You are on page 1of 2

Họ và tên : Ngô Xuân Anh

Lớp : K8 - Y đa khoa B
MSSV : 19100004

BÁO CÁO THỰC HÀNH CASE LÂM SÀNG


HEN PHẾ QUẢN

Tóm tắt :
- Bệnh nhân nữ 20 tuổi , được chẩn đoán hen phế quản được 2
năm
- Tiền sử gia đình : có mẹ có tiền sử hen phế quản
- Tiểu sử :
+ Có ho khan , hắt hơi , có cơn khó thở lúc gần sáng
+ Tỉnh thức về khó thở và ho về đêm 3 lần / tháng
+ Sử dụng salbutamol xịt không thường xuyên, chưa phải nằm
viện lần nào

+ Đợt này có khó thở khi nói, vã mồ hôi, lo lắng kích thích.
Phổi nghe ran rít 2 bên, thở nhanh 25 lần/ phút. FEV1 80%,
mạch 120 lần/phút.
+ Dị ứng thức ăn tôm, cua.
Câu hỏi cần giải quyết :
1. Giải thích các triệu chứng của bệnh nhân bằng kiến thức miễn
dịch?
2. Tư vấn cho người bệnh?

TRẢ LỜI
Phân tích các triều chứng lâm sàng và cận lâm sàng
a.Lâm sàng :
- Thấy bệnh nhân ho khan, hắt hơi, có cơn khó thở lúc gần sáng;
tỉnh giấc vì khó thở và ho về đêm 3 lần/ tháng. Đây là các triệu
chứng lâm sàng về tắc nghẽn đường thở do viêm mạn tính đường
dẫn khí, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn về đêm do suy giảm
các yếu tố chống viêm nội sinh.
- Bệnh nhân có sử dụng thuốc salbutamol xịt không thường xuyên,
chưa phải nằm viện lần nào. Do các cơn hen xảy ra không
thường xuyên và ở mức độ không quá nặng nên đã sử dụng thuốc
làm giãn cơ thắt phế quản để ngừa co thắt phế quản.
- Gần đây bệnh nhân có khó thở khi nói, vã mồ hôi, lo lắng kích
thích. Bệnh nhân có thể đã tiếp xúc với các yếu tố làm kích thích
cơn hen: khói bụi, ô nhiễm; vận động gắng sức, căng thẳng; hoặc
ăn phải thức ăn bị dị ứng như thức ăn có tôm, cua,…
- Nguyên nhân bị hen phế quản của bệnh nhân có thể là do di
truyền ( tiền sử gia đình có mẹ bị hen phế quản ), hoặc do yếu tố
dị nguyên ( dị ứng tôm cua )

b.Cận lâm sàng


- FEV1=80% ➜ ở mức bình thường.
- Thở nhanh 25 lần/phút, mạch 120 lần/phút. 

KẾT LUẬN : Bệnh nhân bị hen phế quản bậc 2

2. Tư vấn cho bệnh nhân

- Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi các dấu hiều triệu chứng của bệnh
để có thể đánh giá diễn biến cuẩ bệnh
- Hạn chế tối đa các tác nhân kích thích cơn hen như khói bụi, ô
nhiễm , vận động gắng sức , căng thẳng đặc biệt là ăn các thức ăn
bị dị ứng như thức ăn có tôm, cua,…
- Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh trong các chế độ ăn uống ,
vận động hằng ngày
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo định kì

You might also like