You are on page 1of 7

Bài 1: Nhật Bản

I/ Cuộc Duy tân Minh Trị

1/ Nội dung:
a/ Chính trị:
- Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới.
- Ban hành Hiến pháp mới năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Chính phủ mới được tổ chức theo kiểu châu Âu gồm 12 bộ. Thực hiện quyền bình đẳng,
ban bố các quyền tự do.
b/ Kinh tế:
- Chính phủ thi hành nhiều chính sách cải cách như: thống nhất tiền tệ, thị trường, chú
trọng phát triển công thương nghiệp TBCN.
- Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất.
c/ Quân sự:
- Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây.
- Chú trọng sản xuất vũ khí, đóng tàu chiến.
d/ Giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng KHKT, tiếp thu trình độ phương Tây.
- Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.

2/ Tính chất: Cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để,
diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.

3/ Giáo dục được coi là nhân tố chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa nước Nhật vì:
 Giáo dục giúp nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài - những con người có khả năng lĩnh hội
và vận dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kĩ thuật. Tiếp thu những tinh hoa văn
hoá nhân loại, kinh nghiệm khách quan để quản lý đất nước, kinh tế xã hội.

 Nhật Bản xác định tiến lên con đường hiện đại hoá đất nước chỉ có thể là kết quả của sự
đổi mới giáo dục, mà giáo dục là "đòn bẩy" thúc đẩy đất nước phát triển và đổi mới xã
hội một cách toàn diện trên các mặt tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, đưa Nhật
Bản hội nhập với các nước tư bản khác.

 Vì vậy, giáo dục, đào tạo con người Nhật Bản cả về kiến thức lẫn tác phong, thái độ, nhân
cách, ý chí là điều vô cùng quan trọng với Nhật Bản. Nó là chiếc "chìa khóa" thành công
của Nhật Bản.
4/ Ý nghĩa:
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một
nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ
XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà
tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.

5/ Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm
được những điều sau:
- Về kinh tế: Xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất
tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập
theo kiểu tư sản.
=> Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy
nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triệt để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp
địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

6/ Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt
Nam:
Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh
tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc. Trong đó, Nhật Bản chú trọng đến nhân tố con người, coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu, đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, Nhật Bản coi trọng truyền thống
đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức
mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

Trong lịch sử, cụ Phan Châu Trinh đã nhận ra được sự quan trọng của giáo dục đối với sự phát
triển của đất nước, nên đã thực hiện phong trào Đông du nhằm kêu gọi thanh niên Việt Nam
sang Nhật Bản để học tập. Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập
Nhật Bản, cần phải coi trong và đầu tư phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Ngoài ra, cần phải đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực
tự cường của dân tộc.

II/ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa:
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong
kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ
trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc
điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Bài 3: Trung Quốc

Cách mạng Tân Hợi

1/ Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và
phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.
- Nguyên nhân trực tiếp: chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
(tháng 5/1911).

2/ Kết quả:
- Chế độ phong kiến triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc thời kỳ này bị lật đổ.
- Nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời
ở Trung Quốc.
- Công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên về cơ bản
cuộc cách mạng này lại không mang đến kết quả triệt để.

3/ Cách mạng Tân Hợi được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì: (hạn chế)
- Cuộc cách mạng chưa lật đổ được hoàn toàn chế độ phong kiến.
- Cuộc CM cũng chưa chia được ruộng đất cho nhân dân.
- Cuộc CM chưa đánh đuổi được thực dân xâm lược.

4/ Ý nghĩa:
- Cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên có đường lối và giai
cấp lãnh đạo cụ thể.
- Cách mạng đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, lật đổ triều đại Mãn Thanh, mở
đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ngoài ra cách mạng cũng mang đến quyền tự do
bình đẳng cho nhân dân Trung Quốc. Đối với các nước trên thế giới thì Cách mạng Tân
Hợi 1911 thắng lợi đã cổ vũ tinh thần đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân thế giới.

5/ Ảnh hưởng đến Việt Nam:


Thời điểm đó, Việt Nam là một nước đang một cổ hai gông chịu áp bức của cả phong kiến và
đế quốc thực dân. Thắng lợi của cuộc cách mạng Tân Hợi đã ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần
và ý chí đấu tranh của nhân dân các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây còn là
bài học xác đáng về đường lối lãnh đạo cũng như cách thức kết thúc chiến tranh, giải quyết vấn
đề cho Đảng ta sau này.
Bài 4: Các nước Đông Nam Á

1/Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của
các nước phương Tây vì:

Thứ nhất: Chính sách đối ngoại "mềm dẻo" (hay còn gọi là chính sách ngoại giao "ngọn
tre").
Đây là chính sách cực kì khôn ngoan trong đường lối đối ngoại của Xiêm.
- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất
cả các nước. Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây.
- Xiêm còn biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.

Thứ hai: Vị trí vùng đệm của Xiêm


Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và
Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu ở
Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi... Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn
của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo
quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.

Thứ ba: Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX


Từ cuối thế kỉ XIX, vua Ra-ma V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, xã hội, quân sự... Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa", "Âu hóa".
Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản
thế giới lúc bấy giờ.
=> Trong bối cảnh chung của châu Á, Xiêm nhờ đó mà thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được
độc lập.
Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

1/ Nguyên nhân:
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) và dẫn tới
tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công
nhân, nông dân và binh lính.
⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn
tại lâu dài.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ
tư sản lâm thời. Trong “luận cương tháng tư”, Lê-nin xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ
cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thiết lập chính quyền thống nhất
trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.
⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)

2/ Tính chất: cách mạng tháng 10 nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản).

3/ Kết quả:
- Lật đổ hoàn toàn chính phủ tư sản lâm thời
- Thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
- Đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.

4/ Ý nghĩa lịch sử:

Đối với nước Nga:


- Cuộc Cách mạng tháng 10 Nga đã đập tan ách áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, tư
sản, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Mở ra kỷ nguyên mới, lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân
lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.

Đối với toàn thế giới:


- Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đã làm thay đổi cục diện thế giới, làm lung lay hệ
thống chế độc chủ nghĩa thực dân
- Cổ vũ các phong trào đấu tranh trên toàn thế giới, là bài học kinh nghiệm cho cách mạng
thế giới.
5/ Ảnh hưởng đến Việt Nam:

- Trước tiên Cách mạng tháng 10 Nga đã ảnh hưởng tới lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, làm cho
người đi theo Chủ nghĩa Mác – Lê nin tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc - con
đường tiến đến xã hội chủ nghĩa (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Chính vì điều này đã chấm
dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.

- Cách mạng tháng 10 Nga thành công đã tiếp thêm sức mạnh, làm cho dân tộc Việt Nam
tin tưởng vào con đường cứu nước mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ ra.

- Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã có ảnh hưởng trực tiếp, nhiều mặt đến việc ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt
Nam.

Cách mạng tháng 2/1917 Cách mạng tháng 10/1917


Mục tiêu Lật đổ chính phủ chuyên chế, Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, đưa nước
giành chính quyền về tay nhân dân. Nga tiến đến xã hội chủ nghĩa.
Lãnh đạo Giai cấp vô sản Chính đảng Bôn-sê-vích do Lê nin trực
tiếp lãnh đạo
Tính chất Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
sản kiểu mới
Kết quả Lật đổ chế độ chuyên chế, lập ra Cách mạng tháng 10 Nga đã thành công lật
chính quyền Xô Viết và chính đổ chính quyền tư sản trở thành nhà nước
quyền tư sản. xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh
thế giới mới, vì:
- Cuộc khủng hoảng đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình
thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.

+ Các nước Đức, Italia, Nhật Bản không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị
trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít chế độ chính trị, chạy đua vũ trang để tiến hành
chiến tranh phân chia lại thế giới.

+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp vì có thuộc địa, có vốn và thị trường nên tiến hành chính sách cải
cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí,
tổ chức sản xuất.

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Hình thành hai khối đế
quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy
đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Nguyên nhân
Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân xảy ra do các nước tư
bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt, “cung” vượt quá “cầu”. Trong khi đó sức mua
giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ.

You might also like