You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM

KIỂM TOÁN

Giảng viên:
Nguyễn Đình Hoàng Uyên
Tài liệu tạo bởi:
Châu Thị Huyền Trân
Lớp:
DH44NH004
CHƯƠNG 0:
Đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu dụng

Thích hợp Phản ánh trung thực

Giá trị dự đoán Giá trị khẳng định Khách quan Không sai sót

Trọng yếu Đầy đủ

Có thể so sánh Có thể kiểm tra Kịp thời Có thể hiểu được

CHƯƠNG 1:
* Phân loại kiểm toán:
PHÂN LOẠI THEO NGƯỜI SỬ DỤNG PHÂN LOẠI THEO
NGƯỜI THỰC HIỆN THÔNG TIN MỤC ĐÍCH
Kiểm toán nội bộ Nhà quản lí Kiểm toán hoạt động
KTV nội bộ Điều hành hoạt động Đánh giá hoạt động
kinh doanh Đề xuất biện pháp
Kiểm toán nhà nước Nhà nước Kiểm toán tuân thủ
KT Thuế Thu thuế Xem xét việc chấp hành
KT Nhà nước Kiểm tra việc chấp qui định
Thanh tra hành luật pháp
Kiểm toán độc lập Người thứ ba Kiểm toán BCTC
Công ty KT độc lập Cho vay Sự trung thực và hợp lí
Đầu tư của BCTC
Liên doanh

CHƯƠNG 2:
*Kiểm soát nội bộ:
+ KSNB là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, nhà quản lí và nhân viên
của đơn vị, được thiết lấp để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm tthực hiện các mục
tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ của đơn vị.
+ Mục tiêu của KSNB:
- Hữu hiệu và hiệu quả các hoạt động
- Độ tin cậy thông tin
- Tuân thủ pháp luật và các quy định
* Rủi ro:
+ Rủi ro là khả năng 1 đơn vị phải chịu hậu quả không mong muốn do 1 sự kiện
xảy ra. Mọi hoạt động của 1 đơn vị đều có thẻ phát sinh rủi ro mà khó có thể kiểm soát
tất cả.
+ Mục tiêu cần tuân thủ:
- Nhận diện mục tiêu của đơn vị
- Nhận dạng và phân tích rủi ro
Các biện pháp quản trị rủi ro: chấp nhận rủi ro, né tránh rủi ro, giảm thiểu rủi
ro, chia sẻ rủi ro.
- Cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục
tiêu của đơn vị
- Nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến KSNB
* Hoạt động kiểm soát:
+ HĐKS là các hành động cần thiết giúp giảm thiểu các RR đe dọa đến việc đạt
được mục tiêu của đơn vị
+ HĐKS gồm:
- Chính sách kiểm soát: những nguyên tắc
- Thủ tục kiểm soát: biện pháp cụ thể để thực thi chính sách
+ HĐKS gồm: KS phòng ngừa, KS phát hiện, KS tự động, KS thủ công.
+ Các hoạt động kiểm soát phổ biến: xét duyệt, đối chiếu, kiểm soát vật chất,
kiểm soát dữ liệu/ thông tin, chỉnh hợp, rà soát,..
* Trình tự xem xét KTNB:
Tìm hiểu KSNB

GĐ lập kế Đánh giá sơ bộ RRKS


hoạch kiểm
toán
Thiết kế TNKS
RRKS
là tối đa

Thực hiện TNKS

GĐ thực hiện
kiểm toán Đánh giá lại RRKS

Thử nghiệm CB

* Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát:


+ Khái niệm TNKS: Là thủ tục nhằm thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của
các thủ tục kiểm toán/ Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu
của KSNB trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở
cấp độ CSDL.
+ Mục đích: Thu thập bằng chứng về sự hiện hữu thật sự của KSNB
+ Phương pháp thực hiện: Kiểm tra chứng từ tài liệu, thực hiện lại các thủ tục
kiểm toán, quan sát, phỏng vấn.
* Đánh giá lại RR và thực hiện TNCB:
+ KN: TNCB là các thử nghiệm để thu thập bằng chứng về các sai lệch trọng
yếu trong BCTC (ở cấp độ cơ sở dẫn liệu).
+ Đối tượng: các thông tin, số liệu trên BCTC
+ TNCB gồm 2 loại: thủ tục phân thích cơ bản và thử nghiệm chi tiết (nghiệp
vụ, số dư cơ bản, thuyết minh)

CHƯƠNG 3:
* Trọng yếu:
+ Thông tin được xem là trọng yếu trong trường hợp thiếu thông tin hoặc thiếu
chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến
quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC.
Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc sai sót được
đánh giá trong hoàn cành cụ thể.. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên
cả 2 phương diện định lượng và định tính.
- Định lượng: Trọng yếu được sử dụng như số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận
được của BCTC
- Định tính: Trọng yếu được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các nhầm lẫn, gian
lận đến người đọc bên cạnh khía cạnh định lượng.
* Rủi ro kiểm toán:
+ KN: Là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi BCTC đã
được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu.
Có 3 lí do: BCTC còn sai sót trọng yếu nhưng KTV đưa ra lí do chấp nhận toàn
phần. Sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng tổng thể BCTC, nhưng KTV chỉ nghĩ ảnh hưởng
đến 1 phần và đưa ra ý kiến loại trừ thay vì trái ngược. BCTC không có sai sót trọng
yếu nhưng KTV cho là có (it xảy ra).
+ RR kiểm toán là hệ quả của RR sai sót trọng yếu và RR phát hiện.
- RR sai sót trọng yếu: là RR khi BCTC chứa đựng những SSTY trước khi kiểm
toán.
- RR phát hiện: Là khi đưa BCTC vào tay KTV nhưng KTV không tìm thấy SSTY.
* RR tiềm tàng + RR kiểm soát = RR có SSTY
RR có SSTY + RR phát hiện = RR kiểm toán
Đánh giá RRKS
Cao Trung bình Thấp
Đánh giá Cao Thấp nhất Thấp Trung bình
RRTT Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Cao nhất
* Cơ sở dẫn liệu: là khẳng định của BGĐ đơn vị được kiểm toán một cách trực
tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC và
được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra
* Các loại cơ sở dẫn liệu:
+ Đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kì được kiểm toán:
- Tính hiện hữu ( Kiểm tra chứng từ gốc của nghiệp vụ phát sinh, Kiểm tra gián tiếp
thông qua kiểm tra sự hiện hữu của TS và NPT,..)
- Tính đầy đủ
- Tính chính xác
- Phân loại
- Định kì
+ Đối với số dư tài sản vào cuối kì
- Tính hiện hữu (Chứng kiến kiểm kê TS hữu hình, Xác nhận TS do người khác
quản lí, sử dụng, Kiểm tra giá gốc và lợi ích tương lai của TS vỗ hình, Xác nhận NPT,
Kiểm tra chứng từ NPT,..)
- Tính đầy đủ (Tìm hiểu KSNB, Kết hợp kiểm tra sự hiện hữu và phát sinh, Kiểm
tra việc khóa sổ, Thủ tục phân tích, Kiểm tra tài khoản liên quan,..)
- Đánh giá và phân bổ (Xem xét pp đánh giá mà đơn vị sử dụng có phù hợp chuẩn
mực, chế độ kế toán hiện hành hay không, Xem xét pp đánh giá có được áp dụng nhất
quán hay không, Xem xét phân bổ có hợp lí không,..)
- Quyền và nghĩa vụ (Kiểm tra chứng từ về quyền sở hữu, Kiểm soát của đơn vị đối
với TS, Kiểm tra của đơn vị đối với KPT,..)

CHƯƠNG 4:
* KN bằng chứng: Là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được, liên
quan đến 1 cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu thông tin này, KTV đưa ra kết luận
và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán.
* Tiêu chuẩn của bằng chứng:
- Thích hợp: Phù hợp với mục tiêu kiểm toán + Đáng tin cậy
- Đầy đủ: RR có sai sót trọng yếu + Chất lượng của bằng chứng
* Nội dung của bằng chứng:
- BCKT là chứng từ tài liệu gốc đáng tin cậy hơn bằng chứng bản photocopy, bản
fax.
- BCKT do KTV trực tiếp thu thập đáng tin cậy hơn bằng chứng kiểm toán được
thu thập gián tiếp hoặc do suy luận.
- BCKT dạng văn bản đáng tin cậy hơn bằng chứng được thu thập bằng lời.
- Bằng chứng càng độc lập thì càng đáng tin cậy
- Bằng chứng kiểm toán nhất quán với nhau thường giúp KTV đạt được sự đảm bảo
cao hơn so với việc xem xét riêng lẻ các bằng chứng kiểm toán.
- Theo nguồn gốc (Sắp xếp theo độ tin cậy tăng dần):
+ Hình thành và lưu hành BÊN TRONG đơn vị
+ BÊN TRONG đơn vị phát hành và lưu trữ NGOÀI đơn vị
+ Do BÊN NGOÀI phát hành và lưu trữ TRONG đơn vị
+ BÊN NGOÀI phát hành và lưu trữ BÊN NGOÀI đơn vị
* Các thủ tục thu thập bằng chứng:
- Kiểm tra vật chất (độ tin cậy cao đối với mục tiêu hiện hữu..)
+ Áp dụng với TS có thể cân, đo, đong, đếm,.. được
+ Kiểm kê và chứng kiến kiểm kê TS trong thực tế: Hàng hóa, vật tư tồn kho,
Máy móc thiết bị, nhà xưởng, Tiền mặt tồn quỹ,… => Bằng chứng vật chất
- Kiểm tra tài liệu
+ Chứng từ, sổ kế toán, BCTC
+ Bằng chứng tài liệu: độ tin cậy phụ thuộc các nhân tố nguồn gốc, hệ thống
KSNB,..
- Quan sát
- Xác nhận từ bên ngoài (độ tin cậy cao đối với hiện hữu, quyền và nghĩa vụ,..)
- Phỏng vấn
- Tính toán lại
- Thực hiện lại
- Phân tích

CHƯƠNG 5: BÁO CÁO KIỂM TOÁN


* KN: BCKT là văn bản do KTV lập và công bố để thể hiện ý kiến chính thức
của mình về BCTC của 1 đơn vị đã được kiểm toán.
* Các loại ý kiến:
+ Ý kiến chấp nhận toàn phần
+ Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần:
- Ý kiến ngoại trừ
- Ý kiến trái ngược
- Ý kiến từ chối nhận xét
Tính chất lan tỏa của các ảnh hưởng hoặc ảnh
Bản chất của vấn đề được xem hưởng có thể có của vấn đề được xem xét
xét Trọng yếu nhưng Trọng yếu và lan tỏa
không lan tỏa
BCTC có sai sót trọng yếu Ý kiến kiểm toán ngoại Ý kiến kiểm toán trái
trừ ngược
Không thể thu thập được đầy Ý kiến kiểm toán ngoại Ý kiến kiểm toán trái
đủ bằng chứng kiểm toán thích trừ ngược
hợp
CHƯƠNG 0: TỒNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Câu 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty Nguyệt Cầm ngày 31.12.20X0 báo
cáo tổng tài sản là 500tr. Nếu công ty Nguyệt Cầm chấm dứt hoạt động, tài sản của nó
có thể bán được 500tr không? Vì sao?
=> Tùy trường hợp.
Vì trên BCTC, 500tr được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, chưa hẳn giá đơn
vị mà đơn vị khác đồng ý trả. 500tr chỉ 1 cơ sở để ng mua xác định giá họ có thể mua
chứ không phải họ sẽ trả.
- Có 1 số TS giá trị thuần có thể thực hiện không đạt được mức 500tr nên người
mua sẽ trả giá thấp hơn.
- Có 1 số TS có giá 500tr nhưng bán được với giá cao hơn (lợi thế thương mại).
Công ty Nguyệt Cầm chấm dứt hoạt động, có 2 trường hợp:
- Bị động: Đóng cửa hẳn do bị phá sản, cần có thời gian để xử lí, thu các khản
nợ, chi trả cho các khoản NPT,...
- Chủ động: Bán lại công ty cho đơn vị khác (bán nợ phải thu) cho đơn vị
chuyên thu mua nợ với 1 mức chiết khấu, sau đó trả tiền cho người bán (công ty Nguyệt
Cầm).

Câu 2: Bạn mới thừa hưởng 1 công ty mà sổ sách kế toán cho thấy một mức
vốn CSH là 400tr. Nếu bạn bán công ty này với giá 600tr. Trên bảng CĐKT của người
mua sẽ phản ánh với giá 400tr hay 600tr? Vì sao?
Nếu bạn nghĩ công ty này bán với giá 800tr chứ không phải 600tr và từ chối lời
đề nghị mua với giá 600tr, giá trị công ty này sẽ được ghi nhận trên bảng CĐKT của
bạn là bao nhiêu?
=> Trên bảng CĐKT của người mua sẽ phản ánh với giá 600tr (đầu tư dài hạn),
mua giá nào phản ánh giá đó.
=> Giá trị công ty này sẽ được ghi nhận trên bảng CĐKT với giá 400tr vì không
có cơ sở đáng tin cậy hay chưa có nghiệp vụ bán nào đã xảy ra.

Câu 3: Trong quá trình kiểm toán BCTC ngày 31.12.20X0 của công ty Hoài
Hương, một DN thương mại quy mô nhỏ, có tổng TS vào khoảng 100tr, KTV phát
hiện những tình huống sau.
Yêu cầu: Hãy cho biết đối với mỗi tình huống:
+ Cách thức xử lí của Hoài Hương có sai về mặt kế toán không? Vì sao?
+ Những giả định hoặc điểm chất lượng nào của BCTC không thỏa mãn.
(1) Công ty ghi nhận một máy khoan trị giá 9.6tr như là một chi phí trong kì mặc dù
thời gian sử dụng chiếc máy là 5 năm.
=> Sai. Máy khoan sử dụng trong vòng 5 năm, tạo doanh thu trong 5 năm nên
cần phân bổ chi phí trong 5 năm. TTS 100tr, giá máy khoan chiếm gần 10% của TTS
(đối với HH thì khoản tiền này khá lớn) nên nguyên tắc sai là nguyên tắc trọng yếu
làm cho thông tin không còn thích hợp
(2) Công ty ghi nhận toàn bộ khoản tiền thuê nhà trả trước 3 năm của 1 khách hàng,
bắt đầu từ 1.120X0 vào năm 20X0.
=> Sai. Vì tiền thuê nhà của 3 năm thì chỉ ghi nhận DT 1 năm, 2 năm còn lại ghi
vào DT chưa thực hiện, DT chưa thực hiện bản chất là khoản NPT. Nguyên tắc sai là
cơ sở dồn tích, vì chỉ ghi nhận khi nó thực sự phát sinh
(3) Công ty cung cấp thông tin bổ sung trong thuyết minh BCTC để giải thích
KQHĐKD theo hướng chỉ trình bày những thông tin có lợi là loại bỏ thông tin bất lợi
=> Sai. Vi phạm nguyên tắc trình bày khách quan trong phản ánh trung thực
(4) Công ty thay đổi chính sách kế toán của khoản mục HTK từ pp bình quân gia quyền
sáng pp nhập trước xuất trước nhưng không thuyết minh những ảnh hưởng của sự thay
đổi KQHĐKD và tình hình tài chính của DN.
=> Sai. Không thuyết minh là không nhất quán, làm cho thông tin không so sánh
được, đặc điểm chất lượng nâng cao vi phạm là có thể so sánh
(5) Công ty giải thích việc lập DPGG HTK nhưng không giải thích được lí do và cơ
sở lập DP.
=> Sai. Không giải thích được cơ sở lập dự phòng, 1 số trường hợp người ta lợi
dụng lập dự phòng để che giấu KQHĐKD, muốn giảm lợi nhuận thì tăng dự phòng,
muốn tăng lợi nhuận thì giảm dự phòng. Điều này làm cho tình hình kinh doanh của
DN không phản ánh đúng, lập dự phòng không có cơ sở nên không thể kiểm tra được.
Vi phạm nguyên tắc có thể kiểm tra.
(6) Vào 10.01.20X1 , một lô hàng có giá trị lớn của công ty tại kho ở Bình Dương đã
bị cháy, giám đốc công ty quyết định trình bày thông tin này trên BCTC của 20X0
(Trong phần thuyết minh của BCTC)
=> Đúng. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ và cung cấp thông tin hữu
ích cho người sử dụng BCTC. Tại ngày 10.01.20X1 chưa phát hành BCTC cũng như
BC kiểm toán nên sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc niên độ 31.12.20X0 đến trước
ngày phát hành báo cáo ra bên ngoài thì những sự kiện này gọi là sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc niên độ, và sự kiện này chia làm 2 loại: 1 số sự kiện cần phải điều chỉnh
lại BCTC, còn lại 1 số sự kiện không cần phải điều chỉnh lại BCTC mà chỉ cần thuyết
minh. Việc giám đốc quyết định trình bày trên thuyết minh này giúp cho thông tin
thích hợp và trình bày trung thực hơn và đồng thời thỏa mãn đặc điểm chất lượng
nâng cao là kịp thời (chứ không phải chờ đến 31.12.20X1)
(7) Trong năm 20X0, công ty có 1 số nghiệp vụ liên quan đến công cụ phái sinh (công
cụ tài chính). Giám đốc đã quyết định để ngoài sổ sách các nghiệp vụ này bởi vì Giám
đốc cho rằng đây là nghiệp vụ quá phức tạp nên người sử dụng sẽ không hiểu được,
do đó không cần phải trình bày.
=> Sai. Vì giám đốc đã bỏ qua 1 số thông tin không trình bày, trình bày không
đầy đủ, đáng ra phải bằng cách nào đó giám đốc trình bày những vấn đề phức tạp làm
sao cho người nghe có thể hiểu được. Vi phạm nguyên tắc đầy đủ.
(8) Công ty không trình bày thông tin chi tiết của các chỉ tiêu trên bảng CĐKT và BC
KQHĐKD vì cho rằng người sử dụng BCTC chủ yếu là các ngân hàng và các nhà đầu
tư lớn có sự hiểu biết sâu rộng về kế toán nên việc trình bày các thông tin chi tiết chỉ
làm BCTC thêm phức tạp mà không cần thiết.
=> Sai. Vi phạm nguyên tắc đầy đủ, người sử dụng không thể ra quyết định
được.

Câu 4: Cho biết ảnh hưởng của mỗi nghiệp vụ dưới đây đến tổng TS, NPT,
VCSH, DT, CP, LN. Đánh dấu (+) nếu làm tăng, (-) nếu làm giảm và 0 nếu không ảnh
hưởng. Giả thiết rằng hệ số thanh toán hiện thời ban đầu thì lớn hơn 1 và không xét
ảnh hưởng của thuế.
TTS NPT VCSH DT CP LN
a. Phát hành cổ phiếu thu tiền + 0 + 0 0 0
b. Bán hàng thu tiền mặt + 0 + + 0 +
- 0 - + 0 -
0 0 0 + 0 0
c. Nộp thuế TNDN của năm trước - - 0 0 0 0
d. Bán TSCĐ, giá bán thấp hơn - 0 - + + -
GTCL
e. Bán TSCĐ, giá bán cao hơn + 0 + + + +
GTCL
f. Bán hàng cho người mua trả chậm + 0 + + + +
- 0 - + + -
0 0 0 + + 0
g. Trả nợ cho người bán về 1 lô - - 0 0 0 0
hàng mua kì trước
h. Lập quỹ phúc lợi và khen thưởng 0 + - 0 0 0
cho CB công nhân viên
i. Vay nợ ngắn hạn bằng tiền mặt + + 0 0 0 0
j. Ứng tiền cho nhân viên đi công -/+ 0 0 0 0 0
tác
k. Chi trả tiền điện thoại cho bộ - 0 - 0 + -
phận quản lí
l. Thanh lí 1 TSCĐ đã KH hết + 0 + + 0 +
- 0 - 0 - -
0 0 0 0 0 0
m. KH trả nợ bằng tiền mặt +/- 0 0 0 0 0
n. Mua TSCĐ, thời hạn trả nợ 5 + + 0 0 0 0
tháng
o. Mua hàng chưa trả tiền cho người + + 0 0 0 0
bán

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN


VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Giả sử có 5 loại KTV: Kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên thuế, thanh
tra viên ngân hàng, kiểm toán viên nhà nước và kiểm toán viên nội bộ; và giả sử
có năm loại hoạt động: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm
toán tuân thủ, dịch vụ kế toán và dịch vụ tư vấn quản lý. Hãy cho biết mỗi trường
hợp sau sẽ do loại kiểm toán viên nào tiến hành và thuộc hoạt động nào trong những
loại kể trên
KTV tiến Hoạt động
hành
Kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp KTV độc lập Kiểm toán báo
nhỏ để nộp vào ngân hàng xin vay tiền cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính của một ngân hàng KTV độc lập Kiểm toán báo
lớn có niêm yết để phân phát cho cổ đông cáo tài chính

Kiểm tra các chỉ thị của lãnh đạo công ty quy KTV nội bộ / Kiểm toán tuân
định về mục đích và trách nhiệm của bộ phận KTV độc lập thủ
marketing
Kiểm tra đột xuất 1 ngân hàng thương mại, trọng Thanh tra viên Kiểm toán tuân
tâm là kiểm tra tiền và các khoản vay theo quy ngân hàng thủ
định của Luật ngân hàng
Phân tích hệ thống kế toán của doanh nghiệp nhỏ KTV độc lập Dịch vụ kế toán
nhằm mục đích đưa ra các đề xuất liên quan đến và dịch vụ tư vấn
việc thay thế bằng 1 hệ thống xử lý bằng tin học quản lý
Kiểm toán hoạt
động
Kiểm tra tính trung thực và hợp lý của báo cáo KTV độc lập Kiểm toán BCTC
tài chính của 1 công ty cổ phần niêm yết ở thị
trường chứng khoán. Công ty này có 1 bộ phận
kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp
Kiểm tra bộ phận nhận hàng của 1 công ty sản KTV nội bộ Kiểm toán hoạt
xuất lớn, đặc biệt chú trọng đến hiệu quả của động
việc kiểm tra vật liệu trước khi nhập và tính kịp
thời của việc lập phiếu nhập
Kiểm tra việc khai thuế của Chủ tịch công ty để KTV thuế Kiểm toán tuân
xác định các khoản đóng góp từ thiện có được thủ
chứng minh đầy đủ hay không (các khoản này
được trừ khỏi lợi nhuận chịu thuế)

Kiểm tra sĩ số học sinh để xác minh xem các KTV nhà nước Kiểm toán tuân
khoản thanh toán được nhận từ nhà nước cho thủ
học sinh có cơ sở hợp lý không? Đồng thời xem
các khoản chi quỹ của nhà trường có được xét
duyệt trong phạm vi quyền hạn cho phép không?
Lập báo cáo tài chính cho 1 doanh nghiệp nhỏ vì KTV độc lập Dịch vụ kế toán
họ không có bộ phận kế toán đủ năng lực và dịch vụ tư vấn
quản lý
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Câu 1: Case Study Spint
Explain the internal control deficiencies that led to the increased product failures
at Yaya

=> Yếu kém trong kiểm soát nội bộ của công ty Yaya:
+ Không có sự kiểm soát tốt về quality control, nó cách xa công ty, không có sự
kiểm soát dẫn đến sai sót và gian lận.
+ Hệ thống báo cáo công ty cũng không chặt chẽ, không có sự kiểm soát chéo,
tạo cơ hội cho nhân viên thực hiện gian lận.
+ Có sự thông thông đồng nên quá trình gian lận diễn ra dễ dàng
+ Giám đốc điều hành quản lí kém

Câu 2 (Bài 3-212) :


Thủ tục kiểm soát là do đơn vị thực hiện, thuộc về hệ thống kiểm soát nội bộ cụ
thể thuộc về hệ thống kiểm soát, thử nghiệm kiểm soát do KTV thực hiện để kiểm tra
lại thủ tục kiểm soát đó.
1. Tất cả các nghiệp vụ mua hàng đều phải nộp Đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng được
đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng.
=> Tránh việc đơn đặt hàng bị nhân viên xé bỏ do không đánh số liên tục, dẫn
đến tình trạng bị dư hàng, thiếu hàng,...
Thiết kế thử nghiệm kiểm soát: lấy 1 vài nghiệp vụ mua hàng và kiểm tra xem
có đơn đặt hàng đi kèm hay không. Nếu đơn đặt hàng được tạo trên hệ thống thì xem
hệ thống có thiết kế để các đơn hàng nhảy số thứ tự liên tục không. Nếu đơn đặt hàng
viết tay thì mở sổ xem có được đánh số trước liên tục hay không,…
2. Hàng nhập kho được thủ kho trực tiếp kiểm nhận nhưng có sự chứng kiến của
bảo vệ. Tuy nhiên, người bảo vệ không kí tên vào Phiếu nhập kho.
=> Kiểm tra chéo giữa thủ kho và bảo vệ nhưng bảo vệ không kí tên vào sổ, vì
trách nhiệm thuộc về thủ kho.
Thiết kế thử nghiệm kiểm soát: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu (chọn 1
vài phiếu nhập kho).
CHƯƠNG 3: CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Case Study: Abrahams Co
Abrahams Co phát triển, sản xuất và bán một loạt các dược phẩm và có một cơ
sở khách hàng rộng khắp châu Âu và châu Á. Bạn là người quản lý kiểm toán của Nate
& Co và bạn đang lên kế hoạch kiểm toán cho Công ty Abrahams, kết thúc năm tài
chính là 31 tháng 1. Bạn đã tham dự một cuộc họp lập kế hoạch với giám đốc tài chính
và đối tác tham gia và hiện đang xem xét các ghi chú cuộc họp để đưa ra chiến lược
và kế hoạch kiểm toán. Doanh thu trong năm được dự báo ở mức 25 triệu đô la. Trong
năm, công ty đã chi 2,2 triệu đô la để phát triển một số sản phẩm mới. Một số trong số
này đang trong giai đoạn đầu phát triển trong khi một số khác sắp hoàn thành. Giám
đốc tài chính đã xác nhận rằng tất cả các dự án có khả năng thành công và vì vậy ông
đang có ý định tận dụng toàn bộ 2,2 triệu đô la. Khi các sản phẩm đã hoàn thành giai
đoạn phát triển, Áp-ra-ham bắt đầu sản xuất chúng. Vào cuối năm, dự đoán rằng sẽ có
mức độ công việc đáng kể trong tiến trình. Ngoài ra, công ty sử dụng một phương pháp
chi phí tiêu chuẩn để định giá hàng tồn kho; chi phí tiêu chuẩn được đặt khi sản phẩm
được sản xuất lần đầu và thường không được cập nhật. Để đáp ứng các đơn đặt hàng
của khách hàng kịp thời. Công ty Abrahams có kho chứa hàng thành phẩm ở khắp châu
Âu và châu Á, khoảng một phần ba trong số này là kho của bên thứ ba nơi Áp-ra-ham
chỉ thuê không gian. Vào tháng 9, một gói kế toán mới đã được giới thiệu. Đây là một
hệ thống bespoke được phát triển bởi người quản lý công nghệ thông tin (CNTT). Các
gói cũ và mới không được chạy song song vì cảm thấy rằng điều này sẽ quá nặng nề
đối với đội ngũ kế toán. Hai tháng sau khi chuyển đổi hệ thống, người quản lý CNTT
rời công ty, một người quản lý mới đã được tuyển dụng nhưng không phải là do bắt
đầu công việc cho đến tháng Một.
Để tài trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới, Abrahams đã cơ cấu lại tài chính
và huy động 1 triệu đô la thông qua phát hành cổ phiếu với mức phí bảo hiểm và 2,5
triệu đô la thông qua một khoản vay dài hạn. Có các giao ước ngân hàng gắn liền với
khoản vay, một giao ước chính liên quan đến mức tối thiểu của tổng tài sản. Nếu các
giao ước này bị vi phạm thì khoản vay sẽ được hoàn trả ngay lập tức. Công ty có chính
sách đánh giá lại đất đai và các tòa nhà, và giám đốc tài chính đã tuyên bố rằng tất cả
đất đai và các tòa nhà sẽ được định giá lại vào cuối năm. Thời gian biểu báo cáo để
hoàn thành kiểm toán của Công ty Abrahams khá ngắn và giám đốc tài chính muốn
báo cáo kết quả ngay cả đầu năm nay.
Yêu cầu:
(a) Sử dụng thông tin được cung cấp, xác định và mô tả 5 rủi ro kiểm toán và
giải thích phản ứng của kiểm toán viên đối với từng rủi ro trong việc lập kế hoạch kiểm
toán của Công ty Abrahams
(b) Hủy bỏ các thủ tục thực chất bạn nên làm thủ tục để có đủ bằng chứng thích
hợp liên quan đến:
(i). Hàng tồn kho được tổ chức tại kho của bên thứ ba
(ii). Sử dụng chi phí tiêu chuẩn để định giá hàng tồn kho

Bài làm:
a. 5 rủi ro kiểm toán (phần gạch chân)
b.

Vì vậy ông đang có ý KTV đề nghị đơn vị cung cấp bảng chi tiết về 2.2tr đô để
định tận dụng toàn bộ xem nó thuộc về project nào, KTV đi kiểm tra tài liệu liên
2,2 triệu đô la quan đến từng project để xem thực sự những cái project này
có đủ điều kiện để vốn hóa hay không, nếu không đủ điều
kiện thì sẽ phân loại lại và sẽ ghi vào chi phí

Tỉ lệ sản phẩm dở dang KTV không đủ kiến thức chuyên môn nên sẽ thuê chuyên
trọng yếu (sidnificant gis đánh giá lại tỉ lệ của in progress và giá trị của dự án dở
levels off word in dang này có đúng như những gì đơn vị đã khai báo trên sổ
progress) sách chứng từ hay không.

Một phương pháp chi Có thể thực hiện 1 số thủ tục: gửi thư yêu cầu xác nhận với
phí tiêu chuẩn để định kho thứ 3 để xem hàng có còn hay không, điều kiện bản chất
giá hàng tồn kho; chi của hàng đó còn tốt hay không/ tham gia kiểm kê (chứng
phí tiêu chuẩn được đặt kiến kiểm kê) HTK xem tồn tại và còn đầy đủ hay không/
khi sản phẩm được sản rà soát xem có tài liệu nào liên quan đến HTK đó không/
xuất lần đầu và thường xem xét có cuộc kiểm toán nào liên quan đến HTK đó không
không được cập nhật để xem lại kết quả.

Khoảng một phần ba KTV độc lập kiểm tra lại các chi phí tiêu chuẩn của đơn vị
trong số này là kho của và so sánh với chi phí thực tế để xem thực sự rằng nó còn
bên thứ ba nơi giá trị, còn hiệu lực nữa hay không và nó có gây nên sự
Abrahams chỉ thuê chênh lệch nào liên quan đến việc đánh giá HTK hay không
không gian

Hai tháng sau khi KTV kiểm tra lại xem hệ thống mới có ghi lại đầy đủ dữ
chuyển đổi hệ thống, liệu ở hệ thống cũ hay không, việc thực hiện truyền dữ liệu
người quản lý CNTT này có đúng đủ và hợp lí hay không. Và việc thiếu người
rời công ty, một người quản lí trong thời gian người quản lí mới chưa đến, KTV
quản lý mới đã được nên thảo luận với ban giám đốc để hiểu xem họ giải quyết
tuyển dụng nhưng nguy cơ sai lệch trọng yếu như thế nào và KTV luôn phải
không phải là do bắt để ý đến vấn đề này trong suốt quá trình kiểm toán.
đầu công việc cho đến
tháng Một

Abrahams đã cơ cấu lại Xem cái đơn đã hoạch toán 1 triệu đô vào đúng mức phí bảo
tài chính và huy động 1 hiểm (premium) hay vốn cổ phần (shares capital) hay chưa,
triệu đô la thông qua kiểm tra những tài liệu liên quan đến việc hoạch toán các
phát hành cổ phiếu với khoản này.
mức phí bảo hiểm và Khoản vay 2.5tr đô, KTV kiểm tra xem tỉ lệ có thỏa điều
2,5 triệu đô la thông qua kiện hay không, đơn vị sẽ tính toán lại vào thời điểm cuối
một khoản vay dài hạn kì xem thật sự tỉ lệ mà ngân hàng yêu cầu có thỏa hay không
hay là bị brech (vi phạm).
Bài 3.23: (Trang 25)

Thử Thử nghiệm cơ bản


Thủ tục kiểm toán nghiệm
kiểm Phân Kiểm tra
soát tích CB chi tiết
1 Lấy mẫu đơn đặt hàng để kiểm tra xét duyệt X
và phê chuẩn mua hàng
2 Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ chi Đầy đủ
tiền
3 Kiểm tra tổng cộng chi tiết các khoản NPT và Đánh giá và
đối chiếu tổng số với sổ cái phân bổ
4 So sánh CP KH năm nay với CP KH năm X
trước, qua đó phát hiện CP KH năm nay tăng
hơn năm trước
5 Thảo luận với nhân viên giữ sổ sách về chi X
quỹ về trách nhiệm của anh ta. Quan sát xem
trong thực tế nhân viên này có đảm nhận công
việc giữ quỹ hay chuản bị các biểu chỉnh hợp
tiền gửi ngân hàng hay không
6 Gửi thư yêu cầu các nhà cung cấp xác nhận Hiện hữu
những KPT cuối kì
7 Kiểm tra sự liên tục của các séc trên nhật kí Đầy đủ
chi quỹ để xem chúng có bị bỏ sót không
8 Kiểm tra chữ kí của KTV nội bộ trên các biểu X
cỉnh hợp số dư tiền gửi NH cuối mỗi tháng
như 1 bằng chứng là các biểu này đã được họ
kiểm tra.
9 Kiểm tra hóa đơn của người bán và các tài Hiện hữu
liệu khác làm cơ sở cho các ngiệp vụ được
ghi chép trên nhật kí mua hàng

Bài tập: 5 sai sót liên quan đến hàng tồn kho của Creation Ltd được liệt
kê dưới đây. Yêu cầu: Đối với mỗi sai sót, hãy liệt kê xác nhận báo cáo tài chính liên
quan.
(a) Một số mặt hàng tồn kho được ký gửi cho khách hàng và không được tính
trong quá trình kiểm kê vật lý => Đầy đủ
(b) Trong quá trình kiểm kê vật lý, nhân viên của khách hàng đã đếm nhầm một
số mặt hàng hai lần => Hiện hữu
(c) Cơ sở định giá hàng tồn kho không được đưa vào báo cáo tài chính => Đánh
giá và phân bổ
(d) Một số mặt hàng tồn kho được liệt kê theo giá gốc, khi giá trị thuần có thể
thực hiện được thấp hơn => Đánh gá và phân bổ
(e) Bao gồm trong số lượng hàng tồn kho là một số mặt hàng được giữ bởi khách
hàng ký gửi từ nhà cung cấp => Quyền và nghĩa vụ / Hiện hữu

Bài tập: Hãy cho biết trong các thử nghiệm dưới đây, thử nghiệm nào là TNCB,
thử nghiệm nào là TNKS? Nếu là TNCB thì xác định mục tiêu kiểm toán là gì?

Thử Thử nghiệm cơ bản


Thủ tục kiểm toán nghiệm
kiểm Phân Kiểm tra chi tiết
soát tích CB
1 Kiểm tra hóa đơn của người bán và các Hiện hữu
tài liệu khác làm cơ sở cho các nghiệm
vụ được ghi chép trên nhật kí mua hàng
2 Chọn mẫu 1 phiếu chi trong kì để kiểm X
tra xem có sự xét duyệt của người có
tẩm quyền hay không
3 Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ cuối kì Đánh giá và phân
đối với các khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ bổ
4 Gửi thư yêu cầu các nhà cung cấp xác Hiện hữu /
nhận số dư của KPT cuối kì Quyền, nghĩa vụ

Bài tập: Xác định RR kiểm toán, RR phát hiện, RR tiềm tàng.
Kế toán kho kiêm nhiệm thủ kho Rủi ro kiểm soát
KTV chính không giám sát KTV phụ Rủi ro phát hiện
Cỡ mẫu nhỏ không đại diện cho tổng thể Rủi ro phát hiện
Khách hàng là công ty cổ phần niêm yết Rủi ro phát hiện
Chứng từ không được đánh số trước liên tục Rủi ro kiểm soát
Sản phẩm là đồ trang sức bằng vàng, đá quý Rủi ro tiềm tàng
Khoản mục dự phòng NPThu khó đòi Rủi ro tiềm tàng
Không có điều lệ đạo đức nghề nghiệp Rủi ro kiểm soát

CHƯƠNG 4: BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

Bài tập: Mỗi tình huống dưới đây bao gồm 1 cặp 2 bằng chứng kiểm toán. Đối
với mỗi tình huống hãy cho biết bằng chứng nào thích hợp hơn. Giải thích.
1. Xác nhận NPThu đối với đơn vị được kiểm toán / Xác nhận NPThu đối với
khách hàng
=> Xác nhận NPThu đối với khách hàng thích hợp hơn bởi vì khách hàng là
người bên ngoài công ty được kiểm toán nên độ tin cậy cao hơn.
2. Kiểm tra vật chất đối với sản phẩm là keo sắt / Kiểm tra vật chất đối với sản
phẩm là phần mềm điện tử.
=> Kiểm tra vật chất đối với sản phẩm là keo sắt là thích hợp hơn bởi vì keo sắt
hữu hình, có thể cân, đo, đong, đếm được nên độ tin cậy cao hơn.
3. Thảo luận về khả năng phải bồi thường của một vụ kiện mà khách hàng đang
vướn phải với công ty luật đang là tư vấn pháp lý cho khách hàng / Thảo luận về khả
năng phải bồi thường của một vụ kiện mà khách hàng đang vướn phải với KTV của
công ty tư vấn pháp lý đó.
=> Thảo luận về khả năng phải bồi thường của một vụ kiện mà khách hàng đang
vướn phải với công ty luật đang là tư vấn pháp lý cho khách hàng thích hợp hơn, vì ở
công công ty luật đúng chuyên ngành hơn, nên độ tin cậy cao hơn.
4. Xác nhận tiền gửi ngân hàng / Kiểm tra sổ phụ ngân hàng được in từ hệ thống
online.
=> Xác nhận tiền gửi ngân hàng, vì ngân hàng là đơn vị bên ngoài nên độ tin
cậy cao hơn và trong quá trình in in ấn có thể thiếu trang hoặc sửa đổi,…
5. Kiểm tra vật chất HTK được bảo quản bởi 1 công ty quản lí kho công cộng /
Gửi thư xác nhận về HTK cho công ty quản lí kho đó để nhờ họ xác nhận.
=> Kiểm tra vật chất HTK được bảo quản bởi 1 công ty quản lí kho công cộng
thích hợp hơn, vì KTV trực tiếp xác nhận nên độ tin cậy cao hơn, còn gửi thư xác nhận
thì họ có thể xác nhận đúng hoặc sai.

Bài 4.19 (trang 34):


Để kiểm toán khoản mục NPThu, KTV có thể kiểm tra các hóa đơn mua hàng
=> Độ tin cậy cao hơn. Do nó được phát hành bên ngoài và lưu trữ bên trong đơn vị.

Bài 4.20 (trang 35):


1. Những tài liệu được lập và chỉ sử dụng nội bộ.
=> Độ tin cậy thấp vì phát hành trong nội bộ và lưu trữ trong nội bộ
2. Bằng chứng thu thập từ việc chứng kiến kiểm kê của bạn.
=> Độ tin cậy cao, do KTV trực tiếp chứng kiến kiểm kê
3. Bằng chứng được cung cấp bởi các chuyên gia.
=> Độ tin cậy cao nếu là chuyên gia bên ngoài công ty kiểm kê
4. Bằng chứng từ thủ tục phân tích
=> Độ tin cậy cao, do KTV trực tiếp thực hiện
5. Sổ sách kế toán của đơn vị
=> Độ tin cậy thấp, do đây là tài liệu trong nội bộ và sử dụng trong nội bộ.
Ngoài nguyên nhân đến từ nguồn gốc còn nguyên nhân tác động đến độ tin cậy
của bằng chứng: Do hệ thống ksnb của công ty có chuyển biến, vì thông tin mình thu
thập từ bên trong công ty có nhiều rủi ro, sai sót nên độ tin cậy giảm xuống. (Độ tin
cậy của bằng chứng phụ thuộc vào nội dung, nguồn gốc, hoàn cảnh thu thập).

Bài 4.22 (trang 35):


1. Bằng chứng do KTV thu thâp trực tiếp từ bên ngoài đơn vị:
- Sổ phụ ngân hàng được ngân hàng gửi trực tiếp cho KTV
2. Bằng chứng do bên ngoài lập nhưng được lưu trữ tại đơn vị:
- Những hóa đơn mua hàng chưa thanh toán trong hồ sơ lưu của đơn vị
- Sổ phụ ngân hàng lưu trong hồ sơ của đơn vị
3. Bằng chứng do đơn vị phát hành và có luân chuyển ra bên ngoài đơn vị
- Ủy nhiệm chi cho đơn vị phát hành
4. Bằng chứng do đơn vị phát hành và chỉ luân chuyển trong nội bộ đơn vị
- Báo cáo hàng tháng về tình hình trả nợ cho người bán trong hồ sơ của đơn vị
- Phiếu yêu cầu mua vật tư lưu ở kho
- Những tài liệu được nhà quản lí đơn vị sử dụng để lập các ước tính kế toán
(DPGG HTK, DP nợ khó đòi,..)
=> Độ tin cậy sắp xếp theo thứ tự tăng dần: 4,3,2,1.

Câu 5 (trang 223):


a. Khi RRKS cao ở mức tối đa (Do hệ thống KSNB rất yếu kém), RR phát hiện
sẽ phải tăng lên do KTV có khả năng không phát hiện được các SSTY trong BCTC.
=> SAI, vì RRKS cao thì cần giảm RR phát hiện
b. Việc kiểm tra toàn bộ sẽ giúp KTV không gặp RR kiểm toán
=> SAI, vì việc kiểm tra toàn bộ giúp giảm thiểu RR lấy mẫu và ngoài lấy mẫu,
không thể triệt tiêu được hoàn toàn RR kiểm toán.
c. Khi RRKS quá cao, KTV phải tăng cường các TNKS để giảm thiểu RR kiểm
toán
=> SAI, vì khi RRKS cao có nghĩa là hệ thống KSNB của đơn vị kém nên việc
tăng cường TNKS không còn ý nghĩa, cần làm các TNCB khác.
d. Tất cả các khoản mục có số tiền lớn hơn 100tr đều trọng yếu
=> SAI, vì có trọng yếu hay không còn phụ thuộc vào quy mô công ty như thế
nào.

Bài tập:
Hiện Quyền và Đầy Đánh giá Chính
hữu nghĩa vụ đủ phân bổ xác
Chứng kiến kiểm kê TSCĐ trên X
danh sách
Gửi thư xác nhận NPThu X X
Kiểm tra việc thu tiền sau ngày X
khóa sổ của NPT
Kiểm tra chứng từ tăng TSCĐ X
trong kì

Bài tập: Thử nghiệm này được KTV sử dụng pp nào để thu thập? Phân biệt TN
nào là TNKS, thử nghiệm nào là TNCB? Nếu là TNCB, là thủ tục phân tích hay TN
chi tiết, nếu là TN chi tiết thì nhằm đạt mục tiêu kiểm toán gì? Và nếu là TNCB, KTV
đang kiểm toán khoản mục nào?

TN Thử nghiệm cơ bản


Thủ tục kiểm toán Phương kiểm
pháp soát Thủ tục TN chi tiết
PT
1 KTV gửi thư xác nhận NPThu Xác nhận từ Hiện hữu/
cho KH bên ngoài Quyền và
nghĩa vụ
2 Phỏng vấn đơn vị về các hoạt Phỏng vấn X
động KS mà đơn vị áp dụng với
quy trình mua hàng
3 Chọn mẫu 1 số TSCĐ và tiến Kiểm tra tài Quyền và
hành kiểm tra chi tiết hồ sơ, hóa liệu nghĩa vụ
đơn và chứng từ có liên quan
4 Chứng kiến kiểm kê HTK Kiểm tra vật Hiện hữu
ngày 21/12/2017 chất
5 Quan sát quá trình nhập hàng Quan sát X
tại kho của đơn vị
6 So sánh CP khấu khao của Phân tích X
năm trước và năm nay để phát
hiện ra các biến động bất
thường, xem xét nguyên nhân
7 Tính toán CP thuê phòng khách Phân tích X
sạn dựa trên tỉ lệ phòng kín và
giá cho thuê, sau đó so sánh đối
chiếu với DT năm nay
8 Chọn các nghiệp vụ kinh tế Phân tích Hiện hữu
phát sinh liên quan đến CP bảo
vệ rồi đối chiếu với hóa đơn,
hợp đồng liên quan
9 Chứng kiến kiểm kê TSCĐ của Kiểm tra vật Hiện hữu
công ty bao gồm các xe tải và chất
xe ô tô du lịch

Bài tập: Dưới đây là 1 số thủ tục kiểm toán mà KTV có thể tiến hành để thu
thập bằng chứng kiểm toán. Đối với từng thủ tục, hãy xác định loại pp mà KTV đã sử
dụng để thu thập bằng chứng (phân tích, xác nhận, phỏng vấn, tính toán lại, kiểm tra
tài liệu, kiểm tra vật chất, quan sát) và bằng chứng thu thập được thỏa mãn CSDL nào
(nếu là TN chi tiết)

TN Thử nghiệm cơ bản


Thủ tục kiểm toán Phương kiểm
pháp soát Thủ tục TN chi tiết
PT
1 Thảo luận với Giám đốc về khả năng Phỏng Đánh giá
thu hồi các khoản nợ vấn và phân bổ
2 Kiểm tra quy đổi các KPT có gốc Tính toán Đánh giá
ngoại tệ ra tiền Việt Nam lại và phân bổ
3 Kiểm tra giấy tờ về quyền sở hữu đối Kiểm tra Quyền và
với xe du lịch của công ty tài liệu nghĩa vụ
4 Tính tỉ lệ lãi gộp trong năm và so sánh Tính toán X
với các năm trước lại
5 Kiểm tra hóa đơn của người bán và Kiểm tra Hiện hữu
các tài liệu khác làm cơ sở cho các tài liệu
nghiệp vụ được ghi chép trên nhật kí
mua hàng
6 Chọn mẫu một số phiếu chi trong kì Kiểm tra X
để kiểm tra xem có sự xét duyệt của tài liệu
người có thẩm quyền hay không
7 Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ cuối kì Tính toán Đánh giá,
đối với các khoản tiền có gốc ngoại tệ lại phân bổ
8 Gửi thư yêu cầu nhà cung cấp xác Gửi thư Hiện hữu/
nhận số dư của KPT cuối kì xác nhận Quyền
9 Kiểm tra việc đánh số thứ tự liên tục Kiểm tra X
các phiếu thu trước khi sử dụng tài liệu

Bài tập: Case Study Donald Co


Donald Co điều hành một doanh nghiệp hàng không. Công ty cuối năm là ngày
31 tháng 7 năm 2017.
Bạn là kiểm toán viên cao cấp và bạn đã bắt đầu lên kế hoạch kiểm toán. Người
quản lý của bạn đã yêu cầu bạn có một cuộc họp với khách hàng và xác định mọi rủi
ro kiểm toán có liên quan để kế hoạch kiểm toán có thể được hoàn thành. Từ cuộc họp
của bạn, bạn xác định như sau:
Để mở rộng mạng lưới chuyến bay của họ, Donald Co sẽ cần phải mua thêm
máy bay; họ đã đặt hàng cho sáu chiếc máy bay khác với tổng chi phí ước tính là 20
triệu đô la và (1) công ty không chắc chắn liệu những chiếc máy bay này có được nhận
vào cuối năm hay không. Ngoài ra, (4) công ty đã chi khoảng 15 triệu đô la để tân trang
các máy bay hiện có của họ. Để tài trợ cho việc mở rộng Donald Co đã nộp đơn xin
khoản vay 25 triệu đô la. (2) Nó vẫn chưa được nghe từ ngân hàng về việc liệu họ sẽ
cho họ vay tiền.
Công ty nhận được đặt phòng từ các đại lý du lịch cũng như trực tiếp thông qua
trang web của họ. (3) Các đại lý du lịch được cho thời hạn tín dụng 90 ngày để trả cho
Donald Co, tuy nhiên, do điều kiện giao dịch khó khăn, một số khoản phải thu đang
phải vật lộn để thanh toán. Trang web được ra mắt vào năm 2016 và liên tục gặp khó
khăn với các khiếu nại của khách hàng rằng (5) vé đã được đặt và thanh toán trực tuyến
nhưng Donald Co không có hồ sơ về họ và do đó đã bán chỗ cho một khách hàng khác.
Donald Co từng bán vé thông qua một trung tâm cuộc gọi lớn nằm gần trụ sở
chính của họ. Tuy nhiên, vào tháng Năm (6)họ đã đóng cửa nó và làm cho lực lượng
lao động lớn trở nên dư thừa.
Yêu cầu:
Mô tả 5 rủi ro kiểm toán và đề xuất phản ứng của kiểm toán viên đối với từng rủi ro
trong việc lập kế hoạch kiểm toán của Donald
Bài làm:
(1) : Sai sót này làm ảnh hưởng đến BCT về giá trị tài sản, vì chỉ có tài sản tồn
tại ở cuối năm mới có thể đưa vào BCTC, và sai sót này làm vi phạm tính hiện hữu.
Với sai sót này KTV sẽ phải thảo luận với ban quả lý của đơn vị để xem máy bay này
đã được gửi thật chưa, nếu rồi xác minh thực tế bằng cách kiểm kê.
(2) Sai sót này sẽ làm hưởng hưởng là thiếu thông tin kiểm toán tại thời điểm
này vì đơn vị đã đặt 6 chiếc máy bay, thế nhưng, ngân hàng vẫn chưa chắn sẽ giải ngân
cho công ty, ví dụ trường hợp, máy bay về nhưng ngân hàng lại không chấp nhận cho
vay, thì công ty sẽ có tiền trả và nếu không trả được tiền sẽ mất khả năng thanh toán
và sẽ dấn đến phá sản, giả định hoạt động liên tục của đơn vị sẽ bị vi phạm, BCTC sẽ
ko được lập trên cơ sở hiện tại. Lúc này KTV cần phải gửi thư xác nhận đên ngân hàng
xem trong thời điểm đó, ngân hàng đã thật sự cho công ty vay hay không.
(3) Rủi ro đó chính là phải gia tăng khoảng mục nợ khó đòi, trong trường hợp
này KTV phải xem xét và đánh giá chi tiết theo chủ nợ về khoảng mục nợ khó đòi này
và chi tiết từng khoảng nợ phải thu để đánh giá và lập dự phòng hợp lý.
(4) Rủi ro là cái chi phí cho hoạt động sửa chữa có thể bị ghi nhận sai so với
khoảng mục của nó là vì sủa chữa các tài sản đang tồn tại có 2 trường hợp xảy ra : sửa
chữa bảo trì là khoảng mục chi phí, còn sửa chữa nâng cấp máy bay sẽ được xem là
vốn hóa. KTV sẽ kiểm tra lại xem 15 triệu đô này liên quan đến nhwungx chi phí nào
đủ điều kiện vốn hóa thì sẽ vốn hóa ra tài sản còn những chi phí nào chỉ dùng bảo trì,
sửa chữa thì sẽ ghi nhận vào chi phí.
(5) Rủi ro ở đây sẽ ảnh hưởng đến sai sót khoảng mục doanh thu vì việc bán vé
cho khác hàng rồi nhưng vẫn tiếp tục bán vé đó cho một khách hàng khác làm việc ghi
nhận doanh thu bị lặp lại 2 lần, doanh thu sẽ có thể bị khai khống.
(6) Việc đóng cửa này sẽ làm ảnh hưởng sai sót đến BCTC. Bởi việc đóng cửa
và sa thả nhân viên sẽ dẫn đến việc , đơn vị sẽ phải bồi thường cho các nhân viên bị sa
thải và chi phí đền bù này phải được ghi nhận vào BCTC khoảng mục nợ phải trả.
KTV phải kiểm tra các khoảng đền bù cho nhân viên

CHƯƠNG 5: BÁO CÁO KIỂM TOÁN


Bài 1: Anh/ chị đưa ra ý kiếm gì về tình huống sau đây
KTV kiểm toán cho công ty ABC
Thông tin về mức trọng yếu như sau:
- Tổng tài sản ( triệu đồng): 600,000
- Lợi nhuận sau thuế: 320,000
- Mức tổng thể cho tổng BCTC
( M1= 5% lợi nhuận sau thuế) 16,000
- Mức trọng yếu thực hiện
( PM= M1*50%): 8,000
- Mức sai sót không đáng kể
( CTM=10%*PM) 800
TH1:
Ảnh hưởng đến LNST
Sai sót phát hiện
Hàng tồn kho (khóa sổ)
Nợ phải thu (dự phòng)
Tài sản cố định ( vốn hóa) 4,000
4,000
Sai sót dự kiến
Hàng tồn kho ( tính giá)
Nợ phải thu (xác nhận)
Tổng sai sót không điều chỉnh 4,000

Ý kiến đưa ra: Chấp nhận toàn phần vì sai sót không trọng yếu và không lan tỏa
(các sai sót nằm ở sai sót dự kiến đều nằm ở dưới mức trọng yếu thực hiện và tổng sai
sót không vượt quá mức trọng yếu của tổng thể BCTC)
TH2:
Ảnh hưởng đến LNST
Sai sót phát hiện
Hàng tồn kho (khóa sổ) 1,400
Nợ phải thu (dự phòng) 1,700
Tài sản cố định ( vốn hóa) 1,900
5,000
Sai sót dự kiến
Hàng tòn kho ( tính giá) 1,200
Nợ phải thu (xác nhận) 1,500
2,700
Tổng sai sót không điều chỉnh 7,700
Ý kiến đưa ra: Chấp nhận toàn phần vì sai sót lan tỏa nhưng không trọng yếu.
(sai sót xảy ra ở khá nhiều khoảng mục tức là sai sót này lan tỏa nhưng tổng hợp lại
từng sai sót trên từng khoảng mục lại không lớn hơn mức trọng yếu và tổng thể sai sót
cũng không vượt quá mức trọng yếu tổng thể)
TH3:
Ảnh hưởng đến LNST
Sai sót phát hiện
Hàng tồn kho (khóa sổ) 1,400
Nợ phải thu (dự phòng) 1,700
Tài sản cố định ( vốn hóa) 9,500
12,600
Sai sót dự kiến
Hàng tòn kho ( tính giá) 1,200
Nợ phải thu (xác nhận) 1,500
2,700
Tổng sai sót không điều chỉnh 15,300
Ý kiến đưa ra: Ý kiến ngoại trừ vì sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa (TSCĐ
có sai sót lớn hơn mức trọng yếu nhưng tổng thể sai sót lại không lơn hơn mức trọng
yếu của tổng thể báo cáo tài chính vì vậy nó không thuộc sai sót lan tỏa)
TH4:
Ảnh hưởng đến LNST
Sai sót phát hiện
Hàng tồn kho (khóa sổ) 1,400
Nợ phải thu (dự phòng) 9,000
Tài sản cố định ( vốn hóa) 17,000
27, 400
Sai sót dự kiến
Hàng tòn kho ( tính giá) 1,200
Nợ phải thu (xác nhận) 3,500
4,700
Tổng sai sót không điều chỉnh 32,100
Ý kiến đưa ra: Ý kiến trái ngược vì sai sót trọng yếu và lan tỏa ( khoảng nợ phải
thu và tài sản cố đinh đều có sai sót lớn hơn PM và tổng thể sai sót cũng lớn hơn mức
trọng yếu của tổng thể BCTC được chấp nhận vì thế nó làm ảnh hưởng lan tỏa. Bên
cạnh đó, KTV đã thu thập được các bằng chứng sai sót, nhưng đơn vị lại không đồng
ý, hai bên bị bất đồng quan điểm với nhau, thế nên đưa ra ý kiến trái ngược)
Bài 2 ( trang 207)
a. Công ty HL luôn sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho. Trong
niên độ hiện hành, công ty đã sử dụng phương pháp LIFO nhưng không công bố thông
tin có liên quan theo yêu cầu của VAS 02- hàng tồn kho VAS 29- thay đổi chính sách
kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.
=> Ý kiến đưa ra là ý kiến trái ngược vì tôi cho rằng ý kiến thay đổi giá vốn
hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng đến nhiều khoảng mục ví dụ như khoảng mục hàng tồn
kho, giá vốn hàng bán,… từ đó làm dẫn đến sai sót lan tỏa và làm anh hưởng đến tổng
thế BCTC.
b. Do ký hợp đồng sau ngày kết thúc kế toán niên độ nên KTV không chứng
kiến kiểm kê hàng tồn kho của đơn vị. Khoảng mục này được xác định là rất trọng yếu.
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, KTV cho rằng BCTC của công ty đã trình bày trung thực
và hợp lý, kể cả khoảng mục hàng tồn kho, vì đã sử dụng các khoảng mục kiểm toán
khác thay thế.
=> Ý kiến chấp nhận toàn phần vì KTV không chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho
của đơn vị chính vì thế không có đủ bằng chứng hay kết luận nào thế nhưng KTV đã
đưa ra các kiểm toán thay thế .
c. Một số tài liệu về xây dựng cơ bản bị thất lạc nên KTV không tìm thấy bằng
chứng nào chứng minh cho giá trị xây dựng dở dang của công trình x.
=> Từ chối đưa ra ý kiến vì KTV không đưa ra đầy đủ bằng chứng vì giấy tờ cơ
bản. Hoặc có thể đưa ra ý kiến ngoài trừ nếu tình huống phân tích có sai sót lan toản
lớn.
d. Trong báo cáo thường niên của công ty có một bảng tóm tắt các két quả được
chủ yếu của công ty trong năm tài chính. KTV nhận thấy các thông tin này không nhất
quán một cách trọng yếu với BCTC mà mình đã kiểm toán và được đính kèm trong
báo cáo thường niên. Sau khi rà soát lại KTV thấy rằng cần phải điều chỉnh lại bảng
tóm tắt nói trên nhưng công ty không đồng ý.
=> Ý kiến chấp nhận toàn phần vì bảng báo cáo không hề gây ảnh hưởng đến
tính chính xác của BCTC.

You might also like