You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4

TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ XXV – NĂM 2019


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Môn thi: Vật lý – Khối: 11
LÊ HỒNG PHONG Ngày thi: 06/04/2019
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Hình thức làm bài: Tự luận
Đề này có 02 trang

Lưu ý: + Thí sinh làm mỗi câu trên một hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số mấy ở trang 1 của mỗi
tờ giấy làm bài.

Câu 1 (5 điểm).
1. Một khung mảnh, hình tròn tâm O, bán kính R, cứng, đồng
chất tiết diện đều, khối lượng m. Trên khung tại điểm A có gắn
chặt một viên bi thứ nhất rất nhỏ, khối lượng m1 = m. Gọi C là
khối tâm của hệ khung và bi. Hệ đặt nằm trên mặt sàn phẳng,
nhẵn, nằm ngang. Sau đó quay hệ trên mặt phẳng ngang quanh
khối tâm C với tốc độ góc ω0 sao cho với C đứng yên (Hình 1a).
Tính momen động lượng đối với trục thẳng đứng qua khối tâm C
và động năng của hệ theo m, R và ω0.
2. Khi hệ khung - bi đang quay (nhìn từ trên xuống khung quay theo chiều ngược kim đồng hồ) thì dùng viên
bi nhỏ thứ hai, khối lượng m2 = m, trượt trên mặt phẳng ngang với vận tốc v0 bắn vào khung, véc tơ v0 hướng
vào C. Thời điểm bi thứ hai va chạm vào khung là lúc OA vuông góc với v0 (Hình 1b).
Biết rằng: va chạm hoàn toàn đàn hồi; thời gian va chạm rất ngắn, bỏ qua mọi ma sát. Khi va chạm các vật
chỉ chuyển động trên mặt sàn nằm ngang; trong đó ω0R = v0.
Sau va chạm, gọi: v1 là tốc độ của bi thứ nhất, v2 là tốc độ bi thứ hai, vC là tốc độ khối tâm của hệ khung - bi
thứ nhất, ω là tốc độ góc của khung. Coi m, R, v0 là những giá trị đã biết.
Hãy tìm v1, v2, vC và ω.

Câu 2 (5 điểm).
Tại một điểm O trên mặt phẳng nghiêng, có góc nghiêng θ,
một vật nhỏ trượt xuống không vận tốc ban đầu dọc theo trục
Ox song song mặt phẳng nghiêng (Hình 2). Biết rằng hệ số
ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi theo quy
luật sau: µ(x) = αx, trong đó x là khoảng cách từ O đến vị trí
của vật, α là một hằng số dương. Sau khi hạ độ cao (theo
phương thẳng đứng) một đoạn h, vật dừng lại tại điểm B. Coi
hệ số ma sát nghỉ bằng hệ số ma sát trượt.
a. Tìm tọa độ x0 của vị trí cân bằng của vật theo α và θ trong
quá trình chuyển động.
b. Chọn mốc thời gian lúc buông vật. Hãy viết phương trình chuyển động x(t). Từ đó tìm α theo h và θ.
c. Tìm vận tốc lớn nhất của vật trong quá trình chuyển động theo h và g.
d. Tìm thời gian chuyển động của vật từ O đến B theo h, θ và g.

Câu 3 (5 điểm).
Quả cầu A dẫn điện, đặt cố định, có tâm O, bán kính
R, được nối đất. Một điện tích điểm B, mang điện
tích dương Q không đổi, khối lượng m, bay từ rất xa,
có vận tốc ban đầu v0 về phía quả cầu với thông số
va chạm a (a chính là khoảng cách từ giá véc tơ v0
đến tâm O quả cầu) (Hình 3). Gọi r là khoảng cách

1
giữa điện tích điểm B và tâm quả cầu A. Khi ở khoảng cách r thì tốc độ điện tích điểm B là v. Khi đó do hưởng
ứng tĩnh điện, quả cầu A cũng tích điện. Theo phương pháp ảnh điện, thì quả cầu A tương đương như điện
tích ảnh mang điện tích Q’nằm tại C. Bỏ qua tác dụng của trọng lực và lực cản tác dụng lên điện tích điểm.
a. Hãy viết biểu thức xác định OC và Q’ theo R , r và Q.
b. Tìm biểu thức vận tốc v theo m, r , Q và v0.
c. Biết rằng quỹ đạo của điện tích B đi lướt qua quả cầu A, cách tâm O một khoảng cách cực tiểu rmin = 2R.
Trong điều kiện này, hãy tìm giá trị của v0 theo Q, a, m và R.

Câu 4 (5 điểm).
1. Thiết lập công thức tính điện dung của tụ điện không khí, hình trụ, chiều cao a, có các bán kính mặt trụ
trong và ngoài lần lượt là R1, R2 (R1 < R2 ).
2. Tụ trụ nói trên được nhúng thẳng đứng, ngập trong bình đựng chất
điện môi lỏng có hằng số điện môi ε, mép dưới của các bản tụ ở sát đáy
bình (Hình 4). Bình có diện tích tiết diện ngang là S1 và được đặt trên mặt
bàn nằm ngang. Hai bản tụ được nối với nguồn điện có suất điện động E
không đổi, điện trở trong không đáng kể. Bỏ qua điện trở các dây nối.
Ở trên thành bình, sát đáy có một lỗ nhỏ, diện tích tiết diện S2. Chất điện
môi được tháo ra khỏi bình qua lỗ này. Gọi v1 là tốc độ hạ thấp mức chất
lỏng trong bình như một chất lưu lí tưởng, h là độ cao mức chất lỏng
trong bình. Các giá trị ε, E, a, R1, R2, S1, S2 và gia tốc trọng trường g đã
biết.
a. Hãy viết biểu thức v1 theo h.
b. Lấy gốc thời gian khi mặt thoáng của chất điện môi ở ngang mép trên
của các bản tụ. Viết biểu thức h theo thời gian t.
c. Viết biểu thức điện tích Q của tụ theo h.
d. Hãy lập biểu thức cường độ dòng điện trong mạch phụ thuộc vào thời gian và vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc đó.

Câu 5 (5 điểm).
Một tia laser đi vào môi trường đối xứng cầu, chiết suất của môi trường thay đổi
theo khoảng cách r tới tâm đối xứng O theo quy luật:
 r
n0 khi r  r0
n(r ) =  r0
 n khi r  r
 0 0

Đường đi của tia laser nằm trong mặt phẳng chứa tâm O. Ở khoảng cách r1 > r0,
tia laser lập góc φ1 với véc tơ bán kính r1 (Hình 5).
a. Tìm biểu thức xác định khoảng cách nhỏ nhất từ tâm O đến tia laser.
b. Áp dụng tính khoảng cách nhỏ nhất đó với r0 = 30 cm, r1 = 40 cm, φ1 = 300.

Câu 6 (5 điểm).
Hệ hai piston lớn và nhỏ nối với nhau bằng một thanh cứng mảnh, đặt trong một xi lanh
đặt thẳng đứng có hai phần tiết diện khác nhau: piston lớn nằm phía trên, diện tích bề
mặt piston lớn là S1 = 2S; piston nhỏ phía dưới, diện tích bề mặt là S2 = S; tổng khối
lượng hệ hai piston và thanh cứng là M. Xi lanh có mặt thành trong nhẵn, bên trong xi
lanh có chứa n mol khí lí tưởng ở nhiệt độ T. Áp suất không khí bên ngoài xi lanh là P0.
Biết hằng số khí lí tưởng là R, gia tốc trọng trường là g.
Từ vì trí cân bằng (Hình 6), ấn hệ hai piston xuống một đoạn bé rồi buông. Coi khí trong
xilanh biến đổi đẳng nhiệt. Tìm chu kì dao động bé của hệ hai piston theo M, g, P0, S,
n, R, T.

---------- HẾT----------
Họ và tên thí sinh:…………………………………………………………………………………
Số báo danh:……………………………………………………………………………………….

You might also like