You are on page 1of 3

Họ và tên: ………………………………………

ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 2


A. CHÍNH TẢ:
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn
nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ
Nam Bô ̣ đâ ̣m vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lă ̣ng lờ Hương Giang phảng phất
hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò
treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền
lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Viê ̣t Bắc đem quà tă ̣ng đoàn vê ̣ quốc hành quân ngược bến
Bình Ca.
(Theo Võ Văn Trực)
B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1. Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân
chia như vậy?
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và
nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
d) Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
2. Điền tiếp vào mỗi chỗ trống một vế câu để tạo thành câu ghép:
a) Trong vườn, cây đào bích đã bắt đầu nở hoa, .................................................................
.............................................................................................................................................
b) Trong buổi lao động chiều qua, tổ em làm vệ sinh lớp học còn ....................................
.............................................................................................................................................
c) Nếu em làm đúng hết bài tập cô giáo giao về nhà ..........................................................
.............................................................................................................................................
3. a) Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1. Xác định
chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.
b) Có thể tách mỗi vế câu ghép ở bài tập 1 thành một câu đơn được không? Vì sao?
4. Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a) Bích Vân học bài, còn ....................................................................................................
b) Nếu trời mưa to thì .........................................................................................................
c) ………………………………, còn bố em là bộ đội.
d) ……………………………….nhưng Nam vẫn đến lớp.
5. Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp để điền vào ô trống:
a) Gió thổi ào ào cây cối nghiêng ngả bụi cuốn mù mịt một trận mưa ập tới.
b) Quê nội Nam ở Bắc Ninh quê ngoại bạn ấy ở Bắc Giang.
c) Thỏ thua Rùa trong cuộc đua tốc độ Thỏ chủ quan và kiêu ngạo.
d) Trong vườn, các loài hoa đua nhau nở những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn.
6. Thay từ có tác dụng nối (in đậm) bằng dấu câu thích hợp trong từng câu ghép dưới đây:
a) Mây tan và mưa tạnh dần.
..................................................................................................................................
b) Nam học lớp 5 còn chị Hạnh học lớp 10.
.................................................................................................................................
c) Đến sáng, chú tìm đường trở về ổ nhưng nó không sao lách qua khe hở được.
..................................................................................................................................
d) Mặt trời mọc và sương tan dần.
...................................................................................................................................

7. Xác định thành phần chủ ngữ (C, vị ngữ (V), trạng ngữ (TN) của từng câu kể dưới đây
bằng cách gạch dưới và ghi rõ C hoặc V, TN:
a) Ngoài đường, xe cộ nối đuôi nhau đi lại như mắc cửi.

b) Vào khoảng tháng chín, tháng mười, chim pít lại rủ nhau kéo về từng đàn.

c) Nhờ tinh thần cảnh giác, em nhỏ đã phát hiện ra bọn trộm gỗ trong rừng.

d) Ở vùng này, lúc hoàng hôn và tảng sáng, phong cảnh rất nên thơ.

8. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ nói về kinh nghiệm xem
thời tiết của nhân dân ta:
a) Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì………………………………….
b) Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy…………………………….
c) Én bay……………………….mưa ngập bờ ao
Én bay……………………… mưa rào lại tạnh.
d) Mùa hè đang…………………., cỏ gà trắng thì………………….
e) ……………………..sao thì nắng, ………………..sao thì mưa.
9. Đố con điền đúng 6 quan hệ từ và, nhưng, như, bằng, của, về vào chố trống:
a) Đây là ngôi nhà…………………tôi. b) Mái nhà lợp………………lá cọ.
c) Ngôi nhà nhìn …………..hướng nam. d) Sân nhà đầy nắng ……………… gió.
e) Tôi yêu ngôi nhà………….yêu người thân trong gia đình.
g) Ngôi nhà nhỏ bé ……………….. tràn đầy kỉ niệm đẹp đẽ.
10. Xếp các câu dưới đây thành hai loại: Câu đơn và câu ghép, ghi kết quả vào chỗ trống :
a) Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê.
b) Mụ nhện co rúm lại, mụ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.
c) Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
d) Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà các người cứ đòi mãi một tí
tẹo nợ đã mấy đời rồi.
- Các câu………………………….là câu đơn. - Các câu……………….là câu ghép.
C. TẬP LÀM VĂN: Hãy tả lại người bạn em yêu quý nhất.

You might also like