You are on page 1of 2

I.

Nhận định
1. Nhận định trên là sai
Vì:
- Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra và
chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra là 2 chủ thể khác nhau. Một bên là chủ sở hữu súc
vật, một bên là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ nên họ phải
chịu những trách nhiệm bồi thường khác nhau.
- Bồi thường thiệt hại do xúc vật gây ra là trường hợp súc vật bị
chiếm hữu, sử dụng trái phép gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử
dụng trái pháp luật thì phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc trong việc để súc vật
bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường
thiệt hại
CSPL: Khoản 3, Điều 603 BLDS 2015

2. Nhận định trên là sai:


- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra mà
ngoại trừ yếu tố lỗi (tức là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi
không có lỗi) thì sẽ nằm ở 2 trường hợp:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế
cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
CSPL: Khoản 3, Điều 601 BLDS 2015

3. Nhận định trên là sai


Vd: Chị A đang đi trên đường thì bị một tên cướp giật túi xách, sau đó
tên cướp còn đá vào chiếc xe khiến chị A mất thăng bằng vào lao lên
lề đường quẹt phải chị B làm chị B bị té trầy xước chân tay. Thì rõ
ràng hành vi lao xe lên đường của chị A như vậy đã gây thiệt hại cho
chị B nhưng không vi phạm pháp luật vì chị A không cố tình lao xe
đến làm chị B bị thương mà do tên cướp đã đá vào xe khiến chị A bị
mất thăng bằng.
- Ở ví dụ trên có thể thấy rõ ràng chị A đã gây thiệt hại cho chị B
nhưng hành vi của chị A không phải là hành vi trái pháp luật.
CSPL:
4. Nhận định tên là sai
- Pháp nhân bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi
thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, nếu pháp nhân đã bồi
thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây
thiệt hại hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
CSPL: Điều 597 BLDS 2015

II. Bài Tập


1. Q là người phải bồi thường thiệt hại
- Vì Q đã dùng rượu mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức
và làm chủ hành vi gây thiệt hại cho 2 vai vị khách đang ngồi ăn
khiến họ bị bỏng nặng, giám định thương tật là 30%.
CSPL: Khoản 1 Điều 596 BLDS 2015
2. Theo tôi, anh P phải chịu trách nhiệm liên đới.
- Tuy ban đầu anh P mời rượu anh Q sẽ không lường trước việc anh
bị Q bị choáng và xô vào bàn của 2 vị khách kia, nhưng hành vi ép
anh Q uống rượu của anh P là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc
anh Q lâm vào tình trạng không làm chủ được hành vi và đã gây ra
thiệt hại cho 2 vị khách.
CSPL: Điều 587 BLDS 2015

You might also like