You are on page 1of 16

CHƢƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP

Chương này trình bày trình tự và phương


pháp tính toán thiết kế TBA truyền tải. Lựa
chọn số lượng, dung lượng MBA, sơ đồ hệ
thống thanh góp và các thiết bị khác. Tính
toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của TBA.
4. CEquation Chapter (Next) Section 1HUONG 4 Equation Section 2Equation Section (Next)Equation Section (Next)

4.1 GIỚI THIỆU CHUNG


4.1.1 Các bƣớc thiết kế và yêu cầu của TBA
Các bƣớc thiết kế TBA tƣơng tự nhƣ các bƣớc thiết kế công trình điện đã trình
bày ở chƣơng 3. Ngoài ra, TBA là điểm kết nối trong HTĐ, các đƣờng dây đƣợc kết
nối trong cấp điện áp hoặc kết nối các cấp điện áp khác nhau bởi MBA. Do đó, yêu
cầu khi thiết kế TBA gồm:
+ Vị trí của TBA phải đảm bảo gần trung tâm phụ tải, thuận tiện kết nối với các
đƣờng dây, đảm bảo phòng chống cháy nổ, bụi và khí ăn mòn
+ Sơ đồ của TBA phải đảm bảo: độ tin cậy cung cấp điện; linh hoạt trong vận
hành và thao tác; giảm số thiết bị và hệ thống bảo vệ; an toàn trong vận hành và sửa
chữa; tiết kiệm vốn đầu tƣ và chi phí vận hành nhỏ; có khả năng phát triển…

4.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của MBA tự ngẫu


Khi cần sử dụng MBA để liên lạc giữa 3 điện áp khác nhau, trong đó điểm trung
tính của các cấp điện áp cao áp và trung áp là nối đất trực tiếp, có thể sử dụng MBA tự
ngẫu với nhiều ƣu điểm. Nguyên nhân là do MBA TN có thể thực hiện truyền tải công
suất thông qua từ trƣờng (qua mạch từ) hoặc trực tiếp thông qua dây dẫn (khi truyền
tải từ CT hoặc từ TC).
4.1.2.1 Ưu nhược điểm của MBA tự ngẫu
- Ƣu điểm của MBA tự ngẫu gồm:
+ Tiêu hao vật liệu và giá thành cũng nhƣ kích thƣớc và trọng lƣợng nhỏ hơn so
với MBA ba cuộn dây cùng công suất.
+ Tổn hao công suất nói chung nhỏ hơn so với MBA ba cuộn dây cùng công
suất, đặc biệt là khi làm việc theo chế độ hạ áp. Khi làm việc theo chế độ tăng áp ƣu
điểm này chỉ phát huy tác dụng khi truyền tải công suất chủ yếu từ hạ áp lên cao áp.
+ Hiệu suất cao, tổn hao điện áp và dòng điện từ hoá trong MBA cũng nhỏ hơn
so với MBA ba cuộn dây.
+ Điện kháng giữa cuộn cao áp và trung áp của MBA nhỏ hơn so với MBA ba
cuộn dây nên điều chỉnh điện áp trong MBA tự ngẫu dễ dàng hơn.
Những ƣu điểm của MBA tự ngẫu kể trên càng rõ rệt khi tỷ số điện áp trung (UT)
với điện áp cao (UC) càng gần 1.

28
- Nhƣợc điểm của MBA tự ngẫu gồm:
+ Chỉ dùng đƣợc khi cả hai mạng điện cao và trung áp cùng nối đất trực tiếp. Nếu
trung tính của hai mạng điện này không nối đất, khi chạm đất một pha trong mạng cao
áp, điện áp pha của mạng cao áp tăng lên 3 lần, nhƣng điện áp pha của mạng trung
áp lớn hơn rất nhiều lần.
+ Do có sự liên hệ về điện giữa cao áp và trung áp nên sóng điện áp quá điện áp
thiên nhiên có thể truyền trực tiếp từ cao áp sang trung áp. Điện áp này có thể gây
nguy hiểm cho cách điện của thiết bị phía trung áp vì vậy ở các đầu ra cao áp và trung
áp của MBA tự ngẫu phải đặt chống sét van.
+ Do điện kháng giữa cuộn cao áp và trung áp nhỏ nên dòng ngắn mạch trong
mạng điện áp này lớn hơn so với khi dùng MBA ba cuộn dây và do đó chi phí đầu tƣ
thiết bị đóng cắt tăng.
+ Trong chế độ tăng áp từ cuộn hạ áp (cuộn cảm ứng), công suất định mức của
MBA tự ngẫu có thể sẽ tăng  lần so với MBA 3 cuộn dây với cùng yêu cầu tải. Vì
vậy, việc sử dụng MBA tự ngẫu trong chế độ tăng áp cần đƣợc cân nhắc giữa tổn thất
công suất, chi phí cho tổn thất công suất và chi phí đầu tƣ mua MBA.
4.1.2.2 So sánh MBA tự ngẫu với MBA 3 cuộn dây
So sánh tổn thất công suất trong MBA tự ngẫu và MBA ba cuộn dây cho thấy:
- Kích thƣớc và trọng lƣợng của MBA tự ngẫu không xác định theo công suất
toàn phần mà theo công suất biến áp. Cùng một công suất toàn phần, tỷ số UT/UC càng
lớn thì càng giảm đƣợc công suất biến áp. Do đó, khi UT/UC lớn thay thế MBAbằng
MBA tự ngẫu tƣơng ứng sẽ rất có lợi. Công suất toàn phần của MBA tự ngẫu trong
điều kiện định mức là công suất định mức, còn công suất biến áp đƣợc gọi là công suất
mẫu (hay công suất tính toán Stt = .Sdm,  <1).
- Trong chế độ hạ áp, tổn thất đồng trong cuộn dây hạ áp của MBA tự ngẫu lớn hơn
tổn thất trong cuộn dây hạ áp của MBA ba cuộn dây (1/) lần. Tuy nhiên, do lƣợng giảm tổn
thất đồng trong cuộn dây nối tiếp và cuộn dây chung của MBA tự ngẫu lớn hơn là
lƣợng tăng tổn thất đồng trong cuộn dây hạ áp. Vì vậy, tổn thất đồng trong MBA tự
ngẫu nhỏ hơn so với trong MBA ba cuộn dây. Khi chỉ truyền tải công suất từ cao áp
sang trung áp thì tổn thất đồng trong MBA tự ngẫu nhỏ hơn  lần so với tổn thất trong
MBA ba cuộn dây. Tổn thất thép của MBA tự ngẫu cũng nhỏ hơn so với MBA ba
cuộn dây vì công suất tính toán của MBA tự ngẫu nhỏ hơn công suất định mức của
MBA ba cuộn dây.
- Trong chế độ tăng áp, khi truyền tải công suất từ hạ áp lên trung áp và cao áp,
tổn thất đồng trong cuộn dây hạ áp của MBA tự ngẫu và MBA ba cuộn dây bằng nhau.
Tuy nhiên, tổn thất đồng trong cuộn dây chung của MBA tự ngẫu lớn hơn trong cuộn
dây trung áp của MBA ba cuộn dây trong khi tổn thất đồng trong cuộn dây nối tiếp của
MBA tự ngẫu nhỏ hơn cuộn dây cao áp của MBA ba cuộn dây. Do đó, tổn thất đồng
trong MBA tự ngẫu có thể bằng hoặc lớn hơn so với MBA ba cuộn dây. Tổn thất thép
của MBA tự ngẫu và MBA ba cuộn dây bằng nhau vì công suất định mức nhƣ nhau.
29
4.1.2.3 Chế độ làm việc cuộn thứ 3 của MBA tự ngẫu
Cuộn dây thứ 3 của MBA tự ngẫu không liên hệ về điện với các cuộn dây khác
và đƣợc nối tam giác nhằm mục đích khử thành phần sóng hài bậc 3 của điện áp.
+ Nếu cuộn dây thứ 3 chỉ dùng cho mục đích khử thành phần sóng hài bậc 3 của
điện áp thì công suất của nó đƣợc xác định theo yêu cầu đảm bảo ổn định nhiệt và ổn
định động ngắn khi ngắn mạch và bằng khoảng 1/3 công suất mẫu của MBA tự ngẫu.
+ Nếu cuộn dây thứ 3 dùng để cung cấp cho phụ tải địa phƣơng hoặc để nối với
MP hay máy bù đồng bộ thì công suất của nó có thể tăng đến công suất mẫu.
4.2 CHỌN SỐ LƢỢNG, CÔNG SUẤT CỦA MBA
4.2.1 Chọn số lƣợng MBA
Để thực hiện vai trò biến đổi điện áp và truyền tải công suất, các TBA có thể sử
dụng MBA 2 cuộn dây, 3 cuộn dây hay tự ngẫu tùy theo yêu cầu về số cấp điện áp và
chế độ nối đất điểm trung tính của các cấp điện áp đó. Khi trạm có 3 cấp điện áp, trong
đó cấp điện áp phía cao và trung áp có nối điểm trung tính và hệ số có lợi lớn thì nên
dùng MBA tự ngẫu để giảm tổn thất công suất và chi phí đầu tƣ của MBA.
Số lƣợng các MBA trong các trạm biến áp phụ thuộc vào tính chất của phụ tải
hoặc phƣơng thức liên kết của trạm với các trạm khác. Khi phụ tải là quan trọng, loại I
hoặc II, phải sử dụng từ 2 MBA trở lên hoặc có nguồn dự phòng nối liên kết với TBA
khác để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện. Sơ đồ TBA có 2 MBA sử dụng trong các
TBA áp 2 và 3 cấp điện áp nhƣ H. 4-1.

a) b) c)

H. 4-1: Sơ đồ TBA cơ bản

4.2.2 Chọn công suất của MBA


Công suất của MBA cần đƣợc chọn sao cho trong điều kiện làm việc bình thƣờng
trạm phải đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho phụ tải. Ngoài ra, trạm còn phải có dự
trữ một lƣợng công suất để khi xảy ra sự cố một MBA, những máy còn lại phải đảm
bảo cung cấp một lƣợng công suất cần thiết tuỳ theo yêu cầu của hộ tiêu thụ. Căn cứ
vào những yêu cầu trên, công suất của MBA đƣợc chọn theo nhƣ sau.

30
4.2.2.1 Thông số của MBA
a) Hiệu chỉnh công suất của MBA
Công suất định mức của MBA là công suất có thể làm việc trong suốt thời làm
việc với điều kiện nhiệt độ môi trƣờng là định mức. MBA đƣợc chế tạo theo tiêu
chuẩn khác nhau với các định mức khác nhau về nhiệt độ môi trƣờng xung quanh. Do
đó, nếu điều kiện làm việc khác tiêu chuẩn chế tạo cần hiệu chỉnh công suất của MBA
theo biểu thức sau:
'
Sdm  khc .Sdm (4.1)

  0
khc  1  (4.2)
100
Trong đó:  là nhiệt độ ở điều kiện làm việc; 0 là nhiệt độ chế tạo.
b) Khả năng quá tải
Khi MBA làm việc với phụ tải bình thƣờng nhỏ hơn phụ tải định mức thì độ hao
mòn cách điện nhỏ hơn độ hao mòn cách điện khi MBA mang tải định mức không đổi
suốt ngày đêm. Phần dự trữ còn lại nào đó về hao mòn cách điện có thể dùng trong
tình trạng làm việc quá tải của MBA.
Trong giai đoạn thiết kế, khi quá tải sự cố có thể lựa chọn kqt = 1.4 với điều kiện
là hệ số quá tải của các máy trƣớc khi xảy ra sự cố không quá 0.93 thời gian qua tải
không quá 5 ngày đêm, mỗi ngày không quá 6 giờ.
4.2.2.2 Chọn công suất và kiểm tra khả năng tải của MBA 2 và 3 cuộn dây
a) Trong điều kiện làm việc bình thường
+) Trạm một máy:
Sdm  Stt (4.3)
Trong đó: Sdm là công suất định mức của MBA. Khi MBA đƣợc đặt ở môi trƣờng
khác với điều kiện môi trƣờng tiêu chuẩn thì công suất định mức này phải là công suất
sau khi đã hiệu chỉnh theo nhiệt độ; Stt là công suất tính toán của trạm hay tải chạy qua
MBA.
+) Trạm n máy:
n

S
i 1
dm.i  Stt (4.4)

Trong đó: Sdm.i là công suất định mức của MBA thứ i. Khi MBA đƣợc đặt ở môi
trƣờng khác với điều kiện môi trƣờng tiêu chuẩn thì công suất định mức này phải là
công suất sau khi đã hiệu chỉnh theo nhiệt độ; Stt là công suất tính toán của trạm.
Trƣờng hợp sử dụng MBA giống nhau, công suất định mức của MBA đƣợc xác
định theo biểu thức (4.5).

31
Stt
Sdm  (4.5)
n
b) Trong điều kiện làm việc quá tải
Trong trƣờng hợp sự cố một MBA đối với trạm đặt nhiều MBA thì các MBA còn
lại phải đảm bảo cung cấp điện cho những phụ tải quan trọng nhƣ biểu thức sau:
n

k
i 1
qt .i .Sdm.i  S sc (4.6)

Trong đó: Ssc là phụ tải mà trạm phải đảm bảo khi sự cố một MBA là nhƣng phụ
tải quan trọng; kqt.i là hệ số quá tải của MBA thứ i.
Đối với MBA 3 cuộn dây có công suất cuộn trung và hạ áp nhỏ hơn công suất
định mức, cần kiểm tra điều kiện đảm bảo công suất của cuộn trung và hạ áp nhƣ biểu
thức (4.7). Trong đó, Sdm.T, Sdm.H là công suất định mức của cuộn trung và hạ áp MBA
đƣợc xác định theo tỷ số công suất định mức của MBA là 100/100/100, 100/66.7/100
hoặc 100/66.7/66.7; ST, SH là công suất tính toán qua cuộn trung và hạ áp MBA.
kqt .Sdm.T  ST ; kqt .Sdm.H  SH (4.7)

4.2.2.3 Chọn công suất và kiểm tra khả năng tải của MBA tự ngẫu
a) Công suất trong các cuộn dây của MBA tự ngẫu
Khi chọn công suất hoặc vận hành MBA tự ngẫu, cần phải xác định đƣợc phụ tải
của các cuộn dây trong các chế độ làm việc khác nhau, đặc biệt là phụ tải của cuộn dây
đầy tải nhất, bởi công suất trong các cuộn dây phụ thuộc vào chế độ làm việc của
MBA tự ngẫu:
- Nếu cuộn dây hạ áp không mang tải, có thể truyền công suất định mức từ cao
áp sang trung áp (hoặc ngƣợc lại).
- Nếu cuộn dây hạ áp mang tải, công suất trong cuộn dây nối tiếp và cuộn dây
chung đƣợc xác định từ hai thành phần:
+ Thành phần công suất tƣơng ứng với công suất đƣợc truyền bằng chế độ tự
ngẫu từ cuộn trung sang cuộn cao áp (hoặc ngƣợc lại).
+ Thành phần công suất tƣơng ứng với công suất đƣợc truyền bằng chế độ biến
áp qua cuộn dây thứ ba theo hƣớng từ cuộn cao áp sang hạ áp (hoặc ngƣợc lại).
- MBA tự ngẫu ba cấp điện áp có một số chế độ làm việc đặc trƣng sau:
+ Chế độ 1: Khi công suất truyền từ cao áp sang trung áp đồng thời từ cao áp
sang hạ áp (C→T,H) hoặc theo hƣớng ngƣợc lại trung áp sang cao áp và đồng thời hạ
áp sang cao áp (T,H→C) thì chiều công suất ngƣợc lại.
Trong chế độ này, công suất trong cuộn dây nối tiếp gồm thành phần công suất
của chế độ biến áp tự ngẫu và cảm ứng cùng hƣớng. Cuộn nối tiếp phải truyền tải
lƣợng công suất lớn nhất đƣợc xác định theo biểu thức (4.8).

32
Snt  Snt  Scu  (SCT  SCH )  (ST  SH ) (4.8)
Trong đó: Snt∑ là công suất tổng chạy trong cuộn nối tiếp; Snt là công suất tự ngẫu
chạy trong cuộn nối tiếp; Scu là công suất biến áp sang hạ áp của cuộn nối tiếp.
SC UC
SC Snt
SC→T SH
ST UT
AT ST
UH Sch
SC→H O O
Scu
a) SH b)

H. 4-2: Phân bố công suất trong MBA tự ngẫu (C→T,H hoặc T,H→C)
Công suất trong cuộn dây chung gồm 2 thành phần, thành phần tự ngẫu từ cuộn
cao áp và thành phần cảm ứng sang cuộn hạ áp và ngƣợc chiều, đƣợc xác định theo
biểu thức (4.9), nhỏ hơn so với công suất chế độ biến áp tự ngẫu T  C hoặc chế độ
biến áp cảm ứng C  H. Vì vậy, ở chế độ này công suất truyền tải bị giới hạn bởi
công suất của cuộn dây nối tiếp.
Sch  Sch  Scu  SCT  SCH  .ST  SH (4.9)
Trong đó: Scu là công suất cảm ứng qua cuộn hạ áp đƣợc tính toán cùng công suất
mẫu với Sch.
+ Chế độ 2: Công suất đƣợc truyền từ cao áp sang trung áp (C→T) và đồng thời
từ hạ áp sang trung áp (H→T) hoặc ngƣợc lại từ trung áp sang cao áp và đồng thời từ
trung áp sang hạ áp (chiều công suất ngƣợc lại).
SC UC
SC Snt
SC→T SH
ST UT
AT ST
SH→T UH Sch
SH O O
a) b) Scu

H. 4-3: Phân bố công suất trong MBA tự ngẫu (C,H→T hoặc T→C,H)

Ở chế độ này, công suất truyền tải qua MBA tự ngẫu thông qua cảm ứng (HT)
và trực tiếp bởi dây dẫn của cuộn nối tiếp (CT). Trƣờng hợp này, cuộn chung phải
truyền tải một lƣợng công suất lớn nhất gồm 2 thành phần, cảm ứng từ cuộn hạ áp và
dẫn trực tiếp từ cuộn cao áp, và đƣợc xác định theo biểu thức (4.10). Công suất của
cuộn nối tiếp là công suất tự ngẫu của cuộn cao và xác định theo (4.11).

33
Sch  Scu  Sch  SHT  .SCT  SH  .SC (4.10)

Snt  Snt  .SCT  .SC (4.11)


Trong đó: Sch∑ là công suất tổng chạy trong cuộn chung.
+ Chế độ 3: Công suất đƣợc truyền từ hạ áp sang cao áp (H→C) và đồng thời từ
hạ áp sang trung áp (H→T) hoặc ngƣợc lại từ cao áp sang hạ áp và đồng thời từ trung
áp sang hạ áp (chiều công suất ngƣợc lại).
SC SC UC
SH→C Snt
SH
ST UT
AT ST
SH→T UH Sch
SH O O
Scu
a) b)

H. 4-4: Phân bố công suất trong MBA tự ngẫu (H→C,T hoặc C,T→H)
Ở chế độ này, công suất truyền tải qua MBA tự ngẫu hoàn toàn thông qua cảm
ứng (HT) và (HC). Do đó, công suất của cuộn chung và cuộn nối tiếp là công suất
cảm ứng của cuộn hạ nhƣ biểu thức (4.10).

Sch  Snt  SH (4.12)


b) Chọn công suất của MBA tự ngẫu
* TBA hạ áp
Điều kiện chọn và kiểm tra khả năng tải tƣơng tự nhƣ MBA 3 cuộn dây.
* TBA tăng áp
Nguyên tắc chung khi lựa chọn công suất định mức cho các MBA tự ngẫu trong
các TBA tăng áp của nhà máy điện là phải căn cứ vào lƣợng công suất phát lên từ phía
hạ. Vì vậy, biểu thức chung để xác định công suất định mức của MBA tự ngẫu với
TBA có 1 MBA nhƣ (4.13) với SH là công suất lớn nhất tải lên từ phía hạ của MBA tự
ngẫu. Với TBA có n MBA làm việc song song, công suất định mức của MBA đƣợc
chọn theo biểu thức (4.14).
SH
Sdm  (4.13)

n
SH
S
i 1
dm.i 

(4.14)

Trƣờng hợp, n MBA giống nhau thì công suất của MBA đƣợc xác định theo:

34
1 SH
Sdm  . (4.15)
 n
Từ biểu thức trên cho thấy, với cách lựa chọn công suất nhƣ trên công suất của
MBA tự ngẫu trong NMĐ tăng gấp  lần so với MBA 3 cuộn dây. Chính điều này có
thể dẫn tới không kinh tế khi so sánh lựa chọn MBA tự ngẫu và MBA 3 cuộn dây.
Trong TBA tăng áp, công suất trong cuộn dây của MBA tự ngẫu phụ thuộc vào
chế độ làm việc của MBA. Do đó, cần kiểm tra khả năng tải của tất cả các cuộn dây
trong các chế độ làm việc bình thƣờng cũng nhƣ sự cố.
k qt.Sch.dm  Sch.m ax
(4.16)
k qt.Snt.dm  Snt.m ax

Trong đó: Sch.dm ,Snt.dm là công suất của cuộn chung và cuộn nối tiếp;
Sch.m ax ,Snt.m ax là công suất lớn nhất chạy qua của cuộn chung và cuộn nối tiếp.
4.3 SƠ ĐỒ TBA TRUYỀN TẢI
4.3.1 Yêu cầu của sơ đồ nối TBA
Yêu cầu của sơ đồ nối TBA gồm yêu cầu chung của hệ thống TG và chú ý các
yêu cầu sau đây.
- Với TBA tăng áp của NMĐ:
+ Trao đổi công suất giữa các cấp điện áp trong trạm bởi MBA liên lạc, phân bố
các MP cho các cấp điện áp;
+ Đảm bảo ổn định của HTĐ, giới hạn công suất thiếu hụt cho phép theo điều
kiện dự trữ của HTĐ;
+ Khả năng tải cho phép trong NMĐ và giữa các NMĐ khi hƣ hỏng hoặc sửa
chữa một phần tử nào đó trong sơ đồ…
- Với TBA hạ áp:
+ Vị trí đặt TBA, số lƣợng, công suất và điện áp định mức của các MBA;
+ Giới hạn điện áp, độ lệch điện áp trên TG của trạm
+ Yêu cầu về độ tin cậy CCĐ...
4.3.2 Lựa chọn sơ đồ
Dựa vào yêu cầu cung cấp điện của tải lựa chọn cấu trúc của TG cho TBA nhƣ
dƣới đây.
- Phụ tải loại I và loại II hoặc TBA tăng áp cho NMĐ cần lựa chọn TG có dự
phòng hoặc đƣờng vòng để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện của hệ thống. Các hệ
thống TG có thể lựa chọn gồm:
+ Sơ đồ một TG phân đoạn có TG vòng
+ Sơ đồ hai TG

35
+ Sơ đồ hai TG có TG vòng
+ Sơ đồ TG vòng có nhiều MC…
- Phụ tải loại III, do yêu cầu tính liên tục cung cấp điện thấp, có thể lựa chọn sơ
đồ TG đơn, TG đơn có phân đoạn.
4.3.3 So sánh lựa chọn phƣơng án thiết kế
Tƣơng tự nhƣ thiết kế đƣờng dây tải điện, nhiệm vụ của ngƣời thiết kế là chọn
đƣợc phƣơng án tốt nhất, vừa thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật lại có hiệu quả kinh tế
cao nhất. Do đó, khi thiết kế cần đƣa ra nhiều phƣơng án và thực hiện tính toán so
sánh kinh tế - kỹ thuật để chọn phƣơng án hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần tính toán kiểm
tra thông số chế độ để đảm bảo yêu cầu vận hành của hệ thống.
4.4 CHỌN VÀ KIỂM TRA THIẾT BỊ CHO TBA
4.4.1 Chọn và kiểm tra máy cắt
MC cần đảm bảo truyền tải công suất trong chế độ làm việc bình thƣờng đồng
thời cắt đƣợc dòng ngắn mạch và không khi hƣ hỏng khi sự cố. Vì vậy, điều kiện chọn
và kiểm tra của MC nhƣ B. 4-1. Số lƣợng buồn dập hồ quang trên mỗi pha của MC
phụ thuộc khả năng cắt của MC gồm: 1 buồng dập hồ quang đƣợc dùng đến điện áp
300kV, dòng điện cắt đến 50kA và nhiều buồng đƣợc sử dụng ở điện áp > 300kV và
dòng cắt đến 80 kA.
B. 4-1: Điều kiện chọn và kiểm tra MC
STT Các điều kiện chọn và kiểm tra Ký hiệu Biểu thức
1 Điện áp định mức UdmMC UdmMC  Umang
2 Dòng điện định mức IdmMC IdmMC  Ilvmax
t gt
3 Ổn định nhiệt khi ngắn mạch IodnMC I odnMC  I  .
todn
4 Ổn định động khi ngắn mạch ioddMC ioddMC  ixk
ICdmMC ICdmMC  IN(t)
5 Điều kiện cắt
SC SC  SN(t)
Trong đó: Iodn, iodd là dòng ổn định động và ổn định nhiệt của MC; tgt là thời gian
giả thiết hay thời gian tồn tại của dòng ngắn mạch đƣợc tính bằng tổng thời gian
truyền động của MC và thời gian duy trì bảo vệ; t odn là thời gian ổn định nhiệt định
mức của MC; SC là công suất cắt của MC; IN, SN là dòng ngắn mạch và công suất của
dòng ngắn mạch tại thời điểm cắt t.
4.4.2 Chọn và kiểm tra dao cách ly
DCL đƣợc lựa chọn theo điện áp và dòng điện định mức để đảm bảo truyền tải
công suất trong chế độ làm việc bình thƣờng đồng thời không khi hƣ hỏng khi sự cố
cắt ngắn. Do đó, điều kiện chọn và kiểm tra của DCL nhƣ bảng

36
B. 4-2.

37
B. 4-2: Điều kiện chọn và kiểm tra DCL
STT Các điều kiện chọn và kiểm tra Ký hiệu Biểu thức
1 Điện áp định mức UdmDCL UdmDCL  Umang
2 Dòng điện định mức IdmDCL IdmDCL  Ilvmax
t gt
3 Ổn định nhiệt khi ngắn mạch IodnDCL I odnDCL  I  .
todn
4 Ổn định động khi ngắn mạch ioddDCL ioddDCL  ixk
4.4.3 Chọn và kiểm tra thanh góp
Trong TBA truyền tải, thanh dẫn và TG thƣờng sử dụng dẫy dẫn mềm là dây
nhôm lõi thép vặn xoắn. Khi cần công suất lớn, có thể dùng dây phân pha hoặc nhiều
dây phân bố đều và kẹp chặt trên vòng kim loại để tạo thành dây chùm.
Chọn dây dẫn mềm làm TG trong các TBA và TPP thƣờng chọn trong chế độ
làm việc bình thƣờng và cƣỡng bức để xác định dòng điện làm việc lớn nhất. TG đƣợc
chọn theo biểu thức (4.17).
Ilvmax  Icp (4.17)

TG và dây dẫn trong TBA truyền tải không cần kiểm tra ổn định nhiệt do dòng
ngắn mạch tƣơng đối nhỏ. Tuy nhiên, cần kiểm tra điện áp phát sinh vầng quang khi
điện áp lớn hơn 110kV.
4.5 THIẾT BỊ PHÂN PHỐI CỦA TBA TRUYỀN TẢI
4.5.1 Yêu cầu và phân loại TBPP
TBPP phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu sau:
- Đảm bảo kinh tế, giảm đƣợc chi phí xây dựng và vận hành
- Vận hành thuận tiện, an toàn, có khả năng phát triển
- Đảm bảo có khả năng sử dụng các phƣơng tiện cơ giới khi tiến hành sửa chữa
và thay thế thiết bị. Khi thay thế hoặc sửa chữa thiết bị của một mạch không ảnh
hƣởng sự làm việc bình thƣờng của mạch khác. Không gây ngắn mạch giữa các pha
với đất và với nhau, các sự cố lan truyền.
- Các thiết bị phải đảm bảo vận hành trong chế độ bình thƣờng cũng nhƣ sự cố.
Việc lựa chọn TBPP phải đƣợc tiến hành trên cơ sở tính toán so sánh kinh tế - kỹ
thuật các phƣơng án.
TBPP có thể phân loại nhƣ sau:
- TBPP trong nhà (kín): Trong TBPP trong nhà tất cả khí cụ đều đặt trong nhà.
Do đó, các khí cụ đƣợc bảo vệ chống mƣa nắng, ẩm ƣớt và nhất là chống đƣợc các bụi,
hơi ăn mòn nhƣ muối, a xít, kiềm... Tuy nhiên, chi phí đầu tƣ lớn để thực hiện các biện
pháp an toàn do khoảng cách giữa các phần mang điện với nhau cũng nhƣ với đất nhỏ.
TBPP trong nhà thƣờng đƣợc xây dựng với điện áp 20kV trở lại. Tuy nhiên, TBPP
38
trong nhà với công nghệ Gas-Insulated Switchgear (GIS) đã đƣợc sử dụng trong những
NMĐ và TBA có không gian hẹp và đòi hỏi độ tin cậy cao trong những năm gần đây.
- TBPP ngoài trời (hở): Trong TBPP này, tất cả các khí cụ đều đặt ngoài trời, các
khí cụ phải chịu ảnh hƣởng của thời tiết ngoài trời nhƣ mƣa, nắng, bụi, ẩm, chiếm diện
tích xây dựng lớn. Tuy nhiên, thời gian xây dựng TBPP ngoài trời ngắn, chi phí đầu tƣ
giảm, có thể tăng khoảng cách giữa các phần mang điện để tăng tính bảo đảm an toàn.
TBPP ngoài trời thƣờng xây dựng với điện áp 35kV trở lên đặc biệt là các trạm truyền
tải điện áp lớn hơn 110kV.
4.5.2 Khoảng cách cho phép của TBPP
Khoảng cách cho phép của TBPP ngoài trời căn cứ vào điện áp phóng thí nghiệm
trong không khí để qui định khoảng cách cho phép nhỏ nhất giữa các phần mang điện
trong các TBPP:
+ Cấp điện áp <220 kV dùng điện áp phóng điện thí nghiệm xung kích.
+ Cấp điện áp >330 kV dùng điện áp tần số công nghiệp.
Thiết bị ngoài trời điện áp > 35kV đƣợc tiêu chuẩn hoá bằng hai đại lƣợng: i)
khoảng cách giữa các pha với đất Ap-đ; ii) khoảng cách giữa các pha với nhau Ap-p nhƣ
trình bày trong B. 4-3.
B. 4-3: Khoảng cách cho phép của TBPP
TT Điện áp định mức, kV Ap-đ, cm Ap-p, cm
1 110 90 100
2 154 130 140
3 220 180 200
4 330 250 280
5 500 375 430
Trong đó: Khoảng cách cho trong bảng trên là khoảng cách trông thấy đƣợc
trong không khí. Vì vậy, khi thiết kế TBPP phải chú ý đến đƣờng kính của các khí cụ
điện và rung lắc của dây dẫn làm khoảng cách này giảm đi. Để đảm bảo an toàn, trong
thực tiễn thƣờng lấy hệ số an toàn từ 2 đến 3 lần.
4.5.3 Một số cấu trúc của TBPP
Cấu trúc của TBPP ngoài trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: sơ đồ nối điện,
điện áp định mức, loại và kích thƣớc các thiết bị sử dụng, số và thứ tự sử dụng của các
mạch, khả năng mở rộng, cách bố trí TBPP và cuối cùng là mối liên hệ với các TBPP
ở các điện áp khác. TBPP ngoài trời thƣờng dùng các cấu kiện bê tông cốt thép đúc
sẵn hoặc các kết cấu bằng thép để thiết kế bệ đỡ, cột hoặc giàn treo dây...
Xét một số cấu trúc TBPP ngoài trời của TBA và nhà máy nhƣ dƣới đây. H. 4-5
trình bày sơ đồ bố trí TBPP của TBA có TG phân đoạn. Tƣơng tự, hệ thống TG kép
của NMĐ đƣợc trình bày trên H. 4-6.

39
b)

Ghi chú:
a- sơ đồ nguyên lý;
b- sơ đồ mặt bằng;
c)

c) mặt cắt A-A;


d) mặt cắt B-B)

d)

H. 4-5: Sơ đồ bố trí TBPP cao áp của TBA có TG phân đoạn

40
a)

b)

Ghi chú:
a- sơ đồ nguyên lý;
b- sơ đồ mặt bằng;
c)
c) mặt cắt A-A, mạch MBA;
d) mặt cắt B-B, mạch đường dây;
e) mặt cắt C-C, mạch máy cắt nối

d)a)

e)

H. 4-6: Sơ đồ bố trí TBPP cao áp của NMĐ có TG kép

41
PHỤ LỤC

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] J. Duncan Glover, Mulukutla S. Sarma, and Thomas J. Overbye, “Power System
Analysis and Design”, Cengage Learning, 2012.
[2] Turan Gönen, “Electrical Power Transmission System Engineering Analysis and
Design”, CRC Press, 2014.
[3] E Kiessling, P. Nefzger, J.E Nolasco, U. Kaintzyk, “Overhead Power Lines Planning,
Design, Construction”, Springer 2002.
[4] Jonh D. Mcdonal, “Electric Power Substations Engineering”, CRC Press, 2012.
[5] Colin Bayliss and Brian Hardy, “Transmission and Distribution Electrical Engineering”,
Elservier 2012.
[6] Nguyễn Xuân Phú, “Mạng truyền tải và phân phối điện”, Nhà xuất bản KH&KT, Hà
nội, 2001
[7] Nguyễn Văn Đạm, “Mạng lƣới điện” , Nhà xuất bản KH&KT, Hà nội, 2001
[8] Trịnh Hùng Thám, Nguyễn Hữu Khái, Đào Quang Thạch, Lã Văn Út, Phạm văn Hòa,
Đào Kim Hoa, “Nhà máy điện và trạm biến áp - phần điện”, NXB KH&KT 1996.
[9] TCVN 7995: 2009, IEC 60038: 2002
[10] Thông tƣ 12/2010/TT-BCT, Quy định HTĐ truyền tải.
[11] QCVN: 2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật điện quốc gia về kỹ thuật điện
[12] Hồ Văn Hiến, “Hệ thống truyền tải và phân phối điện”, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ
Chí Minh, 2005
[13] PowerWorld Simulator, http://www.powerworld.com

43

You might also like