You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH

Môn học: Logic học


Khoa Kinh Tế

ThS. Lương Xuân Vinh


8/4/2018 1
Nội dung

 Chương 1. Đại cương về logic học


 Chương 2. Khái niệm
 Chương 3. Phán đoán
 Chương 4. Những quy luật cơ bản của tư duy logic
 Chương 5. Suy luận
 Chương 6. Giả thuyết, chứng minh, bác bỏ và ngụy biện
 Chương 7. Ôn tập, câu hỏi và bài tập

8/4/2018 2
Tài liệu tham khảo

Giáo trình chính:


 Giáo trình Logic học, Trường Đại Học Kinh Tế - Tài
Chính, Tp. Hồ Chí Minh.
 Giảng viên: ThS. Lương Xuân Vinh – Khoa Kinh Tế,
email: vinhlx@uef.edu.vn

8/4/2018 3
Mục tiêu chương 5

 Nắm được các kiến thức liên đến suy luận, diễn
dịch và loại suy, đồng thời có thể bước đầu vận
dụng vào giải quyết các vấn đề có liên quan.

8/4/2018 4
Chương 5 – Suy luận

Nội dung nghiên cứu


1. Khái quát về suy luận
 Định nghĩa, kết cấu, phân loại.
2. Phép diễn dịch
3. Phép quy nạp
4. Phép loại suy

8/4/2018 5
I. Khái quát về suy luận

5.1.1 Định nghĩa


 Suy luận là thao tác logic dựa vào một hay vài phán đoán
có sẵn làm tiền đề để rút ra một phán đoán mới làm kết
luận.
 Ví dụ:
- Người Việt Nam là người da vàng; vậy, có một số người
da vàng là người Việt Nam.
- Để trở thành nhà lãnh đạo giỏi thì cần phải có tư duy
khoa học; vậy, nếu không có tư duy khoa học thì không
thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi.

8/4/2018 6
I. Khái quát về suy luận

5.1.1 Định nghĩa


 Ví dụ:
- Hôm nay là chủ nhật hay là ngày lễ; mà hôm nay không
phải chủ nhật; vậy, hôm nay phải là ngày lễ.
- Đồng dẫn diện; chì dẫn điện, kẽm dẫn điện…; mà đồng,
chì, kẽm, … là kim loại; vậy, mọi kim loại đều dẫn điện.
- B giống hệt A; vậy, B là con A.

8/4/2018 7
I. Khái quát về suy luận

5.1.2 Kết cấu


Mỗi suy luận được tạo thành từ ba bộ phận là tiền đề, kết
luận và cơ sở logic.
 Tiền đề là một hay một vài phán đoán cho sẵn có liên hệ
logic với nhau để từ đó rút ra một phán đoán mới làm kết
luận.
 Kết luận là phán đoán mới được rút ra một cách hợp lý từ
các tiền đề cho sẵn có liên hệ với nhau.
 Cơ sở logic là các quy tắc suy luận để dựa vào đó rút ra
kết luận từ các tiền đề cho sẵn.

8/4/2018 8
I. Khái quát về suy luận

5.1.3 Phân loại


Dựa vào số lượng tiền đề, suy luận được chia thành suy
luận trực tiếp và suy luận gián tiếp.
 Suy luận trực tiếp là suy luận dựa vào một tiền đề để rút
ra một kết luận.
Ví dụ:
- Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau; vậy, hình vuông
cũng là một hình thoi.
- Một số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5;
vậy, 100 chia hết cho 5.

8/4/2018 9
I. Khái quát về suy luận

5.1.3 Phân loại


Dựa vào số lượng tiền đề, suy luận được chia thành suy
luận trực tiếp và suy luận gián tiếp.
 Suy luận gián tiếp là suy luận dựa vào hai tiền đề trở lên
để rút ra một kết luận.
Ví dụ:
- Ông A đẹp trai thông minh, cậu B cũng thông minh đẹp
trai; vậy chắc cậu B là con ông A.

8/4/2018 10
I. Khái quát về suy luận

5.1.3 Phân loại


Dựa vào số lượng tiền đề, suy luận được chia thành suy
luận trực tiếp và suy luận gián tiếp.
 Suy luận gián tiếp là suy luận dựa vào hai tiền đề trở lên
để rút ra một kết luận.
Ví dụ:
- Ông A đẹp trai thông minh, cậu B cũng thông minh đẹp
trai; vậy chắc cậu B là con ông A.

8/4/2018 11
I. Khái quát về suy luận

5.1.3 Phân loại


Dựa vào tính phổ quát của tri thức trong tiền đề và kết
luận, suy luận được chia ra thành diễn dịch, quy nạp và
loại suy.
 Diễn dịch là suy luận mà kết luận được rút ra là một phán
đoán chứa đựng tri thức có mức độ phổ quát không vượt
quá mức độ phổ quát của tri thức chứa đựng trong tiền
đề. Thông thường, diễn dịch được hiểu là suy luận đi từ
tiền đề là phán đoán chứa đựng tri thức chung để rút ra
kết luận là phán đoán chứa đựng tri thức riêng.

8/4/2018 12
I. Khái quát về suy luận

5.1.3 Phân loại


 Ví dụ:
- Một số lẻ thì không chia hết cho 2, do 3 là số lẻ; vậy, 3
không chia hết cho 2.
- Mọi kim loại đều dẫn điện; do đó vài kim loại như đồng,
sắt, … dẫn điện.

8/4/2018 13
I. Khái quát về suy luận

5.1.3 Phân loại


 Quy nạp là suy luận đi từ tiền đề là các phán đoán chứa
đựng tri thức riêng để rút ra kết luận chứa đựng tri thức
chung;
 Ví dụ:
- Đồng dẫn điện, chì dẫn điện, kẽm dẩn điện, … mà đồng,
chì , kẽm, .. Là kim loại; vậy, kim loại thì dẫn điện.

8/4/2018 14
I. Khái quát về suy luận

5.1.3 Phân loại


 Loại suy là suy luận đi từ tiền đề là phán đoán chứa đựng
tri thức về một đối tượng nào đó để đi đến kết luận cũng
là một phán đoán chứa đựng tri thức về một đối tượng
khác, khi dựa trên những tính chất tương đồng của
chúng.
 Ví dụ:
- Ông A đẹp trai thông minh, cậu B cũng thông minh đẹp
trai; vậy chắc cậu B là con ông A.

8/4/2018 15
I. Khái quát về suy luận

5.1.3 Phân loại


 Ngoài ra, nếu dựa trên hình thức logic, suy luận được
chia thành suy luận hợp logic (có lý) và suy luận không
hợp logic (vô lý).
 Suy luận hợp logic là suy luận tuân thủ mọi nguyên tắc
logic (hình thức); tuy nhiên, kết luận của suy luận này
chưa chắc đúng.
 Suy luận không hợp logic là suy luận có vi phạm quy tắc
logic; vì vậy, kết luận của suy luận này thường sai lầm.

8/4/2018 16
I. Khái quát về suy luận

5.1.3 Phân loại


 Còn nếu dựa trên nội dung phản ánh, suy luận được
chia thành suy luận đúng (chân thực) và suy luận không
đúng (sai lầm).
 Suy luận đúng là suy luận hợp logic đồng thời xuất phát
từ mọi tiền đề đều xác thực; vì vậy kết luận của suy luận
này luôn xác thực.
 Suy luận không đúng là suy luận không hợp logic hay
xuất phát từ một vài tiền đề không xác thực; vì vậy, kết
luận của suy luận này thường sai lầm.

8/4/2018 17
II. Diễn dịch

 Suy luận diễn dịch đòi hỏi tính phổ quát của tri thức trong
kết luận không được vượt quá tính phổ quát tri thức trong
các tiền đề nên mọi suy luận diễn dịch đều bị chi phối bởi
quy tắc chu diên.
 Trong suy luận diễn dịch, nếu khái niệm (thuật ngữ) nào
không chu diên ở tiền đề thì nó cũng sẽ không chu diên ở
kết luận.
 Vi phạm quy tắc này logic học gọi là sai lầm do mở rộng
khái niệm một cách phi lý hay lỗi vượt quá cơ sở.
 Diễn dịch bao gồm diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián
tiếp.
8/4/2018 18
II. Diễn dịch

5.2.1 Diễn dịch trực tiếp


- Diễn dịch trực tiếp có hai loại là diễn dịch trực tiếp với
tiền đề là phán đoán đơn và diễn dịch trực tiếp với tiền đề
là phán đoán phức.
5.2.1.1 Diễn dịch trực tiếp với tiền đề là phán đoán đơn
a) Diễn dịch trực tiếp với tiền đề là phán đoán đặc tính
- Đó là suy luận mà cả tiền đề và kết luận đều là các phán
đoán dạng A, E, I và O. Có 4 kiểu cơ bản là kiểu đổi chỗ,
kiểu đổi chất, kiểu vừa đổi chất vừa đổi chỗ, và kiểu dựa
trên hình vuông logic.

8/4/2018 19
II. Diễn dịch

 Kiểu đổi chỗ (đảo vị) là suy luận mà kết luận được rút ra
là một phán đoán cùng chất với tiền đề, nhưng có vị từ là
khái niệm chủ từ của tiền đề, còn chủ từ là khái niệm vị từ
của tiền đề.
 Cấu trúc logic:

 S  P   P  S 

8/4/2018 20
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu đổi chỗ:


- Nếu tiền đề là A (phán đoán khẳng định toàn thể) thì
kết luận là I (phán đoán khẳng định bộ phận).
- Ví dụ:
- A: Mọi kim loại đều là chất dẫn điện là tiền đề
- I: Vài chất dẫn điện là kim loại là kết luận
- Nếu tiền đề là E (phán đoán phủ định toàn thể) thì kết
luận là E (phán đoán phủ định toàn thể) hoặc O (phán
đoán phủ định bộ phận).

8/4/2018 21
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu đổi chỗ:


- Ví dụ:
- E: Cá không là loài sống trên cạn là tiền đề
- O: Vài loài sống trên cạn không là cá là kết luận
- E: Loài sống trên cạn không là cá là kết luận
- Nếu tiền đề là I (phán đoán khẳng định bộ phận) thì
kết luận là I (phán đoán khẳng định bộ phận).
- Ví dụ:
- Vài sinh viên là đoàn viên là tiền đề.
- Vài đoàn viên là sinh viên là kết luận.
8/4/2018 22
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu đổi chỗ:


- Nếu tiền đề là O (phán đoán phủ định bộ phận) thì kết
luận KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC
- Ví dụ:
- Vài sinh viên KHÔNG LÀ ĐOÀN VIÊN là tiền đề.
- Vài đoàn viên là sinh viên là kết luận không thể hiện
được hết ý nghĩa của tiền đề.

8/4/2018 23
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu đổi chỗ:


- Nếu tiền đề là A (phán đoán khẳng định toàn thể) thì
kết luận là A (phán đoán khẳng định toàn thể) hoặc I
(phán đoàn khẳng định bộ phận)
- Ví dụ:
- Tam giác là hình có 3 cạnh là tiền đề.
- Hình có 3 cạnh là tam giác là kết luận.

8/4/2018 24
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu đổi chỗ:


- Nếu tiền đề là I (phán đoán khẳng định bộ phận) thì
kết luận là A (phán đoán khẳng định toàn thể) hoặc I
(phán đoàn khẳng định bộ phận)
- Ví dụ:
- Vài nhà tri thức là bác sĩ là tiền đề.
- Bác sĩ là nhà tri thức là kết luận.

8/4/2018 25
II. Diễn dịch

 Kiểu đổi chất là suy luận mà kết luận được rút ra là một
phán đoán cùng lượng, cùng chủ từ, nhưng khác chất, và
có vị từ là khái niệm mâu thuẫn với khái niệm vị từ trong
tiền đề.
 Cấu trúc logic:

 S  P   S ~  ~ P

8/4/2018 26
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu đổi chất:


 Nếu tiền đề là A (phán đoán khẳng định toàn thể) thì kết
luận là E (phán đoán phủ định toàn thể) hoặc O (phán
đoán phủ định bộ phận).
 Ví dụ:
- Mọi kim loại đều là chất dẫn điện là tiền đề.
- Mọi kim loại không là chất không dẫn điện là kết luận.

8/4/2018 27
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu đổi chất:


 Nếu tiền đề là E (phán đoán phủ định toàn thể) thì kết
luận là A (phán đoán khẳng định toàn thể) hoặc I (phán
đoán khẳng định bộ phận).
 Ví dụ:
- Cá không là loài sống trên cạn là tiền đề.
- Cá là loài không sống trên cạn là kết luận.

8/4/2018 28
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu đổi chất:


 Nếu tiền đề là I (phán đoán khẳng định bộ phận) thì kết
luận là O (phán đoán phủ định bộ phận).
 Ví dụ:
- Vài cuộc chiến tranh là chính nghĩa là tiền đề.
- Vài cuộc chiến tranh không là phi nghĩa là kết luận.

8/4/2018 29
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu đổi chất:


 Nếu tiền đề là O (phán đoán phủ định bộ phận) thì kết
luận là I (phán đoán khẳng định bộ phận).
 Ví dụ:
- Vài sinh viên không có xe hơi là tiền đề.
- Vài sinh viên có xe hơi là kết luận.

8/4/2018 30
II. Diễn dịch

 Kiểu vừa đổi chất vừa đổi chỗ là suy luận mà kết luận
được rút ra là một phán đoán khác chất, có chủ từ là khái
niệm mâu thuẫn với khái niệm vị từ, và có vị từ là khái
niệm chủ từ trong tiền đề.
 Cấu trúc logic:

 S  P    ~ P ~ S 

8/4/2018 31
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu vừa đổi chỗ vừa đổi chất
 Nếu tiền đề là A (phán đoán khẳng định toàn thể) thì kết
luận là E (phán đoán phủ định toàn thể) hoặc O (phán
đoán phủ định bộ phận)
 Ví dụ:
- Mọi kim loại đều là chất dẫn điện (A).
- Mọi chất không dẫn điện không là kim loại (E).

8/4/2018 32
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu vừa đổi chỗ vừa đổi chất
 Nếu tiền đề là E (phán đoán phủ định toàn thể) thì kết
luận là I (phán đoán khẳng định bộ phận).
 Ví dụ:
- Cá không là loài sống trên cạn (E).
- Vài loài không sống trên cạn là cá (I).

8/4/2018 33
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu vừa đổi chỗ vừa đổi chất
 Nếu tiền đề là I (phán đoán khẳng định bộ phận) thì kết
luận KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC.
 Ví dụ:
- Vài kim loại là chất rắn (I).
- Chất lõng không là kim loại. Điều này không đúng.

8/4/2018 34
II. Diễn dịch

Bảng diễn dịch kiểu vừa đổi chỗ vừa đổi chất
 Nếu tiền đề là O (phán đoán phủ định bộ phận) thì kết
luận là I (phán đoán khẳng định bộ phận).
 Ví dụ:
- Vài sinh viên không có xe hơi (O).
- Vài loại xe không phải xe hơi là của sinh viên (I).

8/4/2018 35
II. Diễn dịch

 Kiểu dựa trên hình vuông logic là kiểu suy luận mà kết
luận được rút ra dựa trên quan hệ logic giữa các phán
đoán A, E, I, O có cùng chủ từ và vị từ. Dựa theo quan hệ
để xác định các kiểu cụ thể:
 Tương phản trên:
A ~ E; E ~ A
 Tương phản dưới:
~ O  I ;~ I  O

8/4/2018 36
II. Diễn dịch

 Kiểu dựa trên hình vuông logic là kiểu suy luận mà kết
luận được rút ra dựa trên quan hệ logic giữa các phán
đoán A, E, I, O có cùng chủ từ và vị từ. Dựa theo quan hệ
để xác định các kiểu cụ thể:
 Mâu thuẫn:
A ~ O; E ~ I ; I ~ E; O ~ A
 Lệ thuộc:
A  I ;~ I ~ A; E  O;~ O ~ E

8/4/2018 37
II. Diễn dịch

b) Diễn dịch trực tiếp với tiền đề là phán đoán quan hệ


- Cơ sở logic của suy luận diễn dịch trực tiếp với tiền đề là
phán đoán quan hệ là tính chất mối quan hệ giữa các đối
tượng được nói đến trong phán đoán.
- Ví dụ:
- A bằng B; vậy, B bằng A.
- Ông Hồng là anh rể bà Hà; vậy, bà Hà là em vợ ông
Hồng.
- A chia hết cho B; vậy B là ước của A hay A là bội của B.

8/4/2018 38
II. Diễn dịch

5.2.1.2 Diễn dịch trực tiếp với tiền đề là phán đoán phức
- Đó là suy luận có cả tiền đề lẫn kết luận là hai phán đoán
phức có quan hệ lệ thuộc hay đồng nhất nhau.
a) Kiểu có tiền đề là phán đoán kéo theo

 p  q    ~ q ~ p 
Ví dụ: Nếu trời mưa thì đường phố ướt; vậy, nếu đường
phố không ướt thì trời không mưa.

8/4/2018 39
II. Diễn dịch

 p  q  ~  p  ~ q 
Ví dụ: Nếu trời mưa thì đường phố ướt; vậy, không có
chuyện trời mưa mà đường phố không ướt.

 p  q  ~ p  q
Ví dụ: Nếu chúng ta không thực hiện đường lối đổi mới thì
đất nước sẽ sụp đổ; vậy, chúng ta thực hiện đường lối đổi
mới hay là đất nước sẽ phải sụp đổ.

8/4/2018 40
II. Diễn dịch

b) Kiểu có tiền đề là phán đoán lựa chọn

 p  q  ~ p  q
Ví dụ: Hôm nay là chủ nhật hay là ngày lễ; vậy, nếu hôm
nay không phải là chủ nhật thì phải là ngày lễ.

 pq    ~ p  q 
Ví dụ: Hôm nay hoặc là chủ nhật, hoặc là thứ hai; vậy,
nếu hôm nay không là chủ nhật thì phải là thứ hai.

8/4/2018 41
II. Diễn dịch

b) Kiểu có tiền đề là phán đoán lựa chọn

 pq    p ~ q 
Ví dụ: Hôm nay là chủ nhật hay là thứ hai; vậy, nếu hôm
nay là chủ nhật thì không phải là thứ hai.

 p  q  ~  ~ p ~ q 
Ví dụ: Hôm nay là chủ nhật hay là ngày lễ; vậy, không có
chuyện hôm nay không phải chủ nhật mà cũng chẳng là
ngày lễ.
8/4/2018 42
II. Diễn dịch

b) Kiểu có tiền đề là phán đoán lựa chọn

 pq  ~  ~ p  ~ q 
Ví dụ: Hôm nay hoặc là chủ nhật hoặc là thứ hai; vậy,
không có chuyện, hôm nay không phải chủ nhật mà cũng
chẳng là ngày thứ hai.
c) Kiểu hỗn hợp
Chúng ta có thể xây dựng được nhiều kiểu suy luận diễn
dịch trực tiếp hỗn hợp với tiền đề là phán đoán phức bằng
cách xác lập được kết luận là phán đoán đồng nhất hay bị
lệ thuộc vào phán đoán tiền đề.
8/4/2018 43
II. Diễn dịch

c) Kiểu hỗn hợp


Ví dụ:
 p   q  r     ~ q  ~ r  ~ p 

Nếu ông A phạm tội tham ô thì ông A phải bị cách chức
hay bị truy tố trước pháp luật; vậy, nếu ông A không bị
cách chức mà cũng chẳng bị truy tố trước pháp luật thì
ông A không phạm tội tham ô.

8/4/2018 44
CHƯƠNG 5

THANK YOU

8/4/2018 45

You might also like