You are on page 1of 32

1.

Trình bày nội dung khái niệm triết học và nguyên nhân ra
đời của triết học? (b/5)

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên
cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí,
tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn đề
cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết học bao gồm đặt câu
hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.

Định nghĩa riêng của Phương Đông, Phương Tây / tr.4


 Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ
khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại
như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc. (/4)

 Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của kiến trúc
thượng tầng
*Nguồn gốc nhận thức:
+ Trước khi triết học xuất hiện thế giới quan thần thoại đã chi phối hoạt
động nhận thức của con người
+ Triết học là hình thức tư duy lý luận đầu tiên và thể hiện khả năng tư
duy trừu tượng, năng lực khái quát của con người để giải quyết tất cả các
vấn đề nhận thức chung về tự nhiên, xã hô ̣i, tư duy
*Nguồn gốc xã hội :
+ Phân công lao động xã hội dẫn đến sự phân chia lao động là nguồn gốc
dẫn đến chế độ tư hữu
+ Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, triết học ra đời bản thân nó đã mang
“tính đảng” (nhiệm vụ của nó là luận chứng và bảo vệ lợi ích của một giai
cấp xác định). 

2. Thế giới quan và các thành phần cơ bản cấu thành thế giới
quan, vì sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới
quan? /8
Thế giới quan là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin, khái
niệm, biểu tượng về toàn bộ thế giới, bao gồm:

- về những sự vật, hiện tượng


- về quy luật chung của thế giới
- về chỉ dẫn phương hướng hoạt động của người, một nhóm người trong
xã hội nói chung đối với thực tại (nhằm phát triển sao cho tốt hơn)
Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối
với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan
hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới).
Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho
hành động của con người.

*Thành phần của Thế giới quan (giấy kia)

*Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan/ tr.10

*Triết học là hạt nhân lí luận của TGQ vì:


- Thứ nhất, bản thân triết học chính là TGQ
- Thứ hai, trong các TGQ khác như TGQ của các khoa học cụ thể, TGQ của các
dân tộc, thời đại…triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò
là nhân tố cốt lõi.
- Thứ ba, với các loại TGQ tôn giáo, kinh nghiệm hay TGQ thông thường…,
triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác.
- Thứ tư, TGQ triết học như thế nào sẽ quy định các TGQ và các quan niệm khác
như thế.
Khác với thế giới quan thần thoại và tôn giáo, thế giới quan triết học dựa
vào tri thức, là sự diễn tả quan niệm của con nười dưới dạng hệ thống các
quy luật, phạm trù đóng vai trò là những nấc thang trong quá trình nhận
thức thế giới. Với ý nghĩa đó, triết học đợc xem là hạt nhân lý luận của
thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và
về vị trí của con người trong thế giới đó.
3. Phân tích nội dung Vấn đề cơ bản của triết học?
 Nội dung: giấy kia
Vấn đề cơ bản của triết học được phân tích trên hai mặt.
+ Mặt thứ nhất (bản thể luận) : Trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại,
giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra
cái nào, cái nào quyết định cái nào? (trong mối quan hệ giữa con người
với giới tự nhiên thì vị trí và vai trò của con người đối với giới tự nhiên
như thế nào?)
+ Mặt thứ hai (nhận thức luận) : Tư duy con người có khả năng nhận thức
thế giới xung quanh hay không? (trong mối quan hệ giữa con người với
giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người với giới tự nhiên ra
sao?).
* Tại sao nó là vấn đề cơ bản của triết học .
Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm. Vấn đề cơ bản của triết học chính là chuẩn mực để
phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Có thể phân chia các hiện tượng của thế giới ra thành hai loại: các hiện
tượng vật chất và các hiện tượng tinh thần. Vật chất và ý thức là hai phạm
trù triết học dùng để chỉ hai loại hiện tượng đó. Trên thực tế những hiện
tượng chúng ta gặp hàng ngày hoặc là hiện tượng vật chất tồn tại bên
ngoài ý thức của chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý
thức của chúng ta, không có bất kỳ hiện tượng nào nằm ngoài hai lĩnh
vực ấy.
Vậy vật chất (tồn tại) và ý thức (tinh thần, tư duy) có quan hệ với nhau
như thế nào, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quy định cái nào?
Các học thuyết triết học rất đa dạng, song đều cũng phải trả lời câu hỏi
đó, xem đó là điểm xuất phát lý luận. Câu trả lới này có ảnh hưởng trực
tiếp tới những vấn đề khác của triết học. Do đó vấn đề quan hệ giữa ý
thức và vật chất hay giữa tư tuy với tồn tại (tinh thần với giới tự nhiên
được coi là vấn đề cơ bản của triết học
+ Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình
thành thế giới quan và phương pháp luận của nhà nghiên cứu, xác định
bản chất của các trường phái triết học đó, cụ thể:
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ nhất để chúng ta biết được hệ thống
triết học này, nhà triết học này là duy vật hay là duy tâm, họ là triết học
nhất nguyên hay nhị nguyên.
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ hai để chúng ta biết được nhà triết
học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri.
+ Đây là vấn đề chung, nó mãi mãi tồn tại cùng con người và xã hội loài
người.

4. Nội dung Chủ nghĩa duy vật và các hình thức cơ bản của
chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học?
- ND: giấy kia /
5. Nội dung Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức cơ bản của
chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học?
- ND: giấy kia
- Hình thức: sgk tr.13
*Gồm có 2 hình thức cơ bản:
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính chất thứ nhất của ý thức con
người. Phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, khẳng định mọi sự vật,
hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận tính chất thứ nhất của ý thức, nhưng
coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
6. Phân tích Thuyết khả tri, bất khả tri và hoài nghi luận?
- Thuyết khả tri (tr.14): Khẳng định con người về nguyên tắc có
thể hiểu được bản chất của sự vật; những cái mà con người
biết về nguyên tắc là phù hợp với chính sự vật
- Thuyết bất khả tri (tr.15) (Tiếng Anh: agnosticism) Con người
không thể hiểu được bản chất thật sự của đối tượng; Các hiểu biết
của con người về tính chất, đặc điểm… của đối tượng mà, dù có
tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với
đối tượng vì nó không đáng tin cậy
- Chủ nghĩa hoài nghi triết học (tiếng Anh: philosophical
scepticism) nghi ngờ trong việc đánh giá tri thức đã đạt được và
cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan. [Là
trường phái tư tưởng triết học xem xét một cách hệ thống và với
thái độ phê phán về quan niệm rằng tri thức tuyệt đối và sự xác tín
là có thể, nghĩa là câu hỏi liệu các tri thức và nhận thức
có đúng hay không và liệu người ta có thể có tri thức thực sự hay
không. Chủ nghĩa hoài nghi triết học đối lập với chủ nghĩa giáo
điều triết học - trường phái cho rằng có một tập hợp nhất định gồm
các khẳng định có căn cứ đích xác, hoàn toàn xác tín và chân thực]
7. Nội dung Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của
phép biện chứng?
*Nội dung Phép biện chứng:

 Trong chủ nghĩa Mác — Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối
liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự
vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
 Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
 Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các
nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Cụ thể, nhận thức đối
tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có, nhận thức đối tượng ở trạng thái
luôn vận động, biến đối mà ở đó có sự thay đổi cả về lượng và chất của sự vật,
hiện tượng.
 3 hình thức: giấy
8. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời của triết học Mác
Lê-nin? (tr.19)
Chủ nghĩa Mác ra đời, phát triển trên cơ sở ba điều kiện, tiền đề cơ bản
sau đây:
- Bối cảnh LS: Những năm 40 tk19 ở phương tây
-  Điều kiện kinh tế - xã hội
Cho đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và đã đạt
được sự phát triển mạnh mẽ của nó ở các nước Tây Âu, đặc biệt là tại các
nước Anh, Pháp. Sự phát triển đó, một mặt đã tạo ra được những thành
tựu to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của nó là đã
tự tạo ra những mâu thuẫn không thể giải quyết được trong phạm vi chế
độ tư bản chủ nghĩa. Trung tâm của những mâu thuẫn đó được biểu hiện
về mặt xã hội là mâu thuẫn gay gắt giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản (chủ
sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội) và giai cấp vô sản (giai cấp công nhân
làm thuê). Mâu thuẫn đó được bộc lộ thành những cuộc đấu tranh ngày
càng phát triển của giai cấp công nhân tại nhiều nước tư bản, đặc biệt là
những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân làm thuê tại các nước Anh,
Pháp và Đức. Sự phát triển của các cuộc đấu tranh đó làm phát sinh nhu
cầu cần có một lý luận cách mạng và khoa học của nó. Sự ra đời của chủ
nghĩa Mác là nhằm đáp ứng nhu cầu này. Đồng thời chính thực tiễn phát
triển của nó lại là một trong những điều kiện thực tiễn cho sự ra đời và
phát triển của chủ nghĩa Mác.
-   Tiền đề lý luận
Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch
sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại,
trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển
Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh.
+ Với Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Ph. Hêghen và L.
Phoiơbắc đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và
phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.
+ Với Kinh tế chính trị cổ điển Anh, đặc biệt là với các học thuyết của
những đại biểu lớn của nó (A. Xmít và Đ. Ricácđô), c. Mác và Ph.
Ăngghen kế thừa những quan điểm hợp lý khoa học của những học
thuyết này. Đó là: quan điểm duy vật trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học
kinh tế chính trị và học thuyết giá trị về lao động. Đồng thời các ông cũng
phê phán và khắc phục tính chất chưa triệt để trong học thuyết giá trị về
lao động và phương pháp siêu hình trong nghiên cứu của các nhà kinh tế
học cổ điển Anh. Trên cơ sở đó các ông đã xây dựng thành công học
thuyết về giá trị lao động và học thuyết giá trị thặng dư.
-   Tiền đề khoa học tự nhiên
Cho đến những năm giữa thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã có những
bước phát triển mới, đem lại một số quan niệm mới mẻ về giới tự nhiên
so với trước đó. Tiêu biểu cho những quan niệm mới này là: khẳng định
tính chất bảo toàn năng lượng trong quá trình biến đổi của vật chất trong
giới tự nhiên; khẳng định tính thống nhất về cơ sở vật chất của mọi sự
sống là tế bào; khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình phát triển
các loài sinh vật trên trái đất. Những quan niệm mới này đóng vai trò là
những bằng chứng xác thực (ở tầm khoa học) của các quan điểm duy vật
biện chứng về giới tự nhiên
9. Phân tích nội dung Vật Chất và phương thức tồn tại của vật
chất theo quan điểm triết học Mác Leenin? (tr.56,58,59)
- Lê nin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Trong định nghĩa này, Lê nin đã chỉ rõ:
- “Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và
khái quát nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm
vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời
sống hang ngày.
- Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”, tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và
không lệ thuộc vào ý thức. Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân
biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.
- “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Điều đó khẳng định
“thực tại khách quan” (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất), còn
“cảm giác” (ý thức) là cái có sau (tính thứ hai).
- - “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”.
Điều đó nói lên “thực tại khách quan” (vật chất) được biểu hiện
thông qua các dạng cụ thể, bằng cảm giác'' (ý thức) con người có
thể nhận thức được.Và “thực tại khách quan” (vật chất) chính là
nguồn gốc nội dungkhách quan của “cảm giác” (ý thức).
 Các hình thức tồn tại của vật chất/tr.60
Vận động:
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Vật chất chỉ có thể tồn tại
bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của nó.
+ Vật chất luôn tác động qua lại lẫn nhau, tức vận động. Vì vầy, vận động của
vật chất là tự thân vận động và mang tính phổ biến.
+ Có 5 hình thức vận động cơ bản: cơ học, vật lí, hóa học, sinh học và xã hội.
+ Vận động và đứng im: sự vận động không ngừng của vật chất còn bao hàm
trong đó sự đứng im tương đối.
Không gian và thời gian:
+ Là 2 thuộc tính, 2 hình thức tồn tại khác nhau của vật chất vận động nhưng
không tách rời nhau.
+ Vật chất có 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian
10. Phân tích Nguồn gốc của ý thức? (tr.67)
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với
phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan
vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu
cơ với vật chất
*Nguồn gốc của ý thức:
- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm: Ý thức là do cảm giác con người sinh ra,
nhưng cảm giác đó chỉ là cái vốn có của cá nhân, tồn tại biệt lập, tách rời với
thế giới bên ngoài.
- Quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu hình: ý thức do vật chất sản sinh ra.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
+ Nguồn gốc tự nhiên:
 Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực
phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
 Nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời
nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc
người.
+ Nguồn gốc xã hội: Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất
cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động
và ngôn ngữ.
 Lao động:
→ Con người có khả năng và bắt buộc phải sản xuất ra những sản
phẩm mới (bàn, ghế, quần áo, ti vi, tủ lạnh…), khác với những sản
phẩm có sẵn. Tức là, con người phải lao động mới đáp ứng được
nhu cầu cuộc sống của mình.
→ Chính thông qua lao động mà con người mới có thể phản ánh
được, biết được nhiều bí mật về thế giới đó, mới có ý thức về thế
giới này.
→ Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ động tác động vào
thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra những
sản phẩm mới.
→ Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người
bắt những đối tượng trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ
than, sắt, đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy
luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc người
để hình thành ý thức của con người.
 Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức
→ Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ
của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát
hóa, trừu tượng hóa, tức là diễn đạt những khái niệm, phạm trù,
để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm tính.
→ Cũng nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
11. Phân tích Bản chất của ý thức?
*Khái niệm: Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là
quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc
Như vậy, bản chất của nó được thể hiện qua 4 khía cạnh sau đây:
1. Ý thức là sự phản ánh, cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản
ánh.
– Cái được phản ánh (tức vật chất) tồn tại khách quan, bên ngoài và độc
lập với cái phản ánh (tức ý thức). Ý thức là hình ảnh tinh thần của sự vật
khách quan. Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời ý thức với vật
chất.
– Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại thuộc phạm vi
chủ quan, không có tính vật chất. Nó là hình ảnh phi cảm tính của các đối
tượng vật chất có tồn tại cảm tính.
2. Ý thức là sự phản ánh có tính chủ động, năng động, sáng tạo.
-Tuy thuộc phạm vi chủ quan, nhưng ý thức không phải là bản sao thụ
động, giản đơn, máy móc của sự vật. Tức là, không phải cứ sự vật tác
động như thế nào thì ý thức sẽ chép lại, chụp lại y nguyên như thế.
-Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác
động vào sự vật  một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của
mình (xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu…). Chính vì thế, ý
thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng,
chọn lọc về hiện thực khách quan.
3. Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt, là sự thống nhất của 3 mặt
sau:
-Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể (con người) và đối tượng phản
ánh (núi, sông, mưa,…). Sự trao đổi này mang tính hai chiều, có định
hướng, chọn lọc các thông tin cần thiết.
-Hai là, con người mô hình hóa (tức là vẽ lại, lắp ghép lại…) đối tượng
trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình ý
thức sáng tạo lại hiện thực, là sự mã hóa các đối tượng vật chất thành các
ý tưởng tinh thần phi vật chất.
-Ba là, chủ thể chuyển mô hình từ trong óc ra hiện thực khách quan. Đây
là qúa trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn để biến
quan niệm của mình thành dạng vật chất trong cuộc sống. Ví dụ như con
người sẽ xây cầu qua sông, làm đường xuyên núi… theo mô hình thiết kế
đã có ở bước 2 ở trên.
4. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
– Chỉ khi con người xuất hiện, tiến hành hoạt động thực tiễn để cải tạo
thế giới khách quan theo mục đích của mình, ý thức mới xuất hiện. Như
thế, ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy, mà bắt
nguồn từ thực tiễn lịch sử – xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách
quan.
– Ý thức bị chi phối không chỉ bởi các quy luật tự nhiên, mà chủ yếu bởi
các quy luật xã hội. Ở những thời đại khác nhau, thậm chí trong cùng một
thời đại, ý thức về cùng một sự vật, hiện tượng có thể khác nhau ở các
chủ thể khác nhau.

12. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương


pháp luận của mối quan hệ Vật Chất và ý thức? (3/tr.78)
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
 Vật chất có trước, ý thức có sau.
 Con người là kết quả của một quá trình phát triển tiến hóa lâu dài của thế
giới vật chất (thế giới tự nhiên).
 Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý
thức.
 Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật
chất có tư duy là bộ óc con người.
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức:
 Ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc
con người. Nói cách khác, có thế giới hiện thực vận động, phát triển theo
những quy luật khách quan, được phản ảnh vào ý thức mới có nội dung của
ý thức.
 Ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan.
 Sự phát triển hoạt động thực tiễn quyết định nội dung của ý thức.
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức:
 Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không thể tách rời trong bản chất
của ý thức.
 Phản ánh một cách tích cực, tự giác và thông qua thực tiễn.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
 Vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo.
 Mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật
chất.
 Sự vận động, biến đối không ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là
yếu tố quyết định sự vận động, biến đổi tư duy của ý thức con người.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
- Rút ra nguyên tắc: tôn trọng tính khách quan kết hợp pháp huy tính năng động
chủ quan
- Mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch,...đều phải xuất phát từ thực tế khách
quan.
- Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
- Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức; phát huy vai trò nhân tố con
người
- Coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng tư tưởng Chủ nghĩa Mac-Lenin
13. Khái niệm Biện chứng, phân biệt giữa biện chứng
khách quan và biện chứng chủ quan?(tr.83)
- Trong chủ nghĩa Mác — Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những
mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật
của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện
chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời
sống ý thức của con người.
*Phân biệt biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan:
Biện chứng khách quan Biện chứng chủ quan
- Chỉ biện chứng của các tồn tại - Chỉ biện chứng của các tồn tại ý
vật chất thức
- Chi phối trong toàn bộ giới tự - Phản ánh sự chi phối trong toàn
nhiên bộ giới tự nhiên
14. Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến, ý nghĩa
phương pháp luận? (tr.86) (xem giấy)
*Khái niệm: Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phố biến dùng
để khái quát sự quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế
giới. Co sở lý luận của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất
của thế giới; theo đó các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng, khác nhau
đến thế nào đi chẳng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác
nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
*Tính chất của các mối liên hệ phổ biến :
- Tính khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách
quan của các mối liên hệ, tác động của bản thân thế giới vật chất. Có mối
liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối
liên hệ giữa sự vật, hiện tượng và cái tinh thần. Có cái liên hệ giữa những
hiện tượng tinh thần với nhau, như mối liên hệ và tác động giữa các hình
thức của quá trình nhận thức. Các mối liên hệ, tác động đó, suy cho đến
cùng, đều là sự phản ánh mổi liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự
vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

- Tính phổ biến: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau và
tách biệt nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn ra đối với các mặt, các hiện
tượng.

- Tính đa dạng, phong phú: Có nhiều mối liên hệ. Có mối liên hệ về
mặt không gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật,
hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những
lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong
từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp
giữa nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng cũng có những mối tổ, các quá trình
của mỗi sự vật, liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có mői
liên hệ ngẫu nhiên. Có mõi liên hệ bản chất cũng có mối liên hệ chỉ đóng
vai trò phụ thuộc (không bản chất). Có mỗi liên hệ chủ yếu và có mối liên
hệ thứ yếu v.v chúng giữ 20 những vai trò khác nhau quy định sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ
phố biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mõi liên hệ chẳng
chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách
quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải
thích được trong mỗi liên hệ phổ biển, được quy định bằng nhiều mối liên
hệ có hình thức, vai trò khác nhau.
*Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phố biến:

15.Phân tích nội dung quy luật tử sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay
đổi về lượng và ngược lại, ý nghĩa của phương pháp luận? (tr.103)
*Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật, hiện tượng là
nó chứ không phải là cái khác.
Chất của sự vật, hiện tượng được xác định bởi: Các thuộc tính K/quan và cấu trúc của nó
(tức phương thức liên kết các yếu tố cấu thành sự vật)
*Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp độ… của các quá trình vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng. Lượng có nhiều biểu hiện khác nhau: Số lượng, đại lượng, quy mô, xác suất,
mức độ…
*Nội dung: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại phát biểu rằng: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa
chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay
đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại
tới sự thay đổi của lượng.
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định, trong đó chất
tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa
lượng và chất. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì
lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành
với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Quá trình tác
động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến
nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Cứ  căn cứ thế, quá trình
động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát triển của sự vật.
Nói ngắn gọn hơn, bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình biến đổi về lượng
dẫn đến biến đổi về chất. Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất,
sản sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về
lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của
biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển
của sự vật.

Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập
- Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài
hơn.
- Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ thu nhận
được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.
- Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó
bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến
khi thi cuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
- Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi bạn
vào đại học, chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).

16. Nội dung nguyên lí sự phát triển, ý nghĩa phương pháp luận ?
(tr.89+giấy)
 - Phát triển:
+ Quan điểm siêu hình: Là sự tăng giảm thuần túy về lượng, không có sự thay
đổi về chất của sự vật, đồng thời phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không
trải qua những bước quanh co phức tạp.
VD: Thu thập của dân cư của năm sau tăng hơn năm trước.
Số lượng tội phạm trong xã hội ngày càng giảm.

VD: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn
phát triển.(khách quan)
VD: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.(phổ biến) -> XH/ Trình độ hiểu
biết của con người ngày càng cao so với trước đây.(tư duy)
*Ý nghĩa PPL:
- Biết phát hiện và ủng hộ cái mới, khắc phục tư tưởng bảo thủ, định kiến, trì trệ,..
- Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động, biến đổi,
chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hương biến đổi
- Phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp trong quá trình phát triển (tức là phải có quan
điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính
chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó).
- Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện
mới
17.Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối
lập, ý nghĩa phương pháp luận?
Nội dung quy luật này phát biểu rằng: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa
đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu
thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới
sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.
II. Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập:
– Mặt đối lập: phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính có đặc điểm
hoặccó khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong một chỉnh thể.
Ví dụ:
+ Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt động bài tiết.
+ Trong một lớp học, các mặt đối lập là hoạt động đoàn kết để cả lớp cùng lớn mạnh
và hoạt động cạnh tranh để trở thành sinh viên giỏi nhất lớp.
+ Trong sinh vật, các mặt đối lập là đồng hóa và dị hóa.
- Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các
sự vật.
– Mâu thuẫn biện chứng: là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động
qua lại lẫn nhau.
+ Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh
mâu thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức.
[Cứ có hai mặt đối lập là tạo thành một mâu thuẫn biện chứng ]
+ Trong một mâu thuẫn có sự thống nhất của các mặt không tách rời sự đấutranh
của chúng, bất cứ một sự thống nhất nào của các mặt đối lập mangtính chất tạm
thời tương đối còn sự đấu tranh là tuyệt đối. Đấu tranhgiữa các mặt đối lập là
nguồn gốc của sự phát triển.
+ Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bảnthân sự
vật - tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và pháttriển của sự vật.

*Sự “thống nhất” của các mặt đối lập:


- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại
không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy
sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Ví dụ: Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết rõ ràng là
các mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa nhau, không tách rời nhau.
Nếu có hoạt động ăn mà không có hoạt động bài tiết thì con người không
thể sống được. Như vậy, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết thống nhất với
nhau ở khía cạnh này.
- Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng
có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự
“đồng nhất” của các mặt đối lập. Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập
mà trong sự triển khai của mâu thuẫn  đến một lúc nào đó, các mặt đối
lập có thể chuyển hóa cho nhau.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang
nhau của chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn
khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
*Sự đấu tranh của các mặt đối lập:
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ
và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy
thuộc vào tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và điều kiện
diễn ra cuộc đấu tranh.
Ví dụ: Trong một lớp học, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh là
các mặt đối lập. Có những lúc hoạt động đoàn kết nổi trội hơn, nhưng có
những lúc hoạt động cạnh tranh lại nổi trội hơn. Như thế, hoạt động đoàn
kết và hoạt động cạnh tranh đang “đấu tranh” với nhau.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
  – Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hương tác động
khác nhau của các mặt đối lập.
Hai xu hướng này tạo thành một loại mâu thuẫn đặc biệt. Như vậy, mâu thuẫn
biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “sự đấu tranh” của các mặt đối
lập.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật.
Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, ổn định tạm thời của sự vật. Còn sự đấu
tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động, phát triển.
– Đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các
mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo
khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng lớn lên, rộng ra và đi
đến trở thành đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt và đã hội đủ điều kiện,
chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ sự giải quyết này
mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi,
thay thế bằng sự vật mới.
Ví dụ: Trong hoàn cảnh sống của bạn Lan đang tồn tại một mâu thuẫn. Đó là mâu
thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch nhiều. Khi mâu thuẫn này phát triển
đến mức bạn Lan không đi du lịch nhiều thì không thể thấy hạnh phúc, nên bạn
Lan đã quyết tâm học tiếng Anh để đi kiếm tiền nhiều hơn. Kiếm được tiền nhiều
nghĩa là mâu thuẫn đã được giải quyết. Cuộc sống cũ ít hạnh phúc của Lan được
thay bằng cuộc sống mới nhiều hạnh phúc hơn.
– Như thế, sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Ta thấy rõ, không có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không có đấu tranh
giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời
nhau trong mâu thuẫn biện chứng.
Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính
thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định
và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động
và phát triển.
III. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập.
1. Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải
pháp đúng cho hoạt động thực tiễn, ta phải đi sâu nghiên cứu phát hiện
ra mâu thuẫn của sự vật.
- Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt,
những khuynh hướng trái ngược nhau, tức là tìm ra những mặt đối lập và
tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa những mặt đối lập
đó.
2. Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn.
- Khi phân tích mâu thuẫn, ta phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển
của từng mâu thuẫn. Ta phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau
của các mâu thuẫn. Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của
từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.
- Chỉ có như vậy ta mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng
xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
3. Để thúc đẩy sự vật phát triển, ta phải tìm mọi cách để giải quyết mâu
thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn.
- Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển
của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng giải
quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi.
- Một mặt, ta phải chống thái độ chủ quan, nón vội. Mặt khác, ta phải cực kỳ
thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu
thuẫn đi đến chín muồi.
- Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Do đó, ta
phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù
hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.

18. Phân tích nội dung quy luật phủ địch của phủ định, ý
nghĩa phương pháp luận? (tr.109)

* Định nghĩa về phủ định biện chứng:


Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng
khác trong quá trình vận động và phát triển. Phủ định là tất yếu trong quá
trình vận động và phát triển của sự vật. Không có phủ định, sự vật không
phát triển được.
Ví dụ:
+ Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự
phủ định đối với xe đạp. Xê ô tô là sự phủ định đối với xe máy.
+ Trong sự phát triển của gia đình, con giỏi hơn cha tức là con đã phủ
định cha. Ông cha ta thường hay nói “con hơn cha là nhà có phúc” là ý
như vậy.
– Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển,
là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so
với cái bị phủ định.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất; sự đấu tranh thường xuyên của các
mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ
mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.
Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động, phát triển không ngừng
của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều
đó có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục,
cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.
Ví dụ:
+ Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, iPhone 11 là sự phủ định đối với
iPhone X.
+ Khi gieo trồng, cây lúa là sự phủ định biện chứng đối với hạt thóc.
+ Trong chăn nuôi, con gà đạp trứng ra đời là sự phủ định biện chứng đối với quả
trứng.
*Đặc điểm của phủ định biện chứng:

*. Phủ định của phủ định: Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển:
– Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận
động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân
tố cũ. Khi đó, sự phủ định biện chứng lần 1 diễn ra: Sự vật ban đầu không
còn nữa mà bị thay thế bằng sự vật mới, trong đó những nhân tố tích cực
của sự vật ban đầu được giữ lại.
– Tuy nhiên, sau một thời gian, sự vật mới ra đời ở trên lại bị phủ định
bằng sự vật mới khác. Đó là sự phủ định lần 2. Cứ thế tiếp tục, tùy vào sự
vật sẽ có phủ định lần 3, lần 4…, lần n.
Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định, sẽ có một sự vật mới dường như lặp lại
(rất giống) với sự vật ban đầu, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn
với sự vật ban đầu đó, mà ở nấc thang cao hơn; nó được bổ sung những
nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực đối với sự phát triển
tiếp tục của nó.
Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định dẫn đến sự xuất hiện sự vật mới mà dường
như lặp lại sự vật ban đầu thì ta có một chu kỳ phát triển. Ở đây có
sự phủ định của phủ định.
Ví dụ:
+ Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) =>
Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên)
sinh ra nhiều quả trứng.
+ Hạt thóc – Cây mạ – Cây lúa
 Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
 Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
 Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1
hạt mà là nhiều hạt)
Ở 2 ví dụ trên ta có một chu kỳ phát triển: Từ một quả trứng ban đầu đến
nhiều quả trứng mới. Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ
một đến nhiều tức là có sự phát triển lên nấc thang cao hơn. Đó là kết quả
phủ định của phủ định.
– Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là
sự thống nhất giữa loại bỏ, kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện
chứng được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới.
Như thế, những lần phủ định biện chứng nối tiếp nhau sẽ tạo ra xu hướng
tiến lên không ngừng,
– Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu
thuẫn.
Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập
trong bản thân sự vật. Các mặt đối lập ở đây là mặt khẳng định và mặt
phủ định.
Phủ định lần 1 sẽ làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình
(như quả trứng ban đầu đối lập với gà mái con; gà mái con là vật trung
gian). Sau một hoặc nhiều lần phủ định tiếp theo sẽ ra đời một sự vật mới
đối lập với cái trung gian (nhiều quả trứng sinh ra đối lập với gà mái
con).
Mà đối lập với cái trung gian nghĩa là dường như tương đồng với sự vật
ban đầu, dường như quay trở lại thời điểm xuất phát (như việc một quả
trứng sinh ra nhiều quả trứng, một hạt thóc sinh ra nhiều hạt thóc).
Như thế ta thấy, đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng
thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay
trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. 
– Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát
triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo.
Cứ thế, các chu kỳ phát triển cứ nối tiếp nhau tạo thành sự phát triển, sự
tiến lên vô cùng tận của thế giới, nhưng không phải theo đường thẳng
mà theo hình xoáy ốc.
– Sở dĩ nói “theo hình xoáy ốc” vì “hình xoáy ốc” đã biểu đạt được các
đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại
nhưng không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự phát triển.
Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện trình độ cao hơn của sự phát
triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, lặp lại vòng trước. Sự nối
tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tân của sự phát triển, tính vô tận
của sự tiến lên từ thấp lên cao.
*Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ
định
- Là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát
triển của sự vật hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo đường thẳng mà là con
đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau. Tuy
nhiên, cần phải nắm được đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng
để tác động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu hoạt động nhận thức, biểu hiện của
thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng
ta và trong thực tiễn.
- Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu phải
ra đời để thay thế cái cũ. Vì vậy, cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan
trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu
tranh cho cái mới thắng lợi. Cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm
hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định.
- Quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phê phán; kế thừa những
nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc
đẩy sự vật hiện tượng phát triển theo hướng tiến bộ.
*Liên hệ thực tiễn với bản thân: Đại học là phủ định của thpt, thpt là phủ định của
thcs, thcs là phủ định của th, th là phủ định của nhà trẻ. Qua mỗi một mốc, kiến thức
nạp vào sẽ phủ định cho kiến thức cũ.

19. Phân tích nội dung Thực tiễn và các hình thức cơ bản
của thực tiễn? (xem giấy +tr/116)
1. Thực tiễn là gì?
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin: “Thực tiễn là những hoạt động
vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải
tạo tự nhiên và xã hội”.
Ví dụ:
+ Trồng lúa, nuôi gà, buôn bán thực phẩm…

+ Xây nhà, sửa ô tô, sửa xe máy, quét rác…

- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động
tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.
- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.
- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong
những giai đoạn lịch sử nhất định.
2. Phân loại hoạt động thực tiễn:
- Hoạt động sản xuất vật chất: đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên
thuỷ nhất vả cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người và quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn( chất quyết
định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người), nó tạo thành cơ sở của
tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp con người
thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.
- Hoạt động chính trị - xã hội: là loại hình thực tiễn nhằm biến đổi các
quan hệ xã hội, chế độ xã hội.
+ Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội là:
+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.
+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học (bao gồm cả thực nghiệm khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội): đây là dạng hoạt động thực tiễn diễn ra trong những
điều kiện " nhân tạo" mà những kết quả của nó dù là thành công hay thất bại
đều có ý nghĩa quan trọng vì nó rút ngắn được quá trình nhận thức nhằm làm
cho hoạt động thực tiễn ngày càng hiệu quả.

20. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? (tr.115) ( xem
giấy đầy đủ hơn)
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, động lực của nhận thức, mục đích của
nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của quá trình nhận thức:-
Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận
động, phát triển của nhận thức.- Hoạt động thực tiễn làm cho các giác
quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy logic
không ngừng được củng cố và phát triển.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình
nhận thức:- Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được
trong nhận thức.- Nó bổ sung điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn
thiện nhận thức.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán
triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất
phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, phải coi trọng công tác thực tiễn.
21. Trình bày nội dung Sản xuất vật chất và phương thức
sản xuất? (tr. 127,128)
Sản xuất vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên, cải tiến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhầm tạo
ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
VD: Máy may có thể may trang phục.
- Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát
triển của con người và xã hội là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát
triển những mối quan hệ xã hội của con người, nó chính là cơ sở của sự
hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.

Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với
mục đích nhất định và được tiến hành theo những cách thức xác định.
Cách thức tiến hành đó chính là phương thức sản xuất. Vậy, khái niệm
phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con người sử
dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch
sử nhất định.
VD: Săn bắt, hái lượm, trồng trọt, công nghiệp,...
-Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là kỹ thuật và kinh
tế. Hai phương diện đó gắn bó chặt chẽ với nhau. Phương diện kỹ thuật của
phương thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức
kỹ thuật, công nghệ nảo để làm biến đổi các đối tượng của quá trình sản xuất.
Phương diện kinh tế của phương thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất được
tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào.
- Các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì
mà là ở chỗ nó được tiến hành bằng cách nào, với công cụ gì.
- Phương phức sản xuất sẽ quyết định trình độ phát triển của nần sản xuất xã
hội, và do đó, quyết định trình độ phát triển đời sống xã hội nói chung.
- Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ
nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Phương thức sản xuất gồm lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất.

22. Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với
trình độ lực lượng sản xuất?
Tất cả chúng ta đều biết, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai
mặt hợp thành của phương thức sản xuất có tác động qua lại biện chứng
với nhau. Việc đẩy quan hệ sản xuất lên quá xa so với tính chất và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất là một hiện tượng tương đối phổ
biến ở nhiều nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguồn gốc của tư tưởng
sai lầm này là bệnh chủ quan, duy ý chí, muốn có nhanh chủ nghĩa xã hội
thuần nhất bất chấp qui luật khách quan. Về mặt phương pháp luận, đó là
chủ nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm dụng mối quan hệ tác động ngược
lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự
lạm dụng này biểu hiện ở “Nhà nước chuyên chính vô sản có khả năng
chủ động tạo ra quan hệ sản xuất mới để mở đường cho sự phát triển của
lực lượng sản xuất”.
+ Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của quan hệ sản
xuất: lực lượng sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong
sản xuất con người muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc tạo ra năng suất
cao phải luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động. Chế tạo ra công cụ lao
động mới. Lực lượng lao động qui định sự hình thành và biến đổi quan
hệ sản xuất ki quan hệ sản xuất không thích ứng với trình độ, tính chất
của lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản
xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất và ngược lại.
+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực
lượng sản xuất và trở thành những cơ sở và những thể chế xã hội và nó
không thể biến đổi đồng thời đối với lực lượng sản xuất. Thường lạc hậu
so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
sản xuất, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy sự phát triển
của lực lượng sản xuất.
- Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
+ VỊ TRÍ: LÀ QUY LUẬT CƠ BẢN NHẤT CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
LỊCH SỬ XÃ HỘi
+ Nội dung: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một
phương thức sản xuất, tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết
định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng
sản xuất
+ Khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ buộc quan hệ sản xuất phải thay đổi cho
phù hợp với nó.
+ Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển.
+ Ngược lại không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
=> Ý nghĩa: sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản
nhất đối với sự vận động phát triển của phương thức sản xuất, nền sản xuất vật
chất và do đó là sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.
23. Tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội?
- Tồn tại XH dùng để chỉ phương tiên sinh hoạt vật chất,và nhưng
điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
- các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm; phương thức
sản xuât, điều kiện tư nhiên, hoàn cảnh dịa lý và dân cư (dân số,
mật độ,... trong đó phương thức sản xuát là yếu tố cơ bản nhất.
- [ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội vì ý thức xã hội là sự
phản ánh tồn tại xã hội phu thuộc vào tồn tại xã hội: + tồn tại xã
hội là nguồn gốc khách quan, là cơ sở của sự hình thành ý thức
xã hội.+ tồn tại xã hội quyết định nội dùng tính chất, đặc điểm của
các hình thái ý thức xã hội. + tồn tại xã hội kéo theo sự thay đổi
của ý thức xã hội. tuy nhiên mức dộ, nhịp điệu của các bộ phận ý
thức xã hội diễn ra khác nhau,có bp nhanh, có bp chậm.

24. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội


Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những
quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn
phát triển nhất định.
Kết cấu của ý thức xã hội:
Ý thức xã hội gồm các hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình
thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác
nhau. Tuỳ theo góc độ xem xét, chúng ta có thể chia ý thức xã hội thành
các dạng khác nhau.
*Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.
- Ý thức xã hội thông thường: là những tri thức, những quan niệm của
con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng
ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hóa.
Vdu: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
- Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái
quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những
khái niệm, phạm trù, qui luật.
Vdu: Học thuyết Lamac và Dacuyen
- Ý thức xã hội thông thường tuy trình độ thấp hơn so với ý thức lý luận
nhưng ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều
mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc
sống đó. Ý thức xã hội thông thường là tiền đề quan trọng cho sự hình
thành của học thuyết khoa học.
- Ý thức lý luận (lý luận khoa học) có khả năng phản ánh khái quát, sâu
sắc, chính xác, nó có khả năng vạch ra mối quan hệ bản chất của sự vật
trong tồn tại xã hội.
* Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
- Tâm lý xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen,
tập quán…của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình
thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời
sống đó.
- Đặc điểm
+ Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống hàng ngày của con người;
+ Là sự phản ánh co tính tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại
xã hội;
+ Không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ
xã hội của con người.
+ Còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, còn yếu tố trí
tuệ thì đan xen với yếu tố tình cảm.
– Hệ tư tưởng là khái niệm chỉ trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành
khi con người nhân thức sâu sắc về những điều kiện sinh hoạt vật chất của
mình.(vdu: truyen thong hieu hoc cua dan ta)
Đặc điểm của hệ tư tưởng:
+ Được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng;
+ Có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội;
+ Được hình thành tự giác bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và
truyền bá trong xã hội.
+ Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan
điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…), kết quả sự
khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội.

25. Nội dung quan điểm Con người và bản chất con người
theo triết học Mác Leenin? (xem giấy + tr.204)
- Các Mác đã chỉ rõ con người là thể thống nhất hoàn chỉnh, là thực
thể sinh học - xã hội, hình thành nên từ hai mặt: tự nhiên và xã hội;
tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong bản chất con người;
đồng thời khẳng định mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,
với xã hội.
- Bản chất: (xem giấy)
( + Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi,
cải biến giới tự nhiên: "Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con
người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên"
+ Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật
chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội
của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản
xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình
thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy,
lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người,
đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.

- Việc cần làm cho con người phát triển toàn diện:
+ Tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp và cơ chế vận hành
đảm bảo sự phối hợp đúng đắn lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống con người, nâng cao trình độ và
năng lực lao động, nâng cao tay nghề
+ Tạo ra môi trường công bằng, dân chủ, quan tâm đến lợi ích của
từng người và lợi ích của cộng đồng.

 Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải
làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn.
Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc biệt là
vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện
nay. Đảng ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt
đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con
người: Cần đào tạo con người một cách có chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa
Mác - Lênin làm nền tảng, cũng như trên thế giới ở nước ta chiến lược con
người nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng và để phát triển đúng hướng chiến
lược đó cần có một chính sách phát triển con người, không để con người đi lệch
tư tưởng.
     Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người tới
một kỷ nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi
tới tương lai con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội thực
tiễn cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người
tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đề ra nghị
quyết và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện
với tư cách là "Động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội". Đó là "con người phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Nghị quyết
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định "Nâng cao dân
trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất nước". Thực tiễn đã chứng tỏ xã
hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về mặt bản thể của mỗi cá nhân là chủ
yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn diện và hài hoà về đạo đức, trí tuệ,
thể lực là mục tiêu xây dựng con người trong chủ nghĩa xã hội nhưng mục tiêu
cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở thành nhân tố quyết
định lịch sử xã hội và lịch sử của chính mình.
[Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con
người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự
giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn
cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện
khác nhau: Hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát
triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng
con người tới hoạt động vật chất.]

You might also like