You are on page 1of 61

HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

MỤC LỤC
Chương 1 - Giới thiệu chung
1.1 Các kiểu đo chiều dày
1.2 Khối lượng đo chiều dày
1.3 Các biểu mẫu biên bản dùng để ghi lại kết quả đo chiều dày
1.4 Cơ quan thực hiện đo chiều dày
Chương 2 – Tiêu chuẩn hao mòn
2.1 Mẫu hao mòn
2.2 Mức độ hao mòn cho phép
2.3 Các biện pháp chống ăn mòn
Chương 3 – Khu vực nghi ngờ
3.1 Boong và thượng tầng
3.2 Tôn vỏ
3.3 Các cơ cấu bên trong
3.4 Các kết cấu trong các két
Chương 4 - Kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày đối với tàu chở dầu
4.1 Kiểm tra định kỳ lần thứ nhất
4.2 Kiểm tra định kỳ lần thứ hai
4.3 Kiểm tra định kỳ lần thứ ba
4.4 Kiểm tra định kỳ lần thứ tư và các định kỳ tiếp theo
4.5 Tiêu chuẩn đối với các điểm đo
Chương 5 - Kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày đối với tàu chở dầu vỏ kép
5.1 Kiểm tra định kỳ lần thứ nhất
5.2 Kiểm tra định kỳ lần thứ hai
5.3 Kiểm tra định kỳ lần thứ ba
5.4 Kiểm tra định kỳ lần thứ tư và các định kỳ tiếp theo
5.5 Tiêu chuẩn đối với các điểm đo
Chương 6 - Kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày đối với tàu chở hàng rời
6.1 Kiểm tra định kỳ lần thứ nhất
6.2 Kiểm tra định kỳ lần thứ hai
6.3 Kiểm tra định kỳ lần thứ ba
6.4 Kiểm tra định kỳ lần thứ tư và các định kỳ tiếp theo
6.5 Tiêu chuẩn đối với các điểm đo
Chương 7 - Kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày đối với tàu không phải là tàu chở dầu, tàu
chở hoá chất và tàu chở hàng rời
7.1 Kiểm tra định kỳ lần thứ nhất
7.2 Kiểm tra định kỳ lần thứ hai
7.3 Kiểm tra định kỳ lần thứ ba
ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 1
HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

7.4 Kiểm tra định kỳ lần thứ tư


7.5 Kiểm tra định kỳ lần thứ năm và các định kỳ tiếp theo
Chương 8 – Đo chiều dày bổ sung
8.1 Ăn mòn lớn
8.2 Đo chiều dày bổ sung đối với tàu chở dầu và tàu chở hoá chất
8.3 Đo chiều dày bổ sung đối với tàu chở hàng rời
Phụ lục 1 - Kiểm tra và đo chiều dày tại các đợt kiểm tra trung gian và hàng năm
Phụ lục 2 - Kiểm tra vách ngang sóng giữa hầm hàng số 1 và số 2
Chương 9 - Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho các cơ quan thực hiện đo chiều dày

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 2


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU CHUNG


1.1 Các kiểu đo chiều dày
Các kiểu đo chiều dày kết cấu thân tàu bao gồm:
-1. Đánh giá hao mòn chung
(1) Đo chiều dày để ghi nhận mẫu ăn mòn
Loại đo chiều dày này được tiến hành để đánh giá mẫu ăn mòn ở các cơ cấu
điển hình và quá trình hư hỏng theo thời gian khai thác chúng trong điều kiện thực tế.
Nói chung các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận phải được đo chiều
dày cho mục đích này.
(2) Đo chiều dày mang tính chất hệ thống (sau đây gọi là đo hệ thống)
Loại đo chiều dày này chủ yếu được thực hiện để đánh giá sự ảnh hưởng của
hao mòn lên mô đun chống uốn mặt cắt ngang thân tàu.
Để phục vụ cho mục đích này các thành phần kết cấu sau cần được đo chiều
dày một cách có hệ thống ở mỗi đợt kiểm tra định kỳ: boong tính toán (boong
cao nhất), tôn vỏ (tôn mạn/tôn đáy), tôn đáy trong, tôn mặt trên két hông, tôn mặt
dưới két đỉnh mạn, tôn vách dọc và tất cả các cơ cấu dọc của thành phần kể trên
tham gia vào uốn chung thân tàu.
Khi xét thấy cần thiết thì tiến hành tính nghiệm lại mô đun chống uốn mặt cắt
ngang thân tàu theo số liệu được xác định bằng đo đạc thực tế nói trên.
Hướng dẫn cụ thể về kiểu đo đạc để đánh giá chất lượng hao mòn chung được
đưa ra ở Chương 3 và các chương tiếp theo.
-2. Đánh giá hao mòn cục bộ (đo các khu vực nghi ngờ)
“ Khu vực nghi ngờ” ở đây được hiểu là những chỗ có lượng hao mòn lớn và/hoặc
theo đánh giá của Đăng kiểm viên là tốc độ mòn cao.
“ăn mòn lớn” là mức độ ăn mòn mà theo đánh giá mẫu ăn mòn cho thấy lượng hao
mòn vượt quá 75% lượng hao mòn cho phép nhưng vẫn nằm trong giới hạn chấp
nhận.
Khi phát hiện có khu vực nghi ngờ ở đợt kiểm tra trước và đợt kiểm tra đang thực
hiện thì phải tiến hành đo chiều dày các cơ cấu ở tại và xung quanh khu vực nghi
ngờ.
Chi tiết khu vực xem Chương 3.
1.2 Khối lượng đo chiều dày
Khối lượng đo chiều dày theo qui định của Qui phạm được nêu trong các chương sau
đây.
Tuy nhiên, khối lượng đo chiều dày có thể được giảm bớt theo sự cân nhắc của Đăng
kiểm viên khi kiểm tra nhận thấy lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn ở trạng thái tốt (phát huy
được chức năng bảo vệ cần thiết). Trong trường hợp ngược lại khối lượng đo chiều dày
cần được mở rộng khi phát hiện có ăn mòn lớn.
-1. Trong trường hợp có lớp phủ bảo vệ bề mặt cứng toàn bộ và lớp phủ bảo vệ đó
không bị hư hỏng ngoại trừ vết rỉ nhẹ được phát hiện (lớp phủ bảo vệ bề mặt được
ghi nhận là trạng thái ”Tốt”), thì khối lượng đo chiều dày có thể như sau:
(1) Số các cơ cấu được đo có thể được giảm bớt.
(2) Số các điểm đo trên một cơ cấu có thể giảm bớt.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 3


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

(3) Ngoài (1) và (2) nêu trên, đo chiều dày có thể được miễn giảm khi Đăng kiểm viên
kiểm tra xem xét không phát hiện thấy có biểu hiện bị mòn rò rỉ trên cả hai mặt
của cơ cấu.
-2. Về nguyên tắc, mức độ miễn giảm khối lượng đo chiều dày là do Đăng kiểm viên quyết
định trên cơ sở kết quả kiểm tra tiếp cận, nhưng phải lưu ý đến các chỉ dẫn dưới đây:
(1) Nếu đo chiều dày để ghi nhận mẫu ăn mòn của các cơ cấu như nêu ra ở 1.1 –
1.(1), có thể chấp nhận các miễn giảm sau đây.
(a) Trong trường hợp đo chiều dày tất cả các thành phần kết cấu được chỉ định
(ví dụ: khung ngang...)trong két/không gian được yêu cầu thì số các thành
phần cần đo có thể được giảm xuống đến 1/3 thành phần kết cấu cần đo
trong két đó.
Nếu Đăng kiểm viên tiếp tục giảm khối lượng đo chiều dày do trạng thái kỹ
thuật két rất tốt thì ít nhất phải đo một thành phần kết cấu chỉ định.
(b) Nếu chỉ đo một thành phần kết cấu được chỉ định (ví dụ: khung ngang...) ở
mỗi két trong một số các két cùng loại được yêu cầu thì có thể chấp nhận
việc đo chiều dày của ít nhất một thành phần kết cấu trong một két đại diện
của các két mà trạng thái của lớp phủ bảo vệ bề mặt có thể được xem là
tương tự.
(2) Trên nguyên tắc không được miễn giảm đo chiều dày mang tính chất hệ thống đối
với mặt cắt ngang thân tàu như nêu 1.1 –1(2).
(3) Khi phát hiện có ăn mòn lớn theo kết quả đo chiều dày thì cần mở rộng khối lượng
đo chiều dày bổ sung theo cân nhắc của Đăng kiểm viên.
Các yêu cầu cụ thể về mở rộng và bổ sung khối lượng đo chiều dày nêu ở
Chương 7.
1.3 Các biểu mẫu biên bản dùng để ghi lại kết quả đo chiều dày.
- Đối với tàu chở dầu: dùng các biên bản đo chiều dày trong quá trình kiểm tra nâng
cao (từ mẫu ký hiệu TM1-T đến TM6-T).
- Đối với tàu chở hàng rời: dùng các biên bản đo chiều dày trong quá trình kiểm tra
nâng cao (từ mẫu ký hiệu TM1-BC đến TM6-BC).
- Đối với các loại tàu khác dùng mẫu biên bản đo chiều dài ký hiệu từ TM1-G đến TM4-
G. Các mẫu này cũng được dùng cho các tàu chở dầu và tàu chở hàng rời cho các
vùng/cơ cấu được đo chiều dày chưa được thể hiện trong các biên bản riêng.
Các mẫu này gồm hai loại: loại Tiếng Việt dùng cho các tàu chỉ hoạt động vùng biển Việt
Nam, loại tiếng Anh dùng cho tàu hoạt động tuyến quốc tế.
Đăng kiểm viên phải thẩm tra và ký xác nhận vào biên bản đo chiều dày. Trên tàu cần lưu
giữ một bộ biên bản đo chiều dày.
1.4 Cơ quan thực hiện đo chiều dày
Việc đo chiều dày các cơ cấu thân tàu của các tàu do ĐKVN phân cấp phải được thực
hiện dưới sự giám sát của ĐKV ĐKVN.
Tuy nhiên nếu việc đo chiều dày được tiến hành bởi một cơ quan đã được ĐKVN cấp
chứng chỉ thì không cần thiết phải có sự giám sát của ĐKV trong quá trình đo, nhưng ĐKV
phải thẩm tra lại độ chính xác của kết quả đo thông qua kiểm tra xem xét thực tế cơ cấu
được đo/hoặc đo bổ sung. Thủ tục cấp GCN cho cơ quan thực hiện đo chiều dày được
nêu ở Chương 8.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 4


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

CHƯƠNG 2 – TIÊU CHUẨN HAO MÒN


Khi kiểm tra phát hiện thấy có hao mòn thì ĐKV phải đánh giá mức độ hao mòn và quyết định
biện pháp sửa chữa phục hồi cần thiết để duy trì cấp tàu.
Chương này đặt ra mục tiêu là đưa ra các tiêu chuẩn cho phép về độ hao mòn, tuy nhiên việc
áp dụng cho chúng mỗi trường hợp không thể thiếu các kiến thức chuyên môn cần thiết và
kinh nghiệm của ĐKV hiện trường khi quyết định các vấn đề có liên quan.
2.1 Mẫu ăn mòn
Các mẫu ăn mòn dưới đây được xem là “ăn mòn đều” trong mỗi chương này.
-1. ăn mòn trải đều trên các khoảng sườn, kể cả mòn rỗ với tổng diện tích mòn rỗ vượt
quá 70% diện tích khu vực đang được xem xét.
-2. ăn mòn trải ra theo chiều rộng hoặc chiều dài của tấm, kể cả các vết mòn dạng rãnh
dọc theo các sườn, xà dọc, nẹp v.v....
-3. ăn mòn rỗ và ăn mòn cục bộ với diện tích vượt quá 70% diện tích của khu vực đang
xem xét.
2.2 Mức độ hao mòn cho phép
1. Mức độ hao mòn cho phép đối với ăn mòn đều
Cơ cấu Mức độ hao mòn cho phép
Tôn vỏ 20% t0 + 1 mm nhưng không
Tồn boong tính toán 1) cho phép hao mòn trên 30% t0
mm
Xà dọc của tôn mép boong và tôn mép mạn của
boong tính toán
Vách kín nước trong két sâu
Tôn đáy trong
Đà ngang và sống dọc đáy 25% t0
2)
Các thành phần kết cấu cơ bản (tấm thành và
tấm mép tự do)
Tấm thành, tấm mép tự do và mã của sườn
khoang
Tôn vách kín nước
Sườn( trừ các sườn khoang), xà dọc, nẹp và 30% t0
mã 3)
Tôn boong dưới boong tính toán
Nắp và xà miệng hầm hàng
Trong đó to (mm) là chiều dày của thành phần kết cấu tương ứng theo thiết kế đã được
Đăng kiểm duyệt, trường hợp không có hồ sơ thiết kế đã được duyệt thì t0 phải thoả mãn
yêu cầu các qui phạm khi đóng mới.
Ghi chú:
1)
boong tính toán: Xem qui định 1.2.31, phần II-A của Qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ
thép.
2)
Các thành phần kết cấu cơ bản: là các kết cấu khoẻ chưa được đề cập ở trên, có thể tham gia
vào uốn chung thân tàu hoặc làm gối đỡ cho các cơ cấu thường.
3)
Phần này không được tính các xà dọc và nẹp dọc gia cường boong ở vùng boong tính toán
giữa thành dọc miệng hầm hàng và mạn. Các nẹp gia cường gồm cả các nẹp gia cường cho tấm
thành của cơ cấu (đà ngang, xà, sống đáy, mạn boong...) có kích thước tấm thành lớn.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 5


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-2. Chiều dày tối thiểu tấm thành các sườn khoang và mã ở 2 đầu sườn
Chiều dài tàu(m) L<150 150≤ L< 200 200≤ L
Chiều dày tối thiểu (mm) 6 7 7,5
-3. Mức độ hao mòn cho phép đối với kết cấu bằng thép có độ bền cao
- Mức độ hao mòn cho phép đối với các xà dọc đáy bằng thép có độ bền cao của
tàu dầu vỏ đơn là 25%t0 (t0 được nêu ở 2.2).
- Mức độ hao mòn cho phép đối với kết cấu khác bằng thép có độ bền cao được
lấy theo 1. và 2. nói trên.
-4. Giới hạn hao mòn cục bộ cho phép
Ngoài các qui định nêu trên những vùng bị hao mòn cục bộ lớn cần phải có các biện
pháp sửa chữa thích hợp theo sự cân nhắc của ĐKV. Trong mọi trường hợp mức độ hao
mòn cục bộ cho phép không được vượt quá 40% chiều dày ban đầu.
2.3 Các biện pháp chống ăn mòn
Khi phát hiện thấy hao mòn lớn theo kết quả đo chiều dày ĐKV cần phải kiểm tra kỹ lưỡng
phạm vi và mức độ hao mòn và thực hiện các biện pháp 1. đến 3. dưới đây. Đặc biệt trong
trường hợp hao mòn vượt quá 75% giới hạn cho phép thì cần phải tiến hành kiểm tra bổ
sung kỹ lưỡng hơn nữa kể cả đo chiều dày bổ sung nếu xét thấy cần thiết. Các yêu cầu
đo chiều dày bổ sung được nêu trong Chương 7.
-1. ĐKV phải yêu cầu thay mới các tấm hao mòn vượt quá giới hạn cho phép.
Tuy nhiên cần phải xem xét đặc biệt trong các trường hợp các cơ cấu ban đầu được
chế tạo có kích thước (chiều dày) lớn hơn nhiều so với yêu cầu Qui phạm(trong
trường hợp này cần có các nhận xét cụ thể vào mẫu biên bản kiểm tra GR-phần thân
tàu, nếu cần thiết phải gửi kèm cả bản tính nghiệm kết cấu về ĐKTW).
-2. ĐKV cần phải đưa ra các hướng dẫn cần thiết cho công việc kiểm tra tiếp theo đối với
các thành phần kết cấu bị hao mòn chưa vượt qua giới hạn cho phép, nhưng cần
thiết phải tiếp tục theo dõi.
Đặc biệt với tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở quặng và tàu chở hàng rời, các
vùng bị hao mòn vượt quá 75% giới hạn cho phép được qui là” khu vực nghi ngờ” và
cần thiết phải tiến hành kiểm tra và đo đạc tại các vùng này trong đợt kiểm tra tiếp
theo.
-3. Đăng kiểm trung ương sẽ duyệt lại kết quả tính độ bền chung thân tàu dựa trên các
số liệu đo chiều dày, khi hao mòn các thành phần kết cấu như sau:
(a) Hao mòn trung bình của mỗi dải tôn của boong tính toán hoặc tôn đáy vượt quá
2,5 mm hoặc 15% chiều dày tôn ban đầu, lấy giá trị lớn hơn kết quả đo chiều dày
mặt cắt ngang thân tàu.
(b) Hao mòn trung bình của dải tôn bất kỳ của tôn mạn và tôn vách dọc của tàu chở
dầu vượt quá 3,0 mm, hoặc:
(c) Hao mòn trung bình của dải tôn bất kỳ của tôn mạn và tôn vách dọc của tàu chở
quặng hoặc tàu chở hàng rời có bố trí hàng xen kẽ giữa các hầm hàng (hầm
hàng có hàng xen kẽ hầm hàng không hàng) vượt quá 2,5 mm.
Trong trường hợp đó, ngoài các biên bản đo chiều dày nêu ở 1.3, ĐKV hiện trường
phải ghi lưu ý dưới đây vào biên bản kiểm tra mẫu GR-phần thân tàu:
“ Căn cứ vào kết quả đo chiều dày đã được ghi....(tên cơ quan thực hiện đo chiều
dày)....,thực hiện ngày.... tại..........đề nghị ĐKTW thẩm duyệt lại lượng giảm sức bền
dọc do hao mòn các cơ cấu dọc”.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 6


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-4. Các yêu cầu đặc biệt đối với tôn vách trong các hầm hàng của các tàu chở hàng rời
hiện có dùng để chở hàng rời có tỷ trọng cao
Đối với tôn vách sóng trong các hầm hàng, khi tính toán được giả thiết là bị ngập thì
giới hạn hao mòn cho phép được lấy phù hợp với yêu cầu thống nhất của Hiệp hội
các cơ quan phân cấp quốc tế (IACS UR S19). Các giới hạn này phải được ghi vào
mục lưu ý của biên bản kiểm tra mẫu RNI.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 7


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

CHƯƠNG 3 – KHU VỰC NGHI NGỜ


Nếu kiểm tra tiếp cận phát hiện thấy” khu vực nghi ngờ”, thì cần phải tiến hành đo chiều dày
chi tiết dưới sự hướng dẫn của ĐKV. Đồng thời cũng phải tiến hành đo chiều dày các khu vực
nghi ngờ theo kết quả kiểm tra của các đợt kiểm tra trước.
Các thành phần kết cấu sau đây thường hay bị ăn mòn lớn và cần phải được kiểm tra cẩn thận
tại các đợt kiểm tra.
3.1 Boong và thượng tầng
- Boong cao nhất
Phần phía trước của boong cao nhất; các tấm tôn boong giữa các miệng hầm hàng,
đặc biệt là ở những chỗ hay bị đọng nước; các miệng hầm và vùng tôn boong xung
quanh miệng hầm; tôn boong xung quanh chân các ống thông hơi, ống đo.
- Thượng tầng mũi, thượng tầng đuôi và lầu
Các vách biên của các thượng tầng; phần chân của các vách biên của các lầu, đặc
biệt tại những chỗ đường ống đi qua và vị trí nút xả; tôn boong hoặc sàn dọc theo các
kênh thoát nước hoặc xả nước; các vùng ở dưới các máy móc trên boong (tời dây,
tời neo...) và các cọc buộc dây, bệ định hướng dây.
- Tôn boong bên trong các thượng tầng (đặc biệt là phần boong là đỉnh của các két
sâu).
- Thành quây miệng hầm hàng và các mã/nẹp đứng của thành quây miệng hầm hàng.
Phần chân của thành quây và mã; các vùng đặt ống dẫn ống hơi nước; thành quây
và mã ở vùng boong giữa các miệng hầm hàng.
- Mạn chắn sóng và các mã/nẹp đứng của mạn chắn sóng
Phần chân của mạn chắn sóng; ở những vị trí nối co giãn (để mạn chắn sóng không
tham gia uốn chung), các cửa trên mạn chắn sóng.
- Nắp miệng hầm hàng (đặc biệt là nắp kiểu hình hộp).
3.2 Tôn vỏ
- Các tấm tôn mạn giữa đường nước nhẹ tải và đường nước đầy tải.
- Tôn đáy và mạn ở phần mũi tàu (đặc biệt là ở vị trí dọc theo các đường hàn)
3.3 Các kết cấu bên trong
- Các sườn trong hầm hàng tại vị trí các mã đầu mút sườn (tại két mạn và két hông) và
dọc theo đường hàn liên kết giữa sườn và tôn mạn.
- Phần chân của các vách ngang (ở trên đáy đôi hoặc boong nội khoang).
- Các vách biên của hầm xích neo.
- Các kết cấu ở phía dưới các bơm nước biển, và các hộp van thông biển trong vùng
buồng máy và vùng bơm hàng.
3.4 Các kết cấu trong các két
- Các kết cấu trong các két sâu mà đỉnh két là boong cao nhất.
- Các vách dọc và các cơ cấu gia cường vách trong két mạn/các không gian của tàu
chở dầu và tàu chở quặng.
- Các thành phần kết cấu trong các két dằn kề với các két dầu đốt.
- Các vùng tại các vị trí khoét lỗ cho các cơ cấu khác đi qua hoặc các lỗ khoét giảm
trọng lượng v.v... của đà ngang.
- Tôn đáy ở dưới và xung quanh miệng ống đo và đầu miệng ống hút/xả chất lỏng.
- Các thành phần kết cấu ở tư thế nằm ngang của két dầu hàng (tôn đáy, tấm mép tự
do của các sống đáy, các sống nằm ngang v.v...).

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 8


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 9


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

CHƯƠNG 4 - KIỂM TRA TIẾP CẬN VÀ ĐO CHIỀU DÀY ĐỐI VỚI


TÀU CHỞ DẦU VÀ TÀU CHỞ HOÁ CHẤT

Chương này đưa ra các yêu cầu chung về kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày cần thực hiện tại
các đợt kiểm tra định kỳ tàu chở dầu hoặc tàu chở hoá chất.
Ghi chú:
Đối với tàu chở quặng có các vách dọc phải tiến hành kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày đối với các
thành phần kết cấu theo các yêu cầu đối với tàu chở dầu, trừ các thành phần kết cấu sau:
- Các thành phần kết cấu trong các hầm hàng.
- Nắp và thành quây miệng hầm hàng, tôn boong giữa các miệng hầm hàng.
Các thành phần kết cấu này được kiểm tra và đo chiều dày theo yêu cầu của Chương 6.

V¸ch ngang
Xµ ngang boong
Boong cao nhÊt
T«n m¹n

V¸ch
däc

§µ ngang ®¸y Sèng n»m

T«n ®¸y
S−ên khoÎ t¹i m¹n
Khung ngang
Xµ ngang boong trong kÐt m¹n
§µ ngang ®¸y
Thanh gi»ng ngang
Sèng ®øng v¸ch däc

KÕt cÊu tµu chë dÇu ®iÓn h×nh vµ thuËt ng÷

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 10


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

4.1 Kiểm tra định kỳ lần thứ nhất (tàu chở dầu và chở hoá chất)
(tuổi tàu ≤ 5 năm)
1. Kiểm tra tiếp cận
Két Cơ cấu được kiểm tra
Một két dằn mạn hoặc két dằn trong khoang vỏ kép Một khung ngang*1
(trong trường hợp không bố trí két dằn, thì một két
hàng mạn sử dụng để chứa nước dằn)
Một két hàng Một xà ngang boong khoẻ*2
Một két dằn Một vách ngang*3
Một két hàng mạn Một vách ngang*3
Một két hàng trung tâm Một vách ngang*3
*1: Toàn bộ một khung ngang khoẻ bao gồm cả các cơ cấu lân cận như tôn vỏ, xà dọc, mã v.v...
*2: Xà ngang boong khoẻ trong két hoặc trên boong gồm cả các cơ cấu boong lân cạn như tôn
boong, xà dọc v.v...
*3 Phần dưới của vách ngang bao gồm hệ thống cơ cấu gia cường và các cơ cấu lân cận như
mã, nẹp v.v...
2. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận(xem 1 ở trên)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Mỗi dải tôn của một mặt cắt ngang tôn boong tại vị trí chiều rộng
lớn nhất của tàu trong khu vực chứa hàng (ở trên két dằn).
-4. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 4.5

Khu vùc chøa hµng

Boong cao nhÊt

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 11


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

4.2 Kiểm tra định kỳ lần thứ 2 (tàu chở dầu và tàu chở hoá chất)
(5 năm < tuổi tàu ≤ 10 năm)
1. Kiểm tra tiếp cận
Két Cơ cấu được kiểm tra
Một két dằn mạn hoặc két dằn trong khoang vỏ kép Tất cả các khung ngang*1
(trong trường hợp không bố trí két dằn, thì một két
Cả hai vách ngang*2
hàng mạn sử dụng để chứa nước dằn)
Một két dằn còn lại Mỗi xà ngang boong khoẻ *3
Mỗi một vách ngang*4
Một két hàng mạn Một xà ngang boong khoẻ *3
Một vách ngang*4
Hai két hàng trung tâm Mỗi xà ngang boong khoẻ *3
Mỗi một vách ngang*4
Một két dằn mạn hoặc két dằn trong khoang vỏ kép Tất cả các tôn và cơ cấu bên
(trong trường hợp không bố trí két dằn, thì một két trong*5
hàng mạn sử dụng để chứa nước dằn){chỉ áp dụng
đối với tàu chở hoá chất}
*1: Toàn bộ một khung ngang khoẻ bao gồm cả các cơ cấu lân cận như tôn vỏ, xà dọc, mã v.v...
*2: Toàn bộ vách ngang hệ thống cơ cấu gia cường và các cơ cấu lân cận
*3: Xà ngang boong khoẻ trong két hoặc trên boong gồm cả các cơ cấu boong lân cận như tôn
boong, xà dọc v.v...
*4: Phần dưới của vách ngang bao gồm hệ thống cơ cấu gia cường và các cơ cấu lân cận như
mã, nẹp v.v...
*5: Toàn bộ két bao gồm tất cả các vách biên của két, các cơ cấu gia cường bên trong két và các
cơ cấu gia cường trên boong tại vị trí két.
2. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem ở điều 1 ở trên)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Mỗi tấm tôn boong trong khu vực chứa hàng
(2) Tất cả các cơ cấu dọc tại một mặt cắt ngang trong khu vực chứa hàng
(3) Các dải tôn mạn ở vùng mớn nước thay đổi ngoài khu vực 0,5L
giữa tàu (tối thiểu một dải cho mỗi mạn)
-4. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 4.5

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 12


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

0.5L gi÷a tµu

Khu vùc chøa hµng

(Boong cao nhÊt)

Giải thích chữ viết tắt:


LWL (Loading Water Line): đường nước chở hàng toàn tải
BWL (Balast Water Line): đường nước chạy dằn (không hàng)

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 13


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

4.3 Kiểm tra định kỳ lần thứ 3 (tàu chở dầu và chở hoá chất)
(5 năm< tuổi tàu ≤10 năm)
1. Kiểm tra tiếp cận
Két Cơ cấu được kiểm tra
Tất cả các két dằn {tàu chở dầu} Tất cả các khung ngang*1
Tất cả các vách ngang*2
{tàu chở hoá chất} Tất cả tôn và cơ cấu bên trong*3
Một két hàng mạn {tàu chở dầu} Tất cả các khung ngang*1
{tàu chở hoá chất} Tất cả tôn và cơ cấu bên trong*3
Các két hàng mạn còn lại {tàu chở dầu} Mỗi két một khung ngang*1
Các két hàng còn lại {tàu chở hoá chất} Mỗi két một khung ngang*1
Tất cả các két hàng {tàu chở dầu} Tất cả các vách ngang*2
{tàu chở hoá chất}
Tất cả các két hàng trung {tàu chở dầu } Mỗi một xà ngang boong khoẻ*4
tâm
Khi ĐKV xét thấy cần thiết {tàu chở dầu} Các khung ngang bổ sung*1
*1: Toàn bộ một khung ngang khoẻ bao gồm cả các cơ cấu lân cận như tôn vỏ, xà dọc, mã...
*2: Toàn bộ vách ngang bao gồm hệ thống cơ cấu gia cường và các cơ cấu lân cận
*3: Toàn bộ két bao gồm tất cả các vách biên của két, các cơ cấu gia cường bên trong két và các
cơ cấu gia cường trên boong tại vị trí két.
*4: Xà ngang boong khoẻ và đà ngang đáy khoẻ bao gồm cả các cơ cấu lân cận như tôn boong,
tôn đáy, xà dọc, sườn v.v ...
2. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem 1 ở trên)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới đây)
(1) Mỗi tấm tôn boong trong khu vực chứa hàng
(2) Tất cả các cơ cấu dọc tại hai mặt cắt ngang trong khu vực chứa hàng
Các mặt cắt ngang phải được lựa chọn theo (a), (b) và (c) sau đây.
(a) Một mặt cắt ngang trong khu vực 0,4L tại giữa tàu và mặt cắt ngang
khác nằm trong khu vực giữa 0,4 và 0,5L tại giữa tàu
(b) Mặt cắt ngang phải được chọn sao cho việc đo tôn có thể tiến hành
cho càng nhiều két càng tốt trong điều kiện bị ăn mòn. Két dằn có
chung vách với két hàng có lắp thiết bị hâm nóng và két hàng được
phép chứa nước biển phải được lựa chọn
(c) Mặt cắt ngang phải được lựa chọn ở nơi có sự nghi ngờ ăn mòn
lớn nhất hoặc tham khảo từ kết quả đo tôn boong theo (1) ở trên và
phải chỉ rõ những khu vực đã được thay mới hoặc gia cường cục bộ
(3)Các dải tôn vùng mạn vùng mớn nước thay đổi ngoài khu vực chở
hàng (mỗi mạn ít nhất một dải)
(4)Các dải tôn vùng mạn vùng mớn nước thay đổi trong khu vực chở
hàng (tất cả các dải ở mỗi mạn)
-4. Các cơ cấu trong két dằn mũi
-5. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 4.5

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 14


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

Khu vùc chøa hµng

(Boong cao nhÊt)

Giải thích chữ viết tắt:


LWL (Loading Water Line): đường nước chở hàng toàn tải
BWL (Balast Water Line): đường nước chạy dằn (không hàng)
WBT (Water Ballast Tank): két nước dằn

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 15


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

4.4 Kiểm tra định kỳ lần thứ tư và các định kỳ tiếp theo (tàu chở dầu và chở khí hoá lỏng)
(15 năm< tuổi tàu)
1. Kiểm tra tiếp cận
Két Cơ cấu được kiểm tra
Tất cả các két dằn {tàu chở dầu} Tất cả các khung ngang*1
Tất cả các vách ngang*2
{tàu chở hoá chất} Tất cả tôn và cơ cấu bên trong*3
Một két hàng mạn {tàu chở dầu} Tất cả các khung ngang*1
{tàu chở hoá chất} Tất cả tôn và cơ cấu bên trong*3
Các két hàng mạn còn lại {tàu chở dầu} Mỗi két một khung ngang*1
Các két hàng còn lại {tàu chở hoá chất} Mỗi két một khung ngang*1
Tất cả các két hàng {tàu chở dầu} Tất cả các vách ngang*2
{tàu chở hoá chất}
Tất cả các két hàng trung {tàu chở dầu } Mỗi một xà ngang boong khoẻ*4
tâm
Khi ĐKV xét thấy cần thiết {tàu chở dầu} Các khung ngang bổ sung*1
Các khung ngang bổ sung nếu ĐKV thấy cần thiết
*1: Toàn bộ một khung ngang khoẻ bao gồm cả các cơ cấu lân cận như tôn vỏ, xà dọc, mã v.v...
*2: Toàn bộ vách ngang gồm hệ thống cơ cấu gia cường và các cơ cấu lân cận
*3: Toàn bộ két bao gồm tất cả các vách biên của két, các cơ cấu bên trong két và các cơ cấu
gia cường trên boong tại vị trí két.
*4: Xà ngang boong khoẻ và đà ngang đáy khoẻ bao gồm cả các cơ cấu lân cận như tôn boong,
tôn đáy, xà dọc v.v....
2. Đo chiều dày (xem 1 ở trên)
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem 1 ở trên)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới đây)
(1) Mỗi tấm tôn boong và đáy trong khu vực chứa hàng
(2) Tất cả các cơ cấu dọc tại ba mặt cắt ngang trong khu vực chứa hàng
Các mặt cắt ngang phải được lựa chọn theo (a), (b) và (c) sau đây.
(a) Hai mặt cắt ngang trong khu vực 0,4L tại giữa tàu và mặt cắt ngang
khác nằm trong khu vực giữa 0,4 và 0,5L tại giữa tàu
(b) Mặt cắt ngang phải được chọn sao cho việc đo tôn có thể tiến hàng
cho càng nhiều két càng tốt trong điều kiện bị ăn mòn. Két dằn có
chung vách với két hàng có lắp thiết bị hâm nóng và két hàng được
phép chứa nước biển phải được lựa chọn
(c) Mặt cắt ngang phải được lựa chọn ở nơi có sự nghi ngờ ăn mòn lớn
nhất hoặc tham khảo từ kết quả đo tôn boong theo (1) ở trên và phải
chỉ rõ những khu vực đã được thay mới hoặc gia cường cục bộ
(3) Các dải tôn vùng mạn vùng mớn nước thay đổi ngoài khu vực chở
hàng (mỗi mạn ít nhất một dải)
(4) Các dải tôn vùng mạn vùng mớn nước thay đổi trong khu vực chở hàng
(tất cả các dải ở mỗi mạn)
-4. Các cơ cấu trong két dằn mũi, lái, boong chính hở và đáy ngoài khu vực chứa
hàng, toàn bộ dải tôn ky, boong thượng tầng
-5. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 4.5
ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 16
HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

Khu vùc chøa hµng

(Boong cao nhÊt vµ ®¸y)

Giải thích chữ viết tắt:


LWL (Loading Water Line): đường nước chở hàng toàn tải
BWL (Balast Water Line): đường nước chạy dằn (không hàng)
WBT (Water Ballast Tank): két nước dằn

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 17


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

4.5 Tiêu chuẩn đối với các điểm đo


-1. Đo các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận
Tiêu chuẩn đối với các điểm đo của các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (ví
dụ: khung ngang khoẻ...) được trình bày ở hình dưới đây. Số lượng các điểm đo cần
được điều chỉnh thích hợp có tính đến tuổi tàu và kiểu của hệ thống kết cấu.
-2. Đo các mặt cắt ngang và các thành phần kết cấu khác
(1) Đo mặt cắt ngang
Tôn: ít nhất một số đo cho mỗi dải tôn, tôn vách dọc v.v...(khi chiều rộng lớn hơn
3 m chiều rộng thêm một số đo)
Các xà dọc: Một số đo cho 3 xà dọc giống nhau (tấm thành và tấm mép tự do)(
mặt cắt ngang của xà cần được lựa chọn ở chỗ nghi ngờ là bị hao mòn lớn nhất
hoặc từ kết quả đo tôn boong bộc lộ là khu vực bi hao mòn lớn).
(2) Đo tôn vỏ, tôn boong v.v...
Cần đo hai điểm trên mỗi tấm tôn mạn, tôn đáy, tôn boong cao nhất v.v... khi
có yêu cầu đo chiều dày tất cả các tấm hoặc dọc theo chiều dài của tấm.
-3. Hao mòn lớn
Nếu phát hiện hao mòn lớn thông qua kết quả đo chiều dày, thì khối lượng đo chiều
dày (số các thành phần kết cấu được đo và các số điểm đo) phải được tăng lên theo
các yêu cầu nêu ra ở Chương 7 và theo quyết định của ĐKV trên cơ sở xem xét trạng
thái thực tế.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 18


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

(MÆt c¾t ngang s−ên khoÎ §o mÆt c¾t ngang (®o khoanh)

(T©m tµu

Sèng n»m

Sèng däc t©m


V¸ch kÝn n−íc

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 19


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

CHƯƠNG 5 - KIỂM TRA TIẾP CẬN VÀ ĐO CHIỀU DẦY ĐỐI VỚI TÀU DẦU VỎ KÉP

Chương này đưa ra các yêu cầu chung về kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày cần thực hiện tại
các đợt kiểm tra định kỳ tàu dầu vỏ kép:

S−ên khoÎ trong kÐt m¹n T«n boong

T«n m¹n Xµ däc boong

V¸ch ngang Xµ ngang boong

Xµ däc
(Sèng n»m)
vá trong

NÑp däc cña v¸ch däc Sèng ®øng cña v¸ch däc

TÊm d»ng cña kÐt gi÷a


TÊm sµn
däc m¹n
T«n vá trong NÑp däc cña v¸ch däc

MÆt ®Ønh kÐt h«ng NÑp ®øng cña v¸ch


Xµ däc m¹n
§µ ngang ®¸y ngang
T«n ®¸y trong
Sèng gi÷a ®¸y

C¬ cÊu
ngang trong Sèng ®¸y NÑp däc ®¸y trong
kÐt h«ng NÑp däc ®¸y

Kết cấu của tàu dầu vỏ kép điển hình và các thuật ngữ sử dụng

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 20


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

5.1 Kiểm tra định kỳ lần thứ nhất (tàu dầu vỏ kép)
(tuổi tàu ≤ 5 năm)
1. Kiểm tra tiếp cận
Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra
Một két dằn đáy đôi *4 Một khung ngang *1
Toàn bộ một vách ngang *3
Một két hàng Một cơ cấu ngang boong *2
Một két hàng giữa Phần dưới của một vách ngang
*1: Toàn bộ mộ khung ngang khoẻ bao gồm cả các kết cấu liền kề như: tôn mạn, xà dọc,
sườn, mã, v.v…
*2: Cơ cấu ngang trong két hoặc trên boong bao gồm cả các kết cấu boong liền kề như: tôn
boong, xà dọc/sườn, v.v…
*3: Các kết cấu liền kề của cơ cấu khoẻ đứng, nằm và vách ngang như: vách dọc, tôn đáy
trong, tấm nghiêng, sống đáy, mã và nẹp. Các cơ cấu bên trong của bệ trên và bệ dưới
của vách sóng.
*4: Khoang vỏ kép bao gồm khoang đáy đôi, mạn kép boong kép (nếu có)
2. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem Chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem 1 ở trên)
-3 Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Mỗi dải tôn cho một mặt cắt ngang của tôn boong trong khu vực
chở hàng (trong khu vực có két dằn)
-4. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 5.5

Khu vùc chøa hµng

Boong cao nhÊt

Ghi chú:
WBT: két dằn

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 21


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

5.2 Kiểm tra định kỳ lần thứ 2 (tàu dầu vỏ kép)


(5 < tuổi tàu ≤10 tuổi)
1. Kiểm tra tiếp cận
Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra
Một két dằn đáy đôi Tất cả các khung ngang *1
Tất cả các két dằn đáy đôi Toàn bộ mỗi vách ngang *2
Các két dằn còn lại Vùng trên và vùng gãy khúc của mỗi khung ngang *4
Hai két hàng giữa Vùng dưới của vách ngang cho mỗi két*2
Xà ngang boong khoẻ của mỗi két *3
*1: Toàn bộ mộ khung ngang khoẻ bao gồm cả các kết cấu liền kề như: tôn mạn, xà dọc, sườn,
mã, v.v…
*2: Các kết cấu liền kề của cơ cấu khoẻ đứng, nằm và vách ngang như: vách dọc, tôn đáy trong,
tấm nghiêng, sống đáy, mã và nẹp. Các cơ cấu bên trong của bệ trên và bệ dưới của vách
sóng.
*3: Cơ cấu ngang trong két hoặc trên boong bao gồm cả các kết cấu boong liền kề như: tôn
boong, xà dọc/sườn, v.v…
*4: Khu vực trong khoảng 5m dưới boong cao nhất, tấm nghiêng và khu vực trong khoảng 2m từ
đường gianh giới giữa tấm nghiêng và vách dọc đứng
*5: Khoang vỏ kép bao gồm khoang đáy đôi, mạn kép boong kép (nếu có)
2. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem ở điều 1 ở trên)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Mỗi tấm tôn boong trong khu vực chứa hàng
(2) Tất cả các cơ cấu dọc tại một mặt cắt ngang trong khu vực chứa hàng
(3) Các dải tôn mạn ở vùng mớn nước thay đổi ngoài khu vực 0,5L
giữa tàu (tối thiểu một dải cho mỗi mạn)
-4. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 4.5

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 22


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

0,5 L t¹i gi÷a tµu

Khu vùc chøa hµng

Boong cao nhÊt

LWL: §−êng n−íc kh«ng t¶i


BWL: §−êng n−íc cã d»n

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 23


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

5.3 Kiểm tra định kỳ lần thứ 3 (tàu dầu vỏ kép)


(10 năm< tuổi tàu ≤ 15 năm)
1. Kiểm tra tiếp cận

Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra


Tất cả các két dằn Tất cả các khung ngang *1
Tất cả các vách ngang *2
Một két hàng Tất cả các khung ngang *1
Các két còn lại Mỗi két một khung ngang*1
Tất cả các két hàng Toàn bộ vách cho tất cả các vách *2
Nếu ĐKV thấy cần thiết Một khung ngang bổ sung *1
*1: Toàn bộ mộ khung ngang khoẻ bao gồm cả các kết cấu liền kề như: tôn mạn, xà dọc, sườn,
mã, v.v…
*2: Các kết cấu liền kề của cơ cấu khoẻ đứng, nằm và vách ngang như: vách dọc, tôn đáy trong,
tấm nghiêng, sống đáy, mã và nẹp. Các cơ cấu bên trong của bệ trên và bệ dưới của vách
sóng.
2. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem 1 ở trên)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới đây)
(1) Mỗi tấm tôn boong trong khu vực chứa hàng
(2)Tất cả các cơ cấu dọc tại hai mặt cắt ngang trong khu vực chứa hàng
Các mặt cắt ngang phải được lựa chọn theo (a), (b) và (c) sau đây.
(a) Một mặt cắt ngang trong khu vực 0,4L tại giữa tàu và mặt cắt
ngang khác nằm trong khu vực giữa 0,4 và 0,5L tại giữa tàu
(b) Mặt cắt ngang phải được chọn sao cho việc đo tôn có thể tiến
hành
cho càng nhiều két càng tốt trong điều kiện bị ăn mòn. Két dằn có
chung vách với két hàng có lắp thiết bị hâm nóng và két hàng
được phép chứa nước biển phải được lựa chọn
(c) Mặt cắt ngang phải được lựa chọn ở nơi có sự nghi ngờ ăn mòn
lớn
nhất hoặc tham khảo từ kết quả đo tôn boong theo (1) ở trên và
phải chỉ rõ những khu vực đã được thay mới hoặc gia cường cục
bộ
(3) Các dải tôn vùng mạn vùng mớn nước thay đổi ngoài khu vực chở
hàng
(mỗi mạn ít nhất một dải)
(4) Các dải tôn vùng mạn vùng mớn nước thay đổi trong khu vực chở hàng
(tất cả các dải ở mỗi mạn)

-4. Các cơ cấu trong két dằn mũi


-5. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 4.5

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 24


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

Khu vùc chøa hµng

Boong cao nhÊt

LWL: §−êng n−íc kh«ng t¶i


BWL: §−êng n−íc cã d»n
WBT: kÐt n−íc d»n

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 25


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

5.4 Kiểm tra định kỳ lần thứ tư và các định kỳ tiếp theo (tàu dầu vỏ kép)
(15 năm< tuổi tàu)
1. Kiểm tra tiếp cận
Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra
Như kiểm tra định kỳ lần 3
Nếu ĐKV thấy cần thiết {Tàu dầu} Một khung ngang bổ sung *1
*1: Toàn bộ mộ khung ngang khoẻ bao gồm cả các kết cấu liền kề như: tôn mạn, xà dọc, sườn,
mã, v.v…
*2: Toàn bộ vách ngang bao gồm hệ thống sống đáy và các cơ cấu liền kề
*3: Toàn bộ két bao gồm tất cả các vách bao và cơ cấu bên trong, và cơ cấu bên ngoài trên
boong trong khu vực két
*4: Cơ cấu ngang boong và đáy bao gồm các cơ cấu liền kề như tôn boong, tôn đáy, các xà dọc,
v.v…
2. Đo chiều dày (xem 1 ở trên)
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem 1 ở trên)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới đây)
(1) Mỗi tấm tôn boong và đáy trong khu vực chứa hàng
(2) Tất cả các cơ cấu dọc tại ba mặt cắt ngang trong khu vực chứa hàng
Các mặt cắt ngang phải được lựa chọn theo (a), (b) và (c) sau đây.
(a) Hai mặt cắt ngang trong khu vực 0,4L tại giữa tàu và mặt cắt
ngang khác nằm trong khu vực giữa 0,4 và 0,5L tại giữa tàu
(b) Mặt cắt ngang phải được chọn sao cho việc đo tôn có thể tiến
hàng cho càng nhiều két càng tốt trong điều kiện bị ăn mòn. Két
dằn có chung vách với két hàng có lắp thiết bị hâm nóng và két
hàng được phép chứa nước biển phải được lựa chọn
(c) Mặt cắt ngang phải được lựa chọn ở nơi có sự nghi ngờ ăn mòn
lớn nhất hoặc tham khảo từ kết quả đo tôn boong theo (1) ở trên
và phải chỉ rõ những khu vực đã được thay mới hoặc gia cường
cục bộ
(3) Các dải tôn vùng mạn vùng mớn nước thay đổi ngoài khu vực chở
hàng (mỗi mạn ít nhất một dải)
(4) Các dải tôn vùng mạn vùng mớn nước thay đổi trong khu vực chở
hàng (tất cả các dải ở mỗi mạn)
-4. Các cơ cấu trong két dằn mũi, lái, boong chính hở và đáy ngoài khu vực chứa
hàng, toàn bộ dải tôn ky, boong thượng tầng
-5. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 4.5

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 26


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

Khu vùc chøa hµng

Boong cao nhÊt

LWL: §−êng n−íc kh«ng t¶i


BWL: §−êng n−íc cã d»n
WBT: kÐt n−íc d»n

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 27


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

5.5 Tiêu chuẩn đối với các điểm đo


-1. Đo các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận
Tiêu chuẩn đối với các điểm đo cho các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (
ví dụ: khung ngang khoẻ...) được trình bày ở hình vẽ dưới đây. Số lượng các điểm đo
cần được điều chỉnh thích hợp có tính đến tuổi tàu và kiểu hệ thống kết cấu.
-2. Đo các mặt cắt ngang và các thành phần kết cấu khác
(1) Đo mặt cắt ngang
Tôn: ít nhất một số đo cho tất cả các tấm tôn boong và đáy giưũa các nẹp dọc,
và mỗi dải tôn một điểm các tấm tôn khác
Nẹp dọc: đo cho bản thành và bản cacnhs cho tất cả các nẹp dọc
(2) Đo tôn vỏ, tôn boong v.v....
Cần đo 2 điểm trên mỗi tấm tôn mạn, tôn đáy, tôn boong cao nhất v.v... khi có
yêu cầu đo chiều dày tất cả các tấm tôn hoặc dọc theo chiều dài tấm.
-3. Đo các cơ cấu được phát hiện là bị hao mòn lớn
Nếu phát hiện hao mòn lớn thông qua kết quả đo chiều dày, khối lượng đo chiều dày(
số các thành phần kết cấu được đo và số điểm đo) phải được tăng lên theo hướng
dẫn của ĐKV trên cơ sở xem trạng thái thực tế.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 28


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

CHƯƠNG 6 - KIỂM TRA TIẾP CẬN VÀ ĐO CHIỀU DÀY ĐỐI VỚI TÀU CHỞ H ÀNG RỜI
(BAO GỒM TÀU CHỞ QUẶNG)
Chương này đưa ra các yêu cầu chung về kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày cần thực hiện tại
các đợt kiểm tra định kỳ tàu chở hàng rời*:
*: ” Tàu chở hàng rời” là các tàu sau:
⇒ tàu được đóng hoặc hoán cải có một boong, két đỉnh mạn và két hông trong khu
vực chứa hàng, và được dùng chủ yếu để chở xô hàng khô (xem hình vẽ sau):
⇒ tàu chở quặng; hoặc
⇒ tàu chở hàng hỗn hợp ví dụ như tàu chở quặng/dầu và tàu chở quặng/hàng
rời/dầu.
- “Tàu chở quặng” có nghĩa là tàu được đóng hoặc hoán cải có một boong,
hai vách dọc và đáy đôi trên suốt khu vực chở hàng và chỉ được dùng để chở
hàng quặng ở các khoang hàng trung tâm.
- “Tàu chở hàng hỗn hợp” có nghĩa là tàu thiết kế để chở dầu hoặc xô hàng
rắn
Lưu ý:
Đối với tàu chở quặng, kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày đối với các kết cấu trong két dằn mạn và các
khoang trống ở mạn phải được tiến hành theo các quy đối với tàu chở dầu nêu ở chương 4

Kết cấu của tàu chở hàng rời điển hình và các thuật ngữ sử dụng

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 29


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

6.1 Kiểm tra định kỳ lần thứ nhất (tàu chở hàng rời)
(tuổi tàu ≤ 5 năm)
1. Kiểm tra tiếp cận
Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra
Tất cả các hầm hàng - Tất cả các sườn khoang*1
- Hai vách ngang *2 *4
- Phần dưới của các vách ngang còn
lại
- Các ống thông hơi và ống đo trên
đáy đôi
- Tất cả thành quây và nắp miệng hầm
hàng*2
Mỗi cặp két nước dằn đại diện cho mỗi - Mỗi két một khung ngang*3
kiểu (tức là két đỉnh mạn, két hông hoặc
két mạn)
{Không áp dụng cho tàu chở quặng}
Một két dằn mạn - Một khung ngang *5
{Tàu chở quặng} - Phần dưới của một vách ngang *6
*1: Gồm cả các liên kết ở hai đầu và các tấm tôn vỏ lân cận
*2: Gồm cả các nẹp
*3: Gồm cả tôn và xà dọc; trong trường hợp không có các khung ngang thì thực hiện kiểm
tra các kết cấu cơ bản tương đương.
*4: Kiểm tra tiếp cận cho vách ngang phải được tiến hành ít nhất tại bốn mức sau đây:
(1) Ngay phía trên đáy đôi và ngay trên tấm đứng gia cường chân vách sóng (nếu
có) và tấm nghiêng gia cường chân vách sóng cho các tàu không có bệ đỡ vách
sóng
(2) Ngay phía trên và phía dưới tấm nghiêng của bệ đỡ vách sóng (đối với những
tàu có lắp đặt bệ đỡ vách sóng), và ngay phía trên tấm nghiêng gia cường vách
sóng.
(3) Khoảng giữa chiều cao vách ngang
(4) Ngay phía dưới tôn boong cao nhấtvà ngay liền kề với két đỉnh mạn và ngay
phía dưới tấm nghiêng của bệ đỡ dưới của vách sóng với những tàu có lắp đặt bệ
đỡ trên của vách sóng, hoặc ngay phía dưới két đỉnh mạn
*5: Toàn bộ khung ngang sườn khoẻ bao gồm các cơ cấu liền kề như: tôn vỏ, xà dọc mạn,
mã, v.v…
*6: Phần dưới vách ngang bao gồm hệ thống sống đáy và các cơ cấu liền kề như: các mã,
nẹp, v.v…
*7: Toàn bộ vách ngang bao gồm hệ thống sống đáy và các cơ cấu liền kề như: các mã,
nẹp, v.v…
*8: Bao gồm các cơ cấu boong liền kề như tôn boong, xà dọc, v.v…
2. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem Chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem 1 ở trên)
Đối với các cơ cấu sau đây, tối thiểu là các điểm nêu ở (1) và (2) phải được đo
(1) Các sườn khoang: Phần dưới của các tấm thành và mã chân sườn của mỗi
nhóm 3 sườn tại phần trước/phần giữa/phần sau ở cả hai mạn mỗi hầm hàng.
(2) Vách ngang: Tối thiểu một dải dưới cùng của mỗi vách ngang.
-3. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 5.5

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 30


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

6.2 Kiểm tra định kỳ lần thứ 2 (tàu chở hàng rời)
(5 < tuổi tàu ≤ 10 tuổi)
1. Kiểm tra tiếp cận
Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra
Tất cả các hầm hàng - Tất cả các sườn khoang*1
- Tất cả các vách ngang *2 *4
- Toàn bộ tôn boong giữa các miệng
khoang hàng của các khoang hàng
- Tất cả thành quây và nắp miệng hầm
hàng*2
Mỗi một két nước dằn đại diện cho mỗi - Một phần hai số lượng các khung
kiểu (tức là két đỉnh mạn, két hông ngang*3
hoặc két mạn) - Phần trên và phần dưới của mỗi vách
{Không áp dụng cho tàu chở quặng} ngang*2
Các két nước dằn còn lại (tức là két - Mỗi két một khung ngang*3
đỉnh mạn, két hông hoặc két mạn)
{Không áp dụng cho tàu chở quặng}
Một két nước dằn mạn - Cả hai vách ngang*2
{Không áp dụng cho tàu chở quặng}
Một két nước dằn mạn - Tất cả cá khung ngang *5
{Tàu chở quặng} - Cả hai vách ngang
Các két dằn mạn khác và các khoang - Mỗi két một cơ cấu ngang boong *8
trống - Phần dưới của mỗi vách ngang *6
{Tàu chở quặng}
*1 - *8: Xem kiểm tra định kỳ lần 1
2. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem Chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem 1 ở trên)
Đối với các cơ cấu sau đây, tối thiểu là các điểm nêu từ (1) đến (4) phải được đo
(1) Các sườn khoang: Hầm hàng đầu tiên tính từ mũi: Tất cả các sườn
(2) Vách ngang: Tối thiểu toàn bộ một vách ngang và mỗi dải tôn dưới cùng của
mỗi vách ngang còn lại
(3) Thành quây miệng hầm hàng: Cả hai đầu và phần giữa của mỗi thành quây
dọc và ngang miệng hầm hàng (tôn và cơ cấu gia cường)
(4) Nắp hầm hàng: Các nắp hầm hàng lựa chọn( tôn và nẹp gia cường)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Tôn boong lựa chọn giữa các miệng hầm hàng
(2) Hai mặt cắt ngang tôn boong, nằm ngoài vùng giữa các miệng hầm
hàng, trong khu vực chứa hàng.
(3) Các dải tôn mạn ở vùng mớn nước thay đổi tại các mặt cắt ngang tôn
boong nêu ở (2)
(4) Tất cả các tôn boong, nếu hàng gỗ hoặc các loại hàng khác có khả
năng làm tăng tốc độ ăn mòn được xếp hàng trên boong.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 31


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-4. Tiêu chuẩn đối với các điểm đo xem 5.5

Khu vùc chøa hµng


(Boong cao nhÊt)

(§¸y)
Giải thích chữ viết tắt:
LWL (Loading Water Line): đường nước chở hàng toàn tải
BWL (Balast Water Line): đường nước chạy dằn (không hàng)

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 32


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

6.3 Kiểm tra định kỳ lần thứ 3 (tàu chở hàng rời)
(10 năm< tuổi tàu ≤ 15 năm)
1. Kiểm tra tiếp cận
Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra
Tất cả các hầm hàng - Tất cả các sườn khoang*1
- Toàn bộ tất cả các vách ngang *2 *4
- Toàn bộ các vùng tôn boong giữa
các miệng hầm hàng
- Tất cả các ống thông hơi và ống đo
trên đáy đôi
- Tất cả các thành quây và nắp
miệng hầm hàng*2
Mỗi một két nước dằn (tức là két đỉnh mạn, - Tất cả các khung ngang*3
két hông hoặc két mạn)
{Không áp dụng cho tàu chở quặng}
Tất cả các két nước dằn - Tất cả các vách ngang*2
{Không áp dụng cho tàu chở quặng}
Tất cả các két nước dằn mạn và khoang - Tất cả các khung ngang*5
trống - Tất cả các vách ngang*7
{Tàu chở quặng}
*1 - *7: Xem kiểm tra định kỳ lần 1
2. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem Chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được tiếp cận (xem 1 ở trên)
Đối với các cơ cấu sau đây, tối thiểu là các điểm nêu từ (1) đến (4) phải được
đo
(1) Các sườn khoang:
- Hầm hàng đầu tiên tính từ mũi và một hầm hàng khác: tất cả các sườn
- Các hầm hàng còn lại: ít nhất 50% tổng số sườn tại phía trước, giữa,
phía sau ở cả hai mạn của mỗi hầm hàng
(2) Vách ngang: Tất cả toàn bộ các vách ngang trong các hầm hàng
(3) Thành quây miệng hầm hàng: Cả hai đầu và phần giữa của mỗi thành quây
dọc và ngang miệng hầm hàng (tôn và cơ cấu gia cường)
(4) Nắp miệng hầm hàng: Tất cả các nắp miệng hầm hàng (tôn và các cơ cấu
gia cường lựa chọn)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Tất cả tôn boong giữa các miệng hầm hàng
(2) Mỗi tấm tôn boong ngoài vùng giữa các miệng hầm hàng, trong khu vực chứa hàng
(3) Tất cả các cơ cấu dọc tại hai mặt cắt ngang, trong đó một ở vùng giữa tàu, tại tôn
boong ngoài vùng giữa các miệng hầm hàng, trong khu vực chứa hàng
(4) Tất cả các dải tôn mạn ở vùng mớn nước thay đổi trong khu vực chứa hàng
(5) Các dải tôn mạn lựa chọn ở vùng mớn nước thay đổi ngoài khu vực chứa hàng

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 33


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-4. Các cơ cấu bên trong két mũi


-5. Tiêu chuẩn đo xem ở 5.5

Khu vùc chøa hµng

(Boong cao nhÊt vµ ®¸y)

Giải thích chữ viết tắt:


LWL (Loading Water Line): đường nước chở hàng toàn tải
BWL (Balast Water Line): đường nước chạy dằn (không hàng)

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 34


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

6.4 Kiểm tra định kỳ lần thứ tư và các định kỳ tiếp theo (tàu chở hàng rời)
(15 năm< tuổi tàu)
1. Kiểm tra tiếp cận
Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra
Tất cả các hầm hàng - Tất cả các sườn khoang*1
- Toàn bộ tất cả các vách ngang *2 *4
- Toàn bộ các vùng tôn boong giữa các
miệng hầm hàng
- Tất cả các ống thông hơi và ống đo
trên đáy đôi
- Tất cả các thành quây và nắp miệng
hầm hàng*2
Mỗi một két nước dằn (tức là két đỉnh mạn, két - Tất cả các khung ngang*3
hông hoặc két mạn)
{Không áp dụng cho tàu chở quặng}
Tất cả các két nước dằn - Tất cả các vách ngang*2
{Không áp dụng cho tàu chở quặng}
Tất cả các két nước dằn mạn và khoang trống {Tàu - Tất cả các khung ngang*5
chở quặng}
- Tất cả các vách ngang*7
*1 - *7: Xem kiểm tra định kỳ lần 12. Đo chiều dày
-1. Các khu vực nghi ngờ (xem Chương 3)
-2. Các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận (xem 1 ở trên)
Đối với các cơ cấu sau đây, tối thiểu là các điểm nêu từ (1) đến (4) phải được đo
(1) Các sườn khoang: Tất cả các sườn
(2) Vách ngang: Tất cả toàn bộ các vách ngang trong các hầm hàng
(3) Thành quây miệng hầm hàng: Cả hai đầu và phần giữa của mỗi thành quây
dọc và ngang miệng hầm hàng (tôn và cơ cấu gia cường)
(4) Nắp miệng hầm hàng: Tất cả các nắp miệng hầm hàng (lựa chọn tôn và các
cơ cấu gia cường)
-3. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Tất cả tôn boong giữa các miệng hầm hàng
(2) Mỗi tấm tôn boong ngoài vùng giữa các miệng hầm hàng, trong khu vực chứa
hàng
(3) Tất cả các cơ cấu dọc tại ba mặt cắt ngang, trong đó một ở vùng giữa
tàu, tại tôn boong ngoài vùng giữa các miệng hầm hàng
(4) Mỗi tấm tôn đáy trong khu vực chứa hàng
(5) Tất cả các dải tôn mạn ở vùng mớn nước thay đổi trong khu vực chứa
hàng
(6) Các dải tôn mạn lựa chọn ở vùng mớn nước thay đổi ngoài khu vực chứa
hàng

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 35


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-4. Các cơ cấu bên trong két mũi, két đuôi, boong hở cao nhất và đáy ngoài khu vực
chở hàng, toàn bộ chiều dài tôn ky, boong thượng tầng
-5. Tiêu chuẩn đo xem ở 5.5

Khu vùc chøa hµng

(Boong cao nhÊt)

(§¸y)

Giải thích chữ viết tắt:


LWL (Loading Water Line): đường nước chở hàng toàn tải
BWL (Balast Water Line): đường nước chạy dằn (không hàng)

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 36


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

6.5 Tiêu chuẩn đối với các điểm đo


-1. Đo các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận
Tiêu chuẩn đối với các điểm đo của các thành phần kết cấu được kiểm tra tiếp cận
(ví dụ: khung ngang khoẻ...) được trình bày ở hình dưới đây. Số lượng các điểm đo
cần được điều chỉnh thích hợp có tính đến tuổi tàu và kiểu của hệ thống kết cấu.
-2. Đo các mặt cắt ngang và các thành phần kết cấu khác
(1) Đo mặt cắt ngang
Tôn: ít nhất một số đo ở giữa các cơ cấu dọc cho các tấm tôn nghiêng ở boong
và đáy tàu. Một điểm đo cho mỗi dải tôn của các tấm tôn còn lại
Cơ cấu dọc: tất cả các cơ cấu dọc phải được đo tại bản thành và bản cánh
(2) Đo tôn vỏ, tôn boong v.v....
Cần đo 2 điểm trên mỗi tấm tôn mạn, tôn đáy, tôn boong cao nhất v.v... khi có
yêu cầu đo chiều dày tất cả các tấm tôn hoặc dọc theo chiều dài tấm.
(3) Đo các sườn khoang
Các sườn trong hầm hàng và các mã liên kết ở 2 đầu sườn phải được đo tại vị
trí cách đường hàn của sườn với tôn mạn hoặc tôn mặt đáy két đỉnh mạn hoặc
với tôn mặt trên két hông khoảng 30 mm.
-3. Hao mòn lớn
Nếu phát hiện hao mòn lớn thông qua kết quả đo chiều dày, thì khối lượng đo
chiều dày (số các thành phần kết cấu được đo và các số điểm đo) phải được tăng
lên theo các yêu cầu nêu ra ở chương 7 và theo quyết định của ĐKV trên cơ sở
xem xét trạng thái thực tế.

V¸ch ngang §o mÆt c¾t ngang

Khung s−ên khoÎ


S−ên N¾p hÇm hµng

Thµnh qu©y miÖng hÇm hµng

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 37


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

CHƯƠNG 7 - KIỂM TRA TIẾP CẬN VÀ ĐO CHIỀU DÀY ĐỐI VỚI TÀU HÀNG KHÔNG
PHẢI LÀ TÀU CHỞ DẦU, TÀU CHỞ HOÁ CHẤT VÀ TÀU CHỞ HÀNG RỜI

Chương này đưa ra các yêu cầu chung về kiểm tra tiếp cận và đo chiều dày cần thực hiện tại
các đợt kiểm tra định kỳ tàu hàng không phải là tàu chở dầu, tàu chở hoá chất và tàu chở hàng
rời.
Kiểm tra tiếp cận
Kiểm tra tiếp cận phải được tiến hành cho các khu vực sau đây tại mỗi đợt kiểm tra định
kỳ.
(Các yêu cầu kiểm tra tiếp cận đối với tàu hàng không phụ thuộc vào tuổi tàu)
(1) Phần chân của các sườn trong hầm hàng, các mã két mạn và phần dưới các vách
trong các hầm hàng.
(2) Các ống thông hơi và ống đo trong các hầm hàng (ở vùng trên tôn đáy đôi...)
Đo chiều dày
Các hướng dẫn về đo chiều dày tại các đợt kiểm tra định kỳ được nêu ra trong các trang tiếp
theo.
Tiêu chuẩn đối với điểm đo
Trừ các điểm đo được nêu trong hình vẽ dưới đây, cần phải tham khảo các yêu cầu đối với tàu
chở dầu, tàu chở hoá chất và tàu chở hàng rời (nêu ở 4.5 và 5.5)

MÆt c¾t ngang ®iÓn h×nh V¸ch ngang

Tiêu chuẩn đối với các điểm đo

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 38


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

7.1 Kiểm tra định kỳ lần thứ nhất (tàu chở hàng tổng hợp)
(tuổi tàu < 5 năm)
-1. Các khu vực nghi ngờ (Xem chương 3)
-2. Các cơ cấu kiểm tra tiếp cận
(1) Trong các hầm hàng chứa các loại hàng có khả năng ăn mòn thép cao như gỗ,
muối, than, quặng sun phua v.v...
(a) Phần dưới của tấm thành và mã chân sườn của tối thiểu 3 sườn khoang ở
cả hai mạn tại phần trước, phần giữa và phần sau của mỗi hầm hàng
(b) Tối thiểu một tấm tôn của dải tôn dưới cùng của mỗi vách kín nước.
-3. Các cơ cấu khác
(1) Trong mỗi két lựa chọn từ két đỉnh mạn, két hông và két sâu được dùng làm két
dằn
(a) Cả hai đầu và phần giữa (gồm cả bản cánh) của một khung ngang hoặc phần
kết cấu khoẻ tương đương.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 39


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

7.2 Kiểm tra định kỳ lần thứ 2 (tàu chở hàng tổng hợp)
(5 năm < tuổi tàu ≤ 10 năm)
-1. Các khu vực nghi ngờ (Xem chương 3)
-2. Các cơ cấu được kiểm tra tiếp cận
(1) Trong các hầm hàng chứa các loại hàng có khả năng gây ăn mòn kim loại cao
như gỗ, muối, than, quặng sun phua:
(a) Phần trên và phần dưới bản thành của một số lượng thích hợp các sườn
khoang và mã liên kết của chúng tại vị trí phía trước, phía sau và ở giữa( cả
hai mạn) của mỗi hầm hàng (tối thiểu là 1/3 tổng số sườn).
(b) Tất cả dải tôn dưới cùng và dải tôn ở vị trí boong trung gian cùng với các cơ
cấu của tất cả các vách ngang kín nước trong các khoang hàng.
(2) Trong các hầm hàng khác với các hầm hàng nêu ở (1):
(a) Phần dưới tấm thành và mã liên kết ở chân sườn của ít nhất ba sườn, tại
vị trí phía trước, phía sau và ở giữa (cả hai mạn) của mỗi hầm hàng.
(b) Tối thiểu một dải tôn dưới cùng và các dải tôn ở vị trí boong trung gian
cùng với các cơ cấu của tất cả các vách ngang kín nước trong khu vực
khoang hàng
-3. Các cơ cấu khác
(1) Trong một két lựa chọn của mỗi loại két chứa nước dằn sau: két sâu, két đỉnh
mạn và két hông:
(a) Tại vị trí hai đầu và ở giữa (gồm cả bản cánh) của xấp xỉ một nửa tổng số
khung ngang khoẻ hay các kết cấu khoẻ tương đương.
(b) Tối thiểu một tấm tôn của dải tôn dưới cùng và dải tôn trên cùng của mỗi
vách ngang kín nước.
(2) Trong các két đỉnh mạn, két hông và các két sâu dùng để chứa nước dằn không
phải là các két nêu ở (3)
(a) Tại vị trí hai đầu và ở giữa (gồm cả bản cánh) của một khung ngang không
hay các kết cấu khoẻ tương đương.
(3) Tại vị trí hai đầu và ở giữa của mỗi thành quây dọc và thành quây ngang miệng hầm
hàng.
-4. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Mỗi tấm tôn của một mặt cắt ngang của boong tính toán tại vị trí chiều
rộng lớn nhất trong vùng 0,5 L giữa tàu
(2) Mỗi tấm tôn boong tính toán ở trên các két dằn trong vùng 0,5 L giữa tàu
(3) Mỗi tấm tôn boong tính toán có xếp hàng gỗ hoặc các loại hàng có khả
năng gây ăn mòn kim loại cao trong vùng 0,5L giữa tàu.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 40


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

0.5L gi÷a tµu

Boong cao nhÊt

§¸y

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 41


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

7.3 Kiểm tra định kỳ lần thứ ba (tàu chở hàng tổng hợp)
(10 năm < tuổi tàu ≤ 15 năm)
-1. Các khu vực nghi ngờ (Xem chương 3)
-2. Các cơ cấu được kiểm tra tiếp cận
(1) Trong các hầm hàng
(a) Phần trên và phần dưới của một số lượng thích hợp các sườn khoang
và mã liên kết của chúng ở phần trước, phần giữa và phần sau của mỗi
hầm hàng (tối thiểu 1/3 tổng số sườn)
(b) Mỗi tấm tôn của dải tôn trên cùng và dưới cùng của mỗi vách ngang kín
nước
-3. Các cơ cấu khác
(1) Trong tất cả các két sâu, két đỉnh mạn và két hông chứa nước dằn:
(a) Tại vị trí hai đầu và ở giữa (gồm cả tấm mép tự do) của xấp xỉ một nửa tổng
số khung ngang khoẻ hay các kết cấu khoẻ tương đương.
(b) Mỗi tấm tôn của dải tôn dưới cùng và dải tôn trên cùng của mỗi vách ngang
kín nước.
(2) Tại vị trí hai đầu và ở giữa của mỗi thành quây dọc và thành quây ngang miệng
hầm hàng.
-4. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Mỗi tấm tôn của boong tính toán ở vùng 0,5 L giữa tàu
(2) Mỗi cơ cấu dọc tại hai mặt cắt ngang trong 0,5 L giữa tàu (đối với tàu chiều dài
nhỏ hơn 100m, số lượng mặt cắt ngang có thể giảm xuống còn một mặt cắt
ngang
(3) Mỗi tấm tôn của dải tôn mạn lựa chọn ở vùng mớn nước thay đổi ở cả hai mạn
trong khu vực chứa hàng ngoài vùng 0,5 L giữa tàu

0.5L gi÷a tµu

Boong cao nhÊt

§¸y

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 42


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

7.4 Kiểm tra định kỳ lần thứ tư (tàu chở hàng tổng hợp)
(15 năm < tuổi tàu ≤ 20 năm)
-1. Các khu vực nghi ngờ (Xem chương 3)
-2. Các cơ cấu được kiểm tra tiếp cận
(1) Trong các hầm hàng
(a) Phần trên và phần dưới của một số lượng thích hợp các sườn khoang và mã
liên kết của chúng ở phần trước, phần giữa và phần sau của mỗi hầm hàng
(tối thiểu 1/3 tổng số sườn)
(b) Toàn bộ dải tôn dưới cùng và các dải tôn ở vị trí boong trung gian cùng với
cá cơ cấu bên trong của tất cả các vách ngang kín nước
-3. Các cơ cấu khác
(1) Trong tất cả các két sâu, két đỉnh mạn và két hông chứa nước dằn:
(a) Tại vị trí hai đầu và ở giữa (gồm các tấm mép tự do) của xấp xỉ một nửa
tổng số khung ngang khoẻ hay các kết cấu khoẻ tương đương.
(b) Mỗi tấm tôn của dải tôn dưới cùng và dải tôn trên cùng của mỗi vách ngang
kín nước.
(2) Tại vị trí hai đầu và ở giữa của mỗi thành quây dọc và thành quây ngang miệng
hầm hàng
-4. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Toàn bộ chiều dài của boong cao nhất
(2) Mỗi cơ cấu dọc tại ba mặt cắt ngang trong vùng 0,5L giữa tàu (đối với tàu có
chiều dài nhỏ hơn 100m, số lượng mặt cắt ngang có thể giảm xuống hai *2)
(3) Tấm đại diện của boong thượng tầng hở (boong dâng, buồng lái, boong mũi)
(4) Tất cả dải tôn mạn lựa chọn ở vùng mớn nước thay đổi ở cả hai mạn trên suốt
chiều dài
(5) Tất cả các tấm tôn của toàn bộ chiều dài tôn ky, các tấm đáy ở khu vực khoang
cách ly, buồng máy, phía sau của các két
-5. Các cơ cấu bên trong của két mũi, đuôi, boong chính hở và đáy ngoài khu vực chở
hàng, toàn bộ dải tôn ky, boong thượng tầng

0.5L gi÷a tµu


Boong cao nhÊt

§¸y
LWL (Loading Water Line): ®−êng n−íc chë hµng toµn t¶i
BWL (Balast Water Line): ®−êng n−íc ch¹y d»n (kh«ng hµng)

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 43


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

7.5 Kiểm tra định kỳ lần thứ 5 và các định kỳ tiếp theo (tàu chở hàng tổng hợp)
( 20 năm < tuổi tàu)
-1. Các khu vực nghi ngờ (Xem chương 3)
-2. Các cơ cấu được kiểm tra tiếp cận
(1) Trong các hầm hàng
(c) Phần trên và phần dưới của một số lượng thích hợp các sườn khoang và mã
liên kết của chúng ở phần trước, phần giữa và phần sau của mỗi hầm hàng
(tối thiểu 1/3 tổng số sườn)
(d) Toàn bộ dải tôn dưới cùng và các dải tôn ở vị trí boong trung gian cùng với
cá cơ cấu bên trong của tất cả các vách ngang kín nước
-3. Các cơ cấu khác
(1) Trong tất cả các két sâu, két đỉnh mạn và két hông chứa nước dằn:
(c) Tại vị trí hai đầu và ở giữa (gồm các tấm mép tự do) của xấp xỉ một nửa
tổng số khung ngang khoẻ hay các kết cấu khoẻ tương đương.
(d) Mỗi tấm tôn của dải tôn dưới cùng và dải tôn trên cùng của mỗi vách ngang
kín nước.
(2) Tại vị trí hai đầu và ở giữa của mỗi thành quây dọc và thành quây ngang miệng
hầm hàng
(3) Tất cả nắp miệng hầm hàng (tấm tôn và các nẹp gia cường)
-4. Đo có tính chất hệ thống (xem hình dưới)
(1) Toàn bộ chiều dài của boong cao nhất
(2) Mỗi cơ cấu dọc tại ba mặt cắt ngang trong vùng 0,5L giữa tàu
(3) Tấm đại diện của boong thượng tầng hở (boong dâng, buồng lái, boong mũi)
(4) Tất cả dải tôn mạn lựa chọn ở vùng mớn nước thay đổi ở cả hai mạn trên
suốt chiều dài
(5) Tất cả các tấm tôn của toàn bộ chiều dài tôn ky, các tấm đáy ở khu vực
khoang cách ly, buồng máy, phía sau của các két
-5. Các cơ cấu bên trong của két mũi, đuôi, boong chính hở và đáy ngoài khu vực chở
hàng, toàn bộ dải tôn ky, boong thượng tầng

0.5L gi÷a tµu

Boong cao nhÊt

§¸y

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 44


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

CHƯƠNG 8 – ĐO CHIỀU DÀY BỔ SUNG

8.1 Ăn mòn lớn


Ăn mòn lớn là mức độ ăn mòn mà theo đánh giá mẫu bị ăn mòn nhận thấy lượng hao mòn
vượt quá 75% lượng hao mòn cho phép, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Khi phát hiện thấy ăn mòn lớn, theo kết quả đo chiều dày, thì các khu vực được đo và các
điểm đo cần được tăng lên theo yêu cầu của ĐKV. Đối với tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu
chở hàng rời và tàu chở quặng, các yêu cầu đo chiều dày bổ sung phải được thực hiện phù
hợp với các mục từ 7.2 đến 7.4 dưới đây.
8.2 Đo bổ sung đối với tàu chở dầu và tàu chở hoá chất
Đối với tàu chở dầu và tàu chở hoá chất, việc đo chiều dày bổ sung phải được thực hiện cho
tất cả các cơ cấu chỉ ra trong các bảng từ –1. đến –4., khi các cơ cấu này được phát hiện ăn
mòn lớn được phát hiện.
-1. Cơ cấu đáy( kết cấu đáy đơn, đáy đôi và hông)

Tên cơ cấu Phạm vi đo Số điểm đo


1. Tôn đáy, tôn đáy a) Tối thiểu là 3 dải tôn a) 5 Điểm cho mỗi tấm
đôi và tấm kết cấu ngang gồm cả dải ở phía giới hạn bởi các đà ngang
hông sau (chiều rộng của mỗi và xà dọc đáy.
dải là khoảng cách giữa
b) 5 Điểm đo cho mỗi
hai đà ngang đáy kề
tấm giữa các xà dọc trên 1
nhau). Đo xung quanh và
m dài
phía dưới tất cả các miệng
ống đo, ống hút/ xả chất
lỏng.
b) Các tấm nghi ngờ
cộng với các tấm lân cận
(nếu có).
2. Các xà dọc đáy, các Tối thiểu 3 xà dọc trong mỗi dải Tấm mép: 3 điểm trên một
xà dọc đáy trong và tôn đáy đã được đo. đường cắt ngang tấm mép.
các xà dọc của kết cấu
Tấm thành: 3 điểm trên một
hông
đường thẳng đứng.
3. Các sống đáy Tại chân các mã của vách Tấm thành của sống đáy: 1
và mã (chỉ áp ngang hoặc đà ngang tấm phía điểm giữa 2 nẹp gia cường,
dụng với các tàu trước và phía sau, ở tại tâm két hoặc tối thiểu 3 điểm trên một
dầu) đường thẳng đứng.
Tấm mép: 2 điểm trên một
đường cắt ngang tấm mép.
Mã vách ngang/sống đáy, nếu
có: 5 điểm.
4. Các đà ngang đáy 3 đà ngang khoẻ trong các dải Tấm thành: 5 điểm trên diện
khoẻ (chỉ áp dụng với tôn đáy đã được đo, đo ở 2 tích 2m2.
các tàu dầu) đầu và giữa nhịp.
Tấm mép, nếu có: 1 điểm
5. Các sống dọc và Khu vực nghi ngờ 5 điểm trên diện tích 1m2
đà ngang trong đáy đôi
(chỉ áp dụng đối với
tàu chở xô hoá chất

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 45


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

nguy hiểm)
6. Các tấm nẹp gia Tại vị trí lắp dặt 1 điểm cho mỗi nẹp
cường tấm (nếu có)
7. Khung sườn khỏe 3 khung sườn khỏe trong các Bản thành: 5 điểm trên diện
của kết cấu hông (chỉ vùng được đo tôn đáy tích 1m2
áp dụng cho tàu dầu
Bản cánh: 1 điểm đo
vỏ đôi)
8. Vách ngang kín (a) 1/3 vách phía dưới (a) 5 điểm đo cho 1 m2
nước của két hông
(b) 2/3 vách phía trên (b) 5 điểm đo cho 2 m2
hoặc vách giảm mặt
thoáng (chỉ áp dụng (c) Các nẹp gia cường (c) Đối với tấm thành, 5
đối với tàu dầu vỏ kép) (tối thiểu 3 nẹp) điểm đo trên 1 nhịp (2 vị trí
đo ngang qua tấm thành
tại mỗi đầu và một vị trí ở
giữa nhịp)
Đối với bản mép, 1 điểm
đo cho mỗi đầu và giữa
nhịp
9. Vách ngang kín (a) 1/3 vách phía dưới (a) 5 điểm đo cho 1m2
nước của két hông (chỉ
(b) 2/3 vách phía trên (b) 5 điểm đo cho 1m2 của
áp dụng đối với tàu
các tấm tôn xen kẽ
chở xô hoá chất nguy
hiểm)
10.Khung sườn khỏe Khu vực nghi ngờ 5 điểm đo
của két hông (chỉ áp
dụng đối với tàu chở
xô hoá chất nguy hiểm)
-2. Cơ cấu boong

Tên cơ cấu Phạm vi đo Số điểm đo


.1 Tôn boong - 2 dải hẹp ngang qua két Tối thiểu 3 điểm cho mỗi tấm
(dải hẹp này nằm trong vùng tôn của mỗi dải hẹp
tôn boong giữa các xà
boong).
.2 Các xà dọc boong - Tối thiểu 3 xà dọc Tấm thành: 3 điểm trên
trong 2 dải hẹp nói ở mục 1 đường thẳng đứng.
trên (không áp dụng đối với
Tấm mép: 2 điểm trên đường
tàu dầu vỏ đôi)
thẳng cắt ngang tấm mép
- Tất cả các xà dọc thứ 3 (nếu có).
trong 2 dải hẹp, tối thiểu 1
xà dọc (chỉ áp dụng với tàu
dầu vỏ đôi)
.3 Các sống boong - Tại chân của các mã của Tấm thành của sống boong: 1
và các mã các mã vách ngang phía điểm giữa 2 nẹp gia cường,
trước và sau của két và ở hoặc tối thiểu 3 điểm trên một
tâm két. đường thẳng đứng.
Tấm mép: 2 điểm trên một
đường cắt ngang tấm mép.
Mã vách ngang/sống boong,
ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 46
HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

nếu có: 5 điểm.


4. Các xà ngang boong - Tối thiểu là hai xà ngang Tấm thành: 5 điểm trên diện
khoẻ khoẻ đo tại hai đầu và giữa tích 2m2
nhịp
Tấm mép: 1 điểm
5. Các tấm thành Tối thiểu 2 tấm thành và cả 2 5 điểm trên diện tích 1m2
đứng và các vách vách ngang
ngang trong két dằn
mạn (trong phạm vi 2m
tính từ boong) (chỉ áp
dụng đối với tàu dầu
vỏ kép)
6. Các nẹp gia cường tấm -Nếu có 1 điểm cho mỗi nẹp
-3. Mạn và các vách dọc

Tên cơ cấu Phạm vi đo Số điểm đo


1. Tôn mạn và tôn - Tấm tôn giữa mỗi cặp xà - 1 điểm cho mỗi tấm
vách dọc: dọc, tối thiểu phải thực hiện
cho ba dải tôn (chiều rộng
- Các dải tôn sát đáy
của mỗi dải là khoảng cách
và sát boong, và các
giữa hai sườn khoẻ kề
dải tôn ở vị trí các sàn
nhau).
ngang
- Tấm tôn giữa các cặp xà
- Các dải tôn khác - 1 điểm cho mỗi tấm
dọc thứ 3 cho ba dải tôn
như trên
2. Tôn mạn và các
xà dọc của vách dọc
- Các dải tôn sát đáy
- Từng xà dọc trong ba dải - 3 điểm đo ngang qua bản
và sát boong, và các
tôn như trên thành và 1 điểm đo bản mép
dải tôn ở vị trí các sàn
ngang - Tất cả các xà dọc thứ - 3 điểm đo ngang qua bản
trong 3 dải tôn như trên thành và 1 điểm đo bản mép
- Các dải tôn khác

3. Các mã của xà dọc - Tối thiểu là ba mã ở đỉnh, 5 điểm trên bề mặt của mỗi
ở giữa và ở đáy của két mã
trong ba dải tôn
4. Các bản thành đứng
và các vách ngang (trừ
khu vực dải tôn sát
boong)(chỉ áp dụng
cho các két dằn mạn
của tàu dầu vỏ kép):
- Các dải tôn ở khu
vực sống dọc - Tối thiểu 2 bản thành và - 5 điểm trên diện tích xấp
cả 2 vách ngang xỉ 2m2
- Các dải tôn khác
- Tối thiểu 2 bản thành và - 2 điểm giữa các cặp nẹp
cả 2 vách ngang gia cường đứng
5. Các sống dọc (chỉ - Tôn trên mỗi sống trong tối - 2 điểm giữa các cặp nẹp
áp dụng cho các két thiểu 3 dải tôn gia cường sống dọc
ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 47
HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

dằn mạn của tàu dầu


vỏ kép)
6. Các nẹp gia cường - Nếu có áp dụng - 1 điểm đo
cho sống dọc (chỉ áp
dụng cho các két dằn
mạn của tàu dầu vỏ
kép)
7. Các sườn - 3 bản thành với tối thiểu 3 - 5 điểm trên diện tích xấp
khoẻ/xà ngang và các vị trí trên mỗi tấm thành, kể xỉ 2m2 cộng với 1 điểm trên
thanh giằng ngang cả tại mối nối của các thanh các bản mép của sườn
(không áp dụng cho giằng ngang khoẻ/xà ngang và thanh
các két dằn mạn của giằng ngang
tàu dầu vỏ kép)

8. Các mã phía - Tối thiểu 3 mã - 5 điểm trên diện tích xấp


dưới (phía đối diện với xỉ 2m2 cộng với 1 điểm trên
các xà ngang) (chỉ áp các bản mép của mã
dụng cho các két hàng
của tàu dầu vỏ kép)

-4. Vách ngang và vách giảm mặt thoáng

Tên cơ cấu Phạm vi đo Số điểm đo


1. Bệ trên và dưới - Dải ngang trong phạm vi - 5 điểm trên 1m chiều dài.
của vách sóng (nếu có) 25mm của mối hàn của bệ
vào tôn đáy trong/tôn boong
- Dải ngang trong phạm vi
25mm của mối hàn của bệ
vào tôn vỏ
2. Các dải tôn sát đáy - Tấm tôn giữa mỗi cặp nẹp - 5 điểm đo giữa các nẹp
và sát boong, và các gia cường, tại ba vị trí 1/4, trên 1m chiều dài.
dải tôn dọc theo các 1/2 và 3/4 chiều rộng của
sàn ngang dọc mạn két
3. Các dải tôn khác - Tấm tôn giữa các nẹp gia - 1 điểm đo
cường ở giữa vách (1/2
chiều rộng của két)
4. Các dải tôn trên các - Phần tôn đối với mỗi chỗ - 5 điểm đo trên diện tích
vách sóng thay đổi kích thước, tại tâm 1m2 của tấm.
của tấm và tấm đỉnh sóng
hoặc tại chỗ nối chế tạo.
5. Các nẹp - Tối thiểu là ba nẹp đặc - Tấm thành: 5 điểm trên
trưng. chiều dài nhịp giữa các mã
liên kết (2 điểm trên đường
thẳng cắt ngang tấm thành
tại mỗi mã liên kết và 1
điểm ở giữa nhịp nẹp)
- Tấm mép: 1 điểm tại
chân mỗi mã và tại giữa
nhịp nẹp.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 48


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

6. Các mã - Tối thiểu là ba mã ở đỉnh, - 5 điểm trên bề mặt của


ở giữa và ở đáy của két mã
7. Các sống đứng và - Đo tại vị trí chân của mã - Tấm thành: 5 điểm
sống nằm vách liên kết ở 2 đầu sống và tại trên diện tích 1 m2
giữa nhịp sống
- Tấm mép: 3 điểm theo
đường thẳng cắt ngang
tấm mép.
8. Các sàn ngang dọc - Tất cả các sống phải được - 5 điểm trên diện tích 1 m2
mạn đo tại 2 đầu và giữa nhịp của tấm thành cộng với 1
sống. điểm trên bản mép gần
chân mã
8.3 Đo bổ sung đối với tàu chở hàng rời
Đối với tàu chở hàng rời, đo chiều dày bổ sung cần phải được thực hiện đối với các khoang
phù hợp với các yêu cầu tương ứng nêu trong các bảng từ –1 đến –5 sau đây, khi các cơ cấu
này được phát hiện ăn mòn lớn.
-1. Tôn mạn

Tên cơ cấu Phạm vi đo Số điểm đo


1. Tôn đáy và - Tấm nghi ngờ, cộng thêm bốn - 5 điểm cho mỗi tấm nằm giữa
tôn mạn tấm kề với tấm này. các xà dọc.
- Xem các bảng khác về yêu
cầu đo chiều dày tại các két và
các hầm hàng.
2. Các xà dọc - Tối thiểu là 3 xà dọc trong khu - Tấm mép: 3 điểm
đáy và xà dọc vực nghi ngờ
- Tấm thành: 3 điểm đo nằm
mạn
trên đường cắt ngang tấm
thành.
-2. Các vách ngang trong các hầm hàng

Tên cơ cấu Phạm vi đo Số điểm đo


1. Bệ dưới - Dải nằm ngang trong - 5 điểm giữa các cơ cấu trên
vách khoảng 25 mm từ đường hàn 1m dài.
liên kết chân bệ với tôn đáy
đôi.
- 5 điểm giữa các cơ cấu trên
- Dải nằm ngang trong khoảng
1m dài.
25mm từ đường hàn liên kết bệ
với tôn mạn
2. Vách ngang - Dải nằm ngang vào khoảng - 5 điểm trên diện tích 1m2 tôn.
giữa chiều cao.
- Dải nằm ngang tại phần vách
- 5 điểm trên diện tích 1m2 tôn.
kề với boong cao nhất hoặc
phía dưới của tôn mặt của bệ
trên* của vách (nếu vách có bệ
trên).
Ghi chú: tôn mặt bệ của vách là tấm tôn nằm ngang liên kết giữa bệ và phần vách sóng.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 49


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-3 Kết cấu boong bao gồm cả các tấm tôn giữa các tấm tôn giữa các miệng hầm hàng,
các miệng hầm hàng, nắp miệng hầm hàng, thành quây miệng hầm hàng và các két đỉnh
mạn

Tên cơ cấu Phạm vi đo Số điểm đo


1. Tôn - Vùng tôn boong giữa các 5 điểm giữa các cơ cấu dưới
boong giữa miệng hầm hàng nghi ngờ boong trên 1m dài
các miệng hầm
hàng
2. Các cơ cấu - Các cơ cấu ngang boong - 5 điểm tại mỗi đầu và giữa
dưới boong nhịp
- Các cơ cấu dọc
- 5 điểm trên cả tấm thành và
tấm mép
3. Nắp - Các tấm cạnh của nắp miệng - 5 điểm cho mỗi vị trí
miệng hầm hầm hàng, gồm ba vị trí: ở hai
- 5 điểm cho mỗi dải.
hàng vị trí: ở hai bên mạn và ở phía
mũi-đuôi.
- 3 dải dọc tàu: 2 dải ở hai bên
mạn và 1 dải ở mặt phẳng dọc
tâm.
4. Thành - Mỗi thành quây dọc và quây 5 điểm cho mỗi dải.
quây miệng ngang, chia làm 2 dải: dải phía
hầm hàng dưới có chiều cao bằng 1/3
chiều cao phần dưới thành
quây và dải phía trên có chiều
cao bằng 2/3 chiều cao phần
trên thành quây.
5. Két - Vách ngang kín nước
nước dằn đỉnh
i. Phần 1/3 chiều cao vách ở i. 5 điểm trên diện tích 1m2 tôn
mạn
phía dưới vách.
ii. Phần 2/3 chiều cao vách ở ii. 5 điểm trên diện tích 1m2 tôn
phía trên vách
iii. Nẹp vách iii. 5 điểm trên 1 m dài.
- đối với từng tấm của 2 vách
ngang giảm mặt thoáng (vách
i. 5 điểm trên diện tích 1m2 tôn
có khoét lỗ)
vách.
i. Phần 1/3 két ở phía dưới
ii. 5 điểm trên diện tích 1m2 tôn
ii. Phần 2/3 két ở phía trên vách
iii. Nẹp vách iii. 5 điểm trên 1 m dài.
- 3 dải ngang tàu tương ứng
của tôn nghiêng đáy két
i. 5 điểm 5 trên diện tích 1m2
i. Phần 1/3 két ở phía dưới tôn vách.
ii. Phần 2/3 két ở phía trên ii. 5 điểm trên diện tích 1m2 tôn.
6. Tôn Tấm nghi ngờ và 4 tấm kề với 5 điểm trên diện tích 1m2 tôn.
boong chính nó
7. Xà dọc Tối thiểu là 3 xà dọc nơi tấm 5 điểm trên cả tấm thành và tấm

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 50


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

boong chính tôn được đo mép trên 1 m chiều dài.


8. Các -Các tấm nghi ngờ 5 điểm trên diện tích 1m2
sườn\ sườn
khoẻ
-4. Kết cấu đáy đôi và kết cấu hông

Tên cơ cấu Phạm vi đo Số điểm đo


1. Tôn đáy Tấm nghi ngờ và tất cả các tấm 5 điểm cho mỗi tấm nằm giữa hai
trong kề với nó xà dọc trên 1m dài
2. Xà dọc 3 xà dọc nơi tôn đáy được đo Tấm mép: 3 điểm đo
đáy trong
Tấm thành: 5 điểm nằm trên
đường thẳng cắt ngang tấm thành.
3. Sống đáy Các tấm nghi ngờ 5 điểm trên diện tích 1m2.
hoặc đà ngang
4. Vách - Phần 1/3 két ở dưới - 5 điểm đo trên diện tích 1m2.
ngang (đà
- Phần 2/3 két ở phía trên - 5 điểm đo trên các tấm xen kẽ
ngang) kín
trên diện tích 1m2.
nước
5. Sườn khoẻ Các tấm nghi ngờ - 5 điểm đo trên diện tích 1m2.
6. Xà dọc Tối thiểu 3 xà dọc trong khu vực - 3 điểm trên đường cắt ngang
mạn/đáy nghi ngờ tấm thành
- 3 điểm trên tấm mép
-5. Hầm hàng

Tên cơ cấu Phạm vi đo Số điểm đo


1. Sườn Sườn nghi ngờ và các sườn kề - Tại mỗi đầu sườn và giữa
hầm hàng với nó nhịp sườn.:
Tấm thành: 5 điểm
Tấm mép: 5 điểm
- 5 điểm nằm trong vùng có
chiều rộng 25mm tính từ đường
hàn liên kết sườn với tôn mạn
và tôn nghiêng của mặt đỉnh két
hông.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 51


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

PHỤ LỤC 1 - KIỂM TRA VÀ ĐO CHIỀU DÀY TẠI CÁC ĐỢT KIỂM TRA
TRUNG GIAN VÀ HÀNG NĂM

Phụ Lục này gồm các hướng dẫn tham khảo về kiểm tra bên trong, kiểm tra tiếp cận và đo
chiều dày các thành phần kết cấu yêu cầu tại các đợt kiểm tra trung gian và hàng năm.
-1. Tàu chở dầu và tàu chở hoá chất
Kiểm tra tiếp cận

Kiểm tra Két Cơ cấu được kiểm tra


Kiểm tra trung Các két dằn*1 Như mức độ của đợt kiểm tra định kỳ trước
gian
Tối thiểu 2 két hàng/dằn Như mức độ của đợt kiểm tra định kỳ trước
hỗn hợp*1

Một két hàng*2 Như mức độ của đợt kiểm tra định kỳ trước
Kiểm tra hàng - -
năm
*1: Đối với tàu trên 10 tuổi
*2: Kiểm tra định kỳ lần thứ 3 và các lần tiếp theo.
Đo chiều dày

Kiểm tra Cơ cấu đo chiều dày Yêu cầu


Kiểm tra trung Các cơ cấu trong két - Các khu vực nghi ngờ tại đợt kiểm tra trước
gian dằn phải được đo.
(Tàu trên 5 tuổi) - ĐKV thấy cần thiết sau khi kiểm ta bên
trong, nếu lớp bảo vệ bề mặt được phát hiện
ở trạng thái kém, ăn mòn hoặc các hư hỏng
khác được phát hiện trong két dằn, hoặc két
không được sơn ngay từ lúc đóng mới.
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.2
- Các vùng nghi ngờ tại đợt kiểm tra trước
Các cơ cấu trong các phải được đo.
két hàng - Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
(tàu trên 5 tuổi) cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.2
Kiểm tra hàng Các cơ cấu trong các - Khi kiểm tra bên trong két nếu phát hiện ăn
năm két dằn mòn phát triển mạnh, các cơ cấu như vậy
(tàu trên 5 tuổi) phải được đo theo yêu cầu của Đăng kiểm
viên.
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.2

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 52


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-2. Tàu chở hàng rời

Kiểm tra tiếp cận

Kiểm tra Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra


Kiểm tra trung Các két dằn - Các khu vực nghi ngờ tại đợt kiểm tra định
gian kỳ lần trước*3.
Nắp hầm hàng và thành - Toàn bộ các tấm nắp hầm hàng và thành
quây miệng hầm hàng quây miệng hầm hàng *2
Hầm hàng
(5 năm < tuổi tàu ≤ 10 - Các khu vực nghi ngờ tại đợt kiểm tra định
năm) kỳ trước *3.
- Tối thiểu 25% các sườn khoang*1*4 và các
vách ngang*2*6 trong hầm hàng đầu tiên phía
mũi và một hầm hàng được lựa chọn khác.
(10 năm < tuổi tàu ≤ 15 - Các khu vực nghi ngờ tại đợt kiểm tra định
năm) kỳ trước *3.
- Tối thiểu 25% các sườn khoang*1*5 và các
vách ngang*2*6 trong tất cả các hầm hàng
(15 năm < tuổi tàu) - Các khu vực nghi ngờ tại đợt kiểm tra định
kỳ trước *3.
- Tất cả các sườn khoang*1*5 và các vách
ngang*2*6 trong tất cả các hầm hàng
Các két dằn - Các khu vực nghi ngờ tại đợt kiểm tra định
kỳ lần trước4.
Hầm hàng
(tuổi tàu< 10 năm) - Tất cả tôn nắp miệng hầm hàng và thành
quây miệng hầm hàng*3.
(10 năm< tuổi tàu ≤15 - Tất cả tôn nắp miệng hầm hàng và thành
năm) quây miệng hầm hàng*3.
- 1/3 chiều dài phần dưới của tối thiểu 25%
các sườn khoang*1*5 trong hầm hàng phía
mũi.
(15 năm< tuổi tàu) - Tất cả tôn nắp miệng hầm hàng và thành
quây miệng hầm hàng*3.
- Tối thiểu 25% các sườn khoang*1*5 trong
hầm hàng phía mũi và 1 hầm hàng lựa chọn
khác.
*1: Gồm cả liên kết hai đầu và tôn vỏ lân cận.
*3: Gồm cả các nẹp.
*4: Khu vực nghi ngờ nêu ở chương 3.
*5: Từ kết quả kiểm tra nếu xét thấy cần thiết, Đăng kiểm viên phải mở rộng phạm vi kiểm tra gồm tất
cả các sườn khoang*1 còn lại trong các hầm hàng được kiểm tra và tối thiểu 25% tổng số sườn trong
các hầm hàng còn lại.
*6: Từ kết quả kiểm tra nếu xét thấy cần thiết, ĐKV phải mở rộng phạm vi kiểm tra gồm tất cả các
sườn khoang còn lại.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 53


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

Đo chiều dày
Kiểm tra Cơ cấu được đo chiều Yêu cầu
dày
Kiểm tra trung Các cơ cấu trong két - Nếu lớp bảo vệ bề mặt được phát hiện ở
gian nước dằn trạng thái kém, và không được phục hồi hoặc
(tàu trên 5 tuổi) không có lớp bảo vệ bề mặt, thì các vùng như
vậy phải được đo.
- Nếu ăn mòn lớn hơn được phát hiện, thì
các cơ cấu như vậy phải được đo bổ sung
phù hợp với 7.3.
Các cơ cấu trong các - Các cơ cấu được kiểm tra tiếp cận phải
hầm hàng- các cơ cấu được đo để đánh giá trạng thái ăn mòn của
được kiểm tra tiếp cận. chúng.
(tàu trên 5 tuổi) - Nếu các cơ cấu không bị hao mòn và lớp
bảo vệ bề mặt, nếu có, vẫn còn hiệu quả, thì
đo chiều dày có thể được miễn giảm.
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.3.
Kiểm tra hàng Các cơ cấu trong các - Nếu ăn mòn phát triển mạnh được phát
năm két dằn hiện, các cơ cấu như vậy phải được đo theo
(tàu trên 5 tuổi) yêu cầu của ĐKV.
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo phù hợp với 7.3.

Tôn nắp miệng hầm - Từ kết quả kiểm tra nếu xét thấy cần thiết,
hàng và thành quây các cơ cấu như vậy phải được đo.
miệng hầm hàng - Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
Các cơ cấu trong các cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
hầm hàng – sườn với 7.3
khoang, các mã liên kết
và tôn vỏ lân cận

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 54


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-3. Tàu chở quặng


Kiểm tra tiếp cận
Kiểm tra Khoang và két Cơ cấu được kiểm tra
Kiểm tra trung Các két dằn - Như mức độ của đợt kiểm tra định kỳ trước
gian Nắp hầm hàng và thành - Tất cả các tấm nắp miệng hầm hàng và
quây miệng hầm hàng thành quây *1
Các hầm hàng
(5 năm < tuổi tàu ≤ 10 - Các khu vực nghi ngờ phát hiện từ đợt kiểm
tuổi) tra định kỳ lần trước *2
- Các vách ngang *1*3 trong hầm hàng dầu
tiên phía mũi và một hầm hàng được lựa
chọn
(10 năm < tuổi tàu) - Các khu vực nghi ngờ phát hiện từ đợt kiểm
tra định kỳ lần trước *2
- Các vách ngang *1*3 trong hầm hàng dầu
tiên phía mũi và một hầm hàng được lựa
chọn
Kiểm tra hàng Nắp hầm hàng và thành - Tất cả các tấm nắp miệng hầm hàng và
năm quây miệng hầm hàng thành quây *1
*1: bao gồm các nẹp
*2: các khu vực nghi ngờ tham khảo chương 3
*4: Kiểm tra tiếp cận cho vách ngang phải được tiến hành ít nhất tại bốn mức sau đây:
(1) Ngay phía trên đáy đôi và ngay trên tấm đứng gia cường chân vách sóng (nếu có) và tấm
nghiêng gia cường chân vách sóng cho các tàu không có bệ đỡ vách sóng
(2) Ngay phía trên và phía dưới tấm nghiêng của bệ đỡ vách sóng (đối với những tàu có lắp đặt
bệ đỡ vách sóng), và ngay phía trên tấm nghiêng gia cường vách sóng.
(3) Khoảng giữa chiều cao vách ngang
(4) Ngay phía dưới tôn boong cao nhấtvà ngay liền kề với két đỉnh mạn và ngay phía dưới tấm
nghiêng của bệ đỡ dưới của vách sóng với những tàu có lắp đặt bệ đỡ trên của vách sóng, hoặc
ngay phía dưới két đỉnh mạn
Đo chiều dày
Kiểm tra Cơ cấu đo chiều Yêu cầu
dày
Kiểm tra trung Các cơ cấu trong các - Các vùng nghi ngờ tại đợt kiểm tra trước
gian két dằn phải được đo.
(tàu trên 5 tuổi) - Nếu lớp bảo vệ bề mặt được phát hiện ở
trạng thái kém, và không được phục hồi hoặc
không có lớp bảo vệ bề mặt, thì các vùng như
vậy phải được đo.
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.2.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 55


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

Các cơ cấu trong hầm - Các vùng nghi ngờ tại đợt kiểm tra trước
hàng phải được đo.
(tàu trên 5 tuổi) - Phải đo để xác định được mức độ ăn mòn
chung cũng như ăn mòn cục bộ của các vùng
được kiểm tra tiếp cận
- Việc đo chiều dày có thể được bỏ qua nếu
khi kiểm tra tiếp cận Đăng kiểm viên thấy
rằng, không có sự ăn mòn kết cấu và lớp bảo
vệ vẫn còn hiệu quả
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.2.
Kiểm tra hàng Các cơ cấu trong các - Nếu ăn mòn phát triển mạnh được phát
năm két dằn hiện, các cơ cấu như vậy phải được đo theo
(tàu trên 5 tuổi) yêu cầu của ĐKV.
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.2.
Nắp hầm hàng và thành - Căn cứ vào kết quả kiểm tra tiếp cận, nếu
quây miệng hầm hàng thấy cần thiết việc đo chiều dầy sẽ do Đăng
kiểm viên quyết định
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.2

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 56


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-4. Tàu hàng khác với các loại nêu ra ở Mục –1, -2, -3 ở trên
Đo chiều dày
Kiểm tra Cơ cấu đo chiều dày Yêu cầu
Kiểm tra trung Các cơ cấu trong các - Các vùng nghi ngờ tại đợt kiểm tra trước
gian két dằn phải được đo.
(tàu trên 5 tuổi) - Nếu lớp bảo vệ bề mặt được phát hiện ở
trạng thái kém, và không được phục hồi hoặc
không có lớp bảo vệ bề mặt, thì các vùng như
vậy phải được đo.
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.2.
Kiểm tra hàng Các cơ cấu trong các - Nếu ăn mòn phát triển mạnh được phát
năm két dằn hiện, các cơ cấu như vậy phải được đo theo
(tàu trên 5 tuổi) yêu cầu của ĐKV.
- Nếu ăn mòn lớn được phát hiện, thì các cơ
cấu như vậy phải được đo bổ sung phù hợp
với 7.2.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 57


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

PHỤ LỤC 2 - HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÁCH NGANG SÓNG


GIỮA HẦM HÀNG SỐ 1 VÀ HẦM HÀNG SỐ 2
(PHỤ LỤC III CỦA YÊU CẦU THỐNG NHẤT CỦA IACS (IACS UR Z 10.2))

1. Đo chiều dày là cần thiết để xác định trạng thái chung của kết cấu và để quyết định mức
độ sữa chữa có thể và/hoặc mức độ gia cường đối với vách ngang kín nước dạng sóng
thẳng đứng đảm bảo thoả mãn yêu cầu thống nhất UR S19 của IACS.
2. Lưu ý đến mô hình mất ổn định áp dụng trong yêu cầu UR S19 khi đánh giá độ bền của
vách, điều này là cần thiết để quyết định lượng giảm chiều dày ở mức tới hạn được nêu ra
ở hình vẽ 1 và 2 ở trang bên.
3. Việc đo được thực hiện ở các mức như trình bày dưới đây. Để đánh giá một cách đầy đủ
kích thước của mỗi nhịp sóng thẳng đứng riêng biệt, mỗi tấm đỉnh sóng, tấm thành (nối
các tấm đỉnh), tấm mã nghiêng ở chân sóng và các tấm mã ở giữa các đỉnh sóng ở mỗi
mức đưa ra dưới đây phải được đo chiều dày.
Mức (a): Vách không có bệ (xem hình 1)
Vị trí:
- Giữa chiều rộng tấm đỉnh sóng, khoảng 200 mm phía trên tấm mã nghiêng ở chân
sóng.
- Giữa các tấm mã ở giữa đỉnh sóng, nếu có.
- Giữa chiều rộng của các tấm mã nghiêng chân sóng.
- Giữa chiều rộng của tấm thành khoảng 200 mm trên tấm mã nghiêng chân sóng.
Mức (b): Vách có bệ (xem hình 2)
Vị trí:
- Giữa chiều rộng tấm đỉnh sóng, khoảng 200 mm phía trên tấm mã nghiêng ở chân
sóng.
- Giữa các tấm mã ở giữa các đỉnh sóng, nếu có.
- Giữa chiều rộng của các tấm mã nghiêng chân sóng.
- Giữa chiều rộng của tấm thành khoảng 200 mm trên tấm mã nghiêng chân sóng.
Mức(c): Vách có hoặc không có bệ (xem hình 2)
Vị trí:
- Giữa chiều rộng tấm đỉnh sóng và tấm thành vào khoảng giữa chiều cao của sóng.
4. Ở vùng có thay đổi chiều dày trong các mức nằm ngang, tấm mỏng hơn phải được đo,
5. Việc thay mới hay gia cường kết cấu thép phải tuân thủ yêu cầu S19.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 58


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

Hình 2

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 59


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

CHƯƠNG 9 - THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO CƠ QUAN THỰC HIỆN
ĐO CHIỀU DÀY VÀ CÁC BIÊN BẢN ĐO CHIỀU DÀY

9.1 Áp dụng
Các yêu cầu này được áp dụng để cấp GCN cho Cơ quan thực hiện đo chiều dày cơ cấu
của thân tàu.
9.2 Thủ tục cấp GCN
-1. Đệ trình các tài liệu
Cơ quan đo chiều dày phải đệ trình các tài liệu dưới đây lên ĐK TW( phòng công
nghiệp) để xem xét:
1. Đơn xin cấp GCN
2. Tóm tắt về bộ máy hoạt động của cơ quan, tức là cơ cấu tổ chức và quản lý của
Cơ quan.
3. Kinh nghiệm của cơ quan trong lĩnh vực đo chiều dày cơ cấu thân tàu.
4. Quá trình công tác của các kỹ thuật viên, tức là kinh nghiệm của các kỹ thuật viên
trong lĩnh vực đo chiều dày, kiến thức và kinh nghiệm về kết cấu thân tàu v.v... Kỹ
thuật viên thực hiện đo chiều dày phải được cấp GCN theo tiêu chuẩn thử không
phá huỷ trong công nghiệp được công nhận.
5. Thiết bị dùng để đo chiều dày như các máy kiểm tra bằng siêu âm và qui trình bảo
dưỡng/hiệu chuẩn của máy.
6. Hướng dẫn cho kỹ thuật viên đo chiều dày.
7. Các chương trình đào tạo cho kỹ thuật viên về đo chiều dày.
8. Mẫu biên bản dùng trong việc đo chiều dày kết cấu thân tàu đo chiều dày của cơ
quan.
-2. Đánh giá cơ quan
.1 Sau khi các tài liệu đệ trình được xem xét với kết quả thoả mãn, Cơ quan phải
được Đăng kiểm đánh giá để đảm bảo rằng Cơ quan được tổ chức và quản lý
theo đúng các tài liệu đã đệ trình, và cuối cùng là Cơ quan có khả năng thực hiện
đo chiều dày kết cấu thân tàu.
.2 Sau khi kết quả đánh giá cơ quan đo chiều dày thoả mãn, cơ quan phải chứng
minh khả năng đo chiều dày của mình bằng việc đo đạc trên một tàu thực tế và sự
chuẩn mực của các biên bản đo chiều dày do cơ quan lập.
-3 Giấy chứng nhận
.1 Sau khi hoàn thành các yêu cầu ở –2 ĐKVN sẽ cấp GCN phê chuẩn cùng với
thông báo với nội dung là hệ thống thực hiện đo chiều dày của Cơ quan đã được
cấp GCN.
.2 Việc cấp mới/xác nhận GCN phải được thực hiện trong khoảng thời gian không
quá 3 năm bằng việc thẩm tra hàng năm rằng các điều kiện để cấp GCN ban đầu
vẫn được duy trì.
-4. Báo cáo về thay đổi đối với hệ thống thực hiện đo chiều dày.
Trong bất kỳ trường hợp nào , nếu có thay đổi đối với hệ thống thực hiện đo chiều dày
đã được cấp GCN của cơ quan, thì thay đổi như vậy phải được báo cáo ngay lên
Đăng kiểm. Nếu xét thấy cần thiết Đăng kiểm sẽ tiến hành đánh giá lại.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 60


HƯỚNG DẪN ĐO CHIỀU DẦY KẾT CẤU THÂN TÀU B-09

-5. Thu hồi GCN


GCN phê chuẩn có thể bị thu hồi trong các trường hợp sau:
.1 Nếu việc đo chiều dày được thực hiện sai hoặc kết quả được báo cáo sai
.2 Nếu ĐKV phát hiện bất kỳ khiếm khuyết nào về hệ thống đo chiều dày đã được
phê chuẩn của cơ quan.
.3 Nếu cơ quan không báo cáo cho Đăng kiểm bất kỳ nào được nêu ở –4.

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2004 61

You might also like