You are on page 1of 2

LỊCH SỬ CỦA VŨ KHÍ SINH HỌC

Từ nửa đầu thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến vi khuẩn bệnh than được đưa vào
sử dụng trong các cuộc chiến tại Đức và Nhật. Chiến tranh Lạnh là quãng thời gian
các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đua nhau phát triển chương trình vũ khí sinh
học.
Ngày nay, việc phát triển vũ khí sinh học là vi phạm Hiệp ước về việc sử dụng vũ
khí sinh học năm 1972 (Biological Weapons Convention) và Nghị định thư Geneva.
Nhưng dù một số quốc gia đã đồng ý phá hủy các kho vũ khí sinh học, dừng các
nghiên cứu, nhưng mối nguy cơ vẫn hiện hữu
Khái niệm: Vũ khí sinh học là 1 loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây
bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc
tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người,
cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh
thái. Đưa đến những hậu quả không thể lường trước được, tùy thuộc vào khả
năng lan truyền của chúng trong cơ thể động vật hay cây trồng.
LỊCH SỬ LOẠI VŨ KHÍ SINH HỌC
Vũ khí sinh học được sử dụng từ rất sớm trong các cuộc chiến tranh. Ngay từ thời
cổ đại, vào năm 1155, trong trận chiến To-tô-na/I-ta-li-a giữa đế chế La Mã và
quân To-tô-na, Hoàng đế La Mã Phre-đơ-rích I đã lệnh cho binh lính đưa các xác
chết mắc bệnh truyền nhiễm vào nguồn nước của đối phương, gây ra hàng loạt
bệnh tật cũng như gieo rắc nỗi hoang mang, hoảng sợ cho kẻ thù. Gần 200 năm
sau, chính xác là vào năm 1343, cuộc chiến tranh giữa người Ghe-nô-va và người
Mông Cổ tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường thương mại từ Biển Đen
đến phương Đông. Trong thời gian vây hãm thành Cáp-pha/Crưm (Nga hiện nay),
quân Mông Cổ đã bị thiệt hại rất nặng nề do binh lính mắc bệnh dịch hạch. Khi
buộc phải rút quân, chỉ huy đội quân Mông Cổ đã sai quân lính sử dụng máy bắn
đá bắn các xác chết vào trong thành. Không lâu sau, bệnh dịch hạch lây lan, giết
chết hầu hết số người trong thành Cáp-pha. Nghiêm trọng hơn, nó còn trở thành
đại dịch “Cái chết Đen”, lan khắp châu Âu, sang cả Bắc Phi, cướp đi sinh mạng của
hàng triệu người…
Trong chiến tranh hiện đại, lần đầu tiên vũ khí sinh học được Đức sử dụng trong
Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918), gây ra bệnh sổ mũi ngựa. Trong Chiến
tranh thế giới lần thứ II (1939-1945), vũ khí sinh học được nghiên cứu và sử dụng
nhiều lần trên chiến trường. Theo đó, năm 1942, Mỹ bắt đầu chế tạo vũ khí sinh
học. Các nước Anh, Ca-na-đa, Áo cũng đã chế tạo và phát triển loại vũ khí này.
Những năm 1950, Mỹ đã cải biến các bình chứa nhiên liệu được triển khai trên
tàu sân bay như F-4U Corsair, F-7F Tigercat, AD Skyraider... để thả khí độc, vi
trùng, hóa chất. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tổ chức nghiên cứu và phát triển loại tên
lửa không đối đất Gorgon V chuyên dụng cho việc triển khai vũ khí sinh hóa và
được sử dụng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)… Theo thiết kế,
Gorgon V có tầm bắn 50km, tốc độ xấp xỉ vận tốc âm thanh (khoảng
1.238km/giờ), mang đầu đạn hóa học hoặc chứa vi khuẩn, được phóng từ các
máy bay chiến thuật vào sâu trong lãnh thổ đối phương với độ tán phát khoảng
180km2.
Năm 2001, trong cuộc chiến của Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan, vũ khí sinh học (vi trùng
bệnh than, đậu mùa...) đã được sử dụng như một loại vũ khí khủng bố dã man
nhất chống nhân loại. Cũng trong năm 2001, lực lượng khủng bố đã cho bào tử vi
khuẩn Bacillus anthracis gây bệnh than vào các bì thư, gửi tới hàng loạt địa chỉ tại
Mỹ, trong đó có 2 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, khiến 5 người thiệt mạng và 17
người khác bị nhiễm bệnh. Chính phủ Mỹ đã phải cho kiểm tra thư tín tại rất
nhiều thành phố, tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD để làm sạch những nơi bị tấn công.
Năm 2005, Mỹ xây dựng những lá chắn phòng thủ đối với vũ khí sinh - hóa học;
nghiên cứu sản xuất các loại vác-xin để sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh sinh
học.

You might also like