You are on page 1of 13

[INVENTORIES] - COMPARISON IAS 02 & VAS 02

🎉 Inventory accounting standard (IAS) is built to regulate and guide the inventory accounting
principles, thereby, information is reflected on the account in a reasonable and accurate way,
which could provide a basis for financial statements.
🎉 Inventory international accounting standard – IAS 02 (1975) is basis of Inventoty Vietnamese
accounting standard – VAS 02 (2001). Because VAS 02 is adjusted by Ministry of Finance to
match the reality in Viet Nam, there are some differences between 2 standards. This article will
summarise and compare on aspects: definition of inventory, Principles in inventory accounting,
measurement of inventory, Method of calculating the value of inventory, which is basis for
accounting entries and financial statement.
1. Definition of inventory.
Both IAS 02 and VAS 02 state that inventories are assets that
- Held for sale in the ordinary course of business (finished good)
- In the process of production for such sale (work in process – WIP)
- In the form of materials or suppliers to be consumed in the production process or in the
rendering of services (Raw materials)
2. Principles in inventory accounting: Matching, Prudence and Consistency are all stated in 2
standards.
3. Measurement of inventory.
- IAS 02: Inventories are required to be stated at the lower of cost and net realizable value.
- VAS 02: Inventories are states at cost of inventory. In case that net realizable (NRV) is lower
than cost of inventory, they are stated at net realizable value.
- Both IAS and VAS have the same way to determine NRV
NRV= expected selling price – cost incurred to make them ready for sales – estimated selling
cost.
- Cost of inventory in VAS and IAS are same.
Cost of inventory = cost of purchase + cost of conversion + other cost.
Cost of purchase: purchase price; import duties; transport, handling and any other cost directly
distributable to the acquisition. (not include trade discount, rebates and other similar accounts.
Cost of conversion: Cost directly related to the unit of production; fixed and variable production
heads that are incurred in converting materials into finished goods, allocated on a systematic
basis.
Other cost: any other costs should only be recognized if they are incurred in bringing the
inventories to their present location and condition.
--------------------------------------------
🎉 Chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho được xây dựng nhằm quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho nhằm phản ánh lên các tài khoản một cách hợp lý,
chính xác làm cơ sở cho việc lập các báo cáo tài chính.
🎉 Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho IAS 02 – inventory (1975) là có sở để Bộ Tài
chính soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02 năm 2001. VAS 02 có
những khác biệt đáng kể so với IAS 02 do đã được điều chỉnh phù hợp với thực tế tại Việt Nam.
Bài viết này sẽ tổng hợp so sánh 2 chuẩn mực trên 1 vài khía cạnh sau: Định nghĩa hàng tồn
kho; Nguyên tắc vận dụng kế toán hàng tồn kho; Xác định giá trị hàng tồn kho; Phương pháp
tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
1. Định nghĩa hàng tồn kho:
- IAS 02: Inventory are assets: that is
+ Held for sales in ordinary course of business (finished good)
+ In the process of production for such sale (Work in process – WIP)
+ In the form of materials or suppliers to be consumed in the production process or in the
rendering of services (raw materials).
- VAS 02: Hàng tồn kho: Là những tài sản:
+ Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
+ Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc
cung cấp dịch vụ.
Có thể thấy 2 chuẩn mực hoàn toàn giống nhau về định nghĩa hàng tồn kho khi đều đề cập đến 3
loại cơ bản là: hàng hóa, sản phẩn dở dang và nguyên vật liệu.
2. Về nguyên tắc vận dụng kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc nhất quán
và nguyên tắc phù hợp đều được 2 chuẩn mực đề cập đến.
3. Xác định giá trị hàng tồn kho
- IAS 02: Hàng tồn kho phải được ghi nhận với giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể
thực hiện được.
- VAS 02: Hàng tồn kho phải được tính theo giá gốc. Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì ghi nhận theo giá trị thuần cụ thể thực hiện được
- Cách tính giá trị thuần có thể thực hiện được: vả VAS 02 và IAS 02 đều có cách tính giống
nhau:
Giá trị thuần có thể thực hiện được = giá bán ước tinh trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường
– chi phí để hoàn thành sản phẩm - chi phí bán sản phẩm.
- Cách tính giá gốc: Cả IAS 02 và VAS 02 đều cùng có chung cách xác định về giá gốc, nhưng
với VAS 02 dựa trên cơ sở IAS 02 để đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam .
+ IAS 02: giá gốc = Chi phí mua + chi phí chế biến + các chi phí liên quan trực tiếp khác phát
sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua: giá mua và chi phí nhập khẩu.
Chi phí chế biến: Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung; Chi phí chung biến đổi;
Chi phí chung cố định được phân bổ dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
Các phí phí khác: chi phí thiết kế, đi vay.
+ VAS 02: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản
trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách,
phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
Chi phí chế biến: chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá
trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hoá tồn kho phải dựa trên bằng chứng
tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của
giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính,
mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện có ở thời điểm ước tính. Khi ước tính giá trị
thuần có thể thực hiện phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho.

[TANGIBLE ASSETS]

1. Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán IAS16 Và VAS 03 Về Tài Sản Cố Định
IAS 16 loại trừ:
 (a) bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (PPE) được phân loại là giữ để bán.
 (b) các tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp .
 (c) các quyền về khoáng sản và trữ lượng khoáng sản như dầu, khí và các nguồn tài
nguyên không tái sinh tương tự.
VAS 3 không quy định về vấn đề sau:
 IAS 16 yêu cầu áp dụng chuẩn mực kế toán này đối với các bất động sản đang được xây
dựng/ phát triển để sử dụng trong tương lai như là bất động sản đầu tư nhưng chưa
thỏa mãn điều kiện của bất động sản đầu tư. VAS 03 không quy định về vấn đề này.
 IAS 16 giải thích hai thuật ngữ bổ sung là giá trị đặc thù của doanh nghiệp và tổn thất
do sụt giảm giá trị. Theo IAS 16, giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giá bán ròng của
một tài sản và giá trị sử dụng của tài sản đó. Theo VAS 3, giá trị có thể thu hồi là giá trị được
thu hồi từ việc sử dụng trong tương lai của tài sản đó, bao gồm giá trị còn lại của tài sản khi
thanh lý.
2. Điều Kiện Ghi Nhận Của IAS 16 Và VAS 03 (Recognition Criteria)
IAS 16 ghi nhận PPE được mua, mà các tài sản PPE này bản thân chúng không tạo ra lợi ích
kinh tế nhưng cần thiết để khiến cho các tài sản khác có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế (ví
dụ: vì lý do an toàn hoặc thuộc về môi trường). VAS 03 chỉ quy định về các lợi ích kinh tế
trong tương lai gắn liền với tài sản.
VAS 3 yêu cầu 2 điều kiện bổ sung đối với việc ghi nhận tài sản hữu hình so với IAS 16:

 Thời hạn sử dụng hữu ích là hơn 1 năm;


 Đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện hành.
IAS 16 đề cập việc sử dụng bất động sản, máy móc thiết bị trong hơn một niên độ kế toán.

3. Ghi Nhận Ban Đầu (Initial Recognition)


Trong phạm vi VAS 03 không bao gồm việc đo lường và ghi nhận các chi phí tháo rời, loại bỏ
và khôi phục tài sản. Trong việc xác định chi phí của một hạng mục thuộc PPE, VAS 03 chỉ bao
gồm chi phí phát sinh do kết quả của việc lắp đặt hạng mục đó.

4. Khấu Hao Và Thanh Lý (Depreciation And Disposal)


IAS 16 yêu cầu doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao riêng cho mỗi thành phần trọng
yếu của một hạng mục PPE. VAS 03 không quy định rõ chi phí khấu hao cho mỗi phần quan
trọng của PPE.
Theo IAS 16, giá trị còn lại của tài sản sẽ được  xét vào cuối mỗi năm tài chính.  Nếu các số liệu
kỳ vọng khác xa các ước tính trước đó thì (các) thay đổi sẽ được giải trình là thay đổi về ước
tính kế toán. Giá trị còn lại của tài sản có thể tăng đến một giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị ghi
sổ của tài sản. Từ đó, chi phí khấu hao của tài sản bằng “0”. VAS 03 không đề cập đến việc soát
xét giá trị còn lại.

Theo IAS 16, không dừng việc khấu hao khi tài sản trở nên nhàn rỗi hoặc không còn được sử
dụng trừ khi tài sản đó đã được khấu hao hoàn toàn. Tuy nhiên, chi phí khấu hao có thể bằng 0
theo phương pháp của các đơn vị sản xuất khi không có hoạt động sản xuất.

IAS 16 trình bày rõ hơn về ngày thanh lý một khoản mục và cách thức hạch toán thu nhập từ
tiền thu thanh lý tài sản hoãn lại.

5. Giá Trị Sau Ghi Nhận Ban Đầu (Measurement Subsequent To Initial Recognition)
IAS 16 cho phép hai cách kế toán (a) ghi nhận tài sản theo giá gốc (cost) hoặc (b) đánh giá lại
theo giá trị hợp lý (fair value). VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc (at cost).

 Mô hình giá gốc (Cost):  Tài sản được ghi sổ theo giá gốc của nó trừ đi khấu hao lũy kế
và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế.
 Mô hình đánh giá lại (Revaluation model): Tài sản được ghi theo số tiền đánh giá lại.
Theo số tiền đánh giá lại (revalue amount) là giá trị hợp lý (fair value) tại ngày đánh giá lại
trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế. Chuẩn mực kế toán IAS 16 yêu
cầu mô hình này chỉ được sử dụng nếu giá trị hợp lý của tài sản có thể đo lường được một
cách đáng tin cậy (be measured reliably).
Một điều rất quan trọng là khi một khoản mục của TSCĐ được đánh giá lại, tất cả tài sản cố
định loại đó phải được đánh giá lại. (chuẩn mực kế toán IAS phân loại tài sản dài hạn hữu hình
như sau: đất,  đất và vật kiến trúc, máy móc, tàu thủy, máy bay, xe cộ, bàn ghế dụng cụ lớn, thiết
bị văn phòng).

Khi sử dụng mô hình đánh giá lại tài sản, trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải trình
bày rõ các giả định trong việc đánh giá và vẫn phải trình bày giá trị gốc của tài sản (không đánh
giá lại). Như vậy nhà đầu tư vẫn biết cả giá trị gốc (đã trừ khấu hao lũy kế) và giá trị hợp lý.

Kế toán đánh giá lại TSCĐ, tăng giá trị, ghi tăng vốn chủ sở hữu:
 Nợ 211 Tài sản cố định                                          5.000.000
 Có 412 Thặng dư vốn do đánh giá lại TS           5.000.000
Lưu ý: Thặng dư vốn do đánh giá lại tài sản (revaluation surplus) là một phần nằm trong vốn
chủ sở hữu, kế toán ghi vào lãi trên báo cáo kết quả. Trừ khi nó điều chỉnh việc ghi giảm trước
đây đã ghi vào sổ, thì nay được ghi vào lãi để bù vào phần lỗ trước đây đã ghi.

6. Thuyết Minh (Disclosures)


Theo chuẩn mực kế toán IAS 16, cần phải thuyết minh về tổn thất do sụt giảm giá trị có ảnh
hưởng đến lãi lỗ, chênh lệch tỷ giá hối đoái ròng phát sinh từ việc quy đổi các báo cáo tài chính
từ đồng tiền cơ sở sang đồng tiền trình bày báo cáo khác, lãi lỗ do đánh giá lại, và đền bù của
bên thứ ba đối với sự sụt giảm giá trị tài sản. Chuẩn mực IAS 16 khuyến khích thuyết minh chi
tiết hơn.

[INTANGIBLE ASSETS]

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (VAS 04) nói
về Tài sản cố định vô hình (TSCĐVH) bao gồm: các quy định và hướng dẫn nguyên tắc,
phương pháp kế toán TSCĐVH. Hai chuẩn mực này có nhiều điểm cơ bản giống nhau, nhưng
vẫn có những khác biệt cần lưu ý để áp dụng trong trường hợp nhất định. Cùng tìm hiểu những
điểm khác biệt giữa 2 chuẩn mực này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình

Điểm chung
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

Khác biệt
Ngoài 2 điều kiện kể trên, VAS 04 còn có thêm 2 điều kiện:

 Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;


 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là từ 30.000.000 trở lên.

2. Xác định giá trị ban đầu TSCĐ

Điểm chung
 Cả IAS 38 và VAS 04 đều xác định giá trị ban đầu của tài sản trên nguyên tắc giá gốc.
Khác biệt
Khác biệt giữa IAS 38 và VAS 04 về tài sản cố định vô hình được đánh giá trong từng trường
hợp cụ thể như sau:

 Trường hợp 1: Mua tài sản cố định vô hình riêng biệt

IAS 38 VAS 04

Nguyên giá của một tài sản được mua một cách Nguyên giá tài sản cố định riêng biệt như sau:
riêng biệt như sau:
– Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu
– Giá mua bao gồm thuế nhập khẩu và các thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế
khoản thuế không được hoàn lại trừ các khoản (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)
được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa
tài sản vào sử dụng theo dự tính.
– Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài
sản vào sử dụng theo dự tính  

 Trường hợp 2:  Mua tài sản cố định vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp 

IAS 38 VAS 04
Tham chiếu giá niêm yết trên thị trường:
– Giá trị thị trường thích hợp thường là giá mua
tại thời điểm hiện tại. Nếu không có giá mua,
tham chiếu giá theo giao dịch tương tự gần Theo VAS 04, “Giá trị hợp lý” có thể là:
nhất, miễn là không có một sự thay đổi trọng
– Giá niêm yết tại thị trường hoạt động;
yếu trong bản chất kinh tế trong khoảng thời
gian giữa ngày giao dịch và ngày mà tài sản
– Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐVH tương
được ước tính giá trị hợp lý.
tự.
– Nếu không có thị trường đối với TSCĐVH
 
đó, căn cứ vào kỹ thuật ước tính giá trị hợp lí
của tài sản

  Trường hợp 3:  Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
VAS 04 chi tiết hơn IAS 38 với 3 điều kiện nữa để trở thành TSCĐVH, quy định rõ ràng hơn về
khả năng đáp ứng tiêu chuẩn trở thành TSCĐVH sau khi hoàn thành, về các tiềm lực cần thiết
một cách toàn diện để hoàn thành sản phẩm.
Trong giai đoạn triển khai, điều kiện trở thành tài sản cố định vô hình:

IAS 38 VAS 04

– Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc – Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc
hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng
theo dự tính hoặc để bán; theo dự tính hoặc để bán;
– Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô – Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô
hình để sử dụng hoặc để bán; hình để sử dụng hoặc để bán;

– Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán – Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán
tài sản vô hình đó; tài sản vô hình đó;

– Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích – Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích
kinh tế trong tương lai; kinh tế trong tương lai;

  – Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính


và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn
triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

– Có khả năng xác định một cách chắc chắn


toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo
ra tài sản vô hình đó;

– Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử


dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô
hình.

3. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình


IAS 38 và VAS 04 giống nhau trong khoản mục này.

4. Đánh giá lại giá trị sau khi ghi nhận chi phí ban đầu

Điểm chung
 Phương pháp giá gốc: Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định
vô hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại

Khác biệt
 IAS 38 cho phép thêm 1 phương pháp xác định đó là: Phương pháp thay thế hay đánh
giá lại. Theo phương pháp này tài sản cố định vô hình được theo dõi theo giá trị đánh giá lại
bằng giá trị thị trường trừ khấu hao lũy kế và giá trị tổn thất lũy kế.

5. Giá trị còn lại có thể thu hồi

Điểm chung
 Không có điểm chung giữa 2 chuẩn mực do VAS 04 không đề cập đến phần này.

Khác biệt
Theo IAS 38, Doanh nghiệp nên ước tính giá trị thu hồi của những tài sản cố định vô hình ít
nhất vào cuối mỗi năm tài chính, ngay cả khi tài sản không có biểu hiện giảm giá trị:
 Tài sản cố định vô hình không trong trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng
 Tài sản cố định vô hình đã khấu hao quá 20 năm tính từ ngày sẵn sàng đưa vào sử dụng
Tóm lại, các bạn có thể thấy về mặt cơ bản IAS 38 và VAS 04 là giống nhau. Tuy nhiên, cần
nắm rõ những điểm khác nhau đã được nêu ở trên để thuận lợi áp dụng cho từng trường hợp cụ
thể.
VAS 16 và IAS 23 đều quy định về “Chi phí đi vay”. VAS 16 cơ bản đã được xây dựng dựa
trên IAS 23, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền
kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, về cơ bản 2 chuẩn mực này là
giống nhau nhưng vẫn phải lưu ý những điểm khác biệt để áp dụng cho trường hợp nhất định.

1. Điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực VAS 16 và IAS 23

Định nghĩa chi phí đi vay


Chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay
của doanh nghiệp.

Ghi nhận chi phí đi vay


Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang
được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn
thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định
được một cách đáng tin cậy.

Xác định chi phí đi vay được vốn hoá

 Trường hợp 1 – Khoản vốn vay riêng biệt


Sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang. Khi đó, số chi phí đi
vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế
phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời
của các khoản vay này.

 Trường hợp 2 – Phát sinh các khoản vốn vay chung


Sử dụng chi phí đi vay cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang. Khi đó,
số chi phí đi vay đó có đủ điều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn
hoá đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất
tài sản đó. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay
phát sinh trong kỳ đó.

Thời điểm bắt đầu vốn hóa


Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi:
 Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
 Phát sinh chi phí đi vay;
 Những hoạt động đang diễn ra cần thiết cho việc chuẩn bị tài sản cho mục đích bán hoặc
sử dụng.
Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các chi phí phải
thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi,
không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.

Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao gồm hoạt động
xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất
như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất.
Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi không tiến hành các
hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trang thái của tài sản này.

Chấm dứt việc vốn hoá


Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị
đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ
được ghi nhận là chi phí sản xuất và chi phí kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.

Khi quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và mỗi bộ phận có
thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ phận khác, thì việc vốn
hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị
đưa từng bộ phận vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

2. Điểm khác nhau giữa hai chuẩn mực VAS 16 và IAS 23

Tài sản dở dang


VAS 16 quy định thêm cụ thể thời gian là trên 12 tháng để thành tài sản dở dang so với IAS 23.

Định nghĩa chi phí đi vay


IAS 23 có bổ sung thêm mục “Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ
nếu được điều chỉnh vào chi phí lãi tiền vay.” So với VAS 16.

Ghi nhận chi phí đi vay


VAS 16 IAS 23

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu Có 2 phương pháp ghi nhận:
tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được
Phương pháp chuẩn: Chi phí đi vay được ghi
tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá)
nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn phát sinh;
Phương pháp thay thế được chấp nhận: Chi
phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc mua
sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang
được vốn hoá vào tài sản đó.
mực này. IAS 23 sửa đổi có hiệu lực đối với năm tài
  chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2009 quy
định việc vốn hoá chi phí đi vay liên quan đến
việc hoàn thành các tài sản dở dang.

Chi phí đi vay – hạch toán thay thế được phép


VAS 16 IAS 23

Phần thặng dư vốn cổ phần giữa giá trị ghi sổ


của tài sản dở dang và giá trị có thể thu hồi
được.

Không đề cập đến vấn đề này! Khi giá trị hoặc chi phí ước tính sau cùng của
tài sản lớn hơn giá trị có thể thu hồi của giá trị
  thuần có thể thực hiện được, giá trị còn lại được
ghi giảm (xóa sổ) theo các yêu cầu của IAS
khác.

Thời điểm bắt đầu vốn hóa


VAS 16 IAS 23

Chi phí phát sinh cho tài sản dở dang được giảm
trừ khi bất kỳ khoản thanh toán theo tiến độ kế
hoạch đã nhận và các khoản trợ cấp đã nhận liên
Không quy định.
quan đến tài sản (IAS 20, kế toán các khoản trợ
cấp của Chính phủ và thuyết minh khoản tài trợ  
của chính phủ).
 
Tạm ngừng vốn hóa
VAS 16 IAS 23

Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng


lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây Không được dừng việc vốn hóa trong những kỳ
dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đang thực hiện công việc hành chính và kỹ thuật
đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết. quan trọng.
 

Việt Nam gần đây đã tham gia vào hàng loạt các Hiệp định Quốc tế, hội nhập với nền Kinh tế
Quốc tế và giao lưu với nhiều Quốc gia trên thế giới. Do vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động tài chính của doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp. Công tác kế toán nói chung
và Kế toán dự phòng nói riêng cũng gặp không ít khó khăn. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn học
viên của SAPP có cái nhìn rõ nhất về sự khác biệt giữa IAS 37 và VAS 18 về ghi nhận các
khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

So Sánh 2 Chuẩn Mực Kế Toán


IAS 37 VAS 18
 Quy định rằng chuẩn mực này không áp dụng cho các
hợp đồng phải thi hành (là các hợp đồng mà không bên
nào thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình hoặc cả hai
 Không đề cập đến hợp đồng này.
bên đều đã thực hiện một phần nghĩa vụ của mình với
mức độ bằng nhau) trừ khi các hợp đồng này có rủi ro
lớn.
 Giải thích khi các khoản dự phòng được sử dụng để
điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản (ví dụ: khấu hao, sự
sụt giảm giá trị tài sản và nợ khó đòi), các khoản này sẽ
không được giải quyết trong Chuẩn mực này.  Không quy định về vấn đề này.
 Chuẩn mực này không ngăn cấm và cũng không yêu
cầu vốn hóa các giá vốn được ghi nhận khi trích lập dự
phòng.
 Quy định rằng trong trường hợp không xác định rõ
liệu có tồn tại một nghĩa vụ hiện tại hay không, một sự  Tiêu chí ghi nhận theo VAS 18 đối với sự kiện
kiện quá khứ được cho là làm phát sinh một nghĩa vụ như vậy được dựa trên một ngưỡng “chắc chắn”
hiện tại nếu, xét đến tất cả các bằng chứng có sẵn, khả mà có thể là một ngưỡng khác với “có khả năng
năng về việc tồn tại một nghĩa vụ hiện tại tại ngày lập hơn là không có” theo IAS 37.
bảng cân đối kế toán là lớn hơn khả năng không có.
 VAS 18 yêu cầu doanh nghiệp tiến hành kiểm
 Cả IAS 37 yêu cầu doanh nghiệp tiến hành kiểm tra
tra sự sụt giảm giá trị đối với các tài sản dự kiến
sự sụt giảm giá trị đối với các tài sản dự kiến phải chịu
phải chịu các tổn thất khi hoạt động trong tương
các tổn thất khi hoạt động trong tương lai hoặc chuyên
lai hoặc chuyên phục vụ các hợp đồng có rủi ro
phục vụ các hợp đồng có rủi ro lớn. Chuẩn mực IAS 36
lớn. Tuy nhiên, không có chuẩn mực VAS nào
“Sự sút giảm giá trị của tài sản, điều chỉnh và hạch toán
tương đương với chuẩn mực IAS 36 “Sự sút giảm
tổn thất do sút giảm giá trị của tài sản” là chuẩn mực áp
giá trị của tài sản, điều chỉnh và hạch toán tổn thất
dụng cho trường hợp trên.
do sụt giảm giá trị của tài sản”.

Việc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế khiến các vấn đề kế toán ngày càng trở nên phức
tạp đặc biệt là khi Việt Nam đang sử dụng hệ thống Chuẩn mực Kế toán không đồng nhất với
Quốc tế. Trong phạm vi bài viết, SAPP xin đề cập đến sự khác biệt giữa IAS 10 và VAS 23 về
các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
 

IAS 10 VAS 23
 Ngày phát hành BCTC: Thông thường là ngày Hội  Ngày phát hành BCTC: Là ngày Giám đốc
đồng quản trị của doanh nghiệp phê duyệt phát hành báo Doanh nghiệp và Giám đốc Tài chính/Kế toán
cáo (thậm chí có thể trước ngày có sự phê duyệt của các trưởng (hoặc người được ủy quyền) ký vào báo
cổ đông và Ban kiểm soát). cáo tài chính để gửi đến các bên liên quan.
 Yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự phòng
liên quan đến một vụ kiện đã được ghi nhận trước đây
(được giải quyết sau ngày báo cáo tài chính) theo chuẩn
mực IAS 37 hoặc ghi nhận khoản dự phòng mới.
 Ví dụ: Nếu doanh nghiệp phải lập dự phòng cho một
 Chấp nhận các khoản phải thu hoặc khoản
vụ kiện xảy ra trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 (ngày
phải trả mới không phải là các khoản dự phòng
kết thúc niên độ) là VND 200.000.000. Sau đó trước ngày
có liên quan nêu trên.
phát hành báo cáo tài chính, doanh nghiệp nhận được
thông báo cuối cùng của tòa án về chi phí phải trả cho vụ
kiện là VND 300.000.000 thì IAS 10 yêu cầu doanh
nghiệp phải đưa ra bút toán điều chỉnh để ghi nhận thêm
chi phí cho kỳ kế toán.
 Đưa ra ví dụ về sự kiện cần điều chỉnh – việc xác định
số lợi nhuận được chia hoặc thanh toán tiền thưởng sau
 Không đề cập đến trường hợp này.
ngày lập bảng cân đối kế toán, nếu doanh nghiệp có
nghĩa vụ thanh toán tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

You might also like