You are on page 1of 44

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Tên đề tài

TÌNH HÌNH VIỆC ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

Nhóm thực hiện:


1157030011 Phạm Đặng Thảo Chi
1157030076 Đặng Thị Quyên Quyên
1157030089 Huỳnh Thị Xuân Thủy
1157030105 Hoàng Thị Sơn Tuyền

Tp.Hồ Chí Minh

1
A/PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Từ xưa đến nay, sách luôn là một kho tàng kiến thức của nhân loại và nó
mang lại nhiều lợi ích cho tất cả mọi người, nhất là sinh viên.
Tuy nhiên, hiện nay có rất ít sinh viên còn dành thời gian cho việc đọc sách.
Điều đó mang lại nhiều hệ lụy như: thiếu kiến thức, kĩ năng; không phát triển được
khả năng tư duy, sáng tạo- những kĩ năng vô cùng quan trọng đối với sinh viên…
Vì vậy, vấn đề này như một hồi chuông cảnh tỉnh, đòi hỏi sự bức thiết phải tìm một
hướng giải quyết hiệu quả, một lối đi mới trong tương lai để duy trì truyền thống
đọc sách đối với sinh viên trường Đại học KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thực trạng đọc sách của người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng
đang là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm. Theo số liệu báo cáo của
Cục xuất bản năm 2007, trung bình một người Việt Nam đọc 0,7 cuốn sách một
năm (không kể sách giáo khoa). Có thể thấy, tỉ lệ trên là quá thấp so với một nước
đang phát triển, có dân số trẻ và cần nhiều vốn kiến thức để xây dựng đất nước như
Việt Nam ta. Số liệu thống kê này đã làm dậy lên nhiều tranh luận của những nhà
nghiên cứu, nhà văn, người yêu sách…làm xuất hiện nhiều bài viết, nghiên cứu lẫn
các hội thảo chuyên đề.
_Bài “Sách và việc đọc của sinh viên” của tác giả Hy Văn đăng trên Bản tin
ĐHQG Hà Nội số 205 năm 2008 đã có những nghiên cứu, phân tích khá rõ
và cụ thể về tình hình đọc sách của các bạn sinh viên thuộc ĐHQG Hà Nội.
Nhưng bài báo vẫn chưa nêu được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
lười đọc sách và phương hướng giải quyết vấn đề.

2
Trong bài báo “Văn hóa đọc trong sinh viên: Đang dần mai một” của tác giả
Hồng Mây đăng trên báo Lao Động (18/10/2011) đã nêu ra tình trạng lười
đọc, không hứng thú và yêu thích sách của các bạn sinh viên. Tuy vậy, bài
báo chỉ đề cập được một số nguyên nhân mà chưa đi sâu vào phân tích và có
phương hướng giải quyết.
_Bài “Giúp sinh viên đọc sách hiệu quả” của tác giả Tuyết Vân (báo Thanh
Niên) đã đưa ra nhiều giải pháp giúp giải quyết vấn đề này. Bài viết có tham
khảo cách đọc sách hiệu quả của các nhà giáo, các bạn sinh viên (trường ĐH
Kiến trúc và trường ĐH Ngoại Thương) và qua kinh nghiệm từ các phương
pháp giáo dục đọc sách của nước ngoài. Dù vậy, bài viết vẫn còn mang nặng
tính lý thuyết, khả năng áp dụng đối với sinh viên chưa cao, chưa phù hợp
với tình hình giáo dục của nước ta hiện nay.
_Ngày 16/9, Bộ VH-TT-DL tổ chức Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp phát
triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Đây cũng là bước chuẩn bị cho việc xây dựng
đề án “Chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng”.
Tham gia buổi hội thảo có sự góp mặt của các nhà văn như Nguyên Ngọc,
Ngô Thị Kim Cúc, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn…Buổi hội
thảo này đã có một cái nhìn tổng quát và sâu sắc về tình hình đọc sách của
người dân Việt Nam và đặc biệt là bộ phận giới trẻ (học sinh, sinh viên). Các
nhà nghiên cứu đã phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân và đã đưa ra nhiều
giải pháp mang tính chuyên sâu.
_Tại tọa đàm “Người Việt có mê đọc sách?” được tổ chức ngày 14/3/2008 tại
Hội sách Tp Hồ Chí Minh đã thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý giá
và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để sách ngày càng được các bạn trẻ yêu
mến hơn.

3
Các bài báo, bài tham luận và các ý kiến của những nhà báo, nhà nghiên cứu
trên đây đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của xã hội đối với tình hình đọc sách của
sinh viên. Tuy nhiên, những giải pháp được đưa ra cách đây đã khá lâu nhưng hiện
nay vẫn chưa có những hoạt động gì mang tính cụ thể.
Mặc dù còn nhiều bất cập, thiếu sót trong việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài
này nhưng nhóm chúng tôi mong muốn thực hiện hoàn chỉnh với một phạm vi
nghiên cứu trên quy mô nhỏ (sinh viên trường ĐH KHXH&NV) nhằm góp phần
vào việc tìm ra giải pháp cho vấn đề đọc sách của sinh viên theo hướng phát triển
lâu dài, kinh phí thấp và hiệu quả.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đề tài này với mục đích nhằm đem đến một cái nhìn tổng
quát hơn về thực trạng và nguyên nhân của tình hình dọc sách đối với sinh viên
trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn- Đại Học Quốc Gia TPHCM. Từ
đó nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Thu thập thông tin qua các phương tiện truyền thông như: báo chí, internet,
….
2. Phát phiếu khảo sát
3. Phỏng vấn giáo viên
4. Tổng hợp và phân tích dữ liệu viên từng câu hỏi
5. Từ dữ liệu có được,phân tích thực trang, xác định nguyên nhân và đề xuất
hướng giải pháp
5. Phương pháp nghiên cứu:
_Phương pháp điều tra: xây dựng phiếu điều tra, thu thập dữ liệu từ sinh
viên trường ĐH KHXH&NV Tp Hồ Chí Minh.
_Trích dẫn các bài báo, tài liệu, tham luận từ mạng Internet, báo chí…

4
_Phân tích và tổng hợp dữ liệu.
5. Phạm vi nghiên cứu
1. Không gian: trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn- Đại Học Quốc
Gia TPHCM
2. Thời gian: Từ ngày 17/9 tới ngày 6/10/2012
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: tình hình đọc sách.
-Khách thể nghiên cứu: sinh viên của trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG Tp
Hồ Chí Minh.
7./ Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Ở góc độ khoa học, đề tài của chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu, phân
tích những vai trò, lợi ích nhất định về việc đọc sách đối với sinh viên. Bên cạnh
đó, là phân tích những tác động to lớn của việc ít đọc sách của sinh viên đối với
học tập và đời sống tinh thần. Từ đó, cung cấp một cái nhìn tổng quát, chân thực và
toàn diện hơn về tình hình đọc sách cho nhà trường, các đơn vị phát hành sách và
những người quan tâm.
Ngoài ra, đề tài này cũng đưa ra những giải pháp và ý kiến được đông đảo
các bạn sinh viên hưởng ứng, đồng tình vì tính cấp thiết và có tính khả thi.

5
B/ PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN


TRƯỜNG ĐHKHXH&NV TP.HCM
1.1 Giới thiệu chung về “việc đọc sách của sinh viên”
1.1.1 Định nghĩa khái niệm “văn hóa đọc sách”
_ Văn hóa đọc sách là một khái niệm bao gồm hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa
hẹp:
+ Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá
nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước.
+ Ở nghĩa hẹp,văn hóa đọc là ứng xử, giá trị chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân.
_ Văn hóa đọc là hệ thống giá trị được xác lập trong quá trình tương tác giữa
người đọc và các vật mang tin là sách ,được thể hiện chủ yếu trong giá trị đọc ,ứng
xử đọc và chuẩn mực đọc.
_ Văn hóa đọc là một thành tựu tuyệt vời nhất của con người, là động lực để phát
triển của nhân loại,là chìa khóa của sự phát triển đất nước dựa vào nền tảng tri
thức.
1.1.2 Ý nghĩa của việc đọc sách:
1.1.2.1 Đối với vấn đề học tập:
_Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp:
 Đọc sách là một quá trình giao tiếp giúp hiểu được vấn đề, biết cách
trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý,
cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào
đó.

6
 Nó giúp trở nên tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc,
thái độ của người khác.
 Hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử
lý vấn đề.
_ Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo:
 Quá trình đọc sách cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện
tượng trong cuộc sống. Qua đó, rèn luyện và phát triển khả năng tư
duy, óc quan sát tinh tế.
 Phát triển trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với
khám phá tìm tòi sẽ giúp hình thành khả năng sáng tạo ra ý tưởng mới
và thực hiện chúng.
_ Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ:
 Đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp khắc phục những sai sót
trong việc sử dụng ngôn ngữ.
 Phát triển vốn từ vựng, cách sử dụng ngữ pháp trong giao tiếp và khả
năng diễn đạt ngôn ngữ.
 Văn phong viết chặt chẽ, linh hoạt, phong phú và hấp dẫn hơn.
_ Đọc sách giúp nâng cao kiến thức , tích lũy vốn sống và tăng cường khả năng
tư duy.
1.1.2.2 Đối với vấn đề đời sống:
_ Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người:
_Hình thành nhân cách,tạo được cách sống ,lời nói ,suy nghĩ hướng tới cái hay,
cái đẹp,
_Hình thành được những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, cách giao tiếp ứng
xử thông qua việc đọc những quyển sách về tâm hồn, sách dạy làm người…
_ Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh với tinh thần vững chắc

7
 Luyện não:
+Đọc sách giúp não luôn được hoạt động, tư duy.
+Giúp con người trở nên thông minh và sắc sảo thông qua việc suy
nghĩ khi đọc sách.
 Giảm stress
+Xoa dịu tinh thần khi căng thẳng và giảm stress.
 Tăng cường khả năng ghi nhớ
+Phát triển thói quen ngủ lành mạnh
- Đọc sách trước khi ngủ khiến bạn có một giấc ngủ ngon hơn
và hình thành một đồng hồ sinh học hợp lý cho bản thân.
 Tăng khả năng tập trung và sự sáng tạo:
- Giúp não có khả năng tập trung cao hơn.
- Phát triển tư duy khách quan và khả năng đưa ra quyết định
sáng suốt.
- Giúp trí tưởng tượng trở nên phong phú ,suy nghĩ cặn kẽ
qua đó phát triển kĩ năng sáng tạo.
_ Mở rộng tầm hiểu biết qua đó ứng dụng vào thực tế cuộc sống,tạo cái nhìn
rộng lớn về mọi mặt của cuộc sống.
_ Hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi tình huống trong cuộc sống và
xây dựng một đời sống hài hòa,nhân văn.
_ Đọc sách giúp con người có một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với
cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.
_ Bồi dưỡng giáo dục nâng cao khiếu thẩm mĩ.
_ Cung cấp thông tin tri thức về mọi mặt.
_ Giáo dục đạo đức tình cảm, hoàn thiện bản thân.

8
 Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là một công việc
rèn luyện tính cách , nhân cách con người.Đọc sách rất có nghĩa với
cuộc sống nói chung và với việc học tập nói riêng của từng người.

1.1.3 Tác động của việc lười đọc sách đối với sinh viên:
Tình trạng lười đọc sách ở tất cả các thành phần, lứa tuổi ngày một tăng
trong khi xã hội đang rất cần những người trí thức. Nó ảnh hưởng rất lớn đến
văn hóa đọc: đọc qua loa, chỉ chú trọng hình thức trở thành hiện tượng phổ
biến đã gây nên rất nhiều tác động xấu đến sinh viên.
1.1.3.1 Về học tập:
 Không rèn luyện được khả năng ngôn ngữ:
 Sử dụng từ ngữ không lưu loát và phạm lỗi trong cấu trúc ngữ pháp.
 Không thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thục tự nhiên và trong
sáng nữa. Hiện nay, nhiều bạn trẻ lạm dụng tiếng lóng, ngôn ngữ
mạng…làm mất vẻ đẹp vốn có của tiếng Việt.
 Vốn từ vựng kém phong phú dẫn đến khó khăn trong việc thể hiện,
diễn đạt ngôn từ khi giao tiếp.
 Hành văn lủng củng, dài dòng, không chặt chẽ.
- Sự thiếu hụt tri thức đối với sinh viên
 Không đọc sách khiến họ không có chiều sâu tri thức,lười vận động,
thiếu tìm tòi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của lực lượng trí thức
nước nhà.
 Tạo ra lỗ hổng về kiến thức dẫn đến mất dần sự sáng tạo, không có
tinh thần đổi mới, khả năng lý luận kém và không có chiều sâu.
- Không rèn luyện được khả năng tưởng tượng liên tưởng sáng tạo

9
 Giảm khả năng phát triển trí tưởng tượng qua đó khả năng sáng tạo
cũng giảm đi. Điều này khiến sinh viên đi vào lối mòn, không tiếp
thu, nắm bắt được những kiến thức hiện đại.
 Kiến thức bị mai một dẫn đến kém hiểu biết về mọi thứ trong cuộc
sống. Khi đối mặt với những vấn đề của cuộc sống, họ thường tỏ ra
lúng túng, không đưa ra được quyết định đúng đắn, phù hợp.
Theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: ”Không có văn hóa đọc văn
chương tiếng Việt một cách tử tế thì không thể có sự tiếp nhận văn chương
tiếng Việt tử tế và đương nhiên, sẽ không có một lối viết tử tế đối với tiếng
Việt. Sự khiếm khuyết về tâm hồn của một bộ phận người đọc trẻ hôm nay đã
và đang bộc lộ khá rõ”.

1.1.3.2 Về đời sống:


- Kém hiểu biết trong những kĩ năng sống:
 Không tạo được cách sống, lối sống, lối suy nghĩ tốt đẹp.
 Nhân cách con người không được hoàn thiện.
 Không hòa hợp được trong mối quan hệ với thế giới xung quanh.
- Cơ thể kém khỏe mạnh và tinh thần không vững chắc
 Ít đọc sách khiến não bị trì trệ dẫn đến kém hiểu biết, không thông
minh,sắc sảo.
 Tinh thần căng thẳng mệt mỏi mà không được giải tỏa hợp lý và triệt
để dễ dẫn đến stress.
 Giảm khả năng tập trung,tư duy và sáng tạo.
 Không phát triển được tư duy khách quan, khả năng đưa ra quyết định
và có nhựng suy nghĩ thiếu thực tế trong cuộc sống.

10
- Tầm hiểu biết không được mở rộng làm cho cuộc sống bị bó hẹp, tinh thần
kém phong phú.
- Khó hòa hợp bản thân với công đồng môi trường xung quanh và xã hội.
- Thiếu hiểu biết về cách ứng xử, giao tiếp văn minh trong cuộc sống.

1.2 Thực trạng chung về việc đọc sách của sinh viên hiện nay:
- Với sự bủng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không ít đến
việc đọc sách của sinh viên hiện nay. Sinh viên dường như thờ ơ lãnh cảm với
việc đọc sách hơn trước. Thói quen đọc sách vốn có đã bị lấn át bởi các
phương tiện nghe nhìn hấp dẫn, đa dạng.
- Thị trường sách ngày nay rất phong phú về nội dung cũng như hình thức.
Tuy vậy, đã xuất hiện rất nhiều sách lậu, sách đen, sách kém chất lượng ảnh
hưởng không tốt đến giới trẻ nhưng lại rất được yêu thích và bày bán rộng rãi
trên thị trường.
- Internet có khối lượng thông tin phong phú ,cập nhật nhanh nên đọc sách đã
trở nên lạc hậu trong việc tìm kiếm thông tin ,mở rông tầm hiểu biết của sinh
viên nên thói quen đọc sách cũng dần dần bị mai một theo thời gian.
- Sinh viên có đọc sách nhưng chỉ là chạy theo trào lưu và có xu hướng thích
đọc những quyển sách chỉ mang tính chất giải trí,hình thức đẹp chứ không chú
tâm vào nội dung và kiến thức cuộc sống.

11
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1: Mức độ yêu thích của việc đọc sách đối với sinh viên trường
ĐHKHXH&NV:

Chúng tôi đã khảo sát ngẫu nhiên 100 sinh viên trường ĐHKHXH&NV, trong
đó có 91% sinh viên thích đọc sách và 9% không thích đọc sách. Là một trường
thuộc khối ngành xã hội-nhân văn, sinh viên trường hầu hết có nhận thức tốt về
lợi ích của việc đọc sách nên tỉ lệ sinh viên yêu thích đọc sách rất cao.

12
2.2: Lý do chủ yếu khiến sinh viên không thích đọc sách

Khi được hỏi lý do chủ yếu tại sao sinh viên ngày này không thích đọc sách, lý
do cảm thấy việc đọc sách không hấp dẫn bằng các phương tiện giải trí khác như
TV, Internet…chiếm 67%, lười đọc vì quá nhiều chữ chiếm 13%, giá thành quá
cao, không phù hợp với túi tiền của sinh viên được 8% số sinh viên lựa chọn, yếu
kém về mặt hình thức, nội dung và tốn thời gian được 6% số sinh viên lựa chọn
là lý do khiến họ không thích đọc sách.
Ngày nay, những phương tiện giải trí hiện đại đang phát triển nhanh chóng và
dần thay thế sách, báo. Các phương tiện như TV, Internet… có ưu điểm là nhanh
chóng, phong phú, giá thành rẻ nên được nhiều bạn sinh viên yêu thích hơn.

13
Vì thường xuyên xem TV, “lướt” web, sinh viên dần có thói quen lười đọc, lười
suy nghĩ. Những quyển sách văn học, lịch sử, khoa học…thường cung cấp nhiều
thông tin, kiến thức nên dung lượng chữ lớn, gây tâm lý chán nản cho sinh viên.
Hiện nay, trung bình giá một quyển sách bán chạy, nổi tiếng khoảng 60-70 ngàn
VNĐ. Vì vậy, đối với sinh viên, giá sách cũng là một trở ngại lớn. Tuy giá thành
của hầu hết sách khá cao nhưng chất lượng về cả mẫu mã lẫn nội dung đều
không đạt chất lượng, không tương xứng với giá tiền. 6% sinh viên được khảo
sát cho rằng việc đọc sách là tốn thời gian. Đây là quan niệm sai lầm, đáng báo
động về nhận thức của sinh viên đối với việc đọc sách. Họ chưa nhận ra được
ích lợi quan trọng của sách và tác động của sách tới việc học tập và đời sống của
họ.

2.3. Mức độ thường xuyên của việc đọc sách

Qua khảo sát mức độ thường xuyên của việc đọc sách đối với sinh viên trường
ĐHKHXH&VN, chúng tôi nhận được 54% số lượng sinh viên trả lời “Thỉnh
thoảng” và 40% trả lời “Thường xuyên”. Chỉ có 5% có câu trả lời “Hiếm khi” và
14
4% không bao giờ đọc sách.Có thể thấy, tỉ lệ sinh viên của trường
ĐHKHXH&NV có tần suất đọc sách khá cao.
Mức độ thường xuyên của việc đọc sách cũng có liên quan mật thiết với kết quả
học tập.

2.4. Ảnh hưởng của việc đọc sách tới kết quả học tập của sinh viên

Để tìm hiểu ích lợi của việc đọc sách với học tập, chúng tôi đã khảo sát về điểm
trung bình của 100 sinh viên đó.
Tỉ lệ chiếm cao nhất (58%) là điểm loại khá từ 6,0 đến 7,0, điểm loại giỏi từ 7,0
đến 8,0 chiếm 28%, tỉ lệ sinh viên đạt điểm loại xuất sắc chiếm 11% và chỉ có
7% sinh viên có điểm trung bình dưới 6,0. Với tỉ lệ yêu thích và mức độ đọc sách
cao nên dễ hiểu tỉ lệ sinh viên được khảo sát có điểm trung bình cao. Điều đó
chứng tỏ sinh viên đạt được điểm cao hơn khi thường xuyên đọc, nghiên cứu
sách.

15
2.5. Thể loại sách yêu thích

Trả lời cho câu hỏi “Thể loại sách mà bạn thường hay đọc là gì?”, 41% chọn sách
thuộc thể loại văn học, 18% sinh viên thường đọc Sách giáo khoa, truyện tranh và
sách dạy làm người chiếm 15%, sách khoa học kĩ thuật và sách thường thức gia
đình chiếm tỉ lệ ít nhất (6% và 5%).
Do đặc thù ngành nghề, sinh viên trường ĐHKHXH&NV thường lựa chọn sách
văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, sách dạy làm người…và ít đọc sách về khoa
học-kĩ thuật và những sách thường thức gia đình. Tỉ lệ sinh viên thường đọc sách
giáo khoa, sách chuyên ngành, sách tham khảo cho thấy họ chú trọng việc đọc
sách để lấy kiến thức, thông tin phục vụ cho việc học tập. Chúng tôi nhận thấy tỉ
lệ sinh viên chủ yếu đọc truyện tranh là vấn đề cần xem xét. Truyện tranh là sách
để giải trí là chính, không mang kiến thức, thông tin, không có giá trị nhiều về
16
mặt nội dung, nghệ thuật. Như đã khảo sát, 67% sinh viên không thích đọc sách
có quá nhiều chữ vì vậy, họ ưu tiên chọn đọc truyện tranh.

2.6. Yếu tố để sinh viên lựa chọn sách

Qua các thể loại sách mà cái bạn sinh viên thường đọc, chúng tôi muốn tìm hiểu
kĩ hơn về yếu tố hàng đầu để các bạn sinh viên lựa chọn một quyển sách.
Có đến 40% sinh viên cho rằng sách nào đáp ứng được như cầu cần thiết của
mình thì sẽ chọn đọc, 29% thường lựa chọn những quyển sách nổi tiếng, best
seller, yếu tố tình tiết hấp hẫn và được bạn bè, người thân giới thiệu cũng là yếu
tố được nhiều bạn quan tâm khi chiếm 12% và 11%. Cuối cùng, yếu tố bìa sách
đẹp, hấp dẫn cũng chiếm tới 8% đối với sự lựa chọn sách. Sinh viên thường chọn
sách dựa theo mục đích (phục vụ cho việc học tập hay giải trí). Hiện nay, những
sách được quảng cáo rộng rãi trên báo đài như là sách của tác giả nổi tiếng, sách
chuyển thể thành phim hay sách có nội dung gây tranh cãi thường được các bạn
sinh viên đón đọc. Việc lựa chọn theo tâm lý đám đông, không có tiêu chí riêng,
17
cụ thể làm cho họ khó tiếp thu, cảm nhận được nội dung sách muốn truyền tải.
Tương tự với sách được quảng bá trên các phương tiện báo đài, sinh viên cũng
thường chọn sách dựa vào lời giới thiệu của bạn bè, người thân nên đôi khi họ
đọc phải những quyển sách không phù hợp với bản thân. Tiếp theo là sự phân
chia lựa chọn giữa tiêu chí nội dung và tiêu chí hình thức. Độc giả có thể đọc
phần tóm tắt, phần giới thiệu nôi dung sơ lược và nếu thấy phù hợp, sách có nội
dung, tình tiết hay thì chọn đọc. Không thể phủ nhận rằng, một bìa sách đẹp, độc
đáo có thể khiến độc giả thích thú và chọn đọc để khám phá nội dung của sách.
2.7. Cách thức đọc sách

Chúng tôi cũng đã thực hiện khảo sát cách thức đọc sách của 100 bạn sinh viên
ngẫu nhiên. Tỉ lệ này khá đồng đều với 38% lựa chọn cách mượn từ người thân,
bạn bè hay thư viện, 33% mua sách về đọc và 29% chọn cách đọc online, tải
ebook. Có thể thấy, ngoài việc đọc sách giấy truyền thống, các phương tiện hiện
đại như sách điện tử, sách online là sự lựa chọn tối ưu đối với thế hệ sinh viên
hiện đại. Kho sách điện tử trên mạng Internet đã lên tới hàng trăm triệu và có thể
18
dễ dàng tải về (một số sách miễn phí và một số phải trả tiền). Với lý do sách có
giá cao, không phù hợp với túi tiền, nhiều bạn sinh viên chọn phương tiện này
như một giải pháp. Tuy vậy, do chưa có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, vấn
nạn vi phạm bản quyền và sách có nội dung xấu chưa được kiểm duyệt và ngăn
chặn. 38% sinh viên mượn sách từ bạn bè, người thân, thư viện để đọc được
nhiều loại sách mình cần mà không nhất thiết phải chi ra một khản tiền lớn. 33%
số lượng sinh viên vẫn lựa chọn cách truyền thống là mua sách. Sở hữu một
quyển sách, nhất là những sách có nội dung bổ ích, các bạn có thể đọc lại, tra cứu
nhiều lần. Để tiết kiệm chi phí, nhiều bạn sinh viên còn lựa chọn mua sách từ các
nhà sách cũ, hội chợ sách…
2.8. Thái độ của sinh viên với thư viện trường

Qua khảo sát trên, chúng tôi muốn tìm hiểu về thái độ của sinh viên đối với hệ
thống thư viện trường ĐHKHXH&NV .40% số sinh viên được khảo sát cho rằng
việc lên thư viện là cần thiết, 34% cho rằng thư viện đôi khi cần thiết, 18% tỉ lệ
sinh viên thấy việc học tập, tra cứu ở thư viện là vô cùng cần thiết. Chỉ có 8%
19
cảm thấy thư viện không quan trọng gì đến việc học tập của mình. Thư viện của
trường có rất nhiều sách phục vụ cho chuyên ngành học tập và giải trí cho sinh
viên, vì vậy việc lên thư viện thường xuyên và sử dụng nó hiệu quả là rất quan
trọng. Sinh viên trường ĐHKHXH&NV có nhận thức khá tốt về lợi ích và tầm
quan trọng của thư viện.
2.9. Mức độ thường xuyên tới thư viện

Tuy vậy, khi được khảo sát về mức độ thường xuyên tới thư viện của 100 bạn
sinh viên ngẫu nhiên, có tới 42% không bao giờ học tập hay tra cứu tại thư viện,
34% hiếm khi vào thư viện, 15% thỉnh thoảng và 9% thường xuyên vào thư
viện. Có thể thấy, từ việc nhận thức tới việc thực hành vẫn có khoảng cách lớn.
Các bạn sinh viên biết lợi ích của thư viện nhưng vẫn chưa có thói quen đọc
sách và tra cứu thường xuyên ở đây.

20
2.9. Lợi ích của việc đọc sách

Dựa trên số liệu khảo sát về mức độ yêu thích sách, có tới 91% sinh viên yêu
thích việc đọc sách. Vì vậy, chúng tôi khảo sát lợi ích chính mà sách đem lại cho
các bạn sinh viên.
Tỉ lệ sinh viên thấy việc đọc sách giúp bổ sung được nhiều kiến thức chiếm 39%,
24% cho rằng sách giúp cuộc sống của họ trở nên phong phú hơn, 18% cảm thấy
sách có thể làm phát triển nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, có 19% tỉ lệ
sinh viên đọc sách chỉ để “giết” thời gian. Phần lớn sinh viên cảm thấy sách có
tác động tích cực đến mặc học tập và cuộc sống tinh thần của họ. Tuy thế, 19%
coi sách chỉ là công cụ để “giết” thời gian chứ không ý nghĩa gì đặc biệt.
21
CHƯƠNG 3
TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP CHO THỰC
TRẠNG ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN
3.1. Tổng hợp nghiên cứu từ khách thể nghiên cứu
_Nhìn chung, đa phần các sinh viên đã có phần nào sự hiểu biết về các ích lợi từ
việc đọc sách cũng như các tác động ành hưởng đến việc học tập và đời sống nếu
lười đọc sách. Những luồng ý kiến của các sinh viên mà chúng tôi khảo sát dù có
khác nhau nhưng đều khá hợp lí. Tuy vậy, bên cạnh những lợi ích cần phát triển
thì còn nhiều bất cập nảy sinh. Lấy ý kiến và đề xuất của các sinh viên trường đại
học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đối với việc phát triển đọc sách thành một
nét văn hóa đẹp, chúng tôi đã thu được kết quả sau:
100 bạn sinh viên được khảo sát ngẫu nhiên đã đưa ra giải pháp giúp sinh viên
ham thích với việc đọc sách hơn. 43% số lượng sinh viên nghĩ nhà trường nên
mở nhiều hội chợ sách, cuộc thi tìm hiểu về sách, 30% tỉ lệ sinh viên muốn được
có nhiều ưa đãi, giảm giá khi mua sách và 27% tỉ lệ sinh viên mong muốn chất
lượng, mẫu mã sách được cải thiện hơn. Dựa vào lý do tại sao sinh viên hiện nay
không thích đọc sách, các bạn đã đề ra những giải pháp thiết thực để giải quyết
tình trạng này. Để sách trở nên gần gũi hơn với sinh viên, nhà trường cần mở
thêm nhiều hội sách giới thiệu sách hay, sách mới; những cuộc thi tìm hiểu sách,
thể hiện niềm yêu thích đối với sách. Sinh viên cũng cho rằng nên có những ưu
đãi, giảm giá đặc biệt để họ có thể lựa chọn nhiều loại sách hơn. Nội dung và

22
mẫu mã cũng nên được cải thiện, có sự quản lý chặt chẽ để tương xứng với giá
thành và thu hút độc giả hơn.

3.2. Phỏng vấn sâu giảng viên trường đại học Khoa Học xã Hội và Nhân văn:
cô Đặng Trương Hoàng Phượng
Trong quá trình tìm kiếm dữ liệu phục vụ cho công trình nghiên cứu khoa học,
chúng tôi đã thực hiện buổi phỏng vấn với cô Đặng Trương Hoàng Phượng- giảng
viên trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh. Sau đây là
một số câu hỏi của nhóm và những giải đáp của cô.
Nhóm nghiên cứu:Với kinh nghiệm giảng dạy lâu nay, xin cô cho biết lợi ích của
việc đọc sách đối với sinh viên,nhất là sinh viên trường đại học Khoa Học Xã Hội
và Nhân Văn?
Cô Đặng Trương Hoàng Phượng:Đọc sách, một phần của văn hóa đọc nói
chung có thể nói là một phương tiện giải trí lành mạnh và bổ ích 

23
Đọc sách cung cấp cho chúng ta một nến tảng kiến thức vững chắc, giúp ta nâng
cao trí thức, làm phong phú thêm sự hiểu biết của bản thân người đọc ở từng lĩnh
vực mà sách đề cập đến.
 Đọc sách cũng làm cho đời sống tình cảm từng ngày càng dồi dào, những cảm xúc
vui buồn diễn tiến theo từng trang sách mà chúng  ta đọc, chúng ta nghiền ngẫm.
Nó giúp cuộc sống của chúng ta bớt đơn điệu, nhàm chán.
Nhóm nghiên cứu:Như qua khảo sát, chúng em nhận thấy số lượng sinh viên ham
thích đọc sách hiện nay còn rất ít. Theo cô, điều đó ảnh hưởng gì đến kết quả học
tập lẫn đời sống tinh thần của các bạn?
Cô Đặng Trương Hoàng Phượng:Các bạn trẻ ngày nay đa phần không hứng thú
với việc đọc sách vì các bạn quan niệm đọc sách là tiêu tốn thời gian của các bạn.
Các bạn không tìm thấy sự hứng thú ở những trang sách. Các phương tiện, điều
kiện vật chất hiện đại cũng làm giảm đi sự hứng thú của các bạn trẻ dành cho sách.
    Việc ít đọc sách dẫn đến việc các bạn trẻ khi bàn hay thảo luận về một vấn đề,
một quan điểm nào đó thường không có những ý tưởng sắc bén, những lập luận
không có tính thuyết phục vì những kiến thức mà các bạn thu thập được từ mạng
hay phương tiện hiện đại khác là rất sơ xài mang tính khái quát.Những kiến thức
mà các bạn nắm bắt được cũng rất mơ hồ vì các bạn không đọc nhiều nên không
nhớ rõ được vấn đề.
Nhóm nghiên cứu: Là một giáo viên, cô có thể đưa ra những lời khuyên với các
bạn sinh viên được không ạ?
Cô Đặng Trương Hoàng Phượng: Để có một nền tảng tri thức vững chắc, lâu
bền các bạn trẻ nên dành một ít thời gian trong ngày để đọc sách. Thói quen đọc
sách chỉ có được khi chúng ta quyết tâm rèn luyện và thưc hiện một cách bền bỉ
theo thời gian.

24
Nhóm nghiên cứu: Dạ, cám ơn cô đã dành thời gian quý báu của mình cho chúng
em.

3.3 Đề xuất giải pháp để duy trì và phát triển văn hóa đọc sách
3.3.1 Định hướng của nhà trường trong việc khuyến khích sinh viên đọc sách
Nội dung định hướng:
_Trong Văn bản của Hội nghị tổng kết công tác ĐoànTN – Hội SV năm học 2011-
2012 và triển khai chương trình năm học 212-2013, Nhà trường đã chú trọng và đề
ra một số phương hướng nhằm khuyến khích văn hóa đọc sách trong cộng đồng
sinh viên trường ĐHKHXH&NV như:
+ Triển khai chương trình đẩy mạnh văn hóa đọc “Sách và bạn”. Chương
trình sẽ giới thiệu sách hay đến với sinh viên, tổ chức các cuộc thi tim hiểu về
sách…
+ Thực hiện chương trình giới thiệu sách tại Thư quán văn khoa “Mỗi tuần
một quyển sách”. Ngoài ra, Thư quán văn khoa còn có nhiều chương trình giảm giá
sách cho sinh viên.
+ Thực hiện bản tin giới thiệu sách tại khu vực thư quán, các bảng tin trong
trường, khu vực sinh hoạt văn hóa thanh niên…
+ Tổ chức nhiều hội sách với những sách chuyên ngành (sách xã hội, sách
ngoại ngữ...) có giảm giá lớn cho sinh viên.
_ Bên cạnh đó, Nhà trường cũng có nhiều định hướng, giải pháp rất gần gũi, thực
tế và sáng tạo đối với sinh viên. Những kênh truyền thông của sinh viên như : CLB
Phóng viên trẻ, CLB truyền thông REC Miền Nam… đều thực hiện những bản tin
hàng tháng để giới thiệu sách mới, sách hay bằng những video clip có nội dung
sáng tạo, thú vị.

25
3.3.2 Thực trạng về việc khuyến khích sinh viên đọc sách của trường đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
3.3.2.1. Các biện pháp đã thực hiện
_Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn với một hệ thống thư viện hiện
đại, tiện nghi:
 Tính đến ngày 30/06/2012, kho tài liệu của thư viện có 171.637 bản tài liệu
(số liệu chưa kiểm kê), tương ứng với 69.749 nhan đề đủ các môn loại về
các ngành KHXH & NV.  
 Tài liệu điện tử: 1.991 CD, VCD, DVD; 112 băng casset, 19 băng
video, 05CSDL thư mục do thư viện tạo lập: CSDL SACH, CSDL BAO-
TAPCHI, CSDL LUANAN, CSDL CD-ROM, CSDL tóm tắt, bài trích báo-
tạp chí (CSDL TRICHBAOTAPCHI); 01 CSDL toàn văn do thư viện tạo
lập: CSDL TAILIEUSOHOA (trong đó có CSDL MONHOC); 03 CSDL
toàn văn (mua): CSDL BAOCAOKHOAHOC, CSDL THUVIENDIENTU,
CSDL TAPCHITIENGANH.
         CSDL thư mục 71.538 nhan đề phản ánh 171.056 bản tài liệu, trong đó:
-          CSDL sách: 67.615nhan đề phản ánh 164.308 bản sách
-          CSDL luận văn: 2.864 nhan đề phản ánh 4.757 luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ
-          CSDL CD-ROM, VCD, DVD: 937  nhan đề phản ánh 1.860 bản
-          CSDL tên báo – tạp chí: 584 biểu ghi

26
-          CSDL trích báo – tạp chí: 12.631 biểu ghi bài trích trong đó có 9.203 bài
trích được tóm tắt và 3.428 bài trích chưa được tóm tắt.
 Kho báo – tạp chí bao gồm:
-   75 tên báo và phụ san (trong đó tiếng Viêt: 53 loại, tiếng Anh: 13 loại, tiếng
Pháp: 4 loại, tiếng Hoa: 1 loại, tiếng Nga: 1 loại).
-    538 tên tạp chí, tập san (lưu + sử dụng thường xuyên), trong đó tiếng Việt:
136 loại (sử dụng thường xuyên 82 loại), tiếng Nga: 78 loại (có 22 tạp chí sử
dụng thường xuyên), tiếng anh: 230 loại (có 88 tạp chí sử dụng thường xuyên,
tạp chí quỹ Ford tặng: 143 tên tạp chí), tiếng Pháp: 66 loại (có 25 tạp chí sử
dụng thường xuyên), tiếng Đức: 4, tiếng Nhật: 1 loại sử dụng thường xuyên.

 Ngoài ra nhà trường còn tổ chức Thư Quán Văn Khoa, khai trương ngày
26/3 tại phòng E07, góp phần cung cấp nguồn tài liệu tham khảo trong lĩnh
vực khoa học xã hội nhân văn, đồng thời quảng bá hình ảnh của nhà trường
thông qua các sản phẩm do Thư quán cung cấp. Thư quán Văn Khoa là đơn
vị trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ĐH KHXH&NV. Đây là công trình
thanh niên kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đại
hội Đại biểu Đoàn trường lần VII (2012-2015). Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên
gồm có: Sách tham khảo, giáo trình, báo chí, đồ lưu niệm, văn phòng phẩm,
may in đồng phục, dịch vụ đánh máy, in ấn, bán và cho thuê các sản phẩm
phục vụ hoạt động văn hóa văn nghệ, các sản phẩm tin học…

 Từ tháng 6-2010, Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân
lực, ĐH KHXH&NV TP.HCM đã khai trương chương trình “Cà phê học
thuật Nhân văn” vào thứ Bảy hằng tuần. Café Học thuật Nhân văn đã thực
hiện được 40 buổi tọa đàm với các lĩnh vực lịch sử, nhân học, xã hội học,
triết học, đô thị học, dịch thuật, những buổi giới thiệu sách và những buổi trò

27
chuyện hướng nghiệp. Chương trình đã giới thiệu những quyển sách hay, có
giá trị đến sinh viên như: giới thiệu “Bút ký Đồng cỏ chát” của Võ Đắc
Danh, “Văn minh vật chất người Việt”…
 Hằng năm, nhà trường đinh kỳ tổ chức các hội sách nhằm giới thiệu các đầu
sách mới và giảm giá sách từ 20% trở lên cho sinh viên trường.
3.3.2.2. Mặt tích cực
 Nhà trường với hệ thống thư viện cùng trang thiết bị hiện đại, thường xuyên
cập nhật những bộ sách, tài liệu mới nhất đã góp phần lớn vào nghiên cứu,
tìm kiếm tài liệu của sinh viên, giúp cho việc tra cứu của sinh viên dễ dàng
hơn.
 Thư quán hoạt động với mục đích chính là góp phần cung cấp nguồn tài liệu
tham khảo trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, đồng thời quảng bá hình
ảnh của nhà trường thông qua các sản phẩm do Thư quán cung cấp. Việc
Thư quán mở ngay trong khuôn viên nhà trường rất thuận lợi cho sinh viên
tìm kiếm, truy cập thông tin.
 Cà phê học thuật nhân văn ra đời như một điểm hẹn lý tưởng cho các bạn
sinh viên vào dịp cuối tuần để cùng trao đổi, trau dồi kiện thức, kinh nghiệm
học tập, nghiên cứu.
3.3.2.3. Mặt hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm cần phát huy, còn nhiều bất cập cần khắc phục như:
 Hệ thống mục lục tra cứu của thư viện chưa được hiện đại hóa, gây ra nhiều
khó khăn trong việc tra cứu tài liệu.
 Thư quán Văn Khoa dù đã ra đời được gần hai năm nhưng vẫn chưa được
phổ biến rộng khắp trong sinh viên, số lượng đầu sách còn hạn hẹp.
 Cà phê học thuật Nhân Văn còn chủ yếu nghiêng về giới thiệu các loại sách
và các buổi chuyên đề trao đổi về một số lĩnh vực chủ yếu như: văn học,

28
triết học, xã hội học. Chương trình còn bó hẹp nội dung trao đổi, chưa có
chủ đề phù hợp với sinh viên của một số chuyên ngành khác ngoài nhóm
ngành xã hội.
3.3.3.Kinh nghiệm khuyến khích sinh viên đọc sách của các nước khác
Không chỉ ở Việt Nam, các nước trên thế giới, nhất là những nước phát triển
đang rất quan tâm và chsu trọng đến tình hình đọc sách của sinh viên. Họ đã có
những giải pháp hợp lý để khuyến khích sinh viên đọc sách như sau:
_Pháp: Sự phát triển ồ ạt của các phương tiện giải trí, truyền thông hiện đại
không hề làm ảnh hưởng tới niềm ham mê đọc sách, nhất là sách giấy của người
Pháp. Theo thống kê năm 2009, tỉ lệ độc giả trẻ tuổi ở Pháp tăng trung bình 10%
mỗi năm với hơn 4000 nhà sách độc lập trên khắp đất nước. Lý do chính là người
Pháp đã có nền văn hóa đọc sách từ lâu đời và đối tượng được nhà nước quan tâm
nhất là thế hệ học sinh, sinh viên. Hơn nữa, chính phủ đã có giải pháp mang tính
vĩ mô để khuyến khích việc đọc sách của sinh viên như: trường sẽ cung cấp danh
sách tác phẩm văn học, sách khoa học hay sách chuyên môn tùy theo ngành nghề.
Mỗi học kỳ, sinh viên phải đọc trung bình chín quyển sách và làm bài tiểu luận
về quyển sách đó. Sau đó, sinh viên phải tham gia vào kì thi vấn đáp. Tùy vào
ngành học của mình, sinh viên phải trình bày cảm nhận và trả lời câu hỏi từ hội
đồng giám khảo từ ba đến mười tác phẩm đọc trọn vẹn. Tuy giải pháp này mang
tính ép buộc nhưng với sự rèn luyện phương pháp và thói quen đọc sách từ lúc
học phổ thông, sinh viên Pháp không gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện.
_Mỹ: Theo thống kê năm 2012 của American Life Project (Dự án Cuộc sống Mỹ),
43% lượng độc giả trên 16 tuổi sử dụng các phương tiện hoặc ứng dụng để đọc
sách báo. Trái ngược với Pháp, sinh viên Mỹ ưa chuộng sách điện tử hơn sách
giấy. Tỉ lệ người trên 18 tuổi ở Mỹ có ít nhất một thiết bị đọc sách điện tử (máy
tính bảng, smart phone) chiếm 28%. Đọc sách điện tử không cồng kềnh (một máy

29
tính bảng có thể chứa hàng trăm ngàn quyển sách), có thể điều chỉnh cỡ chữ, màu
sắc phù hợp, dễ mang đi khắp nơi… Nhận ra xu thế này, chính phủ Mỹ đã có giải
pháp như sau: cho phép bán sách điện tử với sự kiểm soát chặt chẽ, giảm giá thành
(vì sách điện tử không chịu chi phí in ấn), khuyến khích việc sử dụng máy tính
bảng, smart phone trong trường học để sinh viên dễ dàng truy cập tài liệu học tập
online.
_ Đức: Hiện nay, có hơn 11.000 thư viện trên khắp nước Đức và theo thống kê
năm 2009, người Đức đến thư viện đọc sách nhiều hơn là đi xem bóng đá hay
xem phim. Chính phủ Đức đặc biệt tập trung đến phát triển hệ thống thư viện.
Các hệ thống thư viện, nhất là thư viện của các trường đại học nhận được nguồn
tài trợ rất lớn từ cả nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Sinh viên không hề
phải mất phí khi làm thẻ hoặc mượn sách, in ấn, sao chép tài liệu, số lượng sách
và thời gian mượn cũng được gia tăng. Sinh viên Đức có thói quen đọc sách ở
mọi nơi: từ nhà ga, trên xe lửa, trong công viên…vì ở những nơi công cộng, sách
được bày bán rộng rãi, có sách được phát miễn phí. Hơn nữa, để phổ cập sách
rộng rãi hơn, các thư viện lớn ở Đức đã thực hiện số hóa nhiều đầu sách.
_Nhật Bản: Sự bùng nổ của văn hóa đọc sách ở Nhật Bản trở nên hưng thịnh từ
thời Minh Trị cách đây hàng trăm năm. Là một nước chịu nhiều thiên tai, tổn thất
từ chiến tranh, Nhật Bản tập trung chú trọng đến giáo dục và sách chính là
phương tiện để thực hiện cuộc cải cách giáo dục thành công nhất mọi thời đại
này. Đối với sinh viên Nhật Bản, họ đọc sách với một niềm tự tôn dân tộc, với
mong muốn được lĩnh hội những kiến thức tiên tiến, với nỗ lực hoàn thiện bản
thân. Việc đọc sách là điều kiện tiên quyết để học sinh – sinh viên có thể hoàn
thành việc học của mình một cách xuất sắc. Với ý thức của bản thân cộng với sự
nỗ lực của cả xã hội, văn hóa đọc sách càng được phát triển và tạo ra nền tảng
vững chắc cho lực lượng trí thức phục vụ cho việc xây dựng đất nước. Tinh thần

30
đọc sách, ham học hỏi đó của người Nhật đã giúp đất nước này trở thành một
cường quốc từ đống tro tàn sau thế chiến khiến cả thế giới phải nể phục.
_Ấn Độ: Theo khảo sát của tổ chức World Culture Score, Ấn Độ là nước có
người dân đọc sách nhiều nhất thế giới (trung bình 10,1 giờ/tuần). Sinh viên Ấn
Độ có xu hướng học tập và làm việc ở nước ngoài nên họ đọc nhiều sách để trau
dồi kiến thức mới, cung cách ứng xử, văn hóa hiện đại. Đặc biệt là, lượng xuất
bản của một đầu sách ở Ấn Độ khá khiêm tốn so với Anh hay Mỹ bởi vì sinh viên
được hướng dẫn cách lựa chọn sách kỹ lưỡng, phù hợp với bản thân chứ không
đọc theo đám đông, đọc những sách bán chạy.
Dựa vào những giải pháp trên đây của một số nước, có thể thấy đây là một
việc quan trọng, mang tầm quốc gia. Để góp phần xây dựng và phát triển đất
nước, việc đào tạo ra nguồn nhân lực trẻ, có trình độ thì nhà nước, nhà trường cần
có những kế hoạch, giải pháp cụ thể, kịp thời.

3.3.4. Đề xuất giải pháp duy trì và phát triển văn hóa đọc sách
3.3.4.1. Giải pháp chung
_Xuất phát từ thực trạng văn hoá đọc sinh viên hiện nay, chúng tôi xin đưa ra
một số giải pháp đối với sinh viên trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
nhằm duy trì và phát triển văn hoá đọc trong sinh viên đại học Khoa Học Xã Hội
và Nhân Văn nói riêng cũng như sinh viên cả nước nói chung:
 Cần sớm ban hành bằng văn bản có hệ thống về một số khái niệm và nội
dung của văn hoá đọc, để sinh viên và mọi người hiểu rõ về văn hoá đọc.
Bởi lẽ hiện nay, văn hoá đọc chưa có một định nghĩa chuẩn mực và thống
nhất, đa số chưa nắm được thế nào là văn hoá đọc.

31
 Cần kết hợp với các công ty sách để tổ chức các hội chợ sách, nhằm giới
thiệu quảng bá về sách, đồng thời cần có những đợt khuyến mãi, những 
chương trình bán sách giảm giá cho đối tượng sinh viên để khuyến khích 
sinh viên mua  sách, tài liệu duy trì và phát triển văn hoá đọc.

 Tăng cường tuyên truyền phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, trong các
hoạt động đoàn thể của sinh viên.

 Nhà trường hàng năm nên tổ chức một ngày gọi là ngày đọc sách của
trường,  trong đó có thi đọc sách và giới thiệu sách, và các hoạt động khác
liên quan văn hoá đọc. Tinh thần chủ đạo là đọc có chọn lọc và quảng bá
sách, do vậy nhà trường cần có mối liên hệ thường xuyên với các nhà sách,
nhà xuất bản và các cơ quan hữu quan để tổ chức ngày đọc sách có hiệu quả.

 Cần đầu tư hơn nữa cho các hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện
phổ thông, đảm bảo cho các sinh viên được sử dụng thư viện trường học như
một công cụ học tập có hiệu quả và quan trọng hơn là xây dựng thói quen
đọc và giáo dục kỹ năng đọc, kỹ năng khai thác tri thức trong thư viện cho
thanh thiếu niên, kể cả khai thác tri thức trong môi trường điện tử.

 Các thư viện cần thường xuyên có các buổi nói chuyện chuyên đề, hoặc tập
huấn về nghiệp vụ thư viện hiện đại. Các thư viện cần phải bám sát các nhu
cầu và mong muốn của sinh viên, tiếp tục nghiên cứu thói quen đọc sách của
họ để có thể kịp thời thiết lập lại các bộ sưu tập, hệ thống và dịch vụ cho phù
hợp. Đồng thời phải phát triển, thử nghiệm và triển khai các hình thức phục
vụ mới như: các thiết bị đọc cá nhân, di động, dịch vụ mạng… để góp phần

32
gìn giữ và phát triển văn hóa đọc, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa
thư viện và độc giả.

 Cải thiện, nâng cao chất lượng, nội dung sách phong phú và hấp dẫn hơn,
giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của sinh viên, với các hình thức, biện pháp
tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại.

3.3.4.2. Giải pháp đột phá


_Thực hiện tuyên truyền bằng mạng xã hội
+Cơ sở thực tiễn: Ngày nay, các trang mạng xã hội như facebook, zing me,
twitter…đang phổ biến rộng rãi trong giới trẻ với lượng truy cập rất lớn. Nhà
trường có thể sử dụng những trang mạng xã hội này để tuyên truyền, cung cấp
thông tin về sách đến với sinh viên một cách hiện đại và gần gũi.
+ Biện pháp thực hiện:
 Thành lập một trang (fan page) trên mạng xã hội như facebook. Trang
này sẽ do CLB sách của trường hoặc Đoàn/Hội đảm nhiệm quản lý.
 Trang blog này sẽ cung cấp:
+ Thông tin về sách mới của các nhà xuất bản uy tín (Trí Việt, Nhã
Nam,NXB Trẻ…).
+ Thông tin về các hội chợ sách, cuộc thi về sách.
+ Cập nhật thông tin về sách mới của thư viện trường.
+ Chuyên mục “Sách và bạn”. Các bạn sinh viên sẽ viết bàn cảm nhận
(review) về một quyển sách mà mình yêu thích nhất. Bài cảm nhận
nào hay nhất sẽ được đăng trên trang blog và được một khoản nhuận
bút tượng trưng.
+ Ưu điểm:

33
 Cập nhật thông tin nhanh chóng, cụ thể.
 Dễ dàng thực hiện và quản lý.
 Hiện đại, gần gũi với sinh viên.

+ Khuyết điểm:
 Vẫn có một số lượng lớn sinh viên không dùng mạng xã hội.
 Không được xem là một kênh thông tin chính thống.
 Nhà trường sẽ phải bỏ một khoản tiền để làm nhuận bút.
_ Mô hình café sách:
+ Cơ sở thực tiễn: Khác với không gian nghiêm túc ở thư viện, café sách là
nơi các bạn sinh viên vừa có thể đọc sách vừa uống café trong một không gian
yên tĩnh. Mô hình này đã xuất hiện ở khá nhiều nơi nhưng chưa có quán café
sách nào được xây dựng trong khuôn viên một trường đại học. Chúng tôi hy vọng
đây sẽ là 1 giải pháp mới lạ và cũng không kém phần hiệu quả để đưa sinh viên
đến gần hơn với sách.
+ Biện pháp thực hiện:
 Cơ quan quản lý: Đoàn TN – Hội SV

 Xây dựng quán café khoảng 80 ở khoảng sân trống đối diện
thư viện trường.
 Nguồn sách:
 Đầu tư mua sách mới.
 Xin tài trợ từ các nhà xuất bản, công ty phát hành sách.
 Xin sách từ thư viện trường.
 Vận động quyên góp sách hay từ sinh viên.
 Phục vụ café, các loại nước giải khát.
 Kết nối wifi miễn phí.

34
 Nhân lực phục vụ: sinh viên trường.
 Giá nước hợp lý.
 Dự kiến thu hút khoảng 200 lượt sinh viên mỗi ngày.

+ Ưu điểm:
 Mô hình độc đáo, hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của
sinh viên.
 Không gian yên tĩnh, thoải mái, tạo sự yêu thích với việc đọc.
 Tạo điều kiện cho sinh viên đọc sách mà không tốn nhiều chi
phí.
 Tạo thu nhập cho nhà trường.
 Tạo việc làm cho sinh viên.
+ Khuyết điểm:
 Bỏ ra nhiều vốn ban đầu.
 Khó khăn về việc thu thập sách (sách hay, sách có chọn lọc…)
 Có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên.

PHẦN C: TỔNG KẾT


Từ bao đời nay, sách luôn là kho tàng tri thức bất tận của nhân loại. Đọc
sách là con đường tiếp cận với tri thức một cách dễ dàng và tiện dụng nhất.
Những tri thức mà sách mang lại giúp ta nâng cao kiến thức , tích lũy vốn sống
và tăng cường khả năng tư duy.
Tuy nhiên, tình trạng lười đọc sách ở tất cả các thành phần, lứa tuổi ngày
một tăng trong khi xã hội đang rất cần nguồn lao động trí thức, nhất là các bạn
sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước. Tình trạng này là vì một số lượng
không nhỏ số lượng sinh viên vẫn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tích lũy
kiến thức hằng ngày, không những trong lĩnh vực mình yêu thích mà còn là kiến

35
thức tổng hợp. Mặt khác, ngày nay văn hóa số, văn hóa nghe nhìn đang ngày một
phát triển với đủ loại hình giải trí hấp dẫn sinh viên hơn những cuốn sách vừa
dày, vừa khô khan. Mỗi khi cần sử dụng kiến thức của một lĩnh vực nào đó, giới
trẻ chúng tôi chỉ việc lên Google, gõ key word, và nhấn enter. Việc dành thời
gian quá ít ỏi cho việc đọc đã khiến nhiều sinh viên không có chiều sâu tri thức,
lười vận động, thiếu tìm tòi và nhất là gây nên sự thiếu hụt tri thức của sinh viên.
Thực tế thì hiện nay, số người đọc sách rất ít. Loại sách mà đa số sinh viên
đều đọc chỉ là sách phổ thông: sách giáo khoa và giáo trình – những loại sách mà
đa phần sinh viên buộc phải đọc. Nhiều hơn cũng chỉ là những tác phẩm văn học
kinh điển. Và cũng đáng buồn hơn là loại sách mà nhiều người chọn đọc lại là…
truyện tranh và trong đó có không ít truyện vô bổ. Trong khi đó, loại sách phát
triển bản thân hay khoa học kỹ thuật, lịch sử, địa lý lại rất ít được lựa chọn. Từ
kết quả của bài khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy thời gian mà các bạn dành
cho việc đọc sách còn khá ít ỏi, và thậm chí còn có một số sinh viên không bao
giờ đọc sách. Lý do mà đa phần các bạn nêu lên cho lý do mình không thích đọc
sách là vì sách quá nhiều chữ, gây chán nản và không hứng thú; và một thực
trạng đáng báo động về nhận thức của sinh viên đối với việc đọc sách là có
những bạn cho việc đọc sách là tốn thời gian. Tư duy này thể hiện rõ ràng các
bạn còn chưa nhận thức rõ về vai trò và những ích lợi từ việc đọc sách mang lại.
Thường thì các bạn chỉ chọn mua hay sử dụng những quyển sách phục vụ cho
nhu cầu thiết yếu tạm thời của họ hay nếu đó là những quyển best seller và nổi
tiếng của các nhà văn nổi tiếng trong và ngoài nước mà chưa cần nắm rõ về thể
loại và chất lượng. Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của một bìa sách đẹp, mới lạ
với các bạn sinh viên trẻ, yêu thích khám phá và tìm tòi. Nhưng một bìa sách đẹp
hay là những quyển sách nổi tiếng chưa đủ để bạn chọn chúng. Một quyển sách
hay và phù hợp trước hết phải là thể loại sách mà bạn yêu thích, chất lượng giấy

36
tốt, lời văn được chau chuốt và một phần không kém quan trọng là giá tiền phù
hợp. Như đã nói ở trên, hiện nay văn hóa nghe nhìn đang phần nào lấn lướt văn
hóa đọc, thể hiện ở việc phần lớn các bạn chọn phương tiện đọc sách là e-book.
Nhưng thiết nghĩ, đời sống xã hội ngày càng phát triển, ngày càng nhiểu phương
tiện phục vụ con người, việc học và phát triển văn hóa đọc đáng ra nên được cải
thiện không ngừng và duy trì, trái lại, văn hóa đọc dường như đang dần mai một.
Trong số các sinh viên mà nhóm chúng tôi khảo sát, có tới gần một nửa các bạn
thừa nhận không bao giờ học tập hay tra cứu tại thư viện trường- nơi tập trung
đầy đủ những tài liệu tham khảo bổ ích, cần thiết cho mọi chuyên ngành. Nếu có
thì các bạn chỉ vào để cùng làm bài tập nhóm hay lướt web. Vậy nên không có gì
là lạ khi thư viện trường thường chỉ đông người vào các ngày cuối học kỳ.
Chúng tôi nhận thấy, đa số các bạn đều hiểu rõ vai trò và ích lợi từ sách mang lại,
nhưng từ nhận thức tới thực hành trong thực tế còn khá xa. Những tri thức mà
sách mang lại góp phần không nhỏ trong việc học tập cũng như đời sống tinh
thần của mỗi người. Nhưng làm sao để biến đọc sách thành một thói quen của các
bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên còn là một vấn đề nan giải của nhà trường,
các nhà văn hay nhà xuất bản và nhất là nhà nước ta. Nhóm nghiên cứu chúng tôi
thực hiện cuộc khảo sát này với mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào
việc cải cách cũng như duy trì văn hóa đọc của nhà nước và xã hội, với những
giải pháp thiết thực như: mở thêm nhiều hội chợ sách, cuộc thi tìm hiểu về sách,
tạo nhiều ưu đãi, giảm giá khi mua sách cho sinh viên và nhất là cải thiện chất
lượng, mẫu mã sách phù hợp hơn với giá thành hiện tại….. Dẫu biết đó chỉ là một
vài giải pháp nhỏ nhưng với mong muốn duy trì và phát triển văn hóa đọc trong
thời đại số, nhóm chúng tôi mong sao nhà trường, các ban ngành đoàn thể có
trách nhiệm và nhất là các bạn sinh viên cùng chúng tôi chung tay làm sao để văn

37
hóa đọc luôn là một nét văn hóa đẹp và đáng tự hào của nhân loại nói chung và
dân tộc Việt Nam nói riêng.

PHẦN D: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. http://lib.husc.edu.vn/?cat_id=29&id=399

2. http://ulis.vnu.edu.vn/cie/taxonomy/term/208/63

3. http://thuvien.haiphongcity.vn/vn/index.asp?
menuid=650&parent_menuid=580&fuseaction=3&articleid=5639

4. http://tapchi.saodo.edu.vn/index.php/news/Nghien-cuu-Trao-doi/Hinh-
thanh-ky-nang-doc-cho-sinh-vien-kinh-te-48.html

5. http://vietbao.vn/vi/Giao-duc/Benh-luoi-doc-cua-sinh-vien/45226161/202/

6. http://newvietart.com/index422.html

7. http://www.baomoi.com/Sach-dien-tu-khuyen-khich-nguoi-My-doc-
sach/136/8229761.epi

8. http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/96603/dan-nhat-doc-sach-tot--nen-moi-nhu-
ngay-nay.html

9. http://thvl.vn/?p=151907

38
10.http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguoi-An-Do-doc-sach-nhieu-nhat-the-
gioi/40086047/181/
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
B. PHẦN NỘI DUNG:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tình hình đọc sách của sinh viên trường đại
học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn:
1.1. Giới thiệu chung về việc đọc sách của sinh viên:
1.1.1. Định nghĩa khái niệm “Văn hóa đọc sách”
1.1.2. Ý nghĩa của việc đọc sách
1.1.2.1. Đối với việc học tập
1.1.2.2. Đối với vấn đề đời sống
1.1.3. Tác động của việc lười đọc sách đối với sinh viên
1.1.3.1. Về học tập
1.1.3.2. Về đời sống
1.2. Thực trạng chung về việc đọc sách của sinh viên hiện nay

Chương 2: Phân tích kết quả nghiên cứu


39
2.1. Mức độ yêu sách của sinh viên trường đại học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn- thành phố Hồ Chí Minh
2.2. Lý do chủ yếu khiến sinh viên không thích đọc sách
2.3. Mức độ thường xuyên đọc sách
2.4. Ảnh hưởng từ việc lười đọc sách đến kết quả học tập của sinh viên
2.5. Thể loại sách yêu thích
2.6. Yếu tố để sinh viên lựa chọn sách
2.7. Cách thức đọc sách của sinh viên
2.8. Thái độ của sinh viên với thư viện trường
2.9. Mức độ thường xuyên tới thư viện trường
2.10. Lợi ích của việc đọc sách

Chương 3: Tổng kết, đề xuất giải pháp cho tình trạng đọc sách của sinh
viên hiện nay
3.1. Tổng kết nghiên cứu từ khách thể nghiên cứu
3.2. Phỏng vấn sâu giảng viên trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn- Thành phố Hồ Chí Minh: cô Đặng Trương Hoàng Phượng
3.3. Đề xuất giải pháp để duy trì và phát triển văn hóa đọc sách
3.3.1. Định hướng của nhà trường trong việc khuyến khích sinh viên
đọc sách
3.3.2. Thực trạng thực hiện giải pháp của trường trường đại học Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn- thành phố Hồ Chí Minh
3.3.2.1. Các biện pháp đã thực hiện
3.3.2.2. Mặt tích cực
3.3.2.3. Mặt hạn chế
3.3.3. Kinh nghiệm khuyến khích sinh viên đọc sách của các nước

40
3.3.4. Đề xuất giải pháp duy trì và phát triển văn hóa đọc sách
3.3.4.1. Giải pháp chung

3.3.4.2. Giải pháp đột phá


C. PHẦN KẾT LUẬN
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
E.PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG TP.HCM
Khoa Ngữ văn Pháp
Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
Đề tài nghiên cứu: TÌNH HÌNH ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐHKHXH&NV- ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của Trường
ĐHKHXH&NV- ĐHQG TP.HCM, chúng tôi thực hiện công trình Nghiên cứu
khoa học về đề tài “Tình hình đọc sách của sinh viên trường ĐHKHXH&NV-
ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh”. Thông qua bảng hỏi dưới đây chúng tôi mong muốn tìm
hiểu tình hình đọc sách của các bạn sinh viên. Xin các bạn vui lòng dành vài phút
quý báu để đọc và trả lời bảng câu hỏi này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

1. Bạn có thích đọc sách không?


a. Có
b. Không
2. Điểm trung bình học kỳ vừa rồi của bạn là bao nhiêu?
a. Dưới 6,0
b. Từ 6,0 đến 7,0
41
c. Từ 7,0 đến 8,0
d. Trên 8,0
3. Mức độ thường xuyên của việc đọc sách?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Hiếm khi
d. Không bao giờ
4. Thể loại sách bạn thường đọc nhất?
a. Văn học (tiểu thuyết, truyện ngắn, khoa học viễn tưởng…)
b. Khoa học, kỹ thuật
c. Sách dạy làm người, bí quyết, cẩm nang
d. Sách thường thức gia đình (dạy nấu ăn, cắm hoa, may vá…)
e. Truyện tranh
f. Sách giáo khoa, sách tham khảo
5. Bạn thường dùng hình thức đọc sách nào nhất?
a. Mua sách
b. Mượn sách từ bạn bè, người thân, thư viện
c. Đọc online, tải ebook
6. Yếu tố quyết định nào khiến bạn mua sách?
a. Bìa sách đẹp
b. Bạn bè, người thân, báo đài giới thiệu
c. Sách nổi tiếng (best seller, được dựng thành phim, sách kinh điển…)
d. Tình tiết mới lạ, hấp dẫn
e. Đáp ứng nhu cầu
7. Mức độ quan trọng của Thư viện trường đối với bạn trong việc học tập,
nghiên cứu?

42
a. Không quan trọng gì
b. Đôi khi cần thiết
c. Cần thiết
d. Rất cấn thiết
8. Mức độ thường xuyên tới thư viện?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Hiếm khi
d. Không bao giờ
9. Sách có lợi ích gì đối với bạn?
a. Giết thời gian, xả stress
b. Bổ sung nhiều kiến thức, kỹ năng mềm
c. Làm cuộc sống thêm phong phú
d. Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo
10.Theo bạn, lý do chủ yếu vì sao ngày nay sinh viên lười đọc sách?
a. Lười đọc vì quá nhiều chữ
b. Không hấp dẫn bằng các phương tiện giải trí khác như Internet, nghe
nhạc, xem film…
c. Giá thành quá cao, không phù hợp với sinh viên
d. Hình thức, nội dung chưa tốt, chưa hấp dẫn
e. Tốn thời gian
11.Theo bạn, cần có giải pháp nào quan trọng nhất để thu hút sinh viên đọc
sách?
a. Giảm giá sách, nhiều ưu đãi cho sinh viên
b. Cải thiện hình thức, nội dung sách
c. Mở nhiều hội sách, buổi giới thiệu sách hay, cuộc thi tìm hiểu sách…

43
Xin chân thành cảm ơn bạn!

44

You might also like