You are on page 1of 14

Class

TÀI LIỆU CÔNG CỤ


PHOTOSHOP & ILLUSTRATOR
BEYO DESIGN CLASS

Ver 2019
Lưu hành nội bộ
Class

MỘT SỐ PHÍM TẮT VÀ CÔNG CỤ CƠ BẢN


TRONG ILLUSTRATOR
I. Khởi động Illustrator
1. Double click chuột vào biểu tượng AI trên desktop hoặc :
2. Start menu / Programs / Adobe Illustrator CS

II. Mở File
1. Tạo File AI mới
File / New (Ctrl + N)
2. Mở file cũ
Cách 1: File/Open/Chọn file cần mở (Ctrl + O)
Cách 2: Double click file cần mở
3. Xác lập các tùy chọn trong hộp thoại New document
Name Tên cho file mới

Size Kích thước khổ giấy chuẩn thiết kế được xác lập sẵn

Unit Đơn vị đo lường

Width Chiều rộng

Height Chiều cao

Orientation Hướng giấy

Color Mode Chế độ màu

III. Một số Công cụ (Tool)


Công cụ Zoom Phím tắt

Kích hoạt Zoom Z

Phóng to Ctrl +

Thu nhỏ Ctrl -

Trở lại kích cỡ thật Double Click vào công cụ Zoom hoặc Ctrl + 1

Công cụ Hand Phím tắt

Kích hoạt Hand H

Hoặc bấm Spacebar Để tạm chuyển thành Hand di chuyển,


trong quá trình thực hiện xem các vùng trên màn hình

02
Class

Selection tool (V): Dùng để chọn/ di chuyển đối tượng

Direct Selection Tool (A): dùng để chọn điểm neo và dời


điểm neo nhằm chỉnh sửa hình vector

vẽ hình chữ nhật


vẽ hình chữ nhật bo góc
vẽ hình elíp
vẽ đa giác 6 cạnh
vẽ ngôi sao
tạo đốm sáng

Tạo đường thẳng

Lưu ý:
- Giữ Shift và rê chuột để vẽ hình có các cạnh đều nhau
- Trong khi vẽ nhấn giữ phím mũi tên lên hoặc mũi tên xuống trên bàn phím
để tăng hoặc giảm số cạnh của hình

2. Công cụ biến đổi đối tượng


Dùng để quay đối tượng
Dùng để lật đối xứng đối tượng
(lật gương)
Cách dùng Rotate:
Cách 1: Chọn đối tượng > đặt chuột vào một góc của khung bao đối tượng >
Xuất hiện hình mũi tên cong 2 chiều > Nhấn chuột và xoay chuột theo mũi tên
cong đó.
Cách 2: Chọn đối tượng, chọn công cụ Rotate (R) hoặc
chuột phải vào đối tượng > Transform > Rotate > Hiện ra bảng điều khiển
Rotate > Điền giá trị góc quay.

Cách dùng Reflect:


- Chọn đối tượng > Transform > Reflect > Hiện ra bảng điều khiển Reflect >
Chọn hướng lật theo phương ngang hoặc phương dọc (Chọn Preview để xem
trước kết quả)

03
Class
IV. Một số lệnh cơ bản

Lưu ý: Trước khi sử dụng các lệnh, phải chọn đối tượng cần thực hiện lệnh

Lệnh Edit Phím tắt Tác dụng

Dùng để quay lại các bước thực hiện


Undo Ctrl + Z gần nhất trước đó

Redo Ctrl + Shift + Z Dùng để quay lại các bước đã huỷ từ Undo

Cut Ctrl + X Xoá đối tượng, có thể dán hoặc quên nó đi

Copy Ctrl + C Sao chép đối tượng/ nhóm đối tượng

Paste Ctrl + V Dán đối tượng

Dán đối tượng đúng tại vị trí sao chép và


Paste in Front Ctrl + F nằm trên đối tượng copy

Paste in Back Ctrl + B Dán đối tượng đúng tại vị trí sao chép và
nằm dưới đối tượng sao chép

Paste in Place Ctrl + Shift + V Dán đối tượng đúng tại vị trí sao chép và
nằm trên tất cả các đối tượng khác

Group và Ungroup Phím tắt Tác dụng


Object / Group Ctrl + G Nhóm các đối tượng thành nhóm
Object / Ungroup Ctrl + Shift + G Tách nhóm thành các phần tử riêng lẻ

Object / Arrange Phím tắt Thay đổi thứ tự trên dưới các (Obj)

Bring to Front Crtl+Shit+] Đưa một (Obj) lên trên cùng

Bring Forward Ctrl + ] Đưa một (Obj) lên trên một (Obj) khác

Send Backward Ctrl + [ Đưa một (Obj) xuống dưới 1 (Obj) khác

Send To Back Crtl+Shit+ [ Đưa một (Obj) xuống dưới cùng

Lưu ý:
- (Obj): đối tượng hoặc nhóm đối tượng

Lock/ Unlock Phím tắt Tác dụng

Object/ Lock Ctrl + 2 Khoá đối tượng

Object/ UnLock Ctrl + Alt + 2 Mở khoá tất cả các đối tượng bị khoá

04
Class

Place Tác dụng

File / Place Đưa file ảnh vào file Ai

File / Export Xuất ra file Ảnh, hoặc một số đuôi file khác

Lưu File Phím tắt Tác dụng

File / Save Ctrl + S Lưu file khi đang làm việc

File / Save As Ctrl + Shift + S Lưu file với tên file mới

Một lệnh quan trọng nữa là Make Clipping Mask


- Lệnh này được thực hiện khi muốn xén một phần hình ảnh nào đó, chỉ lấy
phần có sử dụng và bỏ đi các phần không sử dụng.
- Thực hiện: đầu tiên các bạn vào File/ Place ảnh vào > gõ text hoặc vẽ path
theo nội dung muốn lấy để sử dụng.
- Lưu ý: path (hoặc text) phải đặt lên trên hình cần xén.
- Chọn cả 2 đối tượng, vào menu Object > Clipping Mask > Make (Ctrl + 7) (hoặc
Chuột phải > Make Clipping Mask), tấm hình sẽ chỉ giữ lại phần nằm trong path
(hoặc text), phần ngoài rìa sẽ được che đi.
- Lệnh Object > Clipping Mask > Release: hủy bỏ thuộc tính Mask và trả các đối
tượng về trạng thái ban đầu.

V. Một số Palette
Các Palette đều nằm trong menu Window

Palette Phím tắt Tác dụng

Window/ Align Shift + F7 Dùng để căn dóng các đối tượng

Window/ Transform Shift + F8 Điều chỉnh kích thước các đối tượng

Tô màu Phím tắt Tác dụng

Window/ Color F6 Bảng màu có thể thay đổi thông số màu

Window/ Swatches Bảng một số màu mặc định

Window/ Gradient Ctrl + F9 Tô màu chuyển sắc

Tô màu lòng trong đối tượng

Tô màu viền đối tượng


05
Class

VI. Văn bản trong AI

Tạo ra các ký tự, chuỗi ký tự,


đoạn văn bản…

Type Tool Cách dùng

Chọn công cụ Type > click vào vị trí bất kỳ > nhập văn bản

Phím tắt T Chọn Type > nhấn giữ và kéo rê chuột để tạo 1 khung bao >
nhập văn bản

Nhập văn bản chạy trên đường Path: Tạo một đường Path
không khép kín > chọn Type > Double click chuột vào đường
Path > nhập văn bản

Thiết lập các tuỳ chọn cho văn bản

Charactor Window/ Type/ Charactor (Ctrl + T)


Font Chọn font chữ
Stype Kiểu chữ (nghiêng, thường, đậm, đậm và nghiêng)

Kích thước chữ

Khoảng cách giữa các dòng

Khoảng cách giữa các ký tự

Paragraph Window/ Type/ Paragraph (Ctrl + Alt + T)

Căn lề trái, phải, giữa, căn đều hai bên một đoạn văn bản...

06
Class

PEN TOOL, PATHFINDER


I. Pen tool trong AI

Vẽ đường thẳng, đường cong


Thêm điểm trên đường path
Xoá điểm trên đường path
Hiệu chỉnh điểm trên đường path

Pen tool Cách sử dụng

Chọn Pen > Click chuột trái vào điểm đầu tiên > Nhả chuột >
Tạo đường thẳng Click điểm thứ 2 > Lặp lại thao tác nhấp chuột nhiều lần để vẽ
nhiều đoạn thẳng liên tục. (Nhấn giữ kèm phím Shift để khống
chế đoạn thẳng theo phương ngang hoặc dọc)

Tạo đường cong Chọn Pen > Click chuột trái điểm đầu tiên > nhả chuột >
Click chuột (không nhả chuột), giữ chuột và kéo rê chuột tại
điểm thứ hai để tạo đường cong > xuất hiện cánh tay đòn (Chính
là tiếp tuyến của đường cong) > Chỉnh 2 đầu mút của cánh tay
đòn để được đường cong như ý.

Muốn thay đổi hướng của đường cong: giữ Alt và bẻ cánh tay đòn
theo hướng của đường cong (hoặc giữ Alt > Click vào điểm giữa 2
cánh tay đòn để bỏ hẳn cánh tay đòn thứ hai) > như thế có thể
tuỳ chỉnh hướng của đường cong tiếp theo

Thêm điểm Chọn đường path > Chọn Pen > Click chuột trái vào đường path
(Pen tool hiện lên hình có dấu cộng như hình:
Hoặc chọn Add Anchor Point Tool trên thanh công cụ)
Xoá điểm Chọn đường path cần bỏ điểm > Delete Anchor Point Tool > Click
vào điểm cần xoá.

Công cụ cho phép hiệu chỉnh hình dạng đối tượng: (đổi các điểm
Chỉnh điểm neo nhọn điểm neo trơn), Click và kéo chuột tại điểm neo để
hiện lên các tiếp tuyến chỉnh hướng của đường cong, ngược lại
chỉ Click chuột mà không kéo ta sẽ được các điểm neo nhọn.
(có thể dùng Direct Selection Tool (Phím A) để di chuyển các
điểm neo hoặc hiệu chỉnh các tiếp tuyến, kết hợp với
ở góc trái phía trên màn hình

07
Class
Sử dụng Pen tool trong Ai để tách Ảnh ra khỏi nền:
Bước 1: File/ Place/ Ảnh cần tách nền
Bước 2: Dùng Pen tool vẽ chạy theo đường viền của hình cần tách nền, tạo
thành một hình kín.
Bước 3: Chọn đồng thời ảnh cần tách nền và đối tượng vừa vẽ bằng Pen ->
Chuột phải -> Make Clipping Mask

II. Pen tool trong Photoshop


Pen tool trong Photoshop sử dụng giống như Pen tool trong Illustrator.
Pen tool trong Photoshop thường dùng để tách nền ảnh.

Bước 1: Mở file ảnh cần tách nền


Bước 2: Dùng Pen tool để tạo vùng chọn: vẽ chạy theo đường viền của hình cần
tách nền, tạo thành một hình kín.
Bước 3: Nhấn Ctrl + Enter để thiết lập vùng chọn
Bước 4: Ctrl + J để nhân đôi vùng chọn
Bước 5: Nhìn vào bảng Layer -> Thử tắt mắt của Layer nền đi, ta sẽ thấy layer
chỉ còn ảnh đã được tách khỏi nền.

III. Pathfinder

Gộp các đối tượng thành một


Đối tượng trên cắt đối tượng dưới
Bỏ phần giao giữa các đối tượng
Giữ lại phần giao giữa các đối tượng
Chia tất cả các phần giao nhau giữa các đối tượng

08
Class

CÁC THAO TÁC CƠ BẢN VỚI PHOTOSHOP

I. Tổng quan Menu trong Photoshop

Menu Công dụng Thường dùng

File Các thao tác cơ bản với file Tạo file mới, Mở file, Đóng file, Thêm ảnh vào file,
Lưu file

Các thao tác cơ bản trong - Copy paste; Undo;


Edit quá trình làm việc - Fill: đổ màu vùng chọn, layer, background
- Stroke: đổ màu viền vùng chọn

Thao tác với hình ảnh để thay - Mode: Thiết lập các chế độ màu:
đổi về độ sâu của màu, hình thường dùng RGB hoặc CMYK
Image ảnh, độ tương phản, độ - Adjustments: điều chỉnh độ sáng, độ tương
sáng... phản,…:
Levels, Curves, Hue/Saturation
- Image size: Thay đổi kích thước file

Các thao tác liên quan - All: Chọn đối tượng,


Select đến vùng chọn - Deselect: bỏ vùng chọn…
- Invert: đảo ngược vùng chọn
- Modify: Điều chỉnh các cạnh của vùng chọn

Filter Bộ lọc, tạo ra các hiệu ứng Sử dụng các Filter tuỳ thuộc mục đích người dùng
thú vị cho ảnh (nên thử các filter khác nhau)

View Cho phép tùy chỉnh cách bố - Zoom in, Zoom out
trí giao diện của người dùng

09
Class

II. Công cụ Photoshop

Công cụ di chuyển
Nhóm tạo vùng chọn theo dạng hình học
Nhóm tạo vùng chọn bất kỳ
Nhóm tạo vùng chọn theo mảng miếng
Cắt hình
Hút màu, font chữ

Nhóm nhân bản hình


Nhóm bút vẽ, tô màu
Nhóm nhân bản hỉnh
Phục hồi trạng thái ban đầu
Công cụ tẩy, xoá
Tô màu chuyển, đổ màu
Nhóm công cụ làm mờ
Nhóm công cụ chỉnh sáng, tối

Nhóm công cụ chỉnh sáng, tối


Nhóm công cụ làm chữ
Chỉnh sửa viền vùng chọn
Công cụ hình sẵn có
Di chuyển hình ảnh
Zoom ảnh to nhỏ

Màu nền tiền cảnh


Màu nền hậu cảnh
Chế độ mặt nạ
Nhóm công cụ chỉnh sáng, tối

10
Class

III. Một số thao tác


Dưới đây là một số khái niệm cần biết trước khi thao tác với Photoshop:

Menu Khái niệm

- Là số lượng điểm ảnh trên 1 đơn vị (thường là inch).


Độ phân giải - Nếu độ phân dải thấp thì số lượng điểm ảnh ít, diện tích của điểm ảnh
lớn do đó hình ảnh không rõ nét.

Điểm ảnh - Là những phần tử hình vuông cấu tạo nên file ảnh, hoặc 1 file ảnh là tập
(pixel) hợp của nhiều điểm ảnh, số lượng và độ lớn của các điểm ảnh trong file
ảnh phụ thuộc vào độ phân giải của file ảnh đó

- Là giới hạn của hình ảnh được hiển thị bằng đường biên nét đứt, cho
phép bạn xử lý riêng vùng ảnh đó và chỉ có tác dụng bên trong vùng chọn
Vùng chọn - Vùng chọn được tạo ra bằng các công cụ tạo vùng chọn hoặc một số
lệnh tạo vùng chọn trong Menu

Layer - Mỗi hình ảnh tách rời trong khuôn hình đang chỉnh sửa là
lớp ảnh (layer)

Màu nền - Đây là 2 bảng màu cơ bản, hiển thị màu nền sử dụng trong Ps
tiền cảnh/ - Trong đó, màu nền tiền cảnh dùng để tô, vẽ vào ảnh, thường sử dụng với
Màu nền công cụ Brush Tool và Paint Bucket Tool…,
hậu cảnh - Còn màu nền hậu cảnh là màu nền bên dưới hình ảnh, màu giấy.
Màu mặc định của 2 bảng này là đen/trắng (trong Photoshop thường
sử dụng phím tắt “d” để trở về màu mặc định).

1. Tạo file mới, save file


- Tạo file mới: File / New (Ctrl + N)
- Mở file: File / Open (Ctrl + O)
- Lưu file đang thực hiện: File / Save (Ctrl + S)
- Lưu file với tên mới: File / Save As (Ctrl + Shift + S)

2. Tạo vùng chọn


- Dùng Pen tool (P) để tạo đường path -> nhấn Ctrl + Enter để biến path thành
vùng chọn.
- Tạo vùng chọn theo hình cơ bản có sẵn:
+ Tool/ Rectangule Marquee Tool - M: Chọn theo vùng chữ nhật,
+ Tool/ Elliptical Marquee Tool - M: Chọn theo vùng Ellip, tròn…
- Đảo ngược vùng chọn: Invert (Ctrl + I)

3. Chỉnh sáng tối, màu sắc của ảnh


- Điều chỉnh màu, độ rực của màu - Hue/Saturation: Ctrl + U
+ Hue: Điều chỉnh hệ màu

11
Class
+ Saturation: Điều chỉnh độ rực của màu.
- Chỉnh cân bằng màu - Color Balance: Ctrl + B
Mỗi màu trong thực tế đều có tối thiểu một màu đối ngược. Do vậy trong
khi hiệu chỉnh màu của ảnh ta có thể vận dụng điều này để tăng hoặc giảm
cường độ của 1 màu.

- Chỉnh sáng tối của ảnh:


+ Levels: Ctrl + L
+ Curves: Ctrl + M

4. Tô màu
Tạo vùng chọn, chọn màu sau đó nhấn Alt + delete

5. Điều chỉnh kích cỡ của ảnh


- Điều chỉnh kích cỡ của file ảnh - Image size: Alt + Ctrl + I
- Điều chỉnh kích cỡ của hình ảnh trên 1 layer: Ctrl + T

6. Export file PNG


- Sau khi sử dụng Pen tool để tách hình ra khỏi nền, ta lưu file ảnh dưới dạng
.png để được file ảnh tách nền
Bước 1: File/ Save As
Bước 2: Trong mục Save as type -> chọn đuôi file là PNG

7. Blend Modes (Chế độ hoà trộn)


- Blend Modes dùng để pha trộn, kết hợp các Layer khác nhau để tạo ra hiệu
ứng độc đáo. Có thể sắp xếp các Blending Mode chồng lên nhau
- Normal: là màu ban đầu của file ảnh
- Sử dụng các chế độ hoà trộn tiếp theo để tạo ra
những hiệu ứng đa dạng và đặc biệt

Cách dùng:
- Sử dụng 1 ảnh gốc và một ảnh chất liệu
- Layer ảnh chất liệu nằm trên layer ảnh gốc
- Chọn chế độ hoà trộn
- Chỉnh sửa chế độ hoà trộn bằng Opacity và Fill Opacity nằm ở bên phải của
Blending mode

8. Layer Style
Là những hiệu ứng đặc biệt dễ dàng được áp dụng cho các layer riêng biệt
trong PS, như: đổ bóng, tạo viền đối tượng, ...

12
Class

Cách dùng:
Vào Layer > Layer Style > Blending Options , hoặc chuột phải vào Layer và chọn
Blending Options > Hiện ra bảng Layer Style gồm:

- Style Presets – Danh sách các style có sẵn


- Drop Shadow – Tạo một cái bóng đằng sau layer
- Inner Shadow – Tạo một cái bóng đằng trước layer
- Outer Glow – Tạo ánh sáng đằng sau layer
- Inner Glow – Tạo ánh sáng đằng trước layer
- Bevel and Emboss – Được dùng để tạo nổi bật và hiệu ứng bóng cho layer
- Satin – Tạo mới lớp lán mịn và bóng bẩy
- Color Overlay – Tô một lớp màu cho layer
- Gradient Overlay – tô một lớp Gradient
- Pattern Overlay – Làm layer với một Pattern
- Stroke – Tạo một cái viền cho Layer

Lưu ý: Click vào tên từng hiệu ứng sẽ kích hoạt hiệu ứng đó.

Cảm ơn bạn đã tham gia Beyo Design Class.


Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị cùng Beyo Design Class!
13
Class

BEYO CLASS
Website: http://class.beyo.vn
Fb: www.facebook.com/BeyoClass/
Địa chỉ: Tầng 3 Số 133/1194 Đường Láng,
Đống Đa, Hà Nội
Phone: (+84) 24 6254 2365

You might also like