You are on page 1of 30

Chương 11

ĐAU BUỒN VÀ MẤT NGƯỜI THÂN


BSCKII. Mai Văn Nhã
A. LÝ THUYẾT
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Biết được nỗi đau buồn và quá trình diễn tiến của nỗi đau mất người thân
2. Hiểu và đồng cảm với thân nhân người bệnh ung thư
NỘI DUNG
I) Sự đau buồn
- Đau buồn là một sự đau đớn, nhưng gần như là sự cảm nhận thường thấy.
- Có sự khác nhau rất lớn trong bối cảnh/nội dung, tính chất, mức độ và thời
gian của sự đau buồn giữa các cá nhân và giữa các nền văn hoá.
* Thuật ngữ:
1) Mất đi người thân: Tình trạng mà một người mất đi người nào đó
rất gần gũi
2) Đau buồn: là tình trạng tâm thần, gây ra bởi cái chết của người
bạn thân hoặc họ hàng dẫn đến nghĩa vụ kép phải đương đầu với sự chết
chóc đó.
a) Điều chỉnh mối quan hệ với người đã chết
b) Thích nghi hoàn toàn với cuộc sống không có người đó
3) Than khóc, thương tiếc: Những biểu lộ hành vi của sự đau buồn
* Sự đau buồn bao gồm sự pha trộn của các mối xúc cảm :
- Đau đớn :
a) Nỗi buồn về sự mất mát
b) Lo lắng về cách làm thế nào người đó sẽ xoay xở được
c) Cảm thấy tội lỗi vì không làm một cách đầy đủ và mình vẫn
còn tồn tại
d) Tức giận người khác vì đã không làm hoặc không chăm sóc
đầy đủ
e) Xấu hổ vì cảm thấy bị tổn thương và cảm xúc không điều
khiển được
- Niềm vui:
a) Thích thú khi nhớ lại thời gian hạnh phúc hoặc chuyện buồn
cười
b) Hãnh diện khi ca ngợi người chết
c) Cảm thấy ấm áp khi ôn lại những sự thân mật, gần gũi
d) Cảm thấy nhẹ bớt từ gánh nặng đang phải chịu đựng
- Sự đau buồn được biết trước:
a) Nỗi đau buồn bắt đầu khi biết về cái chết sắp xảy ra
b) Cá nhân đau khổ về cái chết của mình thường sẽ có một loạt cảm xúc (ví dụ
buồn, lo lắng, tức giận) và thường có những hành vi mới (ví dụ cố gắng cải
thiện các mối quan hệ và gần gũi hơn với những người thân).
c) Biết trước cái chết của người khác cho phép những người thân chuẩn bị
tâm lý đối với cái chết đó và có thể làm cho họ thích nghi dễ dàng hơn khi
cái chết thực sự xảy ra. Hành vi chăm sóc là một cách người thân biểu lộ
lòng kính trọng, mối xúc động và sự gắn bó với người sắp chết.
II) Sự phản ứng đau buồn bình thường
- Giai đoạn đau buồn đầu tiên
- Giai đoạn chuyển giao: khác nhau về thời gian: ngày – tháng
Đặc điểm:
1) Cảm thấy không thể tin, khó khăn khi chấp nhận cái chết.
2) Sự pha trộn cảm xúc, thường mạnh mẽ và không bình thường.
3) Sự ám ảnh với các ý nghĩ và ký ức về người chết.
4) Thờ ơ với những gì xảy ra xung quanh.
- Sự mất đi một người thân theo thời gian
* Elizabeth Kubler Ross – Các giai đoạn trên lý thuyết
Năm giai đoạn:
(a) Sự phủ nhận
(b) Tức giận
(c) Thoả thuận
(d) Đau khổ
(e) Chấp nhận
- Áp dụng đầu tiên đối với người sắp chết, nhưng sau đó mở rộng tới họ hàng và
tới những người đang trải qua sự mất mát lớn.
- Một mô hình quan sát với rất ít xác định về mặt định lượng.
- Nghiên cứu về sự mất đi một người thân
1) Không có các giai đoạn rõ ràng
2) Gia quyến của người quá cố bắt đầu trải qua bằng sự đau khổ mạnh mẽ
với nhiều cách khác nhau (thương cảm, không thể tin, tức giận, tâm trạng
phiền muộn)
3) Sự đau khổ thường giảm xuống theo thời gian
4) Các cá nhân thường khác nhau trong việc cảm nhận và bày tỏ xúc cảm
mạnh mẽ sau một cái chết
* Mô hình cơ sở về sự mất đi một người thân NĂM THỨ HAI
SAU MẤT NGƯỜI THÂN
MẤT NGƯỜI THÂN NĂM ĐẦU TIÊN
SAU MẤT NGƯỜI
THÂN

15 - 50% 85%
ĐAU BUỒN TỐI ĐAU BUỒN TỐI THIỂU
THIỂU

50 - 85%
ĐAU BUỒN PHỔ BIẾN
15%
• Rối loạn nhận ĐAU BUỒN MẠN TÍNH
thức • Trầm cảm nặng
• Dysphoria • Lo âu rộng
• Suy giảm sức • Các triệu chứng
khỏe PSTD
• Phá vỡ chức

Bonanno & Kaltman, Clin Psychol Rev. 2001.


- Các đặc điểm của sự mất đi một người thân bình thường
- 80-90% cá nhân có sự trải qua bình thường
- Sự đau buồn giảm xuống theo thời gian
- Người đau buồn:
+ Dần dần chấp nhận sự mất mát.
+ Nối lại với cuộc sống trong sự thiếu vắng của người thân.
+ Thể hiện lòng tự trọng và ý nghĩa của mục đích cuộc sống.
+ Tiếp tục sống hữu ích.
+ Tiếp tục cảm thấy buồn từng đợt - đặc biệt xung quanh những dịp kỷ
niệm/ngày giỗ và khi những người khác nhắc về người chết.
+ Những việc này giảm về cường độ và tần số theo thời gian.
III. Phản ứng về sự mất mát người thân không bình thường
 Thiếu sự chấp nhận đối với sự mất mát
 Thiếu sự liên hệ với cuộc sống
 Tăng nguy cơ xuất hiện nỗi đau khổ phức tạp, trầm cảm, có ý nghĩ tự tử
và các vấn đề về sức khoẻ.
A) Các yếu tố nguy cơ cho sự mất mát người thân không bình thường
1) Các hỗ trợ xã hội ít
2) Tiền sử có các vấn đề tâm thần
3) Tiền sử có sự lo lắng về chia ly
4) Phiền muộn ban đầu lớn khi cái chết xảy ra
5) Cái chết bất ngờ – thiếu sự chuẩn bị
6) Những người đang có các căng thẳng lớn khác
7) Tiền sử bị lạm dụng/bỏ rơi khi còn nhỏ
8) Cái chết của đứa con
B) Trầm cảm xuất hiện trong sự mất mát người thân
1) Tần suất trầm cảm tăng một cách đáng kể ở năm đầu tiên sau cái
chết của chồng, vợ (gấp 4-9 lần tỷ lệ trong dân cư chung)
2) Cảm giác đau khổ là một phần bình thường của sự mất người thân,
nhưng trầm cảm nặng không phải là phần bình thường.
3) Có thể gây bệnh nặng hoặc thậm chí dẫn đến tự tử
4) Nên được điều trị giống bất kỳ giai đoạn trầm cảm nào khác - bằng
thuốc và nếu có thể, bằng liệu pháp tâm lý.
C) Di chứng y học đi kèm với sự mất mát người thân
1) Tỷ lệ mắc bệnh tăng (đặc biệt là người già nam giới), sử dụng các
dịch vụ chăm sóc y tế, sử dụng rượu và thuốc lá.
2) Tăng lạm dụng các chất dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong liên quan đến
bệnh tật và tự tử.
D) Nỗi đau khổ phức tạp
1) Định nghĩa: Các triệu chứng ở hai nhóm triệu chứng cơ bản tồn tại
liên tục trong ít nhất 6 tháng: trầm cảm phân ly và trầm cảm tổn
thương
a. Trầm cảm phân ly: hiện tượng chính.
i. Cái chết của vợ/chồng hay người yêu.
ii. Đau buồn bận tâm về người đã chết.
iii. Cô đơn đi kèm với sự giảm sút trong các hoạt động xã hội và
sức khoẻ thực thể.
b. Trầm cảm tổn thương: Sự mất người thân - những biểu lộ cụ
thể do bị chấn thương bởi cái chết của người thân.
Cảm giác không có mục đích về tương lai; cảm thấy shock
(choáng váng); khó khăn khi thừa nhận về cái chết; cảm thấy
cuộc sống trống rỗng; đỗ vỡ cảm giác về sự tin tưởng, an toàn và
kiểm soát; cảm thấy chết lặng vì đau buồn.
2) Đau khổ phức tạp thường dự đoán một sự rối loạn về tâm thần và
thực thể nghiêm trọng lâu dài phụ thuộc vào các cảm xúc hoặc các
rối loạn lo âu khác.
III) Hỗ trợ cho gia quyến của người quá cố
A) Trước cái chết
1) Tham gia vào những phương sách để đương đầu và quan tâm đến
sự tổn thương của những người thân
a. Cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn
thương hơn này.
2) Cách nhận thức về cái chết của bệnh nhân ảnh hưởng đến sự mất
người thân của gia đình.
a. Những gia đình bệnh nhân chết "một cách tốt đẹp" bị ít gánh
nặng hơn trong khi mất người thân.
b. “Chết một cách tốt đẹp” có nghĩa khác nhau đối với các gia
đình khác nhau.
3) Giao tiếp tốt giữa bệnh nhân, gia đình và nhân viên chăm sóc y tế
rất quan trọng.
B) Sau cái chết
1) Làm những việc phù hợp với từng văn hóa và từng gia đình
2) Hầu hết những người đang đau khổ không muốn hoặc không cần
sự giúp đỡ về mặt chuyên môn, thường những người này quay lại
tìm sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình hoặc các tổ chức tôn giáo.
3) Một vài triệu chứng cần phải điều trị nếu nó ảnh hưởng đến chức
năng.
a. Điều trị này bao gồm điều trị ngắn hạn rối loạn giấc ngủ và
các triệu chứng lo âu.
4) Các nhóm hỗ trợ có thể có ích đối với một vài cá nhân - đặc biệt
các nhóm tập trung hỗ trợ cho trong trường hợp chết do những
nguyên nhân cụ thể (Ví dụ: HIV/AIDS, tự tử, cái chết của con, tội
ác bạo lực).
C) Điều trị trầm cảm liên quan đến sự mất người thân
1) Điều trị những cá nhân có các triệu chứng trầm cảm 6-8 tuần sau
sự mất mát lớn.
2) Điều trị giống như đối với các giai đoạn trầm cảm khác: thuốc
chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý (nếu có)
3) Điều trị cải thiện các triệu chứng trầm cảm nhưng không tác động
đến mức độ của sự đau khổ.
D) Điều trị đau khổ phức tạp
1) Nên tập trung cả vào sự nhận thức sự mất mát lẫn phục hồi cuộc
sống đầy đủ.
2) Các triệu chứng thấy được cải thiện khi được các nhóm hỗ trợ,
điều trị trầm cảm, liệu pháp trị liệu ngắn, và các can thiệp.
IV) Kết luận
A) Đau buồn là một sự đau đớn, nhưng gần là cảm giác thường thấy.
B) Có sự khác nhau rất lớn trong bối cảnh/nội dung, hình thức, cường độ, và
thời gian trải quan sự đau khổ giữa các cá nhân và các nền văn hoá khác
nhau.
C) Mất người thân trong trương hợp bình thường có thể diễn ra như là triệu
chứng mạnh, giảm xuống chậm và gây ra ít tổn thương trong 6 tháng.
D) Nỗi đau buồn không bình thường có thể dẫn tới trầm cảm nặng, tổn
thương sức khoẻ và đau buồn phức tạp.
E) Các bác sĩ nên cảnh giác với các yếu tố nguy cơ và các dấu hiệu đau
buồn không bình thường trong và sau khi cái chết xảy ra. Các bác sĩ nên
can thiệp và chuyển điều trị nếu thích hợp và có thể.
B. THỰC HÀNH
MỤC TIÊU
1. Nhận biết được nỗi đau mất người thân qua tình huống
2. Cảm nhận và chia sẻ được nỗi đau mất người thân của thân nhân bệnh nhân ung thư qua tình
huống
NỘI DUNG

Sắm vai Đánh giá Tâm lý & Xã hội


Anh Thiệu, một bệnh nhân đã nhập viện vì ung thư phổi
(Chú ý đây cũng là ca bệnh được dùng trong phần sắm vai ‘Đưa tin xấu’, nhưng
chuyện xảy ra ở 3 năm sau)
Bệnh nhân Thiệu
Bạn là một cựu chiến binh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, 56 tuổi, bị ung
thư phổi di căn xương, gan và các hạch, đã nhập viện vì viêm phổi nặng. Sau 7
ngày điều trị kháng sinh, bạn đã hết sốt và cảm thấy khỏe hơn. Bạn muốn nói
chuyện với bác sĩ về cách chữa trị ung thư của bạn.
Bạn là một nhà kinh doanh thành đạt, có sức quyến rũ và là người có khả
năng tránh né những thảo luận nghiêm túc về bệnh của bạn bằng cách đổi chủ đề
và tập trung vào các kế họach lớn mà bạn đã xây dựng cho 3 năm tới. Công việc
kinh doanh ở nhà hàng của bạn đang diễn ra rất tốt và bạn dự định mở thêm 2 nhà
hàng mới nữa. Bạn thấy mình bị sụt cân và cảm thấy khó thở nhiều hơn trong vài
tháng qua, nhưng bạn nghĩ là do kế hoạch làm việc cật lực của bạn.
BS. Oanh
Bạn là một bác sĩ làm việc tại một trung tâm ung bướu nội thành. Bạn là
người phụ trách điều trị cho bệnh nhân nam 56 tuổi bị ung thư phổi di căn và mới
nhập viện gần đây vì bệnh phổi sau tắc nghẽn. Bệnh tình của anh ta cải thiện sau
khi dùng kháng sinh, nhưng bạn không nghĩ rằng bệnh nhân này - một doanh nhân
thành đạt - hiểu rõ mức độ trầm trọng về căn bệnh của mình.
Bệnh nhân của bạn có khả năng tránh né thảo luận về căn bệnh của anh ta
bằng cách thay đổi chủ đề và tập trung vào kế họach kinh doanh của anh ta. Anh ta
thường nói là bệnh anh ta đang được “chữa khỏi” và không hiểu là việc sụt cân và
khó thở gần đây của anh ta có nghĩa là anh ta chỉ còn sống được vài tuần hoặc vài
tháng.
Bạn lo lắng rằng sự phủ nhận của bệnh nhân về căn bệnh của mình đang cản
trở anh ta lập những kế họach quan trọng cho tương lai. Bạn không biết gia đình
của bệnh nhân hiểu biết gì về căn bệnh của anh ta, nhưng bạn nghi ngờ là anh ta
chưa hề nói với gia đình về bệnh ung thư của anh ta. Bạn tự hỏi là bệnh nhân có
muốn chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh hoặc tài chánh cho gia đình trước khi anh
ta chết hay không.
Bà Liên, vợ của ông Thiệu
Bạn là vợ của một doanh nhân thành đạt. Chồng bạn đã nhập viện do viêm
phổi nhưng hiện tại đã bình phục.
Bạn lo lắng cho chồng bạn vì gần đây anh ấy bị sụt cân và có vẻ dễ mệt khi
làm việc. Khi bạn hỏi anh ta cảm thấy như thế nào về sức khỏe của mình thì anh ta
luôn luôn bảo rằng anh ta khỏe và nói bông đùa.
Bạn biết rằng anh ta đã đến khám bác sĩ thường xuyên và điều này đã làm cho bạn
lo lắng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bô ̣ y tế Viê ̣t Nam. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ cho bê ̣nh nhân ung thư và
AIDS. Nhà xuất bản y học Hà Nô ̣i, 2006.
2. Canadian Palliative Care Association. Standardized Principles and Practice of
Palliative Care. Ottawa, Ontario: The Canadian Palliative Care Association, 1995.
3. Doyle D, Hanks GWC, MacDonald N, eds. Oxford Textbook of Palliative
Medicine, 3nd ed. Oxford: Oxford University Press, 1998.
4. O’Neill J, Selwyn PA, eds. A Clinical Guide to Palliative and Supportive Care for
HIV/AIDS. Rockville, MD: Health Resources and Services Administration, U.S.
Department of Health and Human Services, Public Health Service, 2002.
5. World Health Organization. A community health approach to palliative care for
HIV/AIDS and cancer patients. Geneva: World Health Organization, 2004.
LƯỢNG GIÁ
A. LÝ THUYẾT
B. THỰC HÀNH
Bảng kiểm chỉ tiêu tay nghề

Chỉ tiêu tay nghề


TT Số Số lần tối thiểu /1 học viên
K TÊN BÀI tiết Kỹ năng/thủ thuật BV (Bệnh nhân)
Labo
N TH Kiến Tự
tại lớp Phụ
tập làm
1 ĐAU BUỒN VÀ
MẤT NGƯỜI
2 THÂN 2 2 2
Chương 12

THẢO LUẬN SỰ CHỊU ĐỰNG VỀ MẶT XÃ HỘI


BSCKII. Mai Văn Nhã
A. LÝ THUYẾT
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Nhằm cung cấp cho thầy thuốc cơ hội nghe bệnh nhân – đồng nghiệp

nói về những đau khổ về cảm xúc, xã hội và tinh thần và các đau khổ này ảnh
hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ.
2. Nhằm cung cấp cho thầy thuốc cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và suy nghĩ về

đau khổ của bệnh nhân và làm cách nào để đương đầu với đau khổ đó một cách tốt
nhất.
NỘI DUNG
Đặt vấn đề:
Thầy thuốc thường hay gặp các bệnh nhân chịu đau khổ về cảm xúc, xã hội
và tinh thần vì bệnh đang ở giai đoạn cuối. Những bệnh nhân này thường bị kỳ thị
và phân biệt đối xử vì bệnh của họ. Tuy nhiên, nhiều thầy thuốc không có cơ hội
nói chuyện với bệnh nhân về nguyên nhân quan trọng của các đau khổ này để họ
có thể hiểu rõ hơn. Thầy thuốc cũng hiếm có cơ hội nói chuyện với các đồng
nghiệp về những vấn đề này và nói cụ thể về các cách giúp đỡ bệnh nhân giảm nhẹ
nỗi đau khổ về mặt xã hội và tinh thần của bệnh nhân.
Theo kế hoạch, hôm nay chúng ta sẽ có hai cuộc thảo luận bề những vấn đề
này. Trong cuộc thảo luận đầu tiên chúng ta sẽ tập trung vào những đau khổ về mặt
xã hội mà người có HIV/AIDS phải chịu đựng. Chúng ta sẽ tập trung vào nhiều
loại kỳ thị với người có HIV/AIDS (bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân lao, người
nghiện chích ma túy, người mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới nam) và sự
kỳ thị đã gây ra đau khổ cho người có HIV/AIDS như thế nào. Trong cuộc thảo
luận 2, chúng ta sẽ thảo luận về những ảnh hưởng lên tinh thần bệnh nhân có các
bệnh đe dọa sinh mạng. Chúng ta hy vọng rằng những cuộc thảo luận này sẽ
khuyến khích các cuộc thảo luận cởi mở và liên tục về nguyên nhân mà hay bị
chúng ta bỏ quên những đau khổ và về các cách đương đầu với chúng.
Các câu hỏi gợi ý để thảo luận về các đau khổ tinh thần:
- Kỳ thị là gì? Người có HIV/AIDS bị kỳ thị như thế nào?
- Bạn có nghĩ rằng người có HIV/AIDS bị kỳ thị khác nhau tùy vào cách mà
họ bị nhiễm (truyền máu hoặc tai nạn y khoa, nhiễm từ vợ hoặc chồng, sử
dụng ma túy, người mãi dâm)? Nếu đúng như vậy, những sự khác nhau nhau
trong sự kỳ thị là gì?
- Những người sau đây biết về chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS của bạn như thế
nào: thành viên trong gia đình bạn? Bạn bè? Hàng xóm? Đồng nghiệp?
- HIV đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ sau đây giữa bạn với: gia
đình của bạn? Bạn bè? Con cái? Công việc? Tình hình tài chính? Điều kiện
cuộc sống?
- HIV đã ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ nói trên giữa bạn bè của
bạn hoặc người quen của bạn là những người mà đang bị nhiễm HIV?
- Bạn có nghĩ rằng các thầy thuốc và điều dưỡng đối xử với bệnh nhân
HIV/AIDS khác hơn so với các bệnh nhân khác? Khác như thế nào?
- Người có HIV/AIDS đương đầu với sự kỳ thị như thế nào và những hậu quả
tai hại của sự kỳ thị?
- Bạn hoặc những người có HIV/AIDS khác có thể nói chuyện với ai về các
vấn đề xã hội liên quan đến HIV?
- Bác sỹ (hoặc điều dưỡng, phòng khám ngoại trú, bệnh viện, phòng y tế) có
thể giúp đỡ người có HIV/AIDS như thế nào để giải quyết các vấn đề xã hội
của họ?

B. THỰC HÀNH
MỤC TIÊU
1. Nhận biết cảm xúc đau khổ của nhân vật qua tình huống
2. Chia sẻ và thảo luận kinh nghiệm giải quyết vấn đề vượt qua cảm xúc đau khổ qua tình
huống
CHUẨN BỊ CHO BUỔI THỰC HÀNH:

- 01 giảng viên

- Học viên

- Bảng kiểm

- Phòng bệnh
TỔ CHỨC THỰC HÀNH:
- Giảng viên hướng dẫn và giới thiệu về nhận biết cảm xúc đau khổ của nhân vật qua tình
huống. Chia sẻ và thảo luận kinh nghiệm giải quyết vấn đề vượt qua cảm xúc đau khổ qua tình
huống

- Học viên kiến tập, sau đó thực hành hỏi bệnh, khám bệnh trên các bệnh nhân khác.

- Thảo luận và giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hành và đánh giá nhận xét từng buổi
thực hành.
CHỈ TIÊU TAY NGHỀ:

- Học viên kiến tập và thực hành hỏi bệnh, khám bệnh.
NỘI DUNG

Sắm vai Đánh giá Tâm lý & Xã hội

Anh Thiệu, một bệnh nhân đã nhập viện vì ung thư phổi
(Chú ý đây cũng là ca bệnh được dùng trong phần sắm vai ‘Đưa tin xấu’, nhưng
chuyện xảy ra ở 3 năm sau)
Bệnh nhân Thiệu
Bạn là một cựu chiến binh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, 56 tuổi, bị ung
thư phổi di căn xương, gan và các hạch, đã nhập viện vì viêm phổi nặng. Sau 7
ngày điều trị kháng sinh, bạn đã hết sốt và cảm thấy khỏe hơn. Bạn muốn nói
chuyện với bác sĩ về cách chữa trị ung thư của bạn.
Bạn là một nhà kinh doanh thành đạt, có sức quyến rũ và là người có khả
năng tránh né những thảo luận nghiêm túc về bệnh của bạn bằng cách đổi chủ đề
và tập trung vào các kế họach lớn mà bạn đã xây dựng cho 3 năm tới. Công việc
kinh doanh ở nhà hàng của bạn đang diễn ra rất tốt và bạn dự định mở thêm 2 nhà
hàng mới nữa. Bạn thấy mình bị sụt cân và cảm thấy khó thở nhiều hơn trong vài
tháng qua, nhưng bạn nghĩ là do kế hoạch làm việc cật lực của bạn.
BS. Oanh
Bạn là một bác sĩ làm việc tại một trung tâm ung bướu nội thành. Bạn là
người phụ trách điều trị cho bệnh nhân nam 56 tuổi bị ung thư phổi di căn và mới
nhập viện gần đây vì bệnh phổi sau tắc nghẽn. Bệnh tình của anh ta cải thiện sau
khi dùng kháng sinh, nhưng bạn không nghĩ rằng bệnh nhân này - một doanh nhân
thành đạt - hiểu rõ mức độ trầm trọng về căn bệnh của mình.
Bệnh nhân của bạn có khả năng tránh né thảo luận về căn bệnh của anh ta
bằng cách thay đổi chủ đề và tập trung vào kế họach kinh doanh của anh ta. Anh ta
thường nói là bệnh anh ta đang được “chữa khỏi” và không hiểu là việc sụt cân và
khó thở gần đây của anh ta có nghĩa là anh ta chỉ còn sống được vài tuần hoặc vài
tháng.
Bạn lo lắng rằng sự phủ nhận của bệnh nhân về căn bệnh của mình đang cản
trở anh ta lập những kế họach quan trọng cho tương lai. Bạn không biết gia đình
của bệnh nhân hiểu biết gì về căn bệnh của anh ta, nhưng bạn nghi ngờ là anh ta
chưa hề nói với gia đình về bệnh ung thư của anh ta. Bạn tự hỏi là bệnh nhân có
muốn chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh hoặc tài chánh cho gia đình trước khi anh
ta chết hay không.
Bà Liên, vợ của ông Thiệu
Bạn là vợ của một doanh nhân thành đạt. Chồng bạn đã nhập viện do viêm
phổi nhưng hiện tại đã bình phục.
Bạn lo lắng cho chồng bạn vì gần đây anh ấy bị sụt cân và có vẻ dễ mệt khi
làm việc. Khi bạn hỏi anh ta cảm thấy như thế nào về sức khỏe của mình thì anh ta
luôn luôn bảo rằng anh ta khỏe và nói bông đùa.
Bạn biết rằng anh ta đã đến khám bác sĩ thường xuyên và điều này đã làm cho bạn
lo lắng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bô ̣ y tế Viê ̣t Nam. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ cho bê ̣nh nhân ung thư và
AIDS. Nhà xuất bản y học Hà Nô ̣i, 2006.
2. Canadian Palliative Care Association. Standardized Principles and Practice of
Palliative Care. Ottawa, Ontario: The Canadian Palliative Care Association, 1995.
3. Doyle D, Hanks GWC, MacDonald N, eds. Oxford Textbook of Palliative
Medicine, 3nd ed. Oxford: Oxford University Press, 1998.
4. O’Neill J, Selwyn PA, eds. A Clinical Guide to Palliative and Supportive Care for
HIV/AIDS. Rockville, MD: Health Resources and Services Administration, U.S.
Department of Health and Human Services, Public Health Service, 2002.
5. World Health Organization. A community health approach to palliative care for
HIV/AIDS and cancer patients. Geneva: World Health Organization, 2004.
LƯỢNG GIÁ
B. LÝ THUYẾT
C. THỰC HÀNH
Bảng kiểm chỉ tiêu tay nghề
Chỉ tiêu tay nghề
Số
TT Số lần tối thiểu /1 học viên
TÊN BÀI tiết Kỹ năng/thủ thuật BV (Bệnh nhân)
KN Labo
Kiến Tự
TH Phụ
tại lớp
tập làm
1 THẢO LUẬN SỰ
CHỊU ĐỰNG VỀ
2 MẶT XÃ HỘI 2 2 2
Chương 13

THẢO LUẬN SỰ CHỊU ĐỰNG VỀ TINH THẦN


BSCKII. Mai Văn Nhã
A. LÝ THUYẾT
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Nhằm cung cấp cho thầy thuốc cơ hội nghe bệnh nhân - đồng nghiệp -

nói về những đau khổ về cảm xúc, xã hội và tinh thần và các nỗi đau khổ này ảnh
hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ.
2. Nhằm cung cấp cho thầy thuốc cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và suy nghĩ về

nỗi đau khổ của bệnh nhân và làm cách nào để đối phó với nỗi đau khổ đó một
cách tốt nhất.
NỘI DUNG
Đặt vấn đề:
Thầy thuốc thường gặp các bệnh nhân phải chịu đựng những nỗi đau đớn về
cảm xúc, xã hội và tinh thần vì bệnh đang ở giai đoạn cuối. Những bệnh nhân này
thường bị kỳ thị và phân biệt đối xử vì bệnh của họ. Tuy nhiên, nhiều thầy thuốc
không có cơ hội nói chuyện với bệnh nhân về nguyên nhân quan trọng của sự đau
đớn này để có thể hiểu rõ hơn. Thầy thuốc cũng hiếm có cơ hội nói chuyện với các
đồng nghiệp về những vấn đề này và nói rõ về các cách giúp đỡ bệnh nhân giảm
nhẹ nỗi đau khổ về mặt xã hội và tinh thần của bệnh nhân.
Trong cuộc thảo luận đầu tiên của chúng ta hôm nay, chúng ta đã tập trung
vào vấn đề kỳ thị người có HIV/AIDS và những đau khổ mà sự kỳ thị này đã gây
ra. Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về những ảnh hưởng tinh thần của các căn bệnh
đe dọa đến sinh mạng như AIDS và ung thư. Chúng ta sẽ định nghĩa yếu tố tinh
thần một cách rộng hơn, đó là một mối liên kết với một điều gì đó lớn hơn hoặc lâu
dài hơn so với một bản thân cá nhân. Chúng ta hy vọng rằng những cuộc thảo luận
này sẽ khuyến khích các cuộc thảo luận cởi mở và liên tục về nguyên nhân mà
chúng ta thường bỏ sót các đau khổ và về các cách đương đầu với chúng.
Các câu hỏi gợi ý để thảo luận về các đau khổ tinh thần:
- Bạn có nghĩ rằng người sống chung với HIV/AIDS cảm thấy họ phải chịu
trách nhiệm về bệnh của họ? Cảm thấy tội lỗi hoặc hổ thẹn về bệnh của họ?
Tại sao có hoặc tại sao không?
- Bạn có nghĩ rằng người có bệnh ung thư cảm thấy họ phải chịu trách nhiệm
về bệnh của họ? Cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ về bệnh của họ? Tại sao có
hoặc tại sao không?
- Bạn có nghĩ rằng việc chẩn đoán HIV/AIDS hoặc ung thư có thể làm tệ hại
hơn hoặc phá hủy những điều sau đây:
o Mối quan hệ của người bệnh với người nhà còn sống?
o Mối quan hệ của người bệnh với tổ tiên?
o Mối quan hệ của người bệnh với bạn bè của họ?
o Mối quan hệ của người bệnh với cộng đồng (hàng xóm, thành phố, đất
nước?)
o Lòng tự trọng của người bệnh hoặc cảm nhận về giá trị bản thân?
o Cảm nhận của người bệnh về “mình là ai”?
o Sự hiểu biết của người bệnh về ý nghĩa cuộc sống hoặc về vị trí trong
thế giới này?
- Nếu người có HIV/AIDS hoặc ung thư cảm thấy hổ thẹn hoặc cô lập, thì
những cảm giác này có thể ảnh hưởng đến họ như thế nào:
o Khát vọng sống của họ?
o Niềm tin của họ về cái chết?
o Khả năng của họ để chuẩn bị cho cái chết?
- Bác sỹ hoặc điều dưỡng có thể làm cách nào để giúp bệnh nhân HIV/AIDS
hoặc ung thư cảm thấy mình có giá trị và được tôn trọng? Tìm thấy ý nghĩa
trong việc họ bị bệnh và bị đau khổ?
- Các bác sỹ và điều dưỡng hoặc chương trình y tế cộng đồng có thể làm gì để
giúp bệnh nhân HIV/AIDS hoặc ung thư cảm thấy rằng được hòa nhập vào
cuộc sống của gia đình và cộng đồng?
- Các bác sỹ và điều dưỡng có thể làm cách nào để giúp các bệnh nhân giai
đoạn cuối chuẩn bị cho cái chết của mình?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bô ̣ y tế Viê ̣t Nam. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ cho bê ̣nh nhân ung thư và
AIDS. Nhà xuất bản y học Hà Nô ̣i, 2006.
2. Canadian Palliative Care Association. Standardized Principles and Practice of
Palliative Care. Ottawa, Ontario: The Canadian Palliative Care Association, 1995.
3. Doyle D, Hanks GWC, MacDonald N, eds. Oxford Textbook of Palliative
Medicine, 3nd ed. Oxford: Oxford University Press, 1998.
4. O’Neill J, Selwyn PA, eds. A Clinical Guide to Palliative and Supportive Care for
HIV/AIDS. Rockville, MD: Health Resources and Services Administration, U.S.
Department of Health and Human Services, Public Health Service, 2002.
5. World Health Organization. A community health approach to palliative care for
HIV/AIDS and cancer patients. Geneva: World Health Organization, 2004.
LƯỢNG GIÁ
C. LÝ THUYẾT
D. THỰC HÀNH
Bảng kiểm chỉ tiêu tay nghề
Chỉ tiêu tay nghề
TT Số
Số lần tối thiểu /1 học viên
K TÊN BÀI tiết Kỹ năng/thủ thuật BV (Bệnh nhân)
Labo
Kiến Tự
N TH Phụ
tại lớp
tập làm
1 THẢO LUẬN SỰ
CHỊU ĐỰNG VỀ
2 TINH THẦN 2 2 2
Chương 14
HƯỚNG DẪN BÁC SĨ LÂM SÀNG VỀ CÁC CHỊU ĐỰNG NGHỀ NGHIỆP
BSCKII. Mai Văn Nhã
A. LÝ THUYẾT
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Trình bày ngắn gọn về công việc hàng ngày và thảo luận về các phản ứng của

thầy thuốc khi bệnh nhân tử vong.


2. Hiểu được các phản ứng của từng cá nhân khi bệnh nhân tử vong.
NỘI DUNG
Cấu trúc:
- Giới thiệu: 5 phút
o Giải thích lý do và mục tiêu của phần này. Lý do: Các thầy thuốc
chăm sóc các bệnh nhân có bệnh đe dọa tính mạng phải trải qua nhiều
mất mát. Những mất mát này có thể tạo ra các rào cản trong chăm sóc
các bệnh nhân khác trong tương lai. Giải quyết những mất mát nghề
nghiệp sẽ làm tăng khả năng phục hồi và sức khoẻ tinh thần của bác sĩ
lâm sàng. Nguyên tắc cho bài tập thảo luận này là giữ bí mật.
- Suy nghĩ: 7 phút (2 phút hướng dẫn và 5 phút viết ra giấy)
o Hướng dẫn: Viết trong 5 phút về cái chết của 1 bệnh nhân mà để lại
cảm xúc sâu sắc cho bạn. Các ghi chép này chỉ để dùng cho bạn. Bạn
sẽ không phải đọc hoặc chia sẻ thông tin này. Chuyện gì đã xảy ra?
Phản ứng của bạn là gì? Cảm xúc của bạn lúc đó là gì? và bây giờ thế
nào? Bạn đã học được điều gì và rút ra được gì từ kinh nghiệm này?
- Thảo luận theo cặp: 6 phút
o Hướng dẫn: tìm một người để cùng thảo luận. Trao đổi với người này
về những phản ứng của bạn, trong 3 phút. Chia sẻ các vấn đề về kinh
nghiệm của bạn, những kinh nghiệm mà bạn cảm thấy thoải mái khi
chia sẻ với người khác. Người cùng trao đổi cần chăm chú lắng nghe
và không nên tìm cách sửa, thay đổi hoặc phản bác lại kinh nghiệm
của người kia.
- Thảo luận chung: 20 phút
o Giảng viên nêu câu hỏi cho toàn nhóm: Bạn đã trải qua kinh nghiệm
gì khi kể về câu chuyện của mình hoặc khi bạn nghe câu chuyện của
người khác?
- Viết di chúc: 5 phút
o Hướng dẫn: Viết một lời nhắn cho bệnh nhân vào một mẩu giấy nhỏ.
Gấp mẩu giấy lại và thu các mẩu giấy lại. Các lời nhắn này sẽ được
đốt đi vào cuối buổi học.
- Bác sỹ (hoặc điều dưỡng, phòng khám ngoại trú, bệnh viện, phòng y tế) có
thể giúp đỡ người có HIV/AIDS như thế nào để giải quyết các vấn đề xã hội
của họ?
B. THỰC HÀNH
MỤC TIÊU BÀI HỌC

NỘI DUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bô ̣ y tế Viê ̣t Nam. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ cho bê ̣nh nhân ung thư và
AIDS. Nhà xuất bản y học Hà Nô ̣i, 2006.
2. Canadian Palliative Care Association. Standardized Principles and Practice of
Palliative Care. Ottawa, Ontario: The Canadian Palliative Care Association, 1995.
3. Doyle D, Hanks GWC, MacDonald N, eds. Oxford Textbook of Palliative
Medicine, 3nd ed. Oxford: Oxford University Press, 1998.
4. O’Neill J, Selwyn PA, eds. A Clinical Guide to Palliative and Supportive Care for
HIV/AIDS. Rockville, MD: Health Resources and Services Administration, U.S.
Department of Health and Human Services, Public Health Service, 2002.
5. World Health Organization. A community health approach to palliative care for
HIV/AIDS and cancer patients. Geneva: World Health Organization, 2004.
LƯỢNG GIÁ
A. LÝ THUYẾT
B. THỰC HÀNH
Bảng kiểm chỉ tiêu tay nghề
Chỉ tiêu tay nghề
TT Số
Số lần tối thiểu /1 học viên
K TÊN BÀI tiết Kỹ năng/thủ thuật BV (Bệnh nhân)
Labo
Kiến Tự
N TH Phụ
tại lớp
tập làm
1 ĐAU BUỒN VÀ
MẤT NGƯỜI
2 THÂN 2 2 2
Chương 15
NHÓM CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
BSCKII. Mai Văn Nhã
A. LÝ THUYẾT
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Biết được vai trò của những đơn vị trong việc chăm sóc giảm nhẹ

2. Biết được vai trò của nhóm chăm sóc giảm nhẹ
NỘI DUNG
I. Đặt vấn đề
Chăm sóc giảm nhẹ là chăm sóc toàn diện tích cực cho những bệnh nhân
mắc bệnh hiểm nghèo. Những bệnh nhân ở giai đoạn cuối có thể không chỉ có các
triệu chứng đau đớn, mà còn có những vấn đề về xã hội, kinh tế, tâm lý, hoặc tinh
thần làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Để giải quyết một loạt các nhu cầu
này cần có một nhóm chăm sóc đa chuyên ngành.
II. Đơn vị Chăm sóc
Không chỉ có bệnh nhân mà cả gia đình cũng cần đến chăm sóc. Trong
những tình huống lâm sàng nhất định, như giai đoạn cuối của một đứa trẻ bị AIDS
hoặc suy giảm trí tuệ nặng, người ta đã thấy phần lớn hoặc thậm chí tất cả những
sự khó chịu là xuất phát từ gia đình. Điều này xảy ra ở các mức độ nhất định với
tất cả các bệnh hiểm nghèo. Gia đình ở đây không chỉ bao gồm những người có
quan hệ ruột thịt mà bao gồm tất cả những người chăm sóc hàng ngày, đôi khi
hàng giờ cho bệnh nhân, và tất cả những người gắn bó về mặt tinh thần với người
bệnh.
III. Nhóm Chăm sóc Giảm nhẹ Hạt nhân
Nhóm hạt nhân chăm sóc bệnh nhân thường bao gồm các bác sỹ ban đầu,
điều dưỡng chăm sóc và các nhân viên y tế xã hội. Ở những nơi chưa có các nhân
viên y tế xã hội được đào tạo, vai trò của họ có thể được thực hiện bởi các nhân
viên có hiểu biết về hệ thống phúc lợi xã hội trong cộng đồng và những người có
kỹ năng tư vấn.
Sau đây là những nhiệm vụ có thể được phân công cho các thành viên trong nhóm
chăm sóc giảm nhẹ, một số công việc có thể bị chồng chéo:
A. Bác sỹ đánh giá tình trạng lâm sàng của người bệnh, điều trị đau và các triệu
chứng khác. Bác sỹ cũng là người có trách nhiệm trao đổi với người bệnh và
gia đình về bệnh tật, mục tiêu chăm sóc và về điều trị, bao gồm những lợi
ích tiềm tàng, những gánh nặng và chi phí. Bác sỹ cũng đánh giá tâm trạng
của người bệnh, đáp ứng với điều trị và cập nhật về tình trạng của người
bệnh cho gia đình.
B. Điều dưỡng viên thực hiện việc chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh, bao
gồm vệ sinh miệng, đi ngoài, chăm sóc da, tư vấn về chế độ ăn, bảo đảm các
thuốc được sử dụng đúng theo chỉ định và huấn luyện cho các thành viên gia
đình cách chăm sóc. Mục tiêu cuối cùng có thể là chỉ dẫn về phòng lây
nhiễm HIV.
C. Nhân viên y tế xã hội hoặc người tương đương đánh giá nhu cầu về tài chính
và xã hội của người bệnh, trợ giúp việc tiếp cận với các sự hỗ trợ từ cộng
đồng, đánh giá sự thích nghi của bệnh nhân và các thành viên khác của gia
đình và can thiệp bằng sự trợ giúp về tinh thần và tư vấn khi cần.
Tất cả các thành viên của nhóm có trách nhiệm trong hỗ trợ về tinh thần và
tâm lý cho người bệnh, gia đình và hỗ trợ lẫn nhau, cũng như hỗ trợ cho các thành
viên của nhóm chăm sóc lớn hơn để bảo đảm cho các thành viên không bị căng
thẳng thái quá do tình trạng của bệnh nhân gây nên.
Mặc dù thực tế ở các nơi có thể khác nhau, các nhóm chăm sóc giảm nhẹ nói
chung ít nặng nề về tính trật tự. Trưởng nhóm có thể là bác sỹ, điều dưỡng viên
hoặc nhân viên xã hội có trình độ.
Một khía cạnh quan trọng để bảo đảm hoạt động có hiệu quả của nhóm là sự tôn
trọng lẫn nhau và sự hiểu biết về vai trò của các thành viên khác trong nhóm. Các
thành viên cần ý thức về giá trị của sự đa dạng về xuất xứ, kỹ năng và hiểu biết của
các thành viên, cũng như sức mạnh của nhóm đa chuyên ngành.
IV. Nhóm chăm sóc lớn hơn
Các nhân viên thuộc các lĩnh vực khác trong ngành y tế cũng có thể trợ giúp
cho bệnh nhân, bao gồm:
A. Nhân viên các chuyên ngành y tế liên quan
1) Chuyên ngành vật lý trị liệu giúp ngăn ngừa tình trạng suy sụp về thể
chất, cung cấp điều trị lý liệu pháp lồng ngực và giúp phục hồi chức
năng. Việc chăm sóc đặc biệt bao gồm cả điều trị phù bạch huyết.
2) Chuyên ngành bệnh nghề nghiệp giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt
hàng ngày và hỗ trợ các phương tiện để bệnh nhân di chuyển.
3) Chuyên ngành khẩu ngữ đánh giá khả năng nuốt và bảo vệ đường hô
hấp.
4) Chuyên ngành dinh dưỡng khuyến cáo về chế độ ăn và chế độ dinh
dưỡng.
5) Chuyên ngành dược giúp đặt mua, dự trữ và phân phát thuốc, khuyến
cáo về liều dùng và cách dùng, và pha chế các dạng thuốc đặc biệt như
thuốc dùng để gây tê nội tủy.
6) Nhân viên chuyên về các lỗ rò giúp điều trị các lỗ rò và hở, các vết
thương.
7) Phòng xét nghiệm giúp về các thăm dò huyết học, sinh hóa, vi sinh và
miễn dịch học.
8) Chuyên ngành tâm lý giúp đánh giá tình trạng tâm lý và tư vấn.

B. Các chuyên ngành y khoa khác và nha khoa


1) Chuyên ngành ung thư cung cấp điều trị hoá chất, hormon và các điều trị
khác.
2) Chuyên ngành phóng xạ điều trị đau xương và các khối u co rút gây triệu
chứng hoặc chảy máu.
3) Chuyên ngành phẫu thuật chỉnh hình cố định các chỗ gãy và chống chèn
ép tủy sống.
4) Chuyên ngành ngoại khoa chung giải quyết các khối u gây tắc, thủng
hoặc các triêụ chứng khó chịu khác
5) Chuyên ngành phẫu thuật nha khoa giúp giải quyết các vấn đề về răng
miệng.
6) Chuyên ngành phục hồi chức năng giúp đánh giá khả năng phục hồi chức
năng và kế hoạch chăm sóc.
7) Chuyên ngành truyền nhiễm giúp giải quyết các biến chứng nhiễm trùng.
8) Chuyên ngành tâm thần giúp đánh giá và điều trị sảng, sa sút trí tuệ, lo
âu, và trần cảm.
V. Các nhân viên khác
A. Người tình nguyện – nhiều dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ trên thế giới có
người tình nguyện tham gia với rất nhiều vai trò, từ đại diện cho các tổ chức
dịch vụ nhân đạo đến cung cấp chăm sóc chuyên nghiệp, huy động tiền ủng
hộ, giáo dục cộng đồng, hỗ trợ bệnh nhân và gia đình.
B. Người điều trị bằng mỹ thuật và âm nhạc làm việc với bệnh nhân thông qua
mỹ thuật và âm nhạc, giúp người bệnh hoặc các thành viên gia đình vượt
qua các khủng hoảng tâm lý và sự mất mát thông qua các hoạt động sáng
tạo.
C. Người xoa bóp bằng sự tiếp xúc của mình giúp người bệnh thư giãn hoặc
giảm đau và co cứng, giúp người bệnh thoải mái hơn.
D. Người châm cứu, thực hành y học cổ truyền, đông y sử dụng các phương
pháp thay thế để điều trị bệnh hoặc phục hồi cân bằng của các hệ cơ quan
trong cơ thể.
E. Các thầy lang cũng có vai trò đối với những người tin vào điều trị lang y cổ
truyền.
F. Người bệnh và gia đình, mặc dù bản thân là những người được hưởng lợi từ
chăm sóc, cũng cần được coi là một phần của nhóm chăm sóc. Cho phép gia
đình chăm sóc và hỗ trợ tinh thần cho người bệnh là rất quan trọng. Người
bệnh cũng cần được khuyến khích chịu trách nhiệm tự chăm sóc bản thân
càng nhiều càng tốt, đồng thời với việc tôn trọng khả năng và ý nguyện của
họ.
G. Những người thực hành các dạng chữa trị dân gian thường có vai trò quan
trọng đối với người bệnh và gia đình. Một thái độ coi thường các dạng thực
hành không có bằng chứng này thường thấy ở một bộ phận nhân viên y tế
được đào tạo ở phương tây và sẽ không mang lại lợi ích. Duy trì tình trạng
thoải mái cho bệnh nhân cần được coi là ưu tiên hàng đầu. Ở giai đoạn các
phương pháp tây y không còn khả năng điều trị bệnh, cần cho phép thực
hiện các dạng chữa trị vô hại mà người bệnh mong muốn và chỉ khuyến cáo
chống lại những can thiệp có khả năng gây hại.
B. THỰC HÀNH
MỤC TIÊU
1.
NỘI DUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bô ̣ y tế Viê ̣t Nam. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ cho bê ̣nh nhân ung thư và
AIDS. Nhà xuất bản y học Hà Nô ̣i, 2006.
2. Canadian Palliative Care Association. Standardized Principles and Practice of
Palliative Care. Ottawa, Ontario: The Canadian Palliative Care Association, 1995.
3. Doyle D, Hanks GWC, MacDonald N, eds. Oxford Textbook of Palliative
Medicine, 3nd ed. Oxford: Oxford University Press, 1998.
4. O’Neill J, Selwyn PA, eds. A Clinical Guide to Palliative and Supportive Care for
HIV/AIDS. Rockville, MD: Health Resources and Services Administration, U.S.
Department of Health and Human Services, Public Health Service, 2002.
5. World Health Organization. A community health approach to palliative care for
HIV/AIDS and cancer patients. Geneva: World Health Organization, 2004.
LƯỢNG GIÁ
E. LÝ THUYẾT
F. THỰC HÀNH
Bảng kiểm chỉ tiêu tay nghề
Chỉ tiêu tay nghề
TT Số
Số lần tối thiểu /1 học viên
K TÊN BÀI tiết Kỹ năng/thủ thuật BV (Bệnh nhân)
Labo
Kiến Tự
N TH Phụ
tại lớp
tập làm
Hiểu và đồng cảm được
1 NHÓM CHĂM SÓC
vấn đề của bệnh nhân
GIẢM NHẸ
2 Tư vấn và gia

You might also like