You are on page 1of 8

Câu 1: Khái niệm tiêu hóa? Trình bày tiêu hóa ở các nhóm động vật?

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn
giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Các hình thức tiêu hóa:
+ Tiêu hóa nội bào (tiêu hoá trong tế bào).
+ Tiêu hóa ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế bào).
Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào
- Hình thức: tiêu hoá nội bào, tiêu hóa hóa học
- Quá trình tiêu hóa: Thức ăn → thực bào → túi tiêu hóa → Lizôxôm chứa enzim thủy phân
→ chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ, chất cặn bã được thải ra ngoài theo cơ chế xuất
bào.
- Hiệu quả: Tiêu hóa những thức ăn đơn giản, kích thước nhỏ, dễ tiêu.
Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Đại diện: Ruột khoang, giun dẹp.
- Hình thức: Tiêu hóa ngoại bào trong túi tiêu hóa và nội bào trong các tế bào thành túi tiêu
hóa, tiêu hóa hóa học.
- Quá trình tiêu hóa: Thức ăn → túi tiêu hóa → các tế bào trên thành túi tiêu hóa tiết enzim
vào túi biến đổi thức ăn thành các phân tử nhỏ → các tế bào thành túi tiêu hóa thực bào các
phân tử thức ăn → tiêu hóa nội bào → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ, chất cặn bã
được thải ra ngoài.
- Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài vừa làm chức năng của miệng vừa là hậu
môn.
- Hiệu quả: + Có sự trộn lẫn giữa thức ăn và chất thải bã.
+ Mức độ hòa loãng dịch tiêu hóa cao.
+ Trộn lẫn giữa dịch tiêu hóa với thức ăn thấp hơn ống tiêu hóa.
Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Đại diện: Đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không có xương sống (giun
đất, châu chấu, ...)
- Hình thức: Tiêu hóa ngoại bào.
- Quá trình tiêu hóa: Gồm các giai đoạn biến đổi cơ học, hóa học và cả sinh học
+ Biến đổi cơ học: Quá trình nhai, nghiền, co bóp, nhào trộn, ... làm thức ăn được phân
thành nhiều phân tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa.
+ Biến đổi hóa học: Thức ăn được biến đổi dưới tác dụng của các enzim tiêu hóa thành các
chất hữu cơ đơn giản, cơ thể có thể hấp thụ được.
+ Biến đổi sinh học: Xenlulozơ → Glucozơ
- Hiệu quả: Đạt hiệu quả cao, thức ăn được đưa vào ống tiêu hóa qua các bộ phận:
+ Tiêu hóa cơ học, hóa học
+ Trộn dịch vị → tiêu hóa tốt hơn
+ Độ hòa loãng giảm
→ Hiệu quả tiêu hóa cao.
Câu 2: Nêu ưu điểm của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa? Chiều hướng tiến hóa
của hệ tiêu hóa?
 Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là:
- Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân); thức ăn
trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải.
- Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị
hòa loãng với rất nhiều nước.
=> Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyển hóa, thực hiện
các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học. Hấp thụ thức ăn trong khi đó, túi
tiêu hóa không có sự chuyển hóa như trong ống tiêu hóa.
 Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa:
- Từ chưa có cơ quan tiêu hóa (tiêu hóa thức ăn có kích thước nhỏ) → Có cơ quan tiêu hóa
trong cơ quan tiêu hóa, từ túi tiêu hóa → Ống tiêu hóa (có bộ phận tiêu hóa chuyên biệt và
thức ăn có thời gian được dừng tại từng bộ phận → Hiệu quả tiêu hóa cao hơn.
- Tiêu hóa nội bào (thức ăn có kích thước nhỏ) → Tiêu hóa vừa nội bào vừa ngoại bào (thức
ăn có kích thước vừa) → Tiêu hóa ngoại bào (thức ăn có kích thước lớn).
- Từ tiêu hóa hóa học → Tiêu hóa vừa cơ học vừa hóa học → Hiệu quả tiêu hóa cao hơn.
- Từ có sự trộn lẫn giữa thức ăn với chất thải bã → Không còn sự trộn lẫn
- Mức độ hòa loãng của thức ăn với dịch tiêu hóa cao → Thấp.
Câu 3: Trình bày điểm khác nhau giữa tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực
vật, vì sao có sự khác nhau đó?
Chỉ tiêu Thú ăn thịt Thú ăn thực vật
so sánh
Răng Răng chuyên hóa với việc ăn thịt: Răng chuyên hóa với việc nghiền thức ăn cứng
+ Răng cửa nhọn, hình nêm giúp gặm, và dai:
lấy thịt ra khỏi xương. + Răng cửa và răng nanh giống nhau giúp giữ
+ Răng nanh nhọn, dài, sắc giúp cắn và giật cỏ.
và giữ chặt con mồi. + Răng trước hàm và răng hàm phát triển, có
+ Răng hàm lớn, sắc, có nhiều mấu nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ khi nhai.
giúp cắt nhỏ thịt để dễ nuốt.
Dạ dày + Dạ dày là 1 túi lớn nên gọi là dạ dày - Dạ dày đơn (thỏ, ngựa): to, ngắn, 1 ngăn (có
đơn. nhiều gờ) → tiêu hóa cơ học + hóa học: tiết
+ Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa enzim và HCl.
học giống như trong dạ dày người. - Dạ dày kép (trâu, bò): 4 túi
+ Dạ dày co bóp để làm nhuyễn thức - Động vật ăn thực vật nhai lại có 4 ngăn
ăn và trộn đều với dịch vị, enzim + Dạ cỏ: làm mềm, lên men, giúp tiêu hóa
pepsin thủy phân protein thành peptit, sinh học chứa VSV phân giải xelulozo.
axit HCl. + Dạ tổ ong: đưa thức ăn lên miệng nhai lại
(phản ứng ợ lên).
+ Dạ lá sách: giúp hấp thụ bớt nước.
+ Dạ múi khế (dạ dày thực): tiết enzim
pepsin + HCl → tiêu hóa protein trong cỏ
và VSV từ dạ cỏ xuống.
Ruột -Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột - Ruột non dài vài chục mét (~50m) và dài hơn
non của động vật ăn thực vật. rất nhiều so với động vật ăn thịt.
-Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa - Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học
hóa học và hấp thụ trong ruột non và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
giống như ở người.

Manh - Không phát triển và không có chức - Ở thú ăn thực vật, manh tràng được coi là dạ
tràng năng tiêu hóa thức ăn. dày thứ hai.
- Thức ăn đi vào manh tràng được VSV cộng
sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hóa.
- Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được
hấp thụ như trong ruột của người.
- Xác VSV trở thành chất dinh dưỡng cho động
vật ăn thực vật.
 Sự khác nhau giữa tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật do thức ăn của chúng là khác
nhau, tính chất của thức ăn khác nhau
+ Thức ăn của thú ăn thịt: mềm và giàu chất dinh dưỡng.
+ Thức ăn của thú ăn thực vật: thô cứng và ít chất dinh dưỡng, khó tiêu hoá (vì có thành
xenlulozo).
(+ Ruột của động vật ăn thịt thường ngắn vì thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu.
+ Thức ăn đã được biến đổi ở dạ dày sẽ được chuyển dần xuống ruột và tiếp tục tác dụng của dịch
tụy, dịch ruột, dịch mật thành những chất dinh dưỡng.
+ Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên rất nhiều nhờ các nếp gấp, các niêm mạc ruột trên đó có các
lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên đỉnh của tế bào lông ruột, tạo điều kiện hấp thu hết các
chất dinh dưỡng.)
Tiêu hóa ở ruột non được coi là quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể bởi vì:
 Ở ruột non có chứa rất nhiều loại dịch tiêu hóa khác nhau như: dịch tụy, dịch mật và dịch
ruột. Trong ruột non cũng có chứa nhiều loại men tiêu hóa với hoạt tính cao giúp phân hủy
thức ăn thành những chất đơn giản để hấp thụ được.
 Thành phần niêm mạc của ruột non cũng được cấu tạo đặc biệt để giúp cho giúp việc hấp
thụ các chất dinh dưỡng một cách chọn lọc và chủ động từ những phản ứng sinh học và
phức tạp của quá trình phân hủy thức ăn.
Câu 4: Trình bày quá trình tiêu hóa ở dạ dày 4 ngăn? Vai trò của hệ vi sinh vật
ở thú ăn thực vật?
Quá trình tiêu hóa ở dạ dày 4 ngăn
Quá trình này diễn ra ở các động vật nhai lại như trâu, bò, được miêu tả cụ thể thông qua các giai
đoạn chính như sau:
 Thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm
thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết enzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và
các chất khác.
 Thức ăn sau khi được lên men và làm mềm sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một
lượng lớn vi sinh vật), sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ
lại.
 Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước.
 Sau khi được hấp thụ bớt nước, thức ăn sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng
vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh
vật.
Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại:
 VSV cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulozơ; tiêu hóa
các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản.
 VSV cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp prôtêin
quan trọng cho động vật nhai lại.
Câu 5: Khái niệm, đặc điểm bề mặt trao đổi khí? Nêu các hình thức hô hấp.
 Khái niệm: Bề mặt trao đổi khí là bộ phận cho oxi khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào
(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài.
 Đặc điểm:
 Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn).
 Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
 Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
 Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ
dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
 VD: giun đất có lớp da ẩm và trao đổi khí bằng cách khuếch tán qua bề mặt cơ thể. Ngay
bên dưới lớp da là một mạng lưới mao mạch dày đặc. Vì bề mặt hô hấp cần được duy trì
ẩm, giun đất và nhiều động vật thở bằng da (bao gồm cả lưỡng thê) phải sống trong môi
trường nước hoặc những nơi ẩm thấp, không thể sống được ở nơi khô ráo. Phần lớn
những động vật hô hấp bằng da thường tương đối nhỏ và cơ thể thường có dạng mỏng,
dài hoặc dẹp, nhờ đó bề mặt hô hấp tăng lên.
 Các hình thức hô hấp:
a) Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
 Đại diện: động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp).
 Cơ quan hô hấp: chưa có cơ quan chuyên trách → hô hấp qua da.
 Con đường: trao đổi khí qua bề mặt da, O2 và CO2 khuếch tán qua da.
b) Hô hấp bằng hệ thống ống khí:
 Đại diện: động vật sống trên cạn (côn trùng).
 Cơ quan hô hấp: hô hấp qua hệ thống ống dẫn khí.
 Con đường: O2 đi qua lỗ thở của ống khí lớn, theo ống khí nhỏ dần → ống khí nhỏ nhất tiếp
xúc với TB của cơ thể → hệ thống ống khí thông qua bên ngoài nhờ có lỗ thở.
c) Hô hấp qua mang:
 Đại diện: động vật dưới nước: cá, tôm
 Cơ quan hô hấp: mang
 Con đường: + Cá hít vào: cửa miệng cá mở → nắp mang đóng lại → thể tích khoang
miệng tăng, áp suất giảm → nước tràn vào khoang miệng mang theo O2
+ Cá thở ra: cửa miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng
giảm, áp suất tăng → đẩy nước trong khoang miệng qua mang ra ngoài mang theo
CO2
+ Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng và liên tục → thông khí liên tục
d) Hô hấp bằng phổi:
 Đại diện: các loại động vật sống trên cạn như bọ sát, chim và thú
 Cơ quan hô hấp: Phổi
 Con đường: Sự thông khí chủ yếu nhờ cơ hô hấp là thay đổi thể tích khoang thân (bò sát),
khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng
(lưỡng cư).
Câu 6: Nêu cấu tạo, chức năng hệ tuần hoàn? Chiều hướng tiến hóa?
a) Cấu tạo:
 Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu + dịch mô.
 Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
 Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
b) Chức năng: Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đảm bảo cho các hoạt
động sống diễn ra bình thường.
c) Chiều hướng tiến hóa:
 Từ sinh vật chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn
 Từ hệ tuần hoàn hở (tốc độ chậm, áp lực thấp) → hệ tuần hoàn kín (tốc độ nhanh, áp lực
cao).
 Từ hệ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn với 1 vòng tuần hoàn: cá) → hệ tuần hoàn kép
 Từ hệ tuần hoàn kép tim 3 ngăn, máu pha nhiều: cá - lưỡng cư → tim 3 ngăn với vách ngăn
trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn: bò sát → tim 4 ngăn, máu không pha trộn: chim, thú.
 Từ 1 vòng tuần hoàn → 2 vòng tuần hoàn → lấy máu giàu O2.
Câu 7: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
Đại diện Động vật thân mềm (ốc sên, trai) Động vật không có xương sống (mực ống,
Chân khớp (côn trùng, tôm,..;) bạch tuộc, giun đất, ...)
Động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bọ
sát,…)
Đặc điểm Hệ mạch hở, có một đoạn máu đi vào Hệ mạch kín, có cả 3 loại mạch (động
hệ mạch khoang cơ thể, thiếu mao mạch (chỉ có mạch, tĩnh mạch, mao mạch)
động mạch, tĩnh mạch)
Đường đi Tim → động mạch → khoang cơ thể Tim → Động mạch → mao mạch → tĩnh
của máu → Tĩnh mạch → Tim. mạch → tim.
Sắc tố hô Cu (hêmôxianin) Fe (hêmôglôbin)
hấp
Tốc độ Tốc độ máu chảy chậm Tốc độ máu chảy nhanh
Áp lực Áp lực thấp Máu chảy trong động mạch dưới áp lực
cao hoặc trung bình.
Khả năng Không kịp thời, chậm → đáp ứng Kịp thời, nhanh → đáp ứng các hoạt động
phân phối được hoạt động sống đơn giản sống phức tạp
Câu 8: Phân biệt tuần hoàn đơn với tuần hoàn kép?
Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Đại diện Cá Thú, chim, lưỡng cư, bò sát
Cấu tạo Có 2 ngăn Có 3 hoặc 4 ngăn
tim
Số vòng 1 vòng 2 vòng
tuần hoàn
Đường đi Tâm thất -> động mạch mang -> mao -Vòng tuần hoàn phổi: tâm thất phải →
mạch mang -> động mạch lưng -> mao động mạch phổi → mao mạch phổi → tĩnh
mạch ->tĩnh mạch-> tâm nhĩ. mạch → tâm nhĩ trái. (vòng tuần hoàn nhỏ)
- Vòng tuần hoàn lớn: tâm thất trái → động
mạch → mao mạch (cơ quan diễn ra trao
đổi chất) → tĩnh mạch → tâm nhĩ phải.
Tốc độ Nhanh Tốc độ máu nhanh giảm từ động mạch →
tĩnh mạch → mao mạch.
Áp lực Trung bình Cao: từ mao mạch → tĩnh mạch → động
mạch.
Khả năng Kịp thời, đáp ứng được 1 số loại hoạt Kịp thời nhanh chóng đầy đủ cho các động
phân phối động sống của các cơ thể nhỏ, vừa vật có cơ thể lớn.
Câu 9: Phân tích tính tự động của tim?
a) Khái niệm: tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim.
b) Nguyên nhân: do hệ dẫn truyền tim.
 Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin
c) Cơ chế dẫn truyền
 Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → co cơ tâm nhĩ → (truyền xung điện) → nút nhĩ thất →
(truyền) → bó His → mạng Puôckin → tâm thất co.
Câu 10: Trình bày chu kì hoạt động của tim?
a) Chu kì tim
 Số lần co và giãn nghỉ của tim.
 Chu kì tim: 0,8 giây, bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là
pha dãn chung.
 Pha co tâm nhĩ: 0,1 giây → nghỉ 0,7 giây
 Pha co tâm thất: 0,3 giây → nghỉ 0,5 giây
 Pha giãn chung: 0,4 giây
b) Nhịp tim: số lần đập của tim trên 1 phút. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
Câu 11: Trình bày khái niệm, các giá trị, sự biến đổi của huyết áp?
a) Khái niệm: huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
b) Phân loại:
 Huyết áp tâm thu: 110 - 120 mmHg: tim co
 Huyết áp tâm trương: 70 - 80 mmHg: tim giãn
c) Các yếu tố ảnh hưởng:
 Lực co tim, mạch máu
 Nhịp tim, đọ quánh của máu, sự đàn hồi mạch
d) Sự biến đổi của huyết áp
 Huyết áp giảm dần trong quá trình máu vận chuyển từ động mạch chủ → động mạch →
tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch → tĩnh mạch chủ.
Câu 12: Trình bày về vận tốc máu?
 Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây
 Sự tác động vận tốc máu trong hệ mạch là do:
 Tổng tiết diện của mạch
 Chênh lệch huyết áp giữa hai đầu mạch
 Mối quan hệ: vận tốc máu/huyết áp/hệ mạch
 Tổng diện tích mạch càng lớn thì vận tốc máu càng nhỏ và ngược lại
 Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu mạch càng lớn thì vận tốc máu càng lớn
Câu 13: Khái niệm, ý nghĩa, sơ đồ cơ chế cân bằng nội môi?
a) Khái niệm: cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
b) Ý nghĩa:
 Giúp nồng độ các chất glucozơ, khối lượng nước, axit amin, các ion, … được duy trì sự cân
bằng.
 Giúp huyết áp, áp suất thẩm thấu, độ pH của môi trường thiên nhiên bên trong cơ thể được
cân bằng.
 Đảm bảo quá trình thực hiện chức năng sinh lý cũng như sự tồn tại của các tế bào cơ thể với
quá trình tham gia của các loại enzim.
Bộ phận Cơ quan Chức năng
Bộ phận tiếp Thụ thể hoặc cơ Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài)
nhận kích thích quan thụ cảm. Hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển
Bộ phận điều Trung ương thần Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phân kích thích truyền tới
khiển kinh hoặc tuyến Xử lí thông tin
nội tiết Gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn đến cơ quan
hoạt động và điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện
Bộ phận thực Thận, gan, phổi, Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển → tăng hoặc
hiện tim, mạch máu giảm hoạt động → biến đổi các điều kiện lí hoá của môi
trường → đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn
định.
Tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích (liên hệ
ngược)

Câu 14: Phân tích vai trò của gan, thận trong cân bằng nội môi?
a) Vai trò của thận
 Vai trò chung: duy trì áp suất thẩm thấu, tham gia điều hòa pH
 Áp suất thẩm thấu cao → thận tăng cường tái hấp thụ đồng thời động vật uống nước do có
cảm giác khát. Điều đó giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
 Áp suất thẩm thấu thấp (động vật uống nhiều nước làm dư thừa nước) → thận thải nước,
nhờ đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thẩm thấu.
 Thận thải các chất (Urê, crêatin, …) → qua đó duy trì áp suất thẩm thấu
b) Vai trò của gan
 Vai trò chung:
 Điều hòa nồng độ các chất trong huyết tương
 Duy trì cân bằng áp suất thảm thấu của máu
 Điều hóa nồng độ glucozo trong máu
- Khi [glucozo] trong máu cao → tác động lên noron thần kinh dẫn truyền đến não →
phát ra xung thần kinh → yêu cầu gan tiết ra insulin chuyển hóa glucozo → glicogen
đến nồng độ bình thường thì dừng lại.
[glucozo] cao: glucozo → (insulin) → glicogen.
- Khi [glucozo] trong máu thấp, tuyến tụy tiết glucagon làm biến đổi glicogen trong
gan thành glucozo cho đến khi nồng độ cân bằng.
[glucozo] thấp: glicogen → (glucagon) → glucozo
Câu 15: Trình bày vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi?
 Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic… có thể
làm thay đổi pH của máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể.
 Hệ đệm là hệ có khả năng lấy đi H+ hoặc OH− khi các ion này xuất hiện trong máu.
 Có 3 loại hệ đệm trong máu:
+ Hệ đệm bicacbonnat: H2CO3/NaHCO3.
+ Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4/NaHPO4−.
+ Hệ đệm prôtêinat (prôtêin).
⇒ Trong các hệ đệm, hệ đệm prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất.
 Vai trò của hệ đệm:
+ Duy trì pH trong máu ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH− khi các ion này
xuất hiện trong máu.
 Ngoài hệ đệm:
+ Phổi điều hòa pH máu bằng cách thải CO2, vì khí CO2 tăng sẽ làm tăng H+.
+ Thận thải H+, tái hấp thụ Na+, thải NH3… → điều hòa pH.

You might also like