You are on page 1of 56

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP TC188

MÔN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CÁC
LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (VĂN HÓA)

TRONG QUÁ TRÌNH SOẠN CÒN NHIỀU HẠN CHẾ TẬP THỂ THAM KHẢO GÓP Ý CHO ĐỀ CƯƠNG
HOÀN THIỆN – CHÂN THÀNH CẢM ƠN

ĐỀ 1
Câu 1: “Đúc kết và xây dựng giá trị văn hóa”

Khái niệm Văn hóa:

“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình tương tác với hai môi trường tự nhiên và xã hội, được kế thừa, trao truyền và
tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên sự khác biệt giữa các cộng đồng, quốc gia, dân
tộc”.

Xuất phát từ nhu cầu lao động: đi cùng lao động là sự sáng tạo của con người khi tương tác
vào môi trường tự nhiên và xã hội để tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cùng với
phương thức sử dụng để hình thành các giá trị khuôn mẫu chuẩn mực, đó là hệ thống các giá
trị

Bối cảnh: Văn hóa được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện
xã hội, điều kiện tâm lý con người

Con người được hình thành trên bối cảnh như thế nào thì văn hóa sẽ được hình thành như thế
ấy. Do đó hình thành sự khác biệt trong văn hóa của mỗi cộng đồng, quốc gia

Quan điểm số 1 trong nghị quyết 33 HNTW 9 khóa XI:

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hô ̣i, vừa là mục tiêu, vừa là đô ̣ng lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế – xã hô ̣i.

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:


2

+ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống mà
trên đó từng dân tộc thể hiện bản sắc riêng của mình, nó thấm nhuần trong mỗi con người và
trong cả cộng đồng.

+ Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mạnh
liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt nam vượt qua thác ghềnh, sóng gió để không ngừng tồn tại
và phát triển.

+ Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn
hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã
hội.

- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.

+ Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa.

+ Nền kinh tế Việt Nam hôm nay đã có một bước tiến đáng kể không chỉ do sự tiến triển
tự nhiên của các nhân tố kinh tế, mà còn do biết phát huy các giá trị văn hóa.

+ Hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì
khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng hiện thực và bền vững bấy nhiêu.

+ Trong nền kinh tế thị trường văn hóa không chỉ góp phần thúc đẩy người lao động
không ngừng phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề mà còn góp phần hạn chế
những xu hướng tiêu cực.

+ Văn hóa Việt Nam là tiền đề để đưa đất nước hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn.

+ Văn hóa giúp hạn chế những lối sống dẫn tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
sinh thái.

+ Văn hóa góp phần cổ vũ lối sống hài hòa thân thiện giữa người với người, giữa người
với thiên nhiên.

- Văn hóa là một mục tiêu của phát triển.

+ Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt nam “ dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng và
văn minh” chính là mục tiêu văn hóa.
3

+ Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển chúng ta chủ
trương phát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con
người và xây dựng xã hội mới.

+ Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự tái sinh
không bao giờ cạn kiệt.

+ Quốc gia nào có cái vốn con người, “tài nguyên” con người nhiều hơn thì xã hội đó
phát triển hơn và văn hóa là nhân tố trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn “tài nguyên” con
người.

- Liên hệ thực tiễn:

Câu 2: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần

Khái niệm tín ngưỡng tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là sự tự ý thức, tự cảm giác của con người về thế giới
xung quanh mình và về chính bản thân họ

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội song đặc điểm của hình thái ý thức này là sự phản ánh
hoang đường, xuyên tạc thực tế khách quan

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin

- Bản chất tôn giáo:

+ TG là 1 hình thái ý thức xã hội phản ánh 1 cách hư ảo , lệch lạc hiện thực xã hội

+ TG cũng có 1 số nhân tố tích cực nhất định, ví dụ như kiến trúc, kinh sách, dạy tín đồ sống
thiện làm điều tốt,..chỉ khác là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin giúp con người ở hiện
thực còn tôn giáo giải phóng con người ở mặt tinh thần và giải phóng thật sự ở thế giới ảo

- Nguồn gốc của tôn giáo:

+ Nguồn gốc kinh tế:Khi trình độ của LLSX còn thấp, con người sống chủ yếu dựa vào
tự nhiên, thường bị tự nhiên uy hiếp đe dọa, họ không lý giải được, họ bất lực trước tự nhiên
và họ gán cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên, rồi cầu khấn van xin được che chở
4

Khi xã hội phân chia giai cấp, giai cấp bị thống trị đến với tôn giáo dể tìm điểm tựa về
mặt tinh thần, giai cấp thóng trị cũng lợi dụng tôn giáo để thống trị mọi người

+ Nguồn gốc nhận thức: Do giới hạn về nhân thức mà có những hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội mà con người chưa giải thích được thì tìm cách giải thích thông qua lăng kính
tôn giáo

+ Nguồn gốc tâm lý tình cảm: Xuất phát từ Sự sợ hãi đưa con người đến với tôn giáo;
Lòng tôn kính những người có công với đát nước, xóm làng đã đưa con người đến với tôn
giáo; tôn giáo an ủi, vỗ về bù đắp nỗi đau và đèn bù sự hư ảo cho con người

- Tính chất của tôn giáo:

+ Tính lịch sử: Tôn giáo chỉ xuất hiện, tồ tại , phát triển trong những giai đoạn lịch sử nhất
định

Tôn giáo có sự biến đổi cùng với sự biến đổi của điều kiện kinh tế xã hội

+ tính quần chúng: Tôn giáo thu hút một lượng lớn tín đồ

TG đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa- tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân

+ Tính chính trị: các giai cấp thống trị từ xưa tới nay luôn lợi dụng tôn giáo để duy trì, củng
cos sự thống trị. Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo để “ru ngủ” tín đồ để dễ dàng lợi dụng
thống trị

- Nguyên tắc giải quyết vấn đề TG

Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của TG phải gắn liền với quá trình cải tạo XH cũ, xây
dựng xã hội mới

Tôn trọng , đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo

Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề TG

Cần phân biệt 2 mặt nhu cầu tín ngưỡng TG và lợi dụng TNTG

Quan điểm của HCM về TG

TT HCM về TG là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của CN MÁc- LÊNIN về tôn giáo trong
điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt nam. Tư tưởng HCM về tôn giáo thể hiện ở những vấn
5

đề cơn bản sau: tư tưởng về đoàn kết lương giáo; về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng TG,
không TNTG và đấu trnah chống lợi dụng tôn giáo, bài trừ mê tín dị đoan, về cách ứng xử và
sử dụng các chức sắc TG.

Chính sách TG cụ thể mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện để chứng minh
tính đúng đắn về mặt quan điểm của ĐẢng

Quan điểm về công tác Tôn giáo (Theo tinh thần của Nghị quyết 25 – NQ/TW ngày 12-03-
2003, ĐH IX

1. Tín ngưỡng TG là nhu cầu tinh thần của 1 bộ phận nhân dân, đã , đang và sẽ tồn tại cùng
dân tộc trong quá trình XD CHXH ở nước ta

2. Đảng và Nha nước thực hiện nhất quán chính saachs đâị đoàn kết dân tộc: Đồng bào TG là
1 bộ phận của khối ĐĐK toàn dân tộc

3. nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng

4. Công tác TG là trách nhiệm của cả HTCT

CÁC QUAN ĐIỂM THỐNG NHẤT CỦA ĐẢNG VỀ TÔN GIÁO QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
VII, VIII, IX, X, XI,XII

Tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân

TG là vấn đề tồn tại rất lâu dài

Nhìn nhận và phát huy những mặt tích cực về đạo đức và văn hóa TG

ĐK TG trong khối ĐK toàn dân đề xây dựng đát nước

Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng về TG của nhân dân

Đấu tranh chống những hành vi lợi dụng TG về văn hóa, về chính trị

Chính sách TG (Tr240-243)

Đối với tín đồ các TG …

Đối với các chức sắc TG…

Đối với các tổ chức TG…


6

Đối với cơ sở hoạt động kinh tế xã hội, từ thiện của TG…

Đối với quan hệ quốc tế của TG…

- Liên hệ bản thân: Anh chị công tác tại cơ quan nào? Cơ quan anh chị và bản thân anh chị
có thái độ như thé nào với vấn đề tôn giáo, với những người có đạo?

ĐỀ 2
Câu 1: Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người

Khái niệm Văn hóa:

“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình tương tác với hai môi trường tự nhiên và xã hội, được kế thừa, trao truyền và
tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên sự khác biệt giữa các cộng đồng, quốc gia, dân
tộc”.

Mối quan hệ giữa con người với sự phát triển văn hóa

Con người là chủ thể trực tiếp sáng tạo văn hóa, đồng thời con người cũng là khách thể của
văn hóa

Với tư cách Khách thể: con người chủ động sàng lọc hệ giá trị cho phù hợp nhu cầu, cho phù
hợp với bối cảnh

Đối với văn hóa nội sinh thì con người với tư cách là khách thể văn hóa sẽ sàng lọc văn hóa để
giữ lại những gì là tinh hoa văn hóa truyền thống và loại trừ những yếu tố không phù hợp với
văn hóa truyền thống và năng lực chủ động sáng tạo để tạo ra các giá trị mới

Những giá trị mới gắn kết với giá trị truyền thống tạo thành chỉnh thể phát triển

Đối với văn hóa ngoại sinh con người thực hiện tiếp thu văn hóa bên ngoài thông qua quá
trình giao lưu tiếp biến và con người sẽ tiếp thu sàng lọc những giá trịphù hợp với nhu cầu
trong bối cảnh điều kiện sống tạo ra những giá trị mới làm nên sự đa dạng phong phú

Con người với tư cách chủ thể sáng tạo văn hóa do đó để hát triển văn hóa phải có những giá
trị gốc, giá trị nền tảng, giá trị cốt lõi để làm hệ quy chiếu từ đó có chất liệu văn hóa. Do đó
hiện nay cần phải xác định những giá trị cớt lõi sau:
7

1. Con người Công dân: Là con người thuộc về quốc gia mà quốc gia đó công nhận dựa trên
nền tảng HP$PL. Tức là phải có quyền và nghiac vụ. Do dó con người phải sống và làm việc
trên cơ sở thượng tôn HP và PL tức là tự giác hiểu và tự giác thực thi PL

Trong truyền thống ( từ khi lập quốc đến trước khi có nhà nước pháp quyền) pháp luật là luật
vua phép nước

Hiện nay tinh thần thượng tôn PL vẫn chưa có hoàn toàn bởi những rào cản sau:

Hệ thoongs hành lang pháp lý còn thiếu do đó phải xây dựng hành lang pháp lý

Hoạt động tuyên truyền và giáo dục PL kém bởi vì không hiểu được pháp luật của tuyên
truyền tức là phải tạo ra sự thu hút của công chúng, tức la phải quan tâm đến lợi ích của con
người, đồng thời phải có cách tuyên truyền khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng khác
nhau

Giáo dục pháp luật phải đi từ cấp thấp nhất đó là từ gia đình và nhà trường nhưng trên thực tế
việc này còn thiếu được quan tâm đúng mực

Hoạt động giám sát và kiểm tra PL còn kém trong việc hướng đến điều chỉnh sai lệch của hệ
thống hành lang pháp lý nên có người lợi dụng sai lệch đó để lách luật. Hơn nữa lực lượng
làm công tác này là mặt trận lại chưa có sự đào tạo chuyên trách

Điều chỉnh sai lệch hành vi phải thực hiện bằng cách giải thích , hướng dẫn, cưỡng chế bằng
chế tài nhưng trên thực tế lại quá chú trọng vào việc thực hiện chế tài dẫn đến người dân bị ức
chế, phản kháng và lách luật

2. Con người Khoa học: lấy tri thức khoa học làm nền tảng: tri thức khoa học là kết hợp
tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận

Tri thức kinh nghiemjelaf tri thức được đúc kết từ hoạt động thực tiễn, bao gồm tri thức thông
thường và tri thức thực nghiệm

Tri thức lý luận là tri thức được đúc kết hoạt động thực tiễn 1 cách gián tiếp

Con người khoa học giúp phát triển kinh tế vì phát triển kinh tế có 4 nguồn lực: nguyên liệu,
vốn, con người, khoa học. do đó con người phải có tri thức khoa học, nhận biết đúng thì mới
không làm nghèo tài nguyên, không làm thâm hụt vốn, không làm nghèo khoa học công nghệ
8

Con người khoa học Giúp phát triển văn hóa : con người là chủ thể văn hóa, là khách thể sàng
lọc giá trị văn hóa, do vậy cong người phải có tri thức khoa học mới có thể sàng lọc cái gì phù
hợp và mới có thể có khả năng bổ sung những thiếu hụt văn hóa mà chúng ta đã sàng lọc

Con người khoa học giúp phát triển xã hội: mỗi cá thể đóng vai trò nhất định trong cấu trúc xã
hội. Khi con người có tri thức xã hội con người sẽ giải quyết được những vấn đề xã hội. ví dụ;
vấn đề về giới do văn hóa gây ra là trọng nam khinh nữ. Do đó phải phát triển GDĐT con
người khoa học

3. Con người Nhân văn: Hướng tới những giá trị tốt đẹp cho con người: yêu nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo: Có tinh thần yêu nước, tự
cường dân tộc, phấn đấu vì Độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát
khỏi nghèo nàn và lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích
chung. Yêu nước là bảo vệ đất nước bằng cách đất tranh chống giặt ngoại xâm để bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ bởi lịch sử ta là dựng nước và giữ nước nên hy sinh bằng cả tính mạng của mình.
Ngày nay ta không chỉ bảo vệ biên cương lãnh thổ mà bảo vệ chủ quyền quốc gia tức chủ
quyền cả về chính trị văn hóa xã hội đặc biệt là nền kinh tế, trong đó chủ quyền về kinh tế
quyết định nhất. Phải chủ động phát triển đất nước làm cho dân giàu nước mạnh. Nhân ái:yêu
thương con người khi ta thật sự tôn trọng;

Xây dựng môi trường văn hóa để con người phát triển toàn diện; nghiên cứu, phát huy đặc
trưng, tính cách của con người thành phố trong đặc điểm chung của con người Việt Nam. Đầu
tư xây dựng một số công trình văn hóa tiêu biểu; khuyến khích sáng tạo, sáng tác và quảng bá
các tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Tích cực ngăn chặn và
từng bước đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình
trong giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của Nhân
dân, nhất là ở khu vực nông thôn.

Liên hệ văn kiện ĐH Đảng bộ TP lần X và XI để phân tích các phẩm chất tiêu biểu của
con người thành phố HCM
9

Năng động đi đầu

Nhân ái nghĩa tình

Văn minh

(gửi kèm nghị quyết Đh thành phố lần X, quý anh chị tự liên hệ)

Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có
vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một
trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu
vực Đông Nam Á.

- Liên hệ bản thân: Bản thân anh chị hướng tới phẩm chất nào, hãy phân tích phẩm chất dó

Câu 2: Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ

- Khái niệm khoa học công nghệ

Khoa học là hê ̣ thống tri thức về quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này
được nghiên cứu và khái quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm.

Công nghê ̣ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, công cụ, phương tiê ̣n dùng để
biến đổi nguồn lực tự nhiên, nguồn lực sản xuất trung gian thành sản phẩm

- Phân tích vị trí và vai trò của KHCN đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và
BVTQ

- Vai trò: 3 vai trò (giáo trình trang 183-188)

+Phát triển và ứng dụng KH – CN có tác động to lớn đối với tàn bộ đời sống vật chất và tinh
thần của xã hội…

+Khoa học công nghệ có vai trò to lớn trong quá trình hình thành phát triển và hoàn thiện con
người…

+Khoa học công nghệ không chỉ có ya nghĩa to lớn trong sản xuất vật chất mà còn là cơ sở để
xây dựng nền văn hóa tinh thần của chết độ xã hội chủ nghĩa…
10

- Vị trí của KHCN được Đảng ta xác định là then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại, bảo vệ tài nguyên và nôi trường, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, tốc độ
phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế

- Ba nhiệm vụ chủ yếu để phát triển KH và công nghệ trong nghị quyết đại hội Đảng bộ
thành phố lần thứ X (anh chị tham khảo văn kiện ĐH X đính kèm để tự liên hệ theo 3 ý
cô gợi ý sau)

+ Gắn kết hoạt động nghiên cứu HK và CN với thực tiễn nhu cầu phát triển kinh tế xăn hóa
của thành phố

+ Nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thích hợp để phát
huy tiềm năng KH và CN

+Phát triển tiềm lực KH và CN, đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập thành công vào nền
kinh tế thế giới

ĐH đảng bộ thành phố lần thứ XI xác định: Phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự
là động lực chủ yếu phát triển kinh tế xã hội

Đổi mới hoàn thiện thẻ chế, tạo thuận lợi cho phát triển mạnh mẽ KH, CN và đổi mới sáng
tạo; huy động mọi nguồn lực xã họi thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp của thành phố

Xây dựng các chương trình nghiên cứu, phát triển cong nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm liên
kết các trường, viện với doanh nghiệp, trong đó lấy doanh nghiệp là trung tâm

Phát triển, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ thật sự là động lực phát triển kinh tế - xã
hội. Ưu tiên các Lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ 5G và sau 5G, robot, công
nghệ sinh học, in 3D, internet vạn vật, vật liệu mới và các công nghệ của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư khác. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và
công nghệ

Đổi mới hạ tầng khoa học và công nghệ. Hình thành và tập tập trung đầu tư, phát triển Viện
công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo từng bước trở thành đơn vị nghiên cứu phát triển,
chuyển giao công nghệ ngang tầm ku vực. Đẩy mạnh các hoạt đọng nghiên cứu triển khai
11

(R&D), trong đó chú trọng nghiên cứu ứng dụng và thương mại hóa kết quả và tập trung các
sản phẩm chủ lực công nghệ cao

Triển khai quy hoạch và xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông thành phố bao
gồm Q2, Q9 và thủ đức, đồng thời có cơ chế thúc đẩy hình thành các không gian hỗ trợ đổi
mới sáng tạo và khởi nghiệp trong cộng đồng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng
tạo của nhân dân thành phố

Đẩy nhanh việc triển khai Công viên khoa học công nghệ thành phố là khu vực nghiên cứu,
thực nghiệm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; liên kết và bổ sung cho các chức
năng của khu công nghệ cao hiện hữu

Thúc dẩy dào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển
thành phố. Thực hiện tốt việc sử dụng, thu hút trọng dụng, địa ngộ tôn vinh đội ngũ cán bộ
khoa học và công nghệ

Phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực chủ yếu phát
triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý,
chính sách tài chính để tạo bước phát triển đột phá cho khoa học - công nghệ; ưu tiên đầu tư
cho khoa học - công nghệ so với các lĩnh vực khác; xác định danh mục sản phẩm chủ yếu để
đặt hàng với các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, gắn kết nghiên cứu, đào tạo với sản xuất -
kinh doanh. Thực hiện thật tốt chính sách đối với đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất
là các chuyên gia giỏi.

Khuyến khích đầu tư xã hội, tăng đầu tư công để nâng chất lượng, hiệu quả các chương trình
khoa học - công nghệ trọng điểm; có cơ chế thích hợp để gắn kết sử dụng cơ sở nghiên cứu,
thí nghiệm của các cơ quan nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn và khuyến khích các thành
phần kinh tế đầu tư nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế; coi
trọng, phát huy vai trò khoa học xã hội và nhân văn.

- Liên hệ thực tiễn cá nhân: Bản thân anh chị làm gì trong lĩnh vực KHCN?

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG,
NHÀ NƯỚC VỀ CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
12

ĐỀ 3
Câu 1: “ văn hóa còn.......dân tộc còn, văn hóa mất dân tộc mất”

1/ khái niệm văn hóa (0.5 đ)

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình tương tác với hai môi trường tự nhiên và xã hội, được kế thừa, trao truyền
và tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên sự khác biệt giữa các cộng đồng, quốc gia,
dân tộc.

2/ Vai trò nền tảng tinh thần xã hội của văn hóa (3 đ)

- Văn hóa là giá đỡ, là điểm tựa tinh thần, là mục tiêu động lực phát triển bền vững đất
nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kt, ct, xh.

+ Văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, đồng thời là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự
phát triển. VH là mục tiêu của phát triển kinh tế - XH, hướng vào phát triển và hoàn thiện con
người. VH do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, làm cho con
người ngày càng hoàn thiện

Chǎm lo vǎn hóa là chǎm lo củng cố nền tảng tinh thần của XH. Thiếu nền tảng tinh thần
tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với
tiến bộ và công bằng XH thì không thể có sự phát triển kinh tế - XH bền vững.

Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu vǎn hóa, vì XH công bằng, vǎn minh,
con người phát triển toàn diện Vǎn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự
phát triển kinh tế. Các nhân tố vǎn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động XH
trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, XH, luật pháp, kỷ cương,... biến thành nguồn lực nội
sinh quan trọng nhất của phát triển.

Mục tiêu xây dựng văn hóa cũng là mục tiêu xây dựng con người mới VN XH CN, đặt
con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế, XH, đồng thời là chủ thể của
sự phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích
của dân tộc, đất nước với quyền làm chủ của nhân dân, bồi đắp tình bạn, đồng chí, đồng đội,
13

hình thành nhân cách con người VN hội tụ đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp của cái chân, thiện,
mỹ, mang đậm nét truyền thống cốt cách tốt đẹp của con người VN, thống nhất với những
phẩm chất của con người mới XHCN giàu tính nhân văn, đậm chất dân chủ, đáp ứng với xu
thế phát triển của thời đại và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động của con người, thông qua thực tiễn con
người dần loại bỏ những cái xấu; sáng tạo, cải thiện cái không phù hợp cũng như giao lưu du
nhập cái tiến bộ, cái mới làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn. Văn hóa sẽ giải phóng
và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống.

- Văn hóa định hướng cho hành động của cá nhân và cộng đồng xã hội

Văn hóa luôn gắn liền với con người, là điều tiên quyết quyết định đến hành vi, nhận
thức, cách cư xử của con người đối với thế giới xung quanh, sự phát triển phồn vinh của đất
nước. Con người thể hiện văn hóa từ cách cư xử, lối sống, đạo đức, giáo giục, pháp luật, giao
thông, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ Quốc…… góp vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh
vực, nhất là việc hoàn thiện nhân cách của con người. Ở tầm vĩ mô có văn hóa con người, văn
hóa gia đình, ở mặt XH có văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử, văn hóa GD, văn hóa cộng
đồng...... Mỗi người chúng ta nếu có nhận thức đúng sẽ góp phần phát huy và phát triển văn
hóa ngày một tốt đẹp hơn, ngược lại nếu có nhận thức sai trái, lệch lạc sẽ góp phần làm suy
thoái nền văn hóa.

Tóm lại con người là trung tâm của mọi sự phát triển, trong đó có phát triển văn hóa.

- Văn hóa góp phần điều chỉnh những yếu tố sai lệch văn hóa của cá nhân và cộng đồng
xã hội

+ Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài,
bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.

+ Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân, thiện, mỹ
(cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng
14

nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt
khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế
xu hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng
hóa và đồng tiền “xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con
người, cũng như những mối liên hệ khác”. Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là văn hóa
và chủ yếu bằng văn hóa.

+ Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế, đòi hỏi chúng ta phải chủ động và tích
cực hội nhâp. Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng cũng là thách
thức rất lớn với nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc
hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của kinh tế thị
trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống, ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Mọi yếu tố ngoại sinh như vốn, kỹ thuật, công
nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị trường của nước ngoài chỉ có thể biến thành động lực bên
trong của sự phát triển, nếu chúng được vận dụng phù hợp và trở thành các yếu tố nội sinh của
con người Việt Nam với truyền thống văn hóa, đạo đức, tâm hồn, lối sống của dân tộc Việt
Nam. Trên cơ sở kiến thức khoa học, kinh nghiệm và sự tỉnh táo, khôn ngoan, chúng ta cần
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập, phát triển. Bởi lẽ, nền
văn hóa dân tộc sẽ đóng vai trò định hướng và điều tiết để hội nhập và phát triển bền vững,
hội nhập để phát triển nhưng vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ. Hợp tác kinh tế với nước
ngoài mà không bị người ta lợi dụng, biến mình thành kẻ đi vay nặng lãi, thành nơi cung cấp
nguyên liệu và nhân công giá rẻ, thành nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa và tiếp nhận chuyển giao
những công nghệ lạc hậu, tiếp nhận lối sống không lành mạnh với những ảnh hưởng văn hóa
độc hại.

3/ Mối liên hệ giữa nhân dân với sự nghiệp bảo vệ nền văn hóa dân tộc (phân tích QUAN
ĐIỂM 5 NQ 33 HNTW9 KHÓA 11) – trang 98 sgk (1.5 đ)

- Mối quan hệ giữa con người với sự phát triển văn hóa - 5 QUAN ĐIỂM NQ 33 HNTW9
KHÓA 11 – tham khảo thêm trang 98 – 99
15

1- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất
nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống mà
trên đó từng dân tộc thể hiện bản sắc riêng của mình, nó thấm nhuần trong mỗi con người và
trong cả cộng đồng.

+ Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mạnh
liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt nam vượt qua thác ghềnh, sóng gió để không ngừng tồn tại
và phát triển.

+ Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn
hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã
hội.

+ “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân -
thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hô ̣i, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự
phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.”

(NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ CHÍN

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI)

2/ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa
dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học. (Tham khảo 98 – 108)

+ Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ

+ Thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng

+ Thể hiện tinh thần dân chủ

+ Bao gồm tính hiện đại

+ Tiên tiến ở hình thức biểu hiện và phương tiện chuyển tải nội dung
16

+ Bản sắc dân tộc thể hiện giá trị đặc trưng tiêu biểu, dấu hiệu cơ bản tạo nên sự khác biệt,
“mã gen di truyền” của văn hóa dân tộc

3/ Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát
triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân
cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực,
đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

+ Đề cao văn hóa chính là đề cao con người và vai trò của con người trong thời đại toàn cầu
hóa và văn minh trí tụê. Nhân tố con người phải trở thành động lực thúc đẩy kinh tế và mọi
lĩnh vực của đời sống, vì mục tiêu của định hướng văn hóa xã hội chủ nghĩa, của sự nghiệp
phát triển đất nước bền vững. Đó là sự khác nhau giữa nền văn hóa vì con người, vì những giá
trị nhân văn với những nền văn hóa xem con người chỉ là công cụ, là phương tiện cho những
thành tựu khoa học kỹ thuật do con người sáng tạo nên.

+ Văn hóa là một lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng
trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, sự vững chắc của mỗi cộng đồng và rộng hơn
là sự phát triển của mỗi quốc gia. Sẽ không thể có một sự phát triển nhanh và bền vững nếu
không phát huy được nội lực của chính quốc gia đó. Mà nội lực quan trọng nhất của mỗi một
quốc gia chính là con người, là những sáng tạo của con người quốc gia đó. Chính vì vậy “khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh
con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” phải được xem là nhiệm
vụ chiến lược để khơi dậy sức mạnh nội sinh của dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

4 / Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng
đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con
người trong phát triển kinh tế.

+ Xây dựng đồng bộ môi trường văn hoá, gắn với hệ giá trị, chuẩn mực cụ thể, tạo tiền đề cơ
sở, định hướng sự hình thành, phát triển hoàn thiện nhân cách văn hoá. Trước hết thực hiện
chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình văn hoá - môi trường đầu tiên của con người.
Xây dựng môi trường văn hoá ở trường học, địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp..., cộng đồng dân cư văn hoá..., là các không gian gắn kết quan hệ giữa con người.
17

+ Xây dựng môi trường văn hóa gia đình: Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác
định một trong những nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa là thực hiện chiến lược phát
triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành nuôi dưỡng nhân cách
văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng
gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình
văn hóa tiêu biểu, có nền nếp ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa
thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.

+ Xây dựng môi trường văn hóa công đồng: môi trường văn hóa ảnh hưởng tới ổn định xã hội
thông qua quan hệ giữa con người với con người. Xã hội là do con người tổ chức hợp thành.
Cá nhân, gia đình là tế bào của xã hội. Con người sống trong xã hội tất nhiên sẽ phát sinh
nhiều loại quan hệ và những mối quan hệ này ở những mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
ổn định xã hội. Phải tăng cường ý thức đạo đức bao gồm quan niệm đạo đức xã hội và đạo đức
nghề nghiệp. Thông qua dư luận xã hội và hoạt động văn hóa làm cho các yêu cầu đạo đức trở
thành một bộ phận hợp thành ý thức tư tưởng của mọi công dân.

+ Xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động kinh tế: Môi trường văn hóa có tác dụng
thúc đẩy tích cực đối với phát triển kinh tế. Thứ nhất, môi trường văn hóa có tác dụng điều
chỉnh hài hòa đối với vận hành bình thường của nền kinh tế. Các loại giá trị văn hóa không
những là cơ sở chỉ đạo động cơ tăng trưởng kinh tế mà còn quy định tính hợp lý của mục tiêu
tăng trưởng. Thứ hai, môi trường văn hóa tốt đẹp có thể điều hòa, sửa chữa, uốn nắn tính hẹp
hòi của quan điểm giá trị vì lợi nhuận của kinh tế thị trường. Đặc biệt phải coi trọng vai trò
động lực của văn hóa; phải không ngừng nâng cao tỷ trọng văn hóa tinh thần; làm trong sạch
thị trường văn hóa, chỉnh đốn và quy phạm trật tự thị trường văn hóa theo pháp luật; đặt phát
triển văn hóa vào vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước.

+ Xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động chính trị: Thực hành triệt để tiết kiệm,
chống lãng phí và đẩy lùi tham nhũng để chăm lo cuộc sống cho người dân, nâng cao chất
lượng cuộc sống và trình độ của dân, từ chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí, bảo đảm dân
quyền để đi tới dân chủ. Đó là một tổng hợp chương trình, chính sách phát triển kinh tế, xã
18

hội, đó còn là chính trị, là đường lối, chính sách. Chính trị vì dân, cũng là văn hóa trọng dân,
trọng pháp rất cần trong lúc này, khi lòng dân không yên, do không ít cán bộ suy thoái, hư
hỏng. Không có văn hóa và văn hóa chính trị nào cao quý hơn khi thực hiện cho được một
nguyên tắc, một phương châm hành động “làm điều lợi cho dân, tránh điều hại tới dân”, có an
dân thì mới đo được kết quả của việc trị quốc. Có quốc thái thì sẽ có dân an. Từ bài học của
ông cha ta trong lịch sử đến Di sản cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà kế thừa, thực hiện
và phát triển vào lúc này thì mọi việc lớn và nhỏ phải luôn luôn vì dân, phải coi “dĩ công vi
thượng” là văn hóa đạo đức, văn hóa chính trị hàng đầu trong giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng
viên, trong chỉnh đốn Đảng, trong cải cách thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân. Giáo dục đạo đức, đặc biệt là giáo dục liêm sỉ, lương tâm, danh dự, giáo dục ý
thức trách nhiệm đi liền với thực hành đạo đức, lối sống liêm khiết phải được coi trọng trong
văn hóa của Đảng, của các tổ chức công quyền.

+ Xây dựng môi trường nào giữ vai trò quan trọng quyết định trong bối cảnh của Việt nam
hiện nay: Đẩy mạnh giáo dục văn hóa gia đình, giáo dục lý tưởng, lẽ sống và rèn luyện đạo
đức cho thế hệ trẻ phải được chú trọng, góp phần quan trọng vào công cuộc chấn hưng đạo
đức, phát triển văn hóa ở nước ta. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục thực hiện chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam; chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực
gia đình; chương trình quốc gia về giáo dục đời sống gia đình; Đề án phát huy giá trị tốt đẹp
các mối quan hệ gia đình và hỗ trợ gia đình phát triển hạnh phúc bền vững; nhân rộng mô hình
phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền đào tạo lối sống trong gia đình Việt Nam gắn với
thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

5/ Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

+ Để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng
đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc hơn lúc nào hết Đảng cần phải
tăng cường lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của mình trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển văn hoá con người trong thời kỳ mới.
19

- Xây dựng giá trị cốt lõi cho nhân cách văn hóa con người Việt Nam: Công dân, khoa học,
nhân văn.

+ Nhiệm vụ: Xuất phát từ mục tiêu cao cả của CNXH là vì con người, vì sự phát triển
toàn diện và hài hòa nhân cách con người, thấy rõ vai trò của nhân tố con người – Chủ thể
của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, Đảng đặt ra nhiệm vụ hàng đầu của
Văn hóa là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Yêu cầu nhân cách của con
người Việt Nam hôm nay là: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tâm hồn, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là
mục tiêu của CNXH. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm ban chấp hành TW khóa VIII nêu rõ:
“Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” với các đức tính cơ bản như
sau:

+ Con người Công dân: Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung
thực, nhân nghĩa,sống và làm việc thượng tôn pháp luật, quy ước của cộng đồng; có ý thức
bảo vệ và bảo vệ môi trường sinh thái.vì ta đang tiến dần nhà nước pháp quyền,ta nên có sự
văn hóa hiện đại hơn vì hiện ta còn ảnh hưởng văn hóa truyền thống.Hiện nay chúng ta chưa
có thượng tôn pháp luật vì chúng ta còn dựa vào nông nghiệp trồng lúa,lệ thuộc yếu tố tự
nhiên sự linh hoạt chưa có vì tính kỷ luật chưa có.Ngoài ra còn có tính cộng đồng rất cao rất
hẹp nhất là trong làng xã gọi là cộng đồng tiểu nông trong quan hệ:”nhất than nhì thế”hay
quan hệ dựa trên sự kết nối tình cảm quyết thống:”phép vua thua lệ làng”,để bảo vệ quyền và
nghĩa vụ của con người.xây dựng giá trị công dân phải xây dựng kiện toàn hành chánh pháp lý
khoa học,phải tuyên truyền nhiều hình thức khác nhau,phải giáo dục pháp luật vào giáo dục
quốc dân.Phải giám sát và kiểm tra để điều chỉnh sự sai lệch của hệ thốnh hành lan pháp lý
nhưng thật sự hiện nay rất yếu kém nên có kẻ lách luật có kể hở để người dân không tin vào
pháp luật của ta.Như vậy thượng tôn pháp luật kém thì ta không phát triển được,

+ Con người Khoa học: lấy tri thức khoa học làm nền tảng: tri thức khoa học là
kết hợp tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề
nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn năng lực thẩm mỹ và thể lực.
20

Vì vậy phải phát triển giáo dục, đào tạo và công nghệ cung cấp cho ta những tri thức và thành
tựu mới để thay đổi hành vi chúng ta.

+ Con người Nhân văn: Hướng tới những giá trị tốt đẹp cho con người: yêu nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo: Có tinh thần yêu nước, tự
cường dân tộc, phấn đấu vì Độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát
khỏi nghèo nàn và lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích
chung. Yêu nước là bảo vệ đất nước bằng cách đất tranh chống giặt ngoại xâm để bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ bởi lịch sử ta là dựng nước và giữ nước nên hy sinh bằng cả tính mạng của
mình.Ngày nay ta không chỉ bảo vệ biên cương,lãnh thổ mà bảo về cả chính trị văn hóa xã hội
đặc biệt là nền kinh tế.Phải chủ động phát triển đất nước làm cho dân giàu nước mạnh.Nhân
ái:yêu thương con người khi ta thật sự tôn trọng;năng lực con người vì đó là năng lực của mọi
người khác nhau vì lấy hạn chế năng lực người nầy để phát huy hạn chế năng lực của người
kia.Nghĩa tình:là ngĩa hiệp thấy việc sai phải chống lại,thấy việc đúng là bảo vệ.Trung
thực:nền văn hóa của ta là nông nghiệp có yếu tố cộng đồng nếu cá nhân ta muốn cộng đồng
thừa nhận nên ta trọng hình thức trọng danh dự,trọng sĩ diện nên chúng ta phải nổ lực cá nhân
để vươn lên nếu ta không thể hiện thì ta trở thành bệnh thành tích làm cho chúng ta không
phát triển được.Như vậy trung thực chỉ có khi nănh lực mình có.Đoàn kết là gắn kết lại để bảo
vệ cái đúng,cái chân chính và cần cù phải gắng với sang tạo để phát triển đất nước.

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã tổng kết thực tiễn 30 năm đổi
mới, tiếp tục phát triển nhận thức mang tính đột phá về nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn
hoá, con người, trong đó có nội dung hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

4/ Liên hệ TPHCM có những chính sách cụ thể nào trong việc hướng tới: (0.5 đ)

- Nông thôn mới


- Xây dựng đời sống văn hóa mới
21

Câu 2: “Lấy lợi ích quốc gia dân tộc....... đoàn kết lương giáo hòa hợp dân tộc”

1/ Khái niệm tôn giáo (0,5 đ)

+ Quan điểm của Mác – Lênin: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là sự tự ý thức, tự
cảm giác của con người về thế giới xung quanh mình và về chính bản thân họ.

+ Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội song đặc điểm của hình thái ý thức này là sự phản
ánh hoang đường, xuyên tạc thực tế khách quan.

- Khái niệm dân tộc

+ Nghĩa rộng (Nation): Dân tộc là cộng đồng người cùng sinh sống trong một địa bàn lãnh
thổ do nhu cầu tồn tại và phát triển có mối quan hệ với nhau. Trải qua một quá trình lịch sử
lâu dài, hình thành nên các quốc gia, bao gồm địa bàn sinh sống của một hay nhiều cộng
đồng tộc người.

+ Nghĩa hẹp (Ethnie):Dân tộc là một cộng đồng tộc người có chung ngôn

ngữ, lịch sử - nguồn gốc, đời sống văn hóa và ý thức tự giác tộc người.

2/ Phân tích Sáu đặc điểm về vấn đề dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện nay (1.5 đ)

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Nước có độc lâ ̣p thì tín ngưỡng mới có tự do, nước có vinh thì đạo mới sáng.
- Gắn đức tin với lòng yêu nước, yêu Tổ quốc.
- Muốn độc lâ ̣p dân tộc cần phải đoàn kết lương, giáo.
- Lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích vâ ̣t chất và tinh thần của toàn dân làm mẫu số
chung để thực hiện chính sách đoàn kết lương, giáo, hòa hợp dân tộc.
- Muốn đoàn kết lương, giáo phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân
dân, đồng thời chống lợi dụng tôn giáo.

*Đặc điểm về vấn đề dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện nay

- Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc


22

+ Việt Nam là một quốc gia gồm 54 dân tộc thống nhất được phân bố rải rác trên lãnh thổ cả
nước. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh chiếm khoảng 86% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm
14% dân số. 10 dân tộc có số dân dưới 1 triệu đến 100 ngàn là: Tày, Nùng, Thái, Mường,
Khơ-me, Mông, Dao, Gia rai, Bana, Ê đê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn; 16 dân tộc có
số dân từ dưới 10 ngàn đến 1000; 6 dân tộc có số dân dưới 1000 ( Cống, Si la, Pu Péo, Rơ
măm, Ơ Đu, Brau).

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn chiếm ¾ diện tích đất
nước, chủ yếu là miền núi, trên toàn tuyến biên giới, một số ở đồng bằng và hải đảo. Ở nhiều
tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai
Châu,... các dân tộc thiểu số chiếm hơn 70% dân số. Tình trạng cư trú đan xen là một trong
những nét nổi bật trong tình hình dân tộc ở nước ta. Trong điều kiện hiện nay của đất nước,
tình trạng đó ngày càng gia tăng.

- Các DT thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn, chiếm vị trí quan trọng về CT, KT,
ANQP

+ Các dân tộc thiểu số ở nước ta chỉ chiếm khoảng 14% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên
các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao
lưu quốc tế, đó là các vùng biên giới, vùng rừng núi cao, hải đảo,... Nhiều vùng đồng bào dân
tộc thiểu số trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Một số dân tộc có quan hệ dòng
tộc với các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực.

- Các DT có số dân không đều và cư trú xen kẽ lẫn nhau (viết trong trang 215)
- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau

+ Trong cộng đồng các dân tộc còn có những nét khác biệt, trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
văn hoá...giữa các dân tộc không đồng đều, còn chênh lệch nhau khá rõ rệt. Nhiều vùng dân
tộc thiểu số canh tác còn ở trình độ rất thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên. Đời sống vật
chất của đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu thốn, tình trạng nghèo đói kéo dài, nạn mù chữ và
tái mù chữ còn ở nhiều nơi. Giao thông và thông tin liên lạc ở nhiều vùng chưa đáp ứng yêu
cầu của đời sống, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Về văn hoá, nhiều dân tộc ở nước ta
có di sản văn hoá với bản sắc riêng rất độc đáo. Đặc trưng của sắc thái văn hoá dân tộc bao
23

gồm ngôn ngữ, tiếng nói, văn học, nghệ thuật, tình cảm dân tộc, y phục, quan hệ gia
đình,...Hiện nay ở Việt Nam đã có 26 dân tộc có chữ viết.

- Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hoá riêng, tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa
VN (viết trong trang 216)
- Các DT đều có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau (viết trong trang
216)

* Đặc điểm về vấn đề dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện nay

- Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo

Nước ta hiện nay có 13 tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân (Phật
giáo, Công Giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu
Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha’i, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu, Giáo hội Phật
đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bà la môn) và trên 40 tổ
chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng ký hoạt động với
khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờ

tự1. Các tổ chức tôn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Có tôn giáo du nhập
từ bên ngoài, với những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, như đạo Phật, đạo Công
Giáo, đạo Tin lành, đạo Hồi; có tôn giáo nội sinh, như đạo Cao Đài, Phật giáo
Hòa Hảo.

- Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có
xung đột, chiến tranh tôn giáo

Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa thế giới, trong đó chịu ảnh
hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ; về sau chịu tác
động, ảnh hưởng của các luồng văn hóa của các quốc gia phương Tây. Hơn nữa,
Việt Nam là quốc gia có nhiều tộc người sinh sống, nên từ ngàn xưa đã dung nạp,
dung hòa nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng và phong phú.

Các tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử.
Mỗi tôn giáo ở Việt Nam có quá trình lịch sử tồn tại và phát triển khác nhau, nên sự
24

gắn bó với dân tộc cũng khác nhau. Tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng chung
sống hòa bình trên một địa bàn, giữa họ có sự tôn trọng niềm tin của nhau. Chưa
từng xảy ra xung đột, chiến tranh tôn giáo. Thực tế cho thấy, không có một tôn giáo
nào du nhập vào Việt Nam mà không mang dấu ấn, không chịu ảnh hưởng của bản
sắc văn hóa Việt Nam.

-Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc

Tín đồ các tôn giáo Việt Nam có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là người lao
động, bao gồm nông dân, công nhân... Đa số tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu
nước, chống ngoại xâm, tôn trọng công lý, gắn bó với dân tộc, đi theo Đảng, theo
cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong các giai
đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những
thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc. Nhưng là tín đồ tôn giáo, đồng bào có nhu cầu
tín ngưỡng, có ước vọng sống “tốt đời, đẹp đạo”.

-Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội,
có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ

Chức sắc tôn giáo là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo, họ tự nguyện
thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình
tin theo. Về mặt tôn giáo, chức năng của họ là truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật,
lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo, duy trì, củng cố, phát triển tôn giáo, chuyên
chăm lo đến đời sống tâm linh của tín đồ.

Trong giai đoạn hiện nay, hàng ngũ chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam luôn
chịu sự tác động của tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước, nhưng nhìn
chung xu hướng tiến bộ trong hàng ngũ chức sắc ngày càng phát triển.

-Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo
ở nước ngoài

Nhìn chung các tôn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả
các tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài
25

hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế. Các tôn giáo lớn ở Việt Nam đều có quan hệ mật
thiết với các cá nhân, tổ chức tôn giáo và các tổ chức ngoài tôn giáo có tính quốc tế,
đa dạng và phức tạp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nước Việt Nam đã
thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới,
đây chính là điều kiện gián tiếp củng cố và phát sinh mới các mối quan hệ giữa các
tôn giáo Việt Nam với các tôn giáo ở các nước trên thế giới. Vì vậy, việc giải quyết
vấn đề tôn giáo ở Việt Nam phải đảm bảo kết hợp giữa mở rộng giao lưu hợp tác
quốc tế với việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, không để cho kẻ địch lợi dụng dân
chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của
Nhà nước Việt Nam.

-Các tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực thực dân, đế quốc, phản
động lợi dụng

Trong những năm trước đây cũng như giai đoạn hiện nay, các thế lực thực dân,
đế quốc luôn chú ý ủng hộ, tiếp tay cho các đối tượng phản động ở trong nước lợi
dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. Lợi dụng
đường lối đổi mới, mở rộng dân chủ của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch
bên ngoài thúc đẩy các hoạt động làm sầm uất, phát triển tôn giáo, tập hợp tín đồ, tạo
thành một lực lượng để cạnh tranh ảnh hưởng và làm đối trọng với Đảng Cộng sản,
đấu tranh đòi hoạt động của tôn giáo thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước; tìm mọi
cách quốc tế hóa “vấn đề tôn giáo” ở Việt Nam để tố cáo Việt Nam vi phạm dân chủ,
nhân quyền, tự do tôn giáo.
3/ Phân tích các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về dân tộc và tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay

- Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về dân tộc ở Việt Nam hiện nay
(xem thêm trang 219)
+ Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, đó là vấn đề cơ bản, lâu dài,
song cũng là vấn đề cấp bách. (219)
26

+ Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng , đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng
phát triển, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HDH đất nước, xây dựng và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Phát triển toàn diện KT, CT, VH, XH, và củng cố ANQP trên địa bà vùng dân tộc và miền
núi, gắn tăng trưởng KT với giải quyết các vấn đề xh, thực hiên tốt chính sách dân tộc.
- Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

+ Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận ND, đang và sẽ tồn tại cùng
dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH

♦ Đảng ta khẳng định, tôn giáo sẽ tồn tại lâu cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta. Thực tế ở nước ta, đang có khoảng 24 triệu người, chiếm hơn ¼ dân số, đang
có nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và nhiều giá trị của các tôn giáo, cả vật thể và phi vật thể, phù
hợp và đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam.

Sự khẳng định đó mang tính khoa học và cách mạng, hoàn toàn khác với cách nhìn nhận chủ
quan, tả khuynh khi cho rằng có thể bằng các biện pháp hành chính, hay khi trình độ dân trí
cao, đời sống vật chất được bảo đảm là có thể làm cho tôn giáo mất đi; hoặc duy tâm, hữu
khuytrijkhi nhìn nhận tôn giáo là hiện tượng bất biến, độc lập, thoát ly với mọi cơ sở kinh tế -
xã hội, thể chế chính trị.

Vì vậy, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật.
Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

+ Thực hiện chính sách đoàn kết giữa những người không theo tôn giáo và những người
theo các tôn giáo khác nhau

♦ Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng
bào không theo tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa, một mặt, nghiêm cấm mọi hành vi chia
rẽ, phân biệt đối xử với công dân vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; mặt khác, thông qua quá trình
vận động quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, hoạt động xã hội thực tiễn, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ kiến thức... để tăng cường sự đoàn kết vì
27

mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, để cùng nhau xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh” được coi là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự
nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng đều có quyền và nghĩa vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những
người có công với Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động
chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.

+ Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng

♦ Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh
thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt
các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của
nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đồng bào theo các tôn giáo, nhằm
nâng cao trình độ, đời sống mọi mặt cho đồng bào, làm cho quần chúng nhân dân nhận thức
đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực, nghiêm
chỉnh thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, trong đó có chính sách, pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo.

+ Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả HTCT

♦ Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các
ngành, các địa bàn, liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.
Công tác tôn giáo không chỉ liên quan đến quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo, mà còn
gắn liền với công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến
lợi ích Tổ quốc, dân tộc.

Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, bao gồm hệ
thống tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính tri, do Đảng lãnh đạo. Cần
28

củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo các
cấp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh với hoạt động
lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích Tổ quốc, dân tộc chỉ thành công nếu làm tốt công
tác vận động quần chúng.

+ Hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, trong đó có vấn đề theo đạo và
truyền đạo

♦ Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được
pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản
kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định
của pháp luật. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân
thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê
tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo,
người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp
và pháp luật.

4/ Liên hệ bản thân (0.5 đ)

- Tùy từng cá nhân

ĐỀ 4
Câu 1: “ văn hóa còn.......dân tộc còn, văn hóa mất dân tộc mất”

1/ khái niệm văn hóa (0.5 đ)

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình tương tác với hai môi trường tự nhiên và xã hội, được kế thừa, trao truyền
và tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên sự khác biệt giữa các cộng đồng, quốc gia,
dân tộc.

2/ Vai trò nền tảng tinh thần xã hội của văn hóa (3 đ)
29

- Văn hóa là giá đỡ, là điểm tựa tinh thần, là mục tiêu động lực phát triển bền vững đất
nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kt, ct, xh.

+ Văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, đồng thời là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự
phát triển. VH là mục tiêu của phát triển kinh tế - XH, hướng vào phát triển và hoàn thiện con
người. VH do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, làm cho con
người ngày càng hoàn thiện

Chǎm lo vǎn hóa là chǎm lo củng cố nền tảng tinh thần của XH. Thiếu nền tảng tinh thần
tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với
tiến bộ và công bằng XH thì không thể có sự phát triển kinh tế - XH bền vững.

Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu vǎn hóa, vì XH công bằng, vǎn minh,
con người phát triển toàn diện Vǎn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự
phát triển kinh tế. Các nhân tố vǎn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động XH
trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, XH, luật pháp, kỷ cương,... biến thành nguồn lực nội
sinh quan trọng nhất của phát triển.

Mục tiêu xây dựng văn hóa cũng là mục tiêu xây dựng con người mới VN XH CN, đặt
con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế, XH, đồng thời là chủ thể của
sự phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích
của dân tộc, đất nước với quyền làm chủ của nhân dân, bồi đắp tình bạn, đồng chí, đồng đội,
hình thành nhân cách con người VN hội tụ đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp của cái chân, thiện,
mỹ, mang đậm nét truyền thống cốt cách tốt đẹp của con người VN, thống nhất với những
phẩm chất của con người mới XHCN giàu tính nhân văn, đậm chất dân chủ, đáp ứng với xu
thế phát triển của thời đại và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động của con người, thông qua thực tiễn con
người dần loại bỏ những cái xấu; sáng tạo, cải thiện cái không phù hợp cũng như giao lưu du
nhập cái tiến bộ, cái mới làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn. Văn hóa sẽ giải phóng
và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống.

- Văn hóa định hướng cho hành động của cá nhân và cộng đồng xã hội
30

Văn hóa luôn gắn liền với con người, là điều tiên quyết quyết định đến hành vi, nhận
thức, cách cư xử của con người đối với thế giới xung quanh, sự phát triển phồn vinh của đất
nước. Con người thể hiện văn hóa từ cách cư xử, lối sống, đạo đức, giáo giục, pháp luật, giao
thông, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ Quốc…… góp vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh
vực, nhất là việc hoàn thiện nhân cách của con người. Ở tầm vĩ mô có văn hóa con người, văn
hóa gia đình, ở mặt XH có văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử, văn hóa GD, văn hóa cộng
đồng...... Mỗi người chúng ta nếu có nhận thức đúng sẽ góp phần phát huy và phát triển văn
hóa ngày một tốt đẹp hơn, ngược lại nếu có nhận thức sai trái, lệch lạc sẽ góp phần làm suy
thoái nền văn hóa.

Tóm lại con người là trung tâm của mọi sự phát triển, trong đó có phát triển văn hóa.

- Văn hóa góp phần điều chỉnh những yếu tố sai lệch văn hóa của cá nhân và cộng đồng
xã hội

+ Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài,
bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.

+ Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân, thiện, mỹ
(cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng
nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt
khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế
xu hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng
hóa và đồng tiền “xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con
người, cũng như những mối liên hệ khác”. Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là văn hóa
và chủ yếu bằng văn hóa.

+ Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế, đòi hỏi chúng ta phải chủ động và tích
cực hội nhâp. Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng cũng là thách
thức rất lớn với nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc
hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của kinh tế thị
31

trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống, ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Mọi yếu tố ngoại sinh như vốn, kỹ thuật, công
nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị trường của nước ngoài chỉ có thể biến thành động lực bên
trong của sự phát triển, nếu chúng được vận dụng phù hợp và trở thành các yếu tố nội sinh của
con người Việt Nam với truyền thống văn hóa, đạo đức, tâm hồn, lối sống của dân tộc Việt
Nam. Trên cơ sở kiến thức khoa học, kinh nghiệm và sự tỉnh táo, khôn ngoan, chúng ta cần
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập, phát triển. Bởi lẽ, nền
văn hóa dân tộc sẽ đóng vai trò định hướng và điều tiết để hội nhập và phát triển bền vững,
hội nhập để phát triển nhưng vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ. Hợp tác kinh tế với nước
ngoài mà không bị người ta lợi dụng, biến mình thành kẻ đi vay nặng lãi, thành nơi cung cấp
nguyên liệu và nhân công giá rẻ, thành nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa và tiếp nhận chuyển giao
những công nghệ lạc hậu, tiếp nhận lối sống không lành mạnh với những ảnh hưởng văn hóa
độc hại.

3/ Mối liên hệ giữa nhân dân với sự nghiệp bảo vệ nền văn hóa dân tộc (phân tích QUAN
ĐIỂM 5 NQ 33 HNTW9 KHÓA 11) – trang 98 sgk (1.5 đ)

- Mối quan hệ giữa con người với sự phát triển văn hóa - 5 QUAN ĐIỂM NQ 33 HNTW9
KHÓA 11 – tham khảo thêm trang 98 – 99

1- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất
nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống mà
trên đó từng dân tộc thể hiện bản sắc riêng của mình, nó thấm nhuần trong mỗi con người và
trong cả cộng đồng.

+ Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mạnh
liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt nam vượt qua thác ghềnh, sóng gió để không ngừng tồn tại
và phát triển.

+ Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn
hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã
hội.
32

+ “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân -
thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hô ̣i, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự
phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.”

(NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ CHÍN

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI)

2/ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa
dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học. (Tham khảo 98 – 108)

+ Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ

+ Thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng

+ Thể hiện tinh thần dân chủ

+ Bao gồm tính hiện đại

+ Tiên tiến ở hình thức biểu hiện và phương tiện chuyển tải nội dung

+ Bản sắc dân tộc thể hiện giá trị đặc trưng tiêu biểu, dấu hiệu cơ bản tạo nên sự khác biệt,
“mã gen di truyền” của văn hóa dân tộc

3/ Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát
triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân
cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực,
đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

+ Đề cao văn hóa chính là đề cao con người và vai trò của con người trong thời đại toàn cầu
hóa và văn minh trí tụê. Nhân tố con người phải trở thành động lực thúc đẩy kinh tế và mọi
lĩnh vực của đời sống, vì mục tiêu của định hướng văn hóa xã hội chủ nghĩa, của sự nghiệp
phát triển đất nước bền vững. Đó là sự khác nhau giữa nền văn hóa vì con người, vì những giá
33

trị nhân văn với những nền văn hóa xem con người chỉ là công cụ, là phương tiện cho những
thành tựu khoa học kỹ thuật do con người sáng tạo nên.

+ Văn hóa là một lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng
trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, sự vững chắc của mỗi cộng đồng và rộng hơn
là sự phát triển của mỗi quốc gia. Sẽ không thể có một sự phát triển nhanh và bền vững nếu
không phát huy được nội lực của chính quốc gia đó. Mà nội lực quan trọng nhất của mỗi một
quốc gia chính là con người, là những sáng tạo của con người quốc gia đó. Chính vì vậy “khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh
con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” phải được xem là nhiệm
vụ chiến lược để khơi dậy sức mạnh nội sinh của dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

4 / Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng
đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con
người trong phát triển kinh tế.

+ Xây dựng đồng bộ môi trường văn hoá, gắn với hệ giá trị, chuẩn mực cụ thể, tạo tiền đề cơ
sở, định hướng sự hình thành, phát triển hoàn thiện nhân cách văn hoá. Trước hết thực hiện
chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình văn hoá - môi trường đầu tiên của con người.
Xây dựng môi trường văn hoá ở trường học, địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp..., cộng đồng dân cư văn hoá..., là các không gian gắn kết quan hệ giữa con người.

+ Xây dựng môi trường văn hóa gia đình: Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác
định một trong những nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa là thực hiện chiến lược phát
triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành nuôi dưỡng nhân cách
văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng
gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình
văn hóa tiêu biểu, có nền nếp ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa
thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.

+ Xây dựng môi trường văn hóa công đồng: môi trường văn hóa ảnh hưởng tới ổn định xã hội
thông qua quan hệ giữa con người với con người. Xã hội là do con người tổ chức hợp thành.
34

Cá nhân, gia đình là tế bào của xã hội. Con người sống trong xã hội tất nhiên sẽ phát sinh
nhiều loại quan hệ và những mối quan hệ này ở những mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
ổn định xã hội. Phải tăng cường ý thức đạo đức bao gồm quan niệm đạo đức xã hội và đạo đức
nghề nghiệp. Thông qua dư luận xã hội và hoạt động văn hóa làm cho các yêu cầu đạo đức trở
thành một bộ phận hợp thành ý thức tư tưởng của mọi công dân.

+ Xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động kinh tế: Môi trường văn hóa có tác dụng
thúc đẩy tích cực đối với phát triển kinh tế. Thứ nhất, môi trường văn hóa có tác dụng điều
chỉnh hài hòa đối với vận hành bình thường của nền kinh tế. Các loại giá trị văn hóa không
những là cơ sở chỉ đạo động cơ tăng trưởng kinh tế mà còn quy định tính hợp lý của mục tiêu
tăng trưởng. Thứ hai, môi trường văn hóa tốt đẹp có thể điều hòa, sửa chữa, uốn nắn tính hẹp
hòi của quan điểm giá trị vì lợi nhuận của kinh tế thị trường. Đặc biệt phải coi trọng vai trò
động lực của văn hóa; phải không ngừng nâng cao tỷ trọng văn hóa tinh thần; làm trong sạch
thị trường văn hóa, chỉnh đốn và quy phạm trật tự thị trường văn hóa theo pháp luật; đặt phát
triển văn hóa vào vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước.

+ Xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động chính trị: Thực hành triệt để tiết kiệm,
chống lãng phí và đẩy lùi tham nhũng để chăm lo cuộc sống cho người dân, nâng cao chất
lượng cuộc sống và trình độ của dân, từ chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí, bảo đảm dân
quyền để đi tới dân chủ. Đó là một tổng hợp chương trình, chính sách phát triển kinh tế, xã
hội, đó còn là chính trị, là đường lối, chính sách. Chính trị vì dân, cũng là văn hóa trọng dân,
trọng pháp rất cần trong lúc này, khi lòng dân không yên, do không ít cán bộ suy thoái, hư
hỏng. Không có văn hóa và văn hóa chính trị nào cao quý hơn khi thực hiện cho được một
nguyên tắc, một phương châm hành động “làm điều lợi cho dân, tránh điều hại tới dân”, có an
dân thì mới đo được kết quả của việc trị quốc. Có quốc thái thì sẽ có dân an. Từ bài học của
ông cha ta trong lịch sử đến Di sản cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà kế thừa, thực hiện
và phát triển vào lúc này thì mọi việc lớn và nhỏ phải luôn luôn vì dân, phải coi “dĩ công vi
thượng” là văn hóa đạo đức, văn hóa chính trị hàng đầu trong giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng
viên, trong chỉnh đốn Đảng, trong cải cách thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân. Giáo dục đạo đức, đặc biệt là giáo dục liêm sỉ, lương tâm, danh dự, giáo dục ý
35

thức trách nhiệm đi liền với thực hành đạo đức, lối sống liêm khiết phải được coi trọng trong
văn hóa của Đảng, của các tổ chức công quyền.

+ Xây dựng môi trường nào giữ vai trò quan trọng quyết định trong bối cảnh của Việt nam
hiện nay: Đẩy mạnh giáo dục văn hóa gia đình, giáo dục lý tưởng, lẽ sống và rèn luyện đạo
đức cho thế hệ trẻ phải được chú trọng, góp phần quan trọng vào công cuộc chấn hưng đạo
đức, phát triển văn hóa ở nước ta. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục thực hiện chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam; chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực
gia đình; chương trình quốc gia về giáo dục đời sống gia đình; Đề án phát huy giá trị tốt đẹp
các mối quan hệ gia đình và hỗ trợ gia đình phát triển hạnh phúc bền vững; nhân rộng mô hình
phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền đào tạo lối sống trong gia đình Việt Nam gắn với
thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

5/ Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

+ Để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng
đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc hơn lúc nào hết Đảng cần phải
tăng cường lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của mình trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển văn hoá con người trong thời kỳ mới.

- Xây dựng giá trị cốt lõi cho nhân cách văn hóa con người Việt Nam: Công dân, khoa học,
nhân văn.

+ Nhiệm vụ: Xuất phát từ mục tiêu cao cả của CNXH là vì con người, vì sự phát triển
toàn diện và hài hòa nhân cách con người, thấy rõ vai trò của nhân tố con người – Chủ thể
của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, Đảng đặt ra nhiệm vụ hàng đầu của
Văn hóa là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Yêu cầu nhân cách của con
người Việt Nam hôm nay là: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tâm hồn, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là
mục tiêu của CNXH. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm ban chấp hành TW khóa VIII nêu rõ:
36

“Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” với các đức tính cơ bản như
sau:

+ Con người Công dân: Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung
thực, nhân nghĩa,sống và làm việc thượng tôn pháp luật, quy ước của cộng đồng; có ý thức
bảo vệ và bảo vệ môi trường sinh thái.vì ta đang tiến dần nhà nước pháp quyền,ta nên có sự
văn hóa hiện đại hơn vì hiện ta còn ảnh hưởng văn hóa truyền thống.Hiện nay chúng ta chưa
có thượng tôn pháp luật vì chúng ta còn dựa vào nông nghiệp trồng lúa,lệ thuộc yếu tố tự
nhiên sự linh hoạt chưa có vì tính kỷ luật chưa có.Ngoài ra còn có tính cộng đồng rất cao rất
hẹp nhất là trong làng xã gọi là cộng đồng tiểu nông trong quan hệ:”nhất than nhì thế”hay
quan hệ dựa trên sự kết nối tình cảm quyết thống:”phép vua thua lệ làng”,để bảo vệ quyền và
nghĩa vụ của con người.xây dựng giá trị công dân phải xây dựng kiện toàn hành chánh pháp lý
khoa học,phải tuyên truyền nhiều hình thức khác nhau,phải giáo dục pháp luật vào giáo dục
quốc dân.Phải giám sát và kiểm tra để điều chỉnh sự sai lệch của hệ thốnh hành lan pháp lý
nhưng thật sự hiện nay rất yếu kém nên có kẻ lách luật có kể hở để người dân không tin vào
pháp luật của ta.Như vậy thượng tôn pháp luật kém thì ta không phát triển được,

+ Con người Khoa học: lấy tri thức khoa học làm nền tảng: tri thức khoa học là
kết hợp tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề
nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn năng lực thẩm mỹ và thể lực.
Vì vậy phải phát triển giáo dục, đào tạo và công nghệ cung cấp cho ta những tri thức và thành
tựu mới để thay đổi hành vi chúng ta.

+ Con người Nhân văn: Hướng tới những giá trị tốt đẹp cho con người: yêu nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo: Có tinh thần yêu nước, tự
cường dân tộc, phấn đấu vì Độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát
khỏi nghèo nàn và lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích
chung. Yêu nước là bảo vệ đất nước bằng cách đất tranh chống giặt ngoại xâm để bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ bởi lịch sử ta là dựng nước và giữ nước nên hy sinh bằng cả tính mạng của
37

mình.Ngày nay ta không chỉ bảo vệ biên cương,lãnh thổ mà bảo về cả chính trị văn hóa xã hội
đặc biệt là nền kinh tế.Phải chủ động phát triển đất nước làm cho dân giàu nước mạnh.Nhân
ái:yêu thương con người khi ta thật sự tôn trọng;năng lực con người vì đó là năng lực của mọi
người khác nhau vì lấy hạn chế năng lực người nầy để phát huy hạn chế năng lực của người
kia.Nghĩa tình:là ngĩa hiệp thấy việc sai phải chống lại,thấy việc đúng là bảo vệ.Trung
thực:nền văn hóa của ta là nông nghiệp có yếu tố cộng đồng nếu cá nhân ta muốn cộng đồng
thừa nhận nên ta trọng hình thức trọng danh dự,trọng sĩ diện nên chúng ta phải nổ lực cá nhân
để vươn lên nếu ta không thể hiện thì ta trở thành bệnh thành tích làm cho chúng ta không
phát triển được.Như vậy trung thực chỉ có khi nănh lực mình có.Đoàn kết là gắn kết lại để bảo
vệ cái đúng,cái chân chính và cần cù phải gắng với sang tạo để phát triển đất nước.

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã tổng kết thực tiễn 30 năm đổi
mới, tiếp tục phát triển nhận thức mang tính đột phá về nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn
hoá, con người, trong đó có nội dung hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

4/ Liên hệ TPHCM có những chính sách cụ thể nào trong việc hướng tới: (0.5 đ)

- Mối liên hệ với nhân dân (1 đ) – ( tham khảo)


+ Đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh, gắn với phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh”. Có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
+ Đề cao vai trò, trách nhiệm và các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình trong việc nuôi
dưỡng, giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhi, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành
nhân cách, đạo đức trong sáng và kỹ năng ứng xử xã hội văn minh.
+ Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ, ứng xử đúng đắn với môi trường vì mục
tiêu phát triển bền vững đất nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp
sống văn hóa tiến bộ, văn minh. Huy động nguồn lực của mọi tầng lớp xã hội đầu tư và
tổ chức đời sống văn hoá, góp phần thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các
vùng, miền, các tầng lớp trong xã hội.
- Liên hệ với TPHCM (0.5 đ)
38

Câu 2: “Đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT.....”

1/ Khái niệm GDĐT (0.5 đ) – trang 177-178 giáo trình

+ Giáo dục:

Giáo dục là quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con
ngườithông qua ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu khác nhằm kế thừa và duy trì sự tồn tại,
tiến hoá và phát triển của nhân loại.

Đào tạo:

Đào tạo là hoạt động mang tính chất chuyên môn, nhằm trao truyền một kỹ năng cụ thể
cho một loại công việc cụ thể nào đó.

Đào tạo có mục tiêu, định hướng cụ thể về chuyên môn. Chủ yếu là đào tạo nghề. Hoạt
đô ̣ng sản xuất sản phẩm có hai loại: sản xuất vâ ̣t chất (nển tảng quyết định sự tồn tại của sản
phẩm) và sản xuất tinh thần (tác đô ̣ng cho xã hô ̣i phát triển tiến bô ̣). Sản xuất nói chung có
loại: sản xuất vâ ̣t chất, sản xuất tinh thần và sản xuất con người (duy trì nòi giống). Đào tạo
nghề mang tính chất chuyên môn, nhưng ngoài ra đào tạo còn rô ̣ng hơn, thực hiê ̣n sở thích,
thú vui cũng cần được đào tạo chuyên môn.Ví dụ: cầu thủ bóng đá phải tham gia những khoá
huấn luyê ̣n đào tạo

2/ Vai trò, vị trí GD ĐT đối với sự nghiệp đổi mới đất nước

- Quốc sách hàng đầu, động lực phát triển:

+ Giáo dục – đào tạo có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội

 Đối với sự phát triển kinh tế:


 Đối với sự phát triển văn hóa:
 Đối với sự phát triển xã hội:

+ Giáo dục – đào tạo có vai trò to lớn trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện
con người.

 Gia đình
39

 Nhà trường
 Xã hội
 Tự giáo dục

+ Giáo dục – đào tạo không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, mà còn là
cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa.

 Nền văn hóa tiên tiến.


 Phát triển những giá trị văn hóa tiến bộ cho con người Việt Nam.

3/ Phân tích thực trạng của giáo dục ở nước ta hiện nay: (Nghị quyết TW8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân): 5 thành tựu, 4 hạn chế

- Phân tích 5 thành tựu:

1/Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến
đại học.

2/ Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa.

3/ Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề
nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ.

4/ Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với
cơ cấu ngày càng hợp lý.

5/ Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã
hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển
giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước
chuyển biến nhất định.

=>hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục
và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến
nhất định.
40

- Phân tích 4 hạn chế:

1/ Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học,
giáo dục nghề nghiệp.

2/ Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức
giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.

3/ Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị
trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm
việc.

4/ Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất,
còn chạy theo bệnh thành tích.

5/ Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và
phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

6/ Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và
đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Yếu kém của giáo dục - đào tạo hiê ̣n nay: yếu kém trong bốn cấp giáo dục (giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề, giáo dục đại học), yếu kém nhất là rơi vào giáo
dục đại học (đại học và sau đại học). Cấp sau đại học tạo ra sản phẩm nhân lực, bằng cấp cao
nhưng vẫn phải siết lại quy chế đào tạo, nghiên cứu sinh cho ra lò những vị tiến sĩ. Điển hình
nhất là có 200.000 sinh viên tốt nghiê ̣p Đại học và kể cả mô ̣t số sau đại học thất nghiê ̣p.
Nguyên nhân yếu kém là do đào tạo bâ ̣c cao nhưng nhu cầu thị trường không cần, không sử
dụng do bị bão hoà, do không gắn với sản xuất vì doanh nghiê ̣p yêu cầu tiếu chí này nhưng lại
đào tạo theo tiêu chí khác, bất câ ̣p. Do tiếp câ ̣n với trình đô ̣, công nghê ̣ lạc hâ ̣u, quá trình được
đào tạo bắt đầu cấp thứ 3, thứ 4 đã gắn với nghề, khi thực hành trong máy mọc, thiết bị lạc
hâ ̣u, các nhà máy, xí nghiê ̣p lại sử dụng máy mọc, thiết bị mới, công nghê ̣ hiê ̣n đại làm ta ngỡ
ngàng, không đủ bản lĩnh để làm được. Giáo dục – đào tạo đại học yếu kém thì nguy hại, tạo
41

ra sản phẩm sinh viên ra trường là nguồn nhân lực có bằng cấp nhưng khôngc có thực lực.
Yếu tố quyết định nhất để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững của đất nước là nguồn nhân
lực chất lượng cao không bảo đảm. Yêu cầu nguồn nhân lực về chất lượng, đô ̣i ngũ đông đảo
hơn nữa đạt trình đô ̣ chất lượng cao thì cũng chưa quán xuyến được. Tỷ lê ̣ gần 55 triê ̣u ngưởi
dân nhưng chỉ có 4 triê ̣u người trình đô ̣ Đại học trở lên.

* Tư tưởng chỉ đạo phát triển GD ĐT trong thời gian tới:

1. Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

2. Phát triển GD ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

3. Chuyển mạnh sang quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.

4. Phát triển GD ĐT gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, với tiến bộ khoa học công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao
động.

- Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp

+ Định hướng đổi mới căn bản toàn diện GD – ĐT (Tr 193)

* Hệ thống quan điểm chỉ đạo (Hội nghị lần thứ tám BCHTW khóa XI)

1. GD ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng và của toàn dân. Đầu tư cho
GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội.

2. Đổi mới căn bản, toàn diện GD ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ
quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều
kiện bảo đảm thực hiện; Đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đến hoạt
động quản trị của các cơ sở GD ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản
thân người học; Đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới cần kế thừa,
phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh
nghiệm của thế giới. Kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải
42

bảo đảm tính hệ thống tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải
pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp

3. Phát triển GD ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; GD gia đình kết hợp với GD nhà
trường và GD xã hội.

4. Phát triển GD ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KTXH và bảo vệ Tổ quốc; với tiến
bộ KH và CN; Phù hợp với quy luật khách quan. Chuyển phát triển GD ĐT từ chủ yếu số
lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

5. Đổi mới hệ thống GD theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ
và giữa các phương thức, GD, ĐT, chuẩn hóa, hiện đại hóa GD ĐT.

6. Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm
định hướng XHCN trong phát triển GD ĐT. Phát triển hài hòa, hổ trợ giữa GD công lập và
ngoài công lập, giữa các vùng miền. Ưu tiên đầu tư phát triển GD ĐT đối với các vùng đặc
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng
chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD ĐT.

7. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD ĐT, đồng thời GD ĐT phải đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

* Nhiệm vụ: (Tr 195) – 6 nhiệm vụ

* Đề xuất giải pháp

Đề xuất giải pháp 1: (AC THAM KHẢO)

1. Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch quản lý tri thức tốt, cần tuyên truyền mạnh để
chuyển biến nhận thức của xã hội, trước tiên là lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của vốn tri
thức trong phát triển đất nước. Song song với kế hoạch này là các chỉ đạo cụ thể lộ trình, các
biện pháp, yêu cầu và bắt buộc các trường đại học phải chuyển đổi mạnh mẽ phương pháp đào
tạo vì khâu cơ bản nhất trong quản lý tri thức là phải tạo ra tri thức cho người lao động. Vậy
43

chính các trường đại học phải giúp Chính phủ tạo ra tri thức theo hướng giáo dục mở để tất cả
người lao động có thể nạp tri thức ở bất cứ đâu, thời gian nào.

2. Cần có đầu tư mạnh mẽ hơn cho giáo dục – đào tạo, sớm khắc phục tình trạng đầu tư
dàn trải. Đây là loại đầu tư vô hình (cho con người, cho giáo dục, khoa học...) bởi phát triển
toàn diện con người đang là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Chính
phủ đang kêu gọi các doanh nghiệp, người lao động phải sáng tạo, phải đổi mới và Chính phủ
phải là Chính phủ kiến tạo. Song giải pháp để có điều này còn mờ nhạt. (Thiếu lớp học cho
học sinh đang diễn ra, các trường thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng thí nghiệm hiện đại...),
giảng dạy và nghiên cứu trong điều kiện thiếu thốn, lạc hậu thì việc nêu yêu cầu phát triển
bằng đổi mới, sáng tạo khó thực hiện được. Cần trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
trong các trường để trường đủ điều kiện truyền tải tư liệu học tập và người học đủ điều kiện
truy cập, dung nạp thông tin họ cần.

3. Việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất
lượng cao là nhiệm vụ hàng đầu, là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển bền vững
của đất nước. Chính vì vậy việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW là hết sức cấp
bách, trước tiên phải đổi mới tư duy về quản lý giáo dục. Việc đổi mới phải có lộ trình, kế
hoạch cụ thể hơn. Đặc biệt, phải tiến hành quy hoạch mạng lưới các trường đại học để các
trường kém chất lượng được chuyển đổi, xây dựng hệ thống đại học Việt Nam đẳng cấp quốc
tế.

4. Cần tiến hành đào tạo lại đội ngũ một cách căn bản. Nghiên cứu lại cách tập huấn
nâng cao trình độ ở một số trường, nghề...như hiện nay. Vì nâng cao trình độ theo cách mở
lớp, tập trung người có nhu cầu, lại dạy lý thuyết bằng phương pháp thuyết trình thì khó có
hiệu quả.

5. Khuyến khích dân chủ hóa trong giáo dục, bình đẳng với các trường tư trong thực
hiện chính sách giáo dục - đào tạo. Hoàn thiện cơ chế tăng tính tự chủ cho các trường để tăng
tính năng động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các trường trong đào tạo.

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường cần đẩy mạnh nghiên cứu để có chương trình
hướng nghiệp tương đối sát với nhu cầu thị trường (Maketing đào tạo), để chỉ tiêu tuyển sinh
44

giao cho các trường có căn cứ thực tiễn. Đồng thời mở rộng đối tượng phục vụ hướng tới tất
cả những ai có nhu cầu học vấn đại học.

7. Đề nghị Đảng, Chính phủ cần cụ thể hóa trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 29-
NQ/TW, Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị để tất cả nhân dân Việt Nam phải trở thành công
dân học tập. Đây là nền tảng để xây dựng Việt Nam thành xã hội học tập. Nền tảng của phát
triển kinh tế tri thức, tiến tới phát triển đất nước dựa vào tri thức như chúng ta mong muốn là
sự học, học suốt đời của mọi công dân Việt Nam.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo
sự thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Vì vậy, phải nâng cao
chất lượng công tác quản lý một cách toàn diện. Cần đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức
quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thể chế hóa
vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý GD&ĐT ở các cấp, các ban
ngành. Để có thể quản lý mô ̣t cách toàn diện nhưng vẫn tránh áp lực quá tải vì ôm đồm những
nhiệm vụ quá cụ thể, cần xây dựng mô ̣t hệ thống kiểm định chất lượng GD&ĐT có hiệu lực,
hiệu quả. Quản lý chất lượng tại các cơ sở GD&ĐT phải do chính các cơ sở này chịu trách
nhiệm. Nhà quản lý ở tầm vĩ mô chỉ nên đóng vai trò của mô ̣t nhạc trưởng, thông qua đó kiểm
soát, vận hành và kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập của hệ thống.

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính là một trong những giải pháp cơ bản để đảm bảo
nguồn lực vật chất cho việc nâng cao chất lượng GD&ĐT. Có thể thực hiện đa dạng hóa
nguồn lực tài chính thông qua việc xây dựng chính sách học phí phù hợp. Hiện nay, ở nhiều
quốc gia đang có xu hướng đa dạng hóa mức học phí theo từng mục tiêu, đối tượng, môn học,
nội dung, ngành nghề, các cách thức, phương tiện và dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Với đặc điểm về
điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội như Việt Nam, cần xây dựng một chính sách học phí
hợp lý không cào bằng, có phân biệt vùng miền, theo từng nhóm đối tượng, đa dạng hóa các
loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo
dục tiến tới toàn dân nhưng đồng thời tạo điều kiện để người học có nhiều cơ hội lựa chọn.
45

Tại các cơ sở GD&ĐT, các viện nghiên cứu có thể chủ động khai thác tiềm lực tài chính thông
qua các dự án nghiên cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh
nghiệp… Ngoài ra, có thể khai thác nguồn lực xã hội thông qua việc thực hiện tốt công tác xã
hội hóa. Tuy nhiên các biện pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính sẽ kém hiệu quả nếu
như thiếu đi những biện pháp chống lãng phí trong GD&ĐT.

Phân luồng hiệu quả trong GD&ĐT

Phân luồng là một nội dung được xem là quan trọng và vẫn đang được tiến hành từ
trung ương đến địa phương. Trên thực tế ở nhiều nước phát triển, người dân đến với giáo dục
đôi khi chỉ vì muốn mở mang tri thức. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là
các nước nghèo như Việt Nam, người dân buô ̣c phải tính đến lợi ích khi chi phí cho giáo dục.
Để giảm thiểu chi phí của xã hô ̣i, cần thực hiện phân luồng hiệu quả. Phân luồng trong
GD&ĐT không có nghĩa là hạn chế cơ hô ̣i của người học mà là gắn nhu cầu của người học
với nhu cầu của xã hô ̣i. Giải pháp này không nên thực hiện mô ̣t cách khiên cưỡng, duy ý chí.
Phải chuyển nhiệm vụ phân luồng cho chính chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT. Họ phải là
người tự phân định được GD&ĐT đem lại lợi ích gì? Khả năng của họ đến đâu? Ngành nghề
nào thì phù hợp? Muốn vậy, trước hết các chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT phải được cung
cấp đầy đủ thông tin, họ phải nhận được những bản cam kết mang tính thực tiễn rằng chất
lượng dịch vụ đảm bảo đúng với “nhãn mác”. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa lợi ích của
cả xã hô ̣i, cần phải thực hiện nghiêm kiểm định chất lượng, tạo điều kiện kiểm soát và vận
hành hệ thống các cơ sở GD&ĐT hiệu quả. Chính sự minh bạch trong quản lý sẽ không những
đảm bảo lợi ích kinh tế, chất lượng cho chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT, mà còn tạo ra một
cơ chế cạnh tranh công bằng, buộc các cơ sở GD&ĐT không thể không tự mình hoàn thiện
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn.

Đề xuất giải pháp 2: (AC THAM KHẢO)

1/ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo
sự thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Vì vậy, phải nâng cao
chất lượng công tác quản lý một cách toàn diện. Cần đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức
46

quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thể chế hóa
vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý GD&ĐT ở các cấp, các ban
ngành. Để có thể quản lý mô ̣t cách toàn diện nhưng vẫn tránh áp lực quá tải vì ôm đồm những
nhiệm vụ quá cụ thể, cần xây dựng mô ̣t hệ thống kiểm định chất lượng GD&ĐT có hiệu lực,
hiệu quả. Quản lý chất lượng tại các cơ sở GD&ĐT phải do chính các cơ sở này chịu trách
nhiệm. Nhà quản lý ở tầm vĩ mô chỉ nên đóng vai trò của mô ̣t nhạc trưởng, thông qua đó kiểm
soát, vận hành và kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập của hệ thống.

2/ Đa dạng hóa nguồn lực tài chính

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính là một trong những giải pháp cơ bản để đảm bảo
nguồn lực vật chất cho việc nâng cao chất lượng GD&ĐT. Có thể thực hiện đa dạng hóa
nguồn lực tài chính thông qua việc xây dựng chính sách học phí phù hợp. Hiện nay, ở nhiều
quốc gia đang có xu hướng đa dạng hóa mức học phí theo từng mục tiêu, đối tượng, môn học,
nội dung, ngành nghề, các cách thức, phương tiện và dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Với đặc điểm về
điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội như Việt Nam, cần xây dựng một chính sách học phí
hợp lý không cào bằng, có phân biệt vùng miền, theo từng nhóm đối tượng, đa dạng hóa các
loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo
dục tiến tới toàn dân nhưng đồng thời tạo điều kiện để người học có nhiều cơ hội lựa chọn.
Tại các cơ sở GD&ĐT, các viện nghiên cứu có thể chủ động khai thác tiềm lực tài chính thông
qua các dự án nghiên cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh
nghiệp… Ngoài ra, có thể khai thác nguồn lực xã hội thông qua việc thực hiện tốt công tác xã
hội hóa. Tuy nhiên các biện pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính sẽ kém hiệu quả nếu
như thiếu đi những biện pháp chống lãng phí trong GD&ĐT.

3/ Phân luồng hiệu quả trong GD&ĐT

Phân luồng là một nội dung được xem là quan trọng và vẫn đang được tiến hành từ
trung ương đến địa phương. Trên thực tế ở nhiều nước phát triển, người dân đến với giáo dục
đôi khi chỉ vì muốn mở mang tri thức. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là
các nước nghèo như Việt Nam, người dân buô ̣c phải tính đến lợi ích khi chi phí cho giáo dục.
Để giảm thiểu chi phí của xã hô ̣i, cần thực hiện phân luồng hiệu quả. Phân luồng trong
47

GD&ĐT không có nghĩa là hạn chế cơ hô ̣i của người học mà là gắn nhu cầu của người học
với nhu cầu của xã hô ̣i. Giải pháp này không nên thực hiện mô ̣t cách khiên cưỡng, duy ý chí.
Phải chuyển nhiệm vụ phân luồng cho chính chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT. Họ phải là
người tự phân định được GD&ĐT đem lại lợi ích gì? Khả năng của họ đến đâu? Ngành nghề
nào thì phù hợp? Muốn vậy, trước hết các chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT phải được cung
cấp đầy đủ thông tin, họ phải nhận được những bản cam kết mang tính thực tiễn rằng chất
lượng dịch vụ đảm bảo đúng với “nhãn mác”. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa lợi ích của
cả xã hô ̣i, cần phải thực hiện nghiêm kiểm định chất lượng, tạo điều kiện kiểm soát và vận
hành hệ thống các cơ sở GD&ĐT hiệu quả. Chính sự minh bạch trong quản lý sẽ không những
đảm bảo lợi ích kinh tế, chất lượng cho chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT, mà còn tạo ra một
cơ chế cạnh tranh công bằng, buộc các cơ sở GD&ĐT không thể không tự mình hoàn thiện
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn.

4/Từng bước cải thiện chất lượng GD&ĐT miền núi

Nền giáo dục của mô ̣t quốc gia không thể cất cánh nếu giáo dục ở khu vực miền núi
vẫn còn yếu kém, chậm phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, ưu
đãi đặc biệt, nhưng phải khẳng định rằng, việc có thể san bằng khoảng cách về chất lượng
GD&ĐT giữa miền núi và miền xuôi là cực kỳ khó khăn, nếu như không nói là không thể.
Theo báo cáo của Bô ̣ GD&ĐT về GD&ĐT miền núi, tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng ở
khu vực miền núi còn thấp. Trong 4 năm (2003-2007), tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng
là 41,3%, vào trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 20%, trở về địa phương chưa được đào
tạo nghề chiếm tới 38,7%. Nhiều em không thi đậu tốt nghiệp, không được đào tạo nghề,
không có việc làm, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật phù hợp với yêu cầu lao động tại địa
phương mình. Các em gần như “tay trắng” và phải chấp nhận làm những nghề sinh nhai với
kỹ năng lao đô ̣ng giản đơn mà không cần tới 12 năm đèn sách cũng có thể làm được. Đây là
một trong những nguyên nhân căn bản làm cho đô ̣ng cơ học tập không được định hình rõ và
hệ quả là tỷ lệ học sinh người dân tô ̣c thiểu số ở các bậc học cao hơn giảm đi mô ̣t cách rõ rệt.
Năm học 2006 - 2007, trong tổng số 2.522.568 học sinh dân tô ̣c, bậc tiểu học chiếm 50,83%,
bậc trung học cơ sở chiếm 36,43%, bậc trung học phổ thông chỉ còn 12,73%. Vì vậy, bên cạnh
những giải pháp đồng bộ khác, bên cạnh việc tạo nhiều cơ hô ̣i có việc làm hơn nữa, nên kết
48

hợp xây dựng những chương trình GD&ĐT thiết thực, phù hợp với từng vùng miền để nếu
các em không thể tiếp tục học tập thì vẫn có thể chủ đô ̣ng tham gia lao đô ̣ng sản xuất, góp
phần phát triển kinh tế - xã hô ̣i.

5/ Xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vực

Định hướng từng bước xây dựng mô ̣t số trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực, tiến đến
đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm dần khẳng định vị thế về GD&ĐT của Việt Nam trên trường quốc
tế là hết sức cần thiết. Chúng ta không chỉ dừng lại với việc xây dựng một chiến lược phát
triển GD&ĐT mà không có những quyết sách mang tính đột phá. Đây cũng một nội dung phù
hợp với xu thế chung của thời đại. Tuy nhiên, để thực hiện thành công, cần có bước đi chắc
chắc, lô ̣ trình phù hợp. Trước hết, cần có cơ chế chính sách phù hợp. Tiếp đến, nguồn lực tài
chính phải đảm bảo. Đặc biệt, một trường đạt chuẩn khu vực và tiến tới đạt chuẩn quốc tế
không thể không đạt chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là
đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên mà cả sinh viên. Hiện nay Việt Nam không thực sự thiếu
các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và tâm
huyết nhưng thiếu cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để họ an tâm cống hiến
cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT nước nhà. Trước mắt, buộc phải tách mục tiêu hiệu quả kinh
tế ra khỏi mục tiêu đảm bảo chất lượng vượt trội thông qua việc chỉ tuyển chọn những sinh
viên thực sự ưu tú. Về lâu dài, đây mới là sự đầu tư đúng hướng, bởi việc nghiêm ngặt, chuẩn
hóa ngay từ khâu tuyển chọn không những tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình GD&ĐT,
mà chính những sinh viên này khi ra trường sẽ là những căn cứ thực tiễn minh chứng mô hình
mới là hiệu quả, sớm khẳng định vị thế của Việt Nam về GD&ĐT trên trường quốc tế. Trong
điều kiện còn chưa đủ những kinh nghiệm về giáo dục chất lượng cao (high education), có thể
liên kết với các trường đại học có danh tiếng trên thế giới và dần dần nội lực hóa mục tiêu nêu
trên.

4/ Liên hệ cá nhân (0. 5 đ)

ĐỀ 5
49

Câu 1: So sánh các quan điểm XD và phát triển VH của Đảng ta trong 2 nghị quyết TW
5 khóa 8 và NQ33 hội nghị TW9 khóa 11 quan điểm nào trong NQ33 là then chốt? Vì
sao?

Trả lời:

- KN VH: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình tương tác với hai môi trường tự nhiên và xã hội, được kế thừa,
trao truyền và tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên sự khác biệt giữa các cộng
đồng, quốc gia, dân tộc.
- So sánh các quan điểm XD và phát triển VH của Đảng ta trong 2 nghị quyết TW 5 khóa 8
và NQ33 hội nghị TW9 khóa XI.

Điểm giống của cả hai nghị quyết trên:

- Điểm giống thứ nhất thể hiện ngay ở quan điểm đầu tiên cả hai Nghị quyết đều nhấn mạnh
và đề cao 3 vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển: Văn hóa là nền tảng tinh
thần xã hội; văn hóa là mục tiêu; Văn hóa là động lực.
Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị; xây dựng và phát
triển kinh tế phải nhằm mục đích cuối cùng là văn hóa. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã
hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng
sáng tạo của con người.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của XH
Văn hoá được tạo thành bởi một hệ các giá trị tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc,các giá
trị này thấm nhuần trong mỗi con người và cả cộng đồng, được tiếp nối qua các thế hệ,
được vật chất hoá trong cấu trúc kinh tế XH. Nó tác động hàng ngày đến cuộc sống vật
chất tinh thần của mọi thành viên bằng môi trường văn hoá XH, là giá đỡ, chỗ dựa tinh
thần, mang tính định hướng và điều tiết.
Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:
Văn hoá là kết quả của sự sáng tạo con người thể hiện tiềm năng sáng tạo của dân tộc.
Vì vậy nó là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của dân tộc đó. Kinh nghiệm đổi mới
thành công chứng minh luận điểm trên.
50

Văn hóa là một mục tiêu của phát triển:


Mục tiêu: dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh là mục tiêu văn hoá.
Chiến lược phát triển kinh tế XH xác định: mục tiêu và động lực chính của sự phát triển
là vì con người, do con người.
- Điểm giống thứ hai là đều khẳng định tính chất cơ bản của nền văn hóa Việt Nam: “Tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây cũng là một thành tựu mới về lý luận của Đảng về văn
hóa trong thời kỳ đổi mới. Từ tổng kết thực tiễn xây dựng văn hóa, trải qua một quá trình
tìm tòi không đơn giản, khắc phục sự vận dụng ít nhiều máy móc và sự giáo điều, Đảng
mới đi tới được luận điểm có tính chất bao quát nêu trên cho toàn bộ quá trình lãnh đạo xây
dựng và phát triển văn hóa. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa không mâu thuẫn với bản
sắc văn hóa dân tộc, hai đặc tính thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại và quy
định lẫn nhau.
- Điểm giống thứ ba là Đều khẳng định tính thống nhất của nền văn hóa mới, tôn trọng sự
đa dạng của văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là tư tưởng tiến bộ và nhân
văn, phù hợp với thực tiễn của cộng đồng 54 dân tộc đang sinh sống ở Việt Nam và xu thế
chung của cộng đồng quốc tế đang hướng tới xây dựng một công ước quốc tế về đa dạng
văn hóa hiện nay.
- Điểm giống thứ tư là Đều khẳng định XD VH là sực nghiệp của toàn dân, vai trò lãnh
đạo của Đảng, vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức. Quan điểm xác định trách nhiệm
của mọi người dân Việt Nam đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nước
nhà; công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng
thời là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ gắn bó với nhân dân, giữ vai trò quan trọng, là lực lượng
nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Điểm khác nhau của hai nghị quyết trên:

- Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII:


 VH chỉ có vai trò đối với sự phát triển KT- XH
 Chưa đề cập tới vị trí của VH trong mối tương quan với các lĩnh vực KT- CT-XH
51

 Chưa nêu rõ các đặc trưng cụ thể của một nên văn hóa thống nhất trong đa dạng
 Chưa đề cập đến vai trò quản lý VH của nhà nước, vai trò chủ thể sáng tạo của nhân
dân.
 Xem VH là một mặt trận, xâydựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu
dài cần có ý trí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
- NQ33 hội nghị TW9 khóa XI.
 chỉ rõ VH có vai trò đối với sự phát triển bên vững mà Phát triển bền vững là quá trình
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển kinh
tế, XH và môi trường.
 Xác định vị trí của VH trong mối quan hệ tương quan với các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội. Hướng đến sự đầu tư và phát triển VH phù hợp với đầu tư phát triển ở các
lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội.
 Nêu rõ đặc trưng của một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng: dân tộc, nhân văn,
dân chủ và khoa học
 Bổ sung quan điểm nhấn mạnh mối quan hệ giữ nhân cách văn hóa con người đối với
sự phát triển văn hóa, nêu rõ các đặc trưng nhân văn cơ bản trong quá trình xây dựng
nhân cách văn hóa con người Việt Nam trong bối cảnh mới: Yêu nước, nhân ái, nghĩa
tình, đoàn kết, trung thực, cần cù, sáng tạo.
 Bổ sung quan điểm nhấn mạnh mối quan hệ giữ môi trường văn hóa đối với sự phát
triển văn hóa. Đặc biệt chú ý xây dựng vá phát triển đồng bộ 4 môi trường văn hóa :
Gia đình, cộng đồng, kinh tế và chính trị.
 Xác định rõ vai trò của từng đối tượng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa. Bổ sung
thêm vai trò quản lý của nhà nước, vai trò là chủ thể sáng tạo của nhân dân.
 Không đề cập đến tính chất phức tạp của quá trình xây dựng và phát triển văn hóa như
Nghị quyết TW 5 khóa VIII.

Nghị quyết TW 9 (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Hai chữ "Con người" được đưa
vào trang trọng trong tên gọi của Nghị quyết là sự khẳng định của BCH TW Đảng xác
52

định vấn đề trọng tâm, cốt lõi của xây dựng văn hóa là xây dựng con người. Với ý nghĩa
đó, thì quan điểm 3 và quan điểm 4 là then chốt vì liên quan đến

Câu 2: “ Phẩm chất nghĩa tình của nhân dân TP”

1/ Khái niệm Chính sách xã hội: Chính sách xã hội là những quy định, quyết định được thể
chế hóa bởi nhà nước; trở thành công cụ để tác đô ̣ng vào những quan hê ̣ xã hô ̣i nhằm giải
quyết những vấn đề xã hô ̣i đang đă ̣t ra; góp phần thực hiê ̣n bình đẳng, công bằng, tiến bô ̣ xã
hô ̣i và phát triển toàn diê ̣n con người.

2/ Phân tích vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện các chính sách XH:

- Chính sách xã hội không chỉ có chức năng cân bằng điều tiết, bảo vệ cải thiện mà còn
ngăn ngừa, giảm thiểu sự khác biệt.
- Có thể thấy rằng chính sách xã hội là chính sách đối với con người, nó phát huy mọi tiềm
năng, nguồn lực con người trong việc ổn định và phát triển xã hội, nó ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ của chính sách xã hội là căn cứ trên các yếu tố
kinh tế xã hội để đề ra và thực thi biện pháp, các giải pháp làm cho con người, cho nhân
dân lao động có điều kiện sống ngày càng tốt hơn về cả vật chất lẫn tinh thần. Các chính
sách xã hội được xây dựng dựa trên nhu cầu hợp lý và lành mạnh của con người cả về vật
chất lẫn tinh thần, dựa trên những dự báo khuynh hướng phát triển của con người, của
nền kinh tế xã hội để khơi dậy tính tích cực, kích thích kinh tế xã hội phát triển, nó góp
phần điều tiết quan hệ xã hội nhằm bảo đảm và thiết lập xã hội công bằng, văn minh, để
con người chăm lo làm việc tốt cho mình và cho xã hội. Với ý nghĩa đó, chính sách xã
hội thật sự là một nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Chính sách xã hội còn quan trọng bởi ảnh hưởng của nó đến mọi mặt của hoạt động xã
hội mà trước hết là ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội. Hiện nay bất kỳ một quốc gia nào cũng
có cơ cấu xã hội phức tạp với nhiều nhóm xã hội mà vị thế, vai trò, lợi ích giữa các nhóm
xã hội đôi khi mâu thuẫn nhau. Sự tác động nhiều mặt của kinh tế cũng làm nảy sinh các
“vấn đề xã hội”, cơ cấu xã hội không còn phù hợp và đặt ra nhiều vấn đề mà đòi hỏi mọi
người phải quan tâm giải quyết. Để đảm bảo xã hội phát triển trong sự ổn định nhất thiết
phải có chính sách xã hội hợp lý và giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ xã hội trên
53

nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau như : quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội,
quan hệ giữa các dân tộc trong cơ cấu xã hội – dân tộc đến hiện tượng diễn tiến xã hội :
sự xuất hiện, phát triển hay sự suy thoái của mỗi nhóm, tầng lớp người trong xã hội, sự
mất cân đối về phân bổ dân cư, sự biến chuyển về vai trò, vị trí của con người, nhóm
cũng như các quan hệ giữa các giai tầng, sự vận động và biến đổi của các loại hình nghề
nghiệp, với vấn đề lao động và việc làm của nguồn lao động ... Chính vì vậy, chính sách
xã hội có ảnh hưởng trực tiếp như một công cụ để khắc phục những phân hóa, mâu thuẩn
và khác biệt xã hội, để điều tiết các quan hệ xã hội nhằm phát huy khả năng của toàn xã
hội vào những mục tiêu chung. Nói cách khác, khi xã hội có “vấn đề xã hội” nảy sinh, tức
là cơ cấu xã hội của xã hội đó không còn phù hợp để thúc đẩy xã hội phát triển, khi đó,
cần phải điều chỉnh vào các phân hệ của cơ cấu xã hội bằng cách dùng các chính sách xã
hội tác động vào để cho xã hội được công bằng, tạo môi trường tích cực cho xã hội phát
triển và từ đó hướng tới hình thành cơ cấu xã hội mới phù hợp, tối ưu, đảm bảo cho xã
hội tồn tạị và phát triển trong sự ổn định.
- Một chính sách xã hội hợp lý có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển xã hội phải luôn
luôn phù hợp với điều kiện kinh tế của quốc gia vào thời điểm đó, đảm bảo sự thống nhất
giữa các cơ sở xã hội với chính sách kinh tế tạo điều kiện để thực hiện tốt việc kết hợp
giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Đề ra chính sách xã hội phải căn cứ vào trình
độ phát triển của kinh tế lúc bấy giờ, không nên quá cao và tất nhiên không được quá
thấp để có tính khả thi cao
- Chính sách xã hội còn có vai trò quan trọng bởi nó luôn hướng tới sự công bằng xã hội,
do đó tạo tính tích cực, năng động xã hội, làm cho xã hội phát triển bền vững. Tâm lý
chung của xã hội là không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Nhưng công bằng không có
nghĩa là cào bằng mà phải hiểu là có sự chênh lệch hợp lý: ai cống hiến nhiều, hy sinh
nhiều thì phải được hưởng lợi ích nhiều hơn. Vì vậy, công bằng ở đây là sự cân đối mặt
bằng giữa các chính sách, là giải quyết chính sách xã hội sao cho vấn đề lợi ích giữa các
đối tượng có thể có chênh lệch nhưng xã hội chấp nhận được. Nếu không có chính sách
xã hội phù hợp, giải quyết đúng đắn vấn đề mấu chốt này, có thể sẽ làm triệt tiêu các
động lực xã hội, dẫn tới sự trì trệ và khủng hoảng xã hội. Bài học kinh nghiệm qua việc
54

áp dụng một chính sách cào bằng chung chung trong thời bao cấp trước đây ở nước ta
dẫn đến tình trạng khủng hỏang kinh tế trầm trọng cho thấy rõ điều đó.
- Bước vào thời kỳ đổi mới chính sách xã hội được Đảng và nhà nước quan tâm thực hiện
ngày càng tốt hơn. Vấn đề xã hội đã được tính đến nhiều hơn trong những phương án
phát triển kinh tế xã hội. Chính sách xã hội được nhận thức một cách toàn diện, phong
phú trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhân tố con người và sắc thái cá nhân được coi trọng.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, có một số vấn đề xã hội nổi lên rất gây gắt và
bức xúc cần phải có chính sách giải quyết, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả xã hội nghiêm
trọng, thậm chí gây mất ổn định về kinh tế chính trị và an toàn xã hội.

3/ Liên hệ thực tiễn kết quả thực hiện các CSXH liên quan đến người có công, người
nghèo của thành phố trong nhiệm kỳ 2015 – 2020

Về đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần
thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020, phần chăm lo người có công, hỗ trợ người nghèo khẳng định:

Thực hiện tốt công tác chăm lo chính sách đối với người có công, đảm bảo thực hiện các chế
độ trợ cấp và chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo, nhà ở, bảo hiểm y tế; các nghĩa trang
liệt sĩ thường xuyên được tu bổ và nâng cấp; tiếp tục tổ chức tốt việc tìm kiếm, quy tập hài cốt
liệt sĩ về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ.

Đến cuối năm 2018, đã hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chỉ tiêu Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về “ Giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình
" Giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016 – 2020 bình quân 1%/năm và tiếp tục triển khai thực
hiện Chương trình giảm nghèo bền vững 02 năm cuối (1019 – 2020) của giai đoạn 2016 –
2020. Đến cuối năm 2020, hoàn thành mục tiêu “cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn
nghèo thành phố”

Thực hiên tốt chính sách trợ giúp XH thường xuyên tại cộng đồng; hoạt động của hệ thống an
sinh xã hội được bảo đảm, góp phần chăm lo cho những người yếu thế, có hoàn cảnh khó
khăn. Triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển quan hệ lao động giai đoạn 2014 – 2020”, tình
hình đình công giảm rõ rệt. Vận động toàn dân tham gia bảo hiểm xã hội đạt kết quả tốt.
55

Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống
cho các đối tượng nghèo, gia đình chính sách, có công có nhiều tiến bộ. Năm 2020, thành phố
đã quyết liệt phòng, chống dịch Covid - 19 thành công với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả.
TP.HCM có các chính sách an sinh xã hội, chia sẻ và hỗ trợ đến nhiều nhóm người dân bị tác
động trực tiếp bởi dịch bệnh COVID-19, thông qua gói hỗ trợ 1.800 tỷ đồng.

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 trên địa bàn TPHCM.

- Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, TPHCM đã liên tục thực
hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm và giai đoạn (hoàn thành mục
tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP trước thời hạn 1 năm), kéo giảm đáng kể
các thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo TP; tăng cường xã hội
hóa và huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho Chương trình giảm nghèo bền
vững của TP; các chính sách hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện kịp thời và đúng đối
tượng, tạo niềm tin của người dân TP đối với chương trình.
- Bên cạnh đó, Chương trình đã góp phần giảm dần chênh lệch về mức sống giữa các nhóm
dân cư trong xã hội của TP, trước hết là giữa các nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các
quận nội thành và nông thôn ngoại thành. Mức chuẩn nghèo của TP được chủ động nâng
lên theo từng giai đoạn, tiếp cận với chuẩn nghèo của khu vực và quốc tế, mức thụ hưởng
các nhu cầu cơ bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo cũng từng bước
được cải thiện do các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của TP đã thực sự tác động và bao
phủ gần như hầu hết các lĩnh vực cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo
TP. Ngoài ra, TP đã cơ bản hoàn thành một số chiều nghèo và chỉ số thiếu hụt (chiều
nghèo về y tế, tiếp cận thông tin, chỉ số nước sạch…); một số chiều nghèo và chỉ số thiếu
hụt khó thực hiện (về diện tích nhà ở, bảo hiểm xã hội, trình độ giáo dục của người lớn,
trình độ nghề) tỷ lệ kéo giảm thiểu hụt đạt chưa cao.
- Cụ thể, đến cuối năm 2019, TPHCM đã hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
TP khóa X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 về “Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của Chương trình
giảm nghèo bền vững của TP giai đoạn 2016 – 2020, bình quân 1%/năm. Đến cuối năm
2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng so với đầu năm 2011 là 3,5 lần”.
56

Trong năm 2020, TP tiếp tục phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại để đến cuối
năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo TP còn dưới 0,3%. Đồng thời, TP đang xây dựng kế hoạch tổ
chức nghiên cứu xây dựng chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các chính sách, giải pháp,
nguồn lực thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững của TP giai đoạn 2021 - 2025,
dự kiến sẽ trình Thành ủy, HĐND TP thông qua vào quý 3 năm 2020.
4/ Liên hệ thực tiễn cá nhân.

You might also like