You are on page 1of 6

A.

Đặt vấn đề
Hiện tại dịch bệnh do coronavirus (COVID-19) bùng phát đã trở thành đại
dịch. Tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trên thế giới đang thực
hiện các biện pháp can thiệp ngăn chặn và cố gắng hết sức để chống lại căn
bệnh này nhằm ngăn chặn sự lây lan rộng hơn và giảm tỷ lệ tử vong. Lực lượng
y tế công cộng và nhân viên y tế tại các cơ sở y tế đang đóng một vai trò quan
trọng trong việc phát hiện sớm các ca bệnh, truy tìm những người có tiếp xúc
một cách nhanh nhất có thể và điều trị bệnh nhân. Sự sẵn có của các thiết bị
phòng hộ cá nhân (PPE) và việc sử dụng phù hợp, nhất quán của các nhà cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các chuyên gia y tế công cộng là một yếu tố
quan trọng trong việc chống lại bất kỳ căn bệnh truyền nhiễm nào trong một
cuộc khủng hoảng về các căn bệnh có nguy cơ phát triển thành đại dịch đe dọa
đến tất cả mọi người trên toàn thế giới. Yêu cầu của PPE đã tăng lên theo cấp số
nhân, khi ngày càng có nhiều quốc gia đang trải qua đại dịch COVID-19. Sự lây
lan nhanh chóng của đại dịch đã tạo ra tình trạng thiếu PPE tạm thời ở nhiều
quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Việc thiếu PPE đã ảnh hưởng đến tinh thần của
nhân viên y tế (NVYT) và các chiến binh tuyến đầu khác trong việc chống lại
căn bệnh do coronavirus, vì hơn 22.000 nhân viên y tế ở 56 quốc gia đã bị
COVID-19. Chúng tôi đã xem xét các tài liệu hiện có để hiểu những thách thức
trong việc đảm bảo sự sẵn có đầy đủ và sử dụng nhất quán PPE cũng như các
chiến lược để sử dụng hợp lý PPE ở Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy rằng trong mùa đại dịch COVID-19, tại các cơ sở khám chữa bệnh thì nhu
cầu về việc sử dụng PPE đã tăng lên cao hơn so với trước đó. Tất cả nhân viên y
tế có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều cần tiếp cận và sử dụng
PPE.bên cạnh đó, không chỉ nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm cần
PPE mà cả những nhân viên có nhiệm vụ hướng dẫn bệnh nhân đến thăm khám
tại bệnh viện cũng cần có PPE. Điều này làm cho nhu cầu về PPE bị thiếu hụt
tại rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh. Do đó chúng tôi cho rằng khả năng tiếp cận
với PPE và đưa ra các chiến lược sử dụng PPE một cách hợp lý để giảm tỷ lệ
nhiễm COVID-19 xuống mức tối thiểu trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe là
một vấn đề cần thiết và cấp bách trong mùa đại dịch. Chúng tôi có làm một
cuộc khảo sát nhỏ về việc sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân tại cơ sở
khám chữa bệnh là bệnh viện đại học Y Hà Nội để có thể thấy rõ được tầm quan
trọng của việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân nhất là trong mùa đại dịch
như hiện nay.
B. Nội dung
1. Khái niệm
Phương tiện phòng hộ cá nhân (PTPHCN)là những trang phục và phương
tiện thiết yếu được NVYT, những người tham gia chăm sóc người bệnh(NB) sử
dụng để tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người
bệnh.
2. Phân loại PTPHCN
PTPHCN bao gồm:
- PTPHCN cơ bản (PTPHCN cho phòng ngừa chuẩn) : vệ sinh tay, áo
choàng, khẩu trang y tế, kính, mặt nạn.
- PTPHCN đầy đủ (PTPHCN cho phòng ngừa bổ sung) : vệ sinh tay,
áo choàng, mũ trùm đầu, găng tay (sạch, găng tay vệ sinh, găng tay vô khuẩn),
quần, bao giày (ủng chống thấm), khẩu trang y tế các loại (khẩu trang phẫu
thuật, khẩu trang hô hấp, N95), kính, mặt nạ cho các tình huống tiếp xúc có
nguy cơ lây nhiễm cao trong phòng ngừa bổ sung.
3. Mục đích
- PTPHCN có thể bảo vệ NB, NVYT không bị nhiễm các vi sinh vật
thường trú và vãng lai từ NVYT, môi trường.
- PTPHCN còn giúp bảo vệ niêm mạc miệng, mũi, mắt và da của
NVYT khỏi bị bắn máu và dịch tiết có chứa mầm bệnh lây nhiễm.
- Việc mang đầy đủ và đúng PTPHCN là biện pháp quan trọng nhất
trong phòng ngừa lây nhiễm cho NVYT.
4. Nguyên tắc sử dụng
4.1.Nguyên tắc chung
- Luôn có sẵn một cơ số PTPHCN tại nơi chăm sóc NB.
- Chọn trang phục PHCN căn cứ vào: nguy cơ PHƠI NHIỄM khi thực
hiện chuyên môn và dự khiến thao tác có nguy cơ bắn máu, dịch tiết vào
cơ thể.
- Trong quá trình mang các PTPHCN không được sờ vào mặt ngoài và
phải thay khi rách, ướt.
- Trước khi rời buồng bệnh, cần tháo bỏ PTPHCN và vệ sinh tay. Khi
tháo bỏ cần chú ý tháo phương tiện bẩn nhất ra trước ( ví dụ găng tay).
Khẩu trang tháo bỏ sau cùng.
- Vệ sinh bàn tay là một PTPHCN không thể thiếu.
4.2. Chỉ định
4.2.1.Theo nguy cơ tiếp xúc
- Nguy cơ cao và rất cao là những người trực tiếp chăm sóc người bệnh,
làm TTXL ( thủ thuật xâm lấn) trên đường hô hấp, đi vào khu vực đang
có dịch hoặc phòng cách ly NB nặng, NB đã được xác định bệnh.
- Nguy cơ trung bình là những người tiếp xúc với cộng đồng người bệnh
đã được đoán bệnh/ nghi ngờ bệnh nhưng vẫn còn khỏe mạnh.
- Nguy cơ thấp là những người tiếp xúc với cộng đồng, đồng nghiệp đang
có nghi ngờ dịch, khu vực gián tiếp tham gia chăm sóc người bệnh.
4.2.2.Theo tình huống
- Phòng ngừa lây truyền bệnh qua đường máu: Khi có phơi nhiễm với máu
và dịch có chứa máu làm xét nghiệm, làm thủ thuật xâm lấn trên NB có
nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch có chứa máu/chế phẩm có chứa thành
phần máu.
- Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí: Áp dụng cho những người
bệnh nghi ngờ có nhiễm những tác nhân gây bệnh quan trọng có thể lây
truyền theo đường không khí như: Sỏi, Thủy Đậu, Herpes zoster,
Varicella zoster, Lao phổi và SARS, H5N1 trong những thủ thuật tạo khí
rung.
- Phòng ngừa lây truyền qua giọt bắn: Áp dụng cho những người bệnh nghi
ngờ có nhiễm những bệnh lây truyền qua giọt bắn như nhiễm
Haemophilus influenzae type B, Neisseria meningitidis, nhiễm não mô
cầu, ho gà, bạch hầu, viêm phổi do Mycoplasma, dịch hạch, viêm họng,
viêm phổi do streptococcus….
Trường hợp Vệ Găn Áo Khẩu Kín
sinh g tay choàn trang h
tay g che
mắt
Luôn luôn trước và sau tiếp với bệnh X
nhân, sau tiếp xúc với môt trường bẩn.
Nếu tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ X X
thể, chất tiết, niêm mạc hoặc da bị tổn
thương.
Nếu có nguy cơ bắn, tóe máu, dịch tiết X X X
vào cơ thêt NVYT.
Nếu có nguy cơ bắn tóe máu, dịch tiết X X X X X
vào cơ thể và mặt nhân viên y tế.

Phân loại thực hành Găng Khẩu Áo Khính ủng Bao Tạp
trang choàng mắt giày giề
1. Thủ thuật vào + + + + _ +_ _
động mạch.
2. Thủ thuật vào + + +_ _ _ _ _
tĩnh mạch.
3. Thủ thuật chọc + + +_ +_ _ +_ _
dò khoang cơ
thể.
4. Đặt nội khí + + + +_ _ +_ _
quản, mở khí
quản.
5. Hút đỡm + + _ +_ _ _ _
6. Thay băng vết + + _ _ _ +_ _
mổ, vết thương.
7. Khâu vết + + + _ _ _ _
thương phần
mền.
8. Khám sản khoa + + _ _ _ _ _
(khám trong)
9. Đỡ đẻ. + + + + + _ +
10.Nạo hút thai. + + + +_ _ _ _

Phân lạo thực hành Găng Khẩu Áo Kính ủng Bao Tạp
trang choàn mắt giày giề
g
11.Đặt dụng cụ tử + + + _ _ _ _
cung.
12.Thu gom, xử lí + + + _ + _ +
dụng cụ bẩn.
13.Thu gom, xử lí đồ + + _ _ + _ +
vải bẩn.
14.Thu gom, vận + + _ _ _ _ +
chuyển chất thải.
15.Vệ sinh môi + + _ _ + _ +
trường.
16.Đổ bỏ chất thải + + _ _ + _ +
NB.
17. Tiếp xúc với bệnh + + +_ _ _ _ _
phẩm trong phòng
XN.
18. Tiếp xúc với tử + + + _ + _ +
thi.

4.2.3.Dựa theo từng loại PTPHCN


- Mang găng tay.
- Sử dụng khẩu trang.
- Sử dụng các phương tiện che mặt và mắt.
- Sử dụng áo choàng tạp giề.
5. Thực trạng
5.1.Thực trạng về việc sử dụng PTPHCN ở các CSKCB ở Việt Nam
Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng, có tên viết tắt là SARS-
coV-2, là một chủng loại coronavirus gây bệnh viên đường hô hấp cấp lần đầu
tiên xuất hiện vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19
tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng trở thành đại
dịch toàn cầu. Việt Nam là một đất nước có đường biên giới trên đất liền giáp
với Trung Quốc ở phía Bắc cộng thêm với việc giao lưu, thông thương của Việt
Nam với các nước trên thế giới đang ngày một mở rộng nên việc mở cửa biên
giới để các du khách nước ngoài sang thăm quan và du lịch cũng giai tăng
nhanh chóng. Chính vì đó nên việc lây lan virus corona là một điều không thể
tránh khỏi. Ngày 23 tháng 1 năm 2020 Việt Nam đã có trường hợp nghi nhiễm
đầu tiên. Số ca nhiễm và nghi nhiễm tại tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam ngày
một tăng cao, cao nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, có ngày Việt
Nam ghi nhận đến 105 ca (nguồn: trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng
Việt Nam). Chính phủViệt Nam đã nhanh chóng công bố và yêu cầu Bộ Y Tế
nhanh chóng thực hiện các chủ chương để có thể làm giảm tốc độ lây lan bằng
các biện pháp như cách ly người nhiễm và nghi nhiễm, khuyến cáo mọi người
cách để phòng chống và bảo vệ chính bản thân. Ngoài ra, có nhiều bệnh viện và
các cơ sở khác đã trở thành khu cách ly và gia tăng việc nghiên cứu để mau
chóng tìm ra vaccine để đẩy lùi dịch bệnh. Do đây là một chủng loại virus mới
phát hiện và có khả năng lây lan nhanh chóng mà việc tìm ra vaccine cần một
thời gian nhất định, vì vậy để giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh, việc sử dụng PPE là
cần thiết và rất quan trọng đặc biệt là với những nhân viên y tế làm việc tại khu
cách ly, họ phải thường xuyên tiếp xúc với người bệnh nên việc cung cấp và sử
dụng PTPHCN là cần thiết và quan trọng. Vào ngày 20 tháng 3, Bộ Y tế thông
báo hai nữ điều dưỡng của Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai
nhiễm Covid-19, lần lượt là bệnh nhân thứ 86 và 87 tại Việt Nam, sự kiện này
đã cảnh tỉnh tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe về việc sản xuất, cung cấp và sử
dụng PPE trong mùa đại dịch. Bộ Y tế đã phân tuyến tiếp nhận, thu dung điều
trị, quản lý, theo dõi cách ly triệt để ca bệnh nghi nhiễm và khi đã xác định
dương tính với chủng virus Corona mới. Các bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận
bệnh nhân diễn biến nặng và xác định dương tính như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt
đới Trung ương (cơ sở Kim Chung) tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra.
Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng của Bệnh viện, người bệnh sẽ
được chuyển đến: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện
Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên); Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ
Chí Minh tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trường
hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng của Bệnh viện, người bệnh sẽ được chuyển
đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bênh
viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh (nguồn: theo công văn số 362/BYT-KCB ngày
28/1/2020 của Bộ Y tế). Các bệnh viện tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân nhiễm
COVID-19 thì NVYT ở đó cần thiết phải sử dụng các PTPHCN. Do là khu vực
cách ly có nhiều người nhiễm bệnh nên các PTPHCN như găng tay, mũa che
đầu, kính mắt, bao giày, khẩu trang N95, khẩu trang y tế, áo choàng... luôn luôn
phải có sẵn và đầy đủ các loại kích cỡ. Với số lượng người nghiễm và nghi
nhiễm khá cao nên việc sử dụng PTPHCN của các NVYT ở các cơ sở cách ly
cũng yêu cầu với một số lượng khá cao.

You might also like