You are on page 1of 3

CÂU 2

Trong các quan điểm của HCM về cách mạng giải phóng dân tộc như:

- Cách mạng gpdt muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
- Cách mạng gpdt trong điều kiện của VN, muốn thắng lợi phải do Đảng cộng sản lãnh đạo
- Cách mạng gpdt phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công
-nông làm nền tảng
- Cách mạng gpdt cần chủ động, sáng tạo, có khả năng thắng lợi trước cách mạng vô sản
ở chính quốc
- Cách mạng gpdt phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng

Quan điểm 4 thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của HCM:

 Khái niệm:
Cách mạng thuộc địa là cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa để thoát khỏi sự
thống trị của các nước TB nước ngoài.
Cách mạng vô sản chính quốc là cm của giai cấp vô sản nhằm lật đổ sự thống trị của giai
cấp tư sản diễn ra ở chính các nước đế quốc
 Trong thời đại lúc bấy giờ, song song với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa, ở chính quốc cũng âm thầm diễn ra cuộc cách mạng của giai cấp vô sản
nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản ở chính các nước này.
 HCM chỉ rõ mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa cách mạng thuộc
địa và cách mạng vô sản chính quốc- mối quan hệ bình đẳng, không lệ thuộc vào nhau.
Năm 1924, tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản, Người nói: “Vận mệnh của giai cấp vô sản
ở nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc
địa”. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp(1925), Người cũng viết: “Chủ nghĩa
tư bản là một con đỉa có 1 vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một cái vòi khác
bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa.Nếu muốn giết con vật ấy, người ta đồng thời cắt cả
2 vòi. Nếu người ta chỉ cắt 1 vòi thôi, thì cái còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp
vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra”.
 Là một người dân thuộc địa, là người cộng sản và là người nghiên cứu rất kĩ chủ nghĩa
đế quốc, HCM cho rằng: cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách
mạng vô sản chính quốc mà còn có thể thắng lợi trước. Luận điểm sáng tạo trên của
HCM dựa trên những cơ sở sau:
 Thuộc địa có một vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế
quốc, là nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế
quốc.
 Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa, mà
theo Người nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi
được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng.
 Với thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam cũng như phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới đã thành công vào những năm 60, trong khi cách mạng vô sản ở chính quốc
chưa nổ ra và thắng lợi, càng chứng minh luận điểm trên của HCM là độc đáo, sáng tạo,
có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn.

CÂU 3: PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HCM VỀ THỜI KÌ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN XÃ HỌI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM. ANH CHJ HÃY PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ
QUÁ ĐỘ ĐI LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NƯƠC TA HIỆN NAY.

A. TƯ TƯỞNG HCM VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN XHCN.


- Theo chủ nghĩa Mác-Leenin, CNXH là thời kì cách mạng cải biến toàn diện và sâu sắc trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là thời kì chuẩn bị vững chắc nền tảng vững chắc kĩ thuật
để xây dựng xã hội mới, chế độ XHCN. Như vậy, thực chất của thời kì quá độ đi lên XHCN là thời
kì chuẩn bị nền tảng vật chất kĩ thuật, tiền đề kinh tế văn hóa cho CNXH.
- Tính chất của thời kì quá độ: là thời kì cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài,
khó khăn, gian khổ. Thời kì dân tộc ta phải thay đổi hoàn toàn nếp sống, thói quen, ý nghĩ,
thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng nghìn năm; phải xóa bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước
dốt nát thành một nước có van hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc trong điều kiện nước ta
là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến nên mới là cuộc biến
đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí nó còn khó khăn, phức tạp hơn việc đánh giặc.
- Đặc điểm của thời kì quá độ: Đặc điểm lớn nhất của thời kì quá độ ở VN là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, k kinh qua giai đoạn phát triển TBCN. HCM
không phủ định sạch trơn mà chỉ bỏ qua sự xác lập quan hệ thống trị TBCN ở VN, quan hệ người
bóc lột người. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN vẫn còn tồn tại mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn
giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế- xã hội
quá thấp kém của nước ta.
- Nhiệm vụ của thời kì quá độ: Đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ,
xây dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên CNXH trên tất cả các lĩnh vực của đơi
sống xã hội, trong đó:
+ Chính trị: Xây dựng chế độ dân chủ
+ Kinh tế: Xây dựng nền tảng vật chất kĩ thuật cho CNXH
+ Văn hóa: Xd nền vân hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Các quan hệ xã hội: Công bằng, dân chủ, văn minh.
- Nguyên tắc xây dựng CNXH thời kì quá độ:
+ Tư tưởng, hành động phải xây dựng chủ nghĩa Mác- Leenin.
+ Giữ vững độc lập dân tộc.
+ Đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.
+ Xây phải đi đôi với chống.

B. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN


CÂU 4: PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HCM VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
LÀM RÕ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO QUAN ĐIỂM MÁC LENIN CỦA HCM VỀ VIỆC SÁNG LẬP VÀ
RÈN LUYỆN ĐẢNG CỘNG SẢN.

You might also like