You are on page 1of 73

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG NHẬT THỰC HÀNH


THEO KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM
“Ban hành kèm theo Thông tư số ……../TT-BGDĐT
ngày…..tháng….năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”
MỤC LỤC
TRANG

LỜI NÓI ĐẦU: BỐI CẢNH VÀ TÍNH BỨC THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH TIẾNG NHẬT THỰC HÀNH THEO KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC
4
DÙNG CHO VIỆT NAM
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH 8
1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH 8
2 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 9
3 MỤC TIÊU 11
3.1 Mục tiêu chung 11
3.2 Mục tiêu cụ thể 11
4 YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH THEO TỪNG CẤP ĐỘ 17
4.1. Chuẩn kỹ năng ngôn ngữ 17
4.2 Chuẩn kiến thức ngôn ngữ 40
4.3. Định hướng về hệ thống chủ điểm, chủ đề 41
5 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 42
6 ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ HỌC TẬP 42
PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THEO TỪNG CẤP ĐỘ 45
1 TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 45
BẬC 1 45
BẬC 2 50
2 TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP 54
BẬC 3 54
BẬC 4 57
3 TRÌNH ĐỘ CAO CẤP 60
BẬC 5 60
BẬC 6 65
PHẦN III GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

LỜI NÓI ĐẦU: BỐI CẢNH VÀ TÍNH BỨC THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG NHẬT
THỰC HÀNH THEO KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM

Nền kinh tế mở cửa ở nước ta với hoàn cảnh mới, thách thức mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
không ngừng đòi hỏi việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ, công nhân viên để trực tiếp làm việc với nước ngoài và
tiếp cận đời sống chính trị xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ trên toàn thế giới, theo kịp bước tiến chung của nhân loại.
3
Trong xu thế hội nhập với cộng đồng quốc tế của nước ta, ngoại ngữ trở nên đặc biệt quan trọng và việc giảng dạy các ngoại
ngữ, trong đó có tiếng Nhật, rất cần được đẩy mạnh. Vì vậy, Nhà nước ta đã có những chính sách quan trọng nhằm phổ cập
giáo dục ngoại ngữ, từ bậc tiểu học, trung học cho đến bậc đại học, đồng thời mở rộng cơ hội học ngoại ngữ cho tất cả các tầng
lớp xã hội, nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của người dân.
Là một quốc gia thuộc khu vực Châu Á có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, nền giáo dục hiện đại, mối quan hệ chặt chẽ
với Việt Nam về văn hóa, mối quan hệ ngoại giao chính thức lâu đời với Việt Nam (được thiết lập từ năm 1973), Nhật Bản
luôn là một đối tác quan trọng đối với Việt Nam trong quan hệ giao lưu và hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học
kỹ thuật. Trên thực tế, trong những năm gần đây quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ. Về
phương diện kinh tế, với cương vị là nước có viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản ngày càng tăng cư ờng viện trợ
và dành những ưu tiên cho mối quan hệ với Việt Nam. Theo thống kê, tại thời điểm tháng 9 năm 2017, tại Việt Nam có 2257
doanh nghiệp Nhật Bản; số lượng khách du lịch Nhật Bản sang Việt Nam trong 1 năm đạt 740.000 lượt người, khách du lịch
Việt Nam sang Nhật Bản trong 1 năm đạt 230.000 lượt người. Vào năm 2017, theo đài NHK Nhật Bản, số lượng người Nhật
sống và làm việc tại Việt Nam là khoảng 10.0000 người, số lượng người Việt Nam sống và làm việc tại Nhật Bản là 232.562
người và đang ngày càng gia tăng (chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng thêm 32.572 người tương đương 16,3% so với thống
kê cuối năm 2016.)
Nhìn từ lĩnh vực hợp tác về nguồn nhân lực lao động, theo công bố của Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS),
trong năm 2016, tổng số người Việt Nam đi làm việc tại thị trường khu vực Đông Bắc Á là 116.948 người, chiếm tỷ trọng
92,6% tổng số 126.296 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó thị trường Nhật Bản chiếm 1 tỉ trọng lớn và ngày
càng tăng: năm 2016 có  39.938 người, tăng 47,86% so với số lao động đưa đi năm 2015, và chỉ riêng trong tháng 12/2016
con số này là 6.345 người.
4
Tính đến thời điểm hiện tại, theo công bố của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) hiện có khoảng 190.000
lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản theo quy chế thực tập sinh (theo “Thời báo tài chính Việt Nam online trích từ
nguồn của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS), ngày 7/1/2017: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-
hoi/2017-01-06/nam-2016-hon-126000-lao-dong-viet-nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-39646.aspx.) Nhật Bản cũng đã và đang
đưa ra nhiều chính sách mới cũng cho phép các công ty Nhật Bản có thể tăng tỷ lệ thực tập sinh nước ngoài được tuyển dụng,
đồng thời mở rộng ngành nghề được phép tuyển dụng thực tập sinh tại Nhật Bản, và điều đó thúc đẩy việc hợp tác về nhân lực
với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, hứa hẹn việc tăng cao tỉ lệ người Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản. Đặc
biệt, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23 ngày 6/6/2017, tại
Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chứng kiến các Bộ, ngành và
cơ quan hai nước trao đổi 14 văn kiện ký kết, trong đó có Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) giữa Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Y tế Phúc lợi Nhật Bản. Đây là bản thỏa thuận đầu tiên giữa
Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản về lĩnh vực này, và cũng là bản thỏa thuận đầu tiên mà Chính phủ Nhật Bản ký
với các nước đưa thực tập sinh đến Nhật Bản, đánh dấu sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực này. (Theo báo
“Người Hà Nội” ngày 15/6/2017: http://nguoihanoi.com.vn/viet-nam-nhat-ban-ky-ket-ban-ghi-nho-hop-tac-ve-che-do-thuc-
tap-sinh-ky-nang_233320.html)
Trong bối cảnh nêu trên, tại Việt Nam, số lượng người học tiếng Nhật ngày càng tăng: năm 2006 là 29.982 người, năm
2009 là 44.279 người, năm 2015 là 64.863 và theo ước tính thì tại thời điểm cuối năm 2017 đã đạt con số hơn 70 nghìn người
(theo thống kê của Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản: http://www. jpf.go.jp/j/japan_j/ oversea/). Trong hệ thống giáo dục quốc
dân, tiếng Nhật được giảng dạy tại trường trung học cơ sở từ năm 2003, đến năm 2009 trên toàn quốc có 3.238 học sinh phổ
thông học tiếng Nhật; năm 2007 tiếng Nhật trở thành 1 trong 5 ngoại ngữ chính thức được giảng dạy tại bậc giáo dục phổ
5
thông và năm 2008 tiếng Nhật ở thành môn thi tốt nghiệp, môn thi tuyển sinh đại học của Việt Nam. Vào năm 2015 trên toàn
quốc có 12.021 học sinh THCS và THPT học tiếng Nhật và con số này đang tiếp tục tăng lên. Năm 2016, tiếng Nhật như ngoại
ngữ thứ nhất cũng được đưa vào giảng dạy thí điểm tại trường tiểu học.
Ở bậc đào tạo đại học và sau đại học, ngành ngôn ngữ Nhật Bản cũng đã có lịch sử phát triển lâu đời với nhu cầu ngày càng
cao. Tại thời điểm năm 2015, theo thống kê của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản có 219 cơ quan giáo dục giảng dạy tiếng Nhật,
trong đó có 15 trường đại học giảng dạy tiếng Nhật như một chuyên ngành và gần 20 trường đại học, cao đẳng dạy tiếng Nhật
như một ngoại ngữ/ phương tiện giao tiếp, học tập. Các cơ quan còn lại là trường cao đẳng, trung cấp, trường trung học cơ sở
và trung học phổ thông, trung tâm tiếng Nhật hoặc trung tâm ngoại ngữ có lớp tiếng Nhật.
Với một số lượng lớn cơ quan giảng dạy tiếng Nhật và số lượng người học tiếng Nhật đông như vậy, nhất là trong bối cảnh
việc giảng dạy ngoại ngữ tại Việt Nam đang được xã hội đặc biệt quan tâm và chính phủ đã đưa ra những chính sách, yêu cầu
cụ thể về chuẩn đầu ra ngoại ngữ trong đó có việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam năm 2014,
việc xây dựng các chương trình đào tạo dựa trên khung năng lực và phù hợp với các đối tượng người học là cần thiết. Tính đến
thời điểm tháng 12 năm 2017, liên quan đến giáo dục tiếng Nhật, ở Việt Nam đã có các khung chương trình/ chương trình giáo
dục sau: khung chương trình giáo dục đại học ngành tiếng Nhật (thống nhất cho các trường đại học, được Bộ GD và ĐT ban
hành năm 2002) và các chương trình đào tạo ngành tiếng Nhật của các trường đại học có ngành tiếng Nhật được xây dựng dựa
trên khung chương trình đào tạo này ; khung chương trình đào tạo ngành sư phạm tiếng Nhật (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG
Hà Nội ban hành năm 2005); khung chương trình tiếng Nhật dùng cho học sinh trung học phổ thông Chuyên ngoại ngữ
(Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội ban hành năm 2005); khung chương trình đào tạo chất lượng cao ngành ngôn ngữ
Nhật (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội ban hành năm 2013); khung chương trình giáo dục tiếng Nhật bậc trung học cơ
sở và trung học phổ thông (Bộ GD và ĐT ban hành năm 2007 và 2013); khung chương trình giáo dục tiếng Nhật (như ngoại
6
ngữ thứ nhất) bậc tiểu học (Bộ GD và ĐT ban hành năm 2016); khung chương trình giáo dục tiếng Nhật (như ngoại ngữ thứ
nhất) bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông (Trường ĐHNN ĐHQGHN biên soạn theo nhiệm vụ Bộ GD và ĐT giao năm
2014 Bộ GD và ĐT, đã thẩm định cấp cơ sở và đang chờ thẩm định cấp quốc gia); khung chương trình giáo dục tiếng Nhật
không chuyên (Trường ĐH Hà Nội xây dựng năm 2014); khung chương trình tiếng Nhật thương mại (Trường ĐH Ngoại
thương xây dựng năm 2016). Ngoài ra, còn có một số chương trình/ khung chương trình đào tạo tiếng Nhật được các cơ sở đào
tạo khác xây dựng. Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 12 năm 2017, ở Việt Nam chưa có khung chương trình tiếng Nhật thực hành
dùng chung để các cơ sở giáo dục dựa vào đó xây dựng giáo trình, tài liệu giảng dạy, thiết kế khóa học. Việc chưa có một
khung chương trình tiếng Nhật thực hành dùng chung cũng gây khó khăn đáng kể trong việc kiểm tra/ đánh giá năng lực sử
dụng tiếng Nhật thực hành đối với các đối tượng người học khác nhau dựa trên khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt
Nam. (Việc kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Nhật của người Việt Nam tại thời điểm năm 2017 dựa trên thang đánh
giá 5 bậc của kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật JLPTdo Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) chủ trì hoặc một
số kỳ thi kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Nhật khác như NAT-TEST, TOP J, J TEST v.v..
Từ những phân tích trên, và từ kết quả khảo sát thăm dò nhu cầu học tiếng Nhật thực hành và nhu cầu xây dựng chương
trình tiếng Nhật thực hành theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam được tiến hành với các đối tượng khác nhau (nhà
quản lý, giảng viên/ giáo viên, người học v.v... ) tại các cơ sở giáo dục khác nhau cho thấy việc xây dựng chương trình tiếng
Nhật thực hành theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam là cần thiết và khả thi, đáp ứng những đòi hỏi cấp
thiết về phát triển ngành tiếng Nhật và phổ cập tiếng Nhật tại Việt Nam, thông qua đó góp phần xây dựng nguồn nhân lực phục
vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

7
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình tiếng Nhật thực hành là chương trình tiếng Nhật được xây dựng hướng tới mọi đối tượng người học, nhằm
trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể giao tiếp được bằng tiếng Nhật.
Chương trình tiếng Nhật thực hành (dưới đây gọi tắt là Chương trình) cung cấp tri thức về văn hóa xã hội, kiến thức
ngôn ngữ nói chung và kỹ năng sử dụng tiếng Nhật (bao gồm 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết) nói riêng, giúp người học rèn
luyện năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Chương trình được xây dựng với thời lượng 1620 tiết học (mỗi tiết học ứng với 50 phút trên lớp), theo yêu cầu của
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được chia làm 6 bậc (từ Bậc 1đến Bậc 6) theo Khung năng lực ngoại
ngữ này, trong đó mỗi bậc ứng với thời lượng 270 tiết học.
Chương trình được xây dựng dựa vào nhu cầu của xã hội Việt Nam và đặc điểm tâm sinh lý, văn hóa của người Việt
Nam trong bối cảnh giao tiếp/ giao lưu với người Nhật Bản. Chương trình được biên soạn dựa vào những quan điểm ngôn ngữ
như sau:
a) Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp;
b) Ngôn ngữ là một phương tiện biểu đạt tư duy và tình cảm;
c) Ngôn ngữ là công cụ thể hiện những đặc điểm văn hoá của một dân tộc;
d) Việc sử dụng ngôn ngữ phụ thuộc vào các yếu tố mục đích, đối tượng, ngữ cảnh, và đặc điểm văn hoá.
Chương trình được xây dựng theo quan điểm hình thành và phát triển các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) trong khuôn khổ của
các chủ đề giao tiếp phù hợp, lấy kỹ năng giao tiếp dựa theo chủ điểm làm trục chính. Trong chương trình, nội dung giao tiếp

8
và chủ điểm được coi là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung các bài học, bài tập và hoạt động trong mỗi bài học. Do vậy, kỹ năng
giao tiếp và chủ điểm sẽ chi phối việc lựa chọn và tổ chức nội dung ngữ liệu trong chương trình. Các chủ điểm, chủ đề được
lựa chọn trong chương trình đều là những chủ điểm, chủ đề gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của người Việt Nam, nội dung
liên quan đến đất nước, con người, văn hóa, xã hội Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác trên thế giới, được lặp lại và có mở
rộng qua các cấp bậc.

2. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

 Nguyên tắc lấy người học làm trung tâm


Đảm bảo người học là trung tâm của quá trình học tập. Theo nguyên tắc này, phương pháp giảng dạy, bài tập và hoạt động,
nội dung ngữ liệu phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của người học.
Đảm bảo người học được tham gia tích cực vào các hoạt động nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Nhật trong các tình huống
giao tiếp với các chủ điểm và chủ đề quen thuộc và có ý nghĩa. Nội dung các chủ đề được lựa chọn phù hợp với môi trường
học tập, kiến thức của người học và nhu cầu sử dụng tiếng Nhật của người học trong công việc và cuộc sống.

 Nguyên tắc trình tự, quá trình

Nội dung giao tiếp, chủ đề, nội dung ngữ liệu, các bài tập và hoạt động rèn luyện kĩ năng được sắp xếp theo trình tự từ đơn
giản đến phức tạp cả về định lượng và yêu cầu khả năng tư duy.
Các kĩ năng ngôn ngữ là các kĩ năng được hình thành qua quá trình rèn luyện. Các hoạt động dạy và học trong quá trình
hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết được bố trí kết hợp hợp lí với các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
 Nguyên tắc mở rộng đồng trục, xoáy trôn ốc

9
Nội dung giao tiếp, chủ đề, các kĩ năng ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp, dạng bài khoá, hội thoại và các yếu tố ngôn ngữ khác
được giới thiệu và tái sử dụng có mở rộng từng bước từ dễ đến khó trong chương trình.
Đảm bảo xây dựng nội dung chương trình trên cơ sở hê ̣ thống chủ điểm và chủ đề. Một chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề.
Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu sử dụng tiếng Nhật của người
Việt Nam trong giao tiếp nói chung, trong công việc và cuộc sống nói riêng.
 Nguyên tắc giao tiếp ngữ cảnh hoá
Đảm bảo các kĩ năng ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp được dạy và học trong ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ. Nguyên tắc này
đảm bảo tính phù hợp về mục đích, đối tượng, ngữ cảnh và văn hoá.
Nội dung ngôn ngữ được phân bổ và giới thiệu một cách phù hợp với nhu cầu giao tiếp trong các tình huống thích hợp và
có thực. Nội dung ngữ pháp và từ vựng được coi là yếu tố công cụ cho việc trao đổi thông tin. Các chủ đề và nội dung của bài
khoá, hội thoại, bài tập và hoạt động v.v. bám sát việc sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống thực tế. Kiến thức ngôn ngữ được sử
dụng trong các tình huống trao đổi thông tin có thực.
 Nguyên tắc tích hợp
Đảm bảo phối hợp các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết cũng như phối hợp ngữ liệu và các bình diện sử dụng ngôn
ngữ khác trong cùng một đơn vị bài học hoặc trong cùng một ngữ cảnh để quá trình học tập có ý nghĩa. Đảm bảo tính tích hợp
giữa các chủ điểm và chủ đề, tích hợp 4 kĩ năng ngôn ngữ, tích hợp với nội dung có liên quan của các môn học khác trong
chương trình trung học phổ thông.

 Nguyên tắc liên thông và tiếp nối

10
Đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học tiếng Nhật giữa các cấp bậc; đảm bảo tính linh hoạt và mềm dẻo của
chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy học tiếng Nhật khác nhau đối với các đối tượng người học khác nhua và
giữa các vùng miền, địa phương khác nhau.

 Nguyên tắc chuẩn kiến thức

Đảm bảo sau mỗi giai đoạn học tập (ứng với 270 tiết học trên lớp) học viên đạt được trình độ tiếng Nhật tương ứng (từ
Bậc 1/6 đến Bậc 6/6); khi học xong toàn bộ chương trình (1620 tiết học trên lớp), người học đạt trình độ tiếng Nhật tương
đương với Cấp độ N1 của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT, tương đương trình độ bậc 6/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6
bậc dùng cho Việt Nam.

3. MỤC TIÊU

3.1. Mục tiêu chung


Mục tiêu chung của Chương trình nhằm trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cần thiết về tiếng Nhật thực hành
để hình thành năng lực sử dụng tiếng Nhật, đặc biệt là khả năng giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời
có thể sử dụng tiếng Nhật trong công việc hoặc tiếp tục học tiếng Nhật như một chuyên ngành ở trình độ cao hơn.
3. 2. Mục tiêu cụ thể
3.2.1. Về kiến thức
3.2.1.1. Về kiến thức ngôn ngữ
Sau khi hoàn thành toàn bộ Chương trình Tiếng Nhật thực hành (1620 tiết học), người học sẽ nắm được những kiến thức cơ
bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của tiếng Nhật hiện đại, có đủ trình độ để tiếp tục học lên các bậc

11
năng lực cao hơn, có thể học các môn chuyên ngành liên quan đến tiếng Nhật và/ hoặc có thể sử dụng tiếng Nhật để nghiên
cứu tiếng Nhật và các ngành học khác.
3.2.1.2. Về kiến thức văn hoá - xã hội và giao tiếp liên văn hoá

Thông qua việc học tiếng Nhật, người học có thể hiểu thêm văn hoá Nhật Bản, có thể thấy được những điểm tương đồng và
khác biệt giữa văn hoá Nhật Bản với văn hóa Việt Nam. Đây chính là cơ sở cho việc hình thành năng lực ngôn ngữ và năng
lực giao tiếp bằng tiếng Nhật của người học, đồng thời là cơ sở cho việc cung cấp thêm kiến thức về văn hóa - xã hội nói
chung, phát triển năng lực hiểu và tiếp nhận những điểm đặc thù, những điểm khác biệt của các nền văn hóa khác nhau. Các
kiến thức về văn hóa - xã hội nói chung và văn hóa Nhật Bản - Việt Nam nói riêng sẽ giúp cho người học tự tin trong công
việc và giao tiếp với người Nhật Bản nói riêng và giao tiếp trong môi trường quốc tế nói chung.

3.2.2. Về kỹ năng ngôn ngữ

Sau khi hoàn thành toàn bộ Chương trình Tiếng Nhật thực hành (1620 tiết học), thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,
người học có thể giao tiếp một cách trôi chảy bằng tiếng Nhật, sử dụng tiếng Nhật thành thạo trong công việc và cuộc sống.
Mục tiêu về kỹ năng ngôn ngữ ứng với mỗi bậc trong chương trình khác nhau, và được thể hiện qua một số nét chính trong
bảng dưới đây:

Bảng 1. Mục tiêu về kĩ năng ngôn ngữ của người học ứng với mỗi bậc
12
trong Chương trình Tiếng Nhật thực hành
Kĩ năng ngôn ngữ
Bậc
Nghe Nói Đọc Viết
1/6  Có thể hiểu các phát ngôn  Có thể sắp xếp từ ngữ  Có thể hiểu từng mệnh  Có thể viết các câu
(Sau khi nếu được nói chậm và phát đơn giản để nói về đề, câu của các đoạn văn đơn giản riêng lẻ.
hoàn thành âm rõ ràng, có ngắt đoạn. người, vật hoặc nơi nào bản rất ngắn và đơn  Có thể viết hoặc diễn
270 tiết học) đó. giản. đạt bằng văn bản các
thông tin cơ bản về bản
thân.
2/6  Có thể hiểu ở các nội dung  Có thể trình bày, thuyết  Có thể hiểu các đoạn  Có thể viết các đoạn
(Sau khi cụ thể liên quan đến cuộc trình một cách đơn giản văn bản ngắn và đơn văn đơn giản có sử
hoàn thành sống hằng ngày nếu được về các chủ đề thân giản về các vấn đề cụ dụng các từ nối.
540 tiết học) nói chậm và rõ ràng. thuộc. (người, sự vật, thể, gần gũi được viết  Có thể viết các đoạn
 Có thể hiểu các từ ngữ, cuộc sống, môi trường bằng những từ ngữ ghi nhớ ngắn và đơn
cách diễn đạt liên quan đến làm việc, thói quen hằng thông dụng hằng ngày giản về các sự việc
cuộc sống hằng ngày (ví dụ ngày, sở thích….) hoặc có liên quan đến trong cuộc sống hằng
như các thông tin rất đơn  Có thể sắp xếp một cách công việc của bản thân. ngày liên quan trực tiếp
giản của cá nhân hoặc gia đơn giản câu, từ ngữ. đến bản thân.
đình, mua sắm, đặc điểm
địa lí của khu vực nào đó,
tuyển dụng, ...) nếu được
nói chậm và rõ ràng.
3/6  Có thể hiểu hết các thông  Có thể trình bày, nói một  Có thể hiểu một cách  Có thể viết thư, bản
(Sau khi tin đơn giản liên quan đến cách rõ ràng và tỉ mỉ về đầy đủ nội dung của các ghi nhớ, thông báo, yêu
hoàn thành các chủ đề trong cuộc sống những chủ đề tương đối văn bản đơn giản liên cầu v.v. một cách dễ
810 tiết học) hằng ngày và trong công rộng có liên quan đến quan đến lĩnh vực hiểu và truyền đạt được
13
việc. lĩnh vực bản thân quan chuyên môn hoặc lĩnh nội dung mà mình coi
 Có thể hiểu chi tiết của hầu tâm. vực bản thân quan tâm. là quan trọng và quan
hết các đoạn thông tin nếu  Có thể bổ sung thêm ý tâm.
được nói bằng cách nói chính, đưa ra ví dụ có
quen thuộc và phát âm rõ liên quan, để triển khai,
ràng. nhấn mạnh quan điểm
 Có thể hiểu ý chính của các của bản thân.
đoạn truyện ngắn, các phát  Có thể thuyết trình hoặc
ngôn/ cuộc nói chuyện trình bày một cách khá
thường gặp trong công việc, trôi chảy một nội dung
học tập, giải trí nếu được đơn giản với độ dài nhất
nói rõ ràng bằng ngôn ngữ định về chủ đề mà bản
chuẩn. thân quan tâm.
4/6  Có thể hiểu các phát ngôn  Có thể trình bày một  Có thể lựa chọn và sử  Có thể viết tỉ mỉ, rõ
(Sau khi trực tiếp hoặc các bản tin về cách rõ ràng và tỉ mỉ về dụng tài liệu tham khảo ràng về các chủ đề
hoàn thành các chủ đề xã hội, cuộc chủ đề rộng có liên quan phù hợp, điều chỉnh thuộc lĩnh vực chuyên
1080 tiết sống, công việc nếu được đến lĩnh vực bản thân cách đọc, tốc độ đọc phù môn mà bản thân quan
học)
nói bằng ngôn ngữ chuẩn. quan tâm. hợp với từng mục đích tâm.
 Có thể hiểu nội dung của  Có thể bổ sung thêm ý và các loại văn bản khác
các phát ngôn dài hoặc bài chính, đưa ra ví dụ có nhau.
giảng phức tạp về các chủ liên quan để triển khai,  Có khả năng đọc hiểu ở
đề rất gần gũi nếu phát nhấn mạnh quan điểm mức độ tương đối độc
ngôn rõ ràng và logic. của bản thân. lập với vốn từ khá rộng.
 Có thể phát triển một
cách hệ thống và rõ ràng

14
phần thuyết trình, trình
bày của bản thân.
5/6  Có thể hiểu mạch chuyện,  Có thể trình bày một  Có thể đọc các đoạn văn  Có thể viết các đoạn
(Sau khi nội dung, các mối quan hệ cách rõ ràng, tỉ mỉ về bản phức tạp tuy phải văn có cấu trúc chặt
hoàn thành giữa các nhân vật hoặc nắm một chủ đề phức tạp. đọc lại nhiều lần những chẽ, rõ ràng về chủ đề
1350 tiết được ý chính của các đoạn  Có thể tổng hợp các đề chỗ khó hiểu phức tạp.
học)
hội thoại có nội dung hoàn tài nhỏ, phát triển ý  Có thể hiểu nội dung chi  Có thể triển khai, duy
chỉnh hoặc của các bản tin chính nào đó để có thể tiết của các đoạn văn trì các luận điểm bằng
được nói với tốc độ gần dẫn đến kết luận hợp lí. bản không liên quan đến cách nhấn mạnh các
giống với tự nhiên ở các chuyên môn của bản điểm quan trọng có
tình huống thường xảy ra thân. liên quan, bổ sung chi
hằng ngày hoặc ở các tình tiết ý phụ, lí do, sự việc
huống khác. có liên quan. Cuối
 Có thể hiểu các phát ngôn cùng có thể đưa ra các
dài ngay cả khi các phát kết luận thích hợp.
ngôn đó không có cấu trúc  Có thể diễn đạt chính
rõ ràng, hoặc không rõ ràng xác, rõ ràng điều bản
về tính liên quan của nội thân muốn trình bày và
dung. có thể điều chỉnh linh
 Có thể bắt kịp các phát hoạt, hiệu quả đối với
ngôn dài phức tạp và trừu người tiếp nhận thông
tượng nằm ngoài chuyên tin.
môn của bản thân đối với
các phát ngôn được nói với
cách nói không quen thuộc

15
tuy đôi chỗ vẫn phải vừa
nghe vừa yêu cầu người nói
xác nhận nội dung chi tiết.
6/6  Có thể nghe và hiểu chi tiết  Có thể trình bày, thuyết  Có thể hiểu nội dung,  Có thể viết lưu loát các
(Sau khi mạch chuyện, nội dung, các trình một nội dung với cấu trúc các đoạn văn văn bản phức tạp với
hoàn thành mối quan hệ giữa các nhân bố cục chặt chẽ và logic, mang tính logic và khá bố cục rõ ràng, cấu trúc
1620 tiết vật hoặc cấu trúc logic về giúp người nghe ghi nhớ phức tạp hoặc các đoạn logic và cách diễn đạt
học)
mặt nội dung của các đoạn hoặc sau đó nhớ lại được văn có mức độ trừu ấn tượng.
hội thoại có nội dung hoàn các ý chính của nội dung. tượng cao như các bài
chỉnh hoặc của các bản tin, xã luận, bình luận trên
bài giảng được nói với tốc báo về các vấn đề có
độ tự nhiên (nhanh) ở nhiều phạm vi khá rộng.
tình huống khác nhau.  Có thể đọc và hiểu cách
triển khai và chi tiết ý
nghĩa được biểu đạt của
các đoạn văn bản có nội
dung sâu sắc về nhiều
chủ đề khác nhau.

16
3.2.3. Về thái độ
Thông qua môn học tiếng Nhật, rèn luyện những phẩm chất cần có của một công dân Việt Nam trong môi trường
quốc tế hóa.
Thông qua môn học tiếng Nhật, xây dựng và hình thành hứng thú học tiếng Nhật và tìm hiểu về đất nước, con người,
nền văn hoá, ngôn ngữ Nhật Bản, làm giàu thêm vốn kiến thức của người học về văn hoá khu vực và văn hóa thế giới, góp
phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống Việt Nam - Nhật Bản.
4. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHƯƠNG TRÌNH THEO TỪNG CẤP ĐỘ

4.1. Chuẩn kỹ năng ngôn ngữ


Căn cứ thời lượng học được phân bố ở từng cấp học và tổng thời lượng của chương trình, mục tiêu của chương trình,
yêu cần đạt về kỹ năng ngôn ngữ (chuẩn kỹ năng ngôn ngữ) của chương trình Tiếng Nhật thực hành được thiết kế dựa theo
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam như sau:
4.1.1. Bậc 1
Năng lực tiếng Nhật của người học sau khi học xong chương trình này đạt bậc 1/6, tương đương cấp độ N5 của Kỳ thi Năng
lực tiếng Nhật (JLPT) và tương đương với bậc A1 trong 6 bậc năng lực của Khung tham chiếu chung Châu Âu với những kiến
thức và kỹ năng được mô tả một cách tổng quát như sau:
Nghe:

 Có thể theo dõi và hiểu được lời nói khi được diễn đạt chậm, rõ ràng, có khoảng ngừng để kịp thu nhận và xử lý thông tin.

 Có thể hiểu được những đoạn hội thoại rất ngắn, cấu trúc rất đơn giản với tốc độ nói chậm và rõ ràng về các chủ đề cơ bản
liên quan đến bản thân, trường - lớp học và những nhu cầu thiết yếu (ví dụ các thông tin rất cơ bản về cá nhân, gia đình, học
17
tập, khu vực sống xung quanh, mua sắm…).

 Có thể hiểu, làm theo được những chỉ dẫn ngắn và đơn giản được truyền đạt chậm và rõ ràng.

 Có thể nghe được các đoạn thoại ngắn được phát âm rõ ràng, chậm rãi liên quan đến các chủ đề đơn giản như giới thiệu về
những người tham gia hội thoại, chào hỏi, làm quen tại trường học, nơi làm việc.

 Có thể nghe và hiểu được một số từ chỉ nghề nghiệp, các thông tin về quốc tịch, quê quán của người tham gia hội thoại.

 Có thể nghe và hiểu được các con số, số đếm, giá cả… trong ngữ cảnh mua sắm.

 Có thể nghe và hiểu được những câu tường thuật đơn giản về nguyện vọng, yêu cầu của đối tác trong các đoạn thoại đơn
giản.
Nói:

 Có thể nói hoặc trả lời các câu hỏi đơn giản liên quan đến các chủ đề rất quen thuộc như bản thân, gia đình, trường lớp học
hoặc nhu cầu giao tiếp tối thiểu hằng ngày.

 Có thể mô tả người nào đó, nơi họ sống và công việc của họ.

 Có thể phát biểu những đoạn ngắn đã chuẩn bị trước, ví dụ: giới thiệu một diễn giả, đề nghị nâng ly chúc mừng.          

 Có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản với tốc độ nói chậm và thường phải yêu cầu người đối thoại với mình nhắc lại hay diễn
đạt lại.

 Có thể hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản; đưa ra các mệnh lệnh, yêu cầu đơn giản thuộc những lĩnh vực mình quan tâm
và về những chủ đề quen thuộc.

 Có thể giới thiệu, chào hỏi và tạm biệt trong giao tiếp cơ bản.

18
 Có thể hỏi thăm tình hình của mọi người khác hoặc trả lời khi người khác hỏi thăm mình.

 Có thể thực hiện hội thoại trong các giao dịch về mua sắm và dịch vụ một cách đơn giản.

 Có thể nói các câu đơn giản liên quan đến con số, khối lượng, chi phí và thời gian.

 Có thể trả lời những câu hỏi trực tiếp và đơn giản về bản thân.

 Có thể sử dụng các phát ngôn rất ngắn, biệt lập, chủ yếu là những cấu trúc đã học tuy vẫn còn ngập ngừng để tìm cách diễn
đạt.

 Có thể diễn đạt một cách đơn giản và lịch sự các lời nói thường dùng trong cuộc sống hằng ngày như chào hỏi, giới thiệu,
nói xin mời, cảm ơn, xin lỗi, v.v…
Đọc:

 Có thể hiểu các đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về các chủ đề đã học như bản thân, gia đình, trường - lớp, bạn bè v.v…

 Có thể hiểu sơ bộ nội dung của các văn bản đơn giản, quen thuộc hoặc các đoạn mô tả ngắn, đặc biệt là khi có minh họa
kèm theo.

 Có thể nhận diện các tên riêng, các từ quen thuộc, các cụm từ cơ bản nhất trên các ghi chú đơn giản, thường gặp trong các
tình huống giao tiếp hằng ngày.

 Có thể hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp.

 Có thể hiểu và thực hiện theo các bản chỉ dẫn đường ngắn, đơn giản (ví dụ: đi từ X tới Y).
Viết:

 Có thể viết lại các từ đơn và các văn bản ngắn được trình bày ở dạng in chuẩn.

19
 Có thể viết những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc.

 Có thể viết những cụm từ, câu đơn giản về bản thân và những người trong tưởng tượng, nơi sống và công việc của họ.

 Có thể yêu cầu hoặc cung cấp thông tin cá nhân bằng văn bản.

 Có thể viết, đáp lời một bưu thiếp, điền các bảng, biểu mẫu đơn giản.

 Có thể viết và điền các con số, ngày tháng, tên riêng, quốc tịch, địa chỉ, tuổi, ngày sinh khi đến một quốc gia. (Ví dụ: điền
vào một mẫu đăng ký khách sạn.)

 Có thể ghi lại các từ ngữ, các cách nói đã thành thạo, ví dụ như các kí hiệu, các chỉ thị đơn giản, tên gọi các vật dụng
thường ngày, tên các cửa hàng, các cách nói theo mẫu.

 Có thể chép lại những từ đơn hay văn bản ngắn được trình bày dưới dạng in chuẩn.

 Có thể diễn đạt một cách đơn giản các thông tin về cá nhân và nhu cầu cụ thể. 

 Có thể chép lại các từ và các cụm từ ngắn, quen thuộc như các biển hiệu hoặc các lời chỉ dẫn đơn giản, tên các vật dụng
hằng ngày, tên các cửa hiệu và các lời nói thường xuyên sử dụng.

 Có thể viết đúng chính tả địa chỉ, quốc tịch và các thông tin cá nhân khác.

4.1.2. Bậc 2
Năng lực tiếng Nhật của người học sau khi học xong chương trình này đạt bậc 2/6, tương đương cấp độ N4 của Kỳ thi Năng
lực tiếng Nhật (JLPT) và tương đương với bậc A2 trong 6 bậc năng lực của Khung tham chiếu chung Châu Âu với những kiến
thức và kỹ năng được mô tả một cách tổng quát như sau:

Nghe:
20
 Có thể hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày (về gia đình, bản thân, mua sắm, nơi
ở, học tập và làm việc…) khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.
 Có thể hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.
 Có thể xác định được chủ đề của các đoạn hội thoại diễn ra chậm và rõ ràng.
 Có thể hiểu được ý chính của các đoạn hội thoại liên quan đến các chủ đề quen thuộc nếu lời nói được diễn đạt chậm và rõ
ràng.
 Có thể hiểu được những thông tin thực tế và đơn giản về các chủ đề liên quan tới cuộc sống và công việc thường ngày nếu
lời nói được diễn đạt chậm và rõ ràng.
 Có thể xác định được ý chính trong các bài nói về những chủ đề thường gặp trong cuộc sống, công việc hay trường học
hoặc những câu chuyện ngắn và đơn giản nếu được diễn đạt chậm và rõ ràng.
 Có thể hiểu được dàn ý của các bài nói ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc nếu được diễn đạt chậm và rõ ràng.
 Có thể hiểu và làm theo được các thông tin mang tính kỹ thuật đơn giản như hướng dẫn vận hành các thiết bị thông dụng
nếu các thông tin đó được nói chậm và rõ ràng.
 Có thể hiểu được ý chính trong các thông báo hay tin nhắn thoại ngắn, rõ ràng, đơn giản.
 Có thể hiểu được nội dung các bản hướng dẫn đơn giản (ví dụ như hướng dẫn chỉ đường, hướng dẫn sử dụng phương tiện
giao thông công cộng…)
 Có thể hiểu được thông tin chính của các bản tin đơn giản (ví dụ như tường thuật các sự kiện, tai nạn) trên đài và truyền
hình v.v…
Nói:
 Có thể nói một cách lịch sự, thể hiện ở mức độ đơn giản sự kính trọng đối với người đối thoại khi cần.
 Có thể giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến công việc, học tập và
thời gian rảnh rỗi.

21
 Có thể mô tả về gia đình, điều kiện sống, trình độ học vấn, công việc hiện tại và công việc đã từng làm.
 Có thể truyền đạt quan điểm, nhận định của mình một cách ngắn gọn trong các tình huống giao tiếp đơn giản.
 Có thể mô tả người, đồ vật, sự vật trong cuộc sống thường ngày. (như tả người, địa điểm, công việc và kinh nghiệm học
tập v.v…)
 Có thể mô tả một cách đơn giản các kế hoạch, thói quen hằng ngày, các hoạt động trong quá khứ và kinh nghiệm cá nhân.
 Có thể diễn đạt đơn giản về điều mình thích hay không thích.
 Có thể trình bày ý kiến một cách đơn giản về phim ảnh, sách báo, âm nhạc, v.v...
 Có thể nói một cách đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như lịch sinh hoạt trong ngày, lịch sinh
hoạt trong tuần, kế hoạch kì nghỉ, bạn bè, gia đình, học tập, công việc…
 Có thể giao tiếp, trao đổi thông tin một cách đơn giản và trực tiếp về những vấn đề quen thuộc liên quan tới công việc và
cuộc sống hằng ngày.
 Có thể giao tiếp một cách dễ dàng bằng những đoạn hội thoại ngắn trong những tình huống giao tiếp nhất định.
 Có thể chào hỏi một cách lịch sự, đơn giản trong cuộc sống thường ngày.
 Có thể mời, đề nghị, xin lỗi, cảm ơn và có thể đáp lại lời mời, đề nghị và xin lỗi.
 Có thể tham gia giao tiếp qua những đoạn hội thoại ngắn trong những ngữ cảnh quen thuộc và về những chủ đề mình quan
tâm.
 Có thể yêu cầu một cách đơn giản về việc cung cấp những dịch vụ hằng ngày như khi gọi món ăn trong nhà hàng hay khi
mua sắm.
 Có thể yêu cầu để được cung cấp những thông tin cơ bản về hàng hóa và dịch vụ tại các cửa hàng, bưu điện.
 Có thể cung cấp và hiểu các thông tin liên quan tới số lượng, kích cỡ, giá cả của các hàng hóa, dịch vụ.
 Có thể trả lời và khẳng định quan điểm của mình một cách đơn giản khi được phỏng vấn với những câu hỏi xoay quanh
hoạt động thường ngày.

22
 Có thể làm người đối thoại hiểu ý mình bằng cách bổ sung các chi tiết nhỏ, mặc dù còn ngập ngừng hoặc hỏi lại bằng từ
hoặc cụm từ cụ thể.
Đọc:
 Có thể hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể.
 Có thể xác định được kết luận chính trong các văn bản nghị luận đơn giản được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản.
 Có thể tìm được các thông tin cụ thể, dễ đoán trước trong các văn bản đơn giản thường gặp hằng ngày như quảng cáo, thực
đơn và thời gian biểu.
 Có thể hiểu được các biển báo, thông báo trong các tình huống đơn giản hằng ngày ở nơi công cộng nếu như biển báo được
viết bằng chữ Hiragana hoặc chữ Hán đơn giản.
 Có thể hiểu các quy định (ví dụ quy định về an toàn) khi quy định đó được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản, ít chữ Hán.
Viết:
 Có thể viết các mệnh đề, câu đơn giản có sử dụng từ nối.
 Có thể viết những câu đơn giản về gia đình, điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại của bản thân.
 Có thể viết những bài luận đơn giản, ngắn gọn về các chủ đề mà bản thân quan tâm.
 Có thể miêu tả một cách đơn giản một sự kiện, một chuyến đi mà mình mới thực hiện (thật hoặc giả tưởng).
 Có thể viết những ghi chú ngắn, sử dụng biểu mẫu về những vấn đề thuộc lĩnh vực mình quan tâm.
 Có thể viết những bức thư/ email cá nhân đơn giản để cảm ơn hoặc xin lỗi.
 Có thể viết các tin nhắn ngắn, đơn giản liên quan tới những vấn đề thuộc lĩnh vực mình quan tâm.
 Có thể diễn đạt ngắn gọn những nhu cầu đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày (ví dụ như thông tin cá nhân của bản thân,
thói quen hằng ngày, mong muốn, nhu cầu v.v…)
 Có thể miêu tả những tình huống có thể đoán trước, giải thích các điểm chính của vấn đề một cách đơn giản.
 Có thể viết được một đoạn văn ngắn và đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

23
4.1.3. Bậc 3
Năng lực tiếng Nhật của người học sau khi học xong chương trình này đạt bậc 3/6, tương đương cấp độ N3 của Kỳ thi Năng
lực tiếng Nhật (JLPT) và tương đương với bậc B1 trong 6 bậc năng lực của Khung tham chiếu chung Châu Âu với những kiến
thức và kỹ năng được mô tả một cách tổng quát như sau:

Nghe:
 Có thể hiểu được những thông tin hiện thực đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan tới
cuộc sống và công việc thường ngày.
 Có thể xác định được ý chính trong các bài nói được trình bày rõ ràng về những chủ đề thường gặp trong cuộc sống, công
việc hay trường học, kể cả các câu chuyện khi được diễn đạt rõ ràng bằng phương ngữ chuẩn phổ biến.
 Có thể hiểu được ý chính của các hội thoại mở rộng nếu lời nói được diễn đạt rõ ràng bằng ngôn ngữ chuẩn mực.
 Có thể theo dõi và hiểu được dàn ý của các bài nói ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc nếu được diễn đạt theo giọng
chuẩn, rõ ràng.
 Có thể theo dõi và hiểu được các bài giảng hay cuộc nói chuyện về đề tài quen thuộc hoặc trong phạm vi chuyên môn của
mình nếu được diễn đạt một cách đơn giản với cấu trúc rõ ràng.
 Có thể hiểu, làm theo được các thông tin kỹ thuật đơn giản như hướng dẫn vận hành các thiết bị thông dụng.
 Có thể hiểu các chỉ dẫn chi tiết (ví dụ như các hướng dẫn về giao thông).
 Có thể hiểu các ý chính của các chương trình điểm tin trên đài phát thanh và những nội dung phỏng vấn, phóng sự, phim
thời sự có hình ảnh minh họa cho nội dung cốt truyện được diễn đạt rõ ràng và bằng ngôn ngữ đơn giản.
 Có thể nắm bắt được các ý chính trong các chương trình phát thanh và truyền hình về các đề tài quen thuộc và được diễn
đạt tương đối chậm và rõ ràng.
 Có thể hiểu một phần tương đối nội dung các chương trình phát thanh và truyền hình về các chủ điểm mà bản thân quan
tâm, ví dụ như các cuộc phỏng vấn, các bài giảng ngắn và các bản tin được diễn đạt tương đối chậm và rõ ràng.

24
Nói:
 Có thể giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc liên quan đến sở thích, học tập và việc làm của mình. Có thể trao
đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, giải thích vấn đề nảy sinh. Có thể trình bày ý kiến về các chủ đề văn hóa như phim
ảnh, sách báo, âm nhạc, v.v...
 Có thể tham gia đàm thoại về các chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị, thể hiện quan điểm cá nhân và trao đổi thông
tin về các chủ đề quen thuộc liên quan đến sở thích cá nhân, học tập, công việc hoặc cuộc sống hằng ngày
 Có thể mô tả đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực mình quan tâm.
 Có thể trình bày, mô tả bằng các cách nói đơn giản về một câu chuyện ngắn có nội dung gần gũi thuộc các chủ đề quen
thuộc.
 Có thể kể chi tiết về kinh nghiệm bản thân, cốt truyện của một cuốn sách, bộ phim hay và cảm xúc của mình.
 Có thể nói về những ước mơ, hy vọng và ước vọng, các sự kiện có thật hoặc giả tưởng.
 Có thể tranh luận một cách rõ ràng, củng cố quan điểm của mình bằng những lập luận và các ví dụ minh họa thích hợp.
 Có thể tạo ra chuỗi lập luận hợp lý.
 Có thể tranh luận cho một quan điểm cụ thể bằng cách đưa ra những lập luận ưu, khuyết điểm của mỗi lựa chọn.
 Có thể trình bày những bài thuyết trình đơn giản, được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc hoặc lĩnh vực bản thân
quan tâm một cách rõ ràng để người nghe dễ dàng theo dõi vì những điểm chính đã được giải thích với độ chính xác hợp
lý.
 Có thể trả lời những câu hỏi về bài trình bày tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại khi câu hỏi quá nhanh.
 Có thể sử dụng ngôn ngữ đơn giản để giải quyết hầu hết các tình huống có thể phát sinh trong khi đi du lịch.
 Có thể bắt đầu một cuộc hội thoại về những chủ để quen thuộc mà không cần chuẩn bị trước, thể hiện những quan điểm cá
nhân và trao đổi thông tin về những chủ đề quen thuộc về cuộc sống thường ngày.
 Có thể giao tiếp tương đối tự tin về những vấn đề quen thuộc và không quen thuộc liên quan tới lĩnh vực chuyên môn hoặc
quan tâm của mình.

25
 Có thể trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, xử lý các tình huống ít gặp và giải quyết vấn đề.
 Có thể bày tỏ suy nghĩ về những chủ đề văn hóa, có tính trừu tượng như phim ảnh, âm nhạc.
 Có thể tham gia hội thoại về những chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị trước, tuy nhiên đôi lúc vẫn còn khó khăn để
thể hiện chính xác điều mình muốn nói.
 Có thể hiểu những lời nói trực tiếp trong hội thoại hằng ngày mặc dù thỉnh thoảng vẫn phải hỏi lại những từ và cụm từ cụ
thể.
 Có thể diễn đạt cảm xúc và ứng xử trước những cảm xúc của người khác như ngạc nhiên, vui, buồn, quan tâm và thờ ơ.
 Có thể xử lý hầu hết các tình huống phát sinh trong khi đi du lịch hoặc tổ chức chuyến du lịch như đặt chỗ, làm giấy tờ với
các cơ quan có thẩm quyền khi đi du lịch nước ngoài.
 Có thể xử lý những tình huống bất thường ở các cửa hàng, bưu điện, ngân hàng (ví dụ như trả lại hàng hoặc khiếu nại về
sản phẩm).
 Có thể giải thích một vấn đề phát sinh và làm rõ nguyên nhân để nhà cung cấp dịch vụ hoặc khách hàng phải nhượng bộ
 Có thể đưa ra ý tưởng trong khi phỏng vấn (ví dụ nhắc tới một chủ đề mới) nhưng phụ thuộc vào việc tương tác với người
phỏng vấn.
 Có thể sử dụng những câu hỏi và trả lời đã chuẩn bị trước để thực hiện cuộc phỏng vấn nhưng vẫn có khả năng đáp ứng
một vài câu hỏi tự phát khi phỏng vấn.
 Có thể cung cấp thông tin cụ thể được yêu cầu trong buổi phỏng vấn/tư vấn (ví dụ như xin việc) với độ chính xác tương
đối.
 Có thể tiến hành cuộc phỏng vấn, kiểm tra và xác nhận thông tin, mặc dù đôi khi phải yêu cầu nhắc lại.
 Có thể giao tiếp trong nhiều tình huống thông thường, sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
 Có thể giao tiếp một cách lịch sự, có cách ứng xử phù hợp theo vai và tình huống giao tiếp hằng ngày ở trường và nơi làm
việc.
Đọc:

26
 Có thể đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích,
quan tâm của bản thân.
 Có thể xác định các kết luận chính trong các văn bản nghị luận có sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ rõ ràng.
 Có thể nhận diện mạch lập luận của văn bản đang đọc, dù không nhất thiết phải thật chi tiết.
 Có thể tìm thấy và hiểu các thông tin liên quan trong các văn bản sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin và các công
văn ngắn
 Có thể hiểu các đoạn mô tả sự kiện, cảm xúc và lời chúc trong các thư từ cá nhân đủ để đáp lại cho người viết.
 Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng được viết rõ ràng, mạch lạc cho một thiết bị cụ thể
 Có thể đối chiếu các đoạn thông tin ngắn từ một số nguồn và viết tóm tắt nội dung.
Viết:
 Có thể diễn đạt lại các đoạn văn bản ngắn theo cách đơn giản, sử dụng cách dùng từ và cấu trúc từ của văn bản gốc.
 Có thể viết bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc mối quan tâm của cá nhân bằng cách kết nối các
thành tố đơn lập thành bài viết có cấu trúc.
 Có thể miêu tả chi tiết, dễ hiểu về những chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực mình quan tâm.
 Có thể viết về các trải nghiệm, miêu tả cảm giác và phản ứng trong một bài viết đơn giản, có tính liên kết.
 Có thể miêu tả một sự kiện, một chuyến đi mà mình mới thực hiện (thật hoặc giả tưởng).
 Có thể viết lại một câu chuyện.
 Có thể viết những bài luận đơn giản, ngắn gọn về các chủ đề thuộc mối quan tâm của cá nhân.
 Có thể tóm tắt báo cáo và trình bày ý kiến về những thông tin thực tế mà người viết tích luỹ được về những vấn đề quen
thuộc có thể xảy ra hằng ngày.
 Có thể viết những báo cáo rất ngắn gọn với định dạng chuẩn, cung cấp những thông tin thực tế và nêu lý do cho những
kiến nghị đưa ra trong báo cáo.

27
 Có thể truyền đạt thông tin, ý kiến về những chủ đề cụ thể cũng như trừu tượng, kiểm tra thông tin, hỏi và giải thích vấn đề
một cách hợp lý.
 Có thể viết thư, viết các ghi chú để hỏi hoặc truyền đạt những thông tin đơn giản liên quan trực tiếp, giải quyết những điểm
được cho là quan trọng.
 Có thể viết thư mô tả chi tiết kinh nghiệm, cảm xúc, sự kiện.
 Có thể viết thư từ cung cấp thông tin cá nhân, trình bày suy nghĩ về những chủ đề liên quan đến công việc, học tập và các
chủ đề về văn hóa, âm nhạc, phim ảnh.
 Có thể viết các ghi chú truyền đạt thông tin đơn giản về những nội dung liên quan tới bạn bè, nhân viên dịch vụ, giáo viên
và những người thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, làm rõ được các điểm quan trọng trong tin nhắn.
 Có thể hiểu các tin nhắn có nội dung yêu cầu hoặc giải thích vấn đề.
 Có thể tập hợp thông tin ngắn từ một vài nguồn và tóm tắt lại những thông tin đó cho người khác.
 Có thể diễn đạt lại những đoạn văn theo lối đơn giản, sử dụng cách hành văn và trình tự như trong văn bản gốc.
 Có thể viết được một đoạn văn dễ hiểu từ đầu tới cuối với chữ viết, dấu câu và bố cục chính xác để người đọc có thể theo
dõi.

4.1.4. Bậc 4
Năng lực tiếng Nhật của người học sau khi học xong chương trình này đạt bậc 4/6, tương đương cấp độ N2 của Kỳ thi Năng
lực tiếng Nhật (JLPT) và tương đương với bậc B2 trong 6 bậc năng lực của Khung tham chiếu chung Châu Âu với những kiến
thức và kỹ năng được mô tả một cách tổng quát như sau:

Nghe:
 Có thể nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân,
xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn.
28
 Có thể hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về
các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật) trong lĩnh vực chuyên môn của
mình.
 Có thể theo dõi được bài nói dài cũng như các lập luận phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng.
 Có thể nắm bắt phần lớn nội dung của đoạn hội thoại hay độc thoại mặc dù có thể gặp khó khăn để hiểu toàn bộ các chi tiết
nếu người nói không điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp.
 Có thể theo dõi và hiểu được các đoạn hội thoại hay độc thoại được thực hiện với tốc độ nói tự nhiên của người bản ngữ.
 Có thể hiểu được các ý chính trong các bài giảng, bài phát biểu, bài tường thuật và các dạng trình bày khác trong học thuật
hay nghề nghiệp.
 Có thể hiểu các thông báo và tin nhắn về một đề tài cụ thể hay trừu tượng được diễn đạt bằng ngôn ngữ chuẩn với tốc độ
nói bình thường.
 Có thể hiểu được hầu hết các chương trình tài liệu trên đài phát thanh và truyền hình.
 Có thể nhận ra tâm trạng, giọng điệu của người nói.
 Có thể hiểu các văn bản ghi âm, truyền hình sử dụng ngôn ngữ chuẩn thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp hay
học thuật; xác định được quan điểm và thái độ của người nói cũng như nội dung thông tin được phát ngôn.
Nói:
 Có thể trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, giải thích vấn đề nảy sinh.
 Có thể giao tiếp độc lập về nhiều chủ đề, có lập luận và cấu trúc mạch lạc, kết nối giữa các ý trong trình bày, sử dụng từ
ngữ chính xác, trôi chảy.
 Có thể trình bày về ý nghĩa của một sự kiện hay trải nghiệm của cá nhân, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình một
cách rõ ràng.
 Có thể mô tả rõ ràng, chi tiết về các chủ đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực mình quan tâm.
 Có thể lập luận một cách có hệ thống, nhấn mạnh được những điểm quan trọng bằng những chi tiết minh họa liên quan.

29
 Có thể trình bày một cách rõ ràng những bài thuyết trình đã được chuẩn bị, nêu được lý do ủng hộ hay phản đối một quan
điểm cụ thể, đưa ra những lợi thế và bất lợi của những lựa chọn khác nhau.
 Có thể trả lời các câu hỏi sau khi trình bày một cách lưu loát, tự nhiên.
 Có thể trình bày những bài thuyết trình, trong đó nhấn mạnh được những điểm chính và có chi tiết minh họa rõ ràng.
 Có thể giao tiếp khá lưu loát, tự nhiên, duy trì quan hệ với người bản ngữ mà không làm khó cho cả hai bên. Có thể giải
trình ý quan trọng thông qua kinh nghiệm cá nhân.
 Có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo, chính xác và hiệu quả về các chủ đề chung, các chủ đề về giải trí, nghề nghiệp và học
tập, tạo ra mối liên kết giữa các ý một cách rõ ràng.
 Có thể giao tiếp một cách tự nhiên, sử dụng tốt cấu trúc ngữ pháp và không gặp khó khăn khi diễn đạt phù hợp với hoàn
cảnh.
 Có thể tham gia vào các hội thoại mở rộng về hầu hết các chủ đề.
 Có thể truyền đạt các mức độ cảm xúc và làm nổi bật tầm quan trọng của kinh nghiệm cá nhân.
 Có thể sử dụng ngôn ngữ để đàm phán một phương án giải quyết mâu thuẫn như phàn nàn về điều bất tiện xảy ra đối với
mình, dịch vụ không đúng trong hợp đồng.
 Có thể đưa ra ý tưởng, mở rộng và phát triển chủ đề trong khi phỏng vấn nếu có sự giúp đỡ hoặc khuyến khích từ người
phỏng vấn.
 Có thể tiến hành một cuộc phỏng vấn một cách trôi chảy và có hiệu quả, xuất phát một cách tự nhiên từ các câu hỏi đã
chuẩn bị sẵn, tiếp nối bằng phần trả lời sáng tạo, thăm dò.
 Có thể giao tiếp dễ dàng và tương đối lưu loát, kể cả với các đoạn nói dài và phức tạp.
 Có thể sử dụng tương đối chính xác từ vựng, cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp tuy đôi khi vẫn cần hỗ trợ lựa chọn từ ngữ
phù hợp.
 Có thể diễn đạt một cách tự tin, rõ ràng và lịch sự bằng ngôn ngữ trang trọng hoặc thông thường phù hợp với đối tượng và
ngữ cảnh giao tiếp.

30
Đọc:
 Có thể đọc một cách tương đối độc lập, có khả năng điều chỉnh cách đọc và tốc độ đọc theo từng dạng văn bản và mục
đích đọc cũng như sử dụng các nguồn tham khảo phù hợp một cách có chọn lọc.
 Có một lượng lớn từ vựng chủ động phục vụ quá trình đọc nhưng có thể vẫn còn gặp khó khăn với các thành ngữ ít xuất
hiện.
 Có thể hiểu các bài báo và các báo cáo liên quan đến các vấn đề thời sự, trong đó tác giả thể hiện lập trường hoặc quan
điểm cụ thể.
 Có thể đọc lướt nhanh các văn bản dài để định vị được các thông tin hữu ích.
 Có thể nhanh chóng xác định nội dung và mức độ hữu ích của các bài báo và các bản báo cáo liên quan đến nhiều loại chủ
đề chuyên môn để quyết định xem có nên đọc kỹ hơn hay không.
 Có thể đọc thư từ liên quan đến sở thích của mình và dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cốt yếu.
 Có thể hiểu các bản hướng dẫn dài, phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn của mình, bao gồm các chi tiết về điều kiện và
cảnh báo, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó.
 Có thể tóm tắt nhiều loại văn bản thực tế và hư cấu; có thể đưa ra nhận định, thảo luận về các quan điểm đối lập và các chủ
đề chính.
 Có thể tóm tắt các đoạn trích từ báo chí, các đoạn phỏng vấn hoặc các loại tài liệu có bao hàm ý kiến, lập luận và thảo luận.
 Có thể nhanh chóng tìm kiếm được thông tin trên những văn bản quảng cáo, thư từ, email, thông báo bằng có nhiều chữ
Hán.
Viết:
 Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng về nhiều chủ đề quan tâm khác nhau, đưa ra những thông tin và lập luận từ một số nguồn
khác nhau.
 Có thể miêu tả rõ ràng, chi tiết về các sự kiện hay những trải nghiệm thật hoặc giả tưởng, thể hiện được mối liên hệ giữa
các ý trong một bài viết có liên kết chặt chẽ theo cách hành văn cho thể loại có liên quan.

31
 Có thể miêu tả rõ ràng, chi tiết về những chủ đề thuộc mối quan tâm cá nhân.
 Có thể viết bài nhận xét về một bộ phim, một cuốn sách hoặc một vở kịch.
 Có thể viết một bài luận hoặc một báo cáo, phát triển các lập luận một cách hệ thống, nêu bật được những ý chính và có
những minh họa phù hợp.
 Có thể đánh giá các ý kiến khác nhau và các giải pháp cho một vấn đề.
 Có thể viết một bài luận hoặc một báo cáo phát triển một lập luận nào đó, nêu lý do tán thành hay phản đối một quan điểm
nào đó và giải thích những ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp khác nhau.
 Có thể tổng hợp thông tin và lập luận từ nhiều nguồn khác nhau.
 Có thể truyền đạt tin tức, diễn đạt quan điểm một cách hiệu quả dưới hình thức viết và liên kết tin tức, quan điểm của
người khác.
 Có thể viết thư từ giao dịch với các mức độ cảm xúc và thái độ, nêu được ý kiến cá nhân, trả lời và bình luận về ý kiến và
quan điểm của người nhận thư.
 Có thể viết các ghi chú truyền đạt thông tin đơn giản về những nội dung liên quan tới bạn bè, nhân viên dịch vụ, giáo viên
và những người thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, làm rõ được các điểm quan trọng trong tin nhắn.
 Có thể tóm tắt các loại văn bản thực tế hay giả tưởng, nhận xét, thảo luận và đối chiếu những quan điểm khác nhau và các
chủ điểm chính.
 Có thể tóm tắt những đoạn trích từ các nguồn như tin tức, phỏng vấn, hay tư liệu có những quan điểm, tranh luận hay thảo
luận.
 Có thể tóm tắt cốt truyện hay trình tự các sự kiện trong một bộ phim hay một vở kịch, nhưng vẫn có thể có lỗi trong diễn
đạt.
 Có thể diễn đạt về bản thân một cách rõ ràng, tất cả những điều người viết muốn diễn đạt.
 Có đủ vốn từ để có thể miêu tả một cách rõ ràng, bày tỏ quan điểm và triển khai lập luận mà không thấy có dấu hiệu phải
tìm từ, thể hiện khả năng sử dụng một vài kiểu câu phức tạp để diễn đạt.

32
 Có thể viết được một đoạn văn rõ ràng, dễ hiểu theo đúng các tiêu chí về phân đoạn và bố cục chuẩn của một đoạn văn.
4.1.5. Bậc 5
Năng lực tiếng Nhật của người học sau khi học xong chương trình này đạt bậc 5/6, tương đương trình độ nửa đầu của cấp độ
N1 của Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) và tương đương với bậc C1 trong 6 bậc năng lực của Khung tham chiếu chung
Châu Âu với những kiến thức và kỹ năng được mô tả một cách tổng quát như sau:

Nghe:
 Có thể hiểu được những bài nói dài về những chủ đề phức tạp và trừu tượng ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng và
mối quan hệ giữa các ý không tường minh.
 Có thể hiểu được các cuộc trò chuyện sôi nổi giữa những người bản ngữ.
 Có thể hiểu được những tranh luận hay lập luận mang tính trừu tượng.
 Có thể hiểu được những thông tin cần thiết khi nghe các thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng.
 Có thể hiểu được các hội thoại phức tạp giữa người bản ngữ ngay cả khi nội dung là những chủ đề trừu tượng, phức tạp,
không quen thuộc.
 Có thể hiểu được một cách khá dễ dàng hầu hết các bài giảng cũng như các cuộc thảo luận và tranh luận.
 Có thể hiểu được các thông tin cụ thể nhất định từ các thông báo công cộng với âm thanh có nhiễu như ở nhà ga, sân bay
v.v...
 Có thể hiểu được các thông tin kỹ thuật phức tạp như hướng dẫn vận hành, chi tiết kỹ thuật, các sản phẩm và dịch vụ quen
thuộc.
 Có thể hiểu được nhiều loại tài liệu phát thanh, truyền hình có sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực; nhận biết được các
chi tiết tinh tế bao gồm cả thái độ và mối quan hệ hàm ẩn giữa những người giao tiếp.

33
Nói:
 Có thể diễn đạt ý một cách trôi chảy và tức thời, gần như không gă ̣p khó khăn.
 Có thể mô tả rõ ràng, chi tiết về các chủ đề phức tạp.
 Có thể mô tả, tường thuật tỉ mỉ, tích hợp các chủ đề nhỏ, phát triển các ý cụ thể thành những kết luận phù hợp.
 Có thể trình bày một bài thuyết trình một cách rõ ràng, được tổ chức một cách khoa học về một chủ đề phức tạp, mở rộng
và củng cố ý kiến của bản thân bằng những lập luận và các ví dụ minh họa liên quan.
 Có thể kiểm soát xúc cảm tốt khi nói, thể hiện một cách tự nhiên và hầu như không cần phải nỗ lực.
 Có thể thể hiện bản thân một cách trôi chảy, tự nhiên và không cần phải quá nỗ lực. Làm chủ được vốn từ vựng và có thể
dễ dàng biến báo trong những tình huống quanh co. Không còn phải tìm kiếm cách diễn đạt hay tìm cách né tránh câu hỏi.
 Có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả bao gồm cả các biểu đạt cảm xúc, cách nói bóng gió, nói đùa.
 Có thể sử dụng ngôn ngữ để đàm phán một phương án giải quyết mâu thuẫn như vé đi lại, dịch vụ kém, trách nhiệm bồi
thường tài chính cho những tổn thất hoặc trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ không đúng trong hợp đồng.
 Có thể phác thảo một kịch bản, sử dụng những từ ngữ thuyết phục để đạt được sự hài lòng và làm rõ những giới hạn đối
với bất kỳ sự nhượng bộ nào đã chuẩn bị sẵn.
 Có thể thể hiện tốt vai trò của người phỏng vấn và người được phỏng vấn, mở rộng và phát triển chủ đề được thảo luận
một cách trôi chảy mà không cần tới bất kỳ sự hỗ trợ nào và có thể xử lý tốt những phần ngoài chủ đề.
 Có thể thay đổi ngữ điệu và đặt trọng âm câu chuẩn xác để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế.
 Có thể diễn đạt ý mình một cách trôi chảy, tự nhiên và gần như không khó khăn gì. Chỉ một số chủ đề khó về mặt khái
niệm mới có thể cản trở được mạch diễn đạt trôi chảy và tự nhiên.
 Có thể sử dụng chính xác, tự tin và hiệu quả cách phát âm, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp tuy nhiên đôi khi
vẫn phải ngừng câu, chuyển ý và tìm cách diễn đạt khác.
 Có thể nhận diện được nhiều cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục, cảm nhận được những thay đổi về cách giao
tiếp, tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại các chi tiết, đặc biệt khi nghe giọng không quen.

34
Đọc:
 Có thể hiểu chi tiết các văn bản dài, phức tạp, kể cả các văn bản không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, với điều
kiện được đọc lại các đoạn khó.
 Có thể hiểu tường tận nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công việc hay
học thuật, xác định được các chi tiết tinh tế như thái độ hay ý kiến ẩn ý hoặc rõ ràng.
 Có thể đọc lướt nhanh các văn bản dài và phức tạp để định vị được các thông tin hữu ích.
 Có thể nhanh chóng xác định nội dung và mức độ hữu ích của các bài báo và các bản báo cáo liên quan đến nhiều loại chủ
đề chuyên môn để quyết định xem có nên đọc kỹ hơn hay không.
 Có thể hiểu các loại thư từ, tuy nhiên đôi lúc phải sử dụng từ điển.
 Có thể hiểu tường tận các bản hướng dẫn dài, phức tạp về một loại máy móc hay quy trình mới, kể cả không liên quan đến
lĩnh vực chuyên môn của mình, tuy nhiên vẫn cần đọc lại các đoạn khó.
Viết:
 Có thể tóm tắt các đoạn văn bản dài, khó.
 Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, làm nổi bật những ý quan trọng, mở rộng lập luận
và quan điểm hỗ trợ cho bài viết với các bằng chứng, ví dụ cụ thể và tóm tắt dẫn đến kết luận phù hợp.
 Có thể viết những bài văn miêu tả và bài văn sáng tạo rõ ràng, chi tiết với cấu trúc chặt chẽ, với văn phong tự tin, cá tính,
tự nhiên, phù hợp với độc giả.
 Có thể viết những bài bình luận rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ về những chủ đề phức tạp, nhấn mạnh những điểm quan trọng
nổi bật có liên quan.
 Có thể viết triển khai ý và bảo vệ quan điểm của mình với độ dài nhất định, với các ý kiến, lập luận và các minh chứng cụ
thể.
 Có thể thể hiện bản thân rõ ràng và chính xác, liên kết người đối thoại một cách linh hoạt và hiệu quả.
 Có thể thể hiện bản thân rõ ràng và chính xác trong các thư tín cá nhân, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả, bao gồm

35
thể hiện các cung bậc cảm xúc, cách nói bóng gió và bông đùa.
 Có thể viết các ghi chú truyền đạt thông tin về những nội dung liên quan tới bạn bè, nhân viên dịch vụ, giáo viên và những
người thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, làm rõ được các điểm quan trọng trong tin nhắn.
 Có thể hiểu các tin nhắn có nội dung yêu cầu hoặc giải thích vấn đề.
 Có thể tóm tắt các văn bản dài và khó.

4.1.6. Bậc 6
Năng lực tiếng Nhật của người học sau khi học xong chương trình này đạt bậc 6/6, tương đương trình độ nửa sau của cấp độ
N1 của Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) và tương đương với bậc C2 trong 6 bậc năng lực của Khung tham chiếu chung
Châu Âu với những kiến thức và kỹ năng được mô tả một cách tổng quát như sau:

Nghe:
 Có thể theo dõi và hiểu được các bài giảng hay những bài thuyết trình chuyên ngành có sử dụng nhiều lối nói
thông tục, chứa đựng các yếu tố văn hóa hoặc các thuật ngữ không quen thuộc.
 Có thể hiểu được những vấn đề tinh tế, phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi như pháp luật, tài chính, thậm chí có thể
đạt tới trình độ hiểu biết của chuyên gia.
 Có thể nghe hiểu được mọi điều một cách dễ dàng theo tốc độ nói của người bản ngữ.
 Có thể theo dõi và dễ dàng hiểu được các cuộc giao tiếp, chuyện trò phức tạp giữa người bản ngữ trong các cuộc
tranh luận, thảo luận nhóm, ngay cả khi nội dung là những chủ đề trừu tượng, phức tạp, không quen thuộc và sử
dụng nhiều thành ngữ.
 Có thể theo dõi, hiểu được những bài giảng và thuyết trình mang tính chuyên ngành, có sử dụng nhiều thành ngữ
và phương ngữ.
 Có thể hiểu mọi thông báo, hướng dẫn dù nghe trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông mà không gặp bất

36
cứ khó khăn gì ngay cả khi xung quanh khá ồn ào.
 Có thể thưởng thức tất cả các chương trình phát thanh hay truyền hình mà không cần tới bất kỳ sự cố gắng nào.
Nói:
 Có thể truyền đạt chính xác các sắc thái ý nghĩa tinh tế bằng cách sử dụng nhiều loại hình bổ nghĩa với độ chính
xác cao.
 Có thể mô tả rõ ràng, chi tiết, trau chuốt và trôi chảy giúp người nghe dễ hiểu và dễ nhớ.
 Có thể trình bày một chủ đề phức tạp một cách tự tin và rành mạch cho một đối tượng không quen thuộc bằng
cách sử dụng cấu trúc và điều chỉnh cuộc nói chuyện một cách linh hoạt theo nhu cầu của người nghe.
 Có thể sử dụng thành ngữ, các lối nói thông tục và ý thức được các nghĩa bóng.
 Có thể truyền đạt những sắc thái ý nghĩa bằng cách sử dụng các sắc thái biểu cảm chính xác và hợp lý. Có thể
thay đổi cách diễn đạt một cách trôi chảy đến mức người đối thoại không nhận ra điều đó.
 Có thể trò chuyện thoải mái về cuộc sống cá nhân và xã hội mà không bị cản trở bởi bất kỳ sự hạn chế về ngôn
ngữ nào.
 Có thể sử dụng ngôn ngữ để đàm phán một phương án giải quyết mâu thuẫn như vé đi lại, dịch vụ kém, trách
nhiệm bồi thường tài chính cho những tổn thất hoặc trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ không đúng trong hợp
đồng.
 Có thể phác thảo một kịch bản, sử dụng những từ ngữ thuyết phục để đạt được sự hài lòng và làm rõ những giới
hạn đối với bất kỳ sự nhượng bộ nào đã chuẩn bị sẵn.
 Có thể duy trì quan điểm của mình trong khi tham gia phỏng vấn, sắp xếp tổ chức lại nội dung trao đổi phù hợp
với phong cách diễn đạt của người bản xứ.
 Có thể thay đổi ngữ điệu, nhịp điệu và đặt trọng âm câu chuẩn xác để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế.
 Có thể diễn đạt ý mình một mạch dài một cách tự nhiên, dễ dàng và không ngập ngừng. Chỉ ngừng để lựa chọn từ
ngữ đắt nhất để diễn đạt ý mình hoặc để tìm ví dụ hay lời giải thích phù hợp.

37
 Có thể cảm thụ được trọn vẹn các tác động về mặt ngôn ngữ - xã hội và văn hóa - xã hội của ngôn ngữ do người
bản ngữ sử dụng và có thể đối đáp lại một cách phù hợp.
 Có thể đóng vai trò cầu nối một cách có hiệu quả giữa người sử dụng ngoại ngữ và người sử dụng tiếng mẹ đẻ, ý
thức được những khác biệt về mặt văn hóa - xã hội và ngôn ngữ - văn hóa.
Đọc
 Có thể hiểu, lựa chọn và sử dụng có phê phán hầu hết các thể loại văn bản, bao gồm các văn bản trừu tượng, phức
tạp về mặt cấu trúc, hay các tác phẩm văn học và phi văn học.
 Có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt nhỏ giữa các văn phong,
giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.
 Có thể hiểu tường tận nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công
việc hay học thuật, xác định được các chi tiết tinh tế như thái độ hay ý kiến ẩn ý hoặc rõ ràng.
 Có thể đọc lướt nhanh các văn bản dài và phức tạp để định vị được các thông tin hữu ích.
 Có thể nhanh chóng xác định nội dung và mức độ hữu ích của các bài báo và các bản báo cáo liên quan đến nhiều
loại chủ đề chuyên môn để quyết định xem có nên đọc kỹ hơn hay không.
 Có thể hiểu các loại thư từ, tuy nhiên đôi lúc phải sử dụng từ điển.
 Có thể hiểu tường tận các bản hướng dẫn dài, phức tạp về một loại máy móc hay quy trình mới, kể cả không liên
quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình, tuy nhiên vẫn cần đọc lại các đoạn khó.
Viết:
 Có thể tóm tắt thông tin từ các nguồn khác nhau, lập luận và dẫn chứng để trình bày lại vấn đề một cách mạch
lạc.
 Có thể viết bài rõ ràng, trôi chảy, bố cục chặt chẽ, chi tiết với văn phong phù hợp và cấu trúc logic, giúp cho độc
giả có thể thấy được những điểm quan trọng trong bài viết.
 Có thể viết những bài văn miêu tả kinh nghiệm và những câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch, ý tứ phong

38
phú và lôi cuốn, văn phong phù hợp với thể loại đã lựa chọn.
 Có thể viết các báo cáo, bài báo hoặc bài luận phức tạp một cách rõ ràng, rành mạch, ý tứ dồi dào về một vấn đề
nào đó hoặc đưa ra những đánh giá sắc bén về những đề xuất, hay bình luận các tác phẩm văn học.
 Có thể đưa ra những cấu trúc logic phù hợp và hiệu quả, giúp người đọc thấy được những ý quan trọng.
 Có thể thể hiện bản thân rõ ràng và chính xác, liên kết người đối thoại một cách linh hoạt và hiệu quả.
 Có thể thể hiện bản thân rõ ràng và chính xác trong các thư tín cá nhân, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả,
bao gồm thể hiện các cung bậc cảm xúc, cách nói bóng gió và bông đùa.
 Có thể viết các ghi chú truyền đạt thông tin đơn giản về những nội dung liên quan tới bạn bè, nhân viên dịch vụ,
giáo viên và những người thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, làm rõ được các điểm quan trọng trong tin
nhắn.
 Có thể hiểu các tin nhắn có nội dung yêu cầu hoặc giải thích vấn đề.
 Có thể tóm tắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, qua đó thể hiện khả năng tái cấu trúc những tranh luận và bài
viết một cách mạch lạc về kết quả tổng thể.
 Có thể sử dụng ngôn ngữ ở phạm vi rộng, có khả năng kiểm soát ngôn từ một cách nhất quán để diễn đạt suy nghĩ
chính xác, nhấn mạnh, khu biệt và loại bỏ những yếu tố tối nghĩa. Không có dấu hiệu về sự giới hạn điều người
viết muốn diễn đạt.
 Luôn duy trì việc kiểm soát về ngữ pháp đối với những cấu trúc ngôn ngữ phức tạp ngay cả khi phải chú ý đến
những điều khác như chuẩn bị cho phần tiếp theo hoặc theo dõi phản ứng của những người khác.
 Viết không có lỗi chính tả.

39
4.2. Chuẩn kiến thức ngôn ngữ
Chuẩn kiến thức ngôn ngữ trong chương trình được thể hiện như trong bảng dưới đây:
Bảng 2. Chuẩn kiến thức ngôn ngữ của Chương trình Tiếng Nhật thực hành
Chuẩn đầu ra
theo khung Năng
Số tiết Từ vựng Chữ viết / Chữ Hán Cấu trúc ngữ pháp
lực Ngoại ngữ
Việt Nam
50 Hiragana, 50 Katakana
Bậc 1 270 Khoảng 800 từ Khoảng 104 cấu trúc ngữ pháp 1/6
Khoảng 90 chữ Hán
Khoảng 1500 từ
Bậc 2 270 Khoảng 210 chữ Hán mới Khoảng 120 cấu trúc ngữ pháp mới 2/6
mới
Khoảng 1500 từ Khoảng 120 cấu trúc ngữ pháp và
Bậc 3 270 Khoảng 355 chữ Hán mới 3/6
mới một số cách diễn đạt mới
Khoảng 2100 từ Khoảng 110 cấu trúc ngữ pháp và
Bậc 4 270 Khoảng 400 chữ Hán mới 4/6
mới một số cách diễn đạt mới
Khoảng 2100 từ Khoảng 110 cấu trúc ngữ pháp và
Bậc 5 270 Khoảng 400 chữ Hán mới 5/6
mới một số cách diễn đạt mới
Khoảng 2000 từ Khoảng 110 cấu trúc ngữ pháp và
Bậc 6 270 Khoảng 550 chữ Hán mới 6/6
mới một số cách diễn đạt mới
Tổng 1620 Khoảng 10.000 Khoảng 2000 chữ Hán Khoảng 675 cấu trúc ngữ pháp

4.3. Định hướng về hệ thống chủ điểm, chủ đề


40
Chương trình tiếng Nhật thực hành được xây dựng theo chủ điểm, lấy chủ điểm làm trục chính. Trong chương trình, nội
dung chủ điểm được coi là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung các bài học, bài tập và hoạt động trong mỗi bài học, do vậy chủ
điểm sẽ chi phối việc lựa chọn và tổ chức nội dung ngữ liệu trong chương trình.
Chương trình được xây dựng theo các chủ điểm lớn dưới đây:
- Cuộc sống sinh hoạt
- Nhà trường/ cơ quan/ nơi công tác
- Thiên nhiên
- Xã hội
Bốn chủ điểm tương ứng đối với mỗi Bậc được lặp lại có mở rộng qua các bậc năng lực, từ đó người học có thể củng cố và
phát triển năng lực giao tiếp trong khuôn khổ một chương trình thống nhất. Thông qua hệ thống chủ điểm nói trên, người học
học cách sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp về các lĩnh vực gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc, về đất nước,
con người, văn hóa Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác trên thế giới và về các vấn đề xã hội.
Hệ thống chủ đề được cụ thể hóa từ các chủ điểm. Chương trình đưa ra một danh mục các chủ đề gợi ý tương ứng với mỗi
chủ điểm cho từng bậc. Người biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo v.v. có thể sử dụng hệ thống chủ đề
này, hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các chủ đề cho phù hợp với các chủ điểm tùy theo nhu cầu, hứng thú, điều kiện học tập,
mục đích và khả năng học tập của các đối tượng người học khác nhau.

5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

41
Việc dạy học tiếng Nhật cần quán triệt một số yêu cầu chung về mặt phương pháp dạy học như sau:
- Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy học ngoại ngữ nói riêng.
- Phù hợp với đặc điểm của người học và điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của cơ sở giáo dục, địa
phương.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong học tập trên lớp và tự giác rèn luyện ở nhà.

- Rèn luyện việc vận dụng các thao tác trí tuệ cơ bản (quan sát so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, suy diễn, quy
nạp....) trong các hoạt động học tập.

- Gắn việc cung cấp ngữ liệu với ngữ cảnh, tình huống lời nói. Đơn vị dạy học là đơn vị giao tiếp cơ bản tối thiểu được
cấu tạo bởi từ, cụm từ. Vì vậy, cần chú ý đến các kiểu câu, mẫu câu, ý nghĩa của câu. Giảng dạy ngữ liệu cần chú ý tới
các hiện tượng ngôn ngữ và văn hoá, đồng thời tính đến việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giảng giải (nếu thấy cần thiết),
kiểm tra khả năng hiểu, kết hợp với giới thiệu thực tế Việt Nam.

- Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới đánh giá kết quả học tập.
- Đảm bảo các điều kiện thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học

6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Đánh giá kết quả học tập là một bộ phận hợp thành quan trọng của quá trình dạy học, vừa giúp cho người dạy học và người
quản lý chương trình thu thập các thông tin về chất lượng học tập của người học, vừa tạo các cơ hội và thúc đẩy quá trình học
tập của người học. Việc đánh giá kết quả học tập cho phép xác định trình độ đã đạt được của người học sau những khoảng thời
gian nhất định, đồng thời đánh giá về chương trình, phương pháp dạy của giáo viên và những thiếu sót của người học so với
yêu cầu đã đề ra trong chương trình.

42
Việc đánh giá kết quả học tập của người học phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của môn học hướng tới phát triển năng lực
sử dụng ngôn ngữ tổng hợp cơ bản, đồng thời phù hợp với mục tiêu dạy học của từng giai đoạn, từng bậc năng lực và mục tiêu
tổng thể của cả chương trình.
Việc đánh giá cần tuân theo các định hướng chính sau:

- Đánh giá toàn diện, khách quan, chính xác.

- Kiểm tra, đánh giá luôn bám sát yêu cầu về chuẩn đầu ra của từng bậc năng lực và cả chương trình.

- Kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tổng hợp và kiểm tra, đánh giá từng mặt riêng biệt, bao gồm
kiểm tra, đánh giá kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ viết), kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ (nghe, nói,
đọc, viết) và kiến thức văn hóa.

- Kết hợp giữa kiểm tra thường xuyên với việc kiểm tra định kỳ, giữa việc đánh giá mang tính phát hiện, điều chỉnh trong
quá trình dạy học với việc đánh giá để tổng kết phân loại. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua
các hoạt động dạy học trên lớp học, nhằm kịp thời điều chỉnh tiến độ hoặc phương pháp dạy học. Kiểm tra, đánh giá
định kì được thực hiện vào các thời điểm ấn định trong các giai đoạn/ khóa học/ bậc năng lực để đánh giá mức độ đạt
được các mục tiêu dạy học.
- Nội dung kiểm tra phải đúng yêu cầu về mức độ nắm kỹ năng cũng như yêu cầu về kiến thức của chương trình ở thời
điểm kiểm tra. Các loại hình bài kiểm tra phải là các loại hình quen thuộc được thường xuyên sử dụng trong quá trình
dạy học.

- Ưu tiên loại hình bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan đặc biệt trong kiểm tra đánh giá các kỹ năng hiểu và trong việc
nắm kiến thức ngôn ngữ, không loại trừ các hình thức kiểm tra truyền thống.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho người học tự đánh giá.
43
PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THEO TỪNG CẤP ĐỘ
1. Bậc 1

44
Chuẩn đầu ra theo khung Năng
Từ vựng Chữ viết / Chữ Hán Cấu trúc ngữ pháp lực Ngoại ngữ Việt Nam

50 Hiragana, 50 Katakana Khoảng 104 cấu trúc ngữ


270 Khoảng 800 từ 1/6
Khoảng 90 chữ Hán pháp

Chi tiết
Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói Trọng tâm kiến thức ngôn ngữ
Một số từ vựng tham Một số chữ Một số mẫu ngữ pháp tham khảo
khảo Hán tham khảo

45
 Có thể chào hỏi. おはようございま 一七万三上  わたしは~です
 Có thể cảm ơn. す、こんにちは、こ 下中九二五  お名前は?
んばんは、おやすみ 人今休何先
 Có thể nói tạm biệt khi chia tay.  これは N1です
なさい、はじめまし 入八六円出
 Có thể hỏi thăm sức khỏe hoặc đáp て、よろしく、さよ 分前北十千  これは なんですか
lại. うなら、ありがとう 午半南友右  ~は~がすきです
 Có thể nói hoặc hỏi tên đồ vật có ございます、すみま 名四国土外  今日は~ようびです
trong lớp học hoặc ở nhà. せん、どういたしま 大天女子学
 ~じです
して、わたし、ぼ 小山川左年
 Có thể nói hoặc hỏi về những đặc  A: ~さいですか/B: ~さいです
く、なまえ、さい、 後日時書月
trưng cơ bản của sự vật: màu sắc, kích なに/なん、にん、 木本来東校  ~は~です/ではありません
cỡ, hình dạng. かぞく、おばあさ 母毎気水火  A:~は~ですか
 Có thể nói hoặc hỏi số lượng đồ vật. ん、ちち、いち、 父生男白百 B:はい、~です/いいえ、~ではありません
 Có thể hỏi tên; có thể nói tên của に、さん、し(よ 聞行西見話
 A:~はなんさいですか B:~さいです
mình, tên của các thành viên trong gia ん)、ご、ろく、な 語 読 車 金長
な(しち)、はち、 間雨電食高 A:~はなんにんですか B:~にんです
đình và tên của đối phương.  ~は~じにおきます/ねます
きゅう、じゅう、家 不世主事京
 Có thể nói, nghe hoặc hỏi tuổi. 族、何人、ひとり、 仕代以会住 A:~はなんじにおきますか/ねますか
 Có thể nói tên các cơ sở trang bị ふたり、さんにん、 B:~じにおきます/ねます
phòng, cơ sở trường học/ cơ quan..., 雨、くもり、はれ、  これは~です/~と~
tên các nước. ゆき、かみなり、か
 これ/それ/あれ/どれ
ぜ(風)、そら、や
 Có thể nói hoặc hỏi thời gian đơn  わたしの本 /N1 の N2
さしい、きびしい、
giản (thứ, ngày, tháng). たのしい、うつくし  この/その/あの/どの
 Có thể nói về thứ mình thích. い、あかい、くろ  ~は~にあります/います
 Có thể nói tên quốc gia, thành phố, い、かわいい、おお
 ここ/そこ/あそこ/どこ
khu vực. きい、ちいさい、た
かい、ひくい、なが  ~に~が あります/います
 Có thể nói về quốc tịch.
い、すき(だ)、き  いくつ、(1つ~10)
 Có thể nói về vị trí của đồ vật và らい(だ)、きれ  何も ありません/だれも いません
người. い、 ペット、いぬ、
1
N: Danh từ
46
 Có thể giới thiệu các thành viên trong ねこ、うさぎ、と  ~へ 行きます/来ます/かえります
nhóm của mình. り、ぶた、金魚、ス  いくらですか
ポーツ、やきゅう、
 Có thể nói giới thiệu hoặc nói về  ~をたべます/のみます
サッカー、バレーボ
phòng của người khác.  ~をください
ール, びょうき、か
 Có thể nói về một số hoạt động cơ ぜ(風邪)、おんが  N が ほしいです
bản hằng ngày của bản thân. く、ギター、テレビ  A い2です/A₋くないです
 Có thể nói về trạng thái thời tiết ゲーム, たべもの、  A いの(小さいのが~)
(nóng, lạnh…). にく、さかな、え  A -なです/A-なでは ありません(しずかです
 Có thể nói về các hiện tượng thời tiết び、かに、やさい、 /しずかではありません)
にんじん、キャベ
(mưa, nắng, đẹp trời v.v…)  A な3N(しずかなところ)
ツ、住んでいます、
 Có thể nói về một số hoạt động cơ  ~はどうですか
どこ, くち、かお、
bản của bản thân. かみ、背、 まち、と  ~。でも、~。/~。そして、~。
 Có thể nói về hướng chuyển động. ころ, いちじ、に  ~時ごろ V ます
 Có thể nói tên món ăn. じ、、れいぞうこ、  ~で V4ます
 Có thể nói về sự sở hữu. まど、入り口、ド  ~から~まで
 Có thể nói đặc trưng của khu vực ア、タンス、つく  ~時間Vます
え、キッチン、バス
(đẹp, rộng v.v…).  あまりVません
ルーム、リビングル
 Có thể nói tên danh lam thắng cảnh. ーム、ベッドルーム,  Vたい
 Có thể nói về một số hoạt động giải き、にわ、はな、プ  Vたかった
trí, các hoạt động của gia đình trong ール、いけ、こうえ
 Nになりたい
thời gian rảnh rỗi. ん、スーパー、デパ
 ~というN
 Có thể nói hoặc hỏi về thời tiết. ート、コンビニ、み
せ、いちば、 いま  いくら
 Có thể nói về mong muốn.
す、あります、ゆう  全部で~円/ドン/ドルです
 Có thể hỏi và trả lời về giá cả. めい(だ)、小さ  A1(-い)くてA2N
2
A い: tính từ đuôi い
3
A な: tính từ đuôi な
4
V : động từ
47
 Có thể nói ngày tháng (sinh nhật và い、大きい、学生、  A1(-な)でA2N
các sự kiện ngày lễ). 生徒, たくさん、多  ~年~月~日
 Có thể nói địa điểm và sự kiện đã い, としょかん、コ  ~年~月~日に~で~があります
diễn ra. ンピュータルーム、
 Vませんか/Vましょう
うんどうじょう、た
 Có thể rủ bạn cùng tham gia sự kiện.  Vてください
いいくかん、トイレ,
 Có thể yêu cầu ai làm gì. ベトナム、にほん、  Vないでください
 Có thể diễn đạt sự cho phép, xin phép. アメリカ、タイ、ハ  A(-な)にV/Vてください
 Có thể nói về cách thức hành động. ノイ、ホーチミン、  A(-い)くV/Vてください
 Có thể nói về mục đích của hành ダナン、フェ、とう  Vてもいいですか/Vてもいい
きょう、おおさか
động.  Vてはいけません
 Có thể nói về các việc cùng làm việc  Vて、~
nào đó với nguời khác.  Vないで、~
 Có thể nói về tần suất, thời gian thực  A(-い)くなる/A(-な)になる
hiện hành động.
 Vます+に行きます/来ます
 Có thể nói về hành động đang diễn ra.
 ~とVます
 Có thể nói về những việc đã làm hoặc
 (週/月)に~回Vます
chưa làm.
 (週に/一日)~時間Vます
 Có thể nói về những sự việc có tính
 Vています
chất trái ngược nhau.
 Vたことがあります
 Có thể liệt kê các việc đã làm.
 Vたことがありません
 Có thể phủ định hoàn toàn sự việc nào
 ~が~
đó.
 V1たり~V2たりします/しました
 Có thể diễn đạt sự so sánh tuyệt đối.
 (質問詞)もVません/ませんでした
 Có thể hỏi đường hoặc chỉ đường.
 N1やN2(など)
 Có thể nói về sở thích của bản thân.
 ~で一番~
 Có thể vừa cho bạn xem ảnh vừa giới
 Nをわたります(みち、はし)

48
thiệu về bức ảnh.  ~を~にまがります ~につきます
 Có thể viết thư kể về cuộc sống của  Vことです
mình.  Vことは~です
 Có thể nói chuyện qua điện thoại  Vことがすきです
 Có thể nói về thói quen và điểm mạnh  Nによって~
của bản thân  Aいとき/Aなとき/Nのとき
 Có thể nói về đặc điểm bên ngoài của  VているN(連体修飾1)
người và động vật.  Vています
 Có thể nói về thể lực và sức khỏe.  いつからVていますか
 Có thể nói về thời gian biểu.  Vてからです
 Có thể hỏi hoặc trả lời về lí do của sự  ~のときからです
việc, hành động.
 ~が(ミンですが、田中さんのお宅でしょうか)
 Có thể diễn đạt suy nghĩ, cảm tưởng
 疑問詞+でも
của mình về hình dáng hoặc tính cách
 ~は~が~です。
của người khác.
 A:どうしてですか …B:~から
 Có thể hỏi và trả lời về những điều
 Vるまえ/Vたあと
cần làm và không cần làm.
 Vことができます/Nができます
 やねがあかい体いくかん(連体修飾)
 Vながら~
 Vなければなりません
 Vなくても いいです
 A-い/A(-な)だ/Nだと思います
 Vと思います

49
2. Bậc 2

Chuẩn đầu ra theo khung


Số tiết Từ vựng Chữ Hán Cấu trúc ngữ pháp Năng lực Ngoại ngữ Việt
Nam
Khoảng 1500 từ Khoảng 120 cấu trúc ngữ pháp
270 Khoảng 210 chữ Hán mới 2/6
mới mới

Chi tiết:
Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói Trọng tâm kiến thức ngôn ngữ
Một số từ Một số chữ Một số mẫu ngữ pháp tham khảo
vựng tham Hán tham khảo
khảo
 Có thể hỏi và trả lời khi muốn biết chữ Hán được đọc 季節、熱、 住 所 京   知っていますか/知りません、
頭、お腹、め 都 県 町   どう書きますか/何と読みますか/何と
và viết như thế nào hoặc muốn biết nghĩa của một từ まい、吐き 村 府 市  いう意味ですか
vựng khó. 気、風呂に入 区 明 暗 
る、服、熱 遠 近 強   Vている人(連体修飾)
 Có thể diễn đạt trạng thái của sự vật xung quanh. 心、真面目、 弱 重 軽   ~Vながら~
 Có thể đưa ra lời khuyên ai đó nên làm gì khi sức khoẻ 発表、交通、 太 細 特   疑問詞+でも
交差点、信 別 有 便   Vる前に
không tốt. 号、角、アイ 利 不 切   Vた後で
 Có thể nêu trình tự các việc làm trong ngày. ロンをかけ 急、好、元
る、掃除す 低、広、短  Vなければなりません
 Có thể nói đơn giản về nơi mà bản thân đang sinh る、片付け、 良、悪、正  Vなくてもいいです
sống. ゴミ、ゴミ 変、青、黒赤  いA/なA/Nと思います
 Có thể viết đơn giản bản tự giới thiệu PR về bản thân 箱、ゴミ置 映 画 音   Vと思います
場、駐車場、 楽 歌 写 
để xin việc, hoặc tham gia vào câu lạc bộ. 危ない、台 真 旅 世   どうしたんですか/~ん

50
 Có thể nghe và ghi chép lời tự giới thiệu của người 風、渋滞、洪 界 仕 事   Vれる/Vられる(可能動詞)
水、地震、火 銀 員 医   NかN
khác. 事、働く、社 者 働 屋 
 NがV(自然現象を表す言い方
 Có thể nghe và nói về thói quen và những khả năng 長、留学、研 産 業 森 
究、発明、建 林 池 地   ~でしょ
của mình và người khác. てる、日記、 海 洋 雪   Vるように
 Có thể đọc và nói về nội quy của trường, công ty nơi 切れる、破 光 台 風   V(‐ます)方
làm việc, yêu cầu của giáo viên và yêu cầu của cấp る、消える、 季 節 春   N1はN2にN3をあげます
つく、倒れ 夏 秋 冬 
trên nếu được trình bày đơn giản. る、倒す、壊 暑 寒 暖   N1はN2にN3をもらう
 Có thể nghe được những lời giải thích, nhắc nhở và れる、壊す、 涼 体 頭   N1はわたしにN2をくれる
取れる、汚 顔 首 心   V+N/S+N(連体修飾)
hiểu được những việc phải làm nếu được trình bày す、汚れる、 声 病 薬   ~かもしれません
chậm và rõ ràng. ぜったい、決 科 内 朝 
して、随分、 昼 夜 夕   Vるとき/Vたとき2)
 Có thể tả cho người nghe về ngoại hình của mình và かなり、どう 方 晩 計   Vそうです/Vなさそうです(様態)
người khác một cách đơn giản. も、きっと、 曜 以 度   ~て、すみません(でした)
大抵、いく 止 歩 走  NもNも
 Có thể đọc và hiểu được phần nào nội dung chính các ら、今から、 起 特 待 
ちょうど今か 借 貸 始   Vるようになる
nội dung quảng cáo và thông báo đơn giản.
ら、たった 終 家 族   ~し、~し
 Có thể nói và viết về hiện tượng thời tiết. 今、是非、セ 私 自 親   ~すぎる
 Có thể nói lời cảm ơn khi nhận được thiếp chúc mừng. ンチ、メート 両 兄 弟   ~とおりに
ル、結婚式、 姉 妹 活   Vてあります
 Có thể nói về những thứ mình đã được nhận hay đã お世話、 料 理 鳥 
色々、将来、 野 菜 茶   Vてくれます
tặng người khác
頼む、遅れ 飯 味 肉   ~みたいです
 Có thể diễn đạt một điều không may mắn xảy ra với る、叱る、褒 代 使 作   Vた方がいいです/Vない方がいいです
mình. める、心配す 化 信 進   Vてみます
る、嬉しい、 送 返 洗 
 Có thể nói khi xin phép một cách đơn giản khi nghỉ 喜ぶ、驚く、 注 工 場   ~かどうか~
trong trường hợp bị ốm hoặc có việc phải vắng mặt. ご覧になる、 建 物 院   ~か~
いらっしゃ 館 堂 図   そうです(伝聞)
 Có thể truyền đạt lại bằng lời hay viết giấy để lại る、召し上が 号 室 交   ~と~とどちらが
những lời nhắn của bạn bè. る、。。。 通 動 乗   ~より~の方が
降 運 転 
 Có thể xin lỗi khi muộn giờ. 帰 発 着   ~は~が、~は~
 Có thể nói cảm ơn ai đó khi được họ quan tâm, giúp 漢 字 文   Vはじめます/Vつづけます/V終わりま
教 勉 習  す
đỡ. 英 考 研 
51
 Có thể nói cảm tưởng của bản thân về những sự vật, sự 究 問 題   見えます/聞こえます
試 験 質   まだVています/まだVていません
việc xung quanh. 答 合 用 
 Vるところ
 Có thể nói về kinh nghiệm. 紙 意 引 
開 閉 去   Vているところ
 Có thể bàn bạc và quyết định về những việc sẽ làm. 死 集 知   Vたところ
 Có thể giải thích, hướng dẫn cách làm. 売 説 思   Vてしまう
今 会 社   Vて/A(-い)くて
 Có thể đọc và hiểu nội dung các bản hướng dẫn sử 店 駅 空 
dụng máy móc, thiết bị. 白 電 花  A(-な)で/Nで、~
 ~ようと思っています
 Có thể viết các tờ hướng dẫn về cách sử dụng máy
 〜Vるつもりです
móc.  ~なら、~
 Có thể nói về triệu chứng bệnh lí và tình trạng sức  〜ば
khoẻ.  Vるために/Nのために
 Có thể nghe câu chuyện của người khác rồi đưa ra  N1はN2にVられる/N1はVられる
 N1はN2にN3をVられる
những lời khuyên hợp lí.
 ~のに
 Tóm tắt những điều cần biết, những điều muốn tìm  ~たら
hiểu, so sánh các thông tin về trường học và khu vực  ~ても/~でも
mà mình định đi du học.  Vてきた
 Có thể an ủi những người bạn đang có chuyện buồn.  Vていく
 Vやすい、Vにくい
 Có thể diễn đạt sự chia sẻ niềm vui cùng bạn.  Vておく
 Có thể nói về mục tiêu trong tương lai của mình.  Vてもらう
 Có thể nói về lí do thiên tai, thời tiết dẫn đến gặp sự  Vていただけませんか
cố.  Vてくださいませんか
 Vさせる
 Có thể thổ lộ lí do dẫn đến có một số cảm xúc tiêu cực
 Vさせていただく
hoặc tích cực  Vている
 Có thể đưa lời đề nghị nhờ ai đó giúp đỡ việc gì.  Vるな
 Có thể diễn đạt về một việc ai đó làm cho mình hoặc  命令形
mình làm cho người khác.  〜場合
 お/ごVする
 Có thể nói việc thực hiện việc điều gì đó là dễ dàng
52
hoặc khó khăn.  お/ごVになります
 Có thể hiểu và nói được những kí hiệu, qui định đơn  お/ごV いただく、
お/ごVくださる
giản trên mác quần áo, biển hiệu.
 Có thể xin phép được thực hiện việc gì đó.
 Có thể đề nghị được thực hiện việc gì đó một cách lịch
sự.
 Có thể diễn tả lòng biết ơn của mình đối với thầy cô và
nhà trường bằng các từ ngữ trang trọng.
 Có thể viết thư và các loại thiếp chúc mừng đơn giản:
thiếp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng năm mới, chúc
mừng ngày nhà giáo Việt Nam, thiếp mừng đám cưới,
thư cảm ơn, xin lỗi.

3. Bậc 3
Chuẩn đầu ra
Bậc
theo khung Năng
năng Số tiết Từ vựng Chữ Hán Cấu trúc ngữ pháp
lực Ngoại ngữ
lực
Việt Nam
Khoảng 1500 từ Khoảng 120 cấu trúc ngữ pháp và
Bậc 3 270 Khoảng 355 chữ Hán mới 3/6
mới một số cách diễn đạt mới

Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói Trọng tâm kiến thức ngôn ngữ

53
Một số từ vựng Một số chữ Hán tham Một số mẫu ngữ pháp tham khảo
tham khảo khảo
 Có thể giải thích và mời bạn ra ngoài chơi. サッカー場、 与 両 乗 予 争 互 亡  〜うちに
試合、日 曜  〜あいだに
 Có thể nêu được lý do để từ chối lời mời của bạn. 交 他 付 件 任 伝 似
日、強い、弱
い、勝つ、 負 位 余 例 供 便 係 信  〜てからでないと
 Có thể nói được môn thể thao, câu lạc bộ mà mình ưa
ける、2 対  〜てからでなければ
thích. 倒 候 値 偉 側 偶 備
1、庭、公  〜ところだ
 Có thể nói về nơi mà bản thân đang sinh sống. 園、病院、交 働 優 光 全 共 具 内  〜とおりだ / 〜とおり(に)
通、 通 勤、安 冷 処 列 初 判 利 到  〜によって
 Có thể viết đơn giản bản tự giới thiệu về bản thân để 全、危ない、
xin việc, hoặc tham gia vào câu lạc bộ. 遠い、勤め 制 刻 割 加 助 努 労  〜たびに…
る、~以上(2  (〜ば)〜ほど
 Có thể nghe và ghi chép lời tự giới thiệu của người 務 勝 勤 化 単 危 原
時間以上)、  ついでに
khác. ~以下(6 万 参 反 収 取 受 可 号  〜くらい・〜ぐらい
 Có thể nghe và nói về thói quen và những khả năng đặc 円以下),海 合 向 君 否 吸 吹 告  〜ほど… はない
外、食  〜ぐらいなら
biệt của mình và người khác. 生活、健 康、 呼 命 和 商 喜 回 因
 Có thể viết và nói về cách làm những món ăn mà mình 家庭料理、材 困 園 在 報 増 声 変  〜に限る
料、量、米、  〜に対して…
thích. 夢 太 夫 失 好 妻 娘
~食(朝食、  〜反面…
 Có thể đọc và nói về nội quy của trường, công ty nơi 昼食、夕食、 婚 婦 存 宅 守 完 官  一方 (で)…
外食、定
làm việc. Yêu cầu của giáo viên và yêu cầu của cấp
食)相 手、気 定 実 客 害 容 宿 寄  〜というより…
trên. 持ち、恋 人、 富 寒 寝 察 対 局 居  〜かわりに…
 Có thể nghe được những lời giải thích, nhắc nhở và 出会い、最  〜ためだ/ため(に)…
近、最高、 出 差 市 師 席 常 平 幸
 ~によって…          
hiểu được những việc phải làm. 席、招待、〜 幾 座 庭 式 引 当 形  N + による +N…
 Có thể tả cho người nghe về ngoại hình và tính cách 合う(知 り合
う)、育児、 役 彼 徒 得 御 必 忘  〜から…/ことから…
của mình, ngoại hình và người khác. 子育て、甘 忙 念 怒 怖 性 恐 恥  〜おかげだ
 Có thể đọc và hiểu được phần nào nội dung chính các やかす、洗
息 悲 情 想 愛 感 慣  〜せいだ/ 〜せいで…
濯、乾燥機、  〜のだから…
tin tức báo chí về những môn thể thao mà mình yêu ドライブ、遅 成 戦 戻 所 才 打 払
刻、けしょ  たとえ〜ても…
thích. 投 折 抜 抱 押 招 指
う、半そで、  「~とは限らない」
 Có thể vừa xem bản đồ vừa nghe dự báo thời tiết và 領収書、卒業 捕 掛 探 支 放 政 敗  〜わけではない
tiếp nhận được các thông tin cần thiết. 式、通勤、通  〜ないことはない
散 数 断 易 昔 昨 晩
54
 Có thể nói về thời tiết. 学、合格、授 景 晴 暗 暮 曲 更 最  〜ことは~が
業料、講  命令(しろ)/禁止(~な)
 Có thể viết thư và các loại thiếp chúc mừng: thiếp chúc 望 期 未 末 束 杯 果
義、経済学、
言語学、履歴 格 構 様 権 横 機 欠  べき
mừng sinh nhật, chúc mừng năm mới, chúc mừng ngày
書、通勤時  〜ようにする
nhà giáo Việt Nam, mừng lễ cưới của bạn v.v… 次 欲 歯 歳 残 段 殺
間、給料、面  〜ことにする
 Có thể nói lời cảm ơn khi nhận được thiếp chúc mừng. 接、新製品 民 求 決 治 法 泳 洗  〜ことになる
 Có thể nói về những thứ mình đã được nhận hay đã 活 流 浮 消 深 済 渡  ~みたい
tặng người khác. 港 満 演 点 然 煙 熱  ~そうだ
 ~っぽい
 Có thể thảo luận cùng bạn và quyết định sẽ tặng ai đó 犯 状 猫 王 現 球 産
 ~たばかり
cái gì. 由 申 留 番 疑 疲 痛  ~はずだ
 Có thể khen và thể hiện sự khiêm tốn khi được khen. 登 皆 盗 直 相 眠 石  ~たところ
 Có thể gọi điện hoặc viết giấy xin phép nghỉ trong 破 確 示 礼 祖 神 福  ~わけだ
trường hợp đến muộn hay có việc phải vắng mặt.
 Có thể truyền đạt lại bằng lời hay viết giấy để lại những
lời nhắn của bạn bè.
 Có thể xin lỗi khi muộn giờ.
 Có thể nói, viết về cảm tưởng của mình và những việc
mình đạt được sau một năm học.

55
4. Bậc 4

Chuẩn đầu ra theo khung Năng


Số tiết Từ vựng Chữ Hán Cấu trúc ngữ pháp
lực Ngoại ngữ Việt Nam

Khoảng 110 cấu trúc ngữ


270 Khoảng 2100 từ Khoảng 400 chữ Hán 4/6
pháp
Chi tiết
Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói Trọng tâm kiến thức ngôn ngữ

Một số từ vựng tham khảo Một số chữ Hán tham khảo Một số mẫu ngữ pháp
tham khảo
 Có thể trao đổi giao dịch thuê nhà. チラシー、びら、賃貸、 並 丸 久 乱 乳 乾 了 介 仏 令  〜ことだ
家賃、管理費、無料、徒  〜ことだから
 Có thể phàn nàn về sự ồn ào do hàng xóm 歩、南向き、築 10 年、 仲 伸 伺 低 依 個 倍 停 傾 像
億 兆 児 党 兵 冊 再 凍 刊 刷  〜ことに
gây ra. 敷金、礼金、眺め、日当
 〜ことなく
 Có thể trao đổi về môn thể thao và câu lạc たり、辺り、ダンボー 券 刺 則 副 劇 効 勇 募 勢 包
 〜ものの
ル、家電製品、リサイク
bộ mình ưa thích. 匹 卒 協 占 印 卵 厚 双 叫 召
56
 Có thể nói về nơi mà mình vừa đi du lịch. ル、不用品、処分、分 史 各 含 周 咲 喫 営 団 囲 固  〜ものだ・ものでは
別、燃えるゴミ、燃えな ない
 Có thể giới thiệu về bản thân và định hướng 圧 坂 均 型 埋 城 域 塔 塗 塩
いゴミ、不燃ゴミ、生ゴ  〜ないものか・だろ
khi xin việc, hoặc tham gia vào câu lạc bộ. ミ、資源ゴミ、粗大ゴ 境 央 奥 姓 委 季 孫 宇 宝 寺 うか
ミ、すすぐ、h ガス、
 Có thể nghe và ghi chép lại yêu cầu của 封 専 将 尊 導 届 層 岩 岸 島  〜ばかりか
春、潰す、漏らす、漏れ
người khác. る、溢れる、遠慮、過ご 州 巨 巻 布 希 帯 帽 幅 干 幼  〜ばかりだ
す、快適、クラス、のん  〜うえ(に)
 Có thể nghe và nói về thói quen và những 庁 床 底 府 庫 延 弱 律 復 快
びり、手頃、食卓、甘や  以上(は)・上は
khả năng đặc biệt của mình và người khác. かす、躾ける、お尻を叩 恋 患 悩 憎 戸 承 技 担 拝 拾  〜上で
 Có thể viết và nói về cách làm những địa く、おんぶする、炊事、 挟 捜 捨 掃 掘 採 接 換 損 改
育児、脱稿する、おむ  〜まで、
điểm mình thích. つ、やんちゃな、いたず 敬 旧 昇 星 普 暴 曇 替 札 机  〜でも、
 Có thể đọc và nói về nội qui của trường, ら、騒がしい、想像が 材 村 板 林 枚 枝 枯 柔 柱 査  〜ながら、
し、やかましい、殴る、  〜さえ〜ば
công ty nơi làm việc, yêu cầu của giáo viên 引っ張る、いじめる、海 栄 根 械 棒 森 植 極 橋 欧 武
 〜を…として
và yêu cầu của cấp trên. 水浴、詐欺、あみ、不 歴 殿 毒 毛 氷 永 汗 汚 池 沈
明、無駄遣い、下ろす、  〜に応じて
 Có thể nghe được những lời giải thích, nhắc 余裕、収入、従業員、フ 河 沸 油 況 泉 泊 波 泥 浅 浴  〜に沿って
nhở và hiểu được những việc phải làm. リター、儲ける、時給、 涙 液 涼 混 清 減 温 測 湖 湯  〜を巡って
稼ぐ、上司、課長、先  〜といった
 Có thể tả cho người nghe về ngoại hình và 輩、取引、入社、教わ 湾 湿 準 溶 滴 漁 濃 濯 灯 灰
る、やりがい、怠ける、  〜でしょうがない
tính cách của mình, ngoại hình và người 炭 無 焼 照 燃 燥 爆 片 版 玉
働き者、お世辞、マスタ  〜抜き
khác. 珍 瓶 甘 畜 略 畳 療 皮 皿 省
ー、つなぐ、アクセスす  〜に相違ない
 Có thể đọc và hiểu được nội dung chính các る、登録、入力、保存、 県 短 砂 硬 磨 祈 祝 祭 禁 秒  〜得る
tin tức báo chí, góc trao đổi tâm tình. 印刷、標準、拒否、ずれ  〜がたい
る、真面目、陽気な、器 移 税 章 童 競 竹 符 筆 筒 算
 Có thể vừa xem bản đồ vừa nghe dự báo 用、図々しい、くどい、  〜方(で)
管 築 簡 籍 粉 粒 糸 紅 純 細
だらしない、生き生きす  〜につき
thời tiết và tiếp nhận được các thông tin cần 紹 絡 綿 総 緑 線 編 練 績 缶
る、おもやり、わがま  やら〜やら
thiết. ま、粗末、空っぽい、頷 署 群 羽 翌 耕 肌 肩 肯 胃 胸  〜の・ものやら
 Có thể nói về thời tiết. く、抱える、滑る、しゃ
がむ、覗く、かじる、ぶ 脂 脳 腕 腰 膚 臓 臣 舟 航 般  〜だの〜だの
 Có thể email với nội dung nhờ vả, yêu cầu, つかる、お辞儀する、し  〜にこたえ
芸 荒 荷 菓 菜 著 蒸 蔵 薄 虫
đề nghị, cảm ơn, xin lỗi. ょうがない、落ち込む、  〜にしては
悔しい、面倒臭い、自 血 衣 袋 被 装 裏 補 複 角 触  〜のもとで
 Có thể nói lời cảm ơn khi được người khác 慢、黙る、任せる、いじ 訓 設 詞 詰 誌 課 諸 講 谷 豊
める、信用する、冗談、  〜はならともかく
quan tâm, chăm sóc.  〜も〜ば〜も
象 貝 貨 販 貯 貿 賞 賢 贈 超
57
 Có thể nói về những thứ mình đã được nhận 文句を言う、威張る、改 跡 踊 軍 軒 軟 軽 輪 輸 辛 農  〜っぱなし
める、だるい、ストレス  〜っこない
hay đã tặng người khác. 辺 述 逆 造 郊 郵 量 針 鈍 鉄
がたまる、肩を揉む、症
 〜きり
 Có thể thảo luận cùng bạn và quyết định 状、こもる、リハビル、 鉱 銅 鋭 録 防 陸 隅 階 隻 雇
うとうと、キラキラ、ハ  〜なんて・とは
ngày, giờ tổ chức sự kiện. 雲 零 震 革 順 預 領 額 香 駐
ラハラ、ツルツル、ぼん  〜に過ぎない
 Có thể khen và thể hiện sự khiêm tốn khi やり、トントンする、い 麦 黄 鼻 齢  〜あげく
được khen. つの間にか、なんとな  〜べき
く、ついに、もしかする
 Có thể gọi điện xin phép trong trường hợp と、確かに、なるほど、  〜というより
đến muộn hay có việc phải vắng mặt. なるべく、しきりに、常  〜にかかわらず
に。やがて、前もって、  〜にもかかわらず
 Có thể truyền đạt lại bằng lời hay viết giấy ほぼ、せいぜい、景気、  〜あまり
để lại những lời nhắn của bạn bè. 発達、途上国、大統領、
投票  〜にあったて
 Có thể xin lỗi khi gây ra những lỗi lầm.  〜に際して
 Có thể nói, viết về cảm tưởng của mình sau  〜末
 〜契機に
khi kiết thúc một công việc.
 〜を問わず
 Có thể nghe một bài giảng về vấn đề xã hội,  〜かのようだ
chính trị và tóm tắt đơn giản.  〜からいうと
 Biết nói khi tặng quà cho đồng nghiệp, bạn  〜も構わず
bè sau khi đi du lịch, biết nói cảm tưởng về  〜ぬく
 〜ばかりに
chuyến đi.
 〜ところを
 Biết mượn bạn đồ dùng, tiền bạc với cách  〜V たところで
diện đạt khéo léo.
 Biết nói về sở thích cá nhân ở mức độ trôi
chảy và trao đổi qua lại duy trì hội thoại với
người kia về sở thích cá nhân.

58
5. Bậc 5

Chuẩn đầu ra theo khung Năng


Số tiết Từ vựng Chữ Hán Cấu trúc ngữ pháp
lực Ngoại ngữ Việt Nam

Khoảng 110 cấu trúc ngữ


270 Khoảng 2100 từ Khoảng 400 chữ Hán 5/6
pháp

Chi tiết
Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời Trọng tâm kiến thức ngôn ngữ
nói Một số từ vựng tham khảo Một số chữ Hán tham Một số mẫu ngữ pháp
khảo tham khảo
 Có thể nghe một cách khá dễ 愛、相変わらず、挨拶、愛情、合図、ア 丑 且 丘 丙 丞 丹 乃  ~ことから、
イデア、あいにく、あいまい、アウト、 之 乏 乙 也 亀 井 亘
dàng hầu hết các bài giảng, bài あおぐ、あかり、赤ん坊、あきらめる、  〜ことになる
亜 亥 亦 亨 享 亭 亮
nói chuyện. 飽きる、あきれる、握手、アクセル、ア  〜ことか/だろう
クセント、あくび、悪魔、あくまで、あ 仁 仙 仮 仰 企 伊 伍
 Có thể nghe hiểu được hầu hết くる〜、明け方、挙げる、あご、憧れ 伎 伏 伐 伯 伴 伶 伽  〜ないことには
các thông tin nào đó từ các bản る、当たる、悪化、扱い、厚かましい、 但 佐 佑 佳 併 侃 侍  〜というものだ  〜
phát thanh chất lượng âm thanh 圧縮、斡旋、圧倒、圧迫、アップ、宛 侑 価 侮 侯 侵 促 俊 というものでは/もな
名、あてはまる、あてはめる、跡、後

59
không tốt hoặc khó nghe ở 継、後回し、アナウンサー、暴れる、浴 俗 保 修 俳 俵 俸 倉 い
びる、あぶる、アプローチ、甘口、アマ 倖 倣 倫 倭 倹 偏 健  〜ものなら
những nơi đông người như nhà チュア、雨戸、甘やかす、余る、あみも
ga, sân vận động, … 偲 偵 偽 傍 傑 傘 催  〜どころか
の、危うい、怪しい、誤り、謝る、荒
い、あらすじ、争う、改めて、あらゆ 債 傷 僕 僚 僧 儀 儒
 Có thể hiểu khi nghe các chỉ dẫn  〜どころではない
る、現れ、ありがたい、有様、ありのま 償 允 充 克 免 典 兼
thông tin chuyên môn phức tạp ま、慌ただしい、哀れ、案、安易、案 冒 冗 冠 冴 冶 准 凌  〜だけに
về các dịch vụ hoặc hướng dẫn 外、言い出す、言いつける、言い訳、委
員、家出、意外、意義、勢い、意気込 凜 凝 凡 凪 凱 凶 凸  〜だけあって   〜
sử dụng, giới thiệu các sản む、行き違い、いきなり、生き物、育 凹 刀 刃 刈 刑 削 剖 だけのことはある
phẩm thông dụng mới. 児、幾分、以後、以降、意向、移行、イ 剛 剣 剤 剰 創 功 劣  〜まい
コール、勇ましい、意思・意志、医師、 励 劾 勁 勅 勘 勧 勲
 Có thể hiểu mức độ nào đó các 維持、意識、異常、衣食住、意地悪、  〜ないではいられない
勺 匁 匠 匡 匿 升 卑
tài liệu âm thanh có nội dung 泉、何れ、以前、板、偉大、抱く、悪 /ずにはいられない
戯、痛み、痛む、至る、一応、一時、一 卓 博 卯 即 却 卸 厄
rộng được thu âm hoặc phát  〜に限る
段と、一度に、市場、一部、一流、一 厘 厳 又 及 叔 叙 叡
thanh có chứa một số các thuật 家、何時か、一昨日、一昨年、一種、一 句 只 叶 司 吉 后 吏  〜に限らず
瞬、一生、一斉(に)、一層、一旦、一
ngữ mang tính chuyên ngành.
致、一定、何時でも、いつのまにか、一 吐 吟 呂 呈 呉 哀 哉  〜か〜ないかのうちに
 Có thể lấy được các thông tin 方、何時までも、移転、井戸、緯度、移 哲 唄 唆 唇 唯 唱 啄  〜(か)と思ったら/
chi tiết ví dụ như thái độ của 動、従兄弟、従姉妹、稲、居眠り、命、 啓 善 喚 喝 喪 喬 嗣 思うと
威張る、違反、衣服、居間、今に、今に 嘆 嘉 嘱 器 噴 嚇 囚
người nói về sự việc nào đó, も、イメージ、嫌がる,愈々、依頼、以  〜に先立って/先立ち
圏 圭 坑 坪 垂 垣 執
mối quan hệ giữa những người 来、いらいら、医療、炒る、 言わば、所  〜ずにすむ
謂、印刷、印象、引退、引用、引力、植 培 基 堀 堅 堕 堤 堪
nói chuyện mà không được thể 木、飢える、浮かぶ、浮かべる、浮く、 塀 塁 塊 塑 塚 塾 墓  〜にしたら/すれば/
hiện rõ trong lời nói. 承る、受け取り、受け取る、受け持つ、 墜 墨 墳 墾 壁 壇 壊 しても
薄暗い、薄める、疑う、打ち合わせ、打 壌 士 壮 壱 奇 奈 奉 
 Có thể hiểu các ý chính khi ち合わせる、打ち消す、宇宙、討つ、撃
〜かねる
nghe thuyết minh của các hướng つ、うっかり、移す、映す、訴える、写 奎 奏 契 奔 奨 奪 奮  〜かねない
る、うなずく、うなる、奪う、有無、埋 奴 如 妃 妄 妊 妙 妥
dẫn viên du lịch ở các điểm du  〜しだい
める、敬う、裏返す、裏切る、裏口、占 妨 姫 姻 姿 威 娠 娯
lịch về đặc trưng các kiến trúc う、恨み、恨む、うらやましい、うらや  〜しだいで/だ  
婆 婿 媒 媛 嫁 嫌 嫡
và những biến động lịch sử. む、売れ行き、うろうろ、運、運河、う 〜しだいでは
んと、永遠、永久、影響、営業、衛生、 嬉 嬢 孔 孝 孟 孤 宏
 Có thể nắm được các ý chính 英文、栄養、英和、液体、絵の具、偉 宗 宙 宜 宣 宥 宮 宰  〜限り
khi nghe các thuyết trình, bài い、宴会、延期、演技、園芸、演劇、演 宴 宵 寂 寅 密 寛 寡  〜に限って
習、円周、援助、演説、演奏、遠足、延 寧 審 寮 寸 射 尉 尋
giảng tại các hội nghiên cứu bản 長、煙突、追い掛ける、追い越す、追い  〜見えて
尚 尭 就 尺 尼 尽 尾
60
thân có tham gia nếu được theo 付く、応援、王様、王子、王女、応じ 尿 屈 展 属 履 屯 岐  〜というと/いえば/
る・応ずる、応接、応対、横断、横断歩 岡 岬 岳 峠 峡 峰 峻 いったら
dõi các bản trình chiếu. 道、往復、欧米、応用、大いに、覆う、 崇 崎 崚 崩 嵐 嵩 嵯  〜といっても
 Có thể nghe hiểu nội dung của 犯す、侵す、拝む、沖、補う、屋外、送
嶺 巌 巡 巣 巧 己 巳
các lời bình luận, các ý kiến cá り仮名、押さえる/抑える、収める/納  〜なかけては
める/治める、御辞儀、汚染、穏やか、 巴 巽 帆 帝 帥 帳 幕
nhân rất khác nhau về tình hình 落し物、劣る、驚かす、鬼、各々、脅か 幣 幹 幻 幽 庄 序 庶  〜にしろ/せよ/して
thay đổi của kinh tế, xã hội, す、溺れる、御待ち遠様、思い掛けな 康 庸 廃 廉 廊 廷 弁 も
い、思い切り、思い込む、思い付く、重
chính trị … khi nghe các たい、御八つ、及ぼす、折、下ろす/降 弊 弐 弓 弔 弘 弥 弦  〜(ただ)〜のみ  
chương trình phỏng vấn trên ろす、恩、恩恵、温室、温泉、温帯、温 弧 張 弾 彗 彦 彩 彪 ただ〜のみならず
暖、害、〜外、外〜、絵画、解散、解 彫 彬 彰 影 往 征 径  〜にほかならない
truyền hình, đài phát thanh. 釈、快晴、改正、改善、改造、開通、快 徐 従 循 微 徳 徴 徹  〜ざるを得ない
 Có thể hiểu chi tiết các giải 適、回転、回答、解答、外部、回復、開
放、解放、海洋、概論、飼う、帰す、か 忌 忍 志 応 忠 怜 怠
thích dài, phức tạp về thiết bị えって、代える/替える/換える、返  〜ては…ては
怪 恒 恕 恨 恩 恭 恵
mới và trình tự thao tác sử dụng る、家屋、香、画家、抱える、価格、輝 悌 悔 悟 悠 悦 悼 惇  〜にとどまらず
dù có thể không liên quan đến く、係り、罹る。係わる、書留、書き取 惑惜 惟 惣 惨 惰 愁  〜(に)は…が/けど
り、垣根、限り、限る、掻く(汗を
lĩnh vực chuyên môn của bản 〜)、嗅ぐ、額、各〜、架空、覚悟、確 愉 愚 慈 態 慎 慕 慢  〜ことは…が/
thân nếu được đọc lại một số 実、学者、拡充、学習、学術、隠す、拡 慧 慨 慮 慰 慶 憂 憤
 けど
大、各地、拡張、角度、確認、確率、学 憧 憩 憲 憶 憾 懇 懐
chỗ khó hiểu. 力、隠れる、影、陰、掛算、可決、欠け  〜からして
懲 懸 我 戒 戯 房 扇
 Có thể hiểu chi tiết các đoạn văn る、加減、過去、下降、火口、囲む、火 扉 扱 扶 批 抄 把 抑  〜というか…というか
災、飾り、賢い、過失、果実、貸間、貸
bản phức tạp với độ dài tương 家、箇所、過剰、課税、稼ぐ、カーブ、 抗 択 披 抵 抹 抽 拍  〜にしたことはない
đối về các chủ để có thể gặp 加速、加速度、肩、〜型、〜方、〜難 拐 拒 拓 拘 拙 拠 拡  〜からして
い、塊、固まる、片道、傾く、片寄る、
trong cuộc sống, chuyên môn, 語る、価値、 括 拳 拷 挑 挙 振 挿
 〜(よ)うにも…ない
học tập. Có thể hiểu cặn kẽ ý 勝ち、〜がち、学科、活気、学級、担 据 捷 捺 授 掌 排 控
 〜を踏まえて
kiến, quan điểm và cả hàm ý của ぐ、括弧、活字、勝手に、活躍、活用、 推 措 掲 描 提 揚 握
活力、過程、仮定、仮名、悲しむ、仮名 揮 援 揺 搬 搭 携 搾  〜は…にかかっている
người khác. 遣い、必ずしも、加熱、兼ねる、可能、 摂 摘 摩 撃 撤 撮 撲  〜(よ)うとする/し
 Có thể hiểu nội dung của hầu カバー、過半数、黴「〜がはえる」、 擁 操 擦 擬 攻 故 敏
株、被せる、釜、構いません、我慢、紙 ている
hết các loại thư tín mặc dù đôi くず、神様、剃刀、貨物、痒い、歌謡、 救 敢 敦 整 敵 敷 斉
殻、〜柄、からかう、空っぽ、刈る、枯  〜(よ)うではないか
khi có thể sử dụng từ điển. 斎 斐 斗 斜 斤 斥 於
れる、皮、革可愛がる、可哀想、可愛ら 施 旋 旗 既 旦 旨 旬  〜あっての
 Có thể hiểu các văn bản chứa しい、乾かす、渇く、為替、瓦、〜刊、
勘、〜間、〜感、〜巻、間隔、感覚、換 旭 旺 昂 昆 昌 昭 是  〜いかんだ/〜いかん

61
các thuật ngữ chuyên môn (mặc 気、観客、環境、歓迎、感激、観光、関 昴 晃 晋 晏 晟 晨 晶 で/〜いかんでは/〜
西、観察、感じ、監視、元日、感謝、患 智 暁 暇 暉 暑 暖 暢 いかんによっては/〜
dù có thể phải sử dụng từ điển) 者、鑑賞、感情、勘定、感じる・感ず
ví dụ như khi đọc chính sách 暦 暫 曙 曹 朋 朔 朕 いかんによらず/〜い
る、感心、関心、関する、完成、間接、
完全、乾燥、感想、観測、寒帯、勘違 朗 朱 朴 朽 杉 李 杏 かんにかかわらず
trong các website về qui định
い、官庁、缶詰、乾電池、関東、感動、 杜 条 松 析 枠 枢 架  〜が最後
khi đăng kí và có thể hiểu được 監督、観念、乾杯、看板、看病、冠、管 柄 柊 某 染 柚 柳 柾
理、完了、関連、漢和、~期、~器、~  〜めく
các nội dung về chính sách bảo 栓 栗 栞 株 核 栽 桂
機、気圧、議員、記憶、気温、飢饉、刻  〜かたわら
vệ thông tin cá nhân, quyền tác む、岸、生地、技師、儀式、規準、起 桃 案 桐 桑 桜 桟 梅
giả, … 床、奇数、着せる、期待、気体、帰宅、 梓 梢 梧 梨 棄 棋 棚  〜と思いきゃ
基地、貴重、議長、きつい、きっかけ、 棟 棺 椋 椎 検 椰 椿  〜が早いきゃ
 Có thể hiểu các văn bản chứa ぎっしり、気に入る、気の毒、基盤、寄 楊 楓 楠 楼 概 榛 槙  〜なり
các thuật ngữ chuyên môn (mặc 付、希望、基本、決まり、気味、~気
味、奇妙、義務、疑問、逆、客席、キャ 槻 槽 標 模 樹 樺 橘
dù có thể phải sử dụng từ điển)  〜ごとき
ンパス、球、旧~、休暇、休業、急激、 檀 欄 欣 欺 欽 款 歓
ví dụ như khi đọc sổ khám bệnh, 休講、求婚、吸収、救助、休息、急速、 殉 殊 殖 殴 殻 毅 毬  〜を皮切りに
các website y tế về triệu chứng, 急に、給与、休養、教員、強化、境  〜をもって
氏 汁 汐 江 汰 汽 沖
界、、競技、行儀、供給、恐縮、強調、
nguyên nhân, cách điều trị … 共通、共同、恐怖、教養、強力、協力、 沙 没 沢 沼 沿 泌 泡  〜とあれば
đối với các bệnh bản thân hoặc 行列、許可、漁業、~局、曲線、巨大、 泣 泰 洞 津 洪 洲 洵  〜ともなると
距離、、気楽、霧、規律、記録、議論、 洸 派 浄 浜 浦 浩 浪
gia đình mắc phải. 金庫、金銭、金属、緊張、筋肉、金融、  〜なしに
区域、空~、食う、偶数、偶然、空想、 浸 涯 淑 淡 淳 添 渇
 Có thể hiểu các ý kiến đánh giá,  〜に足りる
釘、区切る、臭い、鎖、腐る、櫛、くし 渉 渋 渓 渚 渥 渦 湧
phê bình của các tác giả thuộc ゃみ、苦情、苦心、屑、崩す、薬指、崩 源 溝 滅 滉 滋 滑 滝  〜とあって
lĩnh vực bản thân quan tâm れる、癖、管、砕く、砕ける、草臥れ 滞 漂 漆 漏 漠 漫 漬
る、下らない、下り、下る、~口、唇、  〜である
được đăng tải trên báo, tạp chí, 漱 漸 潔 潜 潟 潤 潮
口紅、苦痛、、句読点、配る、工夫、区  〜に耐えない
… 分、区別、、組む、悔しい、悔やむ、暮 澄 澪 激 濁 濫 瀬 災
らし、グラフ、苦しい、苦しむ、苦しめ 炉 炊 炎 為 烈 焦 煩  〜にそくして
 Có thể hiểu các nội dung như
る、包む、暮れ、呉々も、苦労、訓、 煮 熊 熙 熟 燎 燦 燿  〜と相まって
diễn biến của sự việc, động cơ 軍、郡、軍隊、訓練、敬意、経営、景 爵 爽 爾 牧 牲 犠 狂  〜をよそに
hành động của các nhânn vật 気、契機、稽古、敬語、傾向、蛍光灯、
警告、計算、掲示、刑事、形式、芸術、 狙 狩 独 狭 猛 猟 猪  〜ないまでも
trong tiểu thuyết, … 継続、毛糸、経度、系統、芸能、競馬、 献 猶 猿 獄 獣 獲 玄
警備、契約、経由、形容詞、形容動詞、  〜でもさしつかえない
 Có thể hiểu các thông tin mới, 率 玖 玲 珠 班 琉 琢
ケース「箱」、外科、毛皮、劇、劇場、  〜たる
luận cứ luận điểm trong ý kiến, 琳 琴 瑚 瑛 瑞 瑠 瑳
下車、下旬、化粧、下水、削る、桁、下
駄、血圧、血液、欠陥、月給、結局、決 瑶 璃 環 甚 甫 甲 畔  〜まじき
62
quan điểm của các tác giả trong 心、欠席、決定、欠点、月末、月曜/ 畝 異 疎 疫 疾 症 痘  〜極まる
月、結論、気配、下品、煙い、煙、蹴 痢 痴 癒 癖 皇 皐 皓
các bài xã luận về các vấn đề る、険しい、~権、現~、見解、限  〜に(は)あたらない
của xã hội. 盆 益 盛 盟 監 盤 盲
界、、現金、健康、原稿、検査、現在、  〜べからず
原産、原始、現実、厳重、現象、現状、 盾 眉 看 眸 眺 眼 睡
 Có thể đọc lướt báo cáo, ghi  〜たりとも
建設、謙遜、現代、建築、県庁、限度、 督 睦 瞬 瞭 瞳 矛 矢
chép cũ và nhanh chóng tìm ra 検討、見当、現に、現場、顕微鏡、憲 矯 砕 砲 硝 硫 碁 碑  〜きらいがある
các thông tin liên quan đến công 法、懸命、権利、、理、濃い、恋しい、 碧 碩 磁 磯 礁 礎 祉  〜しまつだ
恋人、~校、~港、~号、高~、工員、
việc hiện tại của bản thân. 強引、幸運、講演、高価、硬貨、効果、 祐 祥 票 禄 禅 禍 禎
 Có thể hiểu nội dung các thông 豪華、公害、交換、高級、公共、航空、 秀 秘 租 秦 秩 称 稀
光景、工芸、合計、攻撃、貢献、孝行、 稔 稚 稜 稲 稼 稿 穀
báo thay đổi, điều chỉnh phí 広告、堪える、娯楽、転がす、転がる、 穂 穏 穣 穫 穴 窃 窒
dịch vụ từ ngân hàng hay các 紺、混合、混雑、献立、混乱、催促、裁
判、材木、境。逆さ、逆様、酒場、逆ら 窮 窯 竜 竣 端 笙 笛
công ty thẻ tín dụng. う、盛り、索引、削除、作成、作製、探 第 笹 筋 策 箇 節 範
 Có thể dễ dàng hiểu các đơn thư る、座敷、差し支え、さっさと、さっぱ 篤 簿 粋 粗 粘 粛 糖
り、砂漠、錆びる、妨げる、左右、騒が
về sản phẩm của công ty mình. 糧 系 糾 紀 紋 納 紗
しい。爽やか、酸性、酸素
 Có thể dễ dàng hiểu các thông サンプル、しいんと(する)、自衛、敷 紘 級 紛 素 紡 索 紫
地、至急、頻りに、敷く 紬 累 紳 紺 絃 結 絞
báo về nội dung học tập, các sự
刺激、茂る、持参、、磁石、四捨-五入、 絢 統 絹 継 綜 維 綱
kiện được tổ chức ở trường. 始終、自習、思想、時速、子孫 網 綸 綺 綾 緊 緋 締
 Có thể đọc lướt các đoạn văn 舌、死体、事態、次第(に)、自治、実
緩 緯 縁
bản dài phức tạp tìm các thông 感、失業、湿気、しつこい、実行、実
習、実績、湿度、執筆、実物、尻尾、失
tin cần thiết, các bài đánh giá về
望、実用、実力、実例、失恋、 私鉄、支
các tài liệu tham khảo về nội 店、指導、自動、児童、支配、芝居、縛
dung liên quan phục vụ cho việc る、地盤、 紙幣、死亡、萎む、絞る、資
viết báo cáo, luận văn của bản 本、縞、しみじみ、湿る、ジャーナリス
thân. ト 、しゃがむ、車掌、写生、社説、借
 Có thể viết chi tiết, rõ ràng thể 金、シャトル、車道、〜宗、集会、収
穫、集金、修正、修繕、重体、重態、執
hiện được quan điểm của bản
着、主要、需要、巡査、純情、純粋、助
thân về một đối tượng, lĩnh vực 〜、初〜、諸〜、蒸気
bản thân quan tâm có sự so sánh

63
với những lĩnh vực, đối tượng
khác (ví dụ như một bộ phim,
nhân vật nào đó).
 Có thể viết đoạn văn bản tương
đối sáng tạo hoặc bài miêu tả có
cấu trúc chặt chẽ với văn phong
tự nhiên phù hợp với người
nghe.

6. Bậc 6

Chuẩn đầu ra theo khung Năng


Số tiết Từ vựng Chữ Hán Cấu trúc ngữ pháp
lực Ngoại ngữ Việt Nam

Khoảng 110 cấu trúc ngữ


270 Khoảng 2100 từ Khoảng 550 chữ Hán 6/6
pháp

Chi tiết
Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời Trọng tâm kiến thức ngôn ngữ
nói
Một số từ vựng tham khảo Một số chữ Hán Một số mẫu ngữ pháp tham
tham khảo
khảo

 Có thể hiểu được các bài thuyết 憧れる、あっさり、味わう、圧力、天の 縄縛縦縫縮繁繊  〜を余儀無くされる


trình, bài giảng chuyên ngành 川、 余る、嵐、荒らす、改める、ありが 織繕繭繰罰罷羅  〜てやまない
sử dụng các thuật ngữ không たい、あわただしい、案の定、いきなり、 羊義翁翔翠翻翼
 〜わりには
乾燥、傷む、一段と、一人前、遺伝、威張 耀耐耗耶聖聡聴
64
quen thuộc lắm hoặc các cách る、未だに、稲妻、意欲、医療、イラス 肇肖肝肢肥肪肺  〜かいもなく
diễn đạt quán dụng có tính địa ト、イルミネーション、いわゆる、インテ 胆胎胞胡胤胴脅  〜だけまし
phương, hoặc lối diễn đạt khẩu リア、飢える、承る、受け取る、失う、右 脈脚脩脱脹腐腸
折する、薄める、薄れる、疑う、打ち消 膜膨臨臭至致興  〜ないではすまない
ngữ tương đối khó. す、打ち込む、雨天、うなずく、うつわ、 舌舎舗舜舶艇艦  〜ゆえ
 Có thể hiểu rất dễ dàng các 奪う、裏返す、うらむ、売り込む、うろう 艶芋芙芝芳芹芽  〜ながらも
đoạn hội thoại của nhóm người ろ、上回る、映像、エクスクラメーショ 苑苗茂茄茅茉茎  〜ことなしに
khác (thảo luận nhóm, …) trừu ン、エコノミー、エコロジー、絵の具、エ 茜荘莉莞菊菌菖  〜ではあるまいし
tượng, phức tạp và về các chủ ラー、円グラフ、延長、援助、煙突、追 菫華萌萩葬葵蒔
う、応じる、覆う、犯す、侵す、冒す、補 蒼蓄蓉蓮蔦蕉蕗  〜てからというもの
đề bản thân chưa biết.
う、屋上、収める、納まる、納める、恐 薦薪薫藍藤藩藻  〜としたところで
 Có thể hiểu khi nghe các chỉ る、穏やかに、落ち込む、脅かす、おと 蘭虎虐虚虜虞虹  〜ですら
dẫn thông tin chuyên môn phức そ、、劣る、衰える、お墓まいり、思いが 蚊蚕蛇蛍蛮蝶融  〜といえども
tạp về các dịch vụ hoặc hướng けない、思い切り、主な、及ぼす、及ぶ  衆街衛衝衡衰衷
織姫、オリエンテーション、卸売店、温 衿袈裁裂裕裟裸  〜といったらない/と
dẫn sử dụng, giới thiệu các sản 室、効果、回復、解放、加害者、輝く、か 製褐褒襟襲覆覇 いったらありはしない
phẩm thông dụng mới. き氷、垣根、各自、確実に、学問分野、崖 視覧訂討託訟訳  〜ときたら
崩れ、駆け込む、過剰な、傾く、門松、悲 訴診証詐詔評詠  〜ところを
 Có thể hiểu các đoạn hội thoại しむ、必ず、かねる、画用紙、カロリー、 詢詩該詳誇誉誓  〜としたところで/〜
tự nhiên của người bản ngữ. 感覚、環境保護、環境ホルモン、感激、頑 誕誘誠誼諄請諒 としたっって/〜にし
固な、勘定、観測、元旦、感嘆符、監督、 諭諮諾謀謁謄謙 たところで
 Chỉ cần thêm một chút nỗ lực 帰省ラッシュ、奇妙な、区切る、崩れる、 謝謡謹譜譲護豆
くっつける、繰り上げる、暮れる、継続す 豚豪貞貢貫貴賀  〜とは
thì có thể hiểu các phát ngôn
る、謙虚な、肯候補 紅葉、心細い、承知 賃賄賊賓賜賠賦  〜とはいえ
được nói xung quanh mình mặc 衝突、消耗、水害、ずうずうしい、推薦  購赦赳赴趣距跳  〜とばかりに
dù có thể khi tham gia trực tiếp 水没、政策、制作、誠実な、製造業、備え 践踏躍軌軸較載  〜ともなく/〜ともな
る、滞在、大腸、尊重、耐えず、絶えず、 輔輝輩轄辰辱迅 れば
hội thoại thì bản thân không thể 対して、迫る、総務、蓄える、縦軸、立ち 迪迫迭透逐逓逝  〜ないまでも
tham gia chủ động vào trong 止まる、例える、たまたま、黙り込む、単 逮逸遂遇遍遣遥
純な、断念する、近寄る、縮まる、注意 遭遮遵遷遺遼避  〜ないものでもない
các tranh luận vói những người  〜なり〜なり
報、抽象的、追、ついでに、費やす、墜 還邑那邦邪邸郁
bản ngữ sử dụng cách diễn đạt 落、、努める、常に、蕾が開く、積み上げ 郎郡郭郷酉酌酔  〜に関わる
khác với bản thân mình. る、強気な、手当て、抵抗感、手軽な、手 酢酪酬酵酷酸醜  〜にひきかえ
間、照らす、芽が出る、典型、当時、到 醸采釈釣鈴鉛鉢
 Có thể hiểu các tài liệu âm 着、遠回り、とがる、ドキドキ、特殊な  銃銑銘銭鋳鋼錘  〜にもまして
thanh có nội dung rộng được 退ける、ところが、ところどころ、とっく 錠錦錬錯鍛鎌鎖  〜の至り
に、にわか雨、根を張る、寝込む、農学、 鎮鏡鐘鑑閑閣閥  〜の極み
thu âm hoặc phát thanh có chứa 能率、除く、ノロノロ、発揮、初詣、跳ね 閲闘阻阿附陛陣  〜はおろか
một số các thuật ngữ mang tính る、引き込む、引き受ける、ひっくり返 陥陪陰陳陵陶隆  〜ばこそ
る、引っ込む、非常識な、ひっくり返す、 隊随隔障隠隣隷
65
chuyên ngành. Có thể lấy được 筆者、普及、無遠慮な、福祉、服装、膨ら 隼雄雅雌雛離雰  〜ばそれまでだ
ます、不景気、無作法、不正確な、ふと、 雷需霊霜霞霧露  〜まじき
các thông tin chi tiết ví dụ như 吹雪、不用人な、振り向く、震え上がる、 靖鞠韻響項須頌
thái độ cảu người nói về sự 無礼な、増す、未開発、間も無く、割合 頑頒頻顕顧颯飢  〜もさることながら
に、割に、割引、話題、わざわざ、湧き上 飼飽飾養餓馨駄  〜をおいて
việc nào đó, mối quan hệ giữa
がる…  駆駒駿騎騒騰驚  〜禁じ得ない
những người nói chuyện mà 髄鬼魁魂魅魔鮎  〜をものともせずに
không được thể hiện rõ trong 鮮
lời nói.
 Có thể viết chi tiết, rõ ràng thể
hiện được quan điểm của bản
thân về một đối tượng, lĩnh
vực bản thân quan tâm có sự so
sánh với những lĩnh vực, đối
tượng khác (ví dụ như một bộ
phim, nhân vật nào đó).
 Có thể viết đoạn văn bản mang
tính sáng tạo hoặc bài miêu tả
có cấu trúc chặt chẽ với văn
phong tự nhiên phù hợp với
người nghe.

PHẦN III: GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Phân bố thời lượng dạy học và số tiết học cần thiết để đảm bảo yêu cầu về chuẩn đầu ra.
Chương trình Tiếng Nhật thực hành được thực hiện với tổng thời lượng là 1620 tiết (gồm cả số tiết ôn tập và kiểm tra,
đánh giá), trong đó mỗi giai đoạn học tập ứng với mỗi bậc (của khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam) có thời lượng
là 270 tiết học trên lớp.

66
Việc lựa chọn thời lượng 1620 tiết học được căn cứ vào chuẩn đầu ra và thời lượng cần thiết cho việc hoàn thành 6 bậc
trình độ ngoại ngữ của khung tham chiếu Châu Âu, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cũng như chuẩn đầu
ra và thời lượng cần thiết cho việc hoàn thành 5 bậc trình độ tiếng Nhật của khung đánh giá trong kỳ thi kiểm tra năng lực
tiếng Nhật JLPT ứng với bộ khung chuẩn năng lực tiếng Nhật JF của Quỹ giao lưu Quốc Tế (Japan Foundation ) Nhật Bản.
Dưới đây là bảng tham chiếu về thời lượng và chuẩn đầu ra của Chương trình tiếng Nhật thực hành và chuẩn JF.

Kì thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật (JLPT) của JF Kì thi Nat-test
Cấp độ Thời lượng Cấp độ Thời gian
Trên N1 420 ~ 820 giờ 1Q 1000 giờ (= 1200 tiết) 50 phút/tiết
N2 ~ N1 200 ~ 820 giờ 2Q 800 giờ
N3 ~ N2 200 ~ 820 giờ 3Q 600 giờ
N5 ~ N4 200 ~ 420 giờ 4Q 400 giờ
5Q 200 giờ

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, số tiết 1620 nêu trên là số tiết chuẩn, được thực hiện về cơ bản theo hình thức dạy học truyền
thống trên lớp trong môi trường và điều kiện dạy học đạt chuẩn. Trên thực tế, việc dạy học tiếng Nhật cũng như dạy học các
ngoại ngữ khác được thực hiện trong các điều kiện khác nhau, với cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học khác nhau và đối tượng
người học khác nhau.
Kinh nghiệm và thực tế cho thấy việc dạy học nếu chỉ dựa vào các tiết học trên lớp thôi thì hoàn toàn không đủ. Ngay đối
với các chương trình giáo dục đại học, các môn học bao giờ cũng đòi hỏi một thời lượng tự học và luyện tập cần thiết kèm theo
số giờ học trên lớp (chẳng hạn, 1 tín chỉ của môn học thực hành trong chương trình đào tạo đại học ngành tiếng nước ngoài

67
thường ứng với 15 tiết học trên lớp và 30 tiết tự học của người học (có những cơ sở giáo dục tính ngược lại, tức là ứng với 30
tiết học trên lớp và 15 tiết tự học của người học), có nghĩa là nếu môn học đó được tính là 2 tín chỉ với số tiết là 30 tiết học trên
lớp thì trên thực tế thì người học còn phải tự học thêm 60 tiết nữa.). Hay nói cách khác, giá trị của một tiết học tín chỉ thường
được nhân thành 3 lần, ứng với 3 tiết, gồm cả tiết học trên lớp và tiết tự học. Bởi vậy, để học viên có thể đạt được chuẩn đầu ra
ứng với mỗi cấp độ trong khuôn khổ thời lượng chuẩn (270 tiết cho 1 cấp độ), khi sử dụng Chương trình để thiết kế các khóa
học tiếng Nhật, cần lưu ý bố trí điều kiện, môi trường dạy học đảm bảo chất lượng và phù hợp, sao cho các tiết học có thể đạt
hiệu quả cao nhất, đồng thời bổ sung thời lượng và nội dung để học viên tự học. Trong một số môi trường dạy học đặc biệt
(chẳng hạn thiếu cơ sở vật chất, thiếu môi trường thực hành tiếng Nhật cho học viên, khó tiếp cận các nguồn học liệu tiếng
Nhật hoặc khó có cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật của người bản ngữ, người học không có điều kiện để tập trung vào việc học
tập v.v..) thì có thể bổ sung thêm một số tiết học vào chương trình để đảm bảo cho người học đạt được yêu cầu về chuẩn đầu ra
của mỗi cấp độ.
Lưu ý rằng đây là Chương trình tiếng Nhật thực hành. Chuẩn đầu ra của các bậc trong Chương trình là chuẩn đầu ra về kỹ
năng, năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Nhật). Chương trình này có thể áp dụng với mọi đối tượng học tiếng Nhật, nhưng đối
với mỗi đối tượng người học thì việc sử dụng chuẩn đầu ra của Chương trình có thể khác nhau. Chẳng hạn, đối với chương
trình giáo dục đại học ngành ngôn ngữ Nhật Bản, chuẩn đầu ra của Chương trình tiếng Nhật thực hành được sử dụng để đo
năng lực sử dụng tiếng Nhật thực hành của sinh viên (một yêu cầu bắt buộc về năng lực sử dụng ngoại ngữ) trong quá trình
đào tạo cử nhân ngành tiếng Nhật.
2. Sử dụng Chương trình để thiết kế khóa học, biên soạn giáo trình và các tài liệu dạy học tiếng Nhật
Chương trình tiếng Nhật thực hành là cơ sở, là kim chỉ nam để thiết kế các khóa học tiếng Nhật theo chuẩn của khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, để xây dựng giáo trình và các tài liệu dạy học liên quan như sách bài tập, sách
hướng dẫn giảng dạy dùng cho giáo viên, các băng đĩa nghe nhìn phụ trợ v.v..

68
Khi biên soạn giáo trình và các tài liệu phục vụ dạy học đi kèm, các tác giả biên soạn sách và tài liệu cần bám sát mục
tiêu của Chương trình (bao gồm mục tiêu tổng thể và mục tiêu của từng cấp bậc ).
Việc thiết kế cấu trúc của giáo trình và các tài liệu dạy học khác nói chung và cấu trúc của mỗi bài học trong giáo trình
nói riêng phải phù hợp với nguyên tắc xây dựng Chương trình (bao gồm 6 nguyên tắc: 1) Nguyên tắc lấy người học làm trung
tâm; 2) Nguyên tắc trình tự quá trình; 3) Nguyên tắc mở rộng đồng trục, xoáy trôn ốc; 4) Nguyên tắc giao tiếp ngữ cảnh
hoá; 5) Nguyên tắc tích hợp; 6) Nguyên tắc liên thông và tiếp nối ; 7) Nguyên tắc chuẩn kiến thức). Trong các nguyên tắc trên,
Nguyên tắc thứ nhất (lấy người học làm trung tâm) và nguyên tắc thứ 4 (giao tiếp ngữ cảnh hoá) có vai trò rất quan trọng
trong việc quyết định nội dung và cách triển khai nội dung giáo trình và tài liệu dạy học.
Việc thiết kế cấu trúc của giáo trình nói chung và cấu trúc của mỗi bài học trong giáo trình nói riêng cũng cần bám sát quan
điểm khi xây dựng Chương trình tiếng Nhật ngoại ngữ 2 dùng cho giáo dục phổ thông là hình thành và phát triển các kỹ năng
giao tiếp (nghe nói đọc viết) trong khuôn khổ của các chủ đề giao tiếp phù hợp, lấy kỹ năng giao tiếp dựa theo chủ điểm
làm trục chính. Trong Chương trình, nội dung giao tiếp và chủ điểm được coi là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung các bài học,
bài tập và hoạt động trong mỗi bài học. Do vậy, kỹ năng giao tiếp và chủ điểm sẽ chi phối việc lựa chọn và tổ chức nội dung
ngữ liệu trong giáo trình và các tài liệu dạy học. Có nghĩa là, khi xây dựng giáo trình và các tài liệu dạy học khác, cần xuất
phát từ mục tiêu về kỹ năng giao tiếp (người học cần làm được gì bằng tiếng Nhật sau mỗi bài học, mỗi giai đoạn, mỗi bậc
năng lực v.v.. dựa trên các chủ điểm, chủ đề quen thuộc và gần gũi, cần thiết với đối tượng người học và phù hợp với môi
trường giao tiếp và văn hóa Việt Nhật) để lựa chọn ngữ liệu chứ không phải là xuất phát từ ngữ liệu (cấu trúc ngữ pháp, chữ
viết, từ vựng v.v…) để quyết định nội dung của giáo trình và tài liệu dạy học.

Khi biên soạn giáo trình và các tài liệu dạy học liên quan, cần áp dụng các thành tựu của giáo học pháp ngoại ngữ hiện đại
trên cơ sở phân tích các đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Nhật. Nội dung của giáo trình và các tài liệu dạy học kèm theo cần

69
phong phú, đa dạng, sát với thực tế cuộc sống, tạo hứng thú học tập cho người học và tính hiệu quả trong giao tiếp bằng tiếng
Nhật, phát huy tính sáng tạo của người học.
3. Sử dụng Chương trình để kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Nhật
Đây là Chương trình tiếng Nhật thực hành. Chuẩn đầu ra của các bậc năng lực trong Chương trình là chuẩn đầu ra về kỹ
năng, năng lực sử dụng tiếng Nhật thực hành. Chương trình này có thể áp dụng với mọi đối tượng học tiếng Nhật, nhưng đối
với mỗi đối tượng người học thì việc sử dụng chuẩn đầu ra của Chương trình có thể khác nhau. Chẳng hạn, đối với chương
trình giáo dục đại học ngành ngôn ngữ Nhật Bản, chuẩn đầu ra của Chương trình tiếng Nhật thực hành có thể được sử dụng để
đo năng lực sử dụng tiếng Nhật thực hành của sinh viên trong quá trình đào tạo cử nhân ngành tiếng Nhật. (Theo quy định, yêu
cầu bắt buộc về năng lực sử dụng ngoại ngữ đối với sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ là cần đạt tối thiểu trình độ 5/6 trong
khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
Chương trình có thể được sử dụng để thiết kế các bài thi kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng tiếng Nhật của các đối tượng
người học khác nhau tại Việt Nam, thay thế cho các kỳ thi kiểm tra/ đánh giá năng lực tiếng Nhật của Nhật Bản đang được sử
dụng tại Việt Nam như kỳ thi JLPT, NAT-TEST, TOPJ v.v.. nêu ở phần trên.
4. Điều kiện thực hiện Chương trình
4.1. Điều kiện về giáo viên
Để thực hiện được chương trình, cần có đủ giáo viên dạy tiếng Nhật đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn nghiê ̣p vụ
theo quy định của Nhà nước Việt Nam.
Giáo viên tham gia giảng dạy cần phải được tập huấn về toàn bộ nội dung của Chương trình và tài liệu dạy - học. Hằng
năm giáo viên cần được nhà trường, các cơ sở giáo dục tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong và
ngoài nước để cập nhật các kiến thức ngôn ngữ, văn hoá mới và các phương pháp dạy học hiện đại.
Giáo viên tham gia giảng dạy phải nắm bắt được đầy đủ và chính xác mục tiêu, quan điểm, phương pháp giảng dạy cũng
như nội dung ngữ liệu của chương trình;

70
Khi giảng dạy, giáo viên cần chú ý phát huy vai trò chủ thể của người học trong việc rèn luyện cả 4 kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết. Cần tạo điều kiện, cơ hội để người học tiếp thu nội dung kiến thức và nắm được cách thức rèn luyện các kỹ năng
ngay trên lớp học và tiếp tục củng cố thêm khi luyện tập ở nhà.
Giáo viên cần có đủ trình độ và luôn chủ động trau dồi nâng cao trình độ để sử dụng chương trình một cách linh hoạt và
sáng tạo theo đúng các phương pháp dạy học ngoại ngữ hiện đại và phù hợp với hoàn cảnh giảng dạy cụ thể.

4.2. Điều kiện về cơ sở vật chất


Giáo trình, tài liệu dayhọc phải được biên soạn hoặc lựa chọn phù hợp với mục tiêu, quan điểm, phương pháp và nội dung
ngữ liệu của chương trình và phù hợp với đặc điểm của người học.
Lớp học phải có đầy đủ thiết bị dạy học cho một lớp học ngoại ngữ như máy cassette, máy nghe đĩa CD, băng học tiếng
v.v. và các thiết bị hỗ trợ dạy - học cần thiết khác.
Đối với những địa phương, trường, lớp có điều kiện, cần tổ chức cho người học tiếp xúc với sách báo tiếng Nhật, được
xem, nghe các chương trình phát thanh, truyền hình của Nhật Bản, cũng như được tiếp xúc, giao lưu với người Nhật để tăng
thêm hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Nhật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Tiếng Nhật THCS và THPT, 2005.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS và cấp THPT, NXB Giáo dục, 2006.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) cấp THCS và cấp THPT môn tiếng Nhật,
2007.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục thường xuyên môn tiếng Anh, 2008

71
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy tiếng Nhật dùng cho học sinh THCS và THPT (từ lớp 6
đến lớp 12), NXBGD Việt Nam, xuất bản lần đầu từ 2004 đến 2013
6. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình Tiếng Anh Tiểu học, 2010.
7. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp THCS, 2011.
8. Bộ giáo dục và đào tạo, TT 01, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, 2014. 
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình tiếng Nhật ngoại ngữ 1 (dùng cho bậc tiểu học), 2016
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ sách giáo khoa, sách bài tập và sách hướng dẫn giảng dạy tiếng Nhật lớp 3 (sách thí điểm), NXBGD
Việt Nam, 2016
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ sách giáo khoa, sách bài tập và sách hướng dẫn giảng dạy tiếng Nhật lớp 4 (sách thí điểm), NXBGD
Việt Nam, 2016 2017
12. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, 2017.
13. Bộ giáo dục và đào tạo, QĐ 1400, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, 2008.
14. Trường ĐH Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội, Bộ sách giáo khoa tiếng Nhật dùng cho học sinh THPT chuyên ngoại ngữ (từ lớp 10 đến
lớp 12), NXBGD Việt Nam, 2010
15. Chuẩn Giáo dục tiếng Nhật JF2010 và Hướng dẫn cho người sử dụng (http://jpf.org.vn/store/JF_edu_standard_2010.pdf)
Tài liệu tiếng Nhật
16. 青木直子・尾崎明人・土岐哲編(2001)『日本語教育学を学ぶ人のために』世界思想社
17. 石田敏子(1992)『入門 日本語テスト法』大修館書店
18. 牲川波都季(2002)「学習者主体とは何か」細川英雄編『ことばと文化を結ぶ日本語教育』凡人社
19. 岡崎眸・岡崎敏雄(2001)『日本語教育における学習の分析とデザイン 言語習得過程の視点から見た日本語教育』凡人社
20. 岡崎敏雄・岡崎眸(1990)『日本語教育におけるコミュニカティブ・アプローチ』凡人社
21. 川上郁雄(2002)「年少者のための日本語教育」細川英雄編『ことばと文化を結ぶ日本語教育』凡人社
22. 国際文化フォーラム(1999)「第 3 回 文化を取り入れた日本語の授業アイディアコンテスト作品集」
23. 横溝紳一郎(2002)「学習者参加型評価と日本語教育」細川英雄編『ことばと文化を結ぶ日本語教育』凡人社

72
24. L.F.バックマン、A.S.パーマー著、大友賢二、ランドルフ・スラッシャー監訳(2000)『実践 言語テスト作成法』大修館書店
25. [Lyle F. Bachman and Adrian S. Palmer (1996) Language Testing in Practice, Oxford University Press.]
26. 金田一春彦(1988)『日本語 新版(下)』岩波新書、pp.146

73

You might also like