You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN

KỸ THUẬT ĐIỆN CAO ÁP

Chuyên ngành: Hệ thống điện


Số tín chỉ: 3
NỘI DUNG

Chương 1.
Tổng quan về kỹ thuật điện cao áp.
Chương 2.
Tính toán bảo vệ chống sét đánh trực tiếp.
Chương 3.
Bảo vệ quá điện áp cho trạm biến áp.
Chương 4.
Tính toán và phối hợp cách điện trong hệ thống điện.
Chương 5.
Tính toán nối đất và an toàn điện.
Chương 1. Tổng quan về kỹ thuật điện cao áp.
Chương 2. Tính toán bảo vệ chống sét đánh trực tiếp.
Chương 3. Bảo vệ quá điện áp cho trạm biến áp.
Chương 4. Tính toán và phối hợp cách điện trong hệ thống điện.
Chương 5. Tính toán nối đất và an toàn điện.

Chương 1
Tổng quan về kỹ thuật điện cao áp
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản.
1.2. Phân loại cách điện.
1.3. Thông số cơ bản của cách điện.
1.4. Xác định cường độ cách điện.
1.5. Cách điện đường dây và trạm biến áp.
1.6. Điện áp tiêu chuẩn thử nghiệm cách điện.
1.7. Máy phát xung và thử nghiệm cách điện.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC LOẠI TIÊU CHUẨN:


IEC - International Electrical Comitty
BSS - Bristan Standard System
IEEE - Institute of Electrical and Electronics Engineers
ANSI - American National Standards Institute
AIEE - The American Institute of Electrical Engineers

CHỮ VIẾT TẮT


BIL - Basic Lightning Impulse Level.
BSL (BSIL) - Basic Switching Impulse Level.
CFO – Cirtical Flashover.
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


1. Điện áp của Hệ thống
a) Điện áp danh định Un (Nominal voltage Un):
Điện áp dùng để xác nhận một hệ thống.
VD: 3kV- 6kV- 10kV- 22kV- 35kV- 110kV- 220kV- 500kV
b) Điện áp lớn nhất của hệ thống (Highest system voltage US)
Điện áp làm việc lớn nhất giữa các pha trong điều kiện làm việc bình
thường. Có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào và vị trí nào trong hệ thống.
VD: 3,6kV- 7,2kV- 12kV- 24kV- 123kV- 245kV- 420kV- 550kV
(IEC 60038)
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


1. Điện áp của Hệ thống
c) Điện áp nhỏ nhất của hệ thống (Lowest system voltage UL)
Điện áp làm việc nhỏ nhất giữa các pha trong điều kiện làm việc bình
thường. Có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào và vị trí nào trong hệ thống.
Điện áp lớn nhất và nhỏ nhất của hệ thống không bao gồm chế độ quá
độ và điều kiện làm việc bất thường của hệ thống.
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


2. Điện áp của thiết bị
a) Điện áp định mức Uđm (Rated voltage UR):
Điện áp cho bởi nhà sản xuất, để xác định điều kiện làm việc của một
bộ phận hay của thiết bị.
b) Điện áp lớn nhất của thiết bị (Highest voltage for equipment Um):
Điện áp lớn nhất của thiết bị điện được quy định liên quan đến:
- Cách điện.
- Các đặc tính khác liên quan đến điện áp lớn nhất được khuyến cáo.
Điện áp lớn nhất của thiết bị là trị số cực đại của điện áp lớn nhất của
hệ thống. (VD: 3,6kV- 7,2kV- 12kV- 24kV- 123kV- 245kV- 420kV).
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


2. Điện áp của thiết bị
a) Điện áp định mức Uđm (Rated voltage UR):
Điện áp cho bởi nhà sản xuất, để xác định điều kiện làm việc của một
bộ phận hay của thiết bị.
b) Điện áp lớn nhất của thiết bị (Highest voltage for equipment Um):
Điện áp lớn nhất của thiết bị điện được quy định liên quan đến:
- Cách điện.
- Các đặc tính khác liên quan đến điện áp lớn nhất được khuyến cáo.
Điện áp lớn nhất của thiết bị là trị số cực đại của điện áp lớn nhất của
hệ thống. (VD: 3,6kV- 7,2kV- 12kV- 24kV- 123kV- 245kV- 420kV).
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


3. Quá điện áp (overvoltage)
a) Khái niệm quá điện áp
- Điện áp bất kỳ giữa dây dẫn pha và đất hoặc dọc theo chiều dài của
cách điện, có biên độ (trị số đỉnh) lớn hơn biên độ điện áp pha lớn nhất
của hệ thống.
Thường được xác định bằng bội số quá áp p.u (U/US), với:

- Hoặc điện áp bất kỳ giữa các dây dẫn pha có biên độ lớn hơn điện
áp lớn nhất của hệ thống.
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


3. Quá điện áp (overvoltage)
b) Nguyên nhân gây ra quá điện áp trong HTĐ
- Chạm đất 1 pha bằng hồ quang,
- Đóng, cắt các phần tử như MBA, ĐZK, Tụ điện…
- Sét đánh gần, trực tiếp vào ĐZK, TBA hay NMĐ.
c) Tác hại do quá điện áp đối với hệ thống điện
- Phóng điện trên cách điện đường dây,
- Lan truyền vào trạm biến áp và nhà máy điện,
- Suy giảm tuổi thọ cách điện, gây ra sự cố ngắn mạch.
- Làm giảm độ tin cậy cung cấp điện, gây mất ổn định HTĐ…
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


4. Phân loại quá điện áp
a) Quá áp tạm thời (temporary overvoltage_TOV)
- Quá điện áp ở tần số công nghiệp có thời gian tác động tương đối
dài (từ 30 ms tới 3600 s).
b) Quá áp quá độ (transient overvoltage)
- Thời gian quá áp ngắn vài mini giây hoặc ngắn hơn, dao động hoặc
không dao động, thông thường gây ra thiệt hại lớn:
+ Quá áp đầu sóng ít dốc (slow-front overvoltage_SFO):
Một chiều, thời gian đỉnh từ 20 s đến 5000 s và thời gian sóng tới
20 ms.
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


4. Phân loại quá điện áp
b) Quá áp quá độ (transient overvoltage)
+ Quá áp đầu sóng dốc (fast-front overvoltage_FFO):
Một chiều, thời gian đỉnh từ 0,1 s đến 20 s và thời gian sóng tới
300 s.
+ Quá áp đầu sóng rất dốc (very fast-front overvoltage_VFFO):
Một chiều, thời gian đỉnh tới 0,1 s, có hoặc không có dao động ở tần
số từ 30 kHz tới 100 MHz.
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

PHÂN LOẠI VÀ THAM SỐ CỦA QUÁ ĐIỆN ÁP THEO IEC 60071-1


1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


5. Các loại điện áp sử dụng trong phối hợp cách điện
- Quá điện áp đại diện (Representative Overvoltage)
Quá điện áp đại diện là quá điện áp giả thiết, tạo ra cùng hiệu ứng
điện môi trên cách điện với quá điện áp xảy ra trong điều kiện làm việc
thực tế.
- Điện áp chịu đựng_Uw (Withstand Voltage):
Là điện áp chịu đựng của cách điện, được xác định trong điều kiện
thử nghiệm mà không xẩy ra phóng điện (còn gọi là Cường độ cách
điện).
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


5. Các loại điện áp sử dụng trong phối hợp cách điện
- Điện áp chịu đựng yêu cầu_Urw (Required Withstand Voltage):
Là điện áp chịu đựng của cách điện trong điều kiện thí nghiệm để
chắc chắn rằng cách điện phải chịu đựng được các loại quá điện áp
thực tế trong vận hành.
- Điện áp chịu đựng phối hợp_Ucw (Co-ordination Withstand
Voltage):
Là điện áp chịu đựng của mỗi một loại điện áp, ứng với cấu trúc cách
điện trong thực tế.
1.1. Định nghĩa và khái niệm cơ bản

ĐIỆN ÁP VÀ QUÁ ĐIỆN ÁP_IEC 60038, IEC 60071


5. Các loại điện áp sử dụng trong phối hợp cách điện
- Điện áp chịu đựng định mức (Rate Withstand Voltage)
Là giá trị điện áp thử nghiệm áp dụng một loại điện áp chịu đựng tiêu
chuẩn nào đó để chứng minh rằng cách điện phù hợp với một hoặc
nhiều loại điện áp yêu cầu. Điện áp này là một giá trị định mức của
cách điện cho một thiết bị điện.
- Điện áp chịu đựng định mức tiêu chuẩn (Standard Rate Withstand
Voltage)
Là điện áp chịu đựng mức được tiêu chuẩn hóa. Ví dụ như trị số điện
áp chịu đựng xung định mức tiêu chuẩn ghi trong bảng.
1.2. Phân loại cách điện

1. Phân loại cách điện theo vị trí


- Cách điện ngoài (external insulation)
Là cách điện đặt trong không khí hoặc dọc theo bề mặt của cách điện
rắn tiếp xúc với không khí và chịu tác động trực tiếp từ môi trường khí
quyển như ô nhiễm, độ ẩm, áp suất...
- Cách điện trong (internal insulation)
Là phần cách điện rắn, lỏng, khí của thiết bị điện được bảo vệ bằng
vỏ kín, tránh sự tác động của khí quyển và các tác động khác..
1.2. Phân loại cách điện

2. Phân loại cách điện theo tính chất


- Cách điện tự phục hồi (self-restoring insulation)
Tự khôi phục hoàn toàn tính chất cách điện sau phóng điện (hoặc
phóng điện bề mặt) gây ra bởi điện áp hoặc sau một thử nghiệm phóng
điện chọc thủng trong khoảng thời gian ngắn. Loại cách điện này thông
thường là cách điện ngoài.
- Cách điện không tự phục hồi (non self-restoring insulation)
Mất tính chất cách điện hoặc không có khả năng phục hồi hoàn toàn
tính chất cách điện sau phóng điện hoặc sau thử nghiệm phóng điện
chọc thủng. Loại cách điện này thường là cách điện trong.
1.2. Phân loại cách điện

3. Phân loại cách điện theo trạng thái vật chất


- Khí (không khí, SF6, N…)
- Lỏng (dầu, benzene, Nitrogen lỏng, Silicon lỏng…)
- Rắn (giấy tẩm dầu, gốm, sứ, thủy tinh, silicon, polime…)
1.3. Thông số cơ bản của cách điện

1. Đặc điểm
Chất lượng của một loại cách điện được đánh giá qua cường độ cách
điện và độ bền cách điện theo thời gian làm việc.
2. Cường độ cách điện đặc trưng bởi (IEEE 1313)
- BIL (Basic Lightning Impulse Level): Mức cách điện xung sét cơ
bản.
- BSL (Basic Switching impulse Level): Mức cách điện xung đóng cắt
cơ bản.
- CFO (Cirtical Flasshover Voltage): Điện áp phóng điện tới hạn.
1.3. Thông số cơ bản của cách điện

3. Cường độ cách điện đặc trưng bởi (IEC 60071)


- Điện áp chịu đựng xung sét U90% (Lightning Impulse Withstand
Voltage)
- Điện áp chịu đựng xung đóng cắt U90% (Switching impulse
Withstand Voltage)
- Điện áp phóng điện trung bình U50% (Cirtical Flasshover Voltage).
- Đặc tính Vôn-giây V-S.
1.4. Xác định cường độ cách điện

1. Phương pháp tiêu chuẩn: BIL và BSL là một trị số điện áp (kV)
bằng với giá trị đỉnh của điện áp tiêu chuẩn mà ở đó xác suất phóng
điện bằng không (hay trị số điện áp mà có tổng số lần xẩy ra phóng
điện bằng không, tương ứng với xác suất chịu đựng điện áp là 100%),
thường được gọi là Điện áp chịu đựng ước định.
2. Phương pháp thống kê: BIL, BSL là trị số điện áp (kV) mà ở đó
xác xuất chịu đựng điện áp là 90% (hay trị số điện áp mà xác suất xảy
ra phóng điện trên cách điện bằng 10%), thường được gọi là Điện áp
chịu đựng thống kê. BIL và BSL thường sử dụng hàm phân bố tích lũy
Gauss (IEEE) hoặc Weibull (IEC).
1.4. Xác định cường độ cách điện

3. Điều kiện môi trường để thử nghiệm cách điện


 Nhiệt độ môi trường 20 0C.
 Áp suất khí quyển 101,3 kPa hoặc 1 at.
 Độ ẩm tuyệt đối 11 gram nước/m3 không khí.
 Thử nghiệm cách điện ướt từ 1 tới 1,5 mm nước/phút.
1.4. Xác định cường độ cách điện

4. Khi biết CFO có thể xác định được BIL hoặc BSL theo biểu
thức sau (IEEE)
f f
BIL  CFO  (1  1,28  ) BSL  CFO  (1  1,28  )
CFO CFO

Trong đó:
- f : độ lệch chuẩn của CFO, đặc trưng cho mức độ phân tán của
điện áp phóng điện.
- f /CFO = 2% 3% cho quá áp khí quyển.
- f /CFO = 5% quá áp đóng cắt tính cho cách điện đường dây.
- f /CFO = 7% quá áp đóng cắt tính cho cách điện trạm biến áp.
1.4. Xác định cường độ cách điện
1.4. Xác định cường độ cách điện

5. Khi biết CFO có thể xác định được BIL hoặc BSL theo biểu
thức sau (IEC)
U90%  U50%  1,3  f
hay BIL  CFO - 1,3  f
BSL  CFO - 1,3  f

Với độ lệch chuẩn được xác định theo biểu thức:

f  U50%  U16%

Trong đó: U16% : điện áp phóng điện ứng với xác suất 16% số lần xẩy
ra phóng điện.
1.4. Xác định cường độ cách điện

6. Xây dựng đặc tính Volt-giây (V-S)


- Định nghĩa đặc tính Vôn-giây:
Đặc tính Vôn-giây là sự phụ thuộc của thời gian phóng điện vào biên độ điện áp
tác dụng.
- Ý nghĩa của đặc tính Vôn-giây:
+ Đặc tính quan trọng của cách điện, trong việc phối hợp cách điện giữa thiết bị
điện và thiết bị bảo vệ cho nó.
+ Để đảm bảo an toàn cho cách điện thiết bị bảo vệ cần phải có đường đặc tính
Vôn-giây hoàn toàn nằm dưới đường đặc tính Vôn-giây của cách điện và có dạng
phẳng ngang để không xảy ra giao chéo ở khoảng thời gian bé.
+ Ứng với điện áp U(t) thì thời gian phóng điện của thiết bị bảo vệ (chống sét van)
phải nhỏ hơn của biến áp thì mới phóng điện trước tạo an toàn cho thiết bị.
+ Những thiết bị có đặc tính Vôn-giây bằng phẳng, để trường của nó đồng nhất thì
phải dùng các thiết bị bảo vệ cũng có đặc tính Von-giây phẳng (MBA, MĐ).
1.4. Xác định cường độ cách điện

6. Xây dựng đặc tính Volt-giây (V-S)


1.4. Xác định cường độ cách điện

6. Xây dựng đặc tính Volt-giây (V-S)


1.4. Xác định cường độ cách điện

- Ví dụ: Xác định mức cách điện xung đóng cắt cơ bản của 1 loại cách
điện đường dây. Biết các lần phóng điện cho ở bảng sau:
1.4. Xác định cường độ cách điện

7. Cường độ cách điện theo tiêu chuẩn BIL, BSL


- Cường độ cách điện được tiêu chuẩn hóa theo IEC 60071.1, ANSI C92 hoặc IEEE
1313: Điện áp chịu đựng tiêu chuẩn cho dải I (1kV<U≤245kV)_IEC 60071.1.
1.4. Xác định cường độ cách điện

7. Cường độ cách điện theo tiêu chuẩn BIL, BSL


- Cường độ cách điện được tiêu chuẩn hóa theo IEC 60071.1, ANSI C92 hoặc IEEE
1313: Điện áp chịu đựng tiêu chuẩn cho dải II (U > 245 kV)_IEC-60071-1.
1.4. Xác định cường độ cách điện

7. Cường độ cách điện theo tiêu chuẩn BIL, BSL


- Điện áp chịu đựng tiêu chuẩn BIL và BSL của máy biến áp và cách điện xuyên
theo ANSI C92 hoặc IEEE 1313.
1.5. Cách điện đường dây và trạm biến áp

1. Cách điện của đường dây


- Cách ly các phần dẫn điện với nhau.
- Cách ly các bộ phận có điện áp với phần không có điện áp.
- Cách ly bộ phận có điện áp với đất.
1.5. Cách điện đường dây và trạm biến áp

2. Cách điện của trạm biến áp


Cách điện bằng dầu:
- Dầu cách điện phục vụ chủ yếu trong hai mục đích, thứ nhất là chất
lỏng cách điện trong máy biến áp và hai là nó tản nhiệt cho biến áp và
đóng vai trò như chất làm mát.
- Ngoài ra, dầu này phục vụ với hai mục đích khác, nó giúp bảo vệ lõi
và quận dây khi được gâm hoàn toàn trong dầu và một mục đích quan
trọng của dầu này là nó ngăn cản tiếp xúc trực tiếp của oxy trong khí
quyển với cellulose làm giấy cách điện của cuộn dây.
- Sứ xuyên.
1.6. Điều kiện tiêu chuẩn thử nghiệm cách điện

* Các phần tử hay thiết bị điện trong HTĐ phải chịu được:
 Điện áp định mức.
 Điện áp làm việc lớn nhất.
 Các loại quá điện áp nội bộ.
 Đa số các quá điện áp khí quyển trừ một số ít quá điện áp có biên
độ lớn nhưng xác suất xuất hiện nhỏ.

Do vậy, cần phải thử nghiệm thiết bị điện theo các loại điện áp và quá
điện áp để khi lắp đặt vào HTĐ, chúng có thể làm việc lâu dài mà không
gây sự cố.
1.6. Điều kiện tiêu chuẩn thử nghiệm cách điện

NỘI DUNG THỬ NGHIỆM


1.6. Điều kiện tiêu chuẩn thử nghiệm cách điện

MỤC TIÊU
1.6. Điều kiện tiêu chuẩn thử nghiệm cách điện

TIÊU CHUẨN THỬ NGHIỆM


1.6. Điều kiện tiêu chuẩn thử nghiệm cách điện

ĐIỆN ÁP THỬ NGHIỆM XOAY CHIỀU TẦN SỐ NGUỒN TIÊU CHUẨN


 Đánh giá khả năng chịu đựng điện áp tấn số nguồn 50 Hz (60 Hz).
 Điện áp thí nghiệm lớn hơn điện áp làm việc của thiết bị.
 Cách điện trong chỉ thí nghiệm với điều kiện khô.
 Cách điện ngoài thí nghiệm theo điều kiện ướt tiêu chuẩn.
1.6. Điều kiện tiêu chuẩn thử nghiệm cách điện

ĐIỆN ÁP THỬ NGHIỆM XUNG ĐÓNG CẮT TIÊU CHUẨN (IEC 60060)
1.6. Điều kiện tiêu chuẩn thử nghiệm cách điện

ĐIỆN ÁP THỬ NGHIỆM XUNG SÉT TIÊU CHUẨN (IEC 60060)


1.7. Máy phát xung và thử nghiệm cách điện

MÁY PHÁT ĐIỆN ÁP XUNG


Máy phát xung 1 tầng: Tạo ra điện áp xung sét hay xung đóng cắt.
1. Điện dung CS nạp tới trị số U0.
2. Ở mức U0 xảy ra phóng điện trên khe hở S.
3. Điện dung Cb nạp tới trị số cực đại. Khi Cb phóng điện sẽ tạo ra điện
áp xung u(t).
1.7. Máy phát xung và thử nghiệm cách điện

MÁY PHÁT ĐIỆN ÁP XUNG


Máy phát xung nhiều tầng: Điện áp U0 = nUC.
1.7. Máy phát xung và thử nghiệm cách điện

MÁY PHÁT ĐIỆN ÁP XUNG


Để nâng cao hiệu suất sử dụng thì CS >> Cb.
1
Năng lượng của xung: W   C1  U 02
2
1.7. Máy phát xung và thử nghiệm cách điện

MÁY PHÁT ĐIỆN ÁP XUNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN

KỸ THUẬT ĐIỆN CAO ÁP

Chuyên ngành: Hệ thống điện


Số tín chỉ: 3

You might also like