You are on page 1of 7

Topic 1: Nghề sáng tạo và nỗi lo về sức khỏe tâm lý.

Vincent van Gogh, Beethoven, Robin Williams, Marilyn Monroe, Alexander McQueen,
Tony Scott, Choi Jin Sil, Kim Jong-hyun, Choi Jin-ri (Sulli), Chester Bennington,
AVICII, … Đây chỉ là một số ít trong số những nghệ sĩ đã qua đời vì tự tử. Những người
trong ngành sáng tạo và nghệ thuật thật khó để tránh khỏi những áp lực và những ảnh
hưởng nặng nề bởi tính chất công việc của họ. Do đó họ dễ dàng bị tấn công bởi những
vấn đề tâm lý như stress, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, đa
nhân cách … Đã đến lúc chúng ta cùng nhìn nhận nghiêm túc và đồng cảm một cách sâu
sắc tới những vấn đề mà họ - những người làm nghề sáng tạo đang phải đối mặt.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, 7,6% người trên 12 tuổi
mắc bệnh trầm cảm, theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến
nhất thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật, họ ước tính rằng
khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm trên toàn cầu (trong đó những người ở
độ tuổi thanh thiếu niên chiếm khoảng 40 %). Ở Việt Nam, nghiên cứu của viện sức khỏe
tâm thần có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ
trầm cảm chiếm 25%. Các số liệu trên đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm
trọng của bệnh lý này.
Những căn bệnh tâm lý có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, trên bất kỳ ai nhưng một vài nghiên
cứu cho rằng: Những người làm sáng tạo như: Truyền thông, thời trang, âm nhạc, văn
học, nghệ thuật, thiết kế… có khả năng mắc bệnh cao hơn những ngành nghề khác. Cũng
không quá bất ngờ vì chúng ta thường xuyên nghe kể về những câu chuyện các nghệ sĩ bị
áp lực dẫn đến tự sát, các diễn viên vì quá nhập tâm vào vai mà đánh mất bản thân mình,
các designer ngày đêm chạy deadline, sửa thiết kế đến mức stress hay là những content
creator vắt óc suy nghĩ ý tưởng đến cạn kiệt chất xám… Trong văn hóa agency, người ta
vẫn còn thái độ kỳ thị đối với tình trạng sức khỏe tinh thần. Có lẽ một số người nhìn nhận
trầm cảm như là dấu hiệu của sự yếu đuối và lo sợ sự nghiệp sẽ bị đe dọa. Vì thế họ luôn
kìm nén và chịu đựng, cố gắng tạo cho mình vẻ ngoài tích cực như là tỏ ra tràn đầy năng
lượng và luôn vui vẻ, ở lại văn phòng làm việc đến khuya hay những ngày cuối tuần tăng
ca không nghỉ ngơi để kịp hoàn thành deadline đến thời gian chăm sóc bản thân, tự nấu
cho mình một bữa cơm cũng không có. Môi trường và điều kiện làm việc áp lực và mức
độ đào thải cao như vậy rất dễ mắc phải những vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Điều này
diễn ra nhiều đến mức mọi người còn lầm tưởng rằng đây là văn hóa của ngành sáng tạo.
Lý do mình viết bài blog này để nhằm nhấn mạnh rằng: Sự hiện diện của căn bệnh tâm lý
này đã và đang tồn tại trong ngành sáng tạo và nó không hề là một thứ để mong muốn, để
khoe khoang càng không để tỏ ra khác biệt. Những người thuộc ngành này rất dễ gặp
phải những vấn đề tâm lý đó hơn người bình thường nhưng không có nghĩa họ phải chấp
nhận điều đó như một phần trong công việc và cả cuộc sống.
Vô vàn những sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật là kết quả của những rối loạn trong tâm trí
những người nghệ sĩ nhưng sự thật là họ đã phải gánh chịu những tổn thương, tổn hại về
tâm lý là vô cùng lớn. Mình đã từng đọc ở đâu đó rằng:
“Một cuộc đời liên tục bị đày đọa bởi những rối loạn tâm thần là một cuộc đời không một
ai nên có, và càng đáng tiếc hơn nữa nếu đó là cuộc đời của một người nghệ sĩ vĩ đại.”
Chắc hẳn mọi người đều biết đến câu chuyện về Vincent van Gogh tự cắt tai mình, tự làm
tổn thương bản thân và dằn vặt mỗi ngày và đến cuối cùng, ông đã sụp đổ và tự bắn vào
ngực kết liễu cuộc đời mình ở tuổi 37. Tiếp đến là designer hàng đầu của nhà Givenchy –
Alexander McQueen, ông là nạn nhân của bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu do cường độ
công việc quá khắc nghiệt. Vào năm 40 tuổi, ông đã treo cổ tự vẫn. Trong thời gian gần
đây, cụ thể là vào 3 năm trước, cả thế giới bàng hoàng và tiếc thương vô bờ với sự ra đi
của huyền thoại âm nhạc điện tử (EDM) - AVICII. Đang trên đỉnh cao của sự nghiệp, anh
đã phải tuyên bố dừng việc đi tour và lưu diễn vì những vấn đề sức khỏe và tâm lý
nghiêm trọng. Người hâm mộ đang vô cùng kỳ vọng về sự quay trở lại cống hiến cho nền
âm nhạc thế giới thì vào ngày 20/4/2018, huyền thoại EDM đã ra đi mãi mãi. Cảm hứng
nghệ thuật có thể đến từ bất kỳ đâu nhưng thật nguy hiểm khi chúng đến từ những tổn
thương trong cuộc sống của những người nghệ sĩ.
Ngoài ra, câu chuyện bị vắt kiệt sức lao động, vắt kiệt chất xám của những người làm
nghề sáng tạo chắc cũng không còn lạ lẫm với mỗi chúng ta. Họ bị chèn ép về thời gian
và khối lượng công việc, áp lực đào thải cũng rất lớn. Điều này đến từ đâu? Theo mình,
nó đến từ một bộ phận những người ngoài ngành, không thực sự hiểu về công việc của
người làm sáng tạo, họ coi nhẹ công sức lao động trí óc, lao động chất xám. Họ nghĩ rằng
những ý tưởng thì thường nảy ra rất nhanh và không tốn công sức như công việc lao động
chân tay. Nhưng thực tế không hề vậy! Bản chất ngành này đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo,
không ngừng sáng tạo, sáng tạo hơn nữa. Một điều khủng khiếp sẽ ập tới nếu họ vấp phải
vấn đề đó là: Bí ý tưởng. Và cùng với áp lực công việc đang thúc ép, “bộ não” của hộ
dường như nổ tung và những vấn đề về tâm lý tinh thần cứ thế từ từ len lỏi vào tâm thức
và dần dần nó sẽ đưa họ vào vòng xoáy vô tận nơi mọi thứ toàn sự lo lắng, áp lực và trầm
cảm.
Lý do tiếp theo mà những người làm sáng tạo phải đối mặt với những áp lực này mỗi
ngày đó chính là niềm đam mê. Họ chấp nhận những sự khắt khe, những định kiến để
được sống và làm công việc mình yêu thích. Mọi người thường coi nghẹ những căn bênh
tâm lý nên lâu dần, họ bị mặc định là phải im lặng và chấp nhận những rủi ro tâm lý, tâm
thần. Nhưng xin được nhắc lại một lần nữa : Những nguy cơ về bênh tâm lý là có nhưng
không có nghĩa người làm sáng tạo phải chấp nhận điều đó như một phần của cuộc sống
hay công việc. Nếu chúng ta đang làm công việc mình yêu thích nhưng lại cảm thấy mệt
mỏi và bức bối thì liệu có gì đó sai sai ở đây hay chăng?
Một ví dụ cụ thể trong ngành thiết kế, các designer luôn bị mặc định là PHẢI im lặng và
chấp nhận những yêu cầu từ công việc, từ cấp trên, từ khách hàng. Họ luôn phải trong
tinh thần sẵn sang lắng nghe và sẵn sàng sửa thiết kế. Lắng nghe những lời chê bai hoặc
một đoạn hội thoại bắt đầu bằng: “Ủa em?” mà đương nhiên là không bàn cãi, tranh luận
và sửa thiết kế đến khi nào khách hàng ưng ý hoặc yêu cầu trở về bản thiết kế đầu tiên.
=)))
Đương nhiên những tổn thương này không thể được chữa lành bởi vài lời động viên nhẹ
nhàng từ cấp trên: “Thôi em cố gắng vậy!” hoặc những bữa liên hoan nhóm nho nhỏ sau
khi hoàn thành dự án hay một khoản tiền thưởng nho nhỏ cuối tháng. Khi tiệc tàn, đồng
lương tiêu hết thì vấn đề trong công công việc mà họ phải đối mặt mỗi ngày vẫn nguyên
như vậy, không thay đổi.
Cho nên theo mình, mỗi người kể cả người trong ngành hay ngoài ngành đều nên có nhận
thức đúng đắn và thay đổi bằng hành động để thay đổi tính chất công việc ngành sáng tạo
theo một hướng tích cực nhất có thể, xây dựng một nền văn hóa cởi mở và khuyến khích,
lắng nghe và thấu hiểu, tôn trọng ý kiến và sự khác biệt. Đừng để ai đó “chết trong lòng
nhiều chút” chỉ vì theo đuổi đam mê của mình!
Thu Trang Nguyễn

Topic 2: AVICII – Thứ âm nhạc tuyệt vời, một cuộc đời sống mãi
Mình rất ấn tượng với câu nói trong Coco - một bộ phim hoạt hình nói về cách mà chúng
ta nên yêu thương và nhớ đến nhau dù còn sống hay đã mất đi... Đó là: “Họ chỉ thật sự
mất đi khi không ai trên trần gian này còn nhớ đến họ”.
thì bắt đầu bằng sự nghiệp ik
sau đến âm nhạc tuỵt zời

gồi lý giải do bệnh tâm lý nên có khả năng chạm đến những cảm xúc sâu nhất của mn

gồi cảm xúc cá nhân khók ỉa thôi


AVICII: TRUE STORIES - Official Trailer - YouTube film
Avicii – Official site web
Sách về avicii
Avicii đã có mô ̣t cuô ̣c đời nghê ̣ sĩ đẹp tới mức scandal duy nhất mà anh tạo ra lại chính là
sự ra đi bất ngờ của mình.

 1 Sự nghiệp huy hoàng


AVICII, tên thật là Tim Bergling sinh ngày 8 tháng 9 năm 1989 tại Stockholm,
Thụy Điển. Với tài năng thiên bẩm, anh bắt đầu sáng tác nhạc từ năm lên 8 tuổi và
có đam mê mãnh liệt với nhạc house. Sau này, anh bắt đầu mày mò và tìm cách
dùng các phần mềm để sản xuất âm nhạc của chính mình. Anh tạo tài khoản trên
Myspace, bắt đầu chia sẻ nhạc của mình với cộng đồng mạng và trở nên nổi tiếng.
Tên tài khoản Myspace, cũng là tên nghệ danh của Tim – AVICII (ký hiệu: ◢◤)
bắt nguồn từ Phậ t Giáo, dùng để chỉ tầng thứ 8 của Địa Ngục - 'avīci-naraka'.
Tầng địa ngục thứ 8 - theo quan niệ m của người Á Đông - là nơi dành cho
những kẻ thân mang trọng tộ i ở thế giới bên kia, vì thế cái tên AVICII nghe có
vẻ mang hơi hướng đen tối và u ám; tuy nhiên thứ âm nhạc mà anh làm ra lại
rất đỗi đẹp đẽ và trong trẻo.
Buổi biểu diễn đầu tiên của Avicii với tư cách DJ từng diễn ra vào thời học
sinh. Năm 2007, anh bắt đầu ký tên với hãng đĩaDejfitts Plays. 4 năm sau đó,
năm 2011, bản hit “Levels” ra đời, cái tên Avicii mới được chú ý trên toàn thế
giới. Và dĩ nhiên rồi, Avicii là một trong số những DJ có thể dễ dàng kiếm hơn
200.000 USD trở lên cho mỗi set diễn kéo dài từ 1 tới 2 tiếng đồng hồ và phủ
sóng khắp các lễ hội âm nhạc lớn trên thế giới.
(insert- levels)
Năm 2012, Avicii được để cử một giải Grammy cho hạng mục "Best Dance
Recording" cho track "Sunshine" hợp tác cùng DJ người Pháp David Guetta.
Năm 2013, album “True” ra đời cùng một loạt bản hit như: Wake me up, Hey
brother, Addicted to you, … đã làm khuấy đảo làng EDM thế giới. Đặc biệt là
sự thành công vang dội của ca khúc Wake me up khi mà chỉ sau một đêm,
"Wake Me Up" đã tăng 22 triệu lượt xem trên youtube, đưa MV cán mốc hơn
1,5 tỉ lượt view.
Năm 2015, AVCII cho ra mắt album “Stories” sau một thời gian chờ đợi từ
hâm mộ. Tháng 7 năm 2014, Avicii trả lời phỏng vấn Rolling Stone rằng anh
đã viết đến 70 ca khúc cho album này của mình. Quả là một nỗ lực phi thường
cùng với cái tâm và cái tầm của người làm nhạc khi mà vào thời điểm đó, sức
khỏe của anh đã xuất hiện những vấn đề. Các ca khúc “Waiting for love”, “The
day”, “The Night”, … liên tục chiếm giữ những vị trí cao trong nhiều bảng xếp
hạng lớn, khẳng định vị trí của AVICII trong bản đồ DJ thế giới.
Năm 2016, sau 10 năm hoạt động âm nhạc, AVICII tuyên bố giải nghệ trong sự
bàng hoàng của người hâm mộ trên khắp thế giới. Sức khỏe của anh đã gặp
nhiều bất ổn và anh cần giành thời gian cho bản thân. Nhưng điều đó không có
nghĩa là anh dừng việc làm nhạc, dừng việc truyền cảm hứng, động lực sống
cho người nghe. Năm 2017 Avicii trở lại với mini album “Avĩci” và lời hứa hẹn
đây chỉ là một phần nhỏ của album sắp tới. Trong những dòng chia sẻ cuối
cùng của mình, Avicii vẫn lạc quan và đầy năng lượng: “Năm ngoái, tôi đã
ngừng biểu diễn live, nhiều người trong các bạn nghĩ chắc tôi giải nghệ rồi.
Nhưng ngừng diễn live không có nghĩa là dấu chấm hết của Avicii hay tôi sẽ
ngừng sự nghiệp âm nhạc. Thay vào đó, tôi đã quay lại nơi mà mọi thứ trở nên
thật rõ ràng – studio thu âm. Giai đoạn kế tiếp, tôi sẽ quay lại với đam mê sản
xuất âm nhạc cho các bạn. Nó sẽ là khởi đầu của một điều hoàn toàn mới. Tôi
mong các bạn sẽ yêu thích sản phẩm mới nhiều như tôi”.
Avicii đã có mô ̣t cuô ̣c đời nghê ̣ sĩ đẹp tới mức scandal duy nhất mà anh tạo ra lại
chính là sự ra đi bất ngờ của mình…

 1 Thứ âm nhạc tuyệt vời


Avicii được gọi là "ngọn hải đăng của sáng tạo và cảm hứng sống tích cực", với
thứ âm nhạc tô đậm một thông điệp xuyên suốt: hãy sống rực rỡ, hãy tận hưởng
những tháng ngày tuổi trẻ, hãy để lại sau lưng một cuộc đời đáng nhớ. Âm nhạc
của Avicii có mô ̣t sự kết nối với những tâm sự và trải nghiê ̣m chơi vơi của những
người trẻ trước nhiều ngưỡng cửa cuô ̣c đời. Nhạc của AVICII giống như những
câu chuyê ̣n được kể lại dưới tâm sự đôi khi của chính anh, đôi khi lại là của ca sĩ
thể hiê ̣n bài hát. Như mô ̣t ví dụ điển hình nhất, ca khúc làm nên tên tuổi của Avicii
"Wake me up" được viết lời bởi Aloe Blacc, và nguồn cảm hứng của ca khúc này
tới từ viêc̣ Aloe - trong mô ̣t chuyến đi cách đây vài năm - bỗng cảm nhâ ̣n được
cuô ̣c sống của mình thâ ̣t sự rất tuyê ̣t vời, và bản thân mình cần phải tỉnh dâ ̣y khỏi
giấc mơ hiê ̣n tại để tiếp tục cố gắng.
(insert – wake me up) So wake me up when it's all over
Vì vậy hãy đánh thức tôi dậy khi mọi thứ kết thúc
When I'm wiser and I'm older
Khi tôi khôn ngoan và chín chắn hơn
All this time I was finding myself
Từ trước tới giờ tôi luôn đi tìm bản ngã của mình
And I didn't know I was lost
Và tôi không biết tôi đã lạc lối
Trong sự nghiệp của AVICII, có lẽ ca khúc truyền cảm hứng để lại ấn tượng sâu
đậm nhất trong lòng người nghe đó chính là “The Nights”
He said, "One day you'll leave this world behind
Ông bảo: "Một ngày nọ, con sẽ bỏ cả thế giới này lại đằng sau
So live a life you will remember."
Để sống một cuộc đời con sẽ nhớ mãi"
My father told me when I was just a child
Cha tôi nói với tôi khi tôi còn là một đứa trẻ
These are the nights that never die
Đây là những đêm không bao giờ tàn lụi

Ở The Nights, AVICII lại tâm sự về cách nhìn nhâ ̣n cuô ̣c đời, về sự sống hay cái
chết, về những nỗi sợ trước cả thế giới mà hành trang đầu tiên chỉ là lời khuyên
"đừng sợ hãi” từ cha của mình. Những ca từ giàu cảm xúc như vậy là minh chứng
không thể thuyết phục hơn cho cảm hứng sống mà âm nhạc của AVICII mang lại
cho người nghe. Khi anh còn sống, và vẫn còn trẻ, những câu hát đó truyền cho
hàng triệu người nghe khao khát sống đẹp, sống trọn vẹn cuộc đời ngắn ngủi của
mỗi người.
 Chuyện về chàng DJ mắc chứng sợ đám đông
Sự nổi tiếng luôn đi kèm với những áp lực. Càng nổi tiếng, sự chú ý đến từng hành
động cử chỉ lại càng lớn. Đối với Tim, dường như điều đó lại trở thành một bi
kịch. Xuất phát điểm của anh là một Bedroom producer, nơi chỉ có anh làm bạn
với âm nhạc. Anh đã từng chia sẻ: “Tôi là người hướng nội. Biểu diễn trực tiếp
luôn là điều khó khăn. Tôi hấp thụ quá nhiều năng lượng tiêu cực". Sự quan tâm
của quá nhiều người trong đám đông khiến anh cảm thấy sợ hãi. AVICII yêu âm
nhạc, yêu sân khấu, yêu những khoảnh khắc bùng nổ với hàng triệu khán giả,
nhưng anh cũng sợ sân khấu, sợ ánh mắt ngưỡng mộ lẫn tò mò, nhòm ngó mà
khán giả dành cho mình. Cho nên, trước mỗi buổi diễn anh đều uống rượu để vượt
qua những lo lắng, bồn chồn và cả nỗi sợ đám đông của mình. Rượu, cùng với cơn
“cuồng công việc” của anh đã tàn phá sức khỏe của anh một cách khủng khiếp.
Anh liên tục phải nhập viện và hủy show để nghỉ ngơi. Nhưng sự thật là Tim
không hề nghỉ ngơi mà vẫn lao vào viết nhạc. Như mình đã nói ở trên, anh ấy thực
sự đã dùng thời gian dưỡng bệnh của mình để gấp rút hoàn thành album “True”
(album đã làm cộng đồng EDM dường như bùng nổ).
Tuy đang gặp rất nhiều rắc rối với chứng bệnh rối loạn lo âu nhưng Tim vẫn hiểu
rằng, anh mang trong mình một sứ mệnh đó là truyền cảm hứng sống tích cực đến
cộng đồng, cho nên anh dường như đã đặt cả câu chuyện bản thân vào trong từng
tác phẩm. Chính bởi điều này nên thứ âm nhạc anh mang đến dường như thấu hiểu
người nghe, vỗ về an ủi và chạm đến những cảm xúc sâu sắc nhất trong mỗi
người. “Tôi muốn làm ra những lời ca động viên người khác, tôi nghĩ chúng ta nên
động viên nhau bằng âm nhạc” – Avicii chia sẻ trong một buổi phỏng vấn. Không
giống với xu hướng làm nhạc thời đại nay, rất khó để tìm được yếu tố tiêu cực, vị
kỷ hay những chuyện tình cảm nam nữ tính dục đơn thuần trong nhạc của Avicii.
Trong những giai điệu của anh, cuộc sống dù buồn bã, bế tắc, nhưng vẫn sẽ có
“một ngày tốt hơn” đang đợi. (For A Better Day – tên một bài hát của Avicii)

 Nhưng Tim, anh sẽ sống mãi trong lòng người hâm mộ!
Mình vẫn nhớ như in vào một ngày của 3 năm trước, khi nghe tin thần tượng của
mình đã vĩnh viễn ra đi với lý do được cho là tự tử. Lúc đó tâm trí mình như chết
lặng, mình gần như thức trắng đêm đó, điên cuồng tìm kiếm thông tin với hy vọng
rằng tin này chỉ là tin giả. Cũng giống như mình, rất nhiều những người hâm mộ
khác của AVICII đều tin rằng anh luôn nỗ lực để tự chữa lành bản thân, không từ
bỏ âm nhạc - khi mà vừa trước đó không lâu anh cho ra mắt mini album “AVĨCI”
và luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với Tim. Thế nhưng ngày
20/4/2018, mọi thứ đã thực sự kết thúc. Cả thế giới bàng hoàng và mất mát khi
Avicii đột ngột qua đời ở Muscat, Oman.
Nhưng mình tin rằng, những di sản mà AVICII để lại đều mang giá trị lớn lao và
trường tồn mãi mãi. Trong mỗi trái tim của những người yêu âm nhạc thực thụ đều
vĩnh viễn có một chỗ trống dành cho anh - Tim Bergling. Có rất nhiều cách để
tưởng nhớ về Tim, đối với mình có lẽ là:
*Nếu bạn cảm thấy quan tâm, đừng ngần ngại click vào link để xem thử nhé!
- 1 playlist nhạc replay rất nhiều lần không biết chán
https://open.spotify.com/playlist/37i9dQZF1DXcXBWjiVEM8R?
si=2e8dc4dfb08e4636
- 1 website khi bạn muốn viết cho Tim hoặc đơn giản chỉ muốn đọc những dòng
tâm sự của người hâm mộ và ngắm nhìn những hình ảnh của anh
- Bộ phim tài liệu quý giá "Avicii: True Stories" kể về cuộc đời và sự nghiệp của
AVICII và khắc họa mặt trái của danh tiếng và tiền bạc trong ngành công
nghiệp âm nhạc.
Có một câu thoại mà mình rất ấn tượng trong Coco - một bộ phim hoạt hình nói về
cách mà chúng ta nên yêu thương và nhớ đến nhau dù còn sống hay đã mất đi...
Đó là: “Họ chỉ thật sự mất đi khi không ai trên trần gian này còn nhớ đến họ”.
Cho nên Tim, anh đã sống một cuộc đời thực sự đáng nhớ và anh sẽ sống mãi
trong lòng người hâm mộ!
Rest in peace, Tim Bergling.

You might also like