You are on page 1of 19

Trang chủ www.docsachysinh.

com

Ebook online

Khái quát những hormone chủ yếu của động


vật có xương sống
Phùng Trung Hùng - Nguyễn Thị Huyền Trang - Nguyễn Phước Long

Hormone Cấu trúc Chức năng


Hormone tuyến yên
Peptide ở thuỳ sau tuyến
Co tử cung, tiết sữa (đáp ứng
yên; polypeptide gồm 9
suy giảm), đáp lại phản ứng cho
Oxytocin amino acids
con bú và estradiol, giảm tổng
CYIQNCPLG(C's có gắn
hợp steroid trong tinh hoàn.
disulfide)
Đáp ứng với thụ thể thẩm thấu
nhạy cảm ngoại bào [Na+], điều
Peptide ở thuỳ sau tuyến
hòa huyết áp, tăng tái hấp thu
Vasopressin (hormone chống lợi yên; polypeptide gồm 9
nước từ ống lượn xa ở thận,
tiểu) amino acids
thiếu hụt dẫn đến nước tiểu
(antidiuretic hormone, ADH) CYFQNCPRG(C's có gắn
loãng và chứng khát nhiều (
disulfide)
khát liên tục ), gây ra bệnh đái
tháo nhạt.
α-MSH có ý nghĩa nhất, điều
khiển hành vi thèm ăn và cho ăn
thông qua thụ thể melanocortin
(MC4R)- neuron biểu hiện ở
peptides ở thuỳ trước vùng hạ đồi (hypothalamuss),
tuyến yên dẫn xuất từ liệu pháp miễn dịch
POMC: (immunomodulation) thông qua
bạch cầu đơn nhân, đại thực
Hormone kích thích tế bào hắc tố ( bào,và tế bào hình que
polypeptide α= 13 amino
Melanocyte-stimulating (dendritic cells (DCs)) biểu
acids
hormones) (MSH) hiện-MC1R, điều hòa làm giảm
polypeptide β= 18 amino
acids sản xuất các chất tiền viêm và
polypeptide γ= 12 amino các cytokin miễn dịch (IL-1, IL-
acids 6, TNF-α, IL-2, IFN-γ, IL-4, IL-
13) và biểu hiện các phân tử
đồng kích thích (CD86, CD40,
ICAM-1) trên antigen-
presenting DCs
Hormone hướng vỏ thượng thận Peptide ở thuỳ trước tuyến
Kích thích tế bào tuyến thượng
Adrenocorticotropic hormone yên dẫn xuất từ POMC;
thận tăng tổng hợp và tiết
(ACTH) cũng được gọi là polypeptide = 39 amino
steroid.
corticotropin acids
Peptides ở thuỳ trước
tuyến yên dẫn xuất từ
POMC:
Tăng cường giải phóng acid béo
Lipotropin (LPH)
polypeptide β= 93 amino từ tế bào mỡ
acids
polypeptide γ= 60 amino
acids
Peptides ở thuỳ trước
Thyrotropin ( hormone kích thích Hoạt hóa các tế bào nang tuyến
tuyến yên; 2 proteins: α
tuyến giáp ) (thyroid-stimulating giáp để kích thích tổng hợp
gồm 96 amino acids; β
hormone, TSH) hormone giáp.
gồm 112 amino acids
Kích thích đồng hóa tổng thể,
làm gia tăng giải phóng yếu tố
Peptide ở thùy trước tuyến
Growth hormone(GH, or tăng trưởng I giống insulin
yên; protein gồm 191
somatotropin) (insulin-like growth factor-I
amino acids
(IGF-I)), tăng trưởng tế bào và
sulfat hóa xương.
Peptide ở thùy trước tuyến Kích thích biệt hóa tế bào tiết
Prolactin (PRL) yên; protein gồm 197 của tuyến vú và kích thích tổng
amino acids hợp sữa.
Tăng tổng hợp progesterone
Hormone tạo hoàng thể Peptides ở thùy trước buồng trứng, hoàng thể hóa;
(Luteinizing hormone (LH)); tương tuyến yên; 2 proteins: α hoạt động trên tế bào Leydig
tự human chorionic gonadotropin gồm 96 amino acids; β của tinh hoàn để tổng hợp và
(hCG) sản xuất ở nhau thai. gồm 121 amino acids giải phóng testosterone, làm
tăng phát triển tế bào kẽ.
Phát triển nang trứng và quá
Peptides ở thùy trước
trình rụng trứng, tăng sản xuất
tuyến yên; 2 proteins: α
Follicle-stimulating hormone (FSH) estrogen; hoạt động trên tế bào
gồm 96 amino acids; β
sertoli của ống sinh tinh để làm
gồm 120 amino acids
tăng sự sản sinh tinh trùng

Hormones & Peptides vùng hạ đồi (hypothalamus)


2 peptides xuất phát từ Đóng vai trò quan trọng trong
một tiền protein hướng cảm xúc và động lực của
(preproprotein); orexin A hành vi ăn uống, tăng tiêu thụ
Orexins gồm 33 amino acids, thức ăn (orexigenic) đó là nguồn
orexin B gồm 28 amino gốc tên của peptide này; tăng sự
acids mất ngủ và ngăn chặn giấc ngủ
REM.
Melanin-concentrating hormone, peptide gồm 19 amino Hormone orexigenic quan trọng
MCH acid tuần hoàn ( kích thích sự thèm ăn)
Ảnh hưởng trên chức năng vùng
dưới đồi trong sự thèm ăn, điều
36 amino acids, 5 thụ thể
Neuropeptide Y, NPY khiển hành vi ăn uống và cân
gọi là các thụ thể Y
bằng năng lượng nội môi, giảm
lượng thức ăn vào cơ thể.
Yếu tố giải phóng corticotropin Hoạt động trên corticotrope để
Protein gồm 41 amino
Corticotropin-releasing factor (CRF giải phóng ACTH và β-
acids
or CRH) endorphin (lipotropin)
Yếu tố giải phóng gonadotropin
Polypeptide gồm 10 amino Hoạt động trên gonadotrope để
Gonadotropin-releasing factor
acids giải phóng LH and FSH
(GnRF or GnRH)
Yếu tố giải phóng prolactin Hoạt động trên lactotrope để
Có thể là TRH
Prolactin-releasing factor (PRF) giải phóng prolactin
Yếu tố ức chế giải phóng prolactin
Là một dopamine dẫn Hoạt động trên lactotrope để ức
Prolactin-release inhibiting factor
truyền thần kinh chế giải phóng prolactin
(PIF or PIH)
Yếu tố giải phóng hormone tăng
trưởng Protein gồm 40 and 44
Kích thích tiết GH
Growth hormone-releasing factor amino acids
(GRF or GRH)
Somatostatin (SIF, cũng được gọi là
yếu tố ức chế giải phóng hormone Polypeptide gồm 14 and
Ức chế tiết GH và TSH
tăng trưởng (growth hormone- 28 amino acids
release inhibiting factor, GIF)
yếu tố giải phóng thyrotropin
Peptide gồm 3 amino
Thyrotropin-releasing factor (TRH Kích thích tiết TSH và prolactin
acids:EHP
or TRF)

Hormones tuyến giáp


iodinated dityrosin Đáp ứng với TSH và kích thích
Thyroxine and triiodothyronine
derivatives quá trình oxy hóa trong tế bào
được sản xuất ở tế bào cận nang
protein gồm 32 amino tuyến giáp, điều hòa chuyển hóa
Calcitonin
acids
Ca2+ và Pi
Protein gồm 37 amino
acids, là sản phẩm có
nguồn gốc từ gene
Calcitonin gene-related peptide calcitonin product of the Hoạt động như là chất gây giãn
(CGRP) calcitonin gene derived mạch
bởi sự ghép nối xen kẽ
nhau của tiền thân mRNA
trong não.

Hormone cận giáp (Parathyroid hormone)


điều hòa chuyển hóa Ca2+ and
Pi , kích thích tái hấp thu ở
hormone cận giáp Protein gồm 84 amino
Parathyroid hormone (PTH) acids xương do đó làm tăng [Ca2+]
trong huyết tương, kích thích
tiết Pi bởi thận

Hormones của mô mỡ
Điều hòa trọng lượng cơ thể
bằng cách hạn chế thức ăn vào
167 amino acid tiền thân
và gia tăng tiêu thụ năng lượng,
Leptin của 146 amino acids đã
điều hòa trục thần kinh nội tiết,
được xử lý
đáp ứng viêm, huyết áp và khối
lượng xương
244 amino acid protein với Hoạt động sinh học chính là gia
Adiponectin 4 miền chức năng riêng tăng sự nhạy cảm insulin và oxy
biệt hóa acid béo
108 amino acid tiền
Resistin Gây ra sự đề kháng insulin
protein trong cơ thể

Hormones and Peptides ở ruột


Bombesin, cũng được gọi là
Kích thích giải phóng gastrin và
neuromedin B và peptide giải 14 amino acids
CCK
phóng gastrin
2 dạng : 31 amino acids, Có khả năng tiết insulin phụ
Glucagon-like peptide 1 (GLP-1)
GLP-1(7-37) và 30 amino thuộc glucose, ức chế tiết
formerly called enteroglucagon
acids, GLP-1(7-36)amide glucagon, ức chế trống gastric.
Glucose-dependent insulinotropic
polypeptide gồm 42 amino ức chế tiết acid gastric, tăng tiết
polypeptide (GIP) ban đầu gọi là
acids insulin.
polypeptide ức chế gastric
chứa tất cả các amino acid của
glucagon (minh họa ở dưới ) ức
chế tiết acid gastric trong bữa ăn
tương tự như hoạt động của
gồm 37 amino acids, 29 GLP-1 và GLP-2; tạo cảm giác
Oxyntomodulin amino acid đầu tiên giống no, làm giảm cân và tăng tiêu
glucagon. thụ năng lượng; có ái lực yếu
với thụ thể GLP-1 và thụ thể
glucagon, có thể hoạt động
tương tự glucagon trong gan và
tụy.

28 amino acids dẫn xuất


từ tiền protein ghrelin
Kích thích sự thèm ăn, kích
(preproghrelin protein);
thích giải phóng NPY, điều hòa
acyl hóa trên Ser3 với n-
Ghrelin cân bằng năng lượng nội môi,
octanoic acid, dạng không
chuyển hóa glucose, tiết làm
acyl hóa tìm thấy trong
trống acid gastric, tiết insulin
tuần hoàn nhưng không có
hoạt tính sinh học
23 amino acids dẫn xuất từ hoạt động đối lập với ghrelin
Obestatin
preproghrelin protein trên sự thèm ăn.
sản xuất ở hang dạ dày, kích
Gastrin 17 amino acids thích tiết acid và pepsin, kích
thích tiết ở tụy.
được tiết ra từ tá tràng ở pH
dưới 4.5, kích thích các tế bào
Secretin 27 amino acids
nang tuyến tụy giải phóng
bicarbonate và H2O
Kích thích co túi mật và tiết
Hình dạng nổi trội gồm 33
Cholecystokinin, CCK mật, tăng tiết các enzym tiêu
amino acids
hóa từ tụy.
điều khiển cơ dạ dày ruột, kích
Motilin 22 amino acids thích giải phóng PP, kích thích
co túi mật.
sản xuất ở vùng hạ đồi
(hypothalamus) và bộ máy GI,
tract,làm dịu GI, ức chế tiết
acid và pepsin,hoạt động như
Vasoactive intestinal peptide (VIP) 28 amino acids
một chất dẫn truyền thần kinh
trong hệ thống thần kinh tự
động ngoại biên, tăng tiết H2O
và điện giải từ tụy và ruột
ức chế giải phóng và hoạt động
của các peptides ruột,ví dụ như
CKK, OXM, PP, gastrin,
Somatostatin 14 amino acid version
secretin, motilin, GIP; cũng ức
chế tiết insulin và glucagon từ
tụy
chức năng CNS trong đau (CNS
function in pain (bộ phận nhận
chất P, một thành viên của họ cảm giác đau ), bao gồm phản
tachykinin bao gồm neurokinin A 11 amino acids xạ nôn, kích thích tiết nước bọt,
(NKA) và neurokinin B (NKB)
gây ra sự giãn mạch máu; chất
đối kháng có các tính chất
kháng sự antagonists giảm đau
Polypeptide tuyến tụy
Ngăn chặn việc glucose gây tiết
Polypeptide tuyến tụy
36 amino acids insulin, ức chế tiết bicarbonate
(Pancreatic Polypeptide, PP)
và protein từ tụy.
ức chế hoạt động của gastric
bằng cách ức chế chất dẫn
Peptide Tyrosine Tyrosine, PYY 36 amino acids truyền thần kinh cholinergic, ức
chế tiết acid gastric, gây ra cảm
giác no.
Tác động trên chức năng vùng
dưới đồi trong sự thèm ăn, điều
36 amino acids, 5 loại thụ khiển hành vi ăn uống và cân
Neuropeptide Y, NPY
thể được gọi là thụ thể Y. bằng năng lượng nội môi, tăng
mức độ đói để tạo điều kiện đưa
thức ăn vào.
2 peptides: 78 amino acid
đã bị cắt và 84 amino acid Tương đồng với EGF và gắn với
Amphiregulin
hình thành với 6 amino thụ thể GEF (EGFR)
acids đầu N thêm vào

Hormone tụy
Cũng được gọi là amyloid
polypeptide (IAPP) cách biệt,
sản xuất bởi tế bào β của tuyến
37 amino acids, liên kết
Amylin tụy, đồng tiết insulin;làm giảm tỉ
disulfide nội mạch
lệ trống gastric, ngăn chặn
lượng thức ăn vào và ngăn chặn
sự việc tiết glucagon sau bữa ăn
sản xuất bởi tế bào β của tuyến
gồm 21 và 30 amino acids tụy , tăng hấp thu và sử dụng
Insulin
disulfide gắn dipeptide glucose, tăng tạo lipid , tác động
đến quá trình đồng hóa.
sản xuất bởi tế bào α tuyến tụy,
polypeptide of 29 amino tăng sử dụng lipid và phân hủy
Glucagon
acids glycogen để làm tăng mức
glucose máu.
Pancreatic polypeptide, PP polypeptide gồm 36 amino Tăng phân hủy glycogen, điều
acids hòa hoạt động dạ dày ruột.
ức chế giải phóng glucagon và
Somatostatin 14 amino acid version
somatotropin.

Hormone nhau thai


Duy trì bảo vệ quá trình mang
Estrogens steroids
thai
hoạt động tương tự nh
Progestins steroids
progesterone
2 proteins: α is 96 amino
Chorionic gonadotropin hoạt động tương tự LH
acids; β is 147
Chorionic somatomammotropin protein gồm 191 amino hoạt động giống như prolactin
cũng gọi là lactogen nhau thai acids và GH
sản xuất trong hoàng thể buồng
2 proteins gồm 22 và 32
Relaxin trứng, ức chế co cơ tử cung,
amino acids
tăng tiết trong thai kỳ

Hormone sinh dục


trưởng thành và chức năng của
steroids: estradiol và
Estrogens (buồng trứng) cơ quan sinh dục thứ hai ở nữ
estrone
giới
cấy noãn và duy trì quá trình
Progestins (buồng trứng) steroid: progesterone
mang thai
trưởng thành và chức năng của
Androgens(tinh hoàn) steroid: testosterone cơ quan sinh dục thứ hai ở nam
giới
1 protein (α gồm134
Inhibins A and B amino acids; β gồm 115 và ức chế tiết FSH
116 amino acids)

Hormone vỏ thượng thận


steroids: cortisol và Tác động đa dạng lên quá trình
Glucocorticoids
corticosterone viêm và tổng hợp protein.
Mineralocorticoids steroids: aldosterone Duy trì cân bằng muối

Hormone tủy thượng thận


classic "fight-or-flight"
response, tăng phân hủy
glycogen, sử dụng lipid, co cơ
Epinephrine(adrenalin) dẫn xuất từ tyrosine trơn, chức năng tim, tất cả đều
gắn với thụ thể (α- and β-
adrenergic)
classic "fight-or-flight"
response, sử dụng lipid, lipid
mobilization, co tiểu động mạch
, hoạt động như là chất dẫn
Norepinephrine (noradrenalin) dẫn xuất từ tyrosine truyền thần kinh trong CNS,
được giải phóng từ neurons
noradrenergic, gắn với tất cả các
thụ thể catecholamine ngoại trừ
β2-adrenergic

Hormone gan
polypeptide gồm 8 amino
acids dẫn xuất từ
angiotensinogen (hiện diện
trong mảnh nhỏ α2-
globulin ở tương bào)
được tách ra bởi enzym Chịu trách nhiệm trên sự tăng
renin ở thận để tạo ra huyết áp thông qua kích thích
Angiotensin II decapeptide, angiotensin I, tổng hợp và giải phóng
2 amino acids đầu C sau aldosterone từ tế bào thượng
đó cũng được giải phóng ( thận
bởi hoạt động của enzyme
chuyển đổi angiotensin (
angiotensin-converting
enzym , ACE) to sản sinh
angiotensin II

Kidney Hormones
Có trách nhiệm duy trì cân bằng
dẫn xuất từ 7- calci và phospho nội môi, tăng
Calcitriol [1,25-(OH)2-vitamin D3]
dehydrocholesterol đưa Ca2+ vào ruột, điều hòa
chất khoáng trong xương.

Hormone tim
được giải phóng từ tâm nhĩ của
một vài peptides hoạt tim để đáp ứng lại việc giảm
động được tách ra từ một dung lượng máu, hoạt động trên
Atrial natriuretic peptide (ANP)
tiền protein gồm 126 tế bào vỏ thượng thận làm giảm
amino acid sản xuất aldosterone, giãn cơ
trơn.
Hormone tuyến tùng
N-acetyl-5- điều hòa các chuỗi sự kiện xuất
Melatonin
methoxytryptamine hiện 1 lần trong ngày.

Tác động tại mô đích:


Hormone là từ được Starling đề xuất năm 1909 để chỉ thị cho secretin được tiết ra từ ruột và đi vào
mạch máu để phân biệt với các chất chế tiết từ tế bào tuyến vào các cơ quan của cơ thể (exocrine)
qua một ống tuyến. Bảng phân loại trên là cách phân chia theo vị trí hormone mà người ta đã biết
cho đến nay, có thể có nhiều cách phân loại hormone. Chẳng hạn như phân chia các hormone theo
cấu trúc hóa học: 1) hormone dẫn xuất từ amino acid: các hormone nhóm này có thể như
dopamine, catecholamine, và thyroid hormone; (2) neuropeptides phân tử khối nhỏ: như
gonadotropin-releasing hormone (GnRH), thyrotropin-releasing hormone (TRH), somatostatin, và
vasopressin; (3) proteins phân tử khối lớn: như insulin, luteinizing hormone (LH), và PTH
hormone loại này được sản xuất từ các tuyến nội tiết cổ điển; (4) steroid hormones: như cortisol và
estrogen tổng hợp từ những tiền chất có cấu trúc cơ bản từ vòng cholesterol hay còn gọi là
cyclopentanoperhydrophenanthren; và (5) các chất dẫn xuất từ vitamin: như retinoids (vitamin A)
và vitamin D. Một số peptide growth factors, tác động cục bộ có thể chia xẻ tác động với những
hormone này. Theo một qui luật chung, các dẫn chất của amino acid tương tác với các thụ thể trên
bề mặt màng bào tương. Steroids, thyroid hormones, vitamin D, và retinoids là những phân tử ưa
mỡ tương tác với thụ thể hòa tan trong bào tương (cortisol) hay hiện diện trong dịch nhân (T3,
estrogen).
Hình 31.1: vị trí tác động của hormone và các chất tuong tự tại thụ thể tích hợp trên màng bào
tuong. Activin/MIS/BMP: activin/mullerian inhibition substance/bone morphogenic proteins;
PRL:prolactin; IGF-1: insulin like growth factor-1. Lưu ý điểm chung trong hoạt động của
hormones và các chất tuong tự là hướng tới một gene đích sau khi khởi động lộ trình tín hiệu (xem
kỹ mô tả các lộ trình tín hiệu trong bài lộ trình tín hiệu).

Hình 31.2: vị trí tác động tại thụ thể nội bào của steroid hormone. Steroid hormone xâm nhập tế
bào xuyên qua hai lớp phospholipid, gắn với thụ thể lưu hành nội bào và chịu tác động của quá
trình chaperon, phức hợp SH+thụ thể gắn vào một đoạn DNA là gen mã hóa của một protein,
chuyển mã tạo mRNA, dịch mã tạo thành protein đặc hiệu.
Hình 31.3: cơ chế tác động của hai loại hormone có thụ thể lưu hành nội bào. Thụ thể steroid
hormone chịu quá trình chaperon trong khi thụ thể thyroid hormone & Retinoids không qua quá
trình này. HSP: heat shock protein, HRE: hormone response elelment, RX: retinoid bất kỳ nào đó.
Như vậy hiệu ứng sinh học của hormone chỉ bộc lộ khi tương tác với thụ thể của nó ở mô đích, để
đạt được hiệu quả này hormone và đối tác của nó (thụ thể, lộ trình tín hiệu) phải thỏa đáp những
điều kiện sau:1) hormone toàn vẹn hoặc có biến đổi cấu trúc trong quá trình biểu hiện nhưng biến
đổi đó không làm hormone mất tính chất gắn kết được với thụ thể, 2) thụ thể phải tiếp nhận được
hormone (ligand), 3) không có đột biến bất kỳ gen mã hóa protein nào của lộ trình tín hiệu.

Điều tiết hạ đồi-tuyến yên- tuyến nội tiết ngoại vi


Hình 31.4: cơ chế phản hồi của tuyến sinh dục.
Hình 31.5: phân vùng nội tiết của thùy trước và thùy sau tuyến yên.
Để hormone có thể gắn kết được với thụ thể của nó lệ thuộc rất nhiều vào khả năng duy trì nồng độ
ổn định trong huyết tương và điều đó lại hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng điều tiết nồng độ của tự
thân tuyến chế tiết và trục hạ đồi-tuyến yên. Kiểm soát điều tiết như vậy là hoàn tất một quá trình
tích hợp chức năng giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết, phương tiện liên lạc giữa hai hệ thống này là
những luồng thần kinh nhập và các peptide hormone của trục hạ đồi- tuyến yên. Bảng liệt kê những
hormone mà đến nay người ta đã biết cho thấy một sự thật hiển nhiên tầm quan trọng của vùng
hypothalamus (dù chỉ chiếm 2% khối lượng bộ não), cả là trung tâm của mọi hoạt động nội tiết.
Mọi phương thức liên lạc tế bào đều nhằm hướng tới cứu cánh homeostasis trong đó trục hạ đồi –
tuyến yên nắm giữ vai trò điều tiết tổng quát các hoạt động nội tiết. Sự điều tiết hoạt động nội tiết
của cơ thể được tiến hành qua hai cơ chế positive & negative feedback (cơ chế phản hồi dương
hoặc âm). Hầu hết cơ chế phản hồi đều được nhận biết tại vùng hạ đồi thông qua infundibular tract
(bó thần kinh phát xuất rải rác từ hạ đồi hội tụ ở infundibulum còn gọi là phễu hạ đồi đi vào tuyến
yên) các neurone ở đây tiết thẳng vào hệ mạch cửa của tuyến yên tại cuống tuyến yên vì thế còn gọi
là neuroendocrine. Các neuron nội tiết này chỉ đi vào thùy trước của tuyến yên những neuron phía
sau mặc dù cũng mượn đường của infundibular tract lại không tiết vào hệ cửa của tuyến yên mà
vào mạng mao mạch của thùy sau tuyến yên. Sự khác biệt này do nguồn gốc phôi khác nhau của
thùy trước và thùy sau tuyến yên.

Hình 31.6: phương thức tác động khác biệt lên thùy trước và sau tuyến yên. Các cung phản hồi âm
được chia thành 3 loại, cung phản hồi âm dài (long feedback loop): Do hormone tác động ức chế
lên vỏ não; cung phản hồi âm nhanh (fast feedback loop) do hormone tác động ức chế lên vùng hạ
đồi và cung phản hồi âm ngắn (short feedback loop) do hormone của thùy trước tuyến yên tác động
ức chế lên vùng hạ đồi.
Vỏ não còn có thể điều tiết hoạt động nội tiết ở vùng hạ đổi qua cơ chế điện thế động có nghĩa là
tạo ra một điện thế cho Ca2+ nhập bào gây phóng thích neurotransmitters của hệ thần kinh trung
ương như Ach, Noradrenaline, Dopamine, serotonine, histamine, neuropeptide Y và glutamate.
Như vậy, thông tin nhập của hệ nội tiết rất đa dạng và các vòng kiểm soát phản hồi có thể được bật
cò từ những lý do tâm lý có nguồn gốc từ những xung động của vùng vỏ não trước trán (prefrontal
cortex) hoặc có thể được khởi động trong những cơn động kinh khi các xung động được phóng lên
vỏ não từ các tổ chức dưới vỏ như cấu trúc lưới hay thalamus. Cả trong trường hợp stress hay động
kinh không chỉ là biểu hiện bằng những triệu chứng tâm thể hoặc co giật mà còn là một sự rối loạn
sâu sắc về mặt nội tiết.
Hình 31.7: Minh họa sự điều tiết trục hạ đồi - tuyến yên-growth hormone. Growth hormone (GH)
chế tiết từ tuyến yên dưới sự kích thích của Growth hormone–releasing hormone (GHRH) và ức
chế bởi somatostatin (SRIF-somatotropin releasing inhibiting factor). Kiểm soát ức chế phản hồi
âm trên sự chế tiết GH tiến hành ở tuyến yên do insulin-like growth factor loại 1 (IGF-1) và acid
béo tự do (FFA) đảm nhận. GH tạo nên cung phản hồi âm ngắn thông qua sự hoạt hóa neuron SRIF
trong nhân quanh hạ đồi (hypothalamic periventricular nucleus). Những neuron SRIF này có khớp
nối trực tiếp với các neuron GHRH trong nhân cung và chiếu các trục ngang vào median eminence.
Những neuron chứa Neuropeptide Y (NPY) trong nhân cung điều biến trực tiếp sự phóng thích GH
bằng cách tích hợp các tín hiệu nhập như nồng độ GH ngoại vi, leptin, và ghrelin và phóng chiếu
đến các neuron SRIF ở vùng quanh não thất. Ghrelin được chế tiết từ dạ dày được cho là một
ligand tự nhiên cho thụ thể kích thích sự chế tiết GH (GH secretagogue) ở cả hạ đồi lẫn tuyến yên.
Căn cứ trên những dữ kiện dược lý gián tiếp, phóng thích GHRH còn được kích thích bởi galanin,
γ-aminobutyric acid (GABA), α 2-adrenergic , và đường dopaminergic nhập và ức chế bởi
somatostatin. Chế tiết somatostatin bị ức chế do ligand của các thụ thể muscarinic của
cetylcholine(Ach) và thụ thể 5-HT-1d và gia tăng do kích thích thụ thể β2-adrenergic và
corticotropin-releasing hormone(CRH). CNS, central nervous system; DA,dopamine; 5-
HT,serotonin.(William’s textbook of endocrinology,12nd edition) 
Vùng hạ đồi điều tiết các hoạt động nội tiết của tuyến yên theo hai phương thức khác biệt: 1) tại
thùy trước các neron hạ đồi phóng thích những chất hóa học trung gian thường được gọi là
releasing hormones (peptide hormone) các chất hóa học này làm phóng thích những hormone được
tổng hợp trong các tế bào tuyến ở thùy trước tuyến yên. 2) ở thùy sau tuyến yên các neuron chuyển
vận các nội tiết tố đã được tổng hợp trong các túi tồn trữ dọc theo trục thần kinh và phóng thích vào
mạng mao mạch. Sự khác biệt ở nguồn gốc phôi và cách tác động lên tuyến yên là nguyên nhân tạo
ra tên gọi của thùy trước và thùy sau tuyến yên: adenohypophysis và neurohypophysis.
Tất cả những cung điều tiết phức tạp của hạ đồi - tuyến yên - tuyến nội tiết ngoại vi đều có thể triển
khai từ sơ đồ đơn giản trên. Vấn đề còn lại là thêm thắt những chi tiết đặc thù của từng đường điều
tiết cụ thể. Bất kỳ một cung điều tiết nào cũng có 2 yếu tố chủ chốt:1) các phần tử nội tại của cung
điều tiết.2) các thông tin điều biến ngoại lai.
Hormone còn là những phân tử tín hiệu (signaling molecules) trong đó ngoài vai trò chuyển hóa
còn đảm nhận thêm vai trò của yếu tố tăng trưởng (growth factor), vai trò hormone hoạt động theo
cách endocrine trong khi vai trò yếu tố tăng trưởng theo cách paracrine (xem thêm trong bài liên
lạc tế bào). Với hai vai trò khác nhau này một hormone hoạt hóa các lộ trình tín hiệu khác nhau: 1.
Khởi động một hay nhiều lộ trình tín hiệu để cho đáp ứng sinh học của tế bào (hormone). 2. Hoạt
động như những transcription factor để tạo ra những protein đặc hiệu tại một mô cụ thể nào đó
(growth factor chẳng hạn). Tác động của một hormone nào đó không do tự thân nó quyết định mà
do mô đích của nó biểu hiện loại thụ thể nào và khởi động lộ trình tín hiệu nào. Nhận thức này có
thể khó hiểu hay thậm chí vô nghĩa nếu quan niệm một cách “hẹp hòi”, thí dụ như insulin để
chuyển hóa năng lượng, thật ra insulin còn nhiều chức năng khác như chống hiện tượng apoptosis ở
tế bào cơ tim và tiến trình suy tim đã có tiền đề từ khi xuất hiện kháng insulin chứ không phải đơn
thuần chỉ là hậu quả của bệnh mạch máu trong tiểu đường loại II. Thí dụ khác là IGF-1 một
polypeptide phóng thích chủ yếu từ gan và một số mô khác vào máu (endocrine) kiểm soát sự
phóng thích Growth hormone và tại chổ theo cách paracrine gây tăng sinh tế bào gan. Testosterone
hoạt động endocrine là chuyển hóa nhưng hoạt động paracrine là gây sinh tinh trùng.

Hình 31.8: minh họa chức năng chuyển hóa và sinh tinh trùng.

Vai trò genetics và epigenetics trên gene mã hóa hormone


Càng ngày người ta càng phát hiện thêm nhiều nucleotide đơn đa hình (single nucleotide
polymorphism-SNP) trong bộ gene người nhất là các gen mã hóa peptide hormone. Do đó trong
thực tế có rất nhiều biến tướng của các chuỗi gen mã hóa các thụ thể cũng như các peptide
hormone đặc biệt là nhóm thụ thể kết hợp với protein G (G protein couple receptor) cũng như
nhóm thụ thể tyrosine kinase sự đáp ứng với cả hormone nội sinh lẫn thuốc rất biến động và là thử
thách rất lớn cho Y học. SNP, thụ thể và peptide hormone là sản phẩm của genetics và epigenetics
tạo nên sự biến đổi đa dạng phức tạp của phenotype trong từng thời điểm thích ứng với sự sống.
Biểu hiện phenotype trong từng thời điểm là sự thích ứng của nội môi trường với ngoại môi trường,
hiển nhiên là sự thích ứng này có 2 chiều hướng thành công hoặc thất bại tùy theo sụ biểu hiện gen.

Hình 31.9: Minh họa sự tổng hợp polypeptide hormone trong tế bào.
Tiến trình tổng hợp polypeptide hormones. Bước đầu tiên để có thể cho RNA polymerase tiếp cận
với DNA phải có cự tách rời chuỗi DNA quấn chặt vào phức hợp histone (nucleosome), để có thể
thực hiện bước này cần enzyme Histone Acetyl Transferase (HAT). Sự giải xoắn DNA là bước điều
biến quan trọng của hiện tượng epigenetic. Khi đã tiếp cận được với DNA ARN polymerase thục
hiện sự chuyển mã (transcription) mRNA non (mRNA precursor), mRNA non sẽ được loại trừ
những đoạn RNA không mã hóa sau đó nối các đoạn RNA mã hóa lại, tiến trình này gọi là splicing
hay rejoining. Chỉ sau giai đoạn này mRNA mới thật sự mã hóa cho một peptide sẽ được tạo ra.
Lúc này mRNA được chuyển vận ra khỏi nhân vào bào tương và gắn 7-methyl Guanosine
Triphosphate vào đầu 3’ gọi là mũ (cap) ở đầu 5’ được gắn thêm nhiều phân tử Adenine nên còn
gọi là polyA tail (đuôi nhiều Adenine), các hoạt động hóa học này nhằm bảo vệ mRNA khỏi sự
thủy phân của nuclease. Khi mRNA gắn vào phần 30s của ribosome quá trình dịch mã (translation)
chỉ tổng hợp một đoạn peptide ngắn từ 12-30 aa trong bào tương gọi là chuỗi tín hiệu (signal
sequence) sau đó phức hợp ribosome gắn lên màng của hệ võng nội bào sự tổng hợp peptide tiến
hành trong lòng võng nội bào, chuỗi peptide mới sinh và chuỗi tín hiệu được gọi là preprohormone.
Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, chuỗi polypeptide tách rời khỏi ribosome lúc này được gọi là
prohormone, chỉ khi chuyển sang phần cis của bộ Golgi chuỗi tín hiệu mới được cắt khỏi phần còn
lại của chuỗi peptide hoàn tất được họi là hormone trưởng thành. Tóm lại quá trình biểu hiện của
một hormone có 4 giai đoạn chính:1) giải xoắn DNA mã hóa hormone. 2) chuyển mã DNA thành
mRNA. 3) dịch mã mRNA thành một peptide tương ứng. 4) biến đổi sau dịch mã để trở thành
hormone trưởng thành. Giai đoạn 1 là một tiến trình epigenetic.

Hình 31.10: minh họa 2 cấu hình của preprohomone. Cấu hình 1: một preprohormone đơn giản chỉ
gồm chuỗi tín hiệu sẽ bị cắt bỏ và một chuỗi peptide có hoạt tính sinh học. Cấu hình 2: một
preprohormone với nhiều chuỗi peptide có hoạt tính sinh học gồm chuỗi tín hiệu, chuỗi không hoạt
tính (cryptic), chuỗi cách (spacer) và chuỗi hoạt tính (bioactive).  

Hình 31.11: cấu trúc sơ khởi của một số prohormone. Các prohormone cần loại bỏ các đoạn
peptide trắng mới có hoạt tính như proinsulin cần loại bỏ đoạn C gọi là C-peptide đoạn này chỉ xuất
hiện khi có một phân tử insulin hoạt tính hình thành do đó có thể định lượng C-peptide để biết số
lượng thật của insulin vì phân tử C này có thời gian bán hủy lâu hơn insulin.  
Như vậy tiến trình epigenetic không có liên quan gì với sự thay đổi trong nội tại một gene nhưng
lại quyết định gene đó có thể được biểu hiện hay không xuyên qua phản ứng acetyl hóa histone do
HAT. Chi tiết về vấn đề này đã đề cập ở chương genetics & epigenetics, lộ trình tín hiệu nội bào.

Sửa lần cuối ngày 21/9/2012 - www.docsachysinh.com

Hãy cùng nhau chung tay xây dựng cộng đồng Y sinh học của Việt Nam bằng tri
thức khoa học!

Diễn đàn Đọc sách Y Sinh

You might also like