You are on page 1of 4

Chủ đề 2:

“Sống thử” nên hay không? Hãy đưa ra quan điểm của em về vấn đề này?
Nghĩ thoáng, nghĩ lớn, nghĩ khác đi...để thành công hơn "Think out of box – Nghĩ ngoài
chiếc hộp" là thuật ngữ dùng để chỉ những tư duy đột phá, sáng tạo – điều không thể
thiếu trong cuộc sống. Nhưng hiện nay, giới trẻ ngày càng nghĩ thoáng, có những vấn đề
đi xa ngoài tầm kiểm soát, xa vời với giá trị đạo đức từ xưa đến nay. Một trong những
lạm dụng tự do, đó là “sống thử”. Vấn đề này không chỉ là sự lo lắng của các bậc làm
cha mẹ mà còn là thách đố của các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.

1. Sống thử
- Sống thử theo định nghĩa thông thường dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các
cặp nam nữ về sống chung với nhau mà không tổ chức hôn lễ cũng như không đăng ký
kết hôn.
- Nói một cách hàn lâm hơn thì sống thử được gọi là sống chung phi hôn nhân. Các cặp
đôi thường gặp, sống với nhau một thời gian rồi chia tay và sống với người khác. Còn
dưới góc độ của người học Luật, sống thử được định nghĩa là “Chung sống như vợ
chồng” theo đó thể hiện việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng
(Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
- Các cặp đôi sống thử không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình
cũng như trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân.

2. Thực trạng sống thử của giới trẻ hiện nay


- Sống thử đang trở thành xu hướng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trong thời đại
mới này. Đặc biệt, nó như một thứ “mốt” với các sinh viên sống xa nhà, ở trọ,..
Ở một góc độ nào đó có thể coi “sống thử” là một phép thử nghiệm. Nếu coi “sống thử”
là “sống thật” thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để tích lũy cho việc xây dựng cuộc sống
hôn nhân bền vững sau này. Sống thử không có trong truyền thống người Việt Nam. Nó
là xu hướng đã xảy ra ở châu Âu vào thời kỳ giải phóng tình dục. Sau thời gian thoái trào,
người châu Âu đã quay lại với cuộc sống hôn nhân bền vững.
- Theo thống kê tại Việt Nam thì sống thử trước hôn nhân, đặc biệt là ở sinh viên, có trên
90% các cặp đôi tan vỡ, bởi họ chưa có khả năng tự quyết định cuộc sống của mình, chưa
có công ăn việc làm ổn định. Khảo sát năm 2006 cho thấy, 56% sinh viên cho biết hiện
đang có người yêu, nhưng chỉ có 26% trong số họ cho biết mức độ yêu là nghiêm túc để
có thể dẫn đến hôn nhân, do vậy khi gặp vấn đề trở ngại thì khả năng tan vỡ mối tình là
rất cao.
- Số liệu của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Ánh Sáng cho biết, chỉ 10-15% các
cặp sống thử đi đến hôn nhân, và cuộc hôn nhân cũng thật mong manh. Bởi khi sống thử,
các bạn trẻ đã cống hiến cho nhau hết, chẳng còn khoảng cách, chẳng giấu giếm điều gì,
nên sự mặn nồng trong đời sống vợ chồng là không còn.
- Một thống kê cho thấy 85,7% sinh viên khi được hỏi đều nhận định sống thử ảnh hưởng
đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Việt; 96% cho rằng sẽ gây hậu quả về sức
khỏe, tâm lý, kết quả học tập, đôi khi khá nặng nề, nhất là đối với nữ
- Khảo sát ở Đại Đại học Y dược Thái nguyên, 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình
dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43% chọn giải pháp
nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới. Thậm chí nhiều trường hợp chàng trai sẽ "bỏ của chạy
lấy người", tìm cách bỏ rơi bạn gái và cái thai.

3. Nguyên nhân dẫn đến việc sống thử


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử, sau đây là một số nguyên nhân phổ
biến:
3.1 Nguyên nhân từ bản thân
- Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất hoặc có thể vì đua đòi
- Do tự nguyện, thích cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng
3.2 Nguyên nhân từ phía gia đình
- Do cha mẹ sống không hạnh phúc: cảnh căng thẳng, cãi vã,..là những yếu tố khiến cho
giới trẻ không muốn nghĩ đến hôn nhân, không thích ràng buộc
- Do cha mẹ không hoặc ít quan tâm đến đời sống tình cảm của con cái, phó mặc hoàn
toàn cho nhà trường, bản thân con,..
3.3 Nguyên nhân từ xã hội
- Do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây nên tình trạng quan hệ tình dục và sống thử trước
hôn nhân ngày càng tăng
- Do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, quan niệm tình yêu hiện đại

4. Có nên sống thử? (không nên)


4.1 Lợi ích của việc sống thử
- Cho phép các cặp tìm hiểu sự hòa hợp lâu dài: sống thử cho phép họ phát hiện ra những
điểm không tương đồng
- Cho phép các cặp đôi thảo luận về cách phân bổ trách nhiệm: trách nhiệm tài chính,
chăm lo nhà cửa,..
- Giúp những người sống xa gia đình, thiếu tình yêu thương được an ủi về mặt tinh thần,
có động lực làm việc, ăn uống,..
Tuy nhiên theo thực trạng xã hội hiện nay, sống thử có rất nhiều những bất cập và vẫn
chịu nhiều định kiến của xã hội.
4.2 Hậu quả của sống thử
- Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một
lối sống không phù hợp, không nên khuyến khích, nó có tác động xấu đến đời sống và
mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội, đó là lối sống sai lầm, buông
thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự
xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay.
- Trả giá quá lớn: Về sức khỏe, họ có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
như AIDS, giang mai... các viêm nhiễm đường sinh sản, nạo thai dẫn đến tai biến như vô
sinh, ung thư... Về tâm lý, sau cú sốc họ sẽ trở nên chai sạn, mất niềm tin vào tình yêu và
hôn nhân. Nhiều người khác thì trở nên buông thả, vì không còn trinh tiết để giữ gìn nữa
nên họ sẵn sàng quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người khác.
- Bị mang tiếng, danh dự gia đình, gia tộc bị hủy hoại. bố mẹ không dám nhìn hàng xóm,
uất ức, tủi nhục.
- Tỉ lệ nao phá thai: Theo Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt
Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới. Đáng chú ý hơn là vị
thành niên, thanh niên chiếm 22% số vụ nạo phá thai và đang có xu hướng tăng. Thống
kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy, trong hơn 5.000 ca nạo phá thai mỗi năm
có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi
nạo phá thai chiếm khoảng 18%.
- Di chứng tương lai: Một khi “trao thân gửi phận” cho nhau nhưng không thành vợ thành
chồng, cũng để lại nhiều vết thương lòng và tâm lý trong tương lai. Nhiều phụ nữ lỡ “trải
nghiệm” trong quá khứ, thì tương lai phải đối diện câu trả lời về trinh tiết với người bạn
đời hay khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền; hoặc mặc cảm tự ti với gia
đình... Tất cả điều đó, thường cản lối đến với cuộc sống tốt đẹp phía trước, và sự chọn lựa
vì đó không được trọn vẹn. Và chắc chắn, không có cơ hội tận hưởng hạnh phúc, dù chỉ
là những giây phút ngắn ngủi trong cuộc đời dương thế. Tất cả những hậu quả đó, hơn ai
hết, chính bản thân người trong cuộc sẽ phải gánh chịu, không chỉ ở thời gian hiện tại mà
còn ảnh hưởng dài tới tương lai sau này. Hậu quả của việc “sống thử”, quan hệ trước hôn
nhân sẽ dễ sinh nhàm chán và nếu có hôn nhân thì cuộc sống của họ thường không hạnh
phúc và tiếp theo là một “lộ trình buồn”. Thật đáng tiếc cho giới trẻ ngày nay. Cái tai hại
hơn và không đáng có, lại là nỗi bất hạnh của những đứa trẻ, có thể chúng sẽ không được
thấy ánh dương mặt trời vì sự “nhẫn tâm và tàn nhẫn” của cha mẹ; hay nếu được sinh ra
thì cũng sẽ èo uột vì “thiếu vắng sự ấm áp” từ tình thương của cha hoặc mẹ. Và như thế,
chúng sẽ là những đứa trẻ phát triển không bình thường về thể lý và tâm lý.

5. Giải pháp hạn chế sống thử


- Về phía bản thân: Bản thân nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về hôn
nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua những chuẩn
mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Các bạn gái phải tự biết bảo vệ cái quý giá nhất
của mình. “Sống thử”, nếu “dính bầu” thì đơn giản là đi phá thôi sao? Đừng chỉ vì một
giây phút nông nổi mà bạn phải ân hận suốt đời khi mất luôn thiên chức làm mẹ. Hơn
nữa, mỗi người nên tham gia các đoàn hội, tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu học hỏi
và phải quyết tâm nói không với việc “sống thử”.
- Về phía gia đình: Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, Ðức cố Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II, trong tông huấn về gia đình “Familiaris Consorto” đã khuyến cáo các bậc phụ
huynh: “Bởi vì cha mẹ đã cho con cái sinh ra đời, họ phải có một bổn phận quan trọng
nhất, là giáo dục con cái của họ. Do đó, cha mẹ phải nhận rằng, chính họ là những nhà
giáo dục đầu tiên và trên tất cả đối với con cái. Vai trò giáo dục của họ quyết liệt đến nỗi
thật khó tìm được bất cứ điều gì có thể đền bù vào sự thất bại của họ. Cha mẹ phải nhận
trách nhiệm tạo bầu khí gia đình đầy linh hoạt trong tình yêu và tôn kính Thiên Chúa và
mọi người, để sự phát triển hoàn mỹ về cá tính và xã hội được nẩy nở trong con người.
Vì vậy, gia đình là trường học đầu tiên cho tất cả những đức tính Giáo hội và xã hội mà
bất cứ xã hội nào cũng cần phải có.”

KẾT LUẬN:
- Sống thử có lợi ích nhưng vẫn còn nhiều bất cập và định kiến của xã hội
- Sống thử không làm tăng tỷ lệ ly hôn
- Sống thử không đồng nghĩa với việc kết hôn
- Chỉ nên sống thử khi bạn có thể tự chủ về cuộc sống của chính mình và có thể giúp
cuộc sống của người còn lại trở nên dễ dàng hơn
- Không phải cặp nào yêu nhau cũng nên sống thử
- Sinh viên càng không nên sống thử

You might also like