You are on page 1of 8

Họ tên:

Bạc hà thuộc loại cây thân:


A: thân thảo, sống lâu năm
B: thân gỗ lớn
C: thân gỗ bụi

Đặc điểm thực vật học của cây bạc hà là:


A: thân cứng, hình tròn, lá hình cầu, hoa to, màu vàng
B: thân mềm, hình vuông, lá hình bầu dục hoặc hình trứng. Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc màu
tím
C: cả A và B đều sai

Cây bạc hà ra hoa kết quả vào tháng nào trong năm?
A: tháng 1-2
B: tháng 5-6
C: tháng 7-10

Bộ phận được sử dụng làm dược liệu của bạc hà là:


A: rễ
B: thân, lá
C: hoa, quả
D: hạt

Tác dụng dược lí của bạc hà là:


A: kháng khuẩn
B: ức chế đau
C: sát khuẩn mạnh
D: cả A,B,C đều đúng

Cây bạc hà được trồng chủ yếu bằng:


A: hạt
B: rễ
C: thân, cành

Kích thước hom giống bạc hà đủ tiêu chuẩn đem trồng là:
A: dài 5-7cm, có 1-2 mắt
B: dài 10-15cm, có 3-4 mắt
C: dài > 25cm, có 8-10 mắt
Thời vụ trồng bạc hà phổ biến ở miền bắc là:
A: tháng 1-2
B: tháng 11-12
C: tháng 5-10
Ước lượng phân chuồng cần bón cho 1 sào bạc hà, biết tổng lượng phân chuồng cần bón cho 1 ha
là 20 tấn.
A: khoảng 3 tạ
B: khoảng 5 tạ
C: khoảng 7 tạ
D: khoảng trên 1 tấn
Tính lượng phân ure cần bón cho 1 sào bạc hà, biết lượng phân đạm ure cần bón cho 1 mẫu là
110kg.
A: 5kg
B: 7kg
C: 9kg
D: 11kg
Cách bón thúc hiệu quả nhất đối với bạc hà là:
A: rải phân đều trên mặt luống
B: rạch hàng sâu rồi bỏ phân
C: hòa nước tưới xung quanh gốc

Các loài sâu hại chính của bạc hà là:


A: bọ trĩ
B: rầy
C: rệp
D: cả A, B, C

ở cây bạc hà biện pháp nào phòng bệnh héo vàng hiệu quả nhất?
A: làm đất kỹ, phơi ải, bón thêm vôi
B: phòng trừ liên tục
C: làm sạch cỏ dại

Muốn phòng bệnh héo vàng cần làm đất kỹ, phơi ải, bón thêm vôi để:
A: hạn chế sự sinh sản của nấm
B: tiêu diệt nấm trong đất tránh gây hại cho bộ rễ
C: bộ rễ khỏe cây không bị phá hoại

Tại sao trồng bạc hà làm gia vị có thể bón nhiều đạm còn trồng bạc hà làm dược liệu không nên
bón nhiều đạm?
A: vì tích lũy nhiều nitrat ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu
B: làm giảm lượng tinh dầu
C: làm tăng khả năng thối
D: làm giảm năng suất

Cây bạc hà trồng làm dược liệu: sau trồng khoảng bao lâu sẽ có hàm lượng tinh dầu cao nhất:
A: 1-2 tháng
B: 3-4 tháng
C: 5-6 tháng
D: > 1 năm

ở các tỉnh phía bắc cỏ ngọt thường được trồng vào thời gian nào?
A: tháng 1-2
B: tháng 4-9
C: tháng 11-12

Y học cho rằng cây cỏ ngọt rất thích hợp với người béo phì vì:
A: cỏ ngọt không tạo năng lượng nên thích hợp cho việc giảm cân
B: cỏ ngọt có tác dụng làm tan mỡ thừa
C: cỏ ngọt gây chán ăn nên hạn chế được sự thèm ăn

Cỏ ngọt đặc biệt tốt với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường vì:
A: làm tan đường trong máu
B: giúp tụy tạng tiết chất isulin
C: hạn chế chuyển hóa đường trong cơ thể

Tính lượng phân chuồng hoai mục cần bón cho 1 sào cỏ ngọt biết lượng phân chuồng cần bón cho
100m2 là 200kg.
A: 420 kg
B: 520 kg
C: 620 kg
D: 720 kg
Tính lượng cây giống cần trồng cho 1 sào bạc hà (giả sử trong trường hợp ruộng không có rãnh)
biết cây được trồng với khoảng cách 25x25cm, tỷ lệ trồng dặm là 10%.
A: 7200 cây
B: 7500 cây
C: 7920 cây
D: 8920 cây

Cây ba kích thường có 2 loại là:


A. Ba kích trắng và tím
B. Ba kích trắng và đỏ
C. Ba kích tím và đỏ
D. Ba kích xanh và đỏ

Bộ phận nào của cây ba kích được sử dụng làm dược liệu
A. Thân - Lá
B. Hoa – Quả
C. Củ
D. Hạt

Cây ba kích thường phát triển trên loại đất:


A. Cằn cỗi
B. Độ kiềm cao
C. Trũng
D. Màu mỡ, tơi xốp, trung tính hoặc hơi chua

Trong tự nhiên cây ba kích thường sống trong điều kiện ánh sáng:
A. Có độ che tán từ 20 – 60%
B. Có độ che tán từ 60 – 80%
C. Che tán hoàn toàn

Thời gian nhân giống ba kích từ hạt đến khi đạt tiêu chuẩn đi trồng thường kéo dài:
A. 1 – 2 tháng
B. 2 – 3 tháng
C. 4 – 5 tháng
D. > 6 tháng

Cây ba kích nhân giống từ hạt đủ tiêu chuẩn xuất vườn khi có chiều cao cây:
A. 5 – 10 cm
B. 10 – 15 cm
C. 20 – 25 cm
D. > 40 cm

Cây ba kích có thể nhân giống bằng các hình thức:


A. Tách chồi
B. Giâm hom
C. Ghép
D. Chiết

Thời vụ trồng ba kích tốt nhất trong năm vào:


A. Tháng 1 – 2 dương lịch
B. Tháng 4 – 5 dương lịch
C. Tháng 11 – 12 dương lịch
D. Trồng quanh năm

Mật độ trồng thuần ba kích/ ha là:


A. 1000 – 2000 cây/ha
B. 5000 – 10000 cây/ha
C. 500 – 1000 cây/ha

Trồng ba kích bằng phương thức nào cần lưu ý làm cỏ


quanh gốc:
A. Trồng xen ở vườn cây ăn quả
B. Trồng xen dưới tán rừng
C. Trồng rừng trên nương rẫy
D. Cả B&C

Khâu làm cỏ quanh gốc cần tiến hành ở thời gian nào?
A. Sau trồng 6 tháng
B. Sau trồng 4 tháng
C. 1 – 3 tháng

Số lần xới xáo tối thiểu/năm với cây ba kích tuổi 1 – 2 là:
A. 1 – 2 lần
B. 3 – 4 lần
C. 5 – 6 lần

Loại sâu gây hại chủ yếu cho ba kích là:


A. Sâu xám
B. Sâu róm
C. Sâu vẽ bùa
D. Sâu tơ

Loại bệnh hại chủ yếu trên ba kích là:


A. Thối cổ rễ
B. Gỉ sắt
C. Cả A&B

Theo khái niệm dân gian của cây ba kích có chất lượng tốt nhất khi:
A. > 2 năm tuổi
B. > 3 năm tuổi
C. > 4 năm tuổi
D. > 5 năm tuổi

Thời điểm thu hoạch ba kích tốt nhất trong năm là:
A. Tháng 3 - 4
B. Tháng 5 – 6
C. Tháng 7 – 8
D. Tháng 10 – 12

Công dụng của ba kích là:


A. Chữa liệt dương
B. Đau lưng mỏi gối
C. Cao huyết áp
D. Cả 3 phương án trên

Công dụng y học của cây xạ đen là:


A. Trị bệnh tiểu đường
B. Trị bệnh ung thư
C. Trị bệnh viêm gan
D. Cả A,B,C

Bộ phận được dùng để làm dược liệu của xạ đen là:


A. Củ
B. Rễ
C. Thân, lá
D. Quả, hạt

Nhiệt độ thích hợp cho cây xạ đen sinh trưởng, phát triển là:
A. 10 – 150C
B. 23 – 280C
C. 38 – 400C
D. < 100C

Lượng mưa bình quân năm thích hợp cho cây xạ đen sinh trưởng, phát triển là:
A. 500 – 1000 mm/năm
B. 1000 – 1500 mm/năm
C. 2000 – 3000 mm/năm
D. > 5000 mm/năm

Xạ đen là cây có giá trị về:


A. Dược liệu
B. Sinh thái
C. Bảo vệ đất
D. Cả A,B,C

Cây xạ đen có thể nhân giống bằng hình thức:


A. Giâm hom
B. Gieo hạt
C. Chiết
D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Hom xạ đen để giâm cành có chiều dài:


A. 6 - 8 cm
B. 8 – 10 cm
C. 10 – 12 cm
D. 25 – 30 cm

Mật độ trồng xạ đen dưới tán vườn cây ăn quả là:


A. 1000 – 1500 cây/ha
B. 2500 – 3000 cây/ha
C. 4000 – 5000 cây/ha
D. 9000 – 10000 cây/ha

Mật độ trồng thuần xạ đen trên đất đồi là:


A. 1000 – 1500 cây/ha
B. 2500 – 3000 cây/ha
C. 4000 – 5000 cây/ha
D. 9000 – 10000 cây/ha

Kích thước hố trồng phù hợp với xạ đen là:


A. 15x20x15 cm
B. 20x20x20 cm
C. 40x40x40 cm
D. 30x30x30 cm

Tính lượng phân lân supe cần bón cho 1000m2 sạ đen biết lượng phân kali cần bón cho 1 hố là
0,2kg, mật độ là 3000 cây/ha.
A: 15kg
B: 20kg
C: 40kg
D: 60kg

Tính lượng cây giống cần trồng cho 1000 m2 sạ đen biết cây được trồng với mật độ 2000 cây/ha.
A: 50 cây
B: 100 cây
C: 200 cây
D: 300 cây

Cây sa nhân thường có 3 loại là:


A. Tím – đỏ - vàng
B. Tím – đỏ - xanh
C. Xanh – trắng – đỏ
D. Đỏ - vàng – xanh

Bộ phận có tác dụng dược liệu với sa nhân:


A. Thân
B. Lá
C. Quả
D. Rễ

Yêu cầu sinh thái chung của sa nhân là:


A. Ưa sáng mạnh, phát triển tốt ở nơi ít mưa, đất cằn cỗi
B. Ưa sáng, phát triển tốt trên đất chua
C. Ưa sáng, chịu bóng, đất tơi xốp, ưa ẩm

Cây sa nhân 1 năm có thể cho mấy vụ thu quả:


A. 2
B. 1
C. 3
D. 5

Sa nhân có thể nhân giống bằng phương thức:


A. Gieo hạt
B. Giâm cành
C. Tách chồi
D. Cả A&C

Cây sa nhân gieo từ hạt đủ tiêu chuẩn xuất vườn khi:


A. Cây > 5 tháng tuổi
B. Chiều cao cây bằng 30 – 40 cm
C. Số lá/cây bằng 10 – 11 lá; 2 bầu/cây
D. Cả 3 phương án trên

Mật độ trồng thuần với sa nhân là:


A. 5000 - 6000 cây/ha
B. 7000 – 8000 cây/ha
C. 9000 – 10000 cây/ha
D. 12000 – 15000 cây/ha

Độ tàn che với sa nhân trồng dưới tán rừng là:


A. 0,5 – 0,6
B. 0,8 – 0,9
C. 0,1 – 0,2
D. 1
Ở miền Bắc thời gian nào không nên trồng sa nhân?
A. Tháng 3 – 4
B. Tháng 10 – 11
C. Tháng 8 – 9

Tính lượng phân chuồng hoai mục cần bón cho 1000m 2 sa nhân biết lượng phân chuồng cần bón
cho 1 hố là 0,2tạ, mật độ là 10.000 cây/ha.
A: 2 tấn
B: 4 tấn
C: 6 tấn
D: 8 tấn

Tính lượng cây giống cần trồng cho 1000 m 2 sa nhân biết cây được trồng với mật độ 7000 cây/ha,
tỷ lệ trồng dặm là 10%.
A: 500 cây
B: 1000 cây
C: 770 cây
D: 550 cây

Khi thu hái sa nhân cần lưu ý:


A. Không làm gãy hoặc giẫm lên nhánh sa nhân nhất là nhánh non
B. Tỉa bớt những lá già
C. Thu hái đúng độ chín
D. Cả A,B,C

Giống sa nhân nào được trồng phổ biến nhất?


A. Xanh
B. Tím
C. Đỏ

Công dụng y học chính của cây giảo cổ lam là:


A. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tốt cho tim mạch
B. Giải rượu
C. Lợi tiểu
D. Ngừa suy thận

Cây giảo cổ lam thường mọc tự nhiên ở:


A. Vùng Đồng bằng trũng ấm
B. Vùng núi cao, mát mẻ
C. Vùng đồng bằng phù sa bồi tụ hàng năm

Loại cây giảo cổ lam có tác dụng y học là:


A. 3 lá B. 4 lá C. 5 lá, 7 lá D. 9 lá
Cây giảo cổ lam sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng:
A. Mạnh B. Tán xạ C. Cả A&B
Mùa ra hoa của giảo cổ lam hàng năm vào:
A. Tháng 1 – 2 B. Tháng 3 – 4 C. Tháng 6 – 10 D. Tháng 12
Nhiệt độ thích hợp cho giảo cổ lam sinh trưởng, phát triển là:
A. Dưới 50C B. 16 – 180C C. 25 – 300C D. >350C
Tại Việt Nam giảo cổ lam ở vùng nào được coi là có chất lượng tốt nhất?
A. Sa Pa – Lào Cai B. Kontum C. Gia Lai D. Nghệ An
Tiêu chuẩn của cành dùng để lấy hom giâm cành ở cây giảo cổ lam là:
A. Cành già > 5 tháng tuổi B. Cành nhỏ, tăm C. Cành bánh tẻ từ 1,5 – 2 tháng
Số mắt tối thiểu/hom giâm trên nền đất của giảo cổ lam là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Tiêu chuẩn xuất vườn của cây hom giảo cổ lam là:
A. Ra chồi dài 5 – 10cm B. Tuổi từ 1 – 2 tháng C. Sinh trưởng tốt, không sâu bệnh
D. Cả A,B,C
Cây giảo cổ lam chủ yếu nhân giống bằng hình thức nào?
A. Gieo hạt B. Giâm hom C. Chiết cành D. Invitro
Thời vụ nào giâm hom giảo cổ lam cho ra rễ nhanh nhất?
A. Tháng 12 – 1 B. Tháng 2 – 4 C. Tháng 7 – 8 D. Tháng 9 – 11
Mật độ trồng thuần giảo cổ lam hiện nay là:
A. 50000 cây/ha B. 100000 cây/ha C. 200000 cây/ha D. 400000 cây/ha
Lượng phân bón lót cho 1 ha đất trồng giảo cổ lam là:
A. Phân chuồng hoai mục 15 – 20 tấn + 300 kg ure + 200 kg lân supe + 100 kg kali clorua
B. Phân chuồng hoai mục 5 tấn + 100 kg ure + 200 kg lân supe + 300 kg kali clorua
C. Phân chuồng hoai mục 10 tấn + 50 kg ure + 300 kg lân supe + 200 kg kali clorua
Một số sâu hại chính trên giảo cổ lam là:
A. Sâu đục thân B. Sâu xám C. Dế mèn D. Cả B&C
Nguyên tắc sơ chế đối với giảo cổ lam là:
A. Làm khô từ từ
B. Phơi ở nhiệt độ cao ngay từ đầu
C. Cần ủ kín cây tươi 1 -2 ngày trước khi phơi sấy
Tiêu chuẩn dược liệu của giảo cổ lam là:
A. A0 < 12%, độ dài = 2 -3 cm, có màu xanh đẹp
B. Không bị ẩm mốc, có mùi thơm đặc trưng
C. Hàm lượng Saponin > 8%, Flavonoid > 6%
D. Cả A,B,C
Công dụng y học đặc trưng của diệp hạ châu là:
A. Trị bệnh viêm gan B B. Trị bệnh sỏi mật C. Tốt cho hệ tiêu hóa D. Tốt cho não bộ
Có thể xem diệp hạ châu là cây sinh trưởng mạnh vào:
A. Mùa xuân B. Mùa đông C. Mùa hè
Cây diệp hạ châu không thấy xuất hiện ở vùng nào:
A. Đồng bằng B. Trung du C. Núi cao lạnh
Trong các cây dược liệu tốt cho gan loại nào được đánh giá cao nhất?
A. Atiso B. Diệp hạ châu C. Vọng cách D. Cà gai leo
Loài diệp hạ châu nào mọc phổ biến ở trong tự nhiên?
A. Diệp hạ châu đắng B. Diệp hạ châu ngọt
Cây diệp hạn châu đắng thường nhân giống chủ yếu bằng hình thức:
A. Giâm cành B. Invitro C. Gieo hạt D. Chiết cành
Thời gian thu hái quả diệp hạ châu đắng lấy hạt làm giống là:
A. Tháng 1 B. Tháng 3 C. Tháng 5 – 7
Phương thức thu hái quả diệp hạ châu đắng lấy hạt là:
A. Ngắt quả chín B. Cắt cành nhiều quả già chừa 20 cm gốc C. Nhổ cả cây
Chọn ý đúng nhất: Hạt diệp hạ châu đắng sau khi thu hái cần:
A. Gieo ngay sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao
B. Bảo quản cây lâu tỷ lệ nảy mầm cao
C. Bảo quản hở, thoáng gió
Có mấy phương thức trồng diệp hạ châu đắng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

1 Bài 1: cây bạc hà


2 Bài 2: cây cỏ ngọt
3 Bài 3: cây ba kích
4 Bài 4: cây xạ đen
5 Bài 5: cây sa nhân
6 Bài 6: cây giảo cổ lam
7 Bài 7: cây diệp hạ châu đắng

You might also like