You are on page 1of 4

VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VẬT LIỆU QT1_Thi_L2_120814

ĐỀ THI TỰ LUẬN
(được sử dụng tài liệu)

Học phần: Lý thuyết hợp kim hóa Mã HP: MSE 5715


Họ và tên: Mai Đức Thắng MSSV: 20172347
Bài thi [X ] giữa kỳ [ ] cuối kỳ Năm học: 2020-2021 Ngày thi: /5/2021
Câu 1.
Có hai mác hợp kim, thành phần như trên bảng.

Thành phần, % C Si Mn P S Cr
Mẻ số 1 0.3 0.5 0.3 0.03 0.03 13
Mẻ số 2 1.3 0.5 0.3 0.03 0.03 13

Hãy gọi tên và phân tích + dự đoán tổ chức kim loại trạng thái đúc của hai hợp kim nói trên.
Công nghệ nhiệt luyện hai loại vật liệu nay.

Câu 2.
Trình bày hành vi của crom như một nguyên tố hợp kim trong gang, thép.

Trình bày

Câu 1
 Mẻ 1: Thép không gỉ mactenxit, là loại thép có13%Cr, 0,1-0,3%C. Kí hiệu 30Cr13
Tổ chức 2 pha: Ferit (hòa tan Cr cao) + cacbit (cacbit crom).
Thép cùng tích và sau cùng tích (%C = 0,3%) => bền, dẻo dai kém, không biến dạng và hàn
được. Cr làm thế điện cực giữa ferit và cacbit cân bằng
Chế độ nhiệt luyện: Tôi ở 950-1020oC làm nguội trong dầu sau đó ram ở 230-300oC làm nguội
trong không khí hoặc dầu.
Dùng Ti, Al để khử Oxi hoặc các nguyên tố đất hiếm Ce tạo tâm mầm làm nhỏ mịn nền Ferit.
 Mẻ 2: Gang hợp kim Crom trung bình.
Hàm lượng Cr trong gang nằm khoảng 12-35%, gang chứa 12-20% Cr gọi là gang trung bình.
Tỷ lệ hình thành cacbit phụ thuộc vào quan hệ giữa Cr/C.
Tỷ lệ Cr/C = 10 tạo Cacbit M3C7
Tổ chức hợp kim sau đúc gồm: Nền α (Cr tan trong Fe-α) (Trong điều kiện nguội thực tế thì nó
không phải toàn bộ là ferit, mà lẫn cả ferit + austenite)
Xung quanh nền đó là thành phần cùng tinh (cacbit M7C3 nằm trên nền Austenit) hình thành
trên cơ sở cacbit hình trụ phân bố đều giữa các nhánh cây Austenit.
Công nghệ nhiệt luyện:
- Tôi trong không khí (950-1010oC) nâng nhiệt chậm khi khi nhiệt độ dưới 650oC để tránh nứt,
thời gian giữ nhiệt cần đủ để hòa tan cacbit crom, khoảng 4h
- Ram (có hoặc không) ở 200-230oC trong 2 - 4h, sau ram độ dẻo dai được cải thiện cho nền và
giảm ứng suất dư, làm nguội trong không khí.
- Khi đó toàn bộ Ferit chuyển biến thành Austenit, cho làm nguội nhanh trong nước hoặc trong
dầu, thì toàn bộ nền chuyển thành Mactenxit. Lúc này hợp kim gồm nền Mactenxit + cùng tinh
(Ferit+xemantit)
Cacbit sau khi đúc xong thì thô và dài, nên phải hợp kim hóa bởi các nguyên tố tạo thành dung
dịch đặc hoặc pha khác để cacbit phân bố đều và mịn trên biên giới hạt. Biến tính làm mịn hạt
α hoặc làm nhỏ mịn các hạt cacbit phân bố đều nằm trên biên giới hạt bằng cách thay đổi sức
căng bề mặt cho mầm sinh ra, số lượng mầm sinh ra phải nhiều , nên người ta sử dụng những
chất biến tính có tính chất thay đổi sức căng bề mặt
Cách khác là làm thay đổi điều kiện nguội tạo mầm ngoại lai đưa vào có thông số mạng tương
tự thông số mạng của pha nền hay pha định làm biến tính, tạo điều kiện biến tính rất tốt như sử
dụng TiC, NbC, VC khoảng 0,5% làm mầm cho hạt cacbit mịn hoặc dùng trực tiếp các kim
loại sạch trên để tác dụng với C trong gang để tạo mầm cacbit.

Câu 2 Hành vi của crom như một nguyên tố hợp kim trong gang, thép.

- Cr trong gang và thép đều tan trong Ferit và tạo thành cacbit nằm trên biên giới hạt. Crom là
nguyên tố thu hẹp vùng γ (ổn định α). Đây là nguyên tố có tác dụng hạ thấp A4, nâng cao A3,
làm ổn định α và bao bọc pha γ, tạo đồng thời hai pha (α+γ) và hòa tan vô hạn trong α.
- Cr khi hòa tan trong gang và thép sẽ tạo 1 lớp oxit crom bao bọc lên trên bề mặt của chi tiết
có tác dụng chống ăn mòn

 Cr trong gang:
- Crom trong gang làm tăng chiều sâu lớp biến trắng.
- Crom trong gang cầu: là nguyên tố cacbit hóa mạnh và dễ làm cho vật đúc bị thiêu kết, bởi
khi kết tinh Cr hay tập trung ở biên giới hạt, tạo ra một mạng lưới cacbit tại đây.
Trong hợp kim Fe-C, crôm được phân bố trong dung dịch rắn và cacbit. để tạo thành cacbit
(Fe,Cr)7C3 thì phải có quan hệ: C=(Cr-12)/10 hoặc tạo thành cacbit (Fe,Cr)4C phải có quan hệ
Cr/C=17.
-Trong dung dịch rắn, crôm hòa tan và hình thành các pha  và  biến thể. Cacbit crôm có
thành phần dao động trong khoảng rộng từ M3C (chứa 15%Cr); M7C3 (chứa 36%Cr) đến
M23C6 (chứa 70%Cr). Khi hàm lượng cao, crôm còn tan trong xêmentit để hình thành
xêmentit hợp kim.
- Khi tan trong gang, crôm sẽ tạo thành một lớp màng mỏng oxit crôm trên bề mặt vật đúc rất
ổn định nên chịu ăn mòn rất tốt trong môi trường oxy hóa mạnh. Thí dụ gang 33%Cr +1% C
cũng đủ hình thành dung dịch rắn hòa tan của crôm và chịu được axit nitric 10% tương đương
với thép không gỉ .
- Gang crôm được niken hóa sẽ có cơ tính, độ chịu nhiệt, và điện trở tăng một cách đáng kể. Độ
bền lâu của gang không thua kém các mác thép nổi tiếng (175 giờ so với 200 giờ của thép EI
69). Lượng Ni không quá 4% đối với gang crôm cao. Với gang crôm trung bình nên dùng hàm
lượng nhỏ hơn 1% Ni.
-Trong gang Cr thì Cr cải thiện độ thám tôi của gang nhưng vẫn không đủ, hệ số dẫn nhiệt nhỏ
nên nhiệt độ chênh lệch trong tâm với mặt nhiều nên tôi gang dễ bị nứt, bởi vậy người ta hay sử
dụng kim loại để nâng cao độ thấm tôi của gang là Molipen (0,5-3%).
-Thay đổi kích thước nền, biến tính làm mịn hạt α hoặc làm nhỏ mịn các hạt cacbit phân bố đều
nằm trên biên giới hạt bằng cách thay đổi sức căng bề mặt cho mầm sinh ra, số lượng mầm sinh
ra phải nhiều , nên người ta sử dụng những chất biến tính có tính chất thay đổi sức căng bề mặt
Cách khác là làm thay đổi điều kiện nguội tạo mầm ngoại lai đưa vào có thông số mạng tương
tự thông số mạng của pha nền hay pha định làm biến tính, tạo điều kiện biến tính rất tốt như sử
dụng TiC, NbC, VC khoảng 0,5% làm mầm cho hạt cacbit mịn hoặc dùng trực tiếp các kim
loại sạch trên để tác dụng với C trong gang để tạo mầm cacbit.
-Trong quá trình làm nguội chậm, nếu có mặt Cr trong gang lỏng thì làm cho quá trình ferit hóa
trở nên khó khăn hơn. Để loại bỏ được tổ chức cacbit này thì hàm lượng Cr không được vượt
quá 0,05%. Trong quá trình chế tạo gang cầu thì Cr có thể làm tăng độ cứng nhưng lại giảm độ
dai, độ dẻo và độ bền dai. Ni và Cr là 2 nguyên tố hỗ trợ nhau, do vậy để đảm bảo gang có cơ
tính tối ưu thì khi hợp kim hóa dùng đồng thời cả 2 nguyên tố này với tỷ lệ thích hợp.
- Cr tăng độ thấm tôi cho gang, dễ tôi hơn, khi nung khả năng san bằng nhiệt độ trong tâm và
bề mặt rất nhanh làm tổ chức đồng đều hơn.

 Cr trong thép :
- Cr làm co hẹp vùng ɣ và vùng ɣ biến mất khi hàm lượng Cr trên 12,5%, lúc đó thép chỉ có tổ
chức toàn ferit và không có chuyển biến pha. Tuy nhiên khi có mặt C thì vùng ɣ biến mất với
điều kiện hàm lượng Cr lớn hơn nhiều, thí dụ C = 0,25% thì Cr = 23% và C = 0,4 % thì Cr =
30% tương ứng. (Vùng này rất quan trọng với gia công biến dạng và xử lí nhiệt). Crom là
nguyên tố làm giảm độ dẻo và khả năng biến dạng dẻo của thép do nó làm chậm chuyển biến
 và quá trình tiết ra cacbit xảy ra ở nhiệt độ tương đối thấp, cấu trúc vật đúc khá mịn, cơ
tính khá đồng đều trên toàn bộ thiết diện vật đúc.
- Crôm làm giảm độ co dài của thép, hàm lượng Cr = 30% thì độ co dài chỉ còn khoảng 1,6-
1,8%. Đặc biệt, co trước peclit cũng giảm. Do vậy nguy cơ nứt nóng do giảm thể tích trong
khoảng đông sẽ giảm nhiều. Tuy nhiên, khi tăng hàm lượng crôm, độ dẫn nhiệt của thép sẽ kém
đi, tổ chức kim loại trở nên thô hơn và đặc biệt là mở rộng khoảng nhiệt độ trong khoảng đó,
khi làm nguội, thép có độ bền và độ dẻo rất kém. Do vậy vật đúc có crom dễ bị nứt nóng, đặc
biệt là nứt nóng ở phía trong vật đúc.
- Khi Cr = 5-8% thì độ chảy loãng của thép crom đạt giá trị lớn nhất. Khi crom lớn hơn 8%,
nhiệt độ nóng chảy giảm mạnh, khoảng đông rộng hơn, kim loại chỉ kết tinh ra một pha cho
nên độ chảy loãng của thép vẫn còn khá cao.
- Crom là nguyên tố rất dễ hòa tan vào xementit, nâng cao tính thấm tôi của thép, giảm tốc độ
tôi tới hạn, bởi vậy, nó có tác dụng làm chậm quá trình tiết ra các loại cacbit sắt phức tạp từ
dung dịch rắn, làm cho độ hạt cacbit trở nên mịn hơn. Khi C < 0,3% và chứa 1,5% Cr thì phần
lớn Cr tan trong ferit, không tạo thành cacbit cho nên hầu như không có ảnh hưởng gì đến tốc
độ tôi tới hạn.
- Crôm là nguyên tố làm giảm độ dẻo và khả năng biến dạng dẻo của thép do nó làm chậm
chuyển biến  và quá trình tiết ra cacbit xảy ra ở nhiệt độ tương đối thấp, cấu trúc vật đúc
khá mịn, cơ tính khá đồng đều trên toàn bộ thiết diện vật đúc. Mác thép thông dụng có độ bền
khá cao và độ dẻo tương đối là: 0,35-0,45%C; 0,6-0,8%Mn; 0,7-0,9%Cr
- Chi tiết làm việc ở nhiệt độ cao thì chúng ta phải hợp kim hóa bởi các nguyên tố hình thành
các hợp chất, pha liên kim nằm trên biên giới hạt và độ hạt của hợp kim phải thô. Người ta
dùng Ti, Al để khử Oxi hoặc các nguyên tố đất hiếm Ce tạo tâm mầm làm nhỏ mịn nền Ferit.

You might also like