You are on page 1of 11

Vâng tiếp theo đây chúng ta sẽ đến với

III. Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2019

Và chỉ tiêu đầu tiên là

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Năm 2016, GDP không đạt chỉ tiêu, tổng sản phẩm trong nước ước tính
tăng 6,21% so với năm 2015. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng
6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng
trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do
thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên
là một thành công.

Năm 2017, tăng trưởng GDP cả năm là 6,81% đạt 223,8 tỷ USD, cao hơn
mục tiêu 6,7%, vượt mọi dự đoán của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh
tế và Chính phủ Việt Nam. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 6
năm qua. Không chỉ là tăng trưởng GDP, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cho biết, lần đầu tiên sau nhiều năm, cả 13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đều đạt và
vượt mục tiêu đề ra. Thậm chí, năm 2017 được coi là năm của những kỉ lục.

Năm 2018, quy mô nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng
trưởng GDP đạt 7,08%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,7%), là mức tăng cao
nhất kể từ năm 2011, Với con số đầy ấn tượng đó, Việt Nam đã vượt trên Trung
Quốc, Phillipines, Indonesia, …và nhiều quốc gia khác trong khu vực về tốc độ
tăng trưởng GDP.

Năm 2019, GDP đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu
của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức
tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng
thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng
đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu. Sự biến động khó lường
trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động

1
đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường, kết quả tăng trưởng
7,02% đã khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa
phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội để đạt và vượt mục
tiêu tăng trưởng năm 2019.

==> Kết quả, về tăng trưởng GDP, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu trở nên
thách thức hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh
trong nước và nền sản xuất định hướng xuất khẩu.

2. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

==> GNP tăng dần qua các năm, % thay đổi không chênh lệch nhau nhiều, tăng
dần đến năm 2019 rồi giảm nhẹ. Nhờ nắm bắt cơ hội từ chiến tranh thương mại
Mĩ – Trung, sự tăng tốc về doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp, cải thiện
môi trường kinh doanh,…năm 2018 đã vượt qua mốc tăng trưởng cao nhất
trong thập niên qua.

3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

- Giai đoạn 2016-2019, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định nên chỉ
số giá tiêu dùng không chênh lệch nhau nhiều, đều giữ được giá trị trong
khoảng cho phép của Chính phủ (5%).

- Lạm phát được kiểm soát duy trì ở mức thấp nhờ thực hiện tốt, đồng bộ
các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt
giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

4. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Đầu tư khu vực FDI trong 4 năm vẫn duy trì mức tăng trưởng khá; năm
2019, tổng vốn FDI đạt 38,02 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kì; duy trì tỉ trọng
ổn định ở mức 23,3 – 23,8% trong giai đoạn 2015 – 2019. Vị thế kinh tế đối
ngoại của Việt Nam được tăng cường trên cơ sở thặng dư cán cân vãng lai và
dòng vốn FDI đổ vào mạnh mẽ. Nguồn đầu tư của nước ngoài đến nền kinh tế

2
Việt Nam tập trung vào 19 lĩnh vực với 125 quốc gia và vũng lãnh thổ quyết
định đầu tư vào 62 tỉnh thành của nước ta. Trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất
vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

5. Cán cân thương mại (xuất nhập khẩu)

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt kỉ lục thặng dư 9,9 tỉ USD
trong năm 2019. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ
lực chủ yếu vẫn thuộc về khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu là:
điện thoại và linh kiện, điện tử, máy tính và linh kiện… Bên cạnh đó, một
số mặt hàng nông sản, thủy sản trong năm 2018 cũng tăng khá.

Giai đoạn 2016-2020, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến
tăng trưởng xuất khẩu. Tình hình trong nước trong giai đoạn 2016 đến nay có
nhiều thuận lợi cơ bản, do vậy hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ đầu
năm 2016 đến 2019 đã đạt được những kết quả tích cực, với điểm nổi bật là
xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục; đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và kiểm
soát nhập khẩu đi liền với kiềm chế siêu đạt hiệu quả cao.

- Nhập khẩu được kiểm soát, tốc độ tăng bình quân kim ngạch nhập khẩu thấp
hơn so với tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu.

- Cán cân thương mại đạt thặng dư trong cả giai đoạn với mức xuất siêu năm
sau tăng cao hơn năm trước.

Và để có được những kết quả trên thì chúng ta cùng điểm qua các

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn
2016-2019

1. Các nhân tố kinh tế

a. Nguồn nhân lực

3
Thứ nhất,nguồn nhân lực của VN trong giai đoạn 2016-2019 đang ở thời kỳ
cơ cấu dân số vàng với hơn 60% dân số trong độ tuổi lao động đã phần nào thu
hẹp dần khoảng cách tương đối của năng suất lao động Việt Nam so với nước
ASEAN.

Thứ hai nguồn nhân lực VN còn có Công tác đào tạo và dạy nghề: phù hợp.

Đi cùng với đó là Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vô cùng đông đảo

Tuy nghiên, bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề cần khắc phục trong đội ngũ
nhân lực Việt Nam giai đoạn này:

* Thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng cao: Đội ngũ nhân lực chất lượng cao,
công nhân lành nghề vẫn con số ít ỏi so với nhu cầu xã hội để phát triển các
ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam.

* Công tác đào tạo chưa phù hợp.

b. Nguồn tài nguyên

Với vị trí chiến lược trong giao thương giữa các nước trong khu vực và
nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Giàu có về nguồn nguyên liệu cho các
ngành và các lĩnh vực sản xuất là một yếu tố quan trọng để phát triển, mở rộng
các ngành sản xuất tại Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên vẫn
còn có nhiều hạn chế về thời tiết: thiên tai, hạn hán dẫn đến sự ảnh hưởng tới
mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản; đặc biệt năm 2016 có sự: sụt giảm sâu về
công nghiệp khai khoáng.

c. Nguồn vốn

Là điều kiện hàng đầu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta,
được nhà nước ưu tiên đầu tư cho các dự án trọng điểm có tính chất động lực,
tập trung sản xuất công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, quy mô lớn để tạo sự
phát triển kinh tế.. Đồng thời, nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài FDI tăng mạnh
trong giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế với sự tham gia vào các tổ chức

4
thương mại của khu vực và thế giới góp phần xúc tiến mạnh mẽ sự tăng trưởng
của nền kinh tế Việt Nam.

d. Khoa học và công nghệ

Nói đến KH-CN Thì Vn ...đã có những đóng góp mạnh mẽ cho sự phát
triển của các ngành chủ chốt. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 xuất hiện
như một bước đột phá mới trong công tác về khoa học, kĩ thuật giúp nền sản
xuất có bước tiến vượt bậc trong công nghệ sản phẩm, chất lượng và năng suất
tạo ra sản phẩm ngày một tăng cao. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tuy vậy nền sản xuất còn cho năng suất thấp, áp dụng khoa học công
nghệ rất hạn chế. Lao động ngành sản xuất như dệt may, giày dép đối mặt với
nguy cơ thất nghiệp với sự bùng nổ của thiết bị máy móc, công nghệ tự động
hóa đang dần thay thế con người trong sản xuất.

Đi cùng với các nhân tố ảnh hưởng thì còn có các sự kiện lớn đã tác
động đến nền kinh tế Việt Nam này

 Các sự kiện lớn ảnh hưởng

 2016

 + Nhiều loại trái cây của Việt Nam thâm nhập được vào các thị trường
mới

 Sự cố môi trường biển Formosa miền Trung và hạn hán tại miền Nam và
Tây Nguyên.

 Sự kiện Brexit và hai sự kiện lớn tại Mỹ

2017

+ APEC 2017: Thúc đẩy hợp tác khu vực, nâng cao vị thế Việt Nam.

5
+ Bão số 12 làm 107 người chết, gây thiệt hại khoảng 22 nghìn tỷ đồng.

+ Cách mạng 4.0 và “cuộc chiến” Uber, Grab với taxi truyền thống.

 2018

+ Chiến tranh thương mại Mĩ – Trung cũng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt
Nam.

XÉT VỀ MẶT TÍCH CỰC:

- Những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm
trong thế mạnh xuất khẩu của VN.

- Đồng đola Mỹ tăng giá, Nhân dân tệ giảm giá sẽ có lợi cho xuất khẩu
của VN trong ngắn hạn.

- Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào VN tăng lên.

CÒN VỀ MẶT TIÊU CỰC:

- TQ và Mỹ là hai đối tác ngoại thương lớn nhất của VN

 Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu của
VN.

+ Việt Nam chính thức gia nhập CPTPP.

 2019

+ Việt Nam thực hiện tốt vai trò chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ -
Triều Tiên lần thứ 2.

+ Việt Nam - EU ký Hiệp định thương mại tự do.

+ Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên diện rộng trong cả nước.

V. Nền kinh tế Việt Nam năm 2020

6
Nói đến nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 thì có lẽ năm 2020 là một cột mốc tiêu
biểu để thể hiện rõ ràng thực chất và tiềm năng của VN khi trong năm chịu
nhiều tác động từ mội trường và xã hội, đặc biệt là Covid-19 nhưng VN vẫn có
được những ưu thế kinh tế nhất định.

1/ GDP: Theo Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết
năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình
quân đầu người đạt 3.521 USD. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020
ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm
trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công
lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.

- Là quốc gia duy nhất trong ASEAN VÀ thuộc số ít các quốc gia đạt
mức tăng trưởng dương.

- Là quốc gia tiêu biểu trong công cuộc Vừa phòng chống dịch bệnh
vừa phát triển kinh tế xã hội

.”.

2/ CPI: Bình quân năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm
2019. Tỷ giá thương mại hàng hóa năm 2020 giảm 0,74% so với năm 2019
phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so
với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

- Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI
chung tăng 2,61%),

- Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI
chung tăng 0,17%),.

- Dịch vụ giáo dục tăng 4,32%

- Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 2,15% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn
diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao.

Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020:

7
- Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, gas trong nước giảm.

- Giá của nhóm du lịch trọn gói, cước vận tải của các loại phương tiện
giảm.

- Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ như triển khai giảm giá điện.

- Các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ
để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bảo đảm cân
đối cung cầu và ổn định thị trường.

- Tỉ lệ lạm phát: Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng
trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình
quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.

3/ FDI: Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, mặc dù tác động của dịch
Covid-19 song thu hút vốn FDI năm 2020 đã đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với
năm 2019 và có gần 300 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới có kế hoạch
mở rộng đầu tư/đầu tư mới hoặc đang nghiên cứu, tìm hiều đầu tư tại Việt Nam.
Điều này chứng tỏ, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư an toàn của các nhà đầu
tư.

Trong đó, có 2.523 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6
tỷ USD, giảm 35% về số dự án và giảm 12,5% về số vốn đăng ký so với năm
trước; có 1.140 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn
đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%.

Bên cạnh đó, còn có 6.141 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 7,5 tỷ USD, giảm 51,7%.

Trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh
vực, trong đó bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký tương ứng gần 4,2 tỷ USD
và trên 1,6 tỷ USD, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn
đầu tư đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là lĩnh
vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18%;
sau đó lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản,

Qua đây chúng ta cùng điểm lại các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế nước ta
trong năm 2020:

VI. Nhân tố ảnh hưởng tới nền kinh tế 2020

8
 Covid-19 (1)

Việt Nam là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu
rộng, cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19.

Theo kết quả điều tra đột xuất của Tổng cục Thống kê về tác động của
dịch Covid-19 tới doanh nghiệp (lần 1) cho thấy, đến 20/4/2020, với 126.565
doanh nghiệp tham gia trả lời, có tới 85,7% số doanh nghiệp bị tác động bởi
dịch Covid-19. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ
chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần
lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng
ít hơn với 78,7%. Một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu
cực của dịch Covid-19 cao, điển hình như các ngành: hàng không 100%, dịch vụ
lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%,
giáo dục và đào tạo 93,9%, các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phẩm từ da,
sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%. 

Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch
Covid-19. VD như hãng VN AIRLINE đã bị giảm doanh thu đáng kể và có khả
năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu không có hỗ trợ của chính
phủ.

 (2) Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam
(EVFTA)

Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 mở ra những
cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan
hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.

EVFTA sẽ tiến tới loại bỏ thuế đối với 99% tất cả hàng hóa được giao dịch giữa
EU và Việt Nam. Việc kinh doanh tại Việt Nam cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn
đối với các công ty châu Âu: Giờ đây họ sẽ có thể đầu tư và được quyền tham
dự vào các hợp đồng chính phủ với cơ hội cạnh tranh ngang bằng với các doanh
nghiệp địa phương.

 (3) Thiên tai gây thiệt hại lớn trên nhiều vùng, miền

9
Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai bất thường, cực đoan.. Chỉ
trong tháng 10 và 11/2020 có tới 7 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào miền Trung,
Không những vậy tình trạng sạt lỡ và lũ lụt còn xảy ra không ngừng. Trong
năm, ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là 38.400 tỷ đồng, trong đó thiệt
hại do bão, lũ là 31.700 tỷ đồng.

KHÔNG NHỮNG VẬY CÒN NHỮNG SỰ KIỆN KHÁC CÙNG LÀM


ẢNH HƯỞNG TỚI NỀN KINH TẾ 2020 NHƯ:

 Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong một thập kỷ

 Ngân hàng Nhà nước 3 lần giảm lãi suất điều hành, hỗ trợ nền kinh tế

Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất điều hành đã hỗ trợ
thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giảm chi phí vay vốn của người dân và
doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do tác động của COVID-19.

 Số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh

Trong 11 tháng đầu năm 2020 có  93,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng
hoạt động, chờ giải thể và giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Số
lượng doanh nghiệp giải thể tăng mạnh, khiến mục tiêu đến năm 2020 cả nước
có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp không đạt được.

 Thương mại điện tử "bùng nổ"

Do ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn dịch
COVID-19, nhiều khách hàng thay đổi cách mua sắm dẫn đến thương mại điện
tử bùng nổ.

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

1
0
1
1

You might also like