You are on page 1of 5

Điểm Lời phê của giảng viên

Bài làm:
Câu 1: Phân biệt Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế
* Khái niệm:
- Công pháp quốc tế: là hệ thống quy phạm pháp luật hay các nguyên tắc điều
chỉnh quan hệ chính trị hay khía cạnh chính trị của các quan hệ xã hội khác phát
sinh giữa các chủ thể của công pháp quốc tế.
- Tư pháp quốc tế: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa các cá nhân, tổ
chức với nhau của tư pháp quốc tế.
* Phân biệt:

Công pháp quốc tế Tư pháp quốc tế


- Bao gồm 3 nhóm là: - Bao gồm:
+ Các quốc gia có chủ quyền + Cá nhân
+ Các dân tộc đang đấu tranh + Pháp nhân
giành quyền tự quyết + Quốc gia
Chủ thể + Các tổ chức quốc tế liên
chính phủ
- Chủ thể chủ yếu là quốc gia - Chủ thể cơ bản là cá nhân,
pháp nhân, chủ thể đặc biệt
quốc gia
- Các quan hệ chính trị Các quan hệ dân sự theo nghĩa
Phạm vi - Các khía cạnh chính trị của rộng có yếu tố nước ngoài
điều chỉnh các quan hệ xã hội khác

1
- Điều ước quốc tế, tập quán - Pháp luật quốc gia, điều ước
quốc tế và một số loại nguồn quốc tế, tập quán quốc tế, thực
Nguồn luật khác tiễn xét xử của toà án, trọng
điều chỉnh tài quốc tế
- Nguồn luật điều chỉnh chủ yếu - Nguồn luật điều chỉnh chủ
là điều ước quốc tế. yếu là pháp luật quốc gia.

Câu 2: Cho ví dụ về quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Công pháp
quốc tế. Giải thích?
Công pháp quốc tế là hệ thống quy phạm pháp luật hay các nguyên tắc
điều chỉnh quan hệ chính trị hay khía cạnh chính trị của các quan hệ xã hội
khác phát sinh giữa các chủ thể của công pháp quốc tế.
VD: Quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia trong việc Indonesia tổ chức tuần lễ
văn hóa của Indonesia tại Thái Nguyên.
Giải thích:
- Đây là khía cạnh chính trị về quan hệ văn hóa thuộc đối tượng điều chỉnh
của Công pháp quốc tế
- Sự kiện phát sinh giữa 2 quốc gia độc lập có chủ quyền là Việt Nam và
Indonesia.
Câu 3: Bình luận ý kiến sau: “Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật chỉ
nêu lên cách xử sự bắt buộc mà chủ thể ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã dự kiến
trong bộ phận giả định phải thực hiện”.
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật, trong đó nêu rõ cách xử
sự mà mọi chủ thể phải xử sự theo khi họ ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu lên
trong phần giả định của quy phạm pháp luật.
Ý kiến trên là ý kiến ĐÚNG vì: Ta đã biết phải từ giả định mới có các bộ phận
quy định và chế tài, nên những quy định phải có bộ phận giả định thì mới được
hình thành. Và bộ phận quy định cho phép chủ thể được, không được hoặc bắt
buộc phải thực hiện.
 Kết luận: Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật chỉ nêu lên cách xử
sự bắt buộc mà chủ thể ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã dự kiến trong bộ
phận giả định phải thực hiện.
Câu 4: Cho ví dụ về quan hệ pháp luật Tư pháp quốc tế? Giải thích?

2
Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa các cá nhân, tổ
chức với nhau của tư pháp quốc tế
VD: Chị Nguyễn Thị B đầy đủ năng lực chủ thể, mang quốc tịch Việt Nam kết
hôn với anh William đầy đủ năng lực chủ thể, mang quốc tịch Anh, cả 2 đều đủ
tuổi kết hôn và đã tham gia đăng kí kết hôn tại UBND phường Đức Thắng, Việt
Nam.
Giải thích:
- Quan hệ giữa chị B và anh William là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng phát
sinh trong giao lưu dân sự thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, cụ
thể là quan hệ hôn nhân – gia đình
- Trong quan hệ pháp luật này có yếu tố nước ngoài thể hiện ở chỗ một bên
chủ thể tham gia là anh William đầy đủ năng lực chủ thể, mang quốc tịch Mỹ.
Câu 5: Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích? Theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác Lê Nin: “Nhà nước là sản phẩm của xã hội loài người, tồn tại vĩnh cửu và
bất biến.”
Nhà nước, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi xã hội
loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp
nắm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn
bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của
giai cấp thống trị.
Đây là khắng định SAI vì: Tuy Nhà nước là sản phẩm của xã hội loài
người nhưng nó không tồn tại vĩnh cửu và bất biến. Bởi lẽ, Nhà nước chỉ ra đời
khi xuất hiện chế độ sở hữu tư về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động; có giai
cấp và tồn tại những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Mục đích ra
đời của Nhà nước là để quản lý và phân chia lại tự liệu sản xuất, đặt ra các chế
tài, quy định và đưa ra các khuôn khổ để mọi người làm theo khi có sự phân hóa
trong xã hội. Và khi xã hội phát triển đến tận cùng, sự phân hóa xã hội và phân
biệt giai cấp biến mất, những điều kiện cho sự tồn tại của Nhà nước không còn
nữa thì Nhà nước cũng không còn.
 Kết luận: Nhà nước là sản phẩm của xã hội loài người nhưng nó không
tồn tại vĩnh cửu và bất biến.
Câu 6: Phân biệt quyền lực trong xã hội thị tộc và quyền lực Nhà nước.
* Khái niệm:

3
- Quyền lực trong xã hội thị tộc: là quyền lực do các thành viên trong xã hội
lập nên nhằm duy trì và thể hiện lợi ích của thành viên trong xã hội và được bảo
đảm thực hiện bởi dư luận xã hội, cưỡng chế xã hội
- Quyền lực Nhà nước: là quyền lực do giai cấp thống trị thiết lập, phản ánh ý
chí và nguyện vọng của giai cấp thống trị.
* Phân biệt:

Quyền lực trong xã hội thị tộc Quyền lực Nhà nước
Loại quyền Quyền lực xã hội tồn tại trong Quyền lực công: tồn tại trong
lực xã hội cộng sản nguyên thủy xã hội có Nhà nước
Chủ thể Người đứng đầu Nhà nước –
Các thành viên trong xã hội
nắm giữ giai cấp thống trị
Cách thức
Tự giác, tự nguyện Cưỡng chế nhà nước
thực hiện
Công cụ
Tập quán, đạo đức, tôn giáo Pháp luật
thực hiện
Đảm bảo quyền lợi cho các Đảm bảo quyền lợi cho giai
Mục đích
thành viên trong xã hội cấp thống trị

Câu 7: Chị Mary, quốc tịch Mỹ có năng lực hành vi đầy đủ, trong thời gian sinh
sống và làm việc tại Việt Nam đã thế chấp chiếc ô tô thuộc quyền sở hữu của
mình để vay ngân hàng BIDV có tư cách pháp nhân 1 tỉ đồng. Ngày 20.10.2019
đến hạn phải trả tiền vay nhưng chị Mary vẫn chưa hoàn trả đc cho ngân hàng.
Yêu cầu:
a. Xác định quan hệ pháp luật trong tình huống trên? Giải thích?
b. Xác định vi phạm pháp luật đã xảy ra? Giải thích?
Bài làm:
a. Quan hệ pháp luật trong tình huống trên: quan hệ pháp luật tư pháp quốc tế.
- Cụ thể:
+ Đây là quan hệ giữa chị Mary với ngân hàng BIDV khi Mary thế chấp
chiếc ô tô thuộc quyền sở hữu của mình
+ Quan hệ giữa chị Mary và ngân hàng BIDV khi chị không hoàn trả được
tiền cho ngân hàng đúng hạn.
- Giải thích:
+ Quan hệ giữa chị Mary và ngân hàng BIDV là quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng phát sinh trong giao lưu dân sự thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế, cụ thể là quan hệ tài sản

4
+ Trong quan hệ pháp luật này có yếu tố nước ngoài thể hiện ở chỗ một bên
chủ thể tham gia là chị Mary đầy đủ năng lực hành vi, mang quốc tịch Mỹ.
b. Vi phạm pháp luật xảy ra trong tình huống trên là vi phạm pháp luật dân sự:
Mary đầy đủ năng lực hành vi, không hoàn trả được tiền cho ngân hàng BIDV
theo đúng hạn.
Giải thích:
+ Đây là hành vi có lỗi, cụ thể là lỗi cố ý
+ Là hành vi xâm hại quan hệ tài sản
+ Hành vi không trả tiền đúng hạn của Mary là hành vi trái pháp luật dân sự
+ Chủ thể là cá nhân chị Mary có đầy đủ năng lực hành vi.

You might also like