You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN CỦA MÔN HỌC


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
(MSMH: SP1003)

1. Vấn đề cơ bản của Triết học và vai trò của Triết học đối với đời sống con người.
2. Sự ra đời của Triết học C. Mác – bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học.
3. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin, phương thức và hình thức tồn tại của vật chất. Nghiên
cứu vấn đề vật chất đối với khoa học hiện nay.
4. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức và tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động của
con người.
5. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức và vận dụng mối quan hệ này trong công
cuộc đổi mới đất nước.
6. Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Việc vận dụng nguyên lý này vào hoạt động
của sinh viên.
7. Quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý
nghĩa của việc nắm quy luật này trong hoạt động thực tiễn.
8. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ý nghĩ của việc nắm quy luật này
trong hoạt động thực tiễn.
9. Quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa của việc nắm quy luật này trong hoạt động thực
tiễn.
10. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật và vận dụng chúng vào giải quyết một
vấn đề xã hội hiện nay.
11. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Vận dụng nguyên tắc thực tiễn là
tiêu chuẩn của chân lý vào công cuộc cải tạo xã hội Việt Nam từ khi đổi mới đến nay.
12. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Ý nghĩa thực tiễn của việc nắm vững quy luật này ở Việt Nam hiện nay.
13. Quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng của Việt Nam trong thời kì quá độ lên CNXH.
14. Quy luật biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội. Ý nghĩa thực tiễn của việc nắm
vững quy luật này ở Việt Nam hiện nay.
15. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của các hình
thái kinh tế - xã hội. Ý nghĩa của học thuyết này đối với con đường phát triển đất nước
Việt Nam.
16. Lý luận của chủ nghĩa Mác về con người và vấn đề xây dựng con người mới phát triển
toàn diện ở Việt Nam hiện nay.
17. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử loài người. Cuộc đấu tranh giai cấp
trong giai đoạn hiện nay.
18. Sản xuất hàng hóa và sự vận dụng của nó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
19. Tiền tệ và cách phân biệt tiền thật, tiền giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
20. Tiền tệ và sự phát triển của tiền điện tử trong giai đoạn hiện nay.

1
21. Quy luật giá trị và sự vận dụng của nó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
22. Tiền công và chính sách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
23. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản. Ý nghĩa của việc nghiên cứu này đối với các doanh
nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
24. Khủng hoảng kinh tế và sự liên hệ của nó đối với các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
hiện nay.
25. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và ý nghĩa nghiên cứu này đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
26. Tư bản thương nghiệp và sự phát triển của hệ thống metro, siêu thị ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
27. Tư bản cho vay và sự phát triển của tín dụng, cầm đồ, chơi hụi ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
28. Chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự kiểm soát độc quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
29. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và việc chống lợi ích nhóm ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
30. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở một số quốc gia trên thế giới.
31. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
32. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trên thế giới.
33. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
34. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
35. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
36. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
37. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
38. Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
39. Cách mạng xã hội, cách mạng xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười
Nga đối với cách mạng thế giới và Việt Nam.
40. Sự ra đời, phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của chủ nghĩa xã
hội hiện thực.
Lưu ý: Trên đây là các chủ đề và hướng vận dụng, liên hệ để sinh viên thực hiện bài tập
lớn. Việc chuẩn hóa tên đề tài bài tập lớn do giảng viên giảng dạy thực hiện trên cơ sở phù
hợp với đối tượng sinh viên.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2019
TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH

TS. An Thị Ngọc Trinh ThS. Vũ Quốc Phong

You might also like