You are on page 1of 24

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐÁNH


BẠC Ở LỨA TUỔI TRUNG NIÊN TẠI TỈNH
ĐỒNG NAI

Lớp học phần: ĐHAV14F1


Nhóm: 6
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2020


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐÁNH


BẠC Ở LỨA TUỔI TRUNG NIÊN TẠI TỈNH
ĐỒNG NAI

Lớp học phần: ĐHAV14F1


Nhóm: 6
STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ Chữ ký
1 Lương Kỳ Anh 18031471 B
2 Nguyễn Thị Hoàn Châu 18018601 A
3 Trần Phan Đông Mai 18018881 A
4 Huỳnh Thị Phương Thảo 18093261 A
5 Bùi Liên Ngọc Trúc 18048051 A
6 Phạm Thị Tươi 18089601 A

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2020


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................3

3. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................................4

1. Các khái niệm.............................................................................................................4

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...............................................................................5

3. Những vấn đề/khía cạnh còn chưa nghiên cứu.........................................................9

NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP.....................................................................................9

1. Nội dung...................................................................................................................... 9

2. Phương pháp.............................................................................................................10

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN..................................................................10

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI............................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................11

PHỤ LỤC...................................................................................................................... 13
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đồng Nai được xem là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển thành phố Hồ
Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai, có diện tích tự nhiên 5.907,2 km² và số dân trên
3,097 triệu người, tập trung chủ yếu ở thành phố Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở hai
huyện Trảng Bom, Long Thành. Có thể nói Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng phát
triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: phía Đông giáp
tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí
Minh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu (Lê Thiên Hà, 2018).

Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường chạy qua
như: quốc lô ̣ 1A, quốc lô ̣ 20, quốc lô ̣ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn,
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho hoạt đô ̣ng kinh tế trong vùng
cũng như đi lại trong nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây
Nguyên (Phan Huệ, 2012).

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những dải núi rải rác,
có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Đồng Nai nằm trong khu vực nhiê ̣t đới gió
mùa cận xích đạo, với khí hâ ̣u ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ
(phần lớn là đất đỏ Bazan), có hai mùa tương phản nhau: mùa khô và mùa mưa (Phan
Huệ, 2012).

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) là vùng kinh tế trọng điểm
phía nam nơi có nhiều khu công nghiệp lớn và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên đã
nhiều năm qua Đồng Nai luôn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao gần gấp 2 lần so với
bình quân cả nước. Mức tăng trưởng hàng năm về công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài (FDI), vốn đầu tư trong nước, thu ngân sách,... cũng tăng cao. Trong
năm 2011 Đồng Nai đã đạt được kết quả rất tốt với 34/35 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và
vượt nghị quyết của tỉnh, mặc dù trước đó đã được cảnh báo về tình hình kinh tế thế giới
có nhiều khó khăn, lạm phát trong nước làm cho giá cả thị trường liên tục tăng, lãi suất
cho vay của ngân hàng cao đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc
biệt là tăng trưởng GDP trên địa bàn Đồng Nai đạt 13,32%, tăng hơn gấp 2 lần so với
bình quân cả nước. Trong bối cảnh đất nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
1
thì Đồng Nai vẫn thu hút vốn đầu nước ngoài gần 1 tỷ USD và 15.000 tỷ đồng vốn đầu tư
trong nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn cũng đạt con số rất ấn tượng: 9,8 tỷ
USD, tăng 30,3% so với năm 2010 đây được xem là mức tăng kim ngạch xuất khẩu kỷ
lục so với nhiều năm qua. Tổng thu ngân sách trên địa bàn vượt 10% so với dự toán trung
ương giao. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thì vẫn đang được giữ vững ổn định và
tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội (Phan Huệ, 2012).

Vì nằm ở vị trí thuận lợi của ba góc nhọn tam giác phát triển và đất nước ngày càng
phát triển đang có xu hướng hội nhập quốc tế cho nên tốc độ đô thị hóa gắn với việc đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển công nghiệp và nông
nghiệp đã kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội của
địa phương đặc biệt là những tội phạm liên quan đến tệ nạn xã hội, trong đó có các tội
phạm về nạn cờ bạc (Lê Thiên Hà, 2018).

Theo báo cáo thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai, từ ngày 15/3 đến ngày 5/5/2020,
chỉ trong vòng hai tháng gần đây Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các công an địa
phương đã phát hiện và triệt phá hơn 110 tụ điểm đánh bạc, tổ chức đánh bạc; bắt xử lý
hơn 800 đối tượng liên quan; thu giữ số tiền gần 2 tỉ đồng, 18 xe ôtô, gần 250 xe máy,
hơn 200 điện thoại cùng nhiều tang vật liên quan. Qua công tác điều tra, lực lượng công
an đã khởi tố hơn 40 vụ án, gần 240 bị can về các hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc;
xử lý hành chính gần 100 đối tượng với số tiền hơn 140 triệu đồng. Các lực lượng công
an đã vào cuộc triệt xóa các “điểm nóng” về tệ nạn đánh bạc và đang góp phần đảm bảo
an ninh trât tự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Lãnh đạo công an tỉnh nhận định tình hình tội
phạm về nạn cờ bạc trên tỉnh Đồng Nai những năm gần đây trở nên đáng lo ngại khi đã
và đang có những diễn biến phức tạp về mức độ nguy hiểm, tính chất cũng như quy mô
hoạt động phạm tội. Khi đất nước đang trong công cuộc cách mạng 4.0 công nghệ ngày
càng phát triển, ngoài những hình thức cờ bạc truyền thống như xóc đĩa, đá gà,…đang
diễn ra ở nhiều nơi thì còn xuất hiện thêm nhiều hình thức đánh bạc, tổ chức đánh bạc
mới như cá độ đá bóng, số đề, đánh bạc sử dụng công nghệ cao thông qua mạng internet.
Người chơi chỉ cần một chiếc điện thoại mà các đối tượng có thể đánh bài ở mọi nơi mà
ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày và nó đang dần len lỏi vào những khu dân cư
tại đây. Trên thực tế, tệ nạn cờ bạc, đánh bạc còn “ẩn náu” dưới các hình thức khác nhau
rất khó phát hiện, điều đó làm cho công tác điều tra gặp nhiều khó khăn và khó xử lý.
Hậu quả do nạn cờ bạc gây ra không chỉ làm tổn hại về sức khỏe, tài sản, hạnh phúc của
2
người tham gia, làm rối loạn trật tự xã hội mà còn là mầm mống của nhiều tệ nạn xã hội
và tội phạm nguy hiểm khác nữa chẳng hạn như là ma túy, trộm cắp, lừa đảo, cướp giật,
mại dâm,… Với tình hình thực trạng đã phân tích như trên, chắc chắn đòi hỏi công tác
đấu tranh phòng chống các tội phạm về cờ bạc của tỉnh Đồng Nai phải có chuyển biến
mạnh mẽ về nhận thức, hành động mới có thể đẩy lùi và ngăn chặn loại tội phạm nguy
hiểm này (Huyền Anh và Trần Danh, 2020).

Xuất phát từ những lý do trên đây, người nghiên cứu cho rằng việc thực hiện đề tài:
“NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐÁNH BẠC Ở LỨA TUỔI TRUNG NIÊN TẠI TỈNH
ĐỒNG NAI” là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chính: Tìm hiểu về tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh
Đồng Nai.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Khảo sát thực trạng về đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại
tỉnh Đồng Nai.

- Phân tích sự ảnh hưởng của đánh bạc ở lứa tuổi trung niên đến cuộc sống gia
đình và trật tự an ninh của khu phố.

- Đề xuất giải pháp có thể hạn chế tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh
Đồng Nai.

3. Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng về việc đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh Đồng Nai hiện nay như
thế nào?

- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh Đồng Nai?

- Hậu quả của việc đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tác động như thế nào đến cuộc
sống gia đình và trật tự an ninh của khu phố tại tỉnh Đồng Nai?

- Làm sao để có thể hạn chế được tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh
Đồng Nai?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh Đồng Nai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện có hạn nên người nghiên cứu
chỉ tập trung nghiên cứu về tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên trên 4 phường: Tam
Hòa, Tân Biên, An Hòa, Trảng Dài tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.

4.3. Khách thể nghiên cứu: Khảo sát 200 người đánh bạc ở 4 phường: Tam Hòa,
Tân Biên, An Hòa, Trảng Dài tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Cụ thể là:

+ Phường Tam Hòa: 55 người

+ Phường Tân Biên: 60 người

+ Phường An Hòa: 45 người

+ Phường Trảng Dài: 40 người

5. Ý nghĩa đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh
Đồng Nai đã hệ thống hóa vấn đề về cơ sở lý luận về việc đánh bạc ở lứa tuổi trung niên.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu chỉ ra thực trạng về việc đánh bạc ở lứa tuổi
trung niên tại tỉnh Đồng Nai; các yếu tố tác động, hình thành nên hành vi đánh bạc ở lứa
tuổi trung niên; trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam đối với các tội về đánh bạc và nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống các
tội phạm này.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm

- Khái niệm tội phạm

- Khái niệm về hành vi

- Khái niệm hành vi đánh bạc

- Khái niệm về đánh bạc

- Khái niệm tội đánh bạc

- Khái niệm về tổ chức đánh bạc

- Khái niệm về tội tổ chức đánh bạc

4
- Khái niệm tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc

- Khái niệm về nghiện đánh bạc

- Khái niệm về vi phạm pháp luật

- Khái niệm về tuổi trung niên

- Khái niệm về gia đình

- Khái niệm sự gắn kết gia đình

- Khái niệm về an ninh trật tự

- Khái niệm về khu phố

- Khái niệm phòng ngừa tội phạm

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm

Tội phạm là một hành vi vi phạm đến các nguyên tắc của xã hội được giải thích và
quy định trong một đạo luật hình sự do những người nắm giữ quyền lực chính trị và xã
hội tạo ra. Những cá nhân vi phạm các nguyên tắc này là đối tượng sẽ bị trừng phạt bởi
các cơ quan có thẩm quyền (Siegel, 2001).

Hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và nó bao giờ cũng gắn liền với
động cơ và mục đích (Phạm Minh Hạc, 2002).

Hành vi đánh bạc là hành vi dùng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt nhưng nó phải
có giá trị thanh toán với nhau sau mỗi lần thua đây là động cơ mục đích sát phạt nhau (Lê
Thiên Hà, 2018).

Đánh bạc là một tệ nạn xã hội xâm phạm đến trật tự công cộng, gây nguy hiểm cho gia
đình và xã hội. Nó được hiểu là hành vi được thực hiện bởi nhiều người ít nhất là từ hai người
trở lên với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật dù ở bất kỳ hình thức nào nhưng không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cho phép nhưng không tuân thủ
đúng theo quy định đã được ghi trong giấy phép (Nguyễn Ngọc Điệp, 2009).

Tội đánh bạc là một hành vi tham gia trò chơi trái phép dù ở bất kỳ hình thức nào
được thua bằng tiền hoặc hiện vật từ năm triệu đồng trở lên, hoặc dưới năm triệu đồng
nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm. Tội đánh bạc do những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu

5
trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến trật tự, an toàn công
cộng (Trương Thùy Trang, 2018).

Nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy tình hình tội phạm về tổ chức đánh bạc trong những
năm qua không tăng mạnh về số lượng, nhưng về phương thức tổ chức, quy mô hoạt
động thì diễn biến ngày một phức tạp và tinh vi. Qua đó hành vi tổ chức đánh bạc được
khái niệm là hành vi tham gia đánh bạc với tư cách là người đứng đầu, chỉ đạo, cưỡng
bách, hăm dọa những người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản
dưới bất kỳ hình thức nào (Đinh Văn Quế, 2006).

Người phạm tội tổ chức đánh bạc là người có hành vi tổ chức cho người khác thực
hiện hành vi đánh bạc trái phép thông qua các hành vi khách quan như tập hợp, rủ rê, lôi
kéo nhiều người tham gia hoặc tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các hành vi
phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật (Lê Hồng Nam, 2016).

Chỉ trong vòng 2 tháng gần đây, công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các công an
địa phương đã tập trung phát hiện và xử lý hàng trăm vụ đánh bạc, bắt giữ hàng trăm đối
tượng tổ chức, tham gia đánh bạc. Sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng công an trong
việc triệt xóa các "điểm nóng" về tệ nạn cờ bạc đang góp phần đảm bảo an ninh trật tự
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Lãnh đạo Công an tỉnh nhận định, tệ nạn cờ bạc là một trong
những vấn đề nhức nhối, gây bức xúc dư luận và làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an
ninh trật tự trên địa bàn. Đặc biệt tại một số địa phương, tệ nạn này đã tạo thành những
“điểm nóng” khiến cho nhiều người dân cũng như chính quyền địa phương bức xúc về
việc gây mất an ninh trật tự (Trần Danh, 2020).

Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc là tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được
trực tiếp tại chiếu bạc hoặc trong người của các con bạc hay ở những nơi khác mà có căn
cứ xác định đã được hoặc sẽ dùng đánh bạc (Nguyễn Văn Phi, 2020).

Nghiện đánh bạc là sự thúc dục tiếp tục đánh bạc một cách không thể kiểm soát, bất
chấp số tiền phải chi trả cho trò chơi và những ảnh hưởng đến cuộc sống. Phần lớn người
nghiện cờ bạc, người chơi sẽ liên tục đuổi theo các vụ cá cược dẫn đến thua lỗ, tích lũy
nợ, hay thậm chí là trộm cắp hoặc lừa đảo để có tiền thỏa mãn cơn nghiện đánh bạc của
bản thân họ (Phan Nguyễn Khánh Đan, 2016).

6
Vi phạm pháp luật là những hành vi mà pháp luật cấm do các chủ thể có năng lực
pháp lý thực hiện, có hành vi xâm hại đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật xác lập
và bảo vệ (Vũ Thế Hoài, 2017).

Qua việc tìm hiểu qua các bài báo thì những đối tượng phạm tội đánh bạc ở Đồng
Nai đa số đều là ở lứa tuổi trung niên. Tuổi trung niên là một giai đoạn tương đối dài
trong cuộc đời của con người. Đây được coi là độ tuổi mà con người có thể cống hiến
nhiều nhất cho xã hội về tài năng và sức lực của mình sau quá trình mà họ đã trải qua và
tích lũy được. Ở độ tuổi trung niên này hầu như mọi người đã có sự suy giảm về sức
khỏe, không còn dẻo dai, linh hoạt như trước nữa (Nguyễn Thị Hà, 2014).

Đánh bạc không những làm mất rất nhiều thời gian, tiền bạc của người lao động mà
còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác về sau. Thực tế đã cho thấy rằng, những người thường
xuyên tham gia đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả mất cân đối về kinh tế, tài chính
nếu tham gia đánh bạc thắng số tiền cũng chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân đáp ứng cho
lối sống buông thả còn nếu thua thì dễ túng quẫn, rơi vào đường cùng dẫn đến thực hiện
những hành vi vi phạm trái pháp luật. “Cờ bạc là bác thằng bần, đánh đề ra đê mà ở”, đối
với nhiều trường hợp đã trở thành hiện thực các đối tượng tổ chức đánh bạc và tham gia
đánh bạc đã vướng vào vòng lao lý. Những người nông dân ham lợi từ trò đỏ đen dẫn đến
hết tiền, hết của, những người phụ nữ ham mê đánh bạc dẫn đến mất hạnh phúc gia đình.
Đó là những hậu quả nhãn tiền của những ai có ý định tham gia tệ nạn này (Trần Bình
Dương, 2020).

Mối nguy hại lớn khi tham gia đánh bạc chính là hạnh phúc gia đình. Gia đình
chính là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách của mỗi con người nhất là con cháu của đời sau có thể noi
gương và học tập theo. Dưới góc độ pháp lý, gia đình còn được coi là tập hợp những
người gắn bó với nhau trong hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng,
làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Quốc
Hội, 2000).

Dẫu chưa có cuộc điều tra nghiên cứu cụ thể về nạn chơi cờ bạc ở lứa tuổi trung niên
nhưng ở không ít địa phương, tình trạng cha mẹ bán nhà, bán đất trả nợ cho con chơi
đánh bạc hay cảnh vợ con gồng mình gánh nợ cho chồng không phải là hiếm. Chỉ có vậy
mới khiến các đối tượng đánh bạc thức tỉnh nhận ra không gì có thể hàn gắn lại sự gắn

7
kết gia đình. Sự gắn kết gia đình chính là sự liên kết tình cảm mà các thành viên gia đình
đối với nhau (Olson et al, 1979).

Thực tế, đánh bạc gây ra rất nhiều hệ lụy. Có trường hợp thua bạc dẫn đến phát sinh
mâu thuẫn đánh nhau, có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thậm chí là ảnh hưởng cả tính
mạng con người. Có người, khi thua hết sạch tiền đi vay mượn các đối tượng cho vay
nặng lãi. Khi lãi chồng lãi, không thể trả tiền thì xuất hiện hình thức đòi nợ theo kiểu xã
hội đen. Để có tiền trả nợ và tiếp tục đánh bạc, nhiều đối tượng đã phạm tội trộm cắp,
cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… Ngoài ra điều đó còn làm ảnh hưởng đến trật tự
an ninh khu phố (Trần Danh, 2020).

Có nhiều ý kiến cho rằng, an ninh trật tự là vấn đề trật tự xã hội, sự bình yên của mọi
người dân, đảm bảo mọi gia đình sinh sống trên địa bàn không bị xâm phạm đến thân thể,
nhân phẩm và tính mạng; tài sản của nhà nước và của công dân được mọi người tôn trọng
và bảo vệ (Phạm Quốc Huy, 2010).

Khu phố là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư cùng sống chung một địa bàn
cư trú trong một khu vực như xã, phường, thị trấn; nó cũng là nơi thực hiện dân chủ trực
tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, vận động nhân dân thực
hiện tốt chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật của Đảng và nhà nước và nhiệm vụ
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao (Ngô Thị Hằng, 2017).

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động mà mọi công dân trong xã hội cũng như tất cả các
cơ quan bảo vệ pháp luật và tòa án, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội áp dụng tổng
hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau để loại bỏ đi những nguyên nhân và điều kiện
phạm tội có yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất của con người
cũng như từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới để loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã
hội (Trịnh Tiến Việt, 2008).

Để đấu tranh với tội phạm đánh bạc, Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ,
công an các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, nắm chắc tình
hình, rà soát, lên danh sách các cơ sở kinh doanh có điều kiện có nguy cơ cao tiềm ẩn tội
phạm đánh bạc để chủ động phòng ngừa, đấu tranh; rà soát, theo dõi các ổ nhóm, điểm, tụ
điểm đánh bạc, lập chuyên án đấu tranh, triệt phá, không để hình thành các sới bạc có tổ
chức (Trần Danh, 2020).

8
Cần phải đưa ra những giải pháp ngăn chặn các đối tượng có hành vi tổ chức đánh
bạc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và góp phần giữ cuộc sống yên bình cho người
dân. Các lực lượng công an cũng phải làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong
việc chỉ đạo và điều hành các hoạt động đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Đối với các
cơ quan tố tụng cần phải giải quyết chặt chẽ các vụ án, tránh để án kéo dài làm gây nên
sự bức xúc cho nhân dân (Trần Danh, 2020).

3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu

Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng đánh bạc nhưng tình trạng đánh bạc ở lứa
tuổi trung niên tại tỉnh Đồng Nai thì chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Do điều kiện
và thời gian hạn chế nên người nghiên cứu không phỏng vấn được nhiều người dân
xung quanh, nhiều đối tượng khác để thu thập nhiều thông tin hơn cho bài nghiên
cứu.Chính vì vậy, nghiên cứu cần khảo sát trên nhiều nhóm đối tượng, lấy ý kiến của
các chuyên gia,…Đây cũng là một hướng phát triển cho các đề tài nghiên cứu sau này.

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1. Nội dung:

- Hệ thống cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

- Điều tra thực trạng về tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh Đồng Nai.

- Những ảnh hưởng và tác hại của việc đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh Đồng
Nai như là nghiện đánh bạc, có hành vi bạo lực, tinh thần nửa tỉnh nửa mê, không có chí
hướng trong việc làm ăn, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của con cái, tan nát hạnh
phúc gia đình, nợ nần chồng chất.

- Đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại
tỉnh Đồng Nai.

2. Phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp, hệ thống các tài liệu liên quan
đến đề tài lựa chọn nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát: Thực hiện các buổi quan sát tại tỉnh Đồng Nai về tình hình
đánh bạc ở lứa tuổi trung niên để bổ sung thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu.

9
- Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo: nhằm mục đích điều tra thực trạng về tình
hình đánh bạc ở lứa tuổi trung niên, thu thập ý kiến của người dân về tình hình, những tác
hại và ảnh hưởng của việc đánh bạc tại tỉnh Đồng Nai.

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí thuyết của đề tài về tình hình đánh bạc ở lứa tuổi trung niên.

1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.

1.2. Các khái niệm có liên quan đến khái niệm đánh bạc.

Chương 2. Thực trạng về tình hình đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh Đồng Nai.

2.1. Khái quát về tình hình đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh Đồng Nai.

2.2. Thực trạng về tình hình đánh bạc ở lứa tuổi trung niên tại tỉnh Đồng Nai.
Chương 3. Đánh giá chung về thực trạng của đề tài.

3.1. Cở sở đưa ra các giải pháp.

3.2. Nguyên tắc xác định các giải pháp.

3.3. Đưa ra các giải pháp.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Người thực hiện

Tìm và đọc các tài liệu


Từ ngày 14/6/2020 đến Các thành viên của
1 liên quan đến đề tài
18/6/2020 nhóm
nghiên cứu
Từ ngày 14/6/2020 đến
2 Viết khung khái niệm Lương Kỳ Anh
18/6/2020
Từ ngày 14/6/2020 đến Huỳnh Thị Phương
3 Viết lí do chọn đề tài
18/6/2020 Thảo
Từ ngày 14/6/2020 đến
4 Viết mục tiêu cụ thể Phạm Thị Tươi
18/6/2020
Viết đối tượng và phạm Từ ngày 14/6/2020 đến
5 Nguyễn Thị Hoàn Châu
vi nghiên cứu 18/6/2020
10
Từ ngày 14/6/2020 đến
6 Viết ý nghĩa đề tài Bùi Liên Ngọc Trúc
18/6/2020
Viết nội dung – phương
pháp của đề tài, cấu Từ ngày 14/6/2020 đến
7 Trần Phan Đông Mai
trúc dự kiến của luận 18/6/2020
văn
Từ ngày 14/6/2020 đến
8 Gửi bài cô sửa Trần Phan Đông Mai
18/6/2020
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, 2010. Nghị quyết số 01/2010/NQHĐTP ngày 22
tháng 10 năm 2010 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 BLHS
năm 1999.

2. Nguyễn Ngọc Điệp, 2009. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm
2009. NXB Thanh niên Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Hà, 2014. Một số đặc điểm tâm lý của người phụ nữ giai đoạn trung niên.
Luận văn thạc sĩ. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

4. Lê Thiên Hà, 2018. Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Học viện khoa học xã hội.

5. Phạm Minh Hạc, 2002. Tuyển tập tâm lý học. NXB Giáo dục.

6. Quốc hội, 2000. Điều 8 khoản 10, Luật hôn nhân và gia đình. NXB chính trị quốc gia.

7. Phạm Quốc Huy, 2010. Quản lý an ninh trật tự trên địa bàn xã Vạn Phúc - Thanh Trì -
Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Học viện Hành chính Quốc gia.

8. Viện Khoa học pháp lý (2006). Từ điển luật học. Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội.

9. Lê Hồng Nam, 2016. Tội tổ chức đánh bạc theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở
số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học quốc gia Hà
Nội.

10. Đinh Văn Quế, 2006. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Tập IX: Các tội xâm phạm
an toàn công cộng, trật tự công cộng. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

11
11. Trương Thùy Trang, 2018. Tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Học viện khoa
học xã hội.

12. Vũ Thế Hoài và Đặng Công Tráng, 2017. Giáo trình Pháp Luật Đại Cương. NXB
Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

13. Trịnh Tiến Việt, 2008. Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học.
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, số 24, trang 185-199.

TIẾNG ANH

1. Larry J.Siegel, 2001. Crimiology: Theory, pattern and typologies, Wadsworth division
or Thomson Learning, Inc.

2. Robert Norman Rapoport (1985). Children, Youth, and Families: The Action-
Research Relationship. Published by the Press Syndicate of the University of
Cambridge.

WEBSITE

1. Trần Danh và Huyền Anh, 2020. Nhiều “điểm nóng” cờ bạc bị triệt xóa. Truy cập tại:

http://www.baodongnai.com.vn/phapluat/202005/nhieu-diem-nong-co-bac-bi-triet-xoa-
3004628/index.htm [Ngày truy cập: 25/06/2020].

2. Trần Danh, 2020. Phải có giải pháp trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.

Truy cập tại: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/202006/phai-co-giai-phap-trong-


cong-tac-dau-tranh-phong-ngua-toi-pham-3010415/index.htm?
fbclid=IwAR1JQhgHeih1ERouu4HFWF3VSd5zoMWiJJ5sh3OjzE04XJsdvpAerNETl38
[Ngày truy cập: 25/06/2020].

3. Phan Nguyễn Khánh Đan, 2016. Thói nghiện cờ bạc - Những tác hại về mặt sức khỏe
và tâm lý. Truy cập tại:

https://dantri.com.vn/suc-khoe/thoi-nghien-co-bac-nhung-tac-hai-ve-mat-suc-khoe-va-
tam-ly-20161024193841006.htm [Ngày truy cập: 26/06/2020].

4. Ngô Thị Hằng, 2017. Các khái niệm về thôn, tổ dân phố. Truy cập tại:

http://giangbien.longbien.hanoi.gov.vn/thong-tin-truyen-truyen?
p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=colum

12
n-1&p_p_col_count=1&_101_struts_action=%2Fasset_publisher
%2Fview_content&_101_type=content&_101_viewMode=view&_101_urlTitle=cac-
khai-niem-ve-thon-to-dan-
pho&fbclid=IwAR0Aswgub9gSmELB_g635LWVSCR2eKII8GFJBaEdv84meBdowxyP
hI0pwTs [Ngày truy cập: 27/06/2020].

5. Phan Huệ, 2012. Đôi nét về Đồng Nai. Truy cập tại:

https://sites.google.com/site/huephan1010/7/a-ba-chng. [Ngày truy cập: 24/06/2020].

6. Nguyễn Văn Phi, 2020. Hành vi như thế nào là cấu thành tội đánh bạc? Tư vấn
pháp luật. Truy cập tại:

https://luathoangphi.vn/hanh-vi-nhu-the-nao-la-cau-thanh-toi-danh-bac/. [Ngày truy


cập: 25/06/2020].
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN VỀ TÌNH HÌNH ĐÁNH BẠC Ở LỨA
TUỔI TRUNG NIÊN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
A. THÔNG TIN NGƯỜI KHẢO SÁT:
HỌ VÀ TÊN: ....................................................
1. Giới tính:
Nam Nữ
2. Anh/chị thuộc độ tuổi nào?
Từ 18 đến 25 tuổi Từ 26 đến 35 tuổi
Từ 36 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi
3. Trình độ học vấn:
Dưới cấp 3 Cấp 3
Trung cấp, Cao đẳng Đại học
4. Thu nhập hàng tháng từ nghề nghiệp của anh/chị là bao nhiêu?
Dưới 3 triệu Từ 3 đến 5 triệu
Từ 5 đến 10 triệu Trên 10 triệu
5. Anh/chị đã từng tham gia đánh bạc chưa (kể cả các dịp lễ, Tết, tụ họp bạn bè hay
người thân,…)?
Tham gia rồi Chưa từng tham gia
6. Nếu đã từng tham gia đánh bạc thì anh/chị tham gia nhằm mục đích gì?
13
Giải trí, tạo niềm vui Thể hiện bản thân
Muốn có thêm tiền thỏa mãn nhu cầu Do nghiện đánh bạc
7. Số lần anh/chị đã tham gia đánh bạc trong năm vừa qua?
1 2 2
3 Ý kiến khác: ………
8. Số tiền đặt cược trung bình cho mỗi ván đánh bạc mà anh/chị đã từng tham
gia?
Dưới 30.000 đồng Từ 50.000 đến 100.000 đồng
Trên 100.000 đến 200.000 đồng Ý kiến khác: ………
9. Anh/chị có người thân trong gia đình hay người quen đã hoặc đang nghiện
đánh bạc không?
Có Không
10. Anh/chị thấy những tụ điểm cờ bạc thường xuất hiện nhiều nhất ở đâu trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai?
TP. Biên Hòa Huyện Tân Phú
Huyện Long Thành Huyện Xuân Lộc
11. Anh/chị thấy những đối tượng đánh bạc ở Đồng Nai thường tụ tập tại
những địa điểm nào để tham gia đánh bạc?
Những ngôi nhà bị bỏ hoang Trong những ngõ hẻm
Nhà của người tổ chức đánh bạc Nơi vắng vẻ, ít người qua lại
12. Theo anh/chị đối tượng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên chủ yếu tập trung
vào khoảng độ tuổi nào?
Từ 40 đến 45 tuổi Từ 46 đến 50 tuổi
Từ 51 đến 55 tuổi Từ 56 đến 59 tuổi
13. Anh/chị thường thấy các đối tượng thường tham gia đánh bạc vào khung giờ
nào?
9h - 12h 16h - 19h
21h -24h Ý kiến khác: ………
14. Anh/chị đã từng mất kiểm soát hành vi do đánh bạc gây ra bao giờ chưa?
Đã từng Chưa từng
15. Anh/chị có bị bạn bè lôi kéo, rủ rê đánh bạc không?
Có Không
14
16. Theo anh/chị nguyên nhân nào thúc đẩy cao nhất khiến các đối tượng tham
gia vào đánh bạc?
Do nghiện đánh bạc Do ham muốn có nhiều tiền
Do cần tiền để trả nợ, chi tiêu,… Do bị rủ rê, lôi kéo
17. Anh/chị có nghĩ đánh bạc là cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất khi bị stress
với công việc?
Có Không
18. Anh/chị có nghĩ đánh bạc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân?
Có Không
19. Anh/chị có nghĩ đánh bạc sẽ gây lãng phí thời gian?
Có Không
20. Theo anh/chị hậu quả lớn nhất mà đánh bạc để lại là gì?
Phá vỡ hạnh phúc gia đình Nợ nần chồng chất
Ảnh hưởng đến con cái Vướng vào vòng lao lý
21. Anh/chị có nghĩ việc đánh bạc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình?
Có Không
22. Anh/chị có nghĩ việc đánh bạc sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự của khu phố?
Có Không
23. Anh/ chị có nghĩ đánh bạc là một trò chơi gây nghiện không bỏ được?
Có Không

B. KHẢO SÁT VỀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH VÀ TRẬT TỰ AN NINH DO ĐÁNH


BẠC Ở TỈNH ĐỒNG NAI
Hoàn toàn Hoàn
Không Bình
không Đồng ý toàn
đồng ý thường
đồng ý đồng ý
1. Phá vỡ hạnh phúc
gia đình

2. Bỏ bê việc chăm sóc


gia đình

15
3. Tiêu hao tiền của

4. Tan nát nhà cửa

5. Nợ nần chồng chất

6. Tâm trí rối loạn,


mất nhận thức dẫn đến
bạo lực gia đình
7. Ảnh hưởng đến tinh
thần của mọi thành
viên trong gia đình
8. Ảnh hưởng đến
tâm sinh lý của con
cái
9. Ảnh hưởng đến quá
trình hoàn thiện nhân
cách của con cái
10. Ảnh hưởng đến
quá trình học tập của
con cái
11. Ảnh hưởng đến
việc tạo dựng các
mối quan hệ xã hội
của con cái
12. Con cái có thể bắt
chước chơi đánh bạc

13. Là mầm mống của


các tệ nạn xã hội
14. Dễ nảy sinh ý đồ
trộm, cướp tài sản của
người khác
15. Dễ dẫn đến những
16
hành vi cố ý gây
thương tích, giết người
16. Tình hình an ninh
phức tạp, không lường
trước được
17. Gây ồn ào, mất trật
tự khu phố
18. Ảnh hưởng đến
sinh hoạt của người
dân trong khu phố
19. Ảnh hưởng đến việc
nghỉ ngơi của người dân
trong khu phố
20. Người dân sống
gần đó dễ bị thôi thúc
tham gia đánh bạc

Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã tham gia khảo sát!

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGƯỜI ĐÁNH BẠC VỀ TÌNH HÌNH ĐÁNH BẠC
Ở LỨA TUỔI TRUNG NIÊN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
A. THÔNG TIN NGƯỜI KHẢO SÁT:
HỌ VÀ TÊN: ....................................................
1. Giới tính:
Nam Nữ
2. Anh/chị thuộc độ tuổi nào?
Từ 18 đến 25 tuổi Từ 26 đến 35 tuổi
Từ 36 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi
3. Trình độ học vấn:
Dưới cấp 3 Cấp 3
Trung cấp, Cao đẳng Đại học
4. Thu nhập hàng tháng từ nghề nghiệp của anh/chị là bao nhiêu?
Dưới 3 triệu Từ 3 đến 5 triệu

17
Từ 5 đến 10 triệu Trên 10 triệu
5. Anh/chị tham gia đánh bạc nhằm mục đích gì?
Giải trí, tạo niềm vui Thể hiện bản thân
Muốn có thêm tiền thỏa mãn nhu cầu Do nghiện đánh bạc
6. Số lần anh/chị đã tham gia đánh bạc trong năm vừa qua?
Dưới 5 lần Từ 5 - 10 lần
Trên 10 lần Ý kiến khác: ………
7. Số tiền đặt cược trung bình cho mỗi ván đánh bạc mà anh/chị đã từng tham gia?
Dưới 1 triệu đồng Từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng
Từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng Trên 10 triệu đồng
8. Anh/chị thường tham gia những tụ điểm cờ bạc ở đâu trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai?
TP. Biên Hòa Huyện Tân Phú
Huyện Long Thành Huyện Xuân Lộc
9. Anh/chị thường tụ tập tại những địa điểm nào để tham gia đánh bạc?
Những ngôi nhà bị bỏ hoang Trong những ngõ hẻm
Nhà của người tổ chức đánh bạc Nơi vắng vẻ, ít người qua lại
10. Theo anh/chị đối tượng đánh bạc ở lứa tuổi trung niên chủ yếu tập trung
vào khoảng độ tuổi nào?
Từ 40 đến 45 tuổi Từ 46 đến 50 tuổi
Từ 51 đến 55 tuổi Từ 56 đến 59 tuổi
11. Anh/chị thường tham gia đánh bạc vào khung giờ nào?
9h - 12h 16h - 19h
21h -24h Ý kiến khác: ………
12. Anh/chị đã từng mất kiểm soát hành vi do đánh bạc gây ra bao giờ chưa?
Đã từng Chưa từng
13. Anh/chị có bị bạn bè lôi kéo, rủ rê đánh bạc không?
Có Không
14. Nguyên nhân nào thúc đẩy cao nhất khiến anh/chị tham gia vào đánh bạc?
Do nghiện đánh bạc Do ham muốn có nhiều tiền
Do cần tiền để trả nợ, chi tiêu,… Do bị rủ rê, lôi kéo

18
15. Anh/chị có nghĩ đánh bạc là cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất khi bị stress với
công việc?
Có Không
16. Anh/chị có nghĩ đánh bạc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân?
Có Không
17. Anh/chị có nghĩ đánh bạc sẽ gây lãng phí thời gian?
Có Không
18. Theo anh/chị hậu quả lớn nhất mà đánh bạc để lại là gì?
Phá vỡ hạnh phúc gia đình Nợ nần chồng chất
Ảnh hưởng đến con cái Vướng vào vòng lao lý
19. Anh/chị có nghĩ việc đánh bạc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình?
Có Không
20. Anh/chị có nghĩ việc đánh bạc sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự của khu phố?
Có Không
21. Anh/ chị có nghĩ đánh bạc là một trò chơi gây nghiện không bỏ được?
Có Không

B. KHẢO SÁT VỀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH VÀ TRẬT TỰ AN NINH DO ĐÁNH


BẠC Ở TỈNH ĐỒNG NAI
Hoàn toàn Hoàn
Không Bình
không Đồng ý toàn
đồng ý thường
đồng ý đồng ý
1. Phá vỡ hạnh phúc
gia đình

2. Bỏ bê việc chăm sóc


gia đình

3. Tiêu hao tiền của

4. Tan nát nhà cửa

19
5. Nợ nần chồng chất

6. Tâm trí rối loạn,


mất nhận thức dẫn đến
bạo lực gia đình
7. Ảnh hưởng đến tinh
thần của mọi thành
viên trong gia đình
8. Ảnh hưởng đến
tâm sinh lý của con
cái
9. Ảnh hưởng đến quá
trình hoàn thiện nhân
cách của con cái
10. Ảnh hưởng đến
quá trình học tập của
con cái
11. Ảnh hưởng đến
việc tạo dựng các
mối quan hệ xã hội
của con cái
12. Con cái có thể bắt
chước chơi đánh bạc

13. Là mầm mống của


các tệ nạn xã hội
14. Dễ nảy sinh ý đồ
trộm, cướp tài sản của
người khác
15. Dễ dẫn đến những
hành vi cố ý gây
thương tích, giết người
16. Tình hình an ninh
phức tạp, không lường

20
trước được
17. Gây ồn ào, mất trật
tự khu phố
18. Ảnh hưởng đến
sinh hoạt của người
dân trong khu phố
19. Ảnh hưởng đến việc
nghỉ ngơi của người dân
trong khu phố
20. Người dân sống
gần đó dễ bị thôi thúc
tham gia đánh bạc

Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã tham gia khảo sát!

21

You might also like