You are on page 1of 3

UBND TỈNH LAI CHÂU KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP TỈNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 - 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ văn


ĐỀ THI SỐ 01 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Gồm có 03 trang) Ngày thi: /04/2017

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Đáp án Điểm


- Biện pháp tu từ: Nhân hóa 0.5
+ Bầu trời được gọi là “ông”, có hành động “ mặc áo giáp”, “ra trận”.  0,5
+ Mía “múa gươm”.  0.25
+ Kiến “hành quân”.  0,25
- Giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ:
+ Biện pháp nhân hóa kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng phong
phú đã tái hiện cảnh trời sắp mưa ở làng quê giống như cảnh tượng 1,0
một cuộc ra trận của con người với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương.
+ Bầu trời đầy mây đen trở thành vị tướng mặc áo giáp đen đang dẫn
0,5
quân xuất trận.
1 + Vườn mía với muôn nghìn cây lá dài, sắc nhọn quay cuồng, ngả
nghiêng trong gió được hình dung thành những lưỡi gươm khua lên
0,5
trong tay các chiến sĩ của một đội quân đang múa gươm, chuẩn bị ra
trận. 
+ Kiến đi tránh mưa từng hàng dài, có hàng lối thành đoàn quân đang
0,5
hành quân vội vàng.
+ Với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa khiến cho cảnh vật thiên
nhiên bình dị ở làng quê trở nên sống động, có hồn, gần gũi với con 0,5
người.
=> Đoạn thơ cho thấy cách cảm nhận tinh tế, trong sáng, rất trẻ thơ của
tác giả, qua đó khơi gợi tình yêu thiên nhiên làng quê, yêu cuộc sống 0,5
nơi bạn đọc.
Tổng điểm câu 1 5,0

Câu Nội dung Điểm

* Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh viết được đoạn văn nghị luận giải thích
ngắn (không quá một trang giấy thi). Bài viết có bố cục rõ ràng, lâ ̣p luâ ̣n 0,5
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đă ̣t câu
2 * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh trình bày được nội dung cơ bản của đề
bài: bài học rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller: “Tôi
đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người
không có chân để đi giày”.
Trang 1/3
* Giải thích:
0,25
- “khóc”: Sự buồn bã, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi
- “không có giày để đi”: Hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn (về vật
0,25
chất).
- “không có chân để đi giày”: Hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã (của
0,5
số phận).
- “đã… cho đến khi”: Sự nhận thức, “ngộ” ra vấn đề cuộc sống. 0,5
-> Ý nghĩa của lời tâm sự: Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng
thấm gì nếu so sánh với những xót đau, bất hạnh của nhiều người 0,5
khác quanh ta.
* Bình luận - Rút ra bài học:
- Cuộc sống của mỗi người vốn luôn có thể gặp nhiều khó khăn, trắc trở.
Trước những điều đó, con người nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực và nhận 0,5
thức dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi.

- Tuy nhiên, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại xung quanh, ta sẽ
thấy còn có những con người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn 0,5
ta rất nhiều.

- Nhận thức về điều đó, một mặt, ta phải tự vươn lên hoàn cảnh của
chính mình, bởi thực ra nó chưa thực sự đáng sợ như ta nghĩ; mặt khác 0,5
phải hiểu rằng: chính hoàn cảnh khó khăn ấy là sự thử thách, tôi luyện
để ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện.
- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản
lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra
0,5
cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó có thêm động lực, thêm
tin yêu để sống, làm việc và cống hiến.
- Khẳng định lại vấn đề, liên hệ thực tế, định hướng hành động của
0,5
bản thân.
Tổng điểm câu 2 5,0

Câu Nội dung Điểm


1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận văn học.
Bố cục đầy đủ, rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc, 1,0
không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
3 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể vận dụng tổng hợp các thao
tác nghị luận để thấy được rõ chất thép, chất tình trong hai bài thơ
“Ngắm trăng” và “Đi đường” của Hồ Chí Minh. Bài viết có thể trình
bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đạt một số yêu cầu sau:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. 1,0

Trang 2/3
* Thân bài:

- Giải thích:

+ Chất thép được hiểu là tinh thần "thép" vượt lên trên hoàn cảnh; sự tự
do về mặt tinh thần, tinh thần lớn lao, cao cả; lạc quan tin tưởng vào 1,0
thắng lợi của cách mạng.

+ Chất tình chính là tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên
1,0
nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt.

- Chứng minh:

Bài "Ngắm trăng"


1,0
+ Chất thép: Cuộc vượt ngục về mặt tinh thần, tinh thần lạc quan yêu đời.

+ Chất tình: Yêu trăng, băn khoăn, bối rối không biết lấy gì để thưởng
trăng, cho xứng với vẻ đẹp có trăng; trăng và thi nhân có cuộc giao 1,0
cảm độc đáo... (dẫn chứng).

Bài "Đi đường"


+ Chất thép: Vượt lên trên hoàn cảnh gian khó của quãng đường đèo 1,0
núi khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác mà Bác đã trải qua
(dẫn chứng).

+ Chất tình: Sự mãn nguyện với cảnh đẹp thiên nhiên mở ra khi lên
0,5
đến đỉnh cao nhất (dẫn chứng).

+ Lớp nghĩa ẩn dụ bộc lộ chất thép: tin tưởng vào thắng lợi to lớn
0,5
của cách mạng sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách...

- Đánh giá: Chất thép chất tình hòa quyện trong thơ Bác, nó có mối
1,0
quan hệ độc đáo. Đó cũng là vẻ đẹp "chiến sĩ" và "thi sĩ" trong thơ Bác.

* Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.


1,0
- Suy nghĩ của bản thân về nhân cách của Người.
Tổng điểm câu 3 10,0
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: Câu 1+2+3 = 20,00 điểm
Lưu ý:
- Điểm bài thi là tổng điểm của các câu thành phần. Thang điểm toàn bài là 20 điểm,
không được làm tròn (điểm lẻ từng ý trong một câu nhỏ nhất là 0,25).
- Thí sinh trình bày, diễn đạt bằng cách khác, lập luận chặt chẽ, logic, ra kết quả
đúng vẫn cho điểm tối đa.
---------------------------------Hết---------------------------------
Trang 3/3

You might also like