You are on page 1of 6

CÔNG NGHỆ HÀN DẦM NĂNG SUẤT CAO

Đặt vấn đề

Ngày nay với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật thì kết cấu thép ngày càng được nghiên cứu,
phát triển nhà thép hoàn thiện hơn, sử dụng ngày càng rộng rãi hơn trong nhiều công trình khác nhau
từ những công trình nhỏ như: nhà ở, nhà máy, xí nghiệp cho đến các công trình lớn phức tạp hơn đòi
hỏi vượt nhịp lớn như nhà thi đấu, sân vận động, kết cấu nhà thép cao tầng… Trong các kết cấu thép
này, thì kết cấu dầm thép đóng vai trò rất quan trọng trong phần chịu lực của kết cấu tổng thể (mà
chủ yếu ở đây dầm thép chịu momen uốn).
Tùy phân loại theo sơ đồ kết cấu hoặc theo công dụng, hình dáng người ta chia ra có các loại dầm
thép như: dầm thép một nhịp, dầm nhiều nhịp (dầm liên tục), dầm công-xôn, dầm sàn, dầm cầu
chạy… hay thép hình U, I, V, H, C… Với những kết cấu thép cỡ lớn, yêu cầu làm việc đối với dầm
cao, bởi vậy dầm thường được chế tạo ở dạng dầm I/H hoặc dầm hộp bằng cách hàn ghép nối các
tấm lại với nhau. Với công nghệ truyền thống, và sản xuất nhỏ lẻ, việc lắp ghép và hàn nối dầm được
thực hiện bằng tay hoặc bán tự động (như hàn SMAW, hàn FCAW/GMAW hoặc hàn SAW). Việc
này ảnh hưởng nhiều tới vấn đề năng suất và chất lượng hàn cho sản phẩm cuối cùng. Bởi vậy, nhu
cầu về giải pháp hàn giúp tăng năng suất cũng như chất lượng hàn khi hàn dầm là vấn đề rất đáng
được các nhà sản xuất kết cấu quan tâm. Trong bài viết này Double Good JSC xin gửi tới bạn đọc
một số biện pháp công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay được áp dụng trên thế giới cho các nhà sản
xuất kết cấu thép.
Thực trạng công nghệ hàn dầm
Các công đoạn chính của quá trình sản xuất dầm I/H
Thực tế, để sản xuất dầm I/H trong hầu hết các nhà máy sản xuất đều thực hiện qua các công đoạn
chính như hình trên, bao gồm: cắt tôn, lắp ghép & hàn đính, hàn & lật các mối hàn chính, nắn dầm.
Ngoài ra một số công đoạn khác như xử lý bề mặt trước và sau khi hàn, cắt bỏ phần thừa hoặc khoan
lỗ là các công đoạn bổ sung tùy theo yêu cầu của kết cấu. Trong đó, tùy vào công nghệ và thiết bị có
sẵn của từng nhà máy sản xuất, công đoạn hàn thường đóng vai trò quan trọng nhất trong việc sản
xuất dầm. Trong điều kiện thiết bị và công nghệ hạn chế, một số đơn vị sản xuất thường cần phải
thực hiện lật dầm tới 4 lần để hàn xong 4 mối hàn của dầm I/H. Khi đó sẽ tốn khá nhiều thời gian cho
khâu lật phôi. Một số nhà máy thì cập nhật công nghệ hơn, họ có thể tiến hành hàn đồng thời 2 mối
hàn một lúc giúp giảm thiểu số lần lật dầm từ 4 lần xuống còn 1 lần. Việc này đã giúp tăng đáng kể
năng suất của quá trình sản xuất. Tiếp tục phát triển theo hướng này, để tiếp tục nâng cao năng suất
và chất lượng mối hàn, thì bài toán đặt ra là phải tăng được tốc độ hàn cũng như giảm thiểu các sai
hỏng cần sửa chữa trong quá trình hàn. Điều này đòi hỏi cần có cải tiến đáng kể về công nghệ và
thiết bị hàn cái mà phần lớn các thiết bị đời cũ và thiết bị Trung Quốc với hệ điều khiển cũ không thể
làm được.
Tăng năng suất hàn b ằng cải tiến công nghệ
Mặc dù việc cải tiến công nghệ đòi hỏi phải chi ngân sách đầu tư cho việc trang bị dây chuyền và
thiết bị hỗ trợ công nghệ hàn hiện đại. Nhưng bù lại, việc cải tiến năng suất chất lượng sẽ giúp tiết
kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất và tăng tính cạnh tranh cũng như năng lực của các đơn vị sản
xuất. Double Good JSC cung cấp công cụ tiết giảm chi phí hàn (DCR – Documented Cost
Reduction), với công cụ này, chúng tôi sẽ giúp các khách hàng lượng hóa được bài toán đầu tư và
cân đối với thực trang sản xuất hiện tại, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra được lộ trình đầu tư nâng
cấp hệ thống của mình một cách hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số biện pháp cải tiến công nghệ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để nâng cao năng
suất cho dây quá trình sản xuất dầm hàn của mình.
1. Tự động hóa
Tự động hóa hàn đối với dây chuyền sản xuất dầm hàn là một ưu thế lớn giúp tăng năng suất cho
doanh nghiệp. Tùy theo năng lực hiện có của từng nhà máy có thể tiến hành tự động hóa từng phần
cho tới tự động hóa hoàn toàn dây chuyền sản xuất của mình. Dưới đây là một số hình ảnh tham khảo
cho mô hình tự động hóa dây chuyền sản xuất dầm hàn.
Dây chuyền hàn dầm tự hành thiết kế bởi DGwelding
2. Hệ thống cổng hàn thông minh và đa năng
Nâng cao năng suất bằng cách giảm thiểu số lần lật cẩu dầm, tiến tới không cần hệ thống cẩu lật dầm.
Sử dụng cổng hàn dầm thông minh và đa năng. Double Good JSC đã thiết kế và chuyển giao hệ
thông cổng hàn thông minh tới một số khách hàng của mình. Dưới đây là hình ảnh tham khảo.
Cổng hàn thông minh được Double Good setup tại một nhà máy ở Bình Dương
3. Hàn nhiều dây bằng công nghệ mới power wave
Nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng bằng việc tăng năng suất hàn, tăng tốc độ hàn nhờ hỗ trợ
của công nghệ hàn trong thế hệ thiết bị hàn mới. Lincoln Electric cho ra đời công nghệ Power wave
tích hợp trên các nguồn hàn thế hệ mới như Power wave AC/DC 1000 SD, Flextec 650X, Power
wave S500. Với công nghệ điều khiển số thế hệ mới giúp tích hợp điều khiển, kiểm soát thông số chế
độ hàn và lưu trữ, kiểm tra trên đám mây. Công nghệ mới đồng thời cho phép thực hiện quá trình hàn
với nhiều hồ quang giúp tăng đáng kể năng suất hàn so với các nguồn hàn truyền thống.
Setup cổng hàn 1 phía đa năng, hàn nhiều mỏ (Tandem) cho khách hàng tại Hải Phòng
4. Đồng bộ thiết bị - vật liệu hàn
Sử dụng tích hợp với vật liệu hàn chất lượng cao, khả năng bong xỉ tốt, giảm thiểu làm sạch
và các khuyết tật không mong muốn. Dưới đây là hình ảnh sử dụng đồng bộ công nghệ hàn
Tandem dùng với 2 nguồn Power wave AC/DC 1000 SD, lắp đặt trên cổng hàn một phía
thông minh do DGwelding thiết kế, và vật liệu hàn của hãng Lincoln Electric, giúp mối hàn
đạt chất lượng tốt, khả năng tự bong xỉ cao, giảm thiểu thời gian làm sạch và sửa chữa mối
hàn.

You might also like