You are on page 1of 8

Slide 1

 Mở đầu: …
Slide 2
1. Ứng dụng Zoom meeting là gì?
 Zoom là một nền tảng hội họp trực tuyến, cho phép nhiều người được
kết nối với nhau trong một khoảng cách rất xa. Zoom là một giải pháp
hội nghị truyền hình, các cuộc họp trực tuyến, thảo luận nhóm trên một
nền tảng rất đơn giản và dễ dàng. Với điều kiện là người dùng cần phải
trang bị ít nhất một thiết bị di động điện tử, như máy tính, máy tính
bảng hay điện thoại thông minh, đồng thời cũng cần phải kết nối wifi để
có thể sử dụng.
Slide 3
2. Sự ra đời và phát triển của Zoom
 Zoom được thành lập vào năm 2011 bởi Eric Yuan, kỹ sư trưởng của
Cisco Systems và đơn vị kinh doanh hợp tác WebEx.
 Dịch vụ này bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 2013 và đến tháng 5
năm 2013 đã ghi nhận hơn 1 triệu người sử dụng.
 Đến tháng 6 năm 2014, Zoom đã được đăng kí bởi 10 triệu tài khoản.
 Vào tháng 2 năm 2015, số lượng người tham gia sử dụng sản phẩm
chính của Zoom Video Communication, Zoom Meetings đã đạt đến con
số 40 triệu, với 65.000 tổ chức đăng ký. Công ty đã tổ chức tổng cộng 1
tỷ phút họp kể từ khi thành lập.
 Vào ngày 4 tháng 2 năm 2015, Zoom Video Communications đã nhận
được khoản tài trợ Series C trị giá 30 triệu đô la Mỹ.
 Vào tháng 1 năm 2017, Zoom đã chính thức gia nhập câu lạc bộ tài chính
Kỳ lân (định giá 1 tỷ đô la Mỹ) và thu hút được 100 triệu đô la Mỹ tài trợ
Series D từ Sequoia Capital với mức định giá hàng tỷ đô la.
 Vào tháng 4 năm 2019, công ty đã công khai, với cổ phần tăng hơn 72%,
với mức chào bán công khai ban đầu là 36 đô la Mỹ một cổ phiếu. Công
ty được định giá chỉ dưới 16 tỷ USD vào cuối IPO.
 Năm 2020, Zoom ghi nhận hơn 300 triệu cuộc họp trong 1 ngày thông
qua ứng dụng, trở thành một trong những ứng dụng được tải về và sử
dụng nhiều nhất trên thế giới.
Slide 4
Các tính năng tiêu biểu của Zoom
• Một tính năng nổi bật của Zoom là chức năng hội thảo trên web video.
Quy mô của những người tham gia mà hội thảo trên web video có thể phục vụ
có thể mở rộng từ 100 đến 10,000 người tham dự chỉ xem và 100 người tham
gia video tương tác. Với tính năng này, người dùng có thể mời những người
tham gia khác tham gia hội thảo trên web vì liên kết URL được tạo bởi phần
mềm có thể được sao chép và đăng lên các nền tảng truyền thông xã hội và
trình nhắn tin tức thời. Họ cũng có thể mời họ thông qua email được thực hiện
ngay lập tức thông qua tích hợp với ứng dụng email và phần mềm.
- Ghi lại cuộc họp:
Tất cả các cuộc họp đều được ghi lại khi bạn bắt đầu nhấn nút hoạt động. Tùy
theo nhu cầu mỗi người, bạn có thể lưu bản ghi trên thiết bị của mình, hoặc tải
và lưu nó lên dữ liệu đám mây.
Việc sao lưu bản ghi cuộc họp trên đám mây, sẽ cho phép những ai không thể
tham dự cuộc họp trực tuyến, đều có thể kiểm tra và xem lại trên đó, kể cả
người đã tham dự.
Slide 5
- Chia sẻ màn hình
Người tham gia đều có thể chia sẻ màn hình của họ với người khác, nên phần
mềm này rất hữu ích cho các buổi thuyết trình và hội thảo giáo dục với nhiều
quy mô khác nhau.
- Trò chuyện
Ứng dụng còn cho phép người dùng trò chuyện tích hợp, nghĩa là mọi người
được kết nối và có thể trò chuyện tương tác với nhau, không khác gì khi gặp
mặt trực tiếp vậy!
Slide 6
- Phát biểu ảo
Phát biểu ảo, là tính năng để giúp bạn muốn nói hoặc muốn đặt câu hỏi cho
những người tham gia trong cuộc họp.
- Thăm dò ý kiến
Chức năng này phù hợp với người quản lí trong cuộc họp, vì có thể tạo ra một
chủ đề thăm dò, và chia sẻ nó với những thành viên còn lại để thu thập ý
kiến cũng như phản hồi thông tin một cách khách quan nhất.
Slide 7
Cài đặt ứng dụng
Đối với máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay:
- Tải phần mềm tại: zoom.us
- Cài đặt phần mềm: Chạy file
Đối với điện thoại hoặc các thiết bị di động:
+ Đối với iOS, truy cập vào Apple App Store và tìm kiếm "zoom"
+ Đối với Android, truy cập Google Play và tìm kiếm "zoom"
Slide 8
Khởi động ứng dụng
Chọn biểu tượng Zoom trên màn hình desktop
Slide 9
Đăng ký, đăng nhập
Slide 10
Tạo phòng học của bạn
Slide 11
Sau khi bạn khởi động ứng dụng, bạn chọn "Join a Meeting"
Sau đó bạn nhập mã số (Meeting ID mà bạn đã được cấp) và tên của bạn (Your
Name) và click Join để bắt đầu
Slide 12
Vào màn hình giao diện
Trên màn hình này, bạn sẽ thấy:
a. Các thông tin:
- Meeting Topic: Chủ đề cuộc họp
- Host (‘haust’): Người điều hành cuộc họp
- Invitation URL: link liên kết của cuộc họp (bạn có thể bấm “Copy URL” để gửi
lời mời tới người khác cùng tham gia)
- Participant ID: thứ tự của bạn trong danh sách

Slide 13
Tại đây, bạn có thể kiểm tra mic và âm thanh: bằng cách bấm chọn biểu tượng
“Audio Conference” để mở cửa sổ kiểm tra và bấm chọn “Test Mic & Speaker”
Bạn bấm chọn nút “Test Speaker” để kiểm tra âm thanh và bấm chọn nút “Test
Mic” để kiểm tra mic
Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập các thông số khác:
- Video: Chọn và kiểm tra camera (đối với máy tính có webcam)
- General: bạn có thể thiết lập các thông số khác như: khởi động Zoom cùng hệ
điều hành, v.v…
- Feedback: bạn có thể gửi câu hỏi, góp ý, phản hồi đến nhóm hỗ trợ kỹ thuật
của Zoom
- Recording: bạn có thể thay đổi hoặc chỉ định thư mục lưu trữ tập tin đã ghi
hình trên máy tính của bạn.
Slide 14
Thanh công cụ:
Thanh công cụ này xuất hiện ở phía cuối của màn hình khi cuộc họp bắt đầu.
Lưu ý: bạn sẽ không thấy thanh công cụ này khi bạn di chuyển chuột ra khỏi
thanh công cụ và khi ở chế độ toàn màn hình thì thanh công cụ này sẽ bị ẩn sau
vài giây.
Trên thanh công cụ này, bạn có thể:
1. Bật/Tắt mic của bạn
2. Bật/Tắt hình ảnh camera của bạn
3. Mở màn hình thiết lập các thông số như: âm thanh, hình ảnh, v.v…
4. Mời thêm người khác tham gia bằng thư điện tử (email)
5. Hiển thị danh sách tất cả các thành viên tham gia cuộc họp
6. Chia sẻ màn hình của bạn (chia sẻ mọi thứ đang chạy trên màn hình của bạn)
hoặc bạn có thể mở một ứng dụng để chia sẻ (như: Word, PowerPoint,…)
7. Trao đổi thông tin (chat) với một hoặc tất cả thành viên đang tham gia cuộc
họp
8. Ghi lại cuộc họp (Việc này chỉ thực hiện được nếu bạn được phép từ người
điều hành cuộc họp)
9. Kết thúc cuộc họp
Slide 15
Bật/Tắt microphone
Thông thường trong cuộc họp bạn sẽ được yêu cầu TẮT microphone của bạn,
khi nào bạn có câu hỏi hoặc nhận xét thì mới bật Microphone. Điều này sẽ giúp
giảm thiểu bị vọng âm thanh.
Để Tắt/ Bật của bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng microphone nằm ở góc
dưới bên trái của thanh công cụ
Slide 16
Chat
Chat hỗ trợ khả năng gửi thông tin trong thời gian bạn tham gia cuộc họp. Bạn
có thể gửi thông tin riêng cho một thành viên hoặc tất cả thành viên tham gia
cuộc họp.
- Bước 1. Bạn bấm vào “Chat” trên thanh công cụ
- Bước 2. Nhập nội dung thông tin cần gửi và bấm phím “Enter” trên bàn phím
để gửi thông tin. Thông tin được gửi mặc định ban đầu là gửi đến tất cả các
thành viên trong cuộc họp.
Để gửi thông tin đến một thành viên trong danh sách, bạn bấm chọn một thành
viên trong danh sách, sau đó nhập nội dung thông tin cần gửi và nhấm phím
“Enter” trên bàn phím.
Slide 16
Slide 17
Slide 18
Slide 19
Sau đây, mình xin được so sánh Zoom với 2 ứng dụng hội họp trực tuyến khác
là Google Meet của Google và Microsoft Team của Microsoft.

Điểm giống nhau:


+Thứ 1,Người dùng không cần đăng kí tài khoản hoặc thao tác đăng kí tối giản.
Thầy cô chỉ cần gửi đường link và truy cập trực tiếp trang wed là có thể học
được ngay. Riêng Team cần có mã trường học hoặc có thể là được mời.
+ Thứ 2, chúng đều hoạt động đa nền tảng. Tức là có thể sử dụng trong bất kì
thiết bị nào như máy tính bảng, máy tính sách tay hay đặc biệt là trên điện
thoại, không phân biệt cấu hình hay hệ điều hành.
+ Cả 3 ứng dụng nhìn chung là không phức tạp, không yêu cầu cao về trình độ
công nghệ thông tin, dễ sử dụng, không bắt người dạy và người học phải đọc
trước giáo trình định hướng hay là một buổi tham gia tập huấn các ứng dụng.
+ Đều cho phép gọi video và gửi tin nhắn nhóm/ cá nhân trên các ứng dụng. Tất
cả mọi người đều có thể nhìn mặt nhau hay nghe là tiếng nhau. Khi diễn ra buổi
học trực tuyến giáo viên có thể chia sẽ màn hình .
+ Học sinh có thể chia sẻ các tệp, hình ảnh, dữ liệu hình ảnh máy tính hay điện
thoại của mình mà không cần các ứng dụng bên ngoài hay là gmail.
Điểm khác nhau
Slide 20
+ Mục đích sử dụng của các ứng dụng:
 Đối với Microsoft Team: - Tổ chức các cuộc hội thảo
- Tổ chức các cuộc họp lớn
- Phỏng vấn chuyên nghiệp
 Đối với Google Meet: - Tổ chức các cuộc họp nhỏ hơn và không chính
thức
- Phỏng vấn trực tiếp
 Đối với Zoom: - Tổ chức các cuộc hội thảo và phỏng vấn chuyên nghiệp
mà bạn có thể ghi lại( record)
- Tổ chức cuộc hội thảo ở trên wed
- Tổ chức các cuộc họp lớn
Slide 21
+Thay đổi phông nền video:
 Đối với Microsoft Team: chỉ cho bạn làm mờ phông nền đi
 Đáng tiếc là Google Met vẫn chưa có chức năng này
 Đối với Zoom: cho phép đổi phông nền bằng các hình ảnh tùy ý

Đây là tính năng rất hay nếu bạn muốn giữ sự riêng tư hay là ngồi vào một bối
cảnh hơi lộn xộn, không đẹp mắt
Slide 22
+Giới hạn số thành viên tham gia:
 Đối với Team: - Đối với gói miễn phí: Tối đa 300 thành viên
- Đối với gói Enterprise: không giới hạn thành viên
 Đối với Meet: đối tượng miễn phí là 100 thành viên
 Đối với Zoom: - Đối với gói miễn phí: tối đa là 100 thành viên
- Đối với gói Enterpise: 1.000 người / web hoặc
một phiên bản hội thảo qua videoư
Slide 23
+ Ai có thể tham dự :
 Đối với Team: bất cứ ai cũng có thể tham gia học, họp và hội thảo trực
tuyến khi tải Office 365
 Đối với Meet: bất cứ ai cũng có thể tham gia học, họp và hội thảo trực
tuyến miễn là có tài khoản Google/ Gmail
 Đối với Zoom: bất cứ ai cũng có thể tham gia học, họp và hội thảo trực
tuyến kể cả không có tài khoản.
Slide 24
+ Giới hạn thời gian tham gia
 Đối với Team và Meet cả hai đều không giới hạn thời giant ham gia
 Đối với Zoom: giới hạn thời gian là 40 phút
Slide 25
Zoom đã thành công như thế nào trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp…
Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến các thành phố phải thực hiện
giãn cách, trường học bị đóng cửa, Zoom nổi lên thành một trong những công
cụ hàng đầu để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp và việc học tập của học
sinh.
NGÀY 28.3, ZOOM GHI NHẬN GẦN BA TRIỆU NGƯỜI DÙNG TOÀN CẦU lần đầu
tải Zoom về điện thoại. Đây là con số kỷ lục, tăng tổng lượt tải tính từ tháng
4.2019 – khi công ty thực hiện IPO – lên gần 59 triệu lượt, theo Apptopia.
Slide 26
Tuy nhiên Ngoài những lợi ích mà Zoom mang lại, người dùng cũng nhận thấy
lỗ hổng bảo mật của Zoom có phần hơi kém. Thực tế nhiều tin tặc có thể xâm
nhập vào máy tính, chiếm quyền điều khiển camera hoặc mic và các thông tin
bảo mật khác. Lỗ hổng bảo mật kém từ Zoom đã được công bố tuy nhiên người
dùng vẫn chưa nhận thấy sự khắc phục nào từ phía Zoom.
Chính vì vậy sau khi Việt Nam đã phần nào khắc phục và kiểm soát được dịch
bệnh Covid-19 thì việc sử dụng “bùng nổ” Zoom cũng đã giảm bớt. Khi các
trường học cho học sinh đi học trở lại và các doanh nghiệp tiếp tục bắt tay vào
làm việc thì Zoom thực sự không còn quá cần thiết.
Zoom không hẳn là ứng dụng hoàn toàn thất bại hậu Covid-19, tuy nhiên việc
tải về và sử dụng đã giảm bớt đáng kể phần nào. Dẫu vậy, một số doanh nghiệp
vẫn sử dụng Zoom cho những cuộc hội họp online từ xa vì tính ứng dụng cao
của Zoom.

You might also like