You are on page 1of 5

1.

Phân biệt các hình thức chính thể của nhà nước
a. Chính thể quân chủ
- Hình thức chính thể mà quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay người đứng đầu nhà
nước - được hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi (thế tập).
- Người đứng đầu: nhà vua (hoàng đế, quốc vương, quốc trưởng,...)
- Chia thành :
+ Quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên chế): quyền lực tối cao của nhà nước nằm trong tay nhà vua -> nhà
vua có quyền lực vô hạn, nhà nước được quản lí theo ý chí chủ quan của nhà vua => chủ yếu xuất hiện
trong kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
+ Quân chủ hạn chế: nhà vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực nhà nước (quân chủ nhị nguyên) hoặc thậm
chí không nắm giữ thực quyền mà chỉ mang tính biểu trưng (quân chủ đại nghị) => nhà nước lúc này
không còn nắm giữ quyền lực tuyệt đối nữa mà quyền lực bị hạn chế bởi Hiến pháp (Vương quốc Anh,
Nhật Bản, Thụy Điển, Đan Mạch,...)
b. Chính thể cộng hòa
- Hình thức chính thể mà quyền lực nhà nước thuộc về các cơ quan do người dân bầu ra (trực tiếp hoặc gián
tiếp) và làm việc theo nhiệm kì.
+ Cộng hòa quý tộc: hình thức chính thể mà chỉ có giới quý tộc mới được bầu cử và ứng cử vào cơ quan
quyền lực nhà nước. Hình thức chính thể này hiện nay KHÔNG còn tồn tại nữa.
+ Cộng hòa dân chủ: hình thức chính thể mà mọi người dân đủ tuổi và điều kiện theo luật định đều có quyền
bầu cử để lựa chọn ứng viên tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước.
● Cộng hòa đại nghị: Trung Quốc, Đức, Ba Lan,...
● Cộng hòa tổng thống: Hoa Kỳ, Braxin, Philippin,...
● Cộng hòa lưỡng tính: Pháp, Nga, Hàn Quốc,...

2. Phân biệt các hình thức cấu trúc của nhà nước
(cách thức tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ và mối quan hệ giữa các đơn vị này với
nhau cũng như là với các cơ quan nhà nước ở trung ương)
a. Nhà nước đơn nhất
- Nhà nước có quyền lực thống nhất từ trung ương đến địa phương
- Các đơn vị hành chính - lãnh thổ trong nhà nước đơn nhất chịu sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan nhà
nước ở trung ương
- Hệ thống pháp luật trong nhà nước đơn nhất cũng thống nhất
- Ví dụ: Cộng hòa Pháp, Đại Hàn Dân Quốc, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam,...
b. Nhà nước liên bang
- Được hình thành từ các tiểu bang hợp lại
- Các tiểu bang có tính độc lập tương đối cao so với chính quyền liên bang
- Mỗi tiểu bang có tính độc lập tương đối cao với chính quyền liên bang. Mỗi tiểu bang có thể được so sánh
với một quốc gia nhỏ nằm trong nhà nước liên bang
- Mỗi tiểu bang có hệ thống cơ quan nhà nước và hệ thống pháp luật riêng nhưng không dược trái với các
nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp và pháp luật liên bang
- Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức
3. So sánh quy phạm xã hội và quy phạm pháp luật
Giống nhau: Đều là những quy tắc xử sự chung được cộng đồng dân cư công nhận và định hướng hành vi theo
đúng những quy tắc có sẵn
Khác nhau
a. Quy phạm xã hội
-Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với
con người trong một phạm vi, cộng đồng nhất định (trong xã hội)
-Quy phạm xã hội tự hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, thông qua các mối quan hệ của xã hội
-Quy phạm xã hội mang tính xã hội sâu sắc, không mang tính bắt buộc chung (tập quán, tín điều tôn giáo,...)
-Quy phạm xã hội được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp, cơ chế chứ không được bảo đảm bởi pháp luật
b. Quy phạm pháp luật
-Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của nhà nước
-Quy phạm pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
-Quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm mang tính bắt buộc chung
-Quy phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện
c. Ví dụ
-Quy phạm xã hội: tôn sư trọng đạo, hiếu thảo với cha mẹ,...
-Quy phạm pháp luật: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, cấm buôn bán ma túy,...
4. So sánh quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật
Giống nhau: Quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội đều thể hiện các mối quan hệ
Khác nhau:
a. Quan hệ xã hội
-Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã
hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, v.v... (trong quan hệ xã hội có quan hệ pháp luật)
-Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội.
-Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động. Các hành động này không phải là ngẫu
nhiên, mà thường phải có mục đích, có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác.
-Quan hệ xã hội là mối quan hệ mang tính nhân văn, mối quan hệ xã hội không bị ràng buộc bởi không gian, thời
gian và vị trí địa lý.
b. Quan hệ pháp luật
- Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở có sự điều chỉnh của quy phạm pháp
luật làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ đó
- Quan hệ pháp luật được hình thành mang tính ý chí của các chủ thể

- Quan hệ pháp luật có các chủ thể xác định và chứa nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể
- Nhà nước đảm bảo thực hiện các quan hệ pháp luật
c. Ví dụ
- Quan hệ xã hội: quan hệ cô trò, quan hệ bạn bè,...
- Quan hệ pháp luật: quan hệ kết hôn, quan hệ cấp dưỡng,...

5. Phân biệt các loại lỗi


a. Lỗi cố ý trực tiếp (buôn bán ma túy, giết người,...)
- Là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
b. Lỗi cố ý gián tiếp (che dấu tội phạm,...)
- Là lỗi của chủ thể vi phạm khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó , tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc
cho hậu quả xảy ra
c. Lỗi vô ý do cẩu thả (uống rượu bia khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ,...)
- Là lỗi mà chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng
tự tin, tin tưởng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được hậu quả xảy ra
d. Lỗi vô ý do cẩu thả
- Là lỗi mà chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra, mặc dù có thể hoặc buộc phải nhận thấy trước hậu quả đó

6. Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật


a. Tuân thủ pháp luật (cấm tàng trữ ma túy, cấm buôn lậu,...)
- Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể kiềm ché, không thực hiện những hành vi
mà pháp luật cấm
b. Thi hành pháp luật (nộp thuế, nghĩa vụ quân sự,...)
- Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lí của
mình bằng hành động tích cực
c. Sử dụng pháp luật (đăng kí kinh doanh, đăng kí kết hôn,...)
- Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lí
của mình bằng những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện
d. Áp dụng pháp luật (các cơ quan pháp luật, tòa án,...)
-Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có
thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ
vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt những quan hệ pháp
luật cụ thể.
7. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

8. Hiệu lực hồi tố


- Hiệu lực hồi tố được hiểu là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự đối
với hành vi được pháp luật hình sự quy định là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm
có hiệu lực thi hành.
- Hiệu lực hồi tố có thể được áp dụng tại Việt Nam với một số loại văn bản quy phạm pháp luật nhất định.
- Điều kiện:
+ Chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ
chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước
+ Không được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
+ Không được áp dụng đối với các trường hợp như quy định trách nhiệm pháp lí mới đối với hành vi mà vào
thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lí hoặc quy định trách nhiệm
pháp lí nặng hơn
9. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội; trong đó tất cả các cơ quan, tổ
chức, công dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa một cách tự giác, nghiêm chỉnh, đầy đủ,
thống nhất.
Để xây dựng thành công pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần có các điều kiện như sau:
- Tôn trọng tính tối cao của hiến pháp
- Bảo đảm tính thống nhất trong nhận thức và thực hiện pháp luật trên quy mô toàn quốc
- Đảm bảo hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật được thực hiện
một cách tích cực, chủ động và hiệu quả
- Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được đảm bảo và bảo vệ
- Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân
- Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa và văn hóa quản lý

You might also like