You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CƠ KHÍ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
------

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM MÔN


CÔNG NGHỆ CNC

Giảng viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Văn Phong


Sinh viên thực hiện : Phan Đắc Cảnh
MSSV : 20170657
Lớp : CK-CĐT 06-K62
Mã lớp học : 702443

Hà Nội, 12/2020
MỤC LỤC
NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM.....................................................................3
I. Đối với sinh viên............................................................................................3
II. Đối với giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.........................................................3
QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY, THIẾT BỊ............................4
I. Đối với phòng thí nghiệm................................................................................4
II. Đối với máy móc thiết bị.................................................................................4
III. Quy trình vận hành máy................................................................................4
KHÁT QUÁT CHUNG VỀ MÁY CNC................................................................5
I. Quá trình phát triển của kỹ thuật CNC............................................................5
II. So sánh Cấu trúc máy công cụ thông thường và máy CNC.............................7
III. Các loại máy gia công sử dụng kỹ thuật NC và CNC..................................7
IV. Hệ thống điều khiển CNC.............................................................................8
MÁY PHAY CNC..................................................................................................10
I. Cấu tạo chung của máy phay CNC................................................................10
II. Các bộ phận chính của máy:..........................................................................11
III. Một số dao gia công....................................................................................12
IV. Hệ trục tọa độ:.............................................................................................14
V. Các điểm chuẩn:.............................................................................................15
VI. Các dạng điều khiển....................................................................................17
VII. Cách set gốc phôi cho máy phay CNC.......................................................19
LẬP TRÌNH CODE TRÊN MÁY PHAY CNC..................................................20
NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM
I. Đối với sinh viên
1. Đi học đúng giờ, vào muộn quá 15’ sẽ bị coi như không đi học thực hành tiết đó.
Phải trang bị bảo hộ lao động: Quần áo, đầu tóc gọn gang, lịch sự; Đi giày hoặc đi dép có
quai hậu.
2. Tuân thủ đúng các quy dịnh, quy trình theo hướng dẫn của giáo viên.
3. Không tự ý thức hiện các thao tác máy ngoài phạm vi thực tập; không vận hành thay
đổi các thong số hoạt động của máy khi chưa có sự đồng ý của giáo viện hướng dẫn.
4. Không rời vị trí được phân công khi chưa có sự đồng ý của giáo viên.
5. Báo cáo ngay cho giáo viên hướng dẫn khi có sự cố thiết bị hoặc tai nạn lao động.
6. Bàn giao máy cần nêu rõ tình trạng của máy trong thời gian làm việc.
7. Vệ sinh máy, thiết bị… sau mỗi buổi thí nhiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
8. Chịu trách nhiệm khắc phục khi gây ra sự cố làm hỏng do không thực hiện theo
hướng dẫn của giáo viên hoặc làm mất thiết bị dụng cụ.
II. Đối với giáo viên hướng dẫn thí nghiệm
1. Chuẩn bị đủ máy, thiết bị, dụng cụ và vật tư trước khi hướng dẫn thí nghiệm.
2. Dành 20’ đầu của buổi đầu tiên trong đợt thí nghiệm để phổ biến nội quy, quy định an
toàn và tóm tắt các nội dung mà sinh viên sẽ thực hiện.
3. Hướng dẫn đúng đủ theo chương trình đã được phê duyệt.
4. Quản lý lớp học, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở đảm bảo an toàn cho sinh viên.
5. Quản lý và chịu trách nhiệm bảo quản máy, thiết bị, dụng cụ trong suốt thời gian
hướng dẫn, ghi đầy đủ nhật kí làm việc.
6. Dành 5-10’ cuối mỗi buổi chỉ đạo sinh viên vệ sinh phòng máy.
KHÁT QUÁT CHUNG VỀ MÁY CNC
I. Quá trình phát triển của kỹ thuật CNC
- Máy CNC là gì?
• NC = Numerical Control
• CNC = Computer Numerical Control
• Các hoạt động được điều khiển bằng cách nhập trực tiếp dữ liệu số
• Một dạng tự động hoá lập trình vạn năng
• Máy công cụ được điều khiển bằng hàng loạt các lệnh được mã hoá
- Lịch sử phát triển:
1. 1725 – Phiếu đục lỗ được dùng để tạo mẫu quần áo
2. 1808 – Phiếu đục lỗ trên lá kim loại được dùng để điều khiển tự động máy thêu
3. 1863 – Tự động điều khiển chơi nhạc trên piano nhờ băng lỗ
4. 1940 – John Parsons đã sáng chế ra phương pháp dùng phiếu đục lỗ để ghi các dữ
liệu về vị trí tọa độ để điều khiển máy công cụ.
5. 1952 – Máy công cụ NC điều khiển số đầu tiên
6. 1959 - Ngôn ngữ APT được đưa vào sử dụng
7. 1960s – Điều khiển số trực tiếp (DNC)
8. 1963 - Đồ hoạ máy tính
9. 1970s - Máy CNC được đưa vào sử dụng
10. 1980s – Điều khiển số phân phối được đưa vào sử dụng
11. CAD/CAM
- Máy điều khiển số cổ điển chủ yếu dựa trên công trình của một người có tên là John
Parsons.
Từ những năm 1940 Parsons đã sáng chế ra phương pháp dùng phiếu đục lỗ để ghi các
dữ liệu về vị trí tọa độ để điều khiển máy công cụ. Máy được điều khiển để chuyển động
theo từng tọa độ, nhờ đó tạo ra được bề mặt cần thiết của cánh máy bay.
- Năm 1948 J. Parson giới thiệu hiểu biết của mình cho không lực Hoa Kỳ. Cơ quan này
sau đó đã tài trợ cho một loạt các đề tài nghiên cứu ở phòng thí nghiệm
Servomechanism của trường Đại học kỹ thuật Massachusetts (MIT).
Công trình đầu tiên tại MIT là phát triển một mẫu máy phay NC bằng cách điều khiển
chuyển động của đầu dao theo 3 trụ tọa độ. Mẫu máy NC đầu tiên được triển lãm vào
năm 1952. Từ 1953 khả năng của máy NC đã được chứng minh.
- Một thời gian ngắn sau, các nhà chế tạo máy bắt đầu chế tạo các máy NC để bán, và các
nhà công nghiệp, đặc biệt là các nhà chế tạo máy bay đã dùng máy NC để chế tạo các chi
tiết cần thiết cho họ.
- Hoa kỳ tiếp tục cố gắng phát triển NC bằng cách tiếp tục tài trợ cho MIT nghiên cứu
ngôn ngữ lập trình để điều khiển máy NC. Kết qủa của việc này là sự ra đời của ngôn ngữ
APT: Automatically Programmed Tools vào năm 1959
- Mục tiêu của việc nghiên cứu APT là đảm bảo một phương tiện để người lập trình gia
công có thể nhập các câu lệnh vào máy NC. Mặc dù APT bị chỉ trích là thứ ngôn ngữ qúa
đồ sộ đối với nhiều máy tính, nó vẫn là công cụ chính yếu và vẫn được dùng rộng rãi
trong công nghiệp ngày nay và nhiều ngôn ngữ lập trình mới là dựa trên APT.
MÁY PHAY CNC
I. Cấu tạo chung của máy phay CNC

Phần điều khiển: Gồm chương trình điều khiển và các cơ cấu điều khiển.
- Chương trình điều khiển: Là tập hợp các tín hiệu (gọi là lệnh) để điều khiển máy, được
mã hóa dưới dạng chữ cái, số và môt số ký hiệu khác như dấu cộng, trừ, dấu chấm, gạch
nghiêng ... Chương trình này được ghi lên cơ cấu mang chương trình dưới dạng mã số (cụ
thể là mã thập - nhị phân như băng đục lỗ, mã nhị phân như bộ nhớ của máy tính)
- Các cơ cấu điều khiển: Nhận tín hiệu từ cơ cấu đọc chương trình, thực hiện các phép
biến đổi cần thiết để có được tín hiệu phù hợp với điều kiện hoạt động của cơ cấu chấp
hành, đồng thời kiểm tra sự hoạt động của chúng thông qua các tín hiệu được gửi về từ
các cảm biến liên hệ ngược. Bao gồm các cơ cấu đọc, cơ cấugiải mã, cơ cấu chuyển đổi,
bộ xử lý tín hiệu, cơ cấu nội suy, cơ cấu so sánh, cơ cấu khuyếch đại, cơ cấu đo hành
trình, cơ cấu đo vận tốc, bộ nhớ và các thiết bị xuất nhập tín hiệu. Đây là thiết bị điện –
điện tử rất phức tạp, đóng vai trò cốt yếu trong hệ thống điều khiển của máy NC.

Phần chấp hành: Gồm máy cắt kim loại và một số cơ cấu phục vụ vấn đề tự động hóa
như các cơ cấu tay máy, ổ chứa dao, bôi trơn, tưới trơn, hút thổi phoi, cấp phôi ... Cũng
như các loại máy cắt kim loại khác, đây là bộ phận trực tiếp tham gia cắt gọt kim loại để
tạo hình chi tiết. Tùy theo khả năng công nghệ của loại máy mà có các bộ phận : Hộp tốc
độ, hộp chạy dao, thân máy, sống trược, bàn máy, trục chính, ổ chứa dao, các tay máy ...
Kết cấu từng bộ phận chính chủ yếu như máy vạn năng thông thường, nhưng có
một vài khác biệt nhỏ để đảm bảo quá trình điều khiển tự động được ổn định, chính
xác, năng suất và đặc biệt là mở rộng khả năng công nghệ của máy.
- Hộp tốc độ: Phạm vi điều chỉnh tốc độ lớn, thường là truyền động vô cấp, trong đó sử
dụng các ly hợp điện từ để thay đổi tốc độ được dễ dàng.
- Hộp chạy dao: Có nguồn dẫn động riêng, thường là các động cơ bước. Trong xích
truyền động, sử dụng các phương pháp khử khe hở của các bộ truyền như vít me – đai ốc
bi...
- Thân máy cứng vững, kết cấu hợp lý để dễ thải phoi, tưới trơn, dễ thay dao tự động.
Nhiều máy có ổ chứa dao, tay máy thay dao tự động, có thiết bị tự động hiệu chỉnh khi
dao bị mòn ... Trong các máy CNC có thể sử dụng các dạng điều khiển thích nghi khác
nhau bảo đảm một hoặc nhiều thông số tối ưu như các thành phần lực cắt, nhiệt độ
cắt, độ bóng bề mặt, chế độ cắt tối ưu, độ ồn, độ rung .
II. Các bộ phận chính của máy:

Trục chính:
Trục chính của máy phay CNC có phần côn ở đầu dùng để gá dao.
Ụ trục chính:
Ụ trục chính có đường trượt để dẫn hướng cho đầu dao di chuyển lên xuống
theo phương Z.
Bàn máy:
Bàn máy có công dụng để gá phôi. Bàn máy có thể di chuyển theo
phương X và Y.
Thân máy:
Thân máy có công dụng để đỡ các bộ phận của máy.
Bộ phận thay dao tự động:
Bộ phận thay dao tự động có ổ tích dao và tay máy để thay dao tự động theo
chương trình.

III. Một số dao gia công


a. Dao phay mặt phẳng:
b. Dao phay ngón:

c. Mũi khoan:

d. Dao khoét:

e. Dao doa:
f. Mũi khoan tâm:

IV. Hệ trục tọa độ:


Để xác định các vị trí của các bộ phận máy trong quá trình chuyển động, về
nguyên tắc, ta cần phải gắn chúng vào những hệ trục toạ độ. Để thống nhất việc lập trình,
người ta quy ước như sau:
- Dụng cụ cắt quay tròn và thực hiện chuyển động tiến, chi tiết đứng yên.
- Các chuyển động tịnh tiến được biểu diễn theo hệ trục toạ độ vuông góc X,Y,Z.
Chiều của chúng được xác định theo quy tắc bàn tay phải, (theo quy tắc bàn tay phải:
ngón tay cái là trục X, ngón tay chỏ là trục Y ngón tay giữa là trục Z) (Hình 2.1).

* Quy tắc bàn tay phải:


- Trục Z trùng với trục chính của máy. Chiều dương của trục Z (+Z) là dao chạy ra xa
bề mặt gia công, chiều âm (- Z ) là chiều dao ăn sâu vào vật liệu.
- Trục X là trục vuông góc với trục Z. Chiều dương của của trục (+X) là chiều
dao dịch chuyển hướng từ tay trái sang tay phải, chiều âm (- X) là chiều ngược
lại.
- Trục Y là trục vuông góc với trục X và trục Z. Chiều dương của trục Y là chiều hướng
từ cổ tay đến đầu ngón chỏ, chiều âm là chiều ngược lại.
- Ngoài ra ở những trung tâm gia công hiện đại có thể có thêm những trục sau:
- Trục A là trục quay quanh trục X.
- Trục B là trục quay quanh trục Y.
- Trục C là trục quay quanh trục Z
V. Các điểm chuẩn trên máy phay
MÁY TIỆN CNC
I. Cấu tạo chung của máy tiện CNC

1. Thân máy: Thân máy đóng vài trò là chân đế của toàn bộ máy nơi các bộ phận
khác nhau được gắn vào nó. Nói chung rất cứng chắc về cấu trúc, thân máy được đúc
bằng gang cường lực.
2. Ổ dao: Được dùng để gắn và di chuyển theo chiều ngang và dọc để thực hiện quá
trình cắt gọt.

3. Mâm cặp: Được gắn trên trục chính dùng để giữ phôi
4. Bảng điều khiển CNC: Trung tâm lưu trữ của máy, bảng điều khiển CNC lưu trữ
tất cả các chương trình và hướng dẫn CNC, thực hiện các thao tác vận hành máy tại
bảng này.
5. Trục chính: Thực hiện chuyển động quay tròn của phôi
6. Động cơ truyền động chính: Động cơ truyền động giúp xoay mâm cặp, do đó điều
khiển toàn bộ máy.
7. Ụ động: Có thể lắp đầu chống tâm khi tiện trục dài hoặc lắp mũi khoan khi thực
hiện khoan tâm trên trục. Ụ động di chuyển dọc theo trục Z của máy tiện
II. Một số dao gia công

Dao tiện lỗ
Dao tiện mặt đầu

Dao tiện đứt và tiện rãnh

III. Hệ trục tọa độ:


Máy tiện CNC được thiết kế với hai trục tiêu chuẩn là trục X và trục Z. Hai trục này
vuông góc với nhau và biểu thị chuyển động tiện hai trục. Trục X còn biểu thị hành trình
ngang của dụng cụ cắt, trục z biểu thị chuyển động dọc. Tất cả các dụng cụ cắt đều được
lắp trên ổ dao, có thể bên ngoài hoặc bên trong. Do thiết kế này, ổ dao có tất cả các dao
sẽ dịch chuyển dọc theo các trục X và Y, nghĩa là mọi dụng cụ cắt đều trong vùng làm
việc.
+ Trục Z:  nằm trùng với trục chính và chiều dương của nó hướng ra xa khỏi trục
chính.
+ Trục X: vuông góc với trục z đây là trục cho chuyển động trượt ngang của bàn.
+ Trục C: trục có chuyển động quay quanh trục z, có tác dụng để xác định vị trí
hướng trục cho công việc gia công tiếp theo.

IV. Các điểm chuẩn trên máy tiện


CÁC LỆNH LẬP TRÌNH CƠ BẢN
I. Lệnh lập trình trên máy tiện
G00: Chạy nhanh không cắt gọt.
G01: Chạy theo đường thẳng có cắt gọt
G02/03: Nội suy cung tròn
G04: Lệnh dừng theo thời gian
G17/18/19: Chọn mặt phẳng gia công
G20: Chu trình tiện dọc
G24: Chu trình khảo mặt đầu
G28: Trở lại điểm tham chiếu TỰ ĐỘNG
G40/41/42: Bù bán kính dụng cụ
G70/71: Đo theo đơn vị INCH/MM
G72: Chu trình tiện tinh
G73: Chu trình gia công thô chạy dao dọc
G74: Chu trình gia công thô chạy dao ngang
G75: Chu trình tiện theo biến dạng
G76: Chu trình khoan lỗ sâu
G77: Chu trình tiện rãnh hướng kính
G78: Tiện ren
G83/84: Chu trình khoan/taro
G90/91: Lập trình theo tọa độ tuyệt đối/tương đối
G92: Giới hạn tốc độ trục chính
G7.1: Nội suy hình trụ
G12.1/13.1: Nội suy theo tọa độ độc cực
II. Lệnh lập trình trên máy phay
G00: Chạy nhanh không cắt gọt.
G01: Chạy theo đường thẳng có cắt gọt
G02/03: Nội suy cung tròn
G04: Lệnh dừng theo thời gian
G15/16: Bắt đầu và kết thúc nội suy hệ tọa độ độc cực
G20/21: Hệ thống đo theo đơn vị INCH/MM
G28: Về điểm tham chiếu R
G40/41/42: Bù bán kính dụng cụ
G43/44/49: Bù chiều dài dụng cụ/xóa bù (bù dương/bù âm)
G52/53: Hệ tọa độ địa phương và hệ tọa độ máy
G61/G62-64: Dừng chính xác/ Hủy G61
G68/69: Quay/Dừng quay hệ tọa độ
G73/82/84/85: Chu trình khoan
G92: Lệnh đổi gốc tọa độ làm việc
G98 Sau khi đạt chiều sâu cắt thì dụng cụ lùi về mặt phẳng bắt đầu.
G99 Sau khi đạt chiều sâu cắt, dụng cụ lùi về mặt phẳng rút dao được định nghĩa bởi
tham số R.

M98/99: Gọi và kết thúc chương trình con


M01 - Dừng có điều kiện
M02 – Kết thúc chương trình
M03 - Bật trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ
Bài tập
Tiện trục như hình dưới, sử dụng lệnh G73

O0001 T0101 M06


S2000 M03
G0 X82 Z0
G1 X-1 F0.25
G0 X82 Z2
N5 G73 U2 R1
N6 G73 P20 Q25 U0.15 W0.2 F0.25
N20 G0 X30
G1 Z-20 F0.2
X40 Z-40
Z-60
X50 Z-70
Z-90
X60 Z-110
Z-140
X80
N25
G0 X80 Z2
N30 G72 P20 Q21
G0 X82 Z0
M30
Phay hình dưới, sử dụng lệnh
Phay đào

O0009 ( chuong trinh chinh )


N5 G54
N10 M06 T01
N11 M03 S1500
N15 G43 H01
N20 G00 X-50 Y-50 Z50 F250
N25 G00 Z0
N30 M98 P100008
N35 G00 Z50
N40 M06 T10
N45 G43 G01
N50 M03 S200
N55 G83 G99 X20 Y20 Z-21 Q2 R1 F150
N60 Y40
N65 X70
N70 G98 Y20
N75 G80
N80 M05
N85 M30
N90
O0008 (chuong trinh con)
N5 G91 G00 Z-1
N6 G90
N70 G41 H11 X6 Y-10
N76 G01 Y44
N80 G02 X16 Y54 R10
N85 G01 X74
N90 G02 X84 Y44 R10
N95 G01 Y16
N100 G02 X74 Y6 R10
N105 G01 X16
N110 G02 X6 Y16 R10
N115 G40 G00 X-20
N120 M99
N125

You might also like