Mục đích nghiên cứu


- Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam từ năm
2011 đến năm 2019.
- Đánh giá tiềm năng và hạn chế thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại
Việt Nam và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp.
- Từ đó đưa ra định hướng cho hiện tại và tương lai.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Việt Nam
2
+ Thời gian nghiên cứu: 2011 – 2019
1.4. Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Thu thập dữ liệu qua Internet, sách, báo,...
- Bước 2: Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại
Việt Nam từ năm 2011 đến 2019
- Bước 3: Kết quả nghiên cứu: đánh giá và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp
của Trung Quốc tại Việt Nam trong tương lai
- Bước 4: Kết luận

1.5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan


- Tiểu luận “Tình hình và xu hướng phát triển của FDI trên thế giới” của tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền công bố năm 2011 đã đưa ra góc nhìn tổng quan về
tình hình phát triển FDI trên thế giới đến năm 2010 và dự báo xu hướng phát
triển những năm tiếp theo, đồng thời thực trạng và hạn chế trong việc thu hút
vốn FDI vào Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp cho các năm tới.
- Luận văn “Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong thời gian tới” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh công bố năm
2017 đã phân tích sự quan trọng của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam, đồng thời đưa ra những nhân tố ảnh hưởng việc thu hút FDI
vào Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội và cơ sở hạ tầng
kĩ thuật. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến kinh nghiệm thu hút FDI của
một số quốc gia châu Á và đi sâu vào phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư
vào Việt Nam giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2015.
- Trong bài nghiên cứu “Chinese FDI in Vietnam: Trends, Status and
Challenges” công bố năm 2019, tác giả Lâm Thanh Hà đã phân tích về đầu tư
trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2011. Bài nghiên cứu đã đưa ra
những lợi ích cũng như hạn chế về dòng vốn FDI từ Trung Quốc, và đưa ra
vấn đề nguồn vốn FDI từ Trung Quốc vẫn chưa thực sự được đón nhận cũng
như được sử dụng hiệu quả tại Việt Nam.

3
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tự trực tiếp
của Trung Quốc tại Việt Nam

2.1. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)


2.1.1. Khái niệm FDI
- Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment, FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)
có được tài sản từ một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài
sản đó. Phương diện quản lý là tiêu chí để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trường hợp, các nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, tổ chức đầu tư
thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản ở nước ngoài nói trên được gọi là
“công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
- Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF): Đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó,
người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một
doanh nghiệp trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10%
tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Một doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp
nhân. Trong đó, nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có
quyền biểu quyết và điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện
quyền kiểm soát công ty.
- Theo Pháp luật Việt Nam quy định tại Khoản 3, điều 2, chương 11 Luật Đầu tư
năm 2005: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Định nghĩa chung: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại một quốc gia là việc nhà đầu
tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có
được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia
đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng được phân biệt với đầu tư gián tiếp nước ngoài
FPI (Foreign Portfolio Investment). FPI chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước
4
ngoài nhằm kiếm lời không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và
nghiệp vụ của doanh nghiệp như trong hình thức đầu tư trực tiếp FDI. Trong hai hình
thức đầu tư nêu trên thì đầu tư trực tiếp FDI được các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn ưa
thích hơn đầu tư gián tiếp FPI, do FDI bảo đảm sự ổn định hơn về dòng đầu tư, kèm
theo đó là các tác động đến chuyển giao công nghệ, tri thức quản lý, nâng cao năng lực
cạnh tranh của nước nhận đầu tư,...

2.1.2. Phân loại FDI


- Phân loại theo bản chất đầu tư:
+ Đầu tư phương tiện hoạt động hay đầu tư mới
+ Mua lại và sáp nhập (M&A)
- Phân theo tính chất dòng vốn:
+ Vốn chứng khoán
+Vốn tái đầu tư
- Phân theo động cơ của nhà đầu tư:
+ Đầu tư tìm kiếm thị trường
+ Đầu tư tìm kiếm hiệu quả
+ Đầu tư tìm kiếm nguồn lực

2.1.3. Một số hình thức phổ biến của FDI


● Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất
của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Đây là công cụ để thâm nhập vào thị
trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác.
Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế,
hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài
chính, luật pháp và bản sắc văn hóa; hoạt động trên cơ sở đóng góp của các bên về
vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có
thể xảy ra.
Hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung
ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.

5
● Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu
tư quốc tế. Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh
doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư
và nước sở tại.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ
đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh
doanh của nước sở tại như là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá,
mức độ cạnh tranh…
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là một thực thể pháp lý
độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
● Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành
lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại
diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định
rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.
Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trình kinh
doanh, các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc
thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và
chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo
thỏa thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh
hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại.
quyền lợ và nghĩa vụ của các bên hơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh
doanh.
● Đầu tư theo hợp đồng BOT
BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình
hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn

6
được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT, một
doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà
thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay,
cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành, doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền
sở hữu dự án về cho chính phủ.
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có
thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả
mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian
nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi
hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
● Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)
Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các công ty xuyên quốc gia (TNCs)
lớn và tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp như ô tô, dược phẩm, viễn thông và
tài chính ở các nước phát triển.
Mục đích chủ yếu:
- Khai thác lợi thế của thị trường mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu
tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi. Hoạt động
M&A tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị
trường nước ngoài.
- Bằng con đường M&A, TNCs có thể sáp nhập các ty của mình với nhau hình
thành một công ty khổng lồ hoạt động trong nhiều lĩnh vực hay các công ty
khác nhau cùng hoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng
khả năng cạnh tranh toàn cầu của tập đoàn
- Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm, muốn lấp chỗ trống trong hệ
thống phân phối của họ trên thị trường thế giới.
- Thông qua đường M&A, các công ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực nghiên
cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông.
- M&A tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và
cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia.

7
2.1.4. Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư
● Tác động tích cực:
- Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
- Chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý doanh nghiệp
- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
- Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
- Tăng nguồn thu ngân sách
● Những tác động tiêu cực
- Phụ thuộc vào vốn, công nghệ, thị trường và hệ thống mạng lưới tiêu thụ của
các nước xuất khẩu tư bản do nguồn FDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc
gia chi phối.
- Mục tiêu của bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều mong muốn thu hồi vốn nhanh
và có được nhiều lợi nhuận nên có thể xảy ra hai trường hợp:
(1) Đưa các thiết bị công nghệ hiện đại vào nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận
nhanh mà không tính đến chất lượng và số lượng lao động hiện có của nước sở
tại. Vậy nên, mặc dù tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, có thêm nhiều ngành
nghề mới nhưng người lao động vẫn thiếu việc làm. Số lượng lao động dư
thừa vẫn không được giải quyết.
(2) Tận dụng các thiết bị công nghệ đã cũ và lạc hậu chuyển giao các nước
tiếp nhận đầu tư.
- Tình trạng chuyển giá thông qua thủ thuật nâng giá chi phí đầu vào
- Tác động tiêu cực lên cán cân thanh toán
- Tác động tiêu cực và thôn tính lên các công ty nội địa
- Một số bất lợi, hạn chế khác như:
+ Chi phí cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khá cao
+ Sản xuất hàng hóa không thích hợp
+ Ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên

8
2.2. Cơ sở thực tiễn về thu hút FDI
2.2.1. Tổng quan FDI toàn cầu
- Nếu loại trừ các yếu tố như cải cách thuế, megadeals (hợp tác kinh doanh lớn) và
dòng tài chính biến động thì FDI trong giai đoạn 2011-2018 chỉ tăng bình quân
1%/năm so với 8%/năm giai đoạn 2000-2010 và 20%/năm trước năm 2000. Xu
hướng giảm tốc độ tăng FDI toàn cầu do nhiều nhân tố tác động, chủ yếu là tỷ lệ
hoàn vốn đầu tư nước ngoài giảm và chính sách, môi trường đầu tư ít thuận lợi
hơn.

Bảng 1: Số liệu FDI toàn cầu giai đoạn 2011-2019

Đơn vị: tỷ USD


2,000

1,800

1,600

1,400

1,200

1,000

800

600

400

200

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn số liệu: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD

- Năm 2018 chứng kiến sự sụt giảm mạnh FDI toàn cầu, trong đó, một nguyên nhân
quan trọng của tình trạng này là việc khá nhiều Công ty đa quốc gia (MNE) Mỹ
hồi hương từ nước ngoài để hưởng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ, cùng với
việc một số nước phát triển giảm đầu tư ra nước ngoài làm cho FDI của các quốc
gia này giảm khoảng 25%. Đối các nước đang phát triển, FDI tại các nước này
tăng 2% trong năm 2018, chiếm 54% vốn đầu tư toàn cầu (năm 2017 là 46%), do
đó, một nửa trong số 20 nền kinh tế thu hút FDI hàng đầu thế giới là các nước
đang phát triển và chuyển đổi.

9
- Năm 2019, FDI của các nước phát triển phục hồi khi hiệu ứng cải cách thuế của
Mỹ giảm dần. Hai quý đầu năm, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tăng 18%
do tác động của Chính phủ Mỹ yêu cầu các công ty đa quốc gia (MNEs) của nước
này thanh khoản các chi nhánh nước ngoài của họ. Tuy vậy, xu hướng tăng FDI
toàn cầu không cao do bị chi phối bởi các yếu tố như rủi ro về chính trị, căng
thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc leo thang và chính sách bảo hộ mậu
dịch.

2.2.2 Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam


- Bất chấp sự sụt giảm FDI toàn cầu, thu hút FDI tại Việt Nam là một điểm sáng khi
lần đầu tiên Việt Nam nằm trong 20 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới. FDI Việt
Nam liên tục tăng dần mỗi năm kể từ năm 2012 và đạt khoảng 20,38 tỷ USD vào
năm 2019, tăng khoảng 6,7% so với năm 2018.
Phân bố vốn FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế tiếp tục giữ tỷ trọng đều qua các
năm, trong đó có một số chuyển dịch tích cực đối với kinh doanh bất động sản do
thị trường mở rộng, doanh nghiệp trong nước có tiềm lực mạnh hơn nên một số
nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết chuyển giao công nghệ mới, phương
thức kinh doanh mới cho doanh nghiệp trong nước.

Bảng 2: Số liệu FDI Việt Nam giai đoạn 2011-2019

Đơn vị: triệu USD


25,000.00

20,000.00

15,000.00

10,000.00

5,000.00

0.00
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam

10
- Năm 2019, FDI Việt Nam ghi nhận 3.833 dự án mới đăng ký với 16,75 tỷ USD,
1.381 dự án điều chỉnh vốn khoảng 5,8 tỷ USD, tăng 18,1%; 9.842 lượt góp vốn,
mua cổ phần với 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm
40,7% tổng vốn đăng ký. Do vậy, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn
mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 38,02 tỷ USD, tăng 17,2%
so với năm 2018.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành kinh tế, trong đó ngành chế
biến, chế tạo là khoảng 24,56 tỷ USD, chiếm 66,46%, kinh doanh bất động sản với
3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% vốn đăng ký, tiếp theo là bán buôn bán lẻ, khoa học và
công nghệ.
126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc
đứng đầu với vốn đăng ký 7,92 tỷ USD, Hồng Kông thứ hai với vốn đăng ký 7,87
tỷ USD (có 3,85 tỷ USD mua cổ phần của công ty TNHH Vietnam Beverage tại
Hà Nội), Singapore đứng thứ 3 với vốn đăng ký 4,18 tỷ USD, tiếp theo là Nhật
Bản, Trung Quốc.
- Nhìn chung, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trở nên sôi nổi trong những
năm gần đây, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đăng ký: năm 2017
chiếm 17,02%, năm 2018 chiếm 27,78%, năm 2019 chiếm 56,4%. Có thể thấy,
quy mô doanh nghiệp trong nước đã lớn mạnh tạo ra nguồn cung dồi dào cho
M&A và chính sách mở cửa đối với thị trường chứng khoán với chủ trương nới
rộng cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả của FDI chưa
đáp ứng được đòi hỏi của nhà nước trong quá trình chuyển sang định hướng đổi
mới, sáng tạo, khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng
nền kinh tế số, tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

11
Phần 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam

3.1. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam

Từ năm 2011, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam không chỉ gia tăng về quy mô
vốn, quy mô dự án đầu tư mà còn không ngừng được mở rộng. Từ mức trung bình
1,5 triệu USD/dự án vào năm 2007, các dự án của Trung Quốc đang tăng hơn 3 lần
về quy mô, lên mức trung bình 5 triệu USD/dự án vào năm 2017. Đặc biệt là ngày
càng có nhiều dự án FDI lớn với trị giá hàng trăm triệu USD, điển hình như: Dự
án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 với tổng số vốn khoảng 2 tỷ USD, cụm công
nghiệp Lan Sơn và Nhà máy Nhựa Khải Hồng Việt với số vốn lên tới 150 triệu
USD...

Bảng 3: Số liệu về vốn FDI của Trung Quốc tại Việt Nam

Đơn vị: triệu USD


1400
1279.04
1200

1000

800 764.4

600 560.17
480.5
400 349.43 332.89
189.11
200

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nguồn số liệu: statista.com

Cơ cấu vốn FDI đăng ký của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2017 so với năm
2011 có sự gia tăng đáng kể về số vốn đăng ký. Nếu năm 2011, số vốn FDI đăng
ký của Trung Quốc vào Việt Nam (bao gồm cả Đài Loan) là 1,3 tỷ USD, thì đến
năm 2017, con số này đã tăng lên 2,7 lần, trung bình mỗi năm tăng khoảng 18%.
Cơ cấu vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong tổng số vốn đăng ký của

12
khu vực FDI là 12%, đứng thứ tư, sau Nhật Bản (30%), Hàn Quốc (28%) và
Singapore (19%).

Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư đăng kí của một số nước châu Á vào Việt Nam (%)
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Châu Á 78,3 82,6 86,3 84,5 75,3 81,0 82,6

Hàn Quốc 12,6 9,5 23,1 41,6 38,4 36,6 28,4

Đặc khu hành chính Hồng Kông


28,3 5,4 3,8 16,4 6,3 7,7 5,1
(Trung Quốc)

Singapore 18,9 14,3 24,7 15,6 11,5 11,1 19,2

Nhật Bản 21,5 41,4 30,4 12,4 9,9 13,9 30,0

Đài Loan (Trung Quốc) 4,7 19,7 3,3 6,6 8,1 10,1 5,0

CHND Trung Hoa 6,2 2,7 12,1 2,7 4,1 9,8 7,0

Malaysia 3,8 1,8 0,8 2,1 13,6 4,3 1,0

Thái Lan 1,7 1,5 1,1 1,3 1,9 3,4 2,0

Brunei 0,7 0,1 0,4 0,5 1,1 1,6 0,2

Indonesia 0,1 0,4 0,2 0,3 0,1 0,1 0,1

Ấn Độ 0,2 0,1 0,0 0,2 0,8 0,5 0,6

Nguồn số liệu:Tổng cục thống kê Việt Nam

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư
của họ như một phần trong chiến lược dài hạn của Chính phủ Trung Quốc, theo
đuổi sự hội nhập kinh tế với thế giới và các nước láng giềng.

3.2. Một số hình thức đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam
3.2.1. Hình thức đầu tư M&A

13
- Trong giai đoạn 2016 - 2018, hai trang thương mại điện tử phát triển nhất ở
Việt Nam là Lazada và Tiki đều nhận được các khoản đầu tư lớn từ các
doanh nghiệp Trung Quốc. Cụ thể:
+ Năm 2016 và 2017, Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã đầu tư 2 tỷ
USD vào Lazada. Đầu năm 2018, Tập đoàn Alibaba dự định tăng gấp
đôi vốn đầu tư vào Lazada để tài trợ cho việc mở rộng ở khu vực Đông
Nam Á.
+ Tháng 1/2018, tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ hai ở Trung Quốc là
JD.com xác nhận khoản đầu tư 44 triệu USD vào trang bán lẻ trên
mạng của Việt Nam là Tiki.vn để cạnh tranh với Lazada.
Những hoạt động đầu tư này phần nào được thúc đẩy nhờ triển vọng thu
hút dân số đang tăng trưởng và tương đối trẻ của Việt Nam, cùng với tiềm
năng vẫn chưa được khai thác ở mảng thương mại điện tử để phát triển
hoạt động bán lẻ trên mạng.

3.2.2. Hợp đồng EPC (Thiết kế - Cung ứng vật tư, thiết bị - Xây dựng)
Trong những năm gần đây, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã chuyển từ
ngành công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng sang mảng xây dựng và chế tạo. Cụ
thể là hình thức đầu tư trực tiếp dưới dạng hợp đồng EPC (Thiết kế - Cung ứng
vật tư, thiết bị - Xây dựng).

3.3. Một số dự án đầu tư trọng điểm của Trung Quốc tại Việt Nam

Dự án Địa phương Số tiền đầu tư


Khai thác và luyện kim Việt Nam - Trung Quốc Lào Cai 336,5 triệu USD
Nhà máy vải của tập đoàn Texhong Quảng Ninh 300 triệu USD
3 nhà máy chế biến cao su Tân Cao Thắm Lào Cai 336,5 triệu USD
Mở rộng nhà máy sắt thép Thái Nguyên Thái Nguyên 340 triệu USD
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông Hà Nội 419 triệu USD
Nhà máy lốp xe Việt Lan Tây Ninh 400 triệu USD
Công ty TNHH Dệt Formosa Đồng Nai Gần 1 tỷ USD
Nhà máy điện Vĩnh Tân 1 Bình Thuận 1,76 tỷ USD

14
Phần 4: Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp
của Trung Quốc tại Việt Nam
4.1 Tác động tích cực
- Góp phần đáng kể vào việc tạo công ăn việc làm cũng như cơ hội việc làm cho
nguồn nhân lực dồi dào tại Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam, số lượng việc làm trực tiếp trong lĩnh
vực đầu nước ngoài đã đạt đến con số khoảng 3,6 triệu lao động vào năm
2017, đồng thời cũng tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 5-6 triệu lao động.
- Tái cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Đóng vai trò là nguồn FDI then chốt vào Việt Nam nhằm nâng cấp và công
nghiệp hóa nền kinh tế, theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.
- Là chất xúc tác trong việc thu hút đầu tư từ các nước khác vào Việt Nam.
- Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và hiện đại hóa vùng sâu vùng xa, thu hẹp khoảng
cách giữa các tỉnh kém phát triển ở phía Bắc và các khu vực khác của Việt
Nam. Ngoài các thành phố và địa phương then chốt, FDI Trung Quốc đang
nhắm mục tiêu vào một số tỉnh biên giới Việt Nam thường bị các nhà đầu tư
nước ngoài bỏ qua do cơ sở hạ tầng nghèo nàn và trình độ phát triển kinh tế
còn thấp như: Lào Cai (27 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (7 dự án)
và Lai Châu (2 dự án).
- Thúc đẩy ngành xuất khẩu của Việt Nam bằng cách cung cấp một lộ trình
thuận tiện để xuất khẩu các sản phẩm “Made in Vietnam” đến được các thị
trường nước ngoài, trong đó có Trung Quốc và các nước châu Á khác.
- Mở đường cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận các thị trường quốc tế,
đồng thời các hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI cũng giúp thúc đẩy sự
tăng trưởng của các khu vực khác có liên quan ở Việt Nam như khách sạn, du
lịch, trao đổi ngoại tệ và tư vấn.

4.2 Tác động tiêu cực


- Xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp nước ngoài (hơn 70%),
điều này khiến Việt Nam phải chịu những rủi ro không cần thiết.
- Nhập khẩu hàng loạt hàng tiêu dùng giá rẻ từ Trung Quốc cũng khiến một số
ngành công nghiệp trong nước của Việt Nam khó tồn tại.
15
- Khi sản xuất phụ thuộc vào các dây chuyền cung ứng xuyên quốc gia, các
doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam thường can dự sâu vào cả hai tiến trình
xuất-nhập khẩu, khiến nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước tình hình
kinh tế toàn cầu. Sự phụ thuộc quá mức này là một điểm bất lợi và thiếu bền
vững đối với lĩnh vực xuất khẩu của nước ta, vì sản xuất, xuất khẩu của doanh
nghiệp FDI phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, dẫn
đến khả năng bị nhạy cảm với các biến động thương mại trên thị trường thế
giới.
- Nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ” của Trung Quốc do bất cẩn trong việc
lựa chọn các dự án FDI Trung Quốc cùng với vấn đề dòng FDI Trung Quốc
thường chảy vào các ngành như dệt, giày dép, sợi, năng lượng, nhiệt năng và
khai thác mỏ, vốn là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm.

Bảng 5: Tỷ lệ chuyển giao công nghệ của dự án FDI tại Việt Nam (%)

5
10

15

Công nghệ cao

Công nghệ trung bình

Công nghệ ké m, lạ c hậ u

Giá trị nội địa


70

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam

- Một số dự án của Trung Quốc ở Việt Nam còn tồn đọng nhiều vấn đề chưa
được giải quyết, do đó ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án này cũng như hình
ảnh của các doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan.

16
4.3 Tình trạng chuyển giá
- Chi phí đầu tư vào các dự án sử dụng công nghệ Trung Quốc thường cao hơn
hai đến ba lần so với chi phí đầu tư vào những dự án tương tự trong nước phụ
thuộc vào công nghệ Nhật Bản và châu Âu. Sự chênh lệch này dẫn đến những
đánh giá sai lệch về hiệu quả của FDI, do đó những chỉ số về hiệu quả kinh tế
nói chung thường bị bóp méo. Các doanh nghiệp nước ngoài thường khai
khống giá trị đầu tư ban đầu của họ, dẫn đến tình trạng thất thu thuế, giảm lợi
nhuận và cạnh tranh thiếu công bằng, tác động tiêu cực đến nước sở tại.
- Cách thức chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài:
+ Thổi phồng số vốn đóng góp
+ Khai giá nguyên liệu đầu vào cao, và tìm cách tăng các khoản chi phí khác
như chi phí quảng cáo trong quá trình sản xuất và kinh doanh nhằm giảm
bớt hoặc xóa bỏ lợi nhuận
+ Lợi dụng việc thanh toán lãi vay để thực hiện chuyển giá
- Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam),
khoảng 44%-51% các doanh nghiệp nước ngoài báo lỗ hàng năm. Tính riêng
năm 2015, 51% các doanh nghiệp nước ngoài báo lỗ, và con số này là 50%
vào năm 2016. Thậm chí có những doanh nghiệp nước ngoài báo lỗ trong một
khoảng thời gian dài 10 năm hay 20 năm, nhưng vẫn tiếp tục tăng vốn và mở
rộng đầu tư vào Việt Nam.

Phần 5: Định hướng cho FDI Việt Nam

17
5.1 Chủ trương của chính phủ
- Cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định và thủ tục để tạo ra một môi trường
thuận lợi thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Cần ban hành luật chống chuyển giá và hoàn thiện khung pháp lý nhằm chống
lại hành vi chuyển giá giữa các công ty, điều chỉnh khung pháp lý cho phù hợp
hơn với các thông lệ quốc tế như một phần trong việc cải thiện toàn bộ môi
trường hoạt động cho các doanh nghiệp.
- Cần thu hẹp ở mức độ nào đó khoảng cách về ưu đãi thuế giữa các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài để tạo ra một môi trường cạnh tranh công
bằng hơn cho cả hai nhóm doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cá nhân và doanh nghiệp đóng thuế để giám sát
chặt chẽ hơn những thay đổi về dòng thu nhập và doanh thu.
- Kiểm tra chặt chẽ các dự án đầu tư từ Trung Quốc, chủ yếu ở các ngành công
nghiệp rủi ro cao như nhiệt điện, thép, hóa chất và xi măng, vì chúng đòi hỏi
chi phí đầu tư rất lớn, tiêu thụ rất nhiều năng lượng và có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường. Đồng thời tránh chuyển giao các trang thiết bị và công nghệ cũ,
lạc hậu, tốn năng lượng vào Việt Nam.

5.2 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Khai thác lợi thế về mặt địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư và
nâng cấp, thị trường tiềm năng…
Ví dụ điển hình như Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến được yêu thích nhất
của FDI vào Việt Nam nhờ các yếu tố sau:
+ Có sẵn danh tiếng là thành phố năng động nhất về kinh tế ở Việt Nam với
môi trường kinh tế - xã hội ổn định.
+ Đầy đủ cơ sở hạ tầng cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước
ngoài, nhất là sự kết nối thông qua cảng biển và đường hàng không và
năng lực về logistics.
+ Chính sách và thủ tục có lợi cho các nhà đầu tư, nhanh chóng cấp phép
cho các dự án đầu tư vì quyền đưa ra những quyết định đã được chuyển
giao cho chính quyền và các ban ngành địa phương thay vì thông qua
kiểm duyệt của Bộ Đầu tư và Kế hoạch ở Hà Nội.
18
+ Tăng cường các hoạt động thúc đẩy đầu tư và hợp lý hóa các thủ tục hành
chính.
+ Tập trung vào việc phát triển dịch vụ cửa hàng một điểm đến, cung cấp
cho các nhà đầu tư thông tin về hoạt động xuất-nhập khẩu tại các khu vực
chế biến và công nghiệp, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những
khó khăn gặp phải trong việc thực hiện dự án.
- Định hướng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công nghệ cao, tiên
tiến, các hoạt động thân thiện với môi trường, năng lượng sạch và có thể tái
tạo, thiết bị y tế tiên tiến, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhất là các ngành
công nghiệp mới dựa vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng lực
lượng lao động trong nước.

KẾT LUẬN

Kể từ năm 2011, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam đã
tăng lên đáng kể trong bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, đồng thời mở
rộng về phạm vi địa lý và lĩnh vực đầu tư. Từ năm 2015 đến nay, đặc biết là khi Việt
19
Nam ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),
Trung Quốc thường đứng trong top 10 nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, mục
đích có thể là do Trung Quốc đang tìm cách có được chỗ đứng trên thị trường CPTPP
rộng lớn thông qua đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động FDI của Trung
Quốc ở Việt Nam nhìn chung có xu hướng lợi dụng lao động giá rẻ của Việt Nam,
khai thác tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường, tiêu thụ nhiều năng lượng
và làm gia tăng thâm hụt thương mại. Do đó, Việt Nam vẫn cần thực hiện các biện
pháp ngăn chặn và cải thiện tác động xấu từ đầu từ trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là
vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc, bên cạnh việc thúc đẩy quan hệ kinh tế nhằm
mang lại nhiều lợi ích và tạo ra ảnh hưởng chính trị tích cực.

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Alex Irwin-Hunt, 12/2019, “Vietnam sustains FDI growth amid US-China trade
war”, website fdiintelligent.com.
2. Lâm Thanh Hà, 4/2019, “Chinese FDI in Vietnam: Trends, Status and
Challenges”, báo cáo nghiên cứu.
20
3. Lê Thanh Trúc, 5/2019, “Toàn cảnh về FDI của Trung Quốc tại Việt Nam”, Trang
ngoại giao kinh tế trực tuyến - Bộ Ngoại giao Việt Nam.
4. Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2017, “Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới”, luận văn.
5. Nguyễn Thị Thu Huyền, 3/2011, “Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế
giới”, tiểu luận.
6. GS. Trần Văn Thọ, 5/2020, “FDI, Trung Quốc và kinh tế Việt Nam”, báo điện tử
Vietnambiz.vn.
7. Số liệu thống kê từ:
- Tổng cục thống kê Việt Nam
- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
- Website stastista.com

21

You might also like