You are on page 1of 3

Hóa trang:

* Mặt
– Màu đỏ: nhân vật là người thẳng thắn, trí dũng, nghĩa khí, trung liệt.

– Màu trắng: nhân vật có diện mạo đẹp, thư sinh, nhu mì, trong sáng.

– Màu xanh da trời: nhân vật này chưa biết tốt hay xấu nhưng rất mưu mô, xảo
quyệt, ngông nghênh.

– Màu lục: nhân vật dạng này không chung thủy, trước sau không đồng nhất ý
kiến.

– Màu vàng và bạc: nhân vật các nhà tu hành, thần tiên.

– Trắng mốc, xám, hồng lợt, vỏ cua: là vai nịnh thần, gian thần.

– Mặt thật, má hồng: các vai trung thần.

– Mặt vằn vện đen, trắng: nhân vật có tính bộc trực, nóng nảy.

– Mặt vằn vện có xen màu đỏ: yêu ma quỷ quái.

* Lông mày:
– Lông mày trắng: thần tiên, người cao tuổi.

– Lông mày mềm mại, đơn giản: Người hiền.

– Lông mày uốn lượn, bay múa: người đắc ý, kiêu ngạo.

– Lông mày thẳng dốc hoặc có viền đỏ: người nóng tính.

– Lông mày cau có: Người hay trầm tư, sầu muộn.

– Lông mày ngắn: kẻ gian xảo, xu nịnh.

*Râu:
– Xanh/đen dài: quan văn.

– Trắng/bạc dài: vai lão võ.

– Râu bắp màu hung đỏ: vai yêu ma.

– Râu đỏ: tướng phiên (tức tướng ngoại bang).


– Râu đen ngắn: kép núi.

– Râu bạc ngắn: quan văn trung.

– Râu 3 hoặc 5 chồm, xuông dài là vai đôn hậu, trầm tĩnh, quý phái.

– Râu đen xoắn là vai nóng tính, dữ dằn.

– Râu ngắn 3 chòm dành cho các vai dân thường, nông dân, dân chài, tiều phu.

– Râu chuột là vai có tính cách bộp chộp, lanh chanh.
– Râu dê hoặc râu vẽ lên mặt là các vai dê gái, công tử bột hoặc các vai diễu hề.
#Vẽ mặt nạ: Mỗi nhân vật trong vở tuồng đều mang tính điển hình, chỉ nhìn vào
mặt nạ sẽ biết người tốt hay xấu. Dùng màu để tô vẽ trên mặt. Màu sắc thể hiện
tính cách và vai trò của nhân vật. Phần nền da mặt màu trắng là người trong
sáng, nhân hậu. Màu đỏ son chỉ người anh hùng, trí dũng, nghĩa khí; Màu đen
của người chất phác nhưng bộc trực, màu xanh ám chỉ người mưu mô xảo
quyệt. Vẽ mặt rằn ri vằn vện là người hung ác tàn bạo. Mặt trắng để tả người
thư sinh, trong sáng; mặt vàng và bạc là vẻ mặt của các bậc tu hành, thần tiên;
mặt mốc là của tiểu nhân; mặt đen, trắng là của những người nóng nảy, bộc
trực...
+Chân dung của một võ tướng: nền da mặt màu đỏ, Vòng trắng đứng quanh
mắt, chỉ người can trường anh dũng.
+Mặt đỏ, người anh hùng trung trinh tiết liệt.
+Mặt xanh lục diễn tả người không chung thủy, mưu mô.

*Các bước may Trang phục:


+Khi mà nhận được kịch bản từ đạo diễn cho sân khấu hoặc truyền hình các
Đoàn sẽ giao cho một ông họa sĩ.
+Người phục trang sẽ theo Marquette của người họa sĩ để thực hiện.
+ Người phục trang xem bao nhiêu nữ nam bao nhiêu vai thời nào.
+ Sau đó người phục trang nghiên cứu sách vở thêm từ bà hoàng bận màu sao
thái giám như thế nào.
#Phục trang của trang phục bội dựa trên phục trang vua quan xưa được tỉa tóc
cách điệu. cho thêm phần thẩm mĩ mỗi nhân vật lại có đặc trưng riêng về hình
dáng về màu sắc.
- Vua mặc long bào màu vàng có thêu hình rồng.
- Các nhân vật chính diện sẽ mặc các trang phục đỏ vàng xanh còn nhân vật
phản diện thiên về trang phục Đen màu tối.
# Lý giải lý do vì sao một số tuồng tích hát bội lại rất nổi tiếng ở Nam Bộ đặc
biệt là trong các lễ hội đình miếu.
+Hát tuồng xuất hiện vào thế kỷ thứ XII đời nhà Trần là một loại hình sân
khấu cung đình chỉ dành cho cung vua phủ chúa. Nhưng ở xứ Đàng Trong, hát
tuồng đã trở thành một loại hình sân khấu rất được dân chúng hâm mộ với tên
gọi khác là hát bội.
+Tột đỉnh phát triển của nghệ thuật hát Bội là thời Tự Đức (1848 - 1883).
Nghệ thuật hát Bội đã được Đào Tấn (1845-1907) đưa lên đến giai đoạn cực
thịnh và chính nhờ có ông mà hát Bội nước ta tồn tại đến nay. Càng đi về phía
Nam, hát Bội càng bén rễ trong dân gian với những đặc trưng riêng: cởi mở,
mạnh mẽ, màu sắc, vui tươi hơn.
+Tuồng mang âm hưởng hùng tráng, đề cao những tấm gương tận trung báo
quốc, những bài học về lẽ ứng xử giữa người với người. Trong những dịp lễ kỳ
yên của đình, chùa không thể thiếu hát Bội.

You might also like