You are on page 1of 15

Báo cáo

bài tập lớn


số 4

Kỹ thuật
chiếu sáng
(Lighting engineering)

27 / 03 / 2020

Bộ môn Thiết bị điện – điện tử


Viện Điện - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Giảng viên : Đặng Chí Dũng
Sinh viên : Bùi Công Minh – 20174071

1
Bài tập lớn số 4
Tìm hiểu về cấu tạo, điều khiển và ứng dụng của các loại đèn LED sử
dụng trong kỹ thuật chiếu sáng trong nhà và ngoài trời.

I . Tổng quan về đèn LED.


1.1. Đèn LED là gì ?
▪ LED là từ viết tắt của Light Emitting
Diode hay điốt phát quang là một linh
kiện điện tử dựa trên chuyển tiếp p-n.
LED có cấu trúc cơ bản của một điốt.
Cấu trúc cơ bản của LED gồm hai lớp
bán dẫn p, n ghép với nhau qua lớp
tiếp xúc công nghệ. Hoạt động của LED
dựa trên hoạt động của chuyển tiếp p-n. Hình 1.1 : Các loại đèn led phổ biến
▪ Kí hiệu điện :

1.2. Cơ chế phát quang của đèn LED


Hoạt động của LED giống với nhiều
loại điốt bán dẫn.
Khối bán dẫn loại p chứa nhiều lỗ
trống tự do mang điện tích
dương nên khi ghép với khối bán
dẫn n (chứa các điện tử tự do) thì
các lỗ trống này có xu hướng
chuyển động khuếch tán sang khối
n. Cùng lúc khối p lại nhận thêm các
điện tử (điện tích âm) từ khối n
chuyển sang. Kết quả là khối p tích
Hình 1.2 : Cơ chế phát quang của đèn LED
điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa
điện tử) trong khi khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống).
Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến
lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung
hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức xạ
điện từ có bước sóng gần đó).

2
1.3. Cấu tạo của đèn LED chiếu sáng
▪ Lăng kính – Ánh sáng đèn LED
là ánh sáng hướng. Góc phân
bố ánh sáng tiêu chuẩn của đèn
LED là 180 độ và ánh sáng phát
ra vào khoảng nửa trên của
bóng đèn. Đối với một số đèn
LED, góc phân bố có thể điều
chỉnh được, có chùm hẹp, rộng
khách nhau. Góc chiếu sáng có
thể được thay đổi bằng lăng
kính. Lăng kính Polycarbonate
được ưu tiên sử dụng vì chúng Hình 1.3.1 : Cấu tạo đèn LED

ít cản ánh sáng và tương đối dễ sản xuất. Chất lượng bề mặt và hình dáng của lăng
kính rất quan trọng để đảm bảo sự lan truyền của ánh sáng và để hạn chế tổn thất
trong sản lượng ánh sáng.
▪ Chip LED – Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, đây là bộ phận phát ra ánh sáng cho
đèn.
▪ Lớp bề mặt (Substrate material)– Thường là một lõi kim loại PCB được sử dụng để
gắn đèn LED. Bên cạnh việc cung cấp bề mặt để gắn chip LED, lõi kim loại còn dùng
giúp chuyển nó vào bộ tản nhiệt với bề mặt tiếp xúc rộng hơn.
▪ Lớp tiếp xúc (Interface materials) – Thông thường là keo hoặc dầu mỡ. Phần này
được sử dụng để tối đa tiếp xúc khi gắn lớp bề mặt vào bộ phần tản nhiệt giúp tối đa
hóa việc truyền tải nhiệt.
▪ Bộ tản nhiệt – Bộ phận tản nhiệt có 2 loại. Tản nhiệt chủ động, thường là quạt dùng
để lưu thông không khí. Tản nhiệt bị động sử dụng vây kim loại để làm tiêu tán nhiệt.
Tản nhiệt chủ động thường giải nhiệt tốt hơn, nhưng trong hầu hết các ứng dụng, tản
nhiệt bị đồng là đủ để giúp cho bộ đèn có nhiệt độ hoạt động tốt nhất.

Hình 1.3.2 : Các công nghệ đèn LED phổ biến


3
II. CÁC LOẠI ĐÈN LED

2.1. LED xuyên lỗ (through hole led)


▪ Là công nghệ đèn LED cũ
▪ Hiệu suất thấp, góc phát quang nhỏ < 100o
▪ Công suất nhỏ: 0,05W
▪ Chỉ dùng cho mục đích chỉ thị (indicator LED): biển
tên, bảng hiệu cỡ nhỏ.
▪ Loại này có nhiều hình dạng và kích cỡ, phổ biến
nhất là led 3mm, 5mm và 8mm với nhiều màu sắc
khác nhau đỏ, lục, vàng, xanh lá, trắng…
Hình 2.1 : Cấu tạo đèn LED xuyên lỗ
2.2. LED SMD
2.2.1. Khái niệm chip LED SMD
▪ Chip led SMD là viết tắt của Surface Mounted Device nghĩa là linh kiện được gắn trên
bề mặt. Đây là một công nghệ tân tiến và được dùng phổ biến hiện nay.
▪ SMD là công nghệ mà mắt chíp led được gắn trực tiếp vào bảng mạch in thay vì có
hai chân nhỏ như công nghệ DIP.
▪ Chíp led SMD có khả năng tản nhiệt tốt, hiệu suất phát quang lớn.
2.2.2. Cấu tạo của chip led SMD
Chíp led SMD được sản xuất bằng công
nghệ gắn kết bề mặt ( SMT).Các chíp
led được gắn trực tiếp lên bề mạch của
mạch in. Chính vì vậy cấu tạo chíp SMD
gồm 4 phần chính. Đó là chíp led, keo
tản nhiệt, bảng mạch in và nhôm kỹ
thuật.
• Chip led SMD
▪ Chip led SMD với chất lượng cao, có
Hình 2.2.2 : Cấu tạo LED SMD
hiệu suất phát quang lớn khả năng tỏa
nhiệt tốt. Nhờ vậy mà tuổi thọ của chíp rất cao có thể lên tới 65.000 giờ. Chíp led
SMD được gắn trên bề mặt khép kín thiết kế riêng hoạt động động lập hoặc cắm vào
một thiết bị tương thích với đây dẫn kết nối trực tiếp vào bảng mạch in.
▪ Không chỉ vậy chíp led có khả năng đổi màu. Giúp các nhà sản xuất cũng như lắp đặt
đèn led có thể tạo ra các sản phẩm đèn đổi màu với màu sắc đa dạng và đẹp mắt.
4
• Bảng mạch in
▪ Bảng mạch in có chứa bo mạch của chíp, tại đây bảng mạch in có chức năng hỗ trợ và
kết nối các chíp led thông qua dây dẫn. bảng mạch in gồm nhiều tấm đồng ép lên và
được phủ bằng chất liệu không dẫn điện nên có thể cách điện bên ngoài.
C ấu tạo chip led SMD
▪ Bên cạnh chức năng hỗ trợ kết nối thì bảng mạch in cũng giúp bảo vệ chip led không
dễ dàng bị rơi do tác động ngoại lực.
• Keo tản nhiệt
▪ Keo tản nhiệt là chất giúp liên kết đồng thời giản tản nhiệt bớt khỏi chíp lé khi chíp
đang hoạt động.
▪ Nhờ có keo tản nhiệt giúp tản nhiệt nhanh chóng mà chíp có thể hoạt động lâu dài,
ổn định và được bảo vệ khỏi nhiệt độ tăng cao.
• Nhôm kỹ thuật
▪ Đây là miếng nhôm được bọc ở cuối cùng của chíp với chất liệu là nhôm kỹ thuật chất
lượng cao không dễ bị bào mòn cũng như bị méo bởi ngoại lực tác động.
▪ Miếng nhôm với khả năng bảo vệ cao giúp bảo vệ bảng mạch in cũng như bảo vệ cả
chíp led được an toàn.
2.2.3. Ứng dụng của LED SMD
1) Đèn led công nghiệp
▪ Hiện nay có rất nhiều dòng đèn led công nghiệp sử dụng chíp led SMD. Cụ thể gồm
có:
✓ Đèn đường led: Đèn đường led có nhiều dòng đèn sử dụng chíp SMD với hiệu
suất phát quang cao. Chỉ số hoàn màu cao giúp đảm bảo an toàn cho các con phố
vào ban đêm. Một số dòng đèn sử dụng chíp SMD như đèn đường
led S1, S3, S5, S6,…

Hình 1 : Đèn đường LED SMD


5
✓ Đèn tuýp led: Đèn tuýp led thường hay
được sử dụng trong ngành công nghiệp
dệt mày, cắt may… Cũng sử dụng chíp
SMD với góc mở sáng nhỏ. Chiếu sáng
tập chung đem lại hiệu quả sản xuất
cao.

Hình 2 : Đèn tuýp Led SMD

✓ Đèn pha led: Đèn pha led thường được dùng trong
các dự án lớn với khả năng đổi màu vừa chiếu sáng lại và
trang trí. Chíp SMD giúp mang đến chat lượng ánh sáng
tốt đồng thời mang đến khả năng đổi màu cho những
chiếc đèn này.

Hình 3 : Đèn pha Led SMD

✓ Đèn led panel: Đây


là một ứng dụng
điển hình của dòng
chíp SMD bởi đèn
led panel chủ yếu
được lắp đặt tại
khối văn phòng,
trung tâm thương
mại, siêu thị cũng
như bệnh viện…

Hình 4 : Đèn panel Led SMD

6
2) Đèn led dân dụng
▪ Đèn led dân dụng hầu hết đều sử dụng chíp led SMD để mang đến chất lượng
ánh sáng hoàn hảo cùng với khả năng phát sáng đồng đều không gây chói hay
mỏi mắt. Một số dòng đèn điển hình gồm:
✓ Đèn âm trần: Đèn âm trần thương hay được sử dụng tại các gia đình lắp tại
phòng khách, phòng ăn… Nhờ chíp led SMD giúp cấu tạo của đèn nhỏ gọn và
có ánh sáng nhiều màu sắc khác nhau.
✓ Đèn led đui xoáy: Đèn led đui xoáy chủ yếu được dùng tại các gia đình với ánh
sáng phát ra từ chíp led SMD rất ổn định và chất lượng ánh sáng chất lượng
không gây hại cho sức khỏe.
✓ Ngoài ra các dòng đèn như đèn cầu thang, đèn chiếu hắt… cũng đều được sử
dụng chíp SMD để phát ra ánh sáng với hiệu quả chiếu sáng rất tốt cho các gia
đình.

Hình 2.1 : Đèn led âm trần Hình 2.2 : Đèn Led đui xoáy SMD

3) Đèn led trang trí


▪ Các loại đèn trang trí gồm có đèn trên cạn và đèn dưới nước.
✓ Đèn trên cạn: Đèn trên cạn có đèn led dây, đèn led âm đất, đèn chiếu hắt, đèn
chiếu cỏ, đèn thả trần…Những dòng đèn này đều sử dụng chíp SMD với
module nhỏ bởi những dòng đèn này đều có công suất nhỏ và có khả năng đổi
màu đa dạng màu sắc. Dễ trang trí các không gian.
✓ Đèn dưới nước: Với dòng này có đèn âm nước và đèn hồ bơi. Hai dòng đèn
này đều được thiết kế với chuẩn quốc tế. Chíp sử dụng là chíp SMD chính hãng
với chất lượng ánh sáng tốt. Anh sáng của chip led thể không đổi màu hoặc đổi
màu để phù hợp nhất với nhu cầu người dùng.

7
2.3. LED COB
2.3.1. Khái niệm chip led COB
▪ Led COB hay còn gọi là chíp COB là chíp led viết tắt từ Chip On Board. Là dòng chíp
với công nghệ mới nhất của Led “đóng gói” hay led package. Sản phẩm được tích
hợp nhiều chip nhỏ để tạo thành chíp lớn duy nhất. Vì vậy ánh sáng có cường độ
lớn hơn và độ sáng lớn hơn hẳn so với chíp bình thường.
▪ Chip COB có khả năng tản nhiệt tốt. Được ứng dụng trong nhiều dòng đèn led nhất
là dòng đèn led công nghiệp.
2.3.2. Cấu tạo của đèn led COB
• Chip led
▪ Chíp led COB là tập hợp
của nhiều chip nhỏ hay
nhiều điốt nhỏ trên 1 bo
mạch, thường số lượng
điốt là 9 hoặc có thể nhiều
hơn nên công led COB có
thể đạt được công suất rất
cao với cường độ ánh sáng
lớn, hiệu suất chiếu sáng
cao.
Hình 2.3.1 : Cấu tạo đèn LED COB
▪ Chíp led COB chuyên dụng
để chiếu sáng sáng đơn sắc với cường độ lớn. Chính vì vậy chíp led COB thường
được ứng dụng để sản xuất đèn led công nghiệp.
• Keo tản nhiệt
▪ Keo tản nhiệt hay còn thường được gọi là keo dẫn nhiệt. Đây là hỗn hợp của keo
và các thành phần có khả năng truyền nhiệt tốt như kim loại, gốm sứ và silicon.
Keo tản nhiệt giúp khả năng lấp đi phần không khí dẫn nhiệt kém nằm giữa 2 bề
mặt. Mục đích giúp đèn tản nhiệt nhanh chóng cho chíp led.
▪ Keo tản nhiệt chất lượng cao được gắn trực tiếp vào chíp led. Giúp khả năng tản
nhiệt của đèn rất nhanh chóng, đảm bảo cho hoạt động của đèn cũng như giúp
đèn tăng tuổi thọ.
▪ Keo tản nhiệt là sản phẩm chất lượng để đảm bảo độ chắc chắn cũng như khả
năng tản nhiệt tốt đảm bảo chip led hoạt động ổn định.

8
• Nhôm tản nhiệt
▪ Đây là lớp nhôm đặc biệt được làm từ nhôm kỹ thuật giúp hỗ trợ khả năng tản
nhiệt cho chíp led.
▪ Bệnh cạnh đó tấm nhôm tản nhiệt có có tác dụng bảo vệ an toàn cho chíp ở bên
trong không phải chịu các tác động ở bên ngoài.
2.3.3. Ứng dụng của chíp led COB
1) Đèn led nhà xưởng
▪ Đây là dòng đèn được ứng dụng nhiều
nhất của chíp led COB. Với cường độ
ánh sáng mạnh cùng. Đồng thời khả
năng tiết kiệm chi phí lớn là sự lựa chọn
hoàn hảo cho các dòng đèn nhà xưởng.
Minh họa trên hình 2.3.2

Hình 2.3.2 : Đèn led nhà xưởng


sử dụng LED COB

2) Đèn đường led


▪ Ngoài đèn led nhà xưởng thì đèn đường
led cũng là một trong những dòng đèn
được sử dụng chip COB để chiếu sáng.
Đèn đường led sử dụng chíp COB mang
đến chất lượng ánh sáng cao hơn, hiệu
suất chiếu sáng cao
▪ Không chỉ vậy còn giúp tiết kiệm chi phí
chi trả cho năng lượng cũng như chi phí
lắp đặt. Một số dòng đèn đường led sử
dụng chíp COB như đèn đường led S7,
đèn đường led S8, đèn đường led S13…
Minh họa trên hình 2.3.3
Hình 2.3.3 : Đèn đường LED sử dụng LED
COB

9
2.4. LED RGB
2.4.1. Khái niệm LED RGB
▪ Trong lĩnh vực điện tử thì bất cứ màu sắc nào cũng có 3 thành phần cơ bản. Đó là
màu đỏ – R(Red), màu xanh lá – G(Green) và màu xanh dương – B(Blue).
▪ Biến thể giữa 3 màu cơ bản này đã tạo ra nhiều màu khác nhau. Và có thể nói là
có vô vàn các màu sắc khác nhau được tạo ra từ 3 màu sắc xanh lá – đỏ – xanh
dương. Từ đó chúng ta sẽ rút ra được khái niệm về led RGB là gì?
▪ Led RGB là một dạng module led duy nhất có thể cung cấp cả 3 màu đỏ, xanh lá và
xanh dương. Và từ 3 màu cơ bản này các led RGB này có thể tạo ra các màu sắc
khác nhau. Chúng sẽ phát sáng nhiều màu sắc khi chúng ta kết nối các led với
nguồn điện.
2.4.2. Đặc điểm về cấu tạo
▪ Các module led RGB có thể phát ra ánh sáng nhiều màu sắc nên chúng có cấu trúc
rất khác biệt so với những module led đơn sắc bình thường.
▪ Led RGB được sản xuất bởi 3 đèn led đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Ba led màu
này được đóng gói hay gộp lại thành mọt vỏ nhựa trong suốt hoặc bán trong suốt
với 4 chân.
▪ Ba màu chính sẽ được trộn lẫn và kết hợp tất cả các loại màu theo độ sáng . Và
các màu sắc này sẽ được điều khiển bởi một mạch điện.
▪ Đèn led RGB có hai loại chính là anode(cực dương) chung và cathode(cực âm)
chung
1) Anode ( cực dương) chung
Led RGB được cấu tạo gồm 3 điện trở và 3 màu sắc cơ bản nêu
trên mắc song song. Nguồn điện một chiều được đi qua 3 điện
trở sau đó đến 3 module led R-G-B sau đó 3 màu sẽ phát sáng
theo thứ tự để có nhiều màu khác nhau.
Trong đó:
▪ Ba màu cơ bản giúp tạo đèn có nhiều màu phổ biến.
▪ Điện trợ giới hạn dòng được kết nối với mỗi chân của R-G-
B để bảo vệ led không bị cháy.
▪ Áp dụng công nghệ điều khiển PWM mới giúp trộn ba
màu chính và thu được nhiều màu khác nhau.
Hình 2.4.1 : LED RGB
▪ Điểm chú ý đó là cả 4 chân của led RGB sẽ được lắp đặt từ chung Anode
cực dương.

10
2) Cathode (cực âm) chung
▪ Với led RGB cathode chung thì lại có chút ngược lại tuy
nhiên hiệu quả vẫn sẽ không thay đổi. Đèn led RGB vẫn
được cấu tạo bởi 3 màu cơ bản nêu trên. Tuy nhiên cấu
tạo sẽ là cực âm sau đó nối đến 3 led R-G-B.
▪ Trong đó cấu tạo của hệ thống này không có sự xuất hiện
của điện trở. Bởi dòng điện đi từ cực dương qua cực âm
là dòng điện đa được xử lý.

Hình 2.4.2 : Đèn LED


RGB chung Cathode
2.4.3. Ứng dụng :
1) Đèn led dây
▪ Đèn led dây RGB là một trong những dòng
đèn được sử dụng vô cùng phổ biến. Mục
đích chủ yếu của đèn led đổi màu là để
trang trí.
▪ Với đặc điểm nhỏ gọn, dễ dàng cuốn thành
cuộn và dễ lắp đặt thì đây là loại đèn mà
hầu như mọi người đều sẽ mua. Giá thành
của đèn rất hợp lý cho mọi đối tượng khách
hàng. Hình 2.4.3 : Đèn LED dây RGB

2) Đèn led âm đất RGB
▪ Đèn led âm trần và đèn led âm đất cùng có
dạng đổi màu. Tuy nhiên hiện nay đèn led
âm trần đổi màu ít được sử dụng hơn đèn
âm đất.
▪ Đèn âm đất đổi màu công nghệ led với công
suất đa dạng từ nhỏ đến lớn. Khả năng đổi
màu tự nhiên đều đặn giúp khách hàng có
thể thỏa mãn nhu cầu sử dụng của mình.

Hình 2.4.4 : Đèn LED âm đất RGB

11
3) Đèn led dưới nước
▪ Đèn led dưới nước dưới nước đổi màu có
rất nhiều dạng như led dây, led bánh xe,
led hồ bơi… Tất cả những dòng đèn này
đều được làm với chỉ số IP cao nhất – IP
68 để đèn có khả năng hoạt động dưới
nước lâu dài.
▪ Đèn có chức năng trang trí là chủ yếu nên
thường được sử dụng ở những nơi như
bể cá, hồ bơi, đài phun nước… Giá thành
của đèn cũng tùy vào từng sản phẩm. Khách Hình 2.4.5 :Ứng dụng led RGB trong đèn led
hàn nên xem báo giá của các đơn vị cung hồ bơi
cấp để chi tiết hơn.
III. Điều khiển đèn LED
LED Driver (còn được gọi là nguồn LED, hay trình điều khiển LED) là một nguồn điện
khép kín để kiểm soát dòng điện và điện áp cung cấp cho đèn LED. Với sự phát triển
không ngừng của các thiết bị tiết kiệm điện, mọi người đang dần quen với việc sử dụng
đèn LED là một sản phẩm với tuổi thọ cao và tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, nhiều
người không biết rằng loại đèn này yêu cầu các thiết bị chuyên dụng gọi là trình LED
Driver để hoạt động. LED Driver tương tự như chấn lưu cho đèn huỳnh quang hoặc máy
biến áp cho bóng đèn điện áp thấp: chúng cung cấp cho đèn LED lượng điện mà nó đòi
hỏi để hoạt động một cách tốt nhất.
3.1 Mục đích sử dụng
▪ Đèn LED được thiết kế để chạy trên điện áp thấp (12-24V), dòng điện một chiều. Tuy
nhiên, hầu hết các nơi đều cung cấp điện áp cao hơn (120-277V), dòng điện xoay
chiều. LED Driver điều chỉnh dòng điện xoay chiều điện áp cao, thành dòng điện một
chiều điện áp thấp.
▪ LED Driver cũng bảo vệ đèn LED khỏi biến động điện áp hoặc dòng điện. Một sự thay
đổi trong điện áp có thể gây ra một sự thay đổi dòng diện đang được cung cấp cho
đèn LED. Sản lượng ánh sáng đèn LED tỷ lệ với nguồn cung hiện tại của nó, và đèn
LED được đánh giá hoạt động trong phạm vi hiện tại nhất định (được đo bằng amps).
Do đó, quá nhiều hoặc quá ít dòng có thể làm cho đầu ra ánh sáng thay đổi hoặc suy
giảm nhanh hơn do nhiệt độ cao hơn trong LED.
3.2 LED Driver bên trong và bên ngoài
Vì những lý do nói trên, mọi loại đèn LED cần có driver. Tuy nhiên, một số đèn LED,
đặc biệt là các đèn LED được thiết kế để sử dụng trong gia đình, có chứa các trình
12
điều khiển nội bộ hơn là các trình điều khiển bên ngoài riêng biệt. Bóng đèn gia dụng
thường tích hợp sẵn driver bên trong vì nó thay thế bóng đèn sợi đốt cũ hoặc bóng
đèn CFL dễ dàng hơn. Các bóng đèn LED này bao gồm với các chân đế hoặc đế cắm
chuẩn (E26 / E27 hoặc GU24 / GU10 – xem hình ảnh bên dưới) hoặc các bóng đèn chỉ
định đầu vào dòng điện áp (120 volt) trên thông số của chúng. Đèn LED thường đòi
hỏi một trình điều khiển bên ngoài bao gồm đèn cove, downlights, và đèn dây, cũng
như một số đèn khác như panel, và đèn chiếu sáng ngoài trời. Những bóng đèn này
thường được sử dụng cho mục đích chiếu sáng thương mại, ngoài trời hoặc đường
bộ. Đôi khi, đèn LED sẽ được trang bị một trình điều khiển riêng biệt bởi vì nó đơn
giản và rẻ hơn để thay thế trình điều khiển hơn là thay thể cả bộ đèn LED. Mặt khác,
biểu dữ liệu của nhà sản xuất sẽ chỉ định liệu đèn LED có yêu cầu trình điều khiển
riêng biệt hay không, cùng với loại trình điều khiển cần thiết nếu cần.

Hình 3.1 : Bộ điều khiển đèn LED gắn trong và gắn ngoài

3.3 LED driver dòng không đổi (constant current)

Các driver cung cấp dòng không đổi cho các đèn
LED điện yêu cầu dòng điện ra cố định và một
dải điện áp đầu ra. Sẽ chỉ có một đầu ra hiện tại
được chỉ định, được gắn nhãn trong amps hoặc
milliamps, cùng với một loạt các điện áp sẽ thay
đổi tùy thuộc vào tải (công suất) của đèn LED.
Hình ví dụ bên dưới, đầu ra hiện tại là 700mA,
và phạm vi điện áp đầu ra là 4-13V DC (volt của
dòng điện trực tiếp).

Hình 3.2 : LED Driver dòng không đổi

13
3.4 LED driver điện áp không đổi (constant voltage)

Các trình điều khiển điện áp không đổi các đèn LED điện yêu cầu điện áp đầu ra cố
định với dòng đầu ra tối đa. Trong các đèn LED này, dòng điện đã được điều chỉnh,
hoặc bằng các điện trở đơn giản hoặc một bộ điều khiển dòng không đổi bên trong,
trong mô đun LED. Những đèn LED này yêu cầu một điện áp ổn định, thường là 12V
DC hoặc 24V DC. Trong hình ví dụ bên dưới, điện áp đầu ra là 24V DC và dòng điện
đầu ra tối đa là 1,04A.

Hình 3.2 : LED Driver áp không đổi

3.5. Trình điều khiển LED AC


Trình điều khiển LED AC thực sự là máy biến áp tải không tối thiểu, có nghĩa là chúng
có thể hoạt động về mặt kỹ thuật với các bóng đèn halogen hoặc bóng đèn điện áp
thấp. Tuy nhiên, đèn LED không thể hoạt động với các máy biến áp thông thường vì
các máy biến áp thông thường không được làm ra để phát hiện công suất đèn LED
thấp

Hình 3.3 : Trình điều khiển LED AC

14
3.6. Khối chức năng tùy chọn Dimming của mạch Driver LED
Dimming có nghĩa là làm giảm độ sáng của đèn led để tiết kiệm điện năng trong một
số trường hợp không cần sử dụng ánh sáng có độ sáng cao. Có 2 phương pháp
dimming: dimming DC (CCR) và dimming AC (PWM).
▪ Dimming DC (CCR): mạch driver led loại nguồn DC có
điện áp thấp có thể dễ dàng dimming theo vài cách khác
nhau. Các giải pháp dimming đơn giản nhất là sử dụng
một chiết áp như Hình 3.4

Hình 3.4 : Chiết áp


▪ Dimming AC (PWM): độ sáng của đèn led thay đổi bằng
cách sử dụng kỹ thuật điều chế độ rộng xung (PWM) của điện áp xoay chiều AC.
Trong dimming PWM, dòng điện được chuyển mạch ở tần số cao để đạt giữa mức 0
và mức định mức. Lúc này, tải led bị tắt hoặc chạy ở dòng định mức của nó, tỷ lệ thời
gian để tắt xác định độ sáng led.

Hình 3.5 : Mạch điều khiển độ sáng đèn LED sử dụng PWM

15

You might also like