You are on page 1of 3

Chương 2: Ảnh hưởng tôn giáo đến đời song tinh thần người Việt Nam trong xh

hiện đại

Phần 1: Đặc điểm tình hình

1.Đặc điểm :

1.1 Nhiều dân tộc và có sự chênh lệch lớn về số dân giữa các tộc người.

- Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có bản
sắc văn hóa riêng. 54 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm 86% dân số, 53 dân
tộc còn lại chiếm 14% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10 dân tộc
có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường,
Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn
người, 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc
có số dân dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ đu, Brâu). Thực tế
có những dân tộc với số dân rất ít khó khan cho việc gìn giữ văn hóa dân tộc và
phát triển giống nòi vì vậy đang được Đảng và Nhà nước có chính sách quan
tâm đặc biệt.

-Tuy có sự chênh lệch về cả đời sống vật chất và tinh thần nhưng giữa các dân
tộc không có sự phân biệt, chống lại, thôn tính lẫn nhau, coi nhau như anh em,
cùng nhau bảo vệ xây dựng Tổ Quốc.

1.2 Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau

-Việt Nam là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. Tính
chất chuyển cư như vậy tạo nên bản đồ cư trú các dân tộc trở nên phân tán, xen
kẽ và làm dân tộc ở Việt Nam không có tộc người riêng. Vì vậy, không có dân
tộc nào ở Việt Nam cư trú tập trung và duy nhất trên một địa bàn.

- Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du;
còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một
số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng.

- Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành
những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của
tỉnh, huyện, xã và các bản mường. Bản Phiêng Luông có người Dao là đông
nhất với 32 hộ, người Tày 9 hộ, 17 hộ người Mông, 4 hộ người Sán Chí, 2 hộ
người Nùng và 1 hộ người Kinh. Cách đây ba, bốn chục năm chỉ có những ngôi
nhà của người Êđê, Bana, Giarai, Xơđăng, Cơho, Mơnông cư trú trên mảnh đất
Tây Nguyên. Ngày nay, cùng với sự di dân đã xuất hiện thêm những ngôi nhà
của dân tộc Kinh, Tày, Nùng, và một số dân tộc ít người ở đây.

-Vì sự xen kẽ này giúp các dân tộc hiểu biết lần nhau hơn, mở rộng giao lưu,
giao thoa văn hóa, tạo nên nền văn hóa thống nhất mà đa dạng. Tuy vậy, điều
này tạo kẽ hở dễ nảy sinh mâu thuẫn, kẻ thù sẽ lợi dụng để phá vỡ đoàn kết, hủy
hoại anh ninh chính trị và sự thống nhất của đất nước.

1.3 Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có chiến lược
quan trọng

-Dù chiếm 14,3% dân số nhưng 53 dân tộc thiểu số Việt Nam lại cư trú trên ¾
lãnh thổ ở vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng, biên giới, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa của đất nước.Một số dân tộc có quan hệ với dân tộc của các
nước láng giềng và khu vực.

*Dân tộc Thái: (520.000), cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa
Bình, Nghệ An…

* H'Mông (479.000), hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung chủ yếu ở
các tỉnh thuộc Đông và Tây Bắc Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,
Sơn La…

* Dao (237.000), cư trú chủ yếu dọc biên giới Việt- Trung, Việt- Lào và ở một
số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam.

* Người Khmer: (447.000), thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, sống chủ yếu
tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Do vậy, các thế lực thường lợi dụng điều này để chống phá cách mạng Việt
Nam. Để được như ngày hôm nay ta thấy được sức mạnh đoàn kết có thể mang
lại thắng lợi to lớn cho sự nghiệp đất nước như thế nào.

1.4 Các dân tộc phát triển không đồng đều

-Các dân tộc nước ta còn chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội. Về phương diện xã hội, trình độ tổ chức đời sống của các dân tộc
khác nhau. Về phương diện kinh tế, phân loại dân tộc thiểu số ở trình độ khác
nhau. Một số còn duy trì kinh tế chiếm đoạt, dựa vào tự nhiên, tuy nhiên hầu hết
đã chuyển sang phương thức tiến bộ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về văn hóa, dân trí, chuyên môn kỹ thuật của nhiều dân tộc thiểu số còn thấp

*Vẫn còn một số dân tộc giữ tập tục lạc hậu như làm đám giết nhiều trâu, bò, tổ
chức ăn uống lớn hay trình độ dân trí thấp bóc vỏ cây rừng để cây chết rồi lấy
gỗ bán dù đã được cán bộ tuyên truyền.

Muốn thực hiện binhg đẳng dân tộc, phải từng bước giảm, tiến tới xóa bỏ khảng
cách giữ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là nội dung quan trọng
trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

1.5 Các dân tộc có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời.

-Vị trí địa lý Việt Nam có địa thế đặc biệt, có bờ biển trải dài, tiếp giáp với
nhiều nước, có thể kết nối nhiều nước trong khu vực. Lịch sử đã chứng minh rất
nhiều kẻ thù nhòm ngó.

-Truyền thống đoàn kết đã hình thành trong quá trình chống giặc ngoại xâm của
dân tộc Việt Nam, đã vốn tạo gắn kết bền chặt từ lâu giữa các dân tộc.

-Đoàn kết dân tộc vốn trở thành truyền thống quý báu của Việt Nam, là nguyên
nhân và động lức quyết định mọi thắng lợi trong lịch sử. Ngày nay, để thực hiện
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc cần ra sức phát huy truyền thống này,
luôn giữ cảnh giác với thế lực ngoài

You might also like