You are on page 1of 10

PHẦN 1: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

1. Giao tiếp là gì?


- Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa người với người nhằm trao đổi thông tin cảm xúc, quan sát, đánh giá lẫn nhau nhằm hình thành và phát triển tâm lý,
ý thức.
2. Vai trò của giao tiếp:
2.1. Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội:
- Giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2.2. Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân:
Trong đời sống của mỗi con người, vai trò của giao tiếp được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Giao tiếp là điều kiện để tâm lý, cá nhân phát triển bình thường;
- Trong giao tiếp, những phẩm chất của con người, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, được hình thành và phát triển.
- Giao tiếp thỏa mãn nhu cầu của con người: hiểu biết lẫn nhau, trao đổi thông tin, ra quyết định..
II. Các hình thức và phương tiện giao tiếp:
1. Các hình thức giao tiếp:
Dựa trên phân loại giao tiếp theo tính chất của tiếp xúc có 2 hình thức: giao tiếp trực tiếp và gián tiếp.
- Giao tiếp trực tiếp: là loại giao tiếp trong đó các chủ thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với nhau.
Ưu điểm: do kết hợp cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nên lượng thông tin trao đổi trong giao tiếp thường phong phú, đa dạng hơn; có thể nhanh chóng biết
được ý kiến người đối thoại; có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp một cách kịp thời để đạt mục đích.
Nhược điểm: không gian và sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh
- Giao tiếp gián tiếp: khắc phục được vấn đề không gian nhưng không biết rõ tình trạng đối tượng hiện tại.
2. Các phương tiện giao tiếp:
Để giao tiếp với nhau con người phải sử dụng những phương tiện nhất định gọi là phương tiện giao tiếp.
Các phương tiện này rất đa dạng và phong phú nhưng có thể chia chúng ra làm hai loại: ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ.
2.1. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng một thứ tiếng nào đó để giao tiếp và tư duy. Nói cụ thể hơn ngôn ngữ chính là lời nói và chữ viết của chúng ta.
Để sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nội dung của ngôn ngữ: là nghĩa của từ mà chúng ta nói (viết), ý mà chúng ta chuyển đến người nghe (đọc)
+ dùng từ phải chuẩn xác
+ ngôn ngữ mang tính tình huống
+ ngôn ngữ thể hiện cảm xúc
- Phát âm, giọng nói, tốc độ nói: ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp
- Phong cách ngôn ngữ:
+ lối nói thẳng
+ lối nói lịch sự
+ lối nói mỉa mai, châm chọc
+ lối nói ẩn ý
2.2. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: ngôn ngữ cơ thể
- Ánh mắt, nét mặt, nụ cười
+ ánh mắt: nhìn thẳng vào người đối thoại, không nhìn chăm chú người khác, không thèm để ý, không nhìn vụng trộm, không nheo hoặc nhắm mắt trước
mặt người khác.
+ nét mặt: góp phần giao tiếp
+ nụ cười: chân thành
- Ăn mặc, trang điểm, trang sức
- Tư thế, động tác
- Khoảng cách, vị trí và kiểu bàn ghế
+ Khoảng cách giao tiếp chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, chú ý phù hợp với tính chất của mối quan hệ, tùy theo mục đích, linh hoạt thay đổi cho phù
hợp.
+ Vị trí góc, hợp tác, cạnh tranh, độc lập
- Quà tặng
III. Nguyên tắc và phong cách giao tiếp:
1. Nguyên tắc trong giao tiếp là những hệ thống quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng xử, lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao
tiếp của cá nhân.
Nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếp (tôn trọng nhân cách trong giao tíêp).
Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp.
Nguyên tắc tôn trọng các giá trị văn hoá trong giao tiếp.
2. Về phong cách giao tiếp có thể có cách phân chia khác nhau. Ở đây đưa ra một số phong cách đặc trưng dựa vào ứng xử.
Phong cách “độc đoán”: 
Phong cách “tự do”:
Phong cách “dân chủ”:
IV. Rào cản trong giao tiếp
- Tác động bên ngoài: tiếng ồn, âm lượng
- Bất đồng ngôn ngữ
- Khoảng cách địa lý
- Văn hóa, phong tục tập quán vùng miền
- Địa vị, nhận thức xã hội
- Thái độ cảm xúc
- Tình trạng sức khỏe
- Tính cách
- Giới tính
- Lứa tuổi
PHẦN 2: KỸ NĂNG LẮNG NGHE
I. Lợi ích của việc lắng nghe:
- Thỏa mãn nhu cầu của người nói:
- Thu thập được nhiều thông tin
- Hạn chế những sai lầm trong giao tiếp:.
- Tạo không khí biết lắng nghe trong giao tiếp:
- Giúp giải quyết nhiều vấn đề.
II. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả:
1. Tốc độ tư duy: bị phân tán
2. Sự phức tạp của vấn đề: phức tạp ngoài lĩnh vực
3. Sự thiếu được tập luyện: ít nghe
4. Sự thiếu kiên nhẫn: muốn phản hồi nhanh
5. Sự thiếu quan sát bằng mắt:
6. Những thành kiến, định kiến tiêu cực:
7. Những thói quen xấu khi lắng nghe: đoán trước ý người nói, cắt ngang lời…
III. Các mức độ lắng nghe và kỹ năng lắng nghe có hiệu quả:
1. Các mức độ lắng nghe:
- Lờ đi, không nghe gì cả
- Giả vờ nghe: người nghe đang suy nghĩ vấn đề khác nhưng tỏ vẻ chú ý người đối thoại để tôn trọng và an ủi họ.
- Nghe có chọn lọc: chỉ nghe những phần mà mình quan tâm, cách nghe này khó có hiệu quả cao vì người nghe không theo dõi liên tục nên không nắm
được đầy đủ và chính xác thông tin mà đối tượng đưa ra.
- Nghe chăm chú: tập trung mọi sự chú ý và người đối thoại và cố gắng hiểu họ.
- Nghe thấu cảm: người nghe đặt mình vào vị trí người nói để hiểu người nói có cảm nghĩ gì, nghe bằng cả con tim, lắng nghe cả những thông tin nói bằng
lời và cả những gì không được nói ra bằng lời, lắng nghe cả những giây phút im lặng.
2. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả:
- Kỹ năng tạo không khí bình đẳng, cởi mở: bạn cần chú ý đến khoảng cách giữa bạn và người đối thoại, vị trí, tư thế, các động tác, cử chỉ của mình:
• Khoảng cách không quá xa
• Tư thế ngang tầm, đối diện: cùng đứng hoặc ngồi, hướng vào nhau, đứng hoặc ngồi ngang tầm với nhau, không biểu hiện những cử chỉ khép kín không
muốn tham gia.
- Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm:
• Tư thế dấn thân: nghiêng người về phía người nói
• Tiếp xúc bằng mắt: nhín người đối thoại một cách nhẹ nhàng, chân thành
• Các động tác cử chỉ đáp ứng
- Kỹ năng gợi mở: nghe là một hành động tích cực. Muốn nghe được nhiều bạn cần biết khuyến khích người đối thoại trút bầu tâm sự bằng một số thủ
thuật sau:
• Tỏ ra am hiểu vấn đề, thông cảm với người đối thoại
• Chú ý lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp
• Thỉnh thoảng đặt câu hỏi: “rồi sau đó ra sao”
• Giữ im lặng đầy vẻ quan tâm, không để quá 30 giây
- Kỹ năng phản ánh lại: sau khi nghe người đối thoại trình bày một vấn đề nào đó, bạn có thể diễn đạt lại nội dung theo cách hiểu của bạn.
PHẦN 3: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
I. Khái niệm thuyết trình:
Là nói chuyện trước nhiều người một vấn đề nào đó một cách có hệ thống.
II. Các bước thuyết trình:
2.1. Chuẩn bị thuyết trình:
2.1.1. Đánh giá đúng bản thân :
Khi được mời nói chuyện một vấn đề nào đó chúng ta cần cân nhắc hai vấn đề sau:
- Am hiểu vấn đề, có đủ thông tin để trình bày hay không
- Con người, cương vị của bạn có được người nghe chấp nhận hay không
2.1.2. Tìm hiểu người nghe:
Bài nói chuyện phải xây dựng xung quanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm. Cùng chủ đề nhưng đối tượng nghe khác nhau thì xây dựng bài nói
khác nhau.
2.1.3. Xác định mục đích mục tiêu của bài nói chuyện:
Thông điệp muốn nhắn đến người nghe là gì? Hay chỉ nói chuyện góp vui.
2.1.4. Chuẩn bị bài nói chuyện:
- Chuẩn bị phần mở đầu:
+ Dẫn nhập trực tiếp: nêu thẳng chủ đề và mục đích của bài nói chuyện
+ Đặt câu hỏi mở đầu
+ Dẫn nhập theo lối kể chuyện
+ Dẫn nhập tương phản
+ Dẫn nhập bằng lời nói của doanh nhân.
- Chuẩn bị phần khai triển:
+ Phải sắp xếp hợp lý, phát triển vấn đề logic
+ Phải có sức thuyết phục, không nói chung chung như hô khẩu hiệu
+ Có thể thêm câu chuyện vui nhưng vừa phải.
- Chuẩn bị phần kết: chốt lại vấn đề của buổi nói chuyện và cảm ơn.
2.2. Tiến hành thuyết trình:
- Chú ý tạo ấn tượng ban đầu tốt
- Kỹ năng điều khiển tâm lý đám đông
2.3. Kết thúc buổi thuyết trình:
Kết thúc đúng lúc
Dành thời gian giải đáp vấn đề.
III.Yếu tố tham gia vào thuyết trình
1. CHUẨN BỊ BÀI THUYẾT TRÌNH
Nội dung và thông tin: Khi chuẩn bị nội dung, bạn phải phân tích, rồi liệt kê các ý chính, ý phụ và sắp xếp theo trình tự ưu tiên nếu còn thời gian thì sẽ cho
thêm các ý phụ minh họa cho bài diễn thuyết. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, mọi thứ được luôn được cập nhật và đổi mới liên tục. Vì
vậy, những thông tin của bài thuyết trình phải là thông tin được cập nhật mới nhất, chính xác nhất, và thông tin bạn có thể thu thập từ nhiều nguồn. Tuy
nhiên những thông tin, ý tưởng đó phải được sắp xếp một cách logic hoặc thêm, bớt nếu cần thiết.
Tìm hiểu và phân tích thính giả và diễn giả: Trong thuyết trình cũng vậy, khi bạn càng hiểu về khán giả thì bạn càng tự tin và đáp ứng đúng nhu cầu của
khán giả khi thuyết trình, và cố gắng tìm hiểu những vấn đề mà họ quan tâm để có thể lồng ghép vào bài thuyết trình. Một trong những bí quyết thành
công của người thuyết trình đó là họ luôn luôn ở thế chủ động và làm chủ khán phòng trong mọi tình huống.
Đặt mục tiêu thuyết trình: Thông thường khi thuyết trình, điều hiển nhiên bạn phải biết mục đích mình nói là để làm gì, mục tiêu mình nói để được cái gì?
Tuy nhiên, đôi khi những điều quá hiển nhiên đó lại bị xem nhẹ, vậy sau bài thuyết trình khán giả có hiểu rõ điều chúng ta muốn truyền đạt là gì? Họ được
yêu cầu làm gì? Và tại sao lại như thế? v.v.v… Với những điều càng cơ bản này, bạn lại càng phải xác định rõ ràng, và không được phép chủ quan.
Luyện tập: viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh. Tiếng nói chuẩn là cần thiết, cần phải tập sử
dụng nhiều giọng điệu khác nhau. Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán
giả.
2. SẮP XẾP NỘI DUNG, XÂY DỰNG CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH
Một công trình tồn tại vững chắc với thời gian đều nhờ vào kết cấu của nó. Bạn có biết than bùn và kim cương đều làm từ cácbon nhưng giá trị của chúng
lại khác nhau, và người ta lại nói cứng như kim cương, bởi vì chúng có cấu trúc khác nhau. Do đó, một bài thuyết trình có hay, có chặt chẽ và có thuyết
phục được người nghe hay không là tùy thuộc rất nhiều vào cấu trúc của bài thuyết trình đó.
3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ VÀ KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC
Phi ngôn từ là giọng nói như ngữ điệu, chất giọng, tốc độ nói…cùng hình ảnh như nét mặt, dáng điệu, ánh mắt…Để người nghe tiếp nhận nội dung thông
tin tốt nhất thì không chỉ qua lời nói mà còn phần lớn qua các yếu tố khác như giọng nói, âm lượng, dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt…của người nói. Đây chính
là yếu tố cơ bản để bạn truyền tải thông tin hiệu quả đến người nghe. Khi bạn thành công trong việc sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ, lúc này việc
bạn thuyết phục người khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
4. KỸ NĂNG KHÍCH LỆ THÍNH GIẢ THAM GIA
Bạn nên cố gắng tạo ra bầu không khí gần gũi, ấm cúng, làm cầu nối diễn giả và khán giả, thu hút được sự tập trung chú ý của khán giả nghe thuyết trình.
Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm hay thực sự đang bối rối, bạn có thể tham khảo thông tin từ nhưng người bạn của bạn những người đã từng rất
thành công trong việc thuyết trình và nói trước đám đông, hoặc bạn cũng có thể đăng ký tham gia học lớp học thuyết trình. Qua đó sẽ giúp bạn nâng cao
khả năng thuyết trình hiệu quả trước công chúng, thuyết phục đối tác, khích lệ nhân viên và chinh phục lòng người.
PHẦN 4: KỸ NĂNG NÓI
1. Yếu tố nào giúp nói tốt:
- Giọng nói
- Cách nói
- Uy tín và thái độ
2. HÃY TẬN DỤNG GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ KHI NÓI CHUYỆN
“Các cậu không tin được đâu, đã có ba người bị thương vì bị rơi xuống cái ống cống gần nhà tớ chỉ sau 2 ngày mưa đấy!” – Với câu nói hết sức cảm thán
này, hãy lên giọng, xuống giọng cho phù hợp, và bạn có thể mở to mắt để lộ vẻ ngạc nhiên, từ đó truyền cảm xúc ngạc nhiên sang người khác một cách
hiệu quả hơn.
3. SỬ DỤNG MỘT GIỌNG NÓI CHUẨN ĐỂ NÓI CHUYỆN HAY
Phát âm rõ ràng, ngắt câu đúng chỗ và điều chỉnh tốc độ nói phù hợp. Hãy ngừng lại một chút trước khi đưa ra một quan điểm hoặc một kết thúc, một cái
chốt cho vấn đề để đảm bảo thông điệp bạn truyền đi đủ ấn tượng và khác biệt, khiến người khác phải lắng nghe.
4. ĐỪNG LƯỠNG LỰ KHI NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI KHÁC
Tránh những tiếng “ừm”, “à”. Đồng nhất và loại bỏ thói quen lặp đi lặp lại một từ nào đó. Người nghe cũng sẽ khó chịu khi bạn nhắc đi nhắc lại những câu:
“bạn biết đấy” (có phải bạn muốn hét to “Không, tôi không biết vấn đề này”…) hoặc “biết không, đúng không nhỉ, thực ra là thế này…”
5. CHỌN TỪ NGỮ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ NÓI CHUYỆN HAY?
Nhiều bạn tự ti về cách nói chuyện của mình là vì các bạn hơi nghèo ngôn ngữ, không biết diễn đạt sao cho hay cả. Muốn có vốn từ vựng phong phú,
không còn cách nào khác là bạn phải đọc nhiều sách văn học, nghe đài nhiều (thay vì đọc báo để xem tin tức, bạn có thể nghe radio để học cách diễn đạt
của phát thanh viên). Năng nổ tham gia các hội thảo miễn phí để xem cách diễn giả nói chuyện, bạn cũng “lượm lặt” được cho mình vài mánh nói chuyện
hay đấy
6. KHI NÓI CHUYỆN, NÓI ÍT THÔI, NHƯNG ĐỦ Ý
Đừng nói quá nhiều, lan man và chẳng có chủ đề cụ thể. Sử dụng câu văn dài dòng để diễn đạt một vấn đề đơn giản cũng làm người đối diện mệt mỏi vì
bạn đấy. Hãy học cách rút gọn câu (nói ngắn không có nghĩa là nói cộc lốc đâu nhé), bù lại hãy trau chuốt câu nói của bạn sao cho chân thực, tự nhiên,
sinh động và gần gũi nhất. 
Cách nói: rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ, độ tuổi người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác nông
dân thì sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác. Hai người có trình độ chênh nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà
truyền đạt cho nhau hiểu. Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo,
tự phụ, kém hòa đồng.
Tránh lối nói mỉa mai, “nói mát”: lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió, văn hoa, tưởng khen mà chê qua giọng điệu nguýt ngoáy luôn tạo ra ấn
tượng cực xấu cho người nghe, và người nói cũng bị đánh giá không ít. Lối nỏi mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét
người khác. Xem lại những bộ phim, hài kịch có nhân vật là các bà mẹ chồng với con dâu, bạn dễ bắt gặp lối nói này. Và bản thân bạn khi nghe điều đó
cũng không cảm thấy thoải mái, đúng không?
- Tránh lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác: thỉnh thoảng, cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối diện cảm
thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một cô bạn vừa ốm dậy mà bạn đã nói “sao sắc mặc nhợt nhạt ghê vậy” sẽ tệ hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể nói
“nhìn mặt cậu có vẻ khá hơn lúc ốm đấy”. Đó chính là một lời an ủi, động viên rất tốt với những người đang ở trong giai đoạn không tốt như vậy.
- Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không quan tâm hoặc các chủ đề nhạy cảm. Tốt nhất, để an toàn, bạn đừng nói về chủ đề tôn
giáo, chính trị, pháp luật, giới tính.
- Cách dùng từ: không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa phương, tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên ngành, từ cổ,
ngôn từ quá hoa
7. DÁNG VẺ TỰ NHIÊN NÓI CHUYỆN SẼ HAY HƠN
Hãy tập cho mình một vẻ ngoài tự nhiên, từ trang phục đến giọng nói. Nhiều người truyền tải câu chuyện không thuyết phục là vì cách nói của họ không
được tự nhiên, gây cảm giác cho người đối diện là họ đang đóng kịch.
Thái độ nghiêm túc rất quan trọng, nhưng cũng cần cho nó một chút sinh động. Bạn có thể thay đổi linh hoạt cung cách của mình, đừng chỉ “cứng đơ” như
một khúc gỗ. Song cũng đừng làm dụng việc dùng chân tay để bổ trợ cho lời nói: cái gì quá cũng không tốt.
8. CUỐI CÙNG, NGUYÊN TẮC ĐỀ NÓI CHUYỆN HAY LÀ…
Hãy luôn là chính mình. Chân thật, thoải mái, tự tin…sẽ làm nên sự cuốn hút trong lời nói của bạn.
PHẦN 4: KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC
I, Khái niệm
Thuyết phục là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác thấy đúng, thấy hợp lý mà tin theo, làm theo.
II, Các yếu tố thuyết phục
1. Logos
Dịch ra từ tiếng Hy lạp, chữ này có nghĩa là lôgíc, lập luận. Thông tin phải có nghĩa và cần được tổ chức sao cho có lớp lang theo một chuỗi lập luận chặt
chẽ, hợp lý, để người nghe dễ theo dõi và nắm bắt. Cấu trúc thông tin quan trọng đã đành, các dữ kiện bổ trợ lập luận lại cũng chẳng kém phần quan
trọng. Tuy thế, lập luận không thôi thì chưa đủ khơi gợi phản ứng hành động nơi người nghe. Chẳng thế mà Aristotle mới bảo rằng phải biết cách kết hợp
logos với pathos.
2. Pathos
Cũng là tiếng Hy lạp, có nghĩa là cảm xúc, cảm hứng. Cảm xúc là thứ thôi thúc, làm cho rung động, đánh vào lòng dạ con người. Nhưng đương nhiên
không phải ai cũng bị thôi thúc hay rung động khi đứng trước cùng một sự việc giống nhau. Người này thấy tiền thì rung động; người khác thì rung động
trước quyền lực hoặc uy danh. Vậy nên, hễ càng hiểu rõ bao nhiêu về đối tượng người nghe (trình độ, học vấn, văn hóa, nghề nghiệp, lý do tham dự, v.v.)
mà bạn muốn thuyết phục, thì bạn càng dễ biết cách dùng các loại thí dụ thế này thế kia để minh họa, gợi cảm xúc nơi họ và khiến họ rung động. Chung
quy, mục tiêu của mọi diễn giả là phải tạo ra một nhu cầu – gợi lên những điều tích cực cho người ta thấy họ sẽ được gì khi làm theo những gì diễn giả đề
nghị hoặc cho thấy họ sẽ mất gì, gặp nỗi khổ sở gì khi không làm theo đó.
3. Ethos
Ethos muốn nói đến uy tín của bạn. Nếu người ta tin cậy bạn với tư cách diễn giả, bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc làm cho họ tin điều bạn nói. Nếu
họ không thích, không tin bạn, không dễ gì họ mua ý tưởng của bạn đâu. Luôn luôn có một dòng hải lưu ngầm của thái độ hoài nghi. Uy tín không kiếm mà
có này xuất phát từ lý lịch mà người ta đọc trước khi tham dự buổi thuyết trình của bạn, hoặc trong những lời lẽ mà người giới thiệu đọc lên về những gì
bạn đã chuẩn bị cho họ đọc.
4. Đam mê, nhiệt huyết
Bất kể thông điệp là gì, diễn giả phải thể hiện nó với nhiệt tình. Dùng biến tấu âm giọng làm cho thông điệp mang tính thuyết phục. Âm giọng phải còn phải
đi đôi với ngôn ngữ cơ thể. Có nhiều người nói với tôi, “Tôi không thể nhiệt tình, có lửa, đề tài của tôi trông chán quá…” cùng những gì đại loại như thế; và
câu tôi đáp họ thế này…
Không có chủ đề gây chán. Chỉ có thái độ mới gây chán. Chỉ có diễn giả không biết cách mới gây chán mà thôi.
III, Quy tắc thuyết phục
* Tạo môi trường vui vẻ, thoải mái
* Kết hợp hài hòa giữa tình và lý 
* Một số kỹ xảo thuyết phục
- Nguyên cứu kỹ các đặc điểm của đối tượng
- Nguyên cứu tính cách
- Xác định mục tiêu (duy trì mục tiêu đến cùng, ý chí thực hiện mục tiêu cao, không được lung lay)
- Tạo sự rút lui, khoảng trống cho sự thỏa hiệp
- Tránh đối đầu trực tiếp
- Không sử dụng ngôn từ châm chọc
- Diễn đạt chính xác, nói chuyện rõ ràng, rành mạch, tự tin
- Lường trước sự chống đối của người thuyết phục
- Cần có sự kiên nhẫn
PHẦN 5: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
I, Khái niệm
- Là một nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả
tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra.
II, Nguyên tắc làm việc nhóm
Lắng nghe người khác
Khi đã là một đội bạn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo cả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có
những thiếu sót, chúng ta là những người lắng nghe phải phát hiện ra thiếu sót đó để góp ý giúp cho ý tưởng được hoàn thiện hơn. 
Lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm
bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe nhé. 
Kỹ năng tổ chức công việc
Kỹ năng tổ chức công việc là nhiệm vụ của trưởng nhóm, người trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm,
đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để công việc không bị giám đoạn vì bất kỳ lý do gì. Ngoài ra kỹ năng làm việc nhóm là phải biết cách
tổ chức công việc. Đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, khi được giao việc các thành viên phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho
khoa học, không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên khác, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian.
Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau
Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ.
Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau.
Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên khác.
Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng.
Có trách nhiệm với công việc được giao
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là
người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến
cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không
phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.
Khuyến khích và phát triển cá nhân
Đây là kỹ năng dành cho người trưởng nhóm, một thủ lĩnh có bản lĩnh và năng lực là một thủ lĩnh biết cách khuyến khích, tạo động lực , điều kiện cho các
thành viên trong nhóm phát triển cá nhân ngay trong nhóm của mình. Khi một cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển chính là động lực
để thành viên đó cố gắng hơn trong công việc và thấy giá trị của bản thân được nâng cao hơn.
Gắn kết
Hãy biết cách gắn kết lại với các thành viên khác trong nhóm nếu không bạn sẽ thấy lẻ loi, đôi khi cảm thấy mình không được trọng dụng trong nhóm,
nhưng đó chỉ là do bạn tưởng tượng mà thôi. Hãy học cách sát lại với mọi người, chỉ có sự gắn kết mới cho các bạn một nhóm hoàn hảo nhất. Bởi khi đó
các thành viên sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống.
Tạo sự đồng thuận
Nếu không có kỹ năng làm việc nhóm rất dễ gây ra mâu thuẫn do có những ý kiến trái chiều giữa các thành viên trong nhóm. Lúc này việc tạo được sự
đồng thuận là rất quan trọng để nhóm cùng hướng đến lợi ích chung. Đây không phải là kỹ năng dễ, bởi để có được sự đồng thuận các thành viên ngoài
việc nêu ý kiến phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, biết cách phân tích đúng, sai và thuyết phục được đồng đội của mình.
Vô tư, ngay thẳng
Khi làm việc nhóm bạn hãy bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, không chấp nhất những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm, mâu
thuẫn… với thành viên khác. Nếu gặp tình huống thấy không hợp lý hãy thẳng thắn góp ý ngay. Nếu làm được việc này chắc chắn bạn sẽ được các thành
viên trong nhóm tin tưởng và nể trọng, đồng thời góp phần xây dựng sự đoàn kết trong nhóm, tạo động lực để cả nhóm cùng tiến lên.
Khi nhiều người đồng lòng cùng làm một việc chắc chắn kết quả mang lại sẽ cao hơn một người làm rất nhiều. Hãy luôn là thành viên tích cực, có trách
nhiệm để nhóm của bạn được vững mạnh, hoàn thiện nhất. Đừng chấp nhất những điều nhỏ nhặt vì như vậy sẽ khiến bạn và các thành viên trong nhóm
xa rời nhau. Luôn nhớ rằng “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đoàn kết, biết san sẻ với nhau là kỹ năng làm việc nhóm quan
trọng nhất bạn nên nắm rõ.
III, Hình thành và phát triển nhóm
Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát
triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trại qua 4 bước cơ bản :
Bước 1: Tạo dựng: Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu
cũng như năng lực cá nhân.. Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như không có
nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.
Bước 2: Công phá : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công
việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối mặt với những
điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì
tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
Bước 3: Ổn định : Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến
giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.
Bước 4: Hoàn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai
trò của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt
sử dụng quyết định của mình như một công cụ để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc.
Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.
Vì trải qua 4 giai đoạn như thế nên ban đầu, có vẻ như một nhóm hoạt động lại không đạt được những hiệu quả như một cá nhân làm việc, vì thế nên sẽ
đưa đến hậu quả là có một vài cá nhân có năng lực, thừa nhiệt tình nên đã gánh vác hay ôm đồm công việc cho cả nhóm và kết quả là những thành tựu
mà nhóm có được chỉ là do công sức của một vài người, từ đó sẽ đưa đến sự độc tài hay chia rẽ, dẫn đến sự tan rã nhóm.
Ngược lại, nếu biết cách làm việc nhóm thì sau giai đoạn công phá, nhóm sẽ ổn định và phát huy được sức mạnh của tập thể, vượt qua những giới hạn
của cá nhân để đạt đến được mục đích chung mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể hưởng được những ích lợi do nhóm mang lại.
IV, Khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm:
Tổ chức hoạt động là một điều không dễ dàng, có nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan có thể đưa đến sự thất bại, thậm chí là tan rã nhóm. Ngoài
những tác động khách quan từ bên ngoài, còn có những yếu tố chủ quan mà chúng ta thường gặp phải khi tổ chức các hoạt động cho nhóm, mà trong đó
4 yếu tố gây nhiều trở ngại nhất là :
Quá nể nang các mối quan hệ.
Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của các thành viên trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh
luận nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất. Chúng ta thường có thái độ “ Dĩ hòa vi quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng thuận, chứ không phải sự xuê
xoa, dễ dãi trong các điều kiện làm việc.
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý
hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều người thì lại chọn thái độ thụ
động, “ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại không làm gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay
động viên bằng miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm.
Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình.
Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì luôn tìm mọi lý lẽ để đổ
trách nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách nhiệm về mình.
Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành
viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc đưa ý kiến của mình ra mà
không cho người khác tham gia.
Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt
nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói
chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người
lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình mà không quan tâm đến nội dung hay mục tiêu đề ra. Kết quả là chúng ta hoặc là
không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao cho nhóm.
Tổ chức công việc hay hoạt động cho nhóm là một kỹ năng cần thiết mà ngay từ khi còn là học sinh, hay sinh viên, mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi để
vừa giúp cho sự phát triển của bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển chung cho tập thể mà chúng ta đang hoạt động trong đó. Mình vì mọi người thì
mọi người sẽ vì mình. Đó là yếu tố đem lại thành công cho cuộc sống của mỗi người chúng ta.

You might also like