You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO CÁC LỚP CLC K2

Giảng viên giảng dạy: Ths. Đào Thị Hữu

Tuần 4:

BÀI 4: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ Ý THỨC
VÀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG ĐỜI SỐNG

1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

- Ý thức có mấy nguồn gốc? Đó là những nguồn gốc nào và vai trò của chúng. Yếu tố nào
trong nguồn gốc của ý thức có tính quyết định tới sự hình thành và phát triển của ý thức?
Động vật có ý thức không? Tại sao?

- Máy vi tính có thể thay thế bộ óc con người được không? Vì sao?

- Giải thích và lấy ví dụ về tính năng động, sáng tạo; tính chủ quan và tính xã hội của ý
thức con người.

- Kết cấu của ý thức bao gồm các yếu tố cơ bản nào? Vai trò của các yếu tố đó? Lấy ví
dụ.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

- Dựa vào ngồn gốc của ý thức chứng minh vật chất quyết định ý thức?
- Khi nào ý thức tác động tích cực? Cho ví dụ.
- Khi nào ý thức tác động tiêu cực? Cho ví dụ.

Tuần 5

BÀI 5:

HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật

- Phép biện chứng là gì?

- Kể tên và nêu nội dung cơ bản của các hình thức cơ bản của phép biện chứng ?

- Những đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật ?

2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Mối liên hệ là gì ? Cho ví dụ


- Liên hệ có ý nghĩa, vai trò như thế nào đối với các sự vật ?

- Các tính chất của mối liên hệ ? Cho ví dụ.

- Thế nào là quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể ? Hãy vận dụng các quan
điểm đó vào nhận thức và giải quyết một vấn đề nào đó trong thực tiễn : ô nhiễm môi
trường, ách tắc giao thông ở Hà Nội, sự phá sản của một số doanh nghiệp...

3. Nguyên lý về sự phát triển

- Phát triển là gì ? Phân biệt cách hiểu siêu hình và cách hiểu biện chứng về sự phát
triển?

- Con đường của sự phát triển diễn ra như thế nào ?

- Các tính chất của sự phát triển ? Cho ví dụ ?

- Thế nào là quan điểm phát triển. Hãy vận dụng quan điểm phát triển vào nhận thức
và giả quyết các vấn đề thực tiễn : ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông ở Hà Nội,
khủng hoảng kinh tế...

Tuần 6 – Tuần 7

BÀI 6 : CÁC CẶP PHÀM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. Một số vấn đề chung về phạm trù

- Phạm trù là gì ? Cho ví dụ.


- Phạm trù triết học là gì ? Cho ví dụ.
- Một số đặc điểm của phạm trù triết học ?

2. Cái riêng và cái chung

- Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất ? Cho ví dụ

- Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất ? Cho ví dụ.

- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề ? Vận dụng các nguyên tắc đó vào một số
tình huống giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong thực tiễn.

3. Nguyên nhân và kết quả

- Nguyên nhân là gì ? Kết quả là gì ? cho ví dụ ?

- Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện ?


- Tại sao nói nguyên nhân và kết quả không ở hai sự vật khác nhau mà ở cùng một sự
vật, một quá trình ?

- Có phải cái có trước luôn là nguyên nhân của cái có sau ? Lấy ví dụ làm rõ.

- Có phải mọi nguyên nhân đều đóng vai trò như nhau trong việc hình thành kết quả ?
Ví dụ.

- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Cho ví dụ.

- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề. Vận dụng các nguyên tắc đó để tìm nguyên
nhân và giải pháp một số vấn đề thực tiễn : ách tắc giao thông đô thị, ô nhiễm môi
trường, sự thành công và thất bại, ...

4. Tất nhiên và ngẫu nhiên

- Tất nhiên là gì ? Ngẫu nhiên là gì ? Cho ví dụ.


- Tất nhiên và ngẫu nhiên có tồn tại tách biệt nhau không ?
- Tại sao nói tất nhiên và ngẫu nhiên không tách rời nhau và có thể chuyển hóa cho
nhau ?
- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề.

5. Nội dung và hình thức

- Khái niệm nội dung và hình thức ? Cho ví dụ

- Phạm trù hình thức theo nghĩa triết học có phải dùng để chỉ vẻ bề ngoài của các sự
vật, hiện tượng không ?

- Nội dung và hình thức vừa thống nhất vừa đối lập nhau như thế nào ? Cho ví dụ.

- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề. Vận dụng các nguyên tắc đó vào một số lĩnh
vực thực tiễn : giáo dục ở Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp... 

6. Bản chất và hiện tượng

- Khái niệm bản chất và hiện tượng ?

- Tại sao nói hiện tượng chỉ là một khía cạnh của bản chất ?

- Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Cho ví dụ.

- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề

7. Khả năng và hiện thực

- Khái niệm khả năng và hiện thực ?


- Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Khả năng muốn chuyển hoá thành hiện thực cần có những điều kiện gì ?

- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề

Tuần 8 – 9

BÀI 7

CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. Một số vấn đề chung về quy luật

- Quy luật là gì ? Cho ví dụ.


- Đặc điểm của quy luật ? Con người có tạo ra hay thay đổi được quy luật không ?
Quy luật có xuất hiện rồi biến mất ?
- Ý nghĩa của việc nhận thức các quy luật ?

2. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại

- Chất là gì ? Cho ví dụ


+ Tại sao nói chất là tính quy định khách quan của sự vật ?

+ Phân biệt chất và thuộc tính

+ Vì sao sự vật lại có nhiều chất ?

- Lượng là gì ? Cho ví dụ. Lượng có phải chỉ là số lượng không ?


- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng : Cho ví dụ để làm rõ các khái niệm sau
+ Độ là gì ?

+ Điểm nút là gì ?

+ Bước nhảy là gì ?

- Khái quát nội dung quy luật và chỉ ra vị trí của quy luật trong phép biện chứng.
- Ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận vào một số
vấn đề thực tiễn : sinh viên muốn học tập đạt kết quả tốt thì cần làm gì, doanh nhân
muốn làm giàu và thành đạt thì cần những gì ?...

3. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

- Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn ? Cho ví dụ.


- Tính chất của mâu thuẫn và phân loại mâu thuẫn ?
- Lấy ví dụ để phân tích vai trò của mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận
động và phát triển ?
- Khái quát nội dung quy luật và chỉ ra vị trí của quy luật trong phép biện chứng.
- Ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng các nguyên tắc này trong việc giải quyết một
số mâu thuẫn trong cuộc sống.

4. Quy luật phủ định của phủ định

- Phủ định là gì ? Cho ví dụ.


- Phủ định biện chứng là gì ? cho ví dụ. Hiểu thế nào về tính khách quan và tính kế
thừa của phủ định biện chứng ?
- Thế nào là phủ định của phủ định ? Con đường của sự phát triển được biểu hiện như
thế nào qua sự phủ định của phủ định ?
- Khái quát nội dung quy luật ? Vị trí, ý nghĩa của quy luật ?
- Ý nghĩa phương pháp luận.

You might also like