You are on page 1of 3

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Việc có một văn hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp tốt
không còn là lựa chọn nữa, mà thay vào đó là sự bắt buộc. Ngày nay, những ứng viên
tuyển dụng vào doanh nghiệp quan tâm đến văn hóa công ty cũng quan trọng ngang so
với lương và lợi ích họ nhận được.

Nhà xã hội học người Mỹ E.N.Schein đưa ra định nghĩa như sau: "Văn hóa doanh
nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài
và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá
khứ và vẫn cấp thiết trong hiện tại. Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố
khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và
ra quyết định thích hợp. Các thành viên của tổ chức doanh nghiệp không đắn đo suy
nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ
đầu".

N.Demetr - nhà xã hội học người Pháp cũng cho rằng, văn hóa doanh nghiệp - đó là
hệ thống những quan niệm, những biểu tượng, những giá trị, và những khuôn mẫu
hành vi được tất cả các thành viên trong doanh nghiệp nhận thức và thực hiện theo.

 Các giá trị văn hóa doanh nghiệp phải là một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với
nhau được chấp nhận và phổ biến rộng rãi giữa các thành viên trong doanh
nghiệp.
 Hệ thống các giá trị văn hoá phải là kết quả của quá trình lựa chọn hoặc sáng
tạo của chính các thành viên bên trong doanh nghiệp. Các giá trị phải có một
sức mạnh đủ để tác động đến nhận thức tư duy và cảm nhận của các thành viên
trong doanh nghiệp đối với các vấn đề và quan hệ của doanh nghiệp.
 Khi các giá trị được thừa nhận và phổ biến đến mức gần như không có sự thay
đổi, chúng sẽ trở thành các giá trị nền tảng.

Văn hóa doanh nghiệp  còn đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá
nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai trò của mình theo đúng định hướng chung
của doanh nghiệp.

I.2 Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp


Lợi ích của một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đều mang tính trực quan và
được hỗ trợ bởi khoa học xã hội. Theo Giáo sư James L. Heskett (giáo sư về Kinh
doanh Logistics) từng nói rằng: “Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% về hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp".

Nhưng câu hỏi ở đây là điều gì tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp? Mỗi nền
văn hóa đều sở hữu những nét độc đáo cùng các yếu tố đan cài bao quanh. Trong thời
buổi cạnh tranh, các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng có sự đầu tư cho việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, không chỉ nhằm thu hút nguồn nhân lực tài năng
mới, mà còn tạo dựng sự tự hào về doanh nghiệp của các nhân viên cũ.

Dưới đây là 6 bước cụ thể, giúp các nhà lãnh đạo lên kế hoạch xây dựng cho doanh
nghiệp mình một văn hóa tốt đẹp:

Bước 1: Xác định các giá trị của doanh nghiệp

Bạn cần trả lời 3 câu hỏi quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp

 Doanh nghiệp chúng ta tồn tại với mục đích gì?

 Chúng ta tin tưởng vào những giá trị nào?

 Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ tồn tại ở những buổi party, đồ ăn, đồ uống miễn
phí. Thứ mà mọi người thực sự muốn là cần hiểu rõ được, họ đang làm việc vì cái gì,
và trong tương lại họ trở thành cái gì. Nếu không xác định được các giá trị cụ thể,
những nhân viên sẽ cảm thấy dần chán nản và bỏ đi.

Những giá trị này không tồn tại dựa trên 1 câu nói được sơn đẹp đẽ trên tường, ở
một góc đẹp nhất nơi tất cả mọi người đều nhìn thấy. Nó phải là các hành động cụ thể,
công việc cụ thể, gắn liền với trải nghiệm làm việc của mọi người.

Bước 2: Đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại

Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ chính những nhân viên đầu tiên. Nhữnng thứ họ
tin tưởng và các giá trị họ đem lại cũng như hướng đến chính là văn hóa. Chỉ cần từ 5
– 10 người, bạn đã có những hình dung rõ ràng về văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Hãy
xem xét lại và đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

Ở các doanh nghiệp nhỏ, vai trò của đội ngũ lãnh đạo là vô cùng quan trọng, bởi sự
gần gũi cũng như khả năng kết nối và sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Bước 3: Đầu tư thời gian vào xây dựng thương hiệu

Thương hiệu doanh nghiệp chính là những gì nhân viên suy nghĩ, cảm nhận và chia
sẻ với người xung quanh về cách họ làm việc. Một thương hiệu tốt sẽ góp phần quan
trọng xây dựng được văn hóa doanh nghiệp bền vững.

Sự tự hào chính là chìa khóa, giúp mọi nhân viên có những thái độ tích cực hơn,
chủ động hơn trong công việc của mình.

Bước 4: Tối ưu quy trình tuyển dụng

Khi nhắc tới quy trình tuyển dụng, hãy dành nhiều thời gian hơn trong việc lựa
chọn những nhân sự phù hợp bởi lẽ, nếu không cùng mục tiêu, mục đích, sẽ tốn rất
nhiều thời gian của cả 2 mà không đi đến đâu cả.

Bước 5: Liên tục củng cố giá trị doanh nghiệp

Có những chương trình, phần thưởng để khuyến khích mọi người thực hiện theo giá
trị doanh nghiệp là bí quyết để bạn xây dựng văn hóa thành công. Hãy có những phần
thưởng cho những cá nhân với các đóng góp cụ thể nhé.

Một số ví dụ như:

 Phần thưởng cho những cá nhân có đóng góp tích cực

 Tặng quà vào ngày sinh nhật

 Tổ chức các buổi team-building, workshop,…

Bước 6: Kiểm soát và đo lường sự hiệu quả

Có thể đo lường sự hiệu quả bằng nhiêu cách, như thực hiện các buổi khảo sát, đánh
giá hay phỏng vấn nhân viên của mình xem họ có hài lòng với những văn hóa mà
doanh nghiệp đang muốn xây dựng hay không.

You might also like