You are on page 1of 17

Đây được coi là 10 hồ đẹp nhất, sâu nhất, sạch sẽ nhất, cảnh

quan tự nhiên nhất.

Bạn có thể ngắm vẻ đẹp của những hồ này từ trên cao, hay bơi
thuyền ra giữa hồ. Dù ở góc nhìn nào thì những hồ nước này đều hết
sức tuyệt đẹp.
Hồ Crater (Mỹ)

Đây có thể coi là hồ nước sạch nhất thế giới. Crater nằm tại Oregon,
là một hồ nước vô cùng đặc biệt khi mà gần như không có một vịnh
nhỏ hay nhánh rẽ nào. Đây có lẽ là lý do khiến Crater sạch đến như
vậy. Một hình ảnh tuyệt đẹp với mặt nước trong vắt, mọi cảnh vật soi
xuống hồ tạo thêm một không gian sống động. Điểm sâu nhất người
ta đo được của hồ Crater là 594 mét. Đây là hồ nước sâu nhất nước
Mỹ và sâu thứ 9 trên thế giới.
Hồ Peyto (Canada)

Ở Canada thì hồ Louise là nổi tiếng nhất khi nó xuất hiện trên các
tấm bưu thiếp và áp phíc, nhưng hồ Peyto luôn luôn là điểm dừng
chân thú vị và đẹp hơn rất nhiều. Nước hồ có một màu xanh tuyệt
đẹp. Đó là màu ngọc thạch, xanh và sáng. Trong tiếng Anh đó là màu
turquoise. Sở dĩ nước hồ có màu như vậy là khi băng tuyết tan ra,
trước khi tới hồ, chúng trôi chảy qua một vùng đất đá có những bột
mịn có màu xanh. Những bột màu đá nầy lơ lửng trong nước làm cho
nó có một màu sắc hết sức xinh tươi.
Hồ Atitlán (Guatemala)

Cách cao nguyên Guatemala gần một dặm, hồ Atitlán nằm ở dưới
chân 3 ngọn núi lửa. Được mệnh danh là hồ sâu nhất Trung Mỹ,
người ta ước tính Atitlán sâu 340m. Xung quanh hồ là ngôi làng nhỏ
của người Maya với cảnh quan tự nhiên với đồi cọ, rừng thông và
hơn 800 loài thực vật.
Loch Lomond (Scotland)

Với khung cảnh là những ngọn đồi lộng gió và lâu đài cổ kính, Loch
Lomond dường như bước ra từ tuyển thuyết lãng mạn của Victorian.
Được bao phủ diện với tích lên tới 71 km2 và trải dài hơn 36 km; hồ
gồm 60 hòn đảo. Những hòn đảo của Loch Lomond được những thi
sĩ văn chương, nhạc sĩ và du khách ví như là một thứ đồ trang sức
tuyệt vời với màu xanh lục của cỏ cây hoa lá. Loch Lomond được
bầu là kỳ quan tự nhiên thứ 6 của vương quốc Anh.
Loch là một từ mà người Scotland dành riêng để chỉ những hồ nước
ngọt.
Hồ Garda (Italy)

Hồ Garda nằm ở phía bắc Italy, giữa Venice và Milan. Đây là hồ lớn
nhất nước Ý, một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trên thế
giới. Vào mùa hè, các loại hoa màu tím và màu hồng phủ kín trên bờ
hồ. Bên cạnh hồ là các sườn núi dốc thoai thoải. Ở đây có hệ thống
các khu nghỉ dưỡng rất tiện nghi và sang trọng.

Hồ Annecy ( Pháp)
Hồ Annecy được hình thành cách đây 18.000 năm từ nước băng tan,
nằm trên dãy An -pơ. Đây là một hồ lớn với chiều rộng từ 800m đến
3,2km, chiều dài 14km, diện tích 27km² và độ sâu trung bình 41m
(nơi sâu nhất đo được 80m). Nước Hồ Annecy nổi tiếng tinh khiết, là
nguồn nước sạch cung cấp cho 130.000 dân trong vùng. Sẽ không
có gì khoan khoái bằng một chuyến đi bộ hay đạp xe dạo quanh bờ
hồ, hít thở không khí trong lành, ngắm nước hồ xanh biếc và thả hồn
cùng mây nước.

Hệ thống hồ Plitvice (Croatia)

Hệ thống hồ Plitvice ở ở Croatia gồm 16 hồ núi hình thành nhờ một


hiện tượng kì lạ. Mặt hồ chứa nhiều đá vôi Travectin, tích tụ từ Canxi
Cacbonat. Travectin giúp các loài rong rêu phát triển nhanh tạo ra
những hàng rào ngăn cách và hình thành nên một chuỗi các hồ nước
và thác nước.

Không chỉ đơn thuần nằm trên dãy núi đá vôi, hệ thống hồ Plitvicka
còn là thắng cảnh thiên nhiên kì vĩ được liên kết với nhau bằng
những dòng thác tuyệt đẹp với màu sắc thay đổi tùy thuộc vào
lượng khoáng sản hoặc sinh vật trong nước và độ cao gần với mặt
trời. Đố là màu xanh của bầu trời, xanh lá cây, màu xanh đậm hoặc
màu xanh ngọc bích.

Hồ Nakuru (Kenya)

Hồ Nakuru nằm ở phía tây Nam thành phố Nakuru, Kenya. Mặt nước
hồ xanh với diện tích lớn các loại tảo, xung quanh là đồng cỏ và núi
đá. Nhưng điểm đặc biệt ở hồ Nakuru lại chính là hơn một triệu con
hồng hạc thường xuyên kiếm ăn ở hồ. Nơi đây có thể coi là nơi tập
trung nhiều chim hồng hạc nhất trái đất. Các nhà khoa học tính
toán rằng, với số lượng này, những con hồng hạc tại Nakuru có thể
tiêu thụ hết 500 tấn tảo mỗi ngày.
Hồ Matheson (New Zealand)

Hồ Matheson còn có tên gọi khác là hồ Gương soi. Ở mọi góc độ,
mặt hồ đều trong xanh yên ả, soi bóng dãy Southern Alps sừng
sững. Quả đúng như tên gọi, thật khó mà phân biệt cảnh trên bầu
trời và dưới mặt nước, cái nào là thật, vì mặt hồ phản chiếu trọn vẹn
mọi cảnh vật ở phía trên nó.
Hồ Bled (Slovenia)

Hồ Bled, điểm đến nổi tiếng của Slovenia với hòn đảo nhỏ cùng tên,
khu vực này nằm ở phía Đông Bắc đất nước. Hồ nằm giữa một
khung cảnh đẹp như tranh vẽ bao quanh bởi các dãy núi và rừng.

Nguồn: Theo website dvt

9 hồ nước đẹp nhất thế giới

Những kì quan thiên nhiên thế giới luôn không ngừng khiến ta
ngạc nhiên và trầm trồ thán phục

Thiên nhiên tạo ra vô vàn những kiệt tác mà bất kì ai khi có cơ hội
chiêm ngưỡng cũng phải trầm trồ thán phục. Chúng không chỉ trở
thành niềm tự hào cho quốc gia sở hữu mà còn là danh thắng du lịch
vô cùng hấp dẫn đối với những ai yêu thiên nhiên và thích cảm giác
trải nghiệm. Hãy cũng tham khảo 9 hồ nước đẹp nhất thế giới !
1. Hồ Plitvice (Croatia)

Hồ Plitvice là quần thể hồ gồm 16 hồ nhỏ được hình thành từ những


thác nước tuyệt đẹp. Hồ được bao phủ bởi một cánh rừng nhỏ, nơi
sinh sống của vô số loài động vật như hươu, gấu, sói, lợn lòi và rất
nhiều loài chim quý hiếm. Một điểm vô cùng đặc sắc của những hồ
nước này là chúng có nhiều sắc màu khác nhau từ xanh ngọc, xám
đến xanh dương tùy thuộc vào hàm lượng chất khoáng trong nước
và góc độ phản chiếu của ánh sang mặt trời. Đây là địa điểm được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
2. Hồ nước nóng Boiling (Dominica)

Hồ nước nóng Boiling thuộc công viên quốc gia Morne Trois Pitons là
niềm tự hào của người dân Dominica. Trên thực tế, đây là một lỗ
phun khí trên bề mặt trái đất, nằm cách thủ đô Roseau hơn 10 km về
phía đông. Mặt hồ luôn luôn bị bao phủ bởi một đám mây hơi nước
dày đặc.

3. Hồ Red Lagoon (Bolivia)

Hồ Laguna Colorada (hay còn gọi là Red Lagoon) là một hồ nước


mặn nằm ở phía tây nam Bolivia giáp biên giới Chile. Dưới đáy hồ
chứa rất nhiều những “hòn đảo” kim loại borac màu trắng tương
phản đồng điệu với màu nước đỏ do cặn cát và tảo mang sắc tố đỏ
tạo nên.
4. Hồ Ngũ Hoa (Trung Quốc)

Hồ Ngũ Hoa là nét độc đáo nhất của công viên quốc gia Jiuzhaigon ở
Trung Quốc. Lòng hồ nông, nước trong vắt, rải rác dưới đáy hồ là
những cành cây gãy. Nước hồ có thể biến đổi nhiều sắc màu khác
nhau từ xanh ngọc bích, vàng đến xanh dương.
5. Biển Chết (Israel và Jordan)

Biển Chết tọa lạc giữa Israel (bờ Tây) và Jordan (bờ Đông) là hồ
nước thấp nhất so với mực nước biển (420 m). Độ sâu 330 m đã
giúp biển Chết trở thành hồ nước mặn sâu nhất thế giới. Nó đồng
thời là hồ nước mặn có nồng độ muối lớn thứ hai thế giới sau hồ
Assal ở Djibouti, với nồng độ muối là 30%, cao gấp 8,6 lần so với
nồng độ muối ở đại dương.
Độ mặn của hồ đã biến nó thành một môi trường khắc nghiệt đối với
động thực vật cũng như một số hoạt động khác của con người. Tuy
nhiên, biển Chết lại thu hút rất nhiều du khách vùng Địa Trung Hải từ
ngàn năm nay.
6. Hồ Baikal (Nga)

Hồ Baikal nằm ở phía nam Siberia trên lãnh thổ nước Nga, thường
được biết đến với biệt danh “Con mắt xanh của Siberia". Hồ này
chứa một lượng nước còn lớn hơn lượng nước của các hồ trong
quần thể Hồ Lớn ở Bắc Mỹ cộng lại. Với độ sâu 1.637 m, Baikal là hồ
nước sâu nhất thế giới và là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới với trữ
lượng chiếm gần 20% lượng nước ngọt trên toàn hành tinh.

Hồ Baikal được hình thành từ một thung lũng cổ có hình dạng trăng
lưỡi liềm với diện tích bề mặt lên đến 31.500 km². Baikal là môi
trường sống tự nhiên của hơn 1.700 loài động thực vật, 2/3 trong số
đó thuộc các loài hiếm có, không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên
trái đất. Năm 1996, hồ này được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới.
7. Hồ Titicaca (Bolivia và Peru)

Hồ Titicaca là biên giới tự nhiên giữa Bolivia và Peru, tọa lạc ở độ


cao 3.812 m so với mực nước biển. Nếu dựa vào lượng nước thì đây
là hồ lớn nhất Bắc Mỹ. Nước trong hồ chủ yếu là nước mưa và nước
băng tan chảy từ những dòng sông băng.
8. Biển Caspi (Nga)

Biển Caspi là hồ nước nằm trong đất liền lớn nhất thế giới về cả diện
tích lẫn thể tích, chiếm 40 tới 44% tổng lượng nước hồ trên hành
tinh. Với diện tích bề mặt lên đến 394.299 km², Caspi nằm giữa Nga
ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Đông tây giáp các nước
Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Độ sâu tối đa của hồ là
khoảng 1.025 m. Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu, là nguồn
nước chính đổ vào biển Caspi. Vì không thông với đại dương nên
đây đúng là một hồ nước tuy được “gắn mác” biển.
9. Hồ Crater (Mỹ)

Hồ Crater nằm ở bang Oregon, nước Mỹ nổi tiếng nhờ nhiều đặc
điểm độc đáo như không hề có lạch nước và nhánh phụ nhưng nước
hồ ở đây được xem là một trong những vùng nước trong sạch nhất.
Hồ được hình thành từ miệng núi lửa đã chết có tên Mazama. Độ
sâu tối đa 594 m khiến nó trở thành hồ nước sâu nhất ở Mỹ.
Nguồn: Vzone

You might also like