You are on page 1of 134

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

Chủ đề 1
TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949)

Câu 1. Để phân chia thành quả chiến thắng chủ nghĩa phát xít, tháng 2/1945, các
nước Đồng minh đã tổ chức hội nghị ở
A. Ianta (Liên Xô). B. Pốtxđam (Đức).
C. Xan Phranxixcô (Mĩ). D. Oasinhtcm (Mì).
Câu 2. Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đang lan rộng ở châu Âu. B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. đang lan rộng trên thế giới. . D. đã hoàn toàn kết thúc.
Câu 3. Hội nghị Ianta (2/1945) được tổ chức trong hoàn cảnh phần thắng nghiêng về
A. phe các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).
B. các nước thuộc địa.
C. phe các nước Đồng minh.
D. phe các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN).
Câu 4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) có sự tham dự của nguyên
thủ các quốc gia
A. Liên Xô, Pháp, Anh. B. Liên Xô, Mĩ, Pháp.
C. Mĩ, Anh, Pháp. D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 5. Vì sao Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) chỉ có sự tham dự
của các quốc gia là Lịên Xô, Mĩ, Anh?
A. Đây là ba nước nòng cốt trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
B. Đây là ba nước có nhiều thuộc địa trên thế giới bị phát xít chiếm.
C. Lãnh thổ ba nước đều bị quân phát xít tấn công và gây tổn thất.
D. Đây là ba trung tâm kinh tế — tài chinh lớn nhất thế giới sau chiến tranh.
Câu 6. Hội nghị Ianta (2/1945) chỉ định quân đội của nước nào sẽ tham chiến ở châu
Á sau khi đánh bại phát xít Đức?
A. MĨ. B. Liên Xô. C. Anh. D. Liện quân Mĩ - Anh.
Câu 7, Để duy trì hoà bình và an ninh thế giới, Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định
thành lập tổ chức
A. Hội Quốc liên. B. NATO.
C. Liên hợp quốc. D. Vácsava.
Câu 8. Hội nghị lanta (2/1945) thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm
giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở
A. Đông Âu và Tây Âu. B. châu Âu và Bắc Á.
C. Triều Tiên và Nhật Bản. D. châu Âu và châu Á.
Câu 9. Vì sao Hội nghị Ianta (2/1945) chấp nhận điều kiện của Liên Xô để nước
này tham chiến chống Nhật Bản?
A. Liên Xô là trụ cột, đi đầu trong chiến tranh chống phát xít.
B. Liên Xô đã tận dụng được những lợi thể trong chiến tranh.
C. Liên Xô là nước rất giàu mạnh, chi phối thế giới.
D. Quân đội Liên Xô là quân đội bách chiến, bách thắng.
Câu 10. Khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu của Liên Xô theo
quy định của Hội nghị Ianta (2/1945) là
A. Tây Đức, Tây Béclin và Tây Âu. B. Đông Đức, Đông Béclin và Đông Âu
C. Đông Âu và Tây Âu. D. Tây Đức, Tây Béclin và Đông Âu.
Câu 11. Khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu của Mĩ, Anh, Pháp
theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là
A. Đông Âu, Đông Béclin và Tây Âu. B. Đông Đức, Đông Béclin và Đông Âu.
C. Tây Đức, Tây Béclin và Tây Âu. D. Tây Đức, Tây Béclin và Đông Âu.
Câu 12. Thực chất Hội nghị Ianta (2/1945) là
A. bàn về những vấn đề có liên quan tới hoà bình, an ninh thế giới.
B. cùng sắp xếp một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. thể hiện quyết tâm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. sự phân chia khu vực đóng quân và ảnh hưởng của các nước thắng trận.
Câu 13. Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định quân đội chiếm đóng Nhật Bản sau khi
chiến tranh kết thúc là
A. Mĩ. B. Mĩ và Liên Xô.
C. Anh, Pháp, Mĩ. D. Mĩ, Anh, Liên Xô.
Câu 14. Hội nghị Ianta (2/1945) đã quy định vĩ tuyến 38 là ranh giới phân chia khu
A chiếm đóng của
A. Trung Quốc - Đài Loan. B .bán đảo Triều Tiên.
C. bán đảo Đông Dương. D. Ấn Độ - Pakixtan.
Câu 15. Hội nghị Ianta (2/1945) quy định các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á
vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Mĩ và Trung Hoa Dân quốc.
C. các nước phương Tây. D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 16. Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự Vécxai - Oasinhtơn. B. Trật tự hai cực Ianta.
C. trật tự đa cực. D. trật tự đơn cực do Mĩ làm bá chủ.
Câu 17. Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước Đồng minh và
nhân dân thế giới có nguyện vọng
A. gìn giữ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh.
B. tiêu diệt tận gốc kẻ gây ra chiến tranh.
C. mở rộng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác.
6
D. hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 18. Một trong những mục đích của Liên hợp quốc là
A. phát triển kinh tế và văn hoá.
B. duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
C. hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ.
D. duy trì hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.
Câu 19. Một trong những nguyên tắc của Liên hợp quốc về việc giải quyết tranh chấp
quốc tế là
A. biện pháp quân sự. B. biện pháp hoà bình.
C. Chiến tranh lạnh. D. Chiến tranh cục bộ.
Câu 20. Văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc là
A. Tuyên ngôn Toàn thế giói về Quyền con người.
B. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
C. Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Công ước Quốc tế về Luật Biển.
Câu 21. Một trong những nguyên tắc của Liên hợp quốc về mối quan hệ giữa năm
nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) là
A. tạo sự phân chia đối lập giữa hai phe do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.
B. bình đẳng chủ quyền và sự nhất trí giữa năm nước.
C. hợp tác phát triển có hiệu quả và sự nhất trí của năm nước.
D. chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước.
Câu 22. Một trong những mục đích của Liên hợp quốc về phát triển các quan hệ hữu
nghị và hợp tác quốc tế giữa các nước là
A. nỗ lực hợp tác trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định quốc tế.
B. tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. tôn trọng nguyên tắc hợp tác, phát triển và sự nhất trí của các nước lớn.
Câu 23. Cơ quan của Liên hợp quốc gồm đại diện các nước thành viên là
A. Hội đồng Bảo an. B. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
C. Đại hội đồng. D. Hội đồng Quản thác.

7
Câu 24. Cơ quan của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoà bình
và an ninh thế giới là
A. Toà án Quốc tế. B. Đại hội đồng,
C. Hội đồng Quản thác. D. Hội đồng Bảo an.
Câu 25. Cơ quan của Liên hợp quốc có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến
việc hợp tác quốc tế nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc là
A. Hội đồng Kinh tế và Xã hội. B. Hội đồng Bảo an.
C. Đại hội đồng. D. Hội đồng Quản thác.
Câu 26. Cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hợp quốc là
A. Hội đồng Bảo an. B. Ban Thư kí.
C. Đại hội đồng. D. Hội đồng Quản thác.
Câu 27. Cơ quan tư pháp của Liên hợp quốc, có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa
các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế là
A. Ban Thư kí. B. Đại hội đồng.
C. Toà án quốc tế. D. Hội đồng Bảo an.
Câu 28. Một trong những nguyên tắc của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. bình đẳng, chủ quyền giữa cảc quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. chung sống hoà bình và sự nhất trí của năm nước lớn.
C. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
D. CÓ sự nhất trí của năm nước thường trực.
Câu 29. Năm 1977, thành viên thứ 149 gia nhập Liên hợp quốc là
A. Anh. B.Nhật Bản. C. Việt Nam. D. Lào.
Câu 30. Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng Liên họp quốc đã bầu Việt Nam làm Uỷ
viên không thường trực nhiệm kì 2008 - 2009 của
A. Toà án Quốc tế. B. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
C. Hội đồng Quản thác. D. Hội đồng Bảo an.
Câu 31. Vai trò của Liên hợp quốc trong hơn nửa thế kỉ qua là
A. trợ giúp các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo đến các nước
thành viên.
B. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở các khu vực trên thế giới.
C. diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế
giới.
D. hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các thành viên.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐÊ 1
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 9 A 17 A 25 A
2 B 10 B 18 B 26 B
3 C 11 C 19 B 27 C
4 D 12 D 20 C 28 D
5 A 13 A 21 D 29 C
6 B 14 B 22 B 30 D
7 C 15 C 23 C 31 C
8 D 16 B 24 D

Chủ đề 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 - 2000)
Câu 1. Ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô thực
hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) nhằm
A. khôi phục kinh tế sau chiến tranh. B. công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
C. hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. D. Đối phó với âm mưu mới của Mĩ.
Câu 2. Nhân tố quyết định hàng đầu để Liên Xồ hoàn thành các kế hoạch 5 năm khôi
phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 – 1973) là
A. Liên Xô là nước thắng trận nên được nhiều quyền lợi.
B. sự thống nhất về chính trị, tư tưởng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
C. Không phải xây dựng hệ thống quốc phòng và an ninh.
D. có sự hợp tác với các nước phương Tây về kinh tế, quân sự.
Câu 3. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những thế lực bên ngoài
gây cho Liên Xộ những khó khăn cơ bản nào dưới đây?
A. Phải giúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế.
B. Phải giúp đỡ cách mạng thuộc địa.
C. Bị các nước phương Tây chống phá, cô lập.
D. Phải giúp đỡ phong trào công nhân thệ giới.
Câu 4. Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ
năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) có ý nghĩa quan trọng như thế
nào đối với nhân dân Liên Xô?
A. Liên Xô trở thành đối trọng của Mĩ trong trật tự thế giới hai cực.
B. Liên Xô đủ sức làm trụ cột trong phong trào bảo vệ hoà bình thế giới.
C. Liên Xô có điều kiện giúp đỡ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế
giới.
D. Đời sống nhân dân được cải thiện, có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5. Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo là
A. Liên Xô. B. Mĩ. C.Ấn Độ. D. Trung Quốc.
Câu 6. Sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo của Trái 9 Đất.
B. Liên Xô phóng tàu vũ trụ, đưa nhà du hành Gagarin bay quanh Trái Đất.
C. Mĩ phóng tàu vũ trụ, đưa các nhà du hành vũ trụ thám hiểm Mặt Trăng.
D. Trung Quốc phóng tàu vũ trụ ―Thần Châu 5‖ đưa nhà du hành vào vũ trụ.
Câu 7. Trong thòi gian sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước đi đầu trong công
nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân là
A. Mĩ. B.Pháp. C. LiênXô. D. TrungQuốc.
Câu 8. Năm 1949, thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ bị phá vỡ khi
A. Liên Xô trở thành nước đi đầu trong công nghiệp điện hạt nhân.
B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Liên Xô phóng tàu vũ trụ, đưa người bay vòng qụanh Trái Đất.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại
A. hoà hoãn với các nước tư bản chủ nghĩa lớn.
B. bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ cách mạng thế giới.
C. phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
D. ngả về phương Tây, nhận sự giúp đỡ của các nước đó.
Câu 10. Quan hệ đối ngoại của Liên Xô đối với các nước tư bản trong thời kì Chiến
tranh lạnh là
A. coi các nước tư bản là kẻ thù số một.
B. hợp tác kinh tế, chính trị, xã hội.
C. chung sống hoà bình, hợp tác cùng có lợi.
D. thực hiện chính sách chia rẽ hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Câu 11. Vai trò của Liên Xô đối với phong trào cách mạng thế giới là
A. Liên Xô lên án chính sách thực dân xâm lược.
B. giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
C. ủng hộ phong ttào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ.
D. là trụ cột của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 12. Vai trò quan trọng nhất của Liên Xô với tư cách là một trong những nước
sáng lập và là Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. đề ra nhiều sáng kiến nhằm giữ gìn hoà bình, thúc đẩy hợp tác quốc tế.
B. đóng góp vào lộ trình phi thực dân họá, nỗ lực giải trừ quân bị.
C. tăng cường giúp đỡ các nước Đông Âu về kinh tế và khoa học — kĩ thuật.
D. củng cố tình hữu nghị, sự họp tác và sức mạnh của các nước XHCN.
Câu 13. Hầu hết các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu được thành lập trong hoàn
cảnh
A. quân Đồng minh Anh - Mĩ tiến vào châu Âu tiêu diệt phát xít Đức.
B. Hồng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít qua các nước Đông Âu.
C. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.
Câu 14. Các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời có ý nghĩa
A. góp phần giải quyết nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế.
B. trở thành đối trọng với Mĩ và các nước Tây Âu.
C. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thông thê giới.
D. giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa chống sự xâm lược của các nước Tây Âu.
Câu 15. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Liên minh châu Âu (EU).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 16. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ngừng hoạt động ngày 28/6/1991 do
A. sự bao vây, cấm vận của phương Tây nhất là Mĩ, Anh, Pháp.
B. sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu.
C. sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô.
D. sự bất đồng giữa các nước XHCN.
Câu 17. Liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ được thành lập
nhằm giữ gìn hoà bình và an ninh ở châu Âu là
A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Liên minh châu Âu (EU).
Câu 18. Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên
Xô tại
A. các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Liên Xô.
B. các nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết và các cơ quan ngoại giao.
C.Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.
D. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản.
Câu 19. Liên bang Nga được thành lập trong bối cảnh
A. Liên Xô khủng hoảng trầm trọng.
B. Liên Xô và Mĩ đang đẩy mạnh chạy đua vũ trang.
C.Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. Liên bang Xô vỉết chính thức giải thể.
Câu 20. Quốc gia được kế thừa Liên Xô, giữ vai trò Uỷ viên thường trực Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc cũng như vai trò tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài là
A. Cadắcxtan. B. Liên bang Nga.
C. Udơbêkixtan. D. Ucraina.
Câu 21. Theo Hiến pháp năm 1993, Liên bang Nga theo chế độ
A. Tổng thống Liên bang. B.Cộng hoà Liên bang,
C. Dân chủ tư sản. D.Quân chủ lập hiến.
Câu 22. Trong những năm 1992 – 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại
A. ―Cam kết và mở rộng‖. B.―Định hướng Đại Tây Dương‖,
C. ―Định hướng Âu - Á‖. D.Trở về châu Á.
Câu 23. Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại lả
A. ―Định hướng Đại Tây Dương‖. B. ―Cam kết và mở rộng‖.
C. ―Định hướng Âu – Á‖. D. Trở về châu Á.
Câu 24. Đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, Nga thay đổi chính sách đối ngoại
từ ―Định hướng Đại Tây Dương‖ sang ―Định hướng Âu – Á‖ là do
A. quan hệ Mĩ và Nga căng thẳng. B. không đạt được kết quả như mong muốn.
C. quan hệ Nga và Tây Âu căng thẳng. D. Nga sợ mất châu Á. .
ĐÁP ÁN CHỦ ĐÊ 2
Câu Đáp ánCâu Đáp ánCâu Đáp ánCâu Đáp án
1 A 7 C 13 B 19 D
2 B 8 D 14 C 20 B
3 C 9 B 15 B 21 A
4 D 10 C 16 C 22 B
5 A 11 D 17 A 23 C
6 B 12 A 18 C 24 B

Chủ đề 3
CÁC NUỚC ĐÔNG BẮC Á (1945 – 2000)
Câu 1. Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
Trung Quốc đã hoàn thành?
A. Lực lượng Quốc dân đảng rút chạy ra Đài Loan.
B. Thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
C. Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
D. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Câu 2. Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mở ra kỉ nguyên mới là
A. nhân dân lao động nắm chính quyền.
B. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
C. độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. nhân dân lao động làm chủ đất nước.
Câu 3. Đối với thế giới, cách mạng Trung Quốc thành công đã
A. thu hẹp phạm vi thống trị của chủ nghĩa từ bản.
B. chấm dứt cơ bản sự tồn-tại của chủ nghĩa thực dân cũ.
C. làm phá sản mục tiêu ngăn chặn chủ nghĩa xẵ hội của Mĩ.
D. nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu đến châu Á, cổ vũ phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới.
Câu 4. Cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc thu hồi những vùng đất
A. Hồng Công, Đài Loan. B. Hồng Công, Ma Cao.
C. Ma Cao, Thượng Hải. D. Hương Cảng, Ma Cao.
Câu 5. Bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc nằm ngoài sự kiểm soát của nước này

A. Đài Loan. B.Hồng Công. C. Tây Tạng. D. Ma Cao.
Câu 6. Tính chất của cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946 - 1949) là
A. giải phóng dân tộc. B. cách mạng tư sản.
C. dân tộc, dân chủ. D. cách mạng vô sản.
Câu 7. Tính chất dân tộc của cuộc nội chiến cách mạng Trung Quốc (1946 — 1949)
thể hiện ở việc
A. chống lại sự thống trị của đế quốc Mĩ ở Trung Quốc.
B. làm nhiệm vụ thống nhất các vùng lãnh thổ Trung Quốc.
C. làm nhiệm vụ giải phóng nhân dân lao động Trang Quốc.
D. chổng lại Trung Hoa Dân quốc với sự hậu thuẫn của đế quốc Mĩ.
Câu 8. Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc diễn ra khi trên thế giới
A. nhiều nước XHCN đang khủng hoảng trầm trọng.
B. phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh thành công.
C. các nước XHCN đang xảy ra những bất đồng trầm trọng.
D. Mĩ và Liên Xô đã tuyên bố chấm dứt thời kì Chiến tranh lạnh.
Câu 9. Người đề xướng đường lối cài cách — mở cửa ở Trung Quốc là
A. Mao Trạch Đông. B. Đặng Tiểu Bình.
C. Lưu Thiếu Kỳ. D. Hoa Quốc Phong.
Câu 10. Tháng 10/2003, tàu ―Thần Châu 5‖ cùng nhà du hành Dương Lợi Vỹ của
Trung Quốc bay vào vũ trụ, đánh dấu
A. Trung Quốc đứng đầu châu Ả về trình độ phát triển khoa học – công nghệ.
B. Trung Quốc là quốc gia chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học - công nghệ.
C. Trung Quốc là quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu và người bay vào vũ trụ.
D. Trung Quốc trờ thành một cực trong trật tự đa cực đang hình thành.
Câu 11. Từ những năm 80 - 90 của thế ki XX, quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng
nhanh và cao nhất thế giởi là
A. Nhật Bản. B. Đài Loan. C. Hàn Quốc. D. Trung Quốc.
Câu 12. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản, lãnh thổ bán đảo
Triều Tiên có sự thay đổi là
A. bị chia cắt làm hai miền. 13
B. thống nhất toàn bộ bán đảo.
C. một số vùng đất vẫn là thuộc địa của Anh.
D. một số vùng đất vẫn là thuộc địa của Mĩ.
Câu 13. Theo thoả thuận của Hội nghị Ianta (2/1945), việc chiếm đóng phía Bắc vĩ
tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên được giao cho
A. quân đội Mĩ. B. quân đội Liên Xô.
C. quân đội Trung Hoa Dân quốc. D. quân đội Anh.
Câu 14. Theo thoả thuận của Hội nghị Ianta (2/1945), việc chiếm đóng phía Nam vĩ
tuyến 38 ừên bán đảo Triều Tiên được giao cho
A. quân đội Liên Xô. B. quân đội Trung Hoa Dân quốc.
C. quân đội Mĩ. D. quân đội Anh.
Câu 15. Tháng 8/1948, dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ, nhà nước mới được thành lập là
A. Cộng hoà Liên bang Đức. B. Cộng hoà Dân chủ Đức.
C. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. D. Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc).
Câu 16. Tháng 8/1948, dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà nước mới được thành
lập là
A. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. B. Cộng hoà Liên bang Đức.
C. Cộng hoà Dân chủ Đức. D. Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc).
Câu 17. Từ tháng 6/1950 đến tháng 7/1953, sự kiện nào đánh dấu cuộc đối đầu trực
tiếp đầu tiên giữa hai phe XHCN – TBCN và bất phân thắng bại?
A. Kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
B. Chiến tranh hai mỉền Nam và Bắc Triều Tiên.
C. Kháng chiến chống Pháp của nhân dân Campuchia.
D. Khủng hoảng ở Caribê.
Câu 18. Những nước (hoặc vùng lãnh thổ) ở Đông Bắc Á được mệnh danh là ―con
rồng‖ ở châu Á là
A. Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Công.
B. Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan,.
C. Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Công.
D. Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 3
Câu Đáp ánCâu Đáp án Câu Đáp ánCâu Đáp án
1 B 6 C 11 D 16 A
2 C 7 D 12 A 17 B
3 D 8 A 13 B 18 C
4 B 9 B 14 C
5 A 10 C 15 B

Chủ đề 4
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM VÀ ẤN ĐỘ (1945-2000)
Câu 1. Những nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là
A. Inđônêxia, Việt Nam và Lào. B. Việt Nam, Lào và Campuchia.
C. Việt Nam, Lào và Philíppin. D. Malaixia, Việt Nam và Lào.
Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Đông Nam Á phải đấu tranh chống
các thế lực ngoại xâm nào?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha. B. Mĩ, Anh, Pháp, Hà Lan.
C. Mĩ, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan. D. Nhật, Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 3. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, khối quân sự được Mĩ, Anh, Pháp và một số
nước thành lập để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và hạn chế thắng lợi
của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là
A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
C. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO).
D. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Câu 4. Sự kiện đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba
nước Đông Dương là
A. chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở Vịệt Nam năm 1954.
B. chiến thắng ―Điện Biên Phủ trên không‖ ở Việt Nam năm 1972.
C. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết.
D. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.
Câu 5. Năm 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, các nước Đông
Nam Á giành độc lập hoàn toàn gồm
A. Việt Nam, Lào và Campuchia. B. Việt Nam, Lào và Brunây.
C. Việt Nam, Lào và Philíppin. D. Malaixia, Việt Nam và Lào.
Câu 6. Từ năm 1946 đến năm 1954, nhân dân Lào trải qua thời kì
A. tiến hành cách mạng giải phóng, giành độc lập dân tộc.
B. kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.
C. kháng chiến chống thực dân Anh trở lại xâm lược.
D. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 7. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7/1954), công nhận vùng
giải phóng ở Lào là
A. Phongxalì và Thà Khẹt. B. Thà Khẹt và Xavannakhét.
C. Sầm Nưa và Phongxalì. D. Xavannakhét và sằm Nưa.
Câu 8. Sau khi Hiệp định Giơnèvơ về Đông Dương được kí kết (7/1954), nhân dân
Lào phải cầm súng chống lại kẻ thù mới là
A. thực dân Anh. B. Thực dân Hà Lan.
C. thực dân Tây Ban Nha. D. Đế quốc Mĩ.
Câu 9. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào (Ĩ954 – 1975) đặt dưới sự lãnh
đạo của
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Mặt trận Lào tự do.
C. Đảng Nhân dân Lào (sau đổi thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào).
D. Chính phủ kháng chiến Lào.
Câu 10. Hiệp đinh về lập lại hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào được kí kết
vào tháng 2/1973 là
A. Hiệp định Giơnevơ. B.Hiệp định Pari.
C. Hiệp định SALT - 1. D.Hiệp định Viêng Chăn.
Câu 11. Sự kiện đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân
dân Lào là
A. nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập.
B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
C. chiến thắng Đường 9 – Nam Lào, bảo vệ hành lang Đông Dương.
D. Hiệp định Viếng Chăn về lập lại hoà bình, hoà hợp dân tộc ở Lào được kí kết.
Câu 12. Từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kì nhân dân Campuchia tiến hành
A. đấu tranh chống chế độ phong kiến.
B. kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. thời kì trung lập, xây dựng nền độc lập.
D. kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Câu 13. Từ năm 1970 đến năm 1975 là thời kì nhân dân Campuchia tiến hành
A. kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. thời kì trung lập, xây dựng nền độc lập.
C. cuộc kháng chiến chống Mĩ.
D. đấu tranh chống chế độ Khơme đỏ.
Câu 14. Từ năm 1979 đến năm 1991 ở Campuchia là thòi kì
A. trung lập tích cực, xây dựng nền độc lập dân tộc.
B. kháng chiến chống đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
C. nội chiến giữa các lực lượng cách mạng với phe phái đối lập.
D. nội chiến và tái lập vương quốc Campuchia.
Câu 15. Một sự kiện về Campuchia diễn ra vào năm 1991 có tác động lớn đến các
vấn đề khu vực. Đó là
A. nội chiến giữa các lực lượng cách mạng với phe phái đối lập.
B. Hiệp định hoà bình về Campuchia được kí kết tại Pari.
C. thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia.
D. Campuchia ữở thành thành viên thứ 10 của ASEÁN.
Câu 16. Những biến đổi quan trọng về kinh tế của các nước Đông Nam Á sau khi
giành được độc lập là
A. nhiều nước trở thành ―con rồng châu Á‖.
B. trở thành đối thủ cạnh tranh của các nước tư bản.
C. tù chỗ kinh tế phụ thuộc nước ngoài, đến chỗ đạt nhiều thành tựu to lớn.
D. nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực.
Câu 17. Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia được mệnh danh ―con rồrig‖ kinh tế châu
Á là
A. Thái Lan. B. Malaixia. C. Xingapo. D. Inđônêxia
Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi quan trọng nhất ở Đông Nam Á

A. Xingapo trở thành ―con rồng‖ kinh tế châu Á.
B. từ thuộc địa trờ thành các quốc gia độc lập, có chủ quyền.
C. cả 10 nước đã thống nhất trong một tổ chức khu vực.
D. tất cả các nước trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 19. Năm nước tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là
A. Inđônêxia, Malaixia, Brunây, Thái Lan và Xingapo.
B. Inđônêxia, Lào, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
C. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
D. Việt Nam, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
Câu 20. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời nhằm
A. giảm bớt sức ép của các nước lớn và hạn chế ảnh hường của chủ nghĩa xã hội.
B. phát triển kinh tế, văn hoá trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
C. hợp tác giữa các nước tạo nên cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh.
D. xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, tự do, trung lập.
Câu 21. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ
A. Hội nghị cấp cao Bali (1976).
B. Chiến tranh lạnh chấm dứt (1991).
C. khi ―vấn đề Campuchia‖ được giải quyết (1991).
D. cả 10 nước trong khu vực đứng trong một tổ chức (1999).
Câu 22. Văn bản được kí kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN họp ở Bali (2/1976) là
A. Hiệp định hoà bình về Campuchia. B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
C. Hiến chương ASEAN. D. Tuyên bố của ASEAN.
Câu 23. Theo Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali, 1976), các tranh chấp
được giải quyết theo nguyên tắc
A. sử dụng vũ lực. B. hợp tác với nước lớn.
C. sử dụng biện pháp hoà bình. D. đe doạ bằng vũ lực.
Câu 24. Ý nghĩa của việc kí Hiệp ước Bali (2/1976) là
A. các mâu thuẫn được giải quyết, ASEAN có điều kiện phát triển.
B. tạo điều kiện hợp tác xây dựng một cộng đồng ASEAN về kinh tế.
C. tạo điều kiện hợp tác xây dựng một cộng đồng ASEAN về văn hoá.
17
D. mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Nam Á.
Câu 25. Việc Campuchia gia nhập ASEAN (1999) đã đánh dấu
A. ―vấn đề Campuchia‖ được giải quyết.
B. lần đầu tiên cả mười nước trong khu vực đứng trong một tổ chức.
C. sự hợp tác xây dựng một cộng đồng ASEAN.
D. chấm dứt thời kì khó khăn, phức tạp đối với sự phát triển của ASEAN.
Câu 26. Để đẩy mạnh hoạt động hợp tác thương mại, năm 1992, ASEAN quyết
định sẽ tổ chức thành
A. một khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
B. Diễn đàn khu vực (ARF) có 23 nước trong và ngoài khu vực.
C. chủ động đề xuất Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
D. tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC).
Câu 27. Nhằm xây dựng một Q?ng đồng ASEAN có vị thế cao và hiệu quả hơn,
năm 2007, các nước ASEAN đã kí kết văn kiện
A. Hiệp định hoà bình về Campuchia. B. Hiến chương ASEAN.
C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. D. Tuyên bố của ASEAN.
Câu 28. Việc gia nhập ASEAN đem lại những cơ hội nào cho Việt Nam?
A. Việt Nam dễ dàng canh tranh với các nước lớn.
B. Nền văn hoá Việt Nam có điều kiện để mở rộng.
C. Việt Nam hội nhập, giao lưu, tiếp nhận nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài.
D. Việt Nam dễ đàng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các cường quốc.
Câu 29. Khi gia nhập ASEAN, những vấn đề như cạnh tranh kinh tế, bảo vệ an
ninh quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc trở thành
A. cơ hội phát triển cho Việt Nam.
B. tiềm năng phát triển cho Việt Nam.
C. điều kiện phát triển cho Việt Nam.
D. những thách thức với Việt Nam.
Câu 30. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc chống
A. thực dân Pháp. B. thực dân Anh. C. đế quốc Mĩ. D. thực dân Hà Lan.
Câu 31. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thể giới thứ
hai diễn ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Đại hội dân tộc. B. Đảng Cộng sản.
C. Đảng Quốc đại. D. Liên đoàn Hồi giáo.
Câu 32. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh nổ ra manh mẽ nhất
ở Ấn Độ là
A. phong trào nổi dậy của nông dân. B. phong trào biểu tình'CÙa thị dân.
C. phong trào Tebhaga của nông dân. D. phong trào bãi công của công nhân.
Câu 33. Thực dân Anh phải nhượng bộ, hứa trao quyền tự trị cho Ấn Độ theo
―phương án Maobáttơn‖, chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở
A. tôn giáo. B. vị trí địa lí. C. dân tộc. D. Ngôn ngữ.
Câu 34. Theo ―phương án Maobáttơn‖, Ắn Độ là quọc gia của những người theo
A. Phật giáo. B. Hinđu giáo. C. Hồi giáo. D. Cơ đốc giáo.
Câu 35. Theo ―phương án Maobáttơn‖, những người theo Hồi giáo 18 sẽ tách khỏi Ấn
Độ để thành lập quốc gia tự trị là
A. Nêpan. B. Pakixtàn. c. Bănglađét. D. Ápganixtan.
Câu 36. Sau khi lãnh tụ kiệt xuất của Ấn Độ là M. Ganđi bị ám sát, người đứng đầu
Đảng Quốc đại Ịãnh đạo nhân dân đấu tranh vì độc lập dân tộc là
A. Dêba. B.Nanđa. C. Nêru. D. Ređi.
Câu 37. Ngày 26/1/1950, sự kiện đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn
Độ là
A. Ấn Độ tuyên bố tự trị. B. Ấn Độ tuyên bổ độc lập.
C. thực dân Anh rút khỏi Ấn Độ. D. Ấn Độ được thống nhất
Câu 38. Thắng lợi trong cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã ảnh hưởng lớn đến
A. phong trào đấu tranh của nông dân thuộc địa.
B. phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
C. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ừên thế giới.
D. phong trào vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Câu 39. Chủ nghĩa thực dân Anh chính thức sụp đổ từ sự thất bại ở
A. Miến Điện. B. Mã Lai. C. Brunây. D. Ấn Độ.
Câu 40. Trong thời kì xây dựng đất nước, nền công nghiệp Ấn Độ đạt được thành
tựu như thế nào?
A. Đứng thứ 3 trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới.
B. Đứng thứ 4 trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới.
C. Đứng thứ 10 trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới.
D. Đứng thứ 12 trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới.
Câu 41. Trong lĩnh vực công nghệ cao, Ấn Độ trở thành cường quốc về
A. công nghệ phần mềm. B. công nghệ dược phẩm,
C. công nghệ sinh học. D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 42. Ấn Độ là một trong những nước sáng lập
A. Liên hợp quốc. B.Phong trào không liên kết.
C. Phong tràọ vì hoà bình, tiến bộ. D. Tổ chức hợp tác Thượng Hải.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 4
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 12 B 23 C 34 B
2 B 13 C 24 D 35 B
3 C 14 D 25 B 36 C
4 D 15 B 26 A 37 B
5 A 16 C 27 B 38 C
6 B 17 C 28 C 39 D
7 C 18 B 29 D 40 C
8 D 19 C 30 B 41 A
9 C 20 B 31 C 42 B
10 D 21 A 32 D
11 A 22 B 33 A

19
Chủ đề 5
CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000)
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước thực dân có nhiều thuộc địa ở châu
Phi nhất là
A. thực dân Pháp, Anh. B. thực dân Pháp, Hà Lan.
C. thực dân Mĩ, Anh. D. thực dân Hà Lan, Anh.
Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp, Anh là đế quốc có nhiều
thuộc địa bị suy yếu. Đối với châu Phi, đây là điều kiện thuận lợi
A. để cạnh tranh đưa đất nước phát triển.
B. cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
C. để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.
D. để phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Câu 3. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á có điểm chung gì với châu Phi?
A. Là những nước nghèo nàn, lạc hậu. B. Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
C. Có chung kẻ thù dân tộc. D. Được giúp đỡ về vật chất và tinh thần.
Câu 4. Phong trào đấu ừanh chống thực dân phương Tây ở châu Phi bùng nổ sớm
nhất tại
A. Nam Phi. B. Tây Phi. C. Đông Phi. D. Bắc Phi.
Câu 5. Cuộc bính biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (7/1952) đã mang
lại kết quả gì?
A. Lật đổ vương triều Pharúc, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập.
B. Lật đổ nền thống trị của Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập.
C. Lật đổ nền thống trị của Pháp, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập.
D. Lật đổ nền thống trị của Hà Lan, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập.
Câu 6. Năm l960 được lịch sử ghi nhận là
A. ―Lục địa núi lửa‖. B. Năm châu Phi.
C. ―Lục địa bùng cháy‖. D. Năm lịch sử.
Câu 7. Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu
tranh chống sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, về cơ bản đánh dấu việc
A. lật đổ ách thống trị của chế độ Apácthai ở chầu Phi.
B. chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
C. chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở chẳu Phi.
D. hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 8. Từ 20 sau năm 1975 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, châu Phi hoàn thành

cuộc đấu tranh lật đổ nền thống trị của chủ nghĩa đế quốc có tên là
A. chế độ phát xít. B. chế độ độc tài.
C. chế độ thực dân mới. D. chế độ Apácthai.
Câu 9. Mục tiêu đấu ứanh chống chủ nghĩa thực dân dưới hình thức chế độ
Apácthai ở châu Phi nhằm
A. giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
B. giành độc lập dân tộc và quyền sở hữu tư liệu sản xuất.
C. giành chính quyền dân chủ của nhân dân.
D. bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 10. Apácthai là chế độ phân biệt chủng tộc cực kì tàn bạo của
A. giai cấp tư sản với người lao động.
B. người da trắng gốc châu Âu đối với người da đen.
C. giữa chủ nghĩa đế quốc với nhân dân châu Phi.
D. người da trắng gốc châu Âu với nông dân gốc Phi.
Câu 11. Sau thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc, quốc
gia tuyên bố độc lập vào tháng 3/1990 là
A. Angiêri. B.Dimbabuê. C. Nammibia. D.Nam Phi.
Câu 12. Cuộc đấu tranh chống chế độ Apácthai tại Nam Phi đặt dưới sự lãnh đạo
của tổ chức ―Đại hội dân tộc Phi‖ (ÁNC) đòi
A. thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
B. lên án gay gắt chủ nghĩa Apácthai.
C. quyền bình đẳng giữa người da đen và người da ữắng.
D. quyền sống, tự do, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Câu 13. Văn kiện chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai là
A. Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân.
B. Hiến pháp của Cộng hoà Nam.Phi tháng 11/1993.
C. Tuyên ngôn thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Hiến chương của Liên minh châu Phi (AU).
Câu 14. Sự kiện đánh dấu chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất
công ở Nam Phi là
A. Cộng hoà Dimbabuê thành lập.
B. Nammibia tuyên bố độc lập.
C. Nenxơn Manđêla trờ thành Tổng thống Cộng hoà Nam Phi.
D. thông qua Hiến pháp tháng 11/1993 của Cộng hoà Nam Phi.
Câu 15. Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩ Latinh sau Chiến
tranh thế giới thứ hai diễn ra trong bối cảnh
A. hầu hết các nước bị lệ thuộc vào Mĩ, là ―sân sau‖của Mĩ.
B. Mĩ đang bị sa lầy trên chiến trường Việt Nam.
C. phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang phát triển mạnh.
D. về danh nghĩa, một số quốc gia Mĩ Latinh đang có nền21độc lập.
Câu 16. Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh
thành ―sân sau‖ của minh bằng cách
A. giúp cho các nước bảo vệ nền độc lập.
B. xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ ở nhiều nước.
C. giúp đỡ về kinh tế — tài chính.
D. xây dựng các căn cứ quân sự.
Câu 17. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu lớn nhất trong cuộc đấu ứanh
của nhân dân Mĩ Latinh là
A. chống đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
B. giải phóng dân tộc, thảnh lập các nước cộng hoà.
C. chống chế độ độc tài thân Mĩ và bảo vệ độc lập.
D. chống chế độ độc tài thân Mĩ và giành quyền sống.
Câu 18. Thắng lợi được coi là ―lá cờ đầu‖ trong phong ứào đấu tranh giành và bảo
vệ độc lập ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thắng lợi của cách mạng Vênêxuêla. B. thắng lợi của cách mạng Cuba,
C. thăng lợi của cách mạng Nicaragoa. D. thắng lợi của cách mạng Côlômbia.
Câu 19. Sự kiện mở đầu của cách mạng Cuba (1953 - 1959) là
A. cuộc tấn công trại lính Mồricađa dọ Phiđen Cátxtơrô chỉ huy.
B. cuộc đổ bộ vào đất liền của đội quân 81 chiến sĩ do Phiđen Cátxtơrô chỉ
huy.
C. Phiđen Cátxtơrô thành lập Đảng Cộng sản và dẫn dắt cách mạng Cuba.
D. nước Cộng hoà Cuba ra đòi do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.
Câu 20. Đến năm 1983, trong vùng Carib^đã có
A. 17 quốc gia độc lập. B. 20 quốc gia độc lập.
C. 13 quốc gia độc lập. D. 23 quốc gia độc lập.
Câu 21. Những hình thức đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh

A. bãi công, nổi dậy, tổng khởi nghĩã.
B. nổi dậy, đấu tranh nghị trường, chiến tranh cách mạng.
C. bãi công, nổi dậy, đấu tranh nghị trường, vũ trang.
D. nổi dậy, bãi khoá, đấu tranh nghị trường.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 5
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
.1 A 6 B 11 C 16 B
2 B 7 C 12 D 17 C
3 C 8 D 13 A 18 B
4 D 9 A 14 C 19 A
5 A 10 B 15 A 20 C
21 C

22
Chủ để 6
NƯỚC MĨ (1945 - 2000)
Câu 1. Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vị thế kinh tế của Mĩ là
A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
B. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
C. nước điều phối nền kinh tế thế giới.
D. Mĩ chi phối các tổ chức kinh tế - tài chính thế giới.
Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước TBCN giàu mạnh nhất thế giới,

A. Mĩ là nước duy nhất sản xuất được bom nguyên tử.
B. Mĩ có thực lực về kinh tế và quân sự.
C. là nước đứng đầu về tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
D. đứng đầu về dự trữ vàng của thế giới.
Câu 3. Biện pháp của Mĩ để tăng năng suất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh và
điều chỉnh hợp lí cơ cấu kinh tế là
A. hiện đại hoá nền kinh tế Mĩ.
B. thu hút các nhà khoa học nhiều nơi trên thế giới đến Mĩ.
C. áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
D. thay thế những kĩ thuật đã lạc hậu.
Câu 4. Chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước Mĩ từ năm 1945 đến năm
1973 có tác động
A. gây cản trở sự phát triển kinh tế Mĩ.
B. làm cho nền kinh tế Mĩ phụ thuộc vào các quốc gia khác.
C. giúp Mĩ chi phối các tổ chức kinh tế - tài chính thế giới.
D. thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
Câu 5. Một trong những thành tựu của kinh tế Mĩ trong thòi gian từ năm 1991 đến
năm 2000 trong nền kinh tế thế giới là
A. chi phối nhiều tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế.
B. là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất.
C. là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
D. chi phối và khống chế các nước đồng minh.
Câu 6. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới bắt đầu từ
A. Anh. B. Mĩ. C.NhậtBản. D. Pháp.
Câu 7. Mĩ Ịà nước chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng dầu mỏ (năm 1973) vì
A. Mĩ chủ quan nên không biết giá dầu tăng.
B. Mĩ bị sa lầy trong chiến tranh ở Trung Đông.
C. nền kinh tế phát triển nhanh, nguồn dầu mỏ của Mĩ không đủ.
D. Mĩ không có khả năng sử dụng các nguồn năng lượng khác.
Câu 8. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nền kinh tế và chính trị Mĩ trong
giai đoạn 1973 - 1991 bị suy giảm so với các cường quốc khác là
A. công nghệ của Mĩ bị lạc hậu.
B. sự cạnh tranh khốc liệt của Nhật Bản và Tây Âu.
C. sự thất bại trong chiến tranh ở Việt Nạm.
D. sự đối đầu Xô - Mĩ kéo dài.
Câu 9. Mĩ là một trong năm nước Uỷ viên thường trực của cơ quan nào thuộc
Liên họp quốc?
A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá. B. Hội đổng Bảo an.
C. Toà án Quốc tế. D. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
Câu 10. Cơ sờ để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. dựa vào tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thể giới.
B. dựa vào sức mạnh kinh tế, quân sự và khoa học - kĩ thuật vượt trội.
C. dựa vào sự suy yếu của các nước tư bản chủ nghĩa.
D. dựa vào việc Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng.
Câu 11. Chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện tham vọng nào của Mĩ?
A. Chi phối các nước tư bản đồng minh.
B. Làm bá chủ, thống trị thế giới.
C. Chi phối các tổ chức kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D. Thiết lập trật tự thế giới ―đơn cực‖.
Câu 12. Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ đối với các nước XHCN là
A. hoà hoãn, thoả hiệp. B. trở thành những nước đồng minh,
C. ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ. D. luôn là đối thủ cạnh tranh.
Câu 13. Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ đối với các nước TBCN là
A. hoà hoãn, thoả hiệp. B. luôn là đối thủ cạnh tranh,
C. ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ. D. khống chế, chi phối.
Câu 14. Trong thời kì Chiến tranh lạnh, mưu đồ của Mĩ đối với phong trào cách
mạng thế giói là
A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộe, công nhân và cộng sản quốc tế.
B. hoà hoãn vói phong trào giải phóng dân tộc, phong ứào công nhân quốc
tế.
C. đầu tư vào các nước thuộc địa, phát triển tập đoàn tư bàn ở nước ngoài.
D. dùng sức mạnh kinh tế để chia rẽ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 15. Một trong những biện pháp của Mĩ sau Chiến tranh thế giơi thứ hai đã
dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước XHCN, đó là
A. Mĩ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược nhiều nơi.
B. Mĩ khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh. 24
C. Mĩ gây ra những cuộc đảo chính, bạo loạn ở nhiều nơi.
D. Mĩ dính líu vào những cụộc xung đột ở nhiều noi.
Câu 16. Học thuyết và chiến lược nào của Mĩ đánh dấu sự khời đầu của Chiến tranh
lanh?
A. Học thuyết Truman và chiến lược ―Ngăn chặn‖.
B. Học thuyết Aixenhao và chiến lược ―Trả đũa ồ ạt‖.
C. Học thuyết Kennơđi và chiến lược ―Phản ứng linh hoạt‖.
D. Học thuyết Níchxơn và chiến lược ―Ngăn đe thực tế‖.
Câu 17. Năm 1949, Mĩ thành lập tổ chức nào để chống Liên Xô và các nước Đông
Âu XHCN?
A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO).
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Câu 18. Để ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và hạn chế phong ừào giải phóng dân tộc ở
Đông Nam Á, Mĩ và một số nước đã
A. kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (1950).
B. kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ (1951).
C. thành lập tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO).
D. thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 19. Năm 1972, Mĩ điều chỉnh chĩến lược toàn cầu từ ngăn chặn và tiến tới xoá
bỏ CNXH đến hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc nhằm
A. tăng khả năng cạnh tranh vói Nhật Bản và Tây Âu.
B. mở rộng đồng minh để khống chế, chi phối họ.
C. chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.
D. tăng cường mối quan hệ quốc tế.
Câu 20. Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công đánh dấu Mĩ thất bại trong
mục tiêu nào dưới đây của chiến lược toàn cầu?
A. ngăn chặn, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội phát triển sang châu Á.
B. đàn áp phong trào vì hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
C. đàn áp phong trào công nhân và phong trào cộng sản thế giới.
D. khống chế các nước tư bản chủ nghĩa đồng minh.
Câu 21. Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, Mĩ triển khai học thuyết Rigân và chiến
lược ―Đối đầu trực tiếp‖ nhằm
A. khắc phục những khồ khăn, suy yếu của Mĩ thời kì ―sau Việt Nam‖.
B. Mĩ trực tiếp đối đầu vói Liên Xô và làm sụp đổ hệ thống XHCN.
C. can thiệp vào hầu hết các công việc quốc tế ờ các địa bàn chiến lược.
D. đe doạ bằng vũ lực đối với phong trào giải phóng của các dân tộc trên thế giới.
Câu 22. Sự kiện chứng tỏ Mĩ điều chỉnh chính sách đối ngoại để chống lại phong trào
giải phóng dân tộc là
A. diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ cùng những thoả thuận Xô - Mĩ 25 năm 1972.
B. thoả hiệp với Trung Quốc và Liên Xô năm 1972.
C. hai nước Liên Xô và Mĩ kí nhiều hiệp định về cắt giảm vũ khí tiến công chiến
lược năm 1972.
D. hai nước Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh năm 1989.
Câu 23. Chiến tranh lạnh chỉ thực sự chấm dứt khi
A. xuất hiện xu thế hoà hoãn Đông - Tây. B. xuất hiện xu thế toàn cầu hoá.
C. Liên Xô hoàn toàn tan rã. D. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt.
Câu 24. Kết quả lớn nhất của Mĩ trong việc triển khai chiến lược toàn cầu là
A. làm cho quan hệ quốc tế ngày càng có tính mở rộng.
B. Mĩ bị thất bại ở một số nơi như Trung Quốc, Cuba, Việt Nam.
C. góp phần làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa lớn mạnh.
D. góp phần làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 25. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, ữật tự thế giới mới chưa định hình,
Mĩ đã triển khai chiến lược
A. ―Phản ứng linh hoạt‖. B. ―Cam kết và mở rộng‖,
C. ―Ngăn đe thực tế‖. D. ―Đối đầu trực tiếp‖.
Câu 26. Khi triển khai chiến lược ―Cam kết và mở rộng‖, Mĩ can thiệp vào công việc
nội bộ của các nước khác bằng cách
A. tăng cường lực lượng quân sự mạnh.
B. viện trợ kinh tế, tài chính.
C. sử dụng khẩu hiệu ―Thúc đẩy dân chủ‖.
D. tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.
Câu 27. Nguyên tắc không thay đổi của Mĩ trong chiến lược ―Cam kết và mở rộng‖

A. luôn có một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao.
B. luôn sử dụng khẩu hiệu ―dân chủ‖ để cạn thiệp vào các nước.
C. luôn viện trợ về kinh tế và tài chính để khống chế các nước.
D. luôn gây áp lực chính trị với các nước để tạo ra các cuộc đảo chính.
Câu 28. Trong bối cảnh Liên Xô tan rã, tham vọng lớn nhất của Mĩ là
A. cùng các cường quốc thiết lập trật tự thế giới ―đa cực‖, nhiều trung tâm.
B. thiết lập trật tự thế giới ―đom cực‖ do Mĩ chi phối và lãnh đạo.
C. cùng các dân tộc hình thảnh một thị trường thế giới rộng lớn.
D. thành lập thêm các liên minh quân sự do Mĩ đứng đầu.
Câu 29. Một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trộng trong chính sách đối
nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI là
A. chủ nghĩa khủng bố. B. sự lớn mạnh của Nga.
C. sự lớn mạnh của Trung Quốc. D. sự lớn mạnh của cách rạạng thế giới.
Câu 30.26Những nhân tố khiến Mĩ không thể đơn phương sắp đặt một trật tự thế giới
mới trong bối cảnh Chiến tranh lạnh chấm dứt là
A. Mĩ bị khủng hoảng về kinh tế và sự bê bối về chính trị.
B. Nga đang trở thành đối trọng của Mĩ trong quan hệ quốc tế.
C. nhiều thông tin bí mật của Mĩ bị rò ri trên phạm vi toàn cầu.
D. sự vươn lên của nhiều cường quốc và chủ nghĩa khủng bố.
Câu 31. Cho các sự kiện sau: 1. Mĩ đề ra ―Kế hoạch Mácsan‖; 2. Mĩ thực hiện
sách lược hoà hoãn với hai nước xã hội chủ nghĩa Trung Quốc và Liên Xô để
chống lại phong trào giải phóng dân tộc; 3. Mĩ thành lập khối quân sự NATO; 4.
Mĩ đề ra và thực hiện chiến lược ―Cam kết và mở rộng‖. Hãy sắp xếp các sự kiện
trên theo đúng trinh tự thời gian.
A. 1,2, 3, 4. B. 1,3, 2,4. C. 2, 3,4,1. D. 2, 1,3,4.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 6
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 9 B 17 C 25 B
2 B 10 A 18 C 26 C
3 C 11 B 19 C 27 . A
4 D 12 C 20 A 28 B
5 A 13 D 21 B 29 A
6 B 14 A 22 B 30 D
7 C 15 B 23 C 31 B
8 D 16 A 24 D

Chủ đề 7
TÂY ÂU (1945 - 2000)
Câu 1. Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế trong
hoàn cảnh
A. cơ sở vật chất bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
B. khủng hoảng kinh tế chu kì diễn ra.
C. tác động của khủng hoảng năng lượng.
D. phải cạnh tranh lớn với Mĩ, Nhật Bản.
Câu 2. Đen khoảng năm 1950, các nước Tây Âu cơ bản khôi phục được kinh tế vì
A. bóc lột được nhiều từ những nước thuộc địa. .
B. sự cố gắng của từng nước, sự viện trợ của Mĩ với ―Kế hoạch Mácsan‖.
C. sự giúp đỡ của Liên Xô, sự liên kết kinh tế ở Tây Âu có hiệu quả cao.
D. ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Câu 3. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã trở thành
A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
B. nền kinh tế thứ hai của thế giới, cạnh tranh với Mĩ và Nhật,
C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D. một trung tâm và là một cực của thế giới đa cực.
27
Câu 4. Điểm nổi bật nhất trong sự liên kết các nước Tây Âu ở nửa sau thập niên
60 của thế kỉ XX là
A. liên kết kinh tế, chính trị, an ninh chung.
B. xuất hiện các liên kết quân sự với Mĩ và phương Tây.
C. xuất hiện các liên kết kinh tế trong khuôn khổ Tây Âu.
D. sự hợp tác có hiệu quả trong Cộng đồng châu Âu (EC).
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân phát triển kinh tế của Tây
Âu giai đoạn 1950 - 1973
A. áp dụng thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. vai trò Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền kinh tể.
C. Mĩ bảo trợ, đầu tư phát triển các ngành dân dụng.
D. tận dụng tốt cơ hội bên ngoài.
Câu 6. Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với
A. Nhật Bàn. B.Liên Xô. C. Các nước thuộc địa. D. Mĩ.
Câu 7. Các liên kết kinh tế ở Tây Âu được thành lập trong nhửng năm 50 của thế ki
XX là
A. Cộng đồng than — thép châu Âu; Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
B. Cộng đồng than - thép châu Âu; Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và
Cộng đồng châu Âu (EC).
C. Cộng đồng than — thép châu Âu; Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng
đồng châu Âu (EC).
D. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Cộng đồng châu Âu (EC) vậ Liên minh
châu Âu (EU).
Câu 8. Các nước tham gia thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (1951); Cộng
đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (1957) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)
(1957) gồm
A. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bi, Hà Lan và Anh.
B. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua
C. Áo, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lủcxămbua.
D. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch.
Câu 9. Sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan yà Lúcxămbua) thành
lập các liên kết kinh tế nhằm
A. đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Nhật Bản.
B. hợp tác cùng phát triển.
C. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
D. chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
Câu 10. Năm 1967, ba tổ chức Cộng đồng than - thép châu Âu; Cộng đồng năng
lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) hợp nhất thanh
A. Cộng đồng kinh tế châu Âu. B.Liên minh kinh tế - chính trị châu Âu.
C. Cộng đồng châu Âu (EC). D.Liên minh châu Âu (EU).
Câu 11. EU ra đời nhằm mục tiêu hợp tác giữa các nước thành viên về
28
A. kinh tế, tiền tệ và chính trị. B. quân sự và chính trị.
C. văn hoá và giáo dục. D. chính trị và xã hội.
Câu 12. Từ sáu nước ban đầu, đến năm 2007, Liên minh châu Âu có 27 nước thành
viên. Sự kiện đó đánh dấu
A. xu thế hợp tác Đông - Tây.
B. quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu.
C. quá trình phát triển về phía Đông của chủ nghĩa tư bản.
D. sự liên kết chặt chẽ giữa các nước TBCN và XHCN.
Câu 13. Đồng tiền chung châu Âu chính thức được sử dụng là
A. Đô la. . B. Yên. c. EURO. D. Rúp.
Câu 14. Tổ chức liên kết chính trị — kinh tế lớn nhất hành tinh là
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Liên hợp quốc. D. Liên minh châu Âu (EU).
Câu 15. Vị trí của Liên minh châu Âu trong xu thế đa cực của thế giói đang hình
thành là
A. trở thành một cực trong xu thế đa cực của thế giới.
B. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn.
C. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất châu Âu.
D. Trở thành một cực duy nhất của thế giới.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 7
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 5 C 9 C 13 C
2 B 6 D 10 C 14 D
3 C 7 A 11 A 15 A
4 D 8 B 12 B

Chủ đề 8
NHẬT BẢN (1945 - 2000)
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những khó khăn đối với 29
kinh tế Nhật Bản là
A. bại trận, quân Đồng minh chiếm đóng, chịu hậu quả của bom nguyên tử.
B. thiếu tài nguyên thiên nhiên, hậu quả nặng nề của bom nguyên tử.
C. nền kinh tế theo chế độ tập trung mang tính dòng tộc.
D. phụ thuộc vào Mĩ, bị Mĩ chiếm đóng và biến Nhật Bản thành căn cứ quân sự.
Câu 2. Nội dung nào không phải do Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh
(SCAP) thực hiện ở Nhật Bản
A. thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các ―Daibátxư‖.
B. để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
C. cải cách ruộng đất (địa chủ dưới 3 hécta, số còn lại đem bán cho nông dân).
D. dân chủ hoá lao động (thông qua thực hiện các đạo luật về lao động).
Câu 3. Giai đoạn 1950 - 1951, Nhật Bản khôi phục được nền kinh tế đạt mức trước
chiến tranh vì
A. áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
C. sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ của Mĩ.
D. các công ty của Nhật có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
Câu 4. Những cải cách dân chủ do Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP)
thực hiện có ý nghĩa như thế nào đổi với Nhật Bản?
A. Tạo điều kiện để Nhật cạnh tranh với các nước lớn.
B. Làm cho liên minh Mĩ - Nhật ngày càng chặt chẽ.
C. Giúp Nhật mở rộng quan hệ đối ngoại.
D. Tạo luồng không khí mới trong xã hội Nhật Bản.
Câu 5. Sự kiện được coi là ―ngọn gió thần‖ giúp Nhật Bản phát triển nhanh nền kinh
tế trong những năm 50 của thế kỉ XX là
A. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. Mĩ tiến hành chiến tranh Triều Tiên.
C. Mĩ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
D. Các cuộc cải cách dân chủ của các nước Đồng.minh.
Câu 6. Giai đoạn phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 được mệnh
danh là
A. giai đoạn phát triển ―thần kì‖. B. trở thành ―con rồng‖ của châu Á.
C. giai đoạn khôi phục kinh tế. D. giai đoạn cạnh tranh quyết liệt.
Câu 7. Thời gian liên tục Nhật Bản đạt tốc độ tăng trường cao 10,8% là
A 1950-1951. B. 1951 -1960. C. 1960-1973. D.1960-1969.
Câu 8. Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển mạnh của kinh tế Mĩ và Nhật Bàn là
A. con người được xem là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
B. luôn áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. chi phí cho quốc phòng ít nên tập trung cho phát triển kinh tế.
D. tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển kinh tế.
Câu 9. Nhà nước Nhật luôn làm tốt các vai trò
30
A. giáo dục, trang bị kiến thức và nghiệp vụ cho người lao động.
B. điều hành các công ty có tầm nhìn xa, quản lí tốt và sức cạnh tranh cao.
C. đề ra các chiến lược, nắm bắt thời cơ và điều tiết cơ cấu ldnh tế.
D. tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để thúc đẩy nền kinh tế.
Câu 10. Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực sản xuất
phục vụ
A. nhu cầu quân sự. B. nghiên cứu vũ trụ.
C. nhu cầu sản xuất. D. nhu cầu dân dụng.
Câu 11. Đẻ rút ngắn thời gian nghiên cứu khoa học, Nhật Bản thực hiện bằng cách
A. mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.
B. thành lập các viện nghiên cứu, đào tạo cán bộ nghiên cứu.
C. thu hút chất xám từ Ấn Độ và các nước đang phát triển.
D. tăng cường giáo dục - đào tạo để lựa chọn nguồn nhân lực chất lượng.
Câu 12. Nền tảng chính sách đối ngoại cùa Nhật Bàn giai đoạn từ 1952 đến 1973

A. thực hiện chính sách biệt lập. B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. liên minh chặt chẽ với Tây Âu. D. liên minh với Liên Xô.
Câu 13. Mĩ trở thành ―chiếc ô‖ bảo hộ hạt nhân của Nhật Bản kể từ sau
A. Hiệp ước Xô — Nhật.
B. Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô.
C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
D. Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị Nhật - Trung.
Câu 14. Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô (8/9/1951) được kí giữa Nhật Bản với
A. Liên Xô. B. Anh. C.Việt Nam. D. Mĩ.
Câu 15. Hiệp ước an ninh Mĩ—Nhật được gia hạn
A. vĩnh viễn B. 10 năm. C. 20 năm. D. 15 năm.
Câu 16. Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô khi Chiến tranh lạnh
A. chưa diễn ra. B. bao trùm thế giới,
C. gần kết thúc. D. đã kết thúc.
Câu 17. Năm 1956, cùng với việc bình thường hoá quan hệ vói Liên Xô, Nhật Bản
tham gia
A. Liên minh Mĩ - Nhật. B. Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).
C. Liên minh châu Âu (EU). D. Liên hợp quốc.
Câu 18. Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với
A. Liên Xô. B. Việt Nam. C. Trung Quốc. D. Triều Tiên.
Câu 19. Những sự kiện thể hiện sự ―trở về‖ châu Á của Nhật Bản là
A. kí Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị Nhật - Trung.
B. đưa ra học thuyết Phucưda và học thuyết Kaiphu.
C. đưa ra học thuyết Miyadaoa và học thuyết Hasimôtô.
D. kí Hiệp định thương mại tự do với ASEAN.
Câu 20. Nội dung chủ yếu của học thuyết Phucưda và học thuyết Kaiphu là
31
A. tăng cường các mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
B. coi trọng quan hệ với Mĩ và mở rộng quan hệ đối ngoại với Mĩ trên phạm vi
toàn cầu.
C. tăng cường quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội với Mĩ và Tây Âu.
D. tăng cường quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội với Trung Quốc.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 8
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 6 A 11 A 16 B
2 B 7 D 12 B 17 D
3 C 8 B 13 c 18 B
4 D 9 c 74 D 19 B
5 B 10 D 15 A 20 A

32
Chủ đề 9
QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quanhệ giữa hai cường quốc Xô – Mĩ là
A. quan hệ đối đầu. B. quan hệ đồng minh,
C. hợp tác kinh tế. D. liên minh chính trị.
Câu 2. Nội dung được xem là nhântố chủ yếu tác động và chi phối các quan hệ quốc
tế trong hơn bốn thập niên nửa sau thế kỉ XX là
A. Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới.
B. sự xảc lập cục diện hai cực, hai phe.
C. sự ra đời của 100 quốc gia trẻ tuổi.
D. hình thành các liên minh chính trị - kinh tế.
Câu 3. Sự kiện được xem là khởi đầu của ―Chiến tranh lạnh‖ là
A. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven.
B. ―Kế hoạch Mácsan‖ giúp Tây Âu phục hồi kinh tế.
C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ.
D. Mĩ lôi kéo 11 nước phương Tây thành lập khối quân sự NATO.
Câu 4. Học thuyết Truman tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào?
A. Tăng cường quan hệ đồng minh giữa Mĩ với phương Tây.
B. Hình thành quan hệ chi phối giữạ Mĩ với các nước phương Tây.
C. Gây quan hệ căng thẳng giữa các nước phương Tây với Liên Xô.
D. Gây quan hệ căng thẳng giữa Mĩ và phương Tây với Liên Xô và Đông Âu.
Câu 5. Ke hoạch Mácsan (6/1947) của Mĩ đề ra nhằm thực hiện mục tiêu
A. Mĩ muốn giúp Tây Âu khôi phục kinh tế để Tây Âu lệ thuộc vào Mĩ.
B. Mĩ muốn hạn chế sự phát triển của các nước Tây Âu.
C. Mĩ muốn thể hiện sức mạnh kinh tế của mình.
D. Mĩ muốn cho Tây Âu vay để lấy lãi.
Câu 6. Việc Mĩ triển khai ―Ke hoạch Mácsan‖ có tác động đến quan hệ quốc tế ở
châu Âu như thế nào?
A. Tạo sự đối lập về quân sự giữa Mĩ và Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu.
B. Tạo sự đối lập về kinh tế - chính trị giữa Tây Âu vói Đông Âu.
C. Tạo sự liên kết kinh tế giữa Mĩ và Tây Âu với Đông Âu.
D. Tạo sự đối lập về kinh tế - chính trị giữa Mĩ và Tây Âu với Liên Xô.
Câu 7. Liên minh quân sự lớn nhất của các nước TBCN phương Tây do Mĩ cầm đầu

A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
C. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á (SEATO).
D. Liên minh châu Âu (EU).
Câu 8. NATO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Liên minh châu Âu.
B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á.
Câu 9. Những sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và Chiến
tranh lạnh bao trùm thế giới là
A. sự thành lập Hàn Quốc và nước CHDCND Triều Tiên.
B. sự thành lập nước CHLB Đức và CHDC Đức.
C. sự thành lập tổ chức NATO và tổ chức Vácsava.
D. sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và tổ chức NATO.
Câu 10. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Chiến tranh lanh là
A. các quốc gia chung sống hoà bình. B. không có nguy cơ chiến tranh thế giới.
C. thế giới luôn căng thẳng. D. nhiều liên kết quân sự được thành lập.
Câu 11. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây là xu thế hoà hoãn giữa
A. Mĩ với các nước thuộc địa của Mĩ ở châu Á.
B. Mĩ, các nước TBCN với Liên Xô và các nước XHCN.
C. Mĩ với Nhật Bản.
D. các nước Tây Âu và thuộc địa của họ.
Câu 12. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây được bắt đầu từ khi
A. Hiệp định đình chiến hai miền Nam - Bắc Triều Tiên được kí kết (7/1953).
B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7/1954).
C. những cuộc gặp gỡ Xô - Mĩ (đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
D. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lanh (12/1989).
Câu 13. Năm 1972, nguyên nhân nào khiến Liên Xô và Mĩ từng bước thoả thuận
về việc hạn chế vũ khí tiến công chiến lược?
A. Loại vũ khí này không đem lại lợi nhuận cao cho hai nước.
B. Loại vũ khí này đe doạ sự tồn vong của hai nước.
C. Thế giới đang đứng trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
D. Hai riước bị suy giảm tiềm lực vì chi phí tốn kém.
Câu 14. Sự kiện đánh dấu Chiến tranh lạnh chấm dứt là
A. Liên Xô và Mĩ tuyên bố kết thúc. B. Liên Xô tan rã.
C. Đông Âu tan rã. D. Mĩ thiết lập trật tự thế giới ―đom cực‖.
Câu 15. Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự chấm dứt khi
A. hoà hoãn Đông - Tây. B. Trật tự hai cực tan rã.
C. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt.D. có nhiều trung tâm kinh tế - tài chính.
Câu 16. Những nhân tố tác động đến việc hình thành trật tự thế giới mới theo xu
34
hướng đa cực là
A. dựa vào thực lực của các cường quốc.
B. hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố.
C. cuộc chạy đua về vũ khí hạt nhân.
D. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Câu 17. Sau khi trật tự hai cực tan rã, trật tự thế giỏi mới được hình thành theo xu
hướng
A. một cực. B. hai cực.
C. đa cực, nhiều trung tâm. D. đa cực, một trung tâm.
Câu 18. Sự phát triển thực lực của các cường quốc ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế
A. theo xu hướng đa cực.
B. theo hướng gây áp lực cho các nước nghèo.
C. theo hướng khôi phục lại trật tự thế giới cũ.
D. theo hướng thúc đẩy nền văn minh phát triển cao hơn.
Câu 19. Sau thời kì Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đã điều chỉnh chiến lược
phát triển theo hướng
A. tăng cường sản xuất vũ khí nguyên tử. B. đẩy mạnh công nghệ cao.
C. tập trung vào phát triển kinh tế. D. hợp tác để chống khủng bố.
Câu 20. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia tập trung phát triển kinh tế là do
A. kinh tế là nền tảng căn bản tạo nên sức mạnh lâu bền và thực sự.
B. Chiến tranh lạnh kết thúc tạo điều kiện để tập trung phát triển kinh tế.
C. cuộc cách mạng công nghệ giúp kinh tế phằt triển thuận lợi hơn.
D. nhu cầu trao đổi về kinh tế trên thế giới đang diễn ra thuận lợi.
Câu 21. Sau Chiến tranh lạnh, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới
A. bình đẳng giữa các quốc gia.
B. ―đa cực‖ nhiều trung tâm.
C. ―đơn cực‖ để Mĩ làm bá chủ thế giới.
D. hai cực với Nga để Mĩ có đối thủ.
Câu 22. Khó khăn nhất đối với Mĩ khi thiết lập trật tự thế giới ―đơn cực‖ là
A. kinh tế của Mĩ bị suy giảm so với các cường quốc khác.
B. sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc trên thế giới.
C. Mĩ đã mất hết các thuộc địa.
D. Mĩ lo ngại chủ nghĩa khủng bố.
Câu 23. Để tạo môi trường quốc tế thuận lợi, các nước lớn đã điều chỉnh mối quan
hệ theo chiều hướng
A. tham gia vào các tổ chức liên kết khu vực.
B. thành lập liên minh quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố.
C. đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột.
D. đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - công nghệ.
Câu 24. Các nước muốn thực hiện chính sách đối ngoại mờ rộng và hội nhập quốc tế
cần phải
35
A. có sức mạnh kinh tế để chi phối các tổ chức quốc tế.
B. là bạn tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
C. có sức mạnh quân sự để chi phối đồng minh.
D. có nền khoa học - công nghệ tiên tiến.
Câu 25. Bước vào thế kỉ XXI, sự kiện nào đã gây những khó khăn, thách thức đối
với hoà bình, an ninh của các quốc gia?
A. Chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống thế giới.
B. Chủ nghĩa tư bản đẩy mạnh đi xâm chiếm thuộc địa.
C. Nền kính tế các quốc gia bị giảm sút.
D. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 9
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 8 B 15 B 22 B
2 B 9 D 16 A 23 C
3 C 10 C 17 C 24 B
4 D 11 B 18 A 25 D
5 A 12 C 19 C
6 B 13 D 20 A
7 A 14 A 21 C

Chủ đề 10
CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HOÁ
Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ
A. đầu những năm 40 của thế kỉ XX. B. cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
C. thập niên đầu thể ki XX. D. đầu những năm 70 của thế ki XX.
Câu 2. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ bắt đầu từ
A. cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. B. đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
C. thập niên đầu thế kỉ XX. D. đầu những năm 40 của thế kỉ XX.
Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới được khởi đầu từ
A. Nhật Bản. B. Đức. C. Mĩ. D.Pháp.
Câu 4. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới khởi đầu từ Mĩ là do
A. trình độ nghiên cứu khoa học của người Mĩ cao hom các quốc gia khác.
B. ở Mĩ tổ chức nhiều cuộc thi khoa học - kĩ thuật.
C. sự hợp tác về kinh tế, chính trị, khoa học - kĩ thuật của Mĩ đạt hiệu quả cao
D. Mĩ đầu tư cho nghiên cứu khoa học, có nhiều nhà khoa học nổi tiếng đến Mĩ.
Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học — kĩ thuật hiện đại nhằm đáp ứng

36
A. yêu cầu của kĩ thuật và yêu cầu của sản xuất.
B. yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
C. yêu cầu giao lưu quốc tế.
D. yêu cầu phát triển văn hoá.
Câu 6. Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa bọc - lã ẩmặiãnãỉ. tsL a
A. do nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.
B. do quá trình toàn cầu hoá, cần phát triển công nghệ thông tin
C. do đòi hỏi của đời sống, của sản xuất.
D. do sự cạnh tranh giữa các cường quốc.
Câu 7. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là
A. các phát minh kĩ thuật được ứng dụng rộng rãi.
B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. khoa học phát triển độc lập với kĩ thuật.
D. kĩ thuật là nhân tố quyết định hậng đầu.
Câu 8. Trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp là do
A. nhà khoa học là người trực tiếp sản xuất ra của cãi vật chất.
B. phát minh khoa học đều phục vụ trực tiếp cho đời sống con người
C. tất cả các phát minh khoa học đều được ứng dụng vào sản xuất.
D. khoa học trở thành nguồn gốc chính của tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
Câu 9. Cuộc cách mạng khoa học — kĩ thuật từ nảm 1973 diễn ra chủ yếu trên lĩnh
vực nào?
A. Khoa học cơ bản. B. Khoa học ứng dụng.
C. Công nghệ. D. Kĩ thuật.
Câu 10. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ở nửa sau thế kỉ XX được gọi là cách
mạng khoa học - công nghệ vì
A. cách mạng công nghệ trờ thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. tất cả các nghiên cứu khoa học được bắt nguồn công nghệ.
C. công nghệ được phát triển, từng bước thay thế cho nghiên cứu khoa học.
D. ứng dụng hoàn toàn công nghệ trong sản xuất và đời sống của nhân loại.
Câu 11. Internet là tên gọi của lĩnh vực công nghệ nào?
A. Máy nhắn tin. B. Rôbốt.
C. Hệ thống máy tự động. D. Mạng thôas an máv tmh toàn cầu.
Câu 12. Việc tạo ra cừu Đôli, lập ―Bản đồ gen người‖, giải mã "Bản đồ gen người‖
mở ra
A. triển vọng chinh phục Mặt Trăng.
B. triển37vọng chinh phục Sạo Hoả.
C. kì nguyên mới của Y học và Sinh học.
D. sự phát triển của cuộc ―cách mạng xanh‖.
Câu 13. Tác động lớn nhất của cách mạng khoa học — công nghệ đối với nền kinh
tế thế giới là
A. hình thành một thị trường với xu thế toàn cầu hoá.
B. tạo ra nhiều việc làm cho kinh tế các nước đang phát triển.
C. sự sáp nhập của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
D. làm cho nền kinh tế phát triển theo chiều sâu.
Câu 14. Hậu quả nào của cách mạng khoa học - công nghệ gây nguy cơ cuộc chiến
tranh hạt nhân?
A. Tạo công nghệ biến đổi gen. B. Chế tạo các loại vũ khí hạt nhân.
C. Chế tạo điện nguyên tử. D. Chế tạo rôbốt.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 10
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 5 A 9 C 13 A
2 B 6 C 10 A 14 B
3 C 7 B 11 D
4 D 8 D 12 C

LỊCH SỬ VIỆT NAM


TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Chủ đề 11
PHOIKG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN
NĂM 1925
Câu 1. Một trong những mục đích của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thụộc địa
lần thứ hai ở Đông Dương là
A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.
B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở chính quốc.
C. canh tranh kinh tế vớỉ thuộc địa.
D. hạn chế sự phát triển kinh tế ở Đông Dương.
Câu 2. Ngườỉ đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở
Đông Dương là
A. Toàn quyền Đông Đương Pôn Đume.
B. Toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô.
C. Toàn quyềo Đông Dương H Méclanh.
D. Toàn quyền Đông Dương G. Catơrụ.
Câu 3. Tại sao trong các chương trinh khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân
Pháp lại đầu tư chủ yếu vào Việt Nam?
A. Việt Nam có nhiều cảng biển nên giao thương thuận lợi.
B. Nhiều người Việt Nàm đi lính cho Pháp trong các cuộc xâm 38 lược.
C. Việt Nam là thuộc địa quán trọng nhất của Pháp ở Đông Dương.
D. Việt Nam là một trong những nước thuộc cộng đồng Pháp ngữ.
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thừ hai ở Việt Nam, trọng tâm đẩu tư của
thực dân Pháp là
A. công nghiệp và thương nghiệp.
B. thương nghiệp và giao thông vận tải.
C. giao thông vận tải và công nghiệp.
D. nông nghiệp và công nghiệp.
Câu 5. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, hình thức lổ chức-
sản xuất phổ biến nhất trong nền nông nghiệp Việt Nam là
A. hợp tác xã. B. đồn điền. C. nông trang. D. ruộng tư.
Câu 6. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, ngành công nghiệp
được chú trọng nhất là
A. khai thác mỏ. B. luyện kim. C. chế biến nông sản. D. chế tạo máy.
Câu 7. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, trong công nghiệp,
thực dân Pháp chỉ chú trọng ngành khai thác mỏ và chế biến là do
A. những ngành này đem lại sự phát triển cao cho kinh tế Đông Dương.
B. có sẵn nguyên liệu, nhân lực và thị trường, không cạnh tranh với Pháp.
C. những ngành này rất quan trọng với chính quốc.
D. phát triển nhừng ngành này Pháp mới cạnh tranh được với những quốc gia tư
bản khác.
Câu 8. Do tác động của các cuộc khai thác thuộc địa, nền kinh tế Việt Nam có tính
chất
A. phong kiến. B. tư bản chủ nghĩa,
C. thực dân nửa phong kiến. D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 9. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam,
cơ cấu vùng kinh tế ở Việt Nam thay đổi theo hướng
A. xuất hiện các khu chế xuất ở thành phố, gần cảng biển.
B. xây dựng nhiều thương cảng lớn ở cửa biển thuộc ba miền.
C. xuất hiện các khu công nghiệp lớn ở các thành thị lớn.
D. xuất hiện đồn điền, hầm mỏ, khu công nghiệp ờ thành thị.
Câu 10. Saụ Chiến tranh thế giới thứ nhất, các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự
chuyển biến mới là do
A. tác động của chính sách khai thác thuộc địa.
B. ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
C. mâu thuẫn dân tộc ngàý càng gay gắt.
D. bản thân các tầng lớp trong xã hội tiếp tục phân hoá.
Câu 11. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
(1919 - 1929), những giai cấp mới xuất hiện ở Việt Nam là
A. công nhân và nông dân. B. công nhân và tiểu tư sản.
C. tư sản và tiểu tư sản. D. công nhân và tư sản
Câu 12. Dưới thời Pháp thuộc, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt
39
Nam là
A. người cày có ruộng. B. quyền dân chủ, tự do.
C. cải thiện dân sinh. D. độc lập dân tộc.
Câu 13. Trong giai cấp tiểu tư sản, tầng lớp nào hăng hái nhất trong cuộc đấu tranh
vì độc lập, tự do của dân tộc?
A. Tiểu thương, tiểu chủ.
B. Trí thức, học sinh, sinh viên.
C. Công chức, tiểu thương, tiểu chủ.
D. Tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị.
Câu 14. Giai cấp công nhân dưới thời thuộc địa phải chịu áp bức của
A. đế quốc, tư sản. B. đế quốc, phong kiến,
C. đế quốc, phong kiến, tư sản. D. đế quốc, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 15. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,
giai cấp nào ở Việt Nam có thể quy tụ được sức mạnh dân tộc? Vì sao?
A. Nông dân vì họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất
B. Tiểu tư sản vì họ được tiếp xúc với trào lưu mơi
C. Địa chủ vì họ gắn quyền lợi với chủ nghĩa đế quốc.
D. Công nhân vì họ là đại biểu cho quyền lợi của dân tộc.
Câu 16. Giai cấp công nhân nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong
trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại là do
A. công nhân chịu ảnh hường của cách mạng vô sản
B. công nhân bị bóc lột nặng nề nhất.
C. công nhân là đại diện của dân tộc.
D. công nhân đã thừa hưởng truyền thống yêu nước.
Câu 17. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt
Nam là
A. nông dân Việt Nam với toàn thể giai cấp phong kiến.
B. nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và tav sai.
C. tư sản Việt Nam với tư sản Pháp và phong kiến.
D. nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và tư sản người Việt.
Câu 18. Năm 1923, những giai cấp tham gia cuộc đẳB quyền thương cảng Sài Gòn,
độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì là
A. tiểu tư sản và tư sản người Việt. B. công nhân và tư sản người Việt.
C. địa chủ và tư sản người Việt. D. nông dân và tư sản người Việt.
Câu 19. Đảng Lập hiến là đảng của những giai cấp nào?
A. công nhân và nông dân. B. tư sản và tiểu tư sản.
C. tư sản và địa chủ. D. tư sản và công nhân
Câu 20. Hạn chế lớn nhất về hoạt động của tư sản Việt Nam trong thời gian thực dân
Pháp khai thác thuộc địa lần thứ hai là
A. khẩu hiệu đấu tranh không phù hợp.
B. không lôi kéo được nhân dân tham gia.
40
C. còn liên minh với giai cấp địa chủ.
D. khi Pháp nhượng bộ thì thoả hiệp với chúng.
Câu 21. Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư
(Huế) là
A. những nhà xuất tản tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản
B. những tạp chí tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
C. những tổ chức chính trị của tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
D. cơ quan ngôn luận của Đảng Lập hiến.
Câu 22. An Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè là tên gọi
A. những cuốn sách tiến bộ viết bằng tiếng Pháp.
B. những nhà xuất bản tiến bộ ở ba miền Bẳc, Trung.

41
C. những tờ báo tiến bộ viết bằng tiếng Pháp.
D. những tổ chức chính trị ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
Câu 23. Những sự kiện nổi bật nhất của phong trào yêu nước dân chủ công khai
chống thực dân Pháp trong những năm 1919 - 1925 là
A. cuộc vận động ―chấn hưng nội hoá‖, ―bài trừ ngoại hoá‖.
B. đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kì.
C. sự thành lập Tâm tâm xã và mưu sát Toàn quyền Méclanh.
D. đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và truy điệu Phan Châu Trinh.
Câu 24. Một trong những ý nghĩa của phong trào dân tộc dân chủ của giai cấp tiểu từ
sản Việt Nam nửa đầu những năm 20 của thế ki XX là
A. làm cho cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường cách mạng vô sản.
B. chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức cộng sản những năm sau.
C. làm cho cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường cách mạng tư sản.
D. đưa tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng tư sản.
Câu 25. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của công nhân trong phong trào dân tộc dân
chủ ở Việt Nam (1919 - 1925) là
A. sự ra đời của Công hội bí mật ở Sài Gòn (1920).
B. cuộc đấu tranh cùa công nhân lò nhuộm Sài Gòn (1922).
C. cuộc đấu tranh của công nhân rượu Hà Nội (1924).
D. cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn (1925).
Câu 26. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8/1925) đánh dấu bước tiến mới
của phong trào công nhân Việt Nam là do
A. lần đầu tiên công nhân đấu tranh bằng hình thức bãi công.
B. thể hiện ý thức giai cấp, ý thức chính trị, đoàn kết quốc tế.
C. làm cho thực dân Pháp phải lúng túng trong việc đối phó.
D. buộc giới chủ phải đáp ứng yêu sách tăng lương cho công nhân.
Câu 27. Sau khi từ Anh trở lại Pháp (1917), Nguyễn Tất Thành quyết 4ịnh gia nhập
Đảng Xã hội Pháp bởi vì
A. đó là tổ chức chính trị duy nhất mang tính cách mạng.
B. đỏ là tổ chức chính trị duy nhất của quần chúng.
C. đó là tổ chức chính trị duy nhất theo tư tưởng Đại Cách mạng Pháp.
D. đó là tổ chức chính trị duy nhất ở Pháp ủng hộ cách mạng Việt Nam.
Câu 28. Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị của các nước đế quốc thắng trận ở
Vécxaị (Pháp, năm 1919) với tư cách là
A. đại biểu của các nước thuộc địa.
B. đại biểu của Đảng Xã hội Pháp.
42
C. đại biểu của những người Việt Nam yêu nước.
D. đại biểu của Quốc tế Cộng sản.
Câu 29. Tại Hội nghị của những nước thắng trận ở Vécxai (1919), Nguyễn Ái Quốc
đã gửi đến Hội nghị
A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam. B. Bản án chế độ thực dân Pháp.
C. tờ báo ―Người cùng khổ‖. D. Bức tranh biếm họa ―Con rồng tre‖.
Câu 30. Sau khi Bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vécxai
(1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận
A. đế quốc luôn tàn bạo, độc ác; người lao động luôn bị bốc lột dã man.
B. muốn giải phóng, các dân tộc chỉ trông cậy vào lực lượng của bản thân
mình.
C. muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo cách mạng vô sản.
D. ở các nước thuộc địa, nông dân có vai trò và sức mạnh hết sức to lớn.
Câu 31. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin ở
A. Liên Xô. B.Mĩ. C.Anh. D. Pháp.
Câu 32. Nguyễn Ái Quốc khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi
theo con đường cách mạng vô sản sau khi
A. trở thành đảng viên Đảng Xã hội Pháp.
B. dự Hội nghị của các nước đế quốc thắng trận ở Vécxai.
C. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V. I. Lênin.
D. tham dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua.
Câu 33. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa
yêu nước trở thành người đảng viên cộng sản là
A. dự Hội nghị Vécxai ở Pháp.
B. tìm được con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
C. dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua.
D. dự Đại hội Quốc tế Cộng sàn lần V ở Liên Xô.
Câu 34. Sự kiện nào đánh dấu sự kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc?
A. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
V. I. Lênin.
B. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
C. Trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức, tuyên truyền
43
lý luận cách mạng.
D. về nước chuẩn bị Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng).
Câu 35. Sự kiện nào đánh dấu bước đầu Nguyễn Ái Quốc thiết lập mối quan hệ giữa
cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
A. Sau khi trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
B. Tham gia lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
C. Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội quốc tế Cộng sản lần V.
D. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu 36. Báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận của
A. Đảng Xã hội Pháp ở Pháp. B.Đảng Cộng sản Pháp ở Pháp.
C. Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp. D. Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô.
Câu 37. Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của
A. Báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp).
B. Báo Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn lao độngPháp).
C. Tạp chí Thư tín Quốc tế (của Quốc tế Cộng sận).
D. Báo Người cùng khổ (của Hội Liên hiệp thuộc địa).
Câu 38. Những tác phẩm và bài viết của Nguyễn Ái Quốc được viết trong những
năm 20 của thế kỉ XX đã hình thành hệ thống lí luận về
A. cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường vô sản.
B: cách mạng vô sản theo tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường riêng của Việt Nam.
D. cách mạng tư sản theo lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 11
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 C 21 A 31 D
2 B 12 D 22 C 32 C
3 C 13 B 23 D 33 C
4 D 14 C 24 B 34 A
5 B 15 D 25 D 35 B
6 A 16 A 26 B 36 C
7 B 17 B 27 C 37 D
8 C 18 C 28 B 38 A
9 D 19 C 29 A
10 A 20 D 30 B

Chủ đề 12
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN
NĂM 1980
Câu 1. Từ năm 1925 đén năm 1930, ở Việt Nạm có những tổ chức yêu nước theo
khuynh hựớng cách mạng vô sản là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vả Đảng Tân Việt.
44
B. Đảng Tân Việt và Việt Nam Quốc dân đảng
C. Việt Nam Quốc dân đảng, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Đảng Lập hiến.
Câu 2. Nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức
A. Đảng Lập hiến. B. Cộng sản đoàn.
C. Hội Phục Việt. D. Đảng Thanh niên:
Câu 3. Những thanh niên thành lập nhóm Cộng sản đoàn được Nguyễn Ái Quốc
lựa chọn trong số thanh niên tích cực của
A. Công hội bí mật ở Sài Gòn.
B. Đảng Lập hiến ở Nam Kì.
C. Tâm tâm xã ở Quảng Châu (Trung Quốc).
D. nhóm Nam Phong ở Bắc Kì.
Câu 4. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm
A. tố chức và lãnh đạo quần chúng đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
B. phát động nhân dân đòi thực dân Pháp phải cải cách hành chính.
C. kêu gọi thanh niên Việt Nam tham gia vào các tổ chức chính trị.
D. đào tạo những cán bộ xuất sắc và cho đi học ở nước ngoài.
Câu 5. Cơ quan lãnh đạo cao nhất và cấp cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên là
A. Kì bộ và Tỉnh bộ. B. Tổng bộ và Chi bộ.
C. Tổng bộ và Huyện bộ. D.Kì bộ và Chi bộ.
Câu 6. Đa số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên nghèo thành thị.
B. trung địa chủ, tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc.
C. học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam yêu nước.
D. học sinh, sinh viên, viên chức, trí thức Việt Nam.
Câu 7. Sau khi học xong, đa số học viên dự lóp huấn luyện, đào tạo các bộ ở
Quảng Châu (Trung Quốc)
A. được gửi sang học Trương Đại học Phương Đông ở Mátxcơva.
B. được cử đi học Trường Quân sự Hoàng Phố ở Trung Quốc.
C. bí mật về nước lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chính quyền
thuộc địa.
D. bí mật về Việt Nam truyền bá lí luận giải phóng dàn tộc.
Câu 8. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. báo Thanh niên. B. báo Người cùng khổ.
C. báo An Nam trẻ. D. Đông Pháp thời báo.
Câu 9. Người sáng lập tờ báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên là
A. Lê Hồng Sơn. B. Hồ Tùng Mậu.
C. Nguyễn Ái Quốc. D. Lê Hồng Phong.
Câu 10. Những bài giảng ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc)
Nguyễn Ái Quốc in thành tác phẩm
A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
B. Bản án ché độ thực dân Pháp.
C. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.
D. Đường Kách mệnh.
45
Câu 11. Những tài liệu trang bị lí luận giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp
nhân dân Việt Nam là
A. báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh.
B. báo Người cùng khổ và báo Nhân đạo
C. báo Người cùng khổ và sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. báo Thanh niên và sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 12. Những sự kiện chứng tỏ bước đầu Nguyễn Ái Quốc đã thiết lập mối quan hệ
cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là
A. trình bày tham luận trong Hội nghị thành lập Quốc tế Nông dân.
B. lập Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á
Đông.
C. nêu vai trò của nông dân ở thuộc địa tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V.
D. tích cực nghiên cứu lí luận cách mạng ở thuộc địa theo con đường vô sản.
Câu 13. Nội dung chủ trương ―vô sản hoá‖ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

A. đưa cán bộ của Hội cùng lao động với công nhân để vận động cách mạng.
B. đưa công nhân tham gia vào tất cả phong trào đấu tranh chống đế quốc.
C. đưa cán bộ của Hội tham gia lãnh đạo đấu tranh chống đế quốc.
D. đưa cán bộ của Hội đấu tranh cùng giai cấp tiểu tư sản và tu sản ở thành thị.
Câu 14. Đảng Tân Việt được thành lập ở Trung Kì (1925) là tổ chức chính trị của
A. tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị.
B. tự sản dân tộc và trung, tiểu địa chủ.
C. tư sản dân tộc và .tiểu tư sàn yêu nước.
D. trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
Câu 15. Đảng Tân Việt có sự phân hoá: một số gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, số còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập đảng cộng sản là do
A. Đảng Tân Việt là tổ chức chính trị theo khuynh hướng cộng sản.
B. Đảng Tân Việt chịu tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đảng Tân Việt chịu tác động của Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Đảng viên của Đảng tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 16. Một chính đảng yêu nước theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở
Việt Nam được thành lập năm 1927 là
A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 17. Tư tưởng nền tảng của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
B. chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. tư tưởng của Đại Cách mạng Pháp.
D. lí lụận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 18. Phương pháp đấu tranh của Việt Nam Quốc dân đảng là
46
A. chính trị. B. bạo lực. C.Công khai. D. bí mật.
Câu 19. Những hoạt động tiêu biểu của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. tham gia biểu tình cùng giai cấp nông dân.
B. tích cực tuyên truyền và vận động cách mạng.
C. ám sát trùm mộ phu Badanh và khởi nghĩa Yên Bái.
D. tham gia bãi công cùng giai cấp công dân.
Câu 20. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo nổ ra trong
hoàn cảnh
A. khuynh hướng cách mạng tư sản đang chiếm ưu thế.
B. mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc, quần chúng sẵn sàng đấu tranh.
C. hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt.
D. Đảng lâm vào bị động và có nguy cơ tan rã.
Câu 21. Trong tình thế bị động, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam Quôc
dân đảng quyết định tiến hành khởi nghĩa Yên Bái với tư tưởng
A. ―không thành công cũng thành nhân‖.
B. phải kiên quyết giành thắng lợi.
C. phải giữ vững cơ sở của Đảng.
D. giành cho được chính quyền cách mạng.
Câu 22. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, đánh dấu sự chấm dứt vai trò lịch sử của
A. Tân Việt Cách mạng đảng và khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. Việt Nam Qụổc dân đảng và khuynh hướng dân chủ tư sàn ở Việt Nam.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cùng sứ mệnh lịch sử của Hội.
D. các bộ phận trí thức, tiểu tư sản và tư sản dân tộc Việt Nam.
Câu 23. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến thất bại của khuynh
hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là
A. thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp khoa học.
B. thiếu sự thống nhất về tổ chức lãnh đạo đấu tranh chống đế quốc.
C. ngọn cờ, tư tuởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lực lượng.
D. tổ chức chính trị của tư sản lỏng lẻo, thiếu cơ sở quần chúng.
Câu 24. Mặc dù khởi nghĩa Yên Bái đầu năm 1930 thất bại, nhưng nhừng hành động
yêu nước, quả cảm của chiến sĩ Yên Bái có ý nghĩa to lớn. Đó là
A. mở đường cho khuynh hướng vô sản phát triển.
B. là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
C. thể hiện vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng trong phong trào dân tộc.
D. cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù của nhân dân chống Pháp và tay sai.
Câu 25. Việc đặt vấn đề thành lập ngay Đảng Cộng sản để thay thế Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên được đoàn đại biểu Bắc Kì đề ra tại
A. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thánh Niên (5/1929).
B. Đại hội thành lặp Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929).
C. Đại hội An Nam Cộng sản đảng thông qua đường lối chính trị (11/1929).
D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản ở Hương Cảng (Trung Quốc, 1/1930).
47

Câu 26. Cho thông tin sau: 1. Chi bộ Cộng sản đầu tiên; 2. Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam; 3. Đông Dương Cộng sản đảng thành lập; 4. An Nam Cộng sản
đảng thành lập; 5. Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập. Hãy sắp xếp theo thứ
tự thời gian xuất hiện các sự kiện trên.
A. 2,1, 3, 4,5. B. 1,3,4, 5,2.
C. 3, 2,1, 4,5. D. 5,4, 3, 2, 1.
Câu 27. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam chứng tỏ xu thế khách quan
của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường
A. cách mạng tư sản. B. cải cách chính trị.
C. cách mạng vô sản. D. Cải cách hành chính.
Câu 28. Khi triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc lấy cương vị là
A. người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng TKanh niên.
B. đảng viên đầu tiên của Việt Nam.
C. đảng viên của Đông Dương Cộng sản đảng.
D. phái viên của Quốc tế Cộng sản.
Câu 29. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam gồm có
A. đại diện của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
B. đại diện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Đông Dương Cộng sản
đảng.
C. đại diện của Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. đại diện của Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng.
Câu 30. Tên chính thửc đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 31. Văn kiện đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là
A. Cuốn Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc.
B. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 32. Tư tưởng cốt lõi trong bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam là
A. chủ nghĩa Mác - Lênin. B. cách mạng dân chủ tư sản.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. độc lập tự do.
Câu 33. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định
đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là
A. tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
B. tư sản dân quyền cách mạng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.

48
C. nhanh chóng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. giành độc lập, tự do, đòi quyền dân sinh, dân chủ, hòa bình.
Câu 34. Nhiệm vụ ―cách mạng tư sản dân quyền‖ được đề ra trong cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng bao gồm
A. nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ ruộng đất.
B. nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
C. làm cách mạng ruộng đất để đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. làm nhiệm vụ chống đế quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 35. Một trong những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong
Cương lĩnh chínhĐÁP trịÁN CHỦ ĐỂ 12
đầu tiên là
A. đánh đổ đế quốc Pháp và chế độ phong kiến.
B. đánh đổ tư sản mại bản và chế độ phong kiến.
C. đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách maag.
D. tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và phong kiến.
Câu 36. Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiền của Đảng đã xác định lực lượng cách
mạng gồm
A. công nhân, nông dân, tiểu địa chủ, phú nông.
B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
C. công nhân, binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
Câu 37. Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định mối quan hệ giữa
cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới là
A. trở thành một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế.
B. phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
c. phải liên lạc với cách mạng ở các thuộc địa của Pháp.
D. phải liên lạc với cách mạng ở các thuộc địa tại Á Đông
Câu 38. Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định tổ chức giữ vai trò
lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
A. Hội phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 39. Đối với những bước phát triển tiếp theo của lịch sử dân tộc, Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời là 48

A. nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
B. một sự kiện chính trị trọng đại có tầm vóc lịch sử.
C. kết quả tất yểu của cuộc đấu tranh dân tộc.
D. sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định.
Câu 40. Nhân tố quyết định thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam là
A. uy tín và năng lực của Nguyễn Ái Quốc.
B. sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản.
C. sự đoàn kết của các tổ chức Cộng sản.
D. sự thống nhất về quan điểm của các tổ chức Cộng sản.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 12
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 A 21 A 31 C
2 B 12 B 22 B 32 D
3 C 13 A 23 C 33 A
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 12
4 A 14 D 24 D 34 B
5 B 15 B 25 A 35 C
6 C 16 C 26 B 36 B
7 D 17 A 27 C 37 B
8 A 18 B 28 D 38 C
9 C 19 C 19 A 39 D
10 D 20 D 30 B 40 A

49
Chủ đề 13
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935
Câu 1. Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 - 1933 là do
A. kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàh vào nền kinh tế Pháp.
B. quan hệ tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào kinh tế Việt Nam.
C. kinh tế Việt Nam có ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.
D. cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đang diễn ra ở Việt Nam.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 12
Câu 2. Một trong những nét nổi bật của tinh hình xã hội Việt Nam những năm
khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là
A. sản xuất nông nghiệp giảm sút.
B. tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân.
C. kinh tế công, thương nghiệp bị đình đốn.
D. tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến.
Câu 3. Mâu thuẫn lớn nhất của xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng
kinh tế thế giới 1929 - 1933 là
A. mâu thuẫn giữa nông dân vối chế độ phong kiến.
B. mâu thuẫn giữa khuynh hướng vô sản và cách mạng tư sản.
C. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp và tay sai phản động.
D. mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
Câu 4. Nhân tố có ý nghĩa quyết định đưa phong trậo cách mạng 1930 - 1931 ở
Việt Nam phát triển là
A. nhân dân Việt Nam đã giác ngộ chính trị.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo.
C. sự giúp đỡ của cách mạng thế giới.
D. Pháp đang lâm vào khủng hoảng kinh tế.
Câu 5. Tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện ở việc
A. chống đế quốc Pháp và bọn tư sản phản động.
B. chống lại kẻ thù dân tộc là đế quốc Pháp.
C. chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
D. chống đế quốc Pháp, phú nông, trung, tiểu địa chủ. 50
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên.
B. Sự ra đờí của Xô viết ở Nghệ An.
C. Sự ra đời của Xô viết ở Hà Tình.
D. Nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
Câu 7. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. các cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến (tháng 2 đến tháng 4/1930).
B. các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động (ngày1/5/1930).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam
(tháng 10/1930).
D. ở Nghệ An và Hà Tĩnh, các Xô viết ra đòi (tháng 9/1930 đến đầu năm 1931).
Câu 8. Trong phong trào cách mạng 1930 — 1931, sự kiện thể hiện lần đầu tiên giai
cấp công nhân và nông dân đã đoàn kết dưới sự lãnh của Đảng Cộng sản chống đế
quốc và tay sai là
A. cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
B. các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
C. cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên.
D. các cuộc đấu tranh của nông dân Đức Phổ, Sơn Tịnh.
Câu 9. Nội dungĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 12
hoạt động chủ yếu của Xô viết Nghệ - Tĩnh là
A. tăng lương cho công nhâh; giảm sưu, thuế cho nông dân.
B. thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống
xã hội.
C. vận động công nhân, nông dân, binh lính về công tác ở cơ sở.
D. củng cố, phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng, chống đế quốc.
Câu 10. Bản chất của Xô viết Nghệ — Tĩnh là
A. nhà nước của công nhân, nông dân, binh lính.
B. nhà nước của giai cấp phong kiến.
C. nhà nước của giai cấp tư sản.
D. nhà nước của giai cấp vô sàn.
Câu 11. Phong trào cách mạng 1930 — 1931 nổ ra trên quy mô
A. miền Bắc và miền Trung. B. miền Bắc và Tây Nguyên.
C. miền Bắc và miền Nam. D. từ Bắc chí Nam.
Câu 12. Đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào cách mạng 1930-
1931 là
A. cuộc tập dượt đầu tiên. B. căn cứ địa cách mạng đầu tiên.
C. cuộc biểu dương lực lượng đầu tiên. D. cuộc tập dượt trực tiếp.

51
Câu 13. Lực lượng chủ yếu của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. công nhân và tiểu tư sản. B. nông dân và tư sản.
C. công nhân và nông dân. D. công nhân và tư sản.
Câu 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định nhân tố đầu tiên đảm bảo
thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc là
A. Đảng của giai cấp công nhân với đường lối theo con đường vô sản.
B. phải có một chính quyền nhà nước của đân, do dân và vì dân.
C. đoàn kểt giữa các dân tộc đấu tranh theo con đường vô sản.
D. cố chính quyền cách mạng và sự giúp đõ của quốc tế.
Câu 15. Phong trào cách mạng 1930 -1931 xác định đổi tượng cách mạng là
A. đế quốc Pháp và tư sản mại bản.
B. chủ nghĩa phát xít và tay sai.
C. đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
D. bọn phản động Pháp ở Đông Dương và tay sai.
Câu 16. Hội nghị lần thứ nhất Ban Ghấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản
Việt Nam (10/1930) đẵ thông qua văn kiện nào?
a.Sách Đừờng Kách mệnh. ' B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, c. Nghị
quyết chính trị cùa Đảng. D. Luận cương chính trị của Đảng.
Câu 17. Tên của Đảng Cộng sản Việt Nam được Hội nghị lần thứ nhẩt Ban Chấp
hành Trung ương lâm thời quyết đinh đổi là
A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. An Nam Cộng sản đảng.
C. Đảng Cộpg sản Đông Dương. D. Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 18. Điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị (10/1930) và Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đàng về nội dung cách mạng tư sản dân quyền là
A. cách mạng tư sản dân quyền bao gồm cách mạng ruộng đất.
B. cách mạng tư sản dân quyền là cuộc đấu tranh giai cấp.
C. cách mạng tư sản dân quyềtì là nội dung đấu tranh dân tộc.
D. tư sản dân quyền cách mạng bao gồm cả cách mạng ruộng đất.
Câu 19. Điểm khác nhau của Luận cương chính trị (10/1930) và Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống52đế quốc và chống phong
kiến là
A. hai nhiệm vụ cố quan hệ khăng khít với nhau.
B. nhiệm vụ chống đế quốc phải đặt lên hàng đầu.
C. đánh đổ phòng kiến từ đó tiến lên giành độc lập.
D. chống phong kiến là bộ phận của nhiệm vụ chống đế quốc.
Câu 20. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định bã
nhiệm vụ chủ yểu của Đảng là
A. tư sản dân quyền cách mạng và thổ địà cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
B. củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng, chổng chiến tranh đế
quốc.
C. củng cố vả phát triển Đảng, chống chủ nghĩa phát xít, xây dựng CNXH.
D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phảt xít, đòi dân sinh dân chủ.
Câu 21. Sự kiện đánh dấu hệ thống tổ chức cửa Đảng từ trung ương đến địa phương
đã được phục hồi là
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930),
B.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam
(10/1930).
C. Đại hội đại biểu lần thử nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 3/1935).
D. Sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh (cuối năm 1930 đến đầu năm 1931).

ĐÁP ÁN CHỦ ĐẾ 13
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 6 D 11 D 16 D 21 C
2 B 7 D 12 A 17 C
3 C 8 C 13 C 18 D
4 B 9 B 14 A 19 A
5 C 10 A 15 C 20 B
Chủ để 14
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939
Câu 1. Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Đức, Italia,
Nhật Bản. Điều đố dẫn đến nguy cơ
A. chiến tranh thế giới mới. B. Quốc tế Cộng sản chấm dứt hoạt động.
C. nền dân chủ tư sản bị diệt vong. D. các tộ chức quân sự được hình thành.
Câu 2. Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Quốc tế Cộng sản đã
tổ chúc
A. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ II.
B. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII.
C. Đại hội Quốc tế Cộng sàn lằn thứ IV.
53
D. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
Câu 3. Đại hội Quốc tế Cộng sảii lần thử VII (1935) đã xác định nhiệm vụ truớc mắt
của giai cấp công nhân thế giới là
A. xây dựng hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân.
C. chống phát xít, giành dân chủ, bào vệ hoà bình.
D. duy trì hoà bình, an ninh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Câu 4. Một trong những chủ trương của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần thứ VII
(1935) là
A. đoàn kết các dận tộc bị áp bức trên thế giới.
B. củng cố vấ mở rộng Hội Quốc liên.
C. đoàn kết giái ẹấp vô sản và các dân tộc bị áp bức.
D. thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
Câu 5. Sau khi lên nắm quyền ở Pháp (6/1936), Mặt trận Nhân dân Pháp đã thi hành
chinh sách với thuộc địa là
A. nới rộng quyền tự do dân chủ, thả tù chính trị.
B. tiếp tục củng cố vị thế của tư bản Pháp tại thuộc địa.
C. tăng thuế để bổ sung cho Ngân hàng Đông Dương.
D. biến thuộc địa thành nơi cung cấp tối đa tiềm lực kinh tế cho Pháp.
Câu 6. Cách mạng Việt Nam có thể tranh thủ những yếu tố thuận lợi nào để phát
động đấu tranh dân chủ công khai?
A. chủ nghĩa phát xít đã thể hiện rỗ bản chất phản động của chúng.
B. Chính phủ Nhân dân Pháp thi hành một sổ cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
C. Quốc tế Cộng sản tiến hành'Đại hội lần thứ VII.
D. phong trào chổng chiến tranh phát xít phát triển mạnh trên thế giới.
Câu 7. Mặc dù mới được phục hồi, nhưng khi bước vào phong trào dân chủ 1936 -
1939, tổ chức chính trị uy tín hơn cả là
A. Đại Việt Quốc xã đảng. B. Đại Việt Dân chính đảng.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Đại Việt Quốc dân đảng.
Câu 8. Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù của cách mạng trong những năm
1936 -1939 là
A. đế quốc và phong kiến tay sai.
B. đế quốc và tư sản Việt Nam.
C. chủ nghĩa phát xít và phong kiến tay sai.
D. Chủ nghĩa phát xít, phản động thuộc địa và tay sai
Câu 9. Trong những năm 1936 - 1939, nguyện vọng của đa số nhân dân Việt Nam là
A. cải thiện đờỉ sống, tự do, dân sinh, dần chủ, cơm áo, hoà binh.
B. cố chính quyền dân chủ của nhân dân lao động.
C. thành lập chính quyền công - nông - binh.
D. chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập và ruộng đất.
Câu 10. Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
54
Dương họp tại Thượng Hải (Trung Quoc) vầ đề ra đường lối đấu tranh là
A. chống đế quốc, chống phong kiến, đòi độc ỉập dân tộc và ruộng đất.
B. chống chế độ phản động thuộc địa, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà
bình.
C. chống đế quốc, chống tư sản người Việt, đòi độc lập và dân chủ.
D. chống phát xít, đòi ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do, dân chủ.
Câu 11. Đảng Cộng săn Đông Dương đã xác định phương pháp đấu tranh của cách
mạng Đông Dương-giai đoạn 1936 - 1939 là
A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. kết hợp hai khuynh hưóng bạo động và cải cách.
C. kết hợp công khai với bí mật, hợp pháp với bất hợp pháp.
D. bãi công, biểu tình có vũ trang, bí mật, bất hợp pháp.
Câu 12. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936)
chủ trương thành lập
A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản dế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận Dân chủ
Đông Dương).
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 13. Điểm mới về lưc lượng cách mạng trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 so
với phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. mọi lực lượng dân chủ trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. công nhân và nông dân trong Hội Phản đế đồng minh Đông Dương,
C. công nhân, nông dân, trí thức và tư sản dân tộc.
D. công nhân, nông dân, trí thức và dân nghèo thành thị.
Câu 14. Phong trào dân chủ công khai đầu tiên diễn ra vào năm 1936 là
A. phong trào ―đón rước‖ Gôđa và Toàn quyền Brêviê.
B. phong trào Đông Dương Đại hội.
C. phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ.
D. cuộc mít tịnh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội).
Câu 15. Từ giữa năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương vận động quần
chúng thảo các bản ―dân nguyện‖ nhằm
A. tố cáo tội ác của thực dân Pháp và thức tỉnh nhân dân đấu tranh.
B. đòi Chính phủ Pháp phải giải quyết một phần yêu sách của nhân dân.
C. gửi đến phái đoàn điều tra của Quốc hội Pháp, tiến tới Đông Dương Đại hội.
D. đòi chính quyền thuộc địa phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Câu 16. Thực chẩt của những cuộc mít tinh, ―đón rước‖ nhân sự kiện Gôđa sang điều
tra tinh hình và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương là
A. cuộc đấu tranh trực tiếp với chính quyền thuộc địa Pháp.
B. hình thức đấu tranh công khai, mềm dẻo.
C. thể hiện sự hiếu khách của người Việt.
D. cuộc biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Câu 17. Sự kiện tiêu biểu nhất trong phong trào dân sinh, dân chủ 1937 — 1939 là
A. cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) ngày 1/5/1938.
B. cuộc mít tinh ―đón rước‖ Gôđa và Brêviê sang Đông Dương (1937)
C. Đảng vận động tranh cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì (1938).
D. Đảng vận động tranh cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kì (1939).
Câu 18. Ý nghĩa cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) ngày 1/5/1938 là
A. lần đầu tiên tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.
B. lần đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đấu tranh.
C. lần đầu tiên ngày kỉ niệm Quốc tế Lao động được tổ chức công khai.
D. lần đầu tiên mọi người dân được tham gia phong trào dân sinh, dân chủ.
Câu 19. Điểm mới nhất về hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 -
1939 so với các phong trào trước đó là
A. lần đầu tiên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. lần đầu tiên mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.
C. lần đầu tiên đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
D. lần đầu tiên sử dụng hình thức hợp pháp đòi quyền dân tộc, dân chủ.
Câu 20. Mặt trận đoàn kết dân tộc thống nhất đầu tiên được thành lập ở Việt Nam là
A. Hội Phản đế đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 21. Kết quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là
A. đạt được một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
B. vạch trần được bộ mặt thật của bọn phản động.
C. nhân dân giác ngộ con đường đấu tranh của Đảng.
D. góp phần cùng Quốc tể Cộng sản ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.
Câu 22. Tính chất điển hình của phong trào 1936 1939 là
A. phong trào dân tộc. B. phong trào dân chủ.
C. phong trào tư sản. D. phong trào công nhân.
Câu 23. Với những đóng góp to lớn đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945,
phong trào dân chủ 1936 - 1939 được đánh giá là
A. cụộc tập dượt trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám.
B. tích luỹ được nhiều bài học cho Cách mạng tháng Tám.
C. cuộc tập dượt thứ hai cho Cách mạng tháng Tám.
D. tập hợp các lực lượng dân tộc chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 14
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 7 C 13 A 19 D
2 B 8 D 14 B 20 B
3 C 9 A 16 C 21 C
4 D 10 B 16 D 22 B
5 A 11 C 17 A 23 C
6 B 12 A 18 C

Chủ để 15
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA56 THÁNG
TÁM (1939 - 1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI

Câu 1. Sau khi đầu hàng phát xít Đức, Chính phủ Pháp thực hiện chính sách thù địch
đối với
A. lực lượng tiếu bộ trong nước và cách mạng thuộc địa.
B. chủ nghĩa phát xít và các lực lượng tiến bộ trong nước.
C. các nước đế quốc dân chủ và cách mạng thuộc địa.
D. chủ nghĩa phát xít và Liện Xô.
Câu 2. Điểm mới trong chính sách cai trị Đông Dương của thực dân Pháp giai đoạn
1939 - 1945 so với giai đoạn 1936 - 1939 là
A. nới rộng quyền tự đo dân chủ, thả tù chính trị.
B. thi hành một ioạt chính sậch phản động, bóp nghẹt tự do dân chủ.
C. giúp đỡ nhân dân và cách mạng thuộc địa chổng phảt xít.
D. thực hiện tự do báo chí, cho phép nhân dân tự do hội họp.
Câu 3. Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm
Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm
A. ngăn chặn cuộc tiến công của chủ nghĩa phát xít ở châu Á.
B. sẵn sàng tuyên chiến vói phát xít Nhật khi chúng vào Đông Dương.
C. vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để dốc vào cuộc chiến tranh.
D. bắt thanh niên Việt Nam sang châu Âu tham chiến chống phát xít.
Câu 4. Khi vào Đông Dương, phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực
dân Pháp nhằm
A. phát xít hoá bộ máy chính quyền ở thuộc địa.
B. biến thực dân Pháp thành tay sai cho Nhật.
C. dùng nó để vơ vét kinh tế và đàn áp cách mạng.
D. lợi dụng chính sách cai trị của Pháp để đàn áp cách mạng.
Câu 5. Để dọn đường hất cẳng Pháp nhằm độc chiếm Đông Dượng, phát xít Nhật và
tay sai sử dụng thủ đoạn
A. tuyên truyền lừa bịp về văn minh, và sức mạnh của Nhật.
B. buộc Pháp phải để cho Nhật kiểm soát nền kinh tế Đông Dương.
C. từng bước làm cho thực dân Pháp bị suy giảm nguồn tài chính.
D. tổ chức phong trào vận động ngựời Việt tẩy chay Pháp.
Câu 6. Để kiểm soát gắt gao nền kỉnh tế Đông Dương trong những năm Chiến tranh
thế giới thứ hai, thực dân Pháp thi hành chính sách
A. mở rộng đầu tư. B. cải cách mở cửa.
C. Kinh tế chỉ huy. D. bế quan toả cảng.

57
Câu 7. Mục đích chính sách Kinh tế chỉ huy của thực dân Pháp trong những năm
Chiến tranh thế giới thứ hái là
A. làm cho kinh tế Đông Dương phát triển, tránh được nguy cơ chiến tranh.
B. biến Đông Dương thành thị trường độc chiểm của thực dân Pháp.
C. cạnh tranh với cầc công ty của tư bản Nhật đang hoạt động ở Đông Dương.
D. biến Việt Nam thành nơi cung cấp tối đa tiềm lực kinh tế cho ―mẫu quốc‖.
Câu 8. Các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam bị ảnh hường bởi chính sách bóc lột của
Pháp — Nhật trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. giai cấp tư sản mại bản và đại địa chủ.
B. tất cả các giaị cấp, tầng lớp (trừ bọn tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại
bản).
C. giai cấp tư sản mại bản và tiểu tư sản.
D. giai cấp công nhân, nông dân và tiểu tự sản.
Câu 9. Những hội nghị đánh dấu bước chuyên hướng đấu tranh của Đảng sau khi
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ là
A. Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 và tháng 7/1936.
B. Hội nghị Trung ương tháng 7/1936 và tháng 3/1938
C. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939) và lần thứ 8 (5/1941).
D. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939) và lần thứ 7 (11/1940).
Câu 10. Nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (11/1939) là
A. đánh đổ đế quổc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng.
B. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.
C. đánh đuổi đế quốc, phát xít Pháp - Nhật và tay sai.
D. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
Câu 11. Điểm mới về mục tiêu đấu tranh của Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ
6 (11/1939) so với giai đoạn 1936 - 1939 là
A. làm cho nước Việt Nam độc lập tự do. 58
B. đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
C. làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
D. làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Câụ 12. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (11/1939) chủ trương thành
lập
A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 13. Việc thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
(11/1939) đã tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
A. Thể hiện mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Đông Dương.
B. Thực hiện các quyền tự do dân chủ chủ nhân dân toàn Đông Dương.
C. Tập trung mọi lực lượng dân tộc chống chiến tranh đế quốc, chống phát xít.
D. Tâp trung lực ỉượng chính trị của dân tộc chống chủ nghĩa đế quổc.
Câu 14. Hội nghị đã hoàn chỉnh sự chuyển bướng đấu tranh của Đảng sau khi Chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ là
A. Hội nghị Trung ương tháng 3/1938.
B. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939).
C. Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11/1939).
D Hội nghị Trung ương lần thử 8 (5/1941).
Câu 15. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5/1941) đã khẳng định
nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam là
A. chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.
B. đánh đổ phong kiến, mang lại ruộng đất cho dân cày.
C. đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật, giải phóng dân tộc.
D. chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc.
Câu 16. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã quyết định
thành lập
A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất dân tộc Đông Dương.
Câu 17. Cơ quan cao nhất trong hệ thống tổ chức của Mặt trận Việt Minh là
A. Tổng bộ Việt Minh. B. Ban Chấp uỷ Việt Minh kì.
C. Hội Cứu quốc. D. Ban Chấp uỷ Việt Minh tinh.
Câu 18. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã khẳng định
sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật sẽ thành lập
A. Chính phủ Xô viết công nông binh.
B. Chính phủ dân chủ cộng hoà.
C. Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D. chính qụyền cách mạng của nhân dân Đông Dương.
Câu 19. Tên các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh là
A. Hội Cứu tế. B. Hội Dân chủ. C. HỘi Phản đế. D. Hội Cứu quốc.
Câu 20. Tổ chức nào sau đây không đứng trong hàng ngũ củạ Việt Minh?
59
A Trung đội Cứu quốc quân. B. Hội Văn hoá Cứu quốc Việt Nam.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đảng Dân chủ Việt Nam.
Câụ 21. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5/1941) đã xác định hình
thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là
A. đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh nhân dân.
B. đi từ đấụ tranh chính trị đến khởi nghĩa vũ trang.
C. từ nội chiến cách mạng tiến lên tổng khởi nghĩa.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. .
Câu 22. Tại Hội nghị lần thứ. 8 (5/1941), Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ
trương tạm gác khẩu hiệu
A. cách mạng ruộng đất. B. chia lại ruộng công,
C. người cày có ruộng. D. giảm tô, giảm thuế.
Câu 23. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5/1941) đã xác định nhiệm
vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân là
A. tổng khởi nghĩa. B. chuẩn bị khởi nghĩa,
C. phá kho thóc của Nhật. D. thành lập chính phủ.
Câu 24. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa gì?
A. Mở đầu chuyển hướng đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
B. Tạo ra tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
C. Hoàn chỉnh chủ trương đề ra từ Hội nghị lần 6 và có chủ trương sáng tạo để
giành độc lập.
D. Đáp ứng được yêu cầù mới của cách mạng, đưa cách mạng tiến lên.
Câu 25. Mục tiêu số một của cách mạiìg Việt Nam được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) là
A. ruộng đất cho dân cày. B. tự do dân chủ.
C. thành lập Xô viết. D. dân tộc giải phóng.
Câu 26. Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), nhiệm vụ
cấp bách trong việc xây dựng lực lượng chính trị của Đảng là
A. xây dựng các tổ chức chính trị trong quần chúng.
B. vận động quần chúng tham gia Việt Minh.
C. tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc trong quần chúng.
D. mở các lớp tập huấn chính trị ở căn cứ địa cách mạng.
Câu 27. Nơi thí điểm vận động xây dựng hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là
A. Lạng Sơn. B.Thái Nguyên. C.Cao Bằng. D. Bắc Cạn.
Câu 28. Một điển hình thành công của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc xây
dựng khối đoàn kết dân tộc Việt Nam là thành lập
A. Mặt trận Thổng nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 29. Hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên ở Việt Nam là
60
A. Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng. B. Cao Bằng và Lạng Sơn.
C. Chiêm Hoá và Tân Trào. D. Lạng Sơn và Thái Nguyên.
Câu 30. Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị gì cho các cấp?
A. ―Nhật - Pháp bắn nhau và hành động củạ chúng ta‖.
B. Thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
C. ―Sửa soạn khởi nghĩa‖.
D. ―Sắm vũ khí đuổi thù chung‖.
Câu 31. Đơn vị tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là
A. Đội. du kích Bắc Sơn.
B. Đội du kích Ba Tơ.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Câu 32. Người được Hồ Chí Minh giao phụ trách Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân là
A. Võ Nguyên Giáp. B. Hoàng Văn Thụ.
c. Hoàng Quốc Việt. D. Phùng Ghí Kiên.
Câu 33. Hai trận thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là
A. Long Biên và Đồng Xuân (Hà Nội).
B. Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng.
C. Đoan Hùng và Khe Lau (sông Lô).
D. Đồng Đăng và Đình Lập (Lạng Sơn).
Câu 34. Đầu năm 1945, sự kiện tạo nên cuộc khủng hoảng sâu sắc ở Đông Dương là
A. Pháp đảo chính Nhật. B. Nhật đảo chính Pháp.
C. quân Tưởng vào Bắc Việt Nam. D. quân Anh vào Nam Việt Nam.
Câu 35. Sau khi hất cẳng Pháp, phát xít Nhật đã
A. bòn rút tiền của và đàn áp những người cách mạng Việt Nam.
B. dựng chính phủ tay sai, bòn rút và đàn áp cách mạng Việt Nam.
C. tuyên bố giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập.
D. đưa ra các tuyên bố trong thuyết Đại Đồng Á lần đầu tiên.
Câu 36. Trong lúc Nhật đào chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương đã ra chỉ thị
A. thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
B. ―Sửa soạn khởi nghĩa‖.
C. ―Toàn dân kháng chiến‖,
D. ―Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta‖.
Câu 37. Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dựơng được xác định trong bản chỉ thị
―Nhật - Pháp bắn nhau và hành động cửa chúng ta‖ là
61
A. phát xít Nhật. B. thực dận Pháp. C. Nhật - Pháp. D. Anh, Mĩ.
Câu 38. Bản chỉ thị ―Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta‖ đã thay khẩu
hiệu ―Đánh đuổi Pháp - Nhật‖ bằng khẩu hiệu
A. lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
B. ―Đảnh đuổi phát xít Nhật‖.
C. ―Phá kho thóc, giải quyết nạn đói‖.
D. giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công.
Câu 39. Mục đích của Đảng khi phát động ―cao trào kháng Nhật cứu nước‖ là
A. chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
B. hỗ trợ các đội tự vệ chiến đấu chống Nhật.
C. làm tiền đề chọ cuộc tổng khởi nghĩa.
D. tạo điều kiện cho quân Đồng minh chổng Nhật.
Câu 40. Khẩu hiệu ―Phá kho thóc, giải quyết nạn đói‖ của Đảng đã tạo thành phong
trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có ở Việt Nam là do
A. khẩu hiệu đề ra vào lúc nông dân đã sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
B. đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh của nông dân ở nông thôn.
C. chứng tỏ tinh thần cách mạng của nông dân đã sẵn sàng.
D. đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của nông dân lúc đó.
Câu 41. Guộc khởi nghĩa mở đầu cho sự nổi dậy ở hàng loạt nhà tù, góp phần bổ
sung cán bộ cho cách mạng trong thời kì khởi nghĩa từng phần là
A. khởi nghĩa ở Ba Tơ. B. khởi nghĩa ở Nam Kỉ.
C. khởi nghĩa ở Hà Nội. D. thởi nghĩa ở Huế.
Câu 42. Đội du kích được thành lập ở Quảng Ngãi trong thời kì khởi nghĩa từng
phần là
A. đội du kích Bắc Sơn. B. đội du kích Đông Triều.
C. đội du kích Ba Tơ. D. đội du kích Bãi Sậy.
Câu 43. Cao trào làm cho kẻ thù ngày càng suy yếu, thúc đẩy thời cơ Tổng khởi
nghĩa đến gần là
A. Cao trào cách mạng 1930 - 1931.
B. Cao trào dân chủ 1936 - 1939.
C. Cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
Câu 44. Điều kiện khách quan thuận lợi nhất cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam là
A. quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ tay sai hoang mang.
B. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki.
C. Chính phủ Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
D. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn
quốc.
Câu 45. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố Quân 62 lệnh số 1 và chính thức phát
lệnh Tổng khởi nghĩa khi
A. được tin Đức đầu hàng Đồng minh.
B. được tin Nhật sắp đầu hàng Đồng minh.
C. Hồng qúân Liên Xô tổng công kích phát xít Nhật.
D. được tin Nhật đã đầu hàng Đồng minh.
Câu 46. Kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa được thông qua tại
A. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4/1945).
B. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945.
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (14 - 15/8/1945).
D. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16 - 17/8/1945).
Câu 47. Nhân dân bốn tỉnh giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất cả nước là
A. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên.
B. Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương.
C. Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh.
D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Câu 48. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở ba thành phố lớn là Hà Nội,
Huế, Sài Gòn có ý nghĩa
A. tác động quyết định đến việc giành chính quyền trong cả nước.
B. đánh dấu cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.
C. đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của Tổng khởi nghĩa.
D. thể hiện quyết tâm giành thắng lợi của Đảng và Tổng bộ Việt Minh.
Câu 49. Những địa phương giành chính quyền muộn nhất,trong cả nước là
A. Gia Định và Biên Hoà. B. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên.
C. Mĩ Tho và Hậu Giang. D. Vĩnh Long và An Giang.
Câu 50. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam
giành chính qụyền từ tay
A. thực dân Pháp. B. vua Bảo Đại.
C. phát xít Nhật. D. Chính phủ Trần Trọng Kim.
Câu 51. Sự kiện đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam sụp đổ hoàn toàn là
A. thắng lợi ở Hà Nội ngày 19/8/1945. B. thắng lợi ở Huế ngày 23/8/1945.
C. thắng lợi ở Sài Gòn ngày 25/8/1945. D. vua Bảo Đại thoái vị ngày 30/8/1945.
Câu 52. Để chuẩn bị đón quân Đồng minh vào Việt Nam giải giáp phát xít Nhật, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị cải tổ Uỷ ban Dân tộc giải phóng thành
A. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
B. Chính quyền cách mạng công nông binh.
C. Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng. hoà.
Câu 53. Ngay sau khi từ Tân Trào về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Ghí Minh đã
A. đọc Tuyên ngôn Độc lập và ra mắt Chính phủ lâm thời.
B. soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và chuẩn bị cho Chính phủ lâm thời ra
mắt. 63
C. chuẩn bị tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân phát xít Nhật.
D. đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân phát xít Nhật.
Câu 54. Tuyên ngôn Độc lập viết: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Điều
đó khẳng định
A. ý chí quyết giữ vững nền tự do, độc lập.
B. thành quả đạt được trong Tổng khởi nghĩa.
C. tinh thần độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
D. mong muốn giữ được nền tự do, độc lập.
Câu 55. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
B. Nhà nước của giai cấp vô sản Việt Nam.
C. Nhà nước nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
D. nền chuyên chính của quần chúng lao động Việt Nam.
Câu 56. Điều gì thể hiện sự kịp thời của Đảng bộ các cấp và Việt Minh trong lãnh
đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ của kẻ thù.
B. Tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế.
C. Lôi kéo được hàng ngũ các tầng lớp trên của xã hội.
D. Chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy.
Câu 57. Nhân tố quyết định nhất đến thành công của Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 là
A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. sự đoàn kết gắn bó của các dân tộc Việt Nam.
C. chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam.
Câu 58. Sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong đường lối chiến lược
và sách lược thời kì 1939 - 1945 là
A. giải quyết nhiệm vụ số một là ruộng đất cho dân cày.
B. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
D. làm cách mạng dân tộc và thế giới.
Câu 59. Ý nghĩa lớn nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. mở ra bươc ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
B. mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam.
C. đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam.
D. đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
Câu 60. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 mờ ra ki nguyên mới của
dân tộc là
A. thay đổi hoàn toàn số phận của dân tộc, mọi người dân đều được thoát khỏi
gông xiềng nô lệ của đế quốc và phong kiến.
B. kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động làm chủ đất nước, kỉ nguyên giải
phóng dân tộc gắn với giải phóng xã hội.
C. dân tộc Việt Nam tham gia vào mọi hoạt động của quốc tế, làm thay đổi bản
đồ thế giới.
D. từ đây, nhân dân Việt Nam bước lên đài vinh quang, sánh vai 64 với các cường
quốc năm châu.
Câu 61. Ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. trụ cột trong cuộc đấu tranh chống phát xít, làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc.
B. đi đầu trong cuộc đấu tranh chống phát xít, làm suy yếu chủ nghĩa đế
quốc.
C. góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít, cổ vũ các dân tộc thuộc địa.
D. góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản.
Câu 62. Những bộ phận hợp thành mũi nhọn của bạo lực cách mạng trong Tổng
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
A. lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang.
B. lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị.
C. đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
D. lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
Câu 63. Bài học về việc tập hợp, tổ chức lực lượng, phân hoá và cô lập kẻ thù trong
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. triệt để tận dụng cơ hội là quân Đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật.
B. xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
C. giải quyết những yêu cầu bức thiết cho các tầng lớp nhân dân.
D. đồng loạt tấn công vào những kẻ thù của dân tộc.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 15
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 17 A 33 B 49 B
2 B 18 C 34 B 50 C
3 C 19 D 35 C 51 D
4 C 20 C 36 D 52 A
5 A 21 D 37 A 53 B
6 C 22 A 38 B 54 A
7 D 23 B 39 C 55 C
8 B 24 C 40 D 56 D
9 C 25 D 41 A 57 A
10 D 26 B 42 C 58 B
11 C 27 C 43 D 59 A
12 B 28 D 44 A 60 B
13 C 29 A 45 B 61 C
14 D 30 C 46 C 62 A
15 C 31 D 47 D 63 B
16 B 32 A 48 A

Chủ để 16
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN
TRƯỚC NGÀY 19/12/1945
Câu 1. Vận mệnh dân tộc như ―ngàn cân treo sợi tỏc‖ là chỉ tình 65
hình nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời gian nào?
A. Hơn năm đầu sau khi thành lập.
B. Từ cuối năm 1944 đến tháng 8/1945.
C. Khi thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
D. khi thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giao lại Hà Nội cho chúng.
Câu 2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng nào của quân Đồng minh
không có quân đội đóng ở Việt Nam để giải giáp phát xít Nhật?
A. Trung Hoa Dân quốc. B. Mĩ. C.Anh. D. Pháp.
Câu 3. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam có mặt những thế lực đế
quốc nào?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.
B. Mĩ, Anh, Nhật, Đức.
C. Trung Hoa Dân quốc, Pháp, Anh, Nhật.
D. Trung Hoa Dân quốc, Mĩ, Pháp, Nhật.
Câu 4. Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam
trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Trung Hoa Dân quốc. B. thực dân Anh.
C. phát xít Nhật. D. thực dân Pháp.
Câu 5. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp dựa vào thế lực nào để
thực hiện âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam?
A. Đế quốc Anh. B. Đế quốc Mĩ.
C. Đế quốc Nhật. D. Bọn phản động tay sai.
Câu 6. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, khó khăn lớn nhất về
kinh tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
B. nền nông nghiệp lặc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
C. không thể cạnh tranh được với hàng nước ngoài.
D. thiên tai kéo dài, đất đai bị bỏ hoang.
Câu 7. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nền tài chính Việt Nam ngày càng
thêm rối loạn là do
A. Nhật bị thua nên đồng Yên mất giá.
B. thực dân Pháp cải tổ Ngân hàng Đông Dương.
C. quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền mất giá.
D. chính quyền cách mạng chưa nắm được Ngân hàng Đông Dương.
Câu 8. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, tàn dư nặng nề nhất trong
nền giáo dục Việt Nam là
A. hơn 90% người trong độ tuổi lao động không biết chữ.
B. hệ thống giáo dục phong kiến vẫn được duy tri.
C. nội dung giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu mới.
D. hơn 90% dân số không biết chữ.
Câu 9. Sắp xếp những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân66chủ Cộng hoà ngay
sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo vị trí từ quan trọng nhất 1.
Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ, nên gắn bó với chế độ mới; 2. Cách mạng
nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sấng suốt lãnh đạo; 3. Trên thế
giói, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào cách mạng thế giới phát triển
cao.
A. 2, 1,3. B. 3, 1,2.
C. 1,2,3. D. 3,2, 1.
Câu 10. Nhiệm vụ cấp bách nhất của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 là
A. củng cố chính quyền, chống Pháp và nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.
B. chống quân Đồng minh đang có âm mưu xâm lược Đông Dương.
C. chống bọn phản động tay sai của quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.
D. củng cố chính quyền, xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 11. Lệnh tổng tuyển cử trong cả nước được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà công bố vào
A. ngày Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội.
B. ngày thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
C. ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D. một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
Câu 12. Việc quan trọng nhất để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân của Đảng và
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
B. chuẩn bị lực lượng để kháng chiến chống Pháp.
C. tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
D. đối phó với lực lượng Đồng minh.
Câu 13. Sự kiện có ý nghĩa giáng đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ của đế quốc
và tay sai, nâng cao uy tín của Nhà nước Việt Nam mới, kiện toàn bộ máy nhà nước
trở thành công cụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là
A. cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp ở Bắc và Trung Bộ.
B. thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C. thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D. hơn 90% cử tri cả nước tham gia'tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I.
Câu 14. Sau bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp (tỉnh, xã) theo
nguyên tắc phổ thông đầu phiếu được tiến hành ờ các địa phương thuộc
A. Bắc Bộ và Trung Bộ. B. Trung Bộ và Tây Nguyên,
C. Nam Bộ và Trung Bộ. D. Bắc Bộ và Nam Bộ.
Câu 15. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà đã đề ra những biện pháp cấp thiết gì nhằm giải quyết nạn đói?
A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo.
67
B.Tăng gia sản xuất, giảm tô thuế, chia ruộng đất công.
C. Tổ chức quyên góp, điều hoà thóc gạo, nghiêm trị nạn đầu cơ.
D. Thực hiện cách mạng ruộng đất, làm cho người cày có ruộng.
Câu 16. Biện pháp hàng đầu để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 là
A. nhà nước ra sắc lệnh bãi bỏ các thứ thuế vô lí, chia ruộng công theo nguyên tắc
cộng bằng, dân chủ.
B. thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu ―Người cày có ruộng‖.
C. tổ chức quyên góp, nghiêm trị nạn đầu cơ của bọn địa chủ phong kiến.
D. thực hiện khẩu hiệu ―Tăng gia sản xuất‖.
Câu 17. .Cơ quan chuyên trách chống ―giặc dốt‖ được thành lập theo sắc lệnh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh (8/9/1945) là
A. Nha Bình dân học vụ. B. Trường Quốc học.
C. trường học các cấp. D. Hội Khuyến học Việt Nam.
Câu 18. Để chủ động về tài chính, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã
quyết định
A. quản lí ngân hàng và sử dụng đồng tiền Động Dương của Pháp.
B. nhận tiêu các loại tiền do Trung Hoa Dân quốc mang vào Việt Nam.
C. cho lưu hành tiền Việt Nam thay cho tiền Đông Dương của Pháp.
D. chỉnh đốn chế độ thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng.
Câu 19. Sau Cách mạng tháng Tám, quan hệ của các thế lực đế quốc có mặt ở Việt
Nam là
A. thành lập các khối quân sự đối lập nhau.
B. cùng nhau chia sẻ quyền lợi ở Việt Nam.
C. kết hợp với nhau để đối phó với nhân dân Việt Nam.
D. đều giúp Pháp trở lại chiếm đóng Việt Nam.
Câu 20. Âm mưu của các thế lực ngoại xâm có mặt ở Việt Nam sau Cách mạng
tháng Tám là
A. lật đổ chính quyền cách mạng, tiêu diệt Đảng Cộng sản.
B. bắt tay với nhau để cùng thống trị nhân dân Đông Dương.
C. biến Đông Dương thành thuộc địa của các nước đế quốc.
D. ngăn chặn chủ nghĩa xã hội tràn xuống Đông Nam Á.
Câu 21. Thử thách lớn nhất đối với cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 là
A. nạn đói, nạn dốt'và những khó khăn về tài chính.
B. chính quyền còn non yếu phải chống lại kẻ thù lớn mạnh và tay sai của
chúng.
C. ruộng đất' đang nằm trong tay giai cấp địa chủ phong kiến.
D. những tệ nạn cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc,... hoành hành.
Câu 22. Để thực hiện dã tâm xâm lược Việt Nam lần nữa, ngay khi quân Nhật đầu
hàng Đồng minh, Chính phủ Pháp đã quyết định
68
A. mở ngay một cuộc tấn công vào Việt Nam.
B. bắt tay với các nước đế quốc có mặt ở Việt Nam.
C. thành lập một đạo quân viễn chinh, chuẩn bị mở cuộc xâm lược.
D. thành lập một chính quyền và quân đội tay sai.
Câu 23. Sự kiện đánh dấu việc thực dân Pháp chính thức mở đầu cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam lần thứ hai là
A. Pháp gây hấn ở Sài Gòn - Chợ Lớn khi nhân dân mít tinh mừng độc lập.
B. quân Pháp chiếm đóng những nơi quan trọng ở Sài Gòn.
C. quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.
D. Pháp gửi tối hậu thư đòi giữ trật tự ở Hà Nội.
Câu 24. Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (7/1945), quân đội Đồng minh có
nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật ở Bắc vĩ tuyến 16 Việt Nam là
A. quân Anh. B. quân Mĩ.
C. Hồng quân Liên Xô. D. quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 25. Âm mưu của quân Trung Hoa Dân quốc khi vào giải giáp phát xít Nhật ở
Bắc vĩ tuyến 16 Việt Nam là
A. lật đổ chính quyền cách mạng, tiêu diệt Đảng Cộng sản.
B. câu kết với bọn phản động để dựng nên chính phủ tay sai.
C. làm hậu thuẫn cho quân Mĩ vào chiếm Đông Dương.
D. giúp đỡ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Câu 26. Khi vào giải giáp phát xít Nhật ở Bắc vĩ tuyến 16 Việt Nam, quân Trung
Hoa Dân quốc kéo theo các tổ chức phản động là
A. Chính phủ Trần Trọng Kim. B. Việt Quốc và Việt Cách,
C. Đại Việt Dân chính Đảng. D. những người Trốtkít.
Câu 27. Nhằm đối phó với âm mun của Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng,
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương
A. cô lập cao độ, nhưng tránh xung đột.
B. liên kết với các nước Đồng minh để đối phó.
C. tạm thời hoà hoãn, nhân nhượng và tránh xung đột.
D. trấn áp tất cả những hành động của kẻ thù.
Câu 28. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chủ trương tạm thời hoà
hoãn, nhân nhượng, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc vì
A. Trung Hoa Dân quốc có một lực lượng quân sự mạnh.
B. lực lượng vũ trang của ta còn non yếu, chưa đủ sức.
C. muốn cô lập kẻ thù, chờ thời cơ phản công lại chúng.
D. tránh trường hợp một mình phải đối phó vói nhiều kẻ thù một lúc.
Câu 29. Đe hạn chế sự chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, tại kì họp
đầu tiên (2/3/1946), Quốc hội khoá I đã
A. nhường cho chúng 70 ghế Quốc hội, 4 ghế Bộ trưởng, 1 ghế Phó Chủ tịch nước.
B. cho chúng tham gia Quốc hội với số lượng theo ý muốn.
C. tiến hành cuộc tổng tuyển cử mới bầu Quốc hội.
69
D. cho chúng tham gia đầy đủ vào chính phủ cách mạng.
Câu 30. Để đối phó với đòi hỏi kinh tế của quân Trung Hoa Dân quốc, Quốc hội
khoá I đã đồng ý
A. đáp ứng toàn bộ những yêu sách của chúng về kinh tế.
B. cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông,
C. hợp tác với chủng về kinh tế để phát triển đất nươc.
D. để Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của chúng.
Câu 31. Tại kì họp đầu tiên (2/3/1946) Quốc hội khoá I đã đồng ý nhân nhượng
cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về tài chính là
A. nhận tiêu tiền Trung Quốc trên thị trường.
B. cho phép mở Ngân hàng Đông Dương.
C. cho phép chúng thu các loại thuế.
D. cho chúng phát hành tiền Đông Dương.
Câu 32. Trước sự công kích của kẻ thù, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,
Đảng Cộng sản Đông Dương có biện pháp gì để tiếp tục lãnh đạo đất nước và chính
quyền cách mạng?
A. ra hoật động công khai. B. thay đổi tên gọi của Đảng,
C. tuyên bố ―tự giải tán‖. D. phân tán thành Chi bộ để hoạt động.
Câu 33. Để trừng trị các tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc,
chính quyển cách mạng sử dụng biện pháp
A. đáp ứng yêu sách về kinh tế, tài chính của chúng.
B. mở các chiến dịch tấn công tội phạm.
C. cải tổ Chính phủ, cho bọn chúng tham gia.
D. dựa vào nhân dân và pháp luật để trừng trị.
Câu 34. Chủ trương hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc của Đảng, Chính phủ
và Chủ tịch Hồ ,Chí Minh có ý nghĩa
A. làm thất bại âm mưu của quân Trung Hoa Dân quốc.
B. nâng cao uy tín của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà.
C. giam chân địch ở thành phố, tạo điều kiện chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
D. phá âm mưu câu kết của các thế lực đế quốc nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản.
Câu 35. Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà thay đổi sách lược từ chỗ hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc sang hoà hoãn với
thực dân Pháp là do
A. sau khi chiếm được Nam Bộ, quân Pháp chuẩn bị tiến công70ra Bắc.
B. Chính phủ Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa - Pháp (2/1946).
C. Trung Hoa Dân quốc không phải là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng.
D. quân Anh đang giúp đỡ quân Pháp để tiến qụân xâm lược miền Bắc.
Câu 36. Giải pháp ―hoà để tiến‖ của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3/3/1946)
nhằm đối phó với
A. quân Anh. B. quân Mĩ.
C. quân Pháp. D. quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 37. Thực hiện chủ trương hoà với Pháp, ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, giữa Chủ
tịch Hồ Chí Minh (thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà) và G.
Xanhtơni (đại diện Chính phủ Pháp) đã kí
A. thoả thuận giữa hai nước. B. Hiệp định đình chiến,
C. Tạm ước. D. Hiệp định Sơ bộ.
Câu 38. Theo Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận quyền dân tộc cơ bản của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm
trong khối Liên hiệp Pháp.
B. một quốc gia độc lập, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
C. độc lập, chủ quỷền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.
D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Câu 39. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ.(6/3/1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà đã
A. đập tan được âm mưu xâm lược cả nước ta của thực dân Pháp.
B. đuổi được 20 vạn quân Trung Họa Dân quốc về nước, có thời gian hoà bình.
C. giữ vững được độc lập, bảo vệ được thành quả của Cách mạng tháng Tám.
D. Mĩ bị phá âm mưu sừ dụng tay sai là Trung Hoa Dân quốc để đối phó với Anh.
Câu 40. Điểm hạn chế của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đối với Việt Nam là
A. quân Pháp thay quân Trung Hoa Dân quốc ở Bắc vĩ tuyến 16.
B. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là nước tự do.
C. Việt Nam vẫn thuộc Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp.
D. hai bên ngừng bắn ở phía Nam vĩ tuyến 16.
Câu 41. Ý nghĩa những sách lược đấu tranh chống ngoại xâm trong hơn năm đầu sau
Cách mạng tháng Tám của Đảng và Chính phủ Việt Nam là
A. đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai của Pháp.
B. thể hiện đường lối vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược.
. kế thừa truyền thống yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
D. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phát huy được thuận lợi quốc
tế.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐÊ 16
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 12 C 23 C 34 A
2 B 13 C 24 D 35 B
3 C 14 A 25 B 36 C
4 D 15 c 26 B 37 D
5 A 16 D 27 C 38 A
6 B 17 A 28 D 39 B
7 C 18 C 29 A 40 C
8 D 19 D 30 B 41 B
9 A 20 A 31 A
10 A 21 B 32 C
11 D 22 C 33 D
Ch ủ đề 17
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP (1946 - 1950)
Câu 1. Sau khi đã kí Hiệp định Sơ bọ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực
dân Pháp đã
A. đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nước ta.
B. thi hành nghiêm chỉnh những điều khoận đã kí kết.
C. tiếp tục đàm phắn bạng hoà bình.
D. dựa vào các văn kiện kí kết để thu lợi.
Câu 2. Hành động trắng trợn nhất của quân Pháp đối với Chính phủ và nhân dân
Việt Nam trước ngày toàn quốc kháng chiến là
A. khiêu khích, tiến cống Hải Phòng, Lạng Sợn.
B. gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
C. gây nhiều vụ thảm sát đẫm máu ở Hà Nộỉ
D. chiếm một số cơ qụạn của Chỉnh phủ Việt Nám Dân chủ Cộng hoà.
Câu 3. Trung ương Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết
định phát động nhân dân cả nước đứng íên chồng Pháp vào ngày 19/12/1946 là do
A. ta chủ động ngăn chặn cuộc chiến tranh bất lợi trước sau cũng sẽ nổ ra.
B. phát huy truyền thống đầiủi giặc giữ nước của dân tộc.
C. con đường đàm phán hoà bình bị phá hoại, khả năng hoà hoãn không còn. *
D. đây Ịả hành động tự vệ chính đáng để bấo vệ độc lập.
Câu 4. Ngày 12/12/1946, Ban Thưởng vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương đã ra Chi thị
A. Kháng chiến, kiến quốc. B. Tình hình và chủ trương.
C. Phải phá tan cuộc tiến công của giặc Pháp. D. Toàn dận kháng chiến.
Câu 5. xếp theo thứ tự-thời gian ra đời các tài liệu cơ bản thể hiện đường lối
kháng chiến của Đáng: 1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; 2. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trụng ương Đảng; 3.
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh.
A. 2,1,3. B. 1,2,3. C. 3,2,1. D. 1,3,2.
Câu 6. “Chúng ta mụổnhoà bình, chủng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyềt tâm cướp nước ta
lần nữa”, là khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kều gọi toàn quốc
kháng chiến về
A. kháng chiến sẽ diễn ra lâu dài, gian khổ, nhưng sẽ thắng lợi.
B. nguyên nhân phải kháng chiến là do thực dân Pháp cố tình xâm lược.
C. mục đích của cuộc kháng chiến vì độc lập tự do.
D. thiện chí hoà bình của nhân dân Việt Nam.
Câu 7. Khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh ứong Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến: “Chủng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ ” đã thể hiện
A. tính chất lâu dài, gian khổ của cuộc kháng chiến.
B. tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.
C. mục đích khạng chiến vì độc lập tự do.
D. thiện chí hoà bình của dân tộc Việt Nam.
Câu 8. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ai có
súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy
gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước... ”, đó là sự phác thảo về
A. yêu cầu bức thiết đặt ra cho cách mạng Việt Nam.
B. những nét cơ bản về cách đánh của nhân dân.
C. những loại vũ khí cơ bản của nhân dân trong kháng chiến.
D. những nét cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân.
Câu 9. Đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã xác định mục đích kháng
chiến là
A. đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập hoàn toàn.
B. đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và bọn phản cách mạng.
C. tịch thu hết ruộng đất của phong kiến, thực hiện ―người cày có ruộng‖.
D. hai nhiệm vụ chiến lược là đánh đổ phong kiến và đế quốc quan hệ khăng khít
với nhau.
Câu 10. Đường lối kháng chiến của Đảng nêu rõ tính chất của kháng chiến toàn quốc
chống Pháp là
A. dân tộc dân chủ nhân dân. B. kháng chiến toàn dân, toàn diện,
C. chiến tranh tự vệ chính nghĩa. D. thực hiện hoà bình thống nhất đất nước.
Câu 11. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng xác định phương
châm của cuộc kháng chiến toàn quốc là
A. tiến ăn chắc, đánh ăn chắc, không chắc thắng thì không đánh.
B. đánh nhanh, thắng nhanh, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp tiến bộ.
C. trường ki và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. phải tập trung nhanh nhất lực lượng và binh khí để đánh Pháp.
Câu 12. Lực lượng vũ trang tham gia chiến đấu ở Hà Nội trong những tháng đầu của
cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp là
73
A. Cứu quốc quân, Việt Nam Giải phóng quân.
B. Vệ quốc quân, thanh niên xung phong..
C. dân quân du kích, Quân đội Quốc gia Việt Nam.
D. Vệ quốc quân, công an xung phong, tự vệ chiến đấu.
Câu 13. Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ
A. giam chân địch trong thành phố, tạo điều kiện cho cả nước kháng chiến.
B. bảo vệ được căn cứ địa cách mạng, xây dựng hậu phương vững chắe.
C. bảo vệ được Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D. là cuộc tập dượt thứ nhất của bộ đội chủ lực trong cuộc kháng chiến.
Câu 14. Sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, các đoàn
thể của ta chuyển đến
A. căn cứ Bắc Thanh Hoá. B. căn cứ địa Việt Bắc.
C. các tỉnh đồng bằng sông Hồng. D. căn cứ địa Cao Bằng.
Câu 15. Đe tăng cường khối đoàn kết dân tộc và mở rộng mặt trận dân tộc thống
nhất, ngày 29/5/1946 ở Việt Nam đã thành lập
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 16. Đầu năm 1947, để tiếp tục thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, thực
dân Pháp đã đề ra kế hoạch
A. tiến công biên giới. B. tiến công vùng biên giới,
C. tiến công thủ đô Hà Nội. D. tiến công Việt Bắc.
Câu 17. Mục tiêu lớn nhất của thực dân Pháp khi đánh Việt Bắc trong thu - đông năm
1947 là
A. giành thế chủ động trên chiến trường, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực của ta.
C. thực hiện thí điểm các binh chủng trên địa hình miền núi.
D. giành một thắng lợi quân sự quyết định để thiết lập chính phủ bù nhìn.
Câu 18. Lực lượng được thực dân Pháp sử dụng để tiến công Việt Bắc là
A. lục quân, không quân, hải quân Pháp.
B. không quân, lục quân Pháp và quân đội tay sai.
C. không quân, lục quân, lính thuỷ đánh bộ Pháp.
D. không quân, lục quân Pháp và quân các nước đồng minh.
Câu 19. Khi tiến công Việt Bắc, thực dân Pháp sử dụng chiến thuật
A. dùng không quân ném bom vào toàn bộ căn cứ địa Việt Bắc của ta.
B. sử dụng phổ biến các chiến thuật mói do Mĩ chỉ đạo.
C. dựa vào ưu thế quân sự mở cuộc tiến công đồng loạt quy mô cả nước.
D. tạo thành hai gọng kìm phía đông, bắc và phía tây để bao vây Việt Bắc.
Câu 20. Khi Pháp vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ta có chi thị
74
A. ―Phải phá tạn cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp‖.
B. ―Kháng chiến, kiến quốc‖.
C. ―Tình hình và chủ trương‖.
D. ―Toàn dân kháng chiến‖.
Câu 21. Những trận thăng lớn bẻ gãy hai gọng kìm đông và-tây bao vây Việt Băc
trong thu - đông năm 1947 là
A. trận Ngân Sơn và Khe Lau.
B. trận đèo Bông Lau và trận Khe Lau.
C. trận Chợ Đồn và trận đèo Bông Lau.
D. trận Chợ Mới và trận Khe Lau.
Câu 22. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 - 1954), qua chiến dịch
nào quân dân Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn ý đồ ―đánh nhanh thắng nhanh‖ của
quân Pháp?
A. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
B. Chiến dịch Hoà Bình đông - xuân năm 1951 - 1952.
C. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952.
D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Câu 23. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là chiến dịch
A. phản công lớn đầu tiên của quân ta trong kháng chiến chống Pháp.
B. phòng ngự tích cực của quân dân trong kháng chiến chống Pháp.
C. phản công, đầu tiên của quân ta trên các chiến trường chính.
D. tiến công lớn đầu tiên của quân ta trong kháng chiến chống Pháp.
Câu 24. Chiến dịch Việt Bắc thu — đông năm 1947 đã làm thất bại hoàn toàn
A. âm mưu thành lập chính phủ bù nhìn của giặc Pháp.
B. ý đồ ―đánh nhanh thắng nhanh‖ của giặc Pháp.
C. mục tiêu phá căn cứ địa cách mạng Việt Nam của Pháp.
D. ý đồ tiêu diệt quân chủ lực và triệt đường liên lạc quốc tế của ta.
Câu 25. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), bài học có thể rút ra từ
việc xây dựng căn cứ cách mạng là
A. phải xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc.
B. phải mở rộng căn cứ địa trên phạm vi cả nưởc.
C. phải đảm bảo tính vững chắc của căn cứ địa cách mạng.
D. căn cứ địa cách mạng phải được bảo vệ, không để địch tiến công.
Câu 26. Một trong những thuận lợi mới cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân
dân Việt Nam sau thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là
A. đế quốc Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
B. một số nước ở Đông Nam Á lần lượt được công nhận độc lập.
C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mĩ.
D. Trung Quốc và Liên Xô lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nàm.
Câu 27. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ là do
A. kinh tế, tâi chính đang gặp khó khăn.
B. bị bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị.
C. phải cạnh tranh với các nước đế quốc khác.
D. mất đi vùng chiến lược quan trọng là Việt Bắc.
Câu 28. Được sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 5/1949, Chính phủ Pháp quyết định tiến
công Việt Bắc lần thứ hai với kế hoạch mới là
A. kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. B. kế hoạch Rơve.
C. kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. D. kế hoạch.Nava.
Câu 29. Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm
A. giúp Pháp nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. giúp Pháp - đồng minh quan trọng của Mĩ.
C. từng bước nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.
D. ngăn chặn chủ nghĩa xã hội mà Pháp là khâu quan trọng để thực hiện mục ..tiêu-
này.
Câu 30. Bước vào năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam
gặp những khó khăn, thử thách mới là
A. chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động củạ hai phe TBCN và XHCN.
B. Mĩ công nhận Chính phủ Bảo Đại (thành lập 7/1949). .
C. căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây, vùng tự do của ta bị thu hẹp.
D. Mĩ can thiệp sâu và ―dính líu‖ trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.
Câu 31. Đe thực hiện kế hoạch Rơve, từ tháng 6/1949, thực dân Pháp đã
A. tăng cường đánh chiếm căn cứ địa và các vùng tự do của ta.
B. tăng cường phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập ―Hành lang Đông — Tây‖.
C. thành lập các binh đoàn lớn và mở rộng đánh chiếm vùng đồng bằng.
D. tiến công chiến lược để bình định ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.
Câu 32. Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve gây những khó khăn gì cho cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam?
A. Khó khăn về kinh tế và tài chính.
B. Vùng tự do bị thu hẹp, căn cứ địa bị bao vây.
C. Các nước khác không thể đặt quan hệ với Việt Nam.
D. Làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
Câu 33. Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới,
tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định
A. phát động toàn quốc kháng chiến.
B. thành lập Uỷ ban Kháng chiến Hành chính.
C. mở chiến dịch Biên giới.
D. mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới.
76
Câu 34. Nguồn động viên lớn nhất của bộ đội và chiến sĩ tham giạ chiến dịch Biên
giới thu - đông 1950 là
A. cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có sự ủng hộ của quốc tế.
B. chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở được tăng cường.
C. nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra trận để chỉ đạo chiến dịch và động viên bộ đội.
Câu 35. Đảng, Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm
A. giam chân địch ở Việt Bắc, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
B. giữ thế chủ động trên chiến trường chính, đẩy địch vào thể bị động đối phó.
C. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung,
mở rộng căn cứ kháng chiến.
D. khai thông biên giới Việt - Trung, nối liên lạc với cách mạng thế giới.
Câu 36. Những nội dùng nào là ý nghĩa tháng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông
năm 1947?
1. Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân ta trong cuộc kháng chiến chống
Pháp; 2. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp; 3.
Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông; 4. Làm thất bại
hoàn toàn chiến lược ―đánh nhanh thắng nhanh‖ của Pháp; 5. Quân đội ta thêm
trưởng thành; 6. Giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước
phát triển mới của cuộc kháng chiến.
A. 1,2,3,4. B. 1,2,3,4. C. 2, 3, 5, 6. D. 3,4, 5,6.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 17
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 10 B 19 D 28 B
2 B 11 C 20 A 29 C
3 C 12 D 21 B 30 D
4 D 13 A 22 D 31 B
5 A 14 B 23 A 32 B
6 B 15 C 24 B 33 C
7 B 16 D 25 C 34 D
8 D 17 B 26 D 35 C
9 A 18 C 27 A 36 C

Chủ đề 18
BUỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951 - 1958)
Câu 1. Để can thiệp ngày càng sâu vàọ chiến tranh Đông Dương, Mĩ quyết định viện
trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp và tay sai. Ngày
77
23/12/1950, Mĩ kí với Pháp
Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương nhằm
A. từng bước thay chân Pháp ở Đông Dượng.
B. giúp Pháp thổng trị Đông Dươỉig.
C. ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc.
D. hỉnh thành liên minh Pháp - Mĩ ở Đông Dương.
Câu 2. Để ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ, tháng 9/1951, Mĩ ki với Bảo Đại
Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ nhằm
A. giúp Chính phủ Bảo Đại phát triển kinh tế.
B. trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
C. thông qua Chính phủ Bảo Đại hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.
D. đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Câu 3. Dựa vào sự viện trợ của Mĩ, cuối năm 1950, Pháp đề ra
A. kế hoạch Bôlae. B. kế hoạch Rơve.
C. kế. hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. D. kế hoạch Nava.
Câu 4. Sự câu kết của Pháp - Mĩ, nhất là trong thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ
Tátxinhi gây khó khăn gì cho cuộc kháng chiến của ta?
A. tiềm lực kinh tế của ta bị phá huỷ.
B. căn cứ địa và những vùng tự do bị thu hẹp.
C. cuộc chiến tranh càng mang tính quốc tế hoá.
D. vùng sau lưng địch luôn bị càn quét quy mô lớn.
Câu 5. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), sự kiện đánh dấu bước
phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương là
A. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng.
B. Đại hội thống nhất Mặt trận Liên Việt.
C. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
D. Hội nghị thành lập Liên minh chiến đấu Việt — Miên - Lào.
Câu 6. Quyết định quan trọng nhất về công tác tổ chức Đảng của Đại hội đại biểu lần
thứ hai ỉà
A. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng.
B. tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở mỗi nước một đảng.
C. bầu Ban Chấp hành Trung ương của Đảng.
D. Đảng tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Câu 7. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là
A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Dân chủ Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai đã quyết định thành lập cơ quan ngôn
luận của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là
A. báo Thanh niên. B. báo Lao động. C. báo Tiền phong. D. báo Nhân dân.
Câu 9. “Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu
78
tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khắng định đường lối chống Pháp của Đảng”. Nội
dung này được trinh bày trong văn kiện nào tại Đại hội lần thứ hai của Đảng?
A. Báo cáo chính trị.
B. Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam.
C. Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng.
D. Nghị quyết của Đại hội.
Câu 10. Hãy xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được trình bày
trong Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam: 1.Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của
Đảng qua các chặng đường lịch sử; 2. Xoá bỏ những tàn tích phong kiến, thực hiện
―người cày có ruộng‖; 3. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân để tửng bước tiến tới
chủ nghĩa xã hội; 4. Khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng; 5.
Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.
A. 1,2,3. B. 5,2,3. c. 2,3,5. D.2,3, 1.
Câu 11. Để củng cố, tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc và phát triển mặt
trận dân tộc thống nhất, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã
tổ chức Đại hội thống nhất thành
A. Mặt trận Việt Minh. B. Hội Liên Việt.
C. Mặt trận Liên Việt. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 12. Khối đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong sự
nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ được tăng cường qua việc
A. Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. Thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương.
C. Thành lập Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào Campuchia.
D. Thành lập Liên minh nhân (ịân Việt - Miên - Lào.
Câu 13. Ngày 11/3/1951, Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào
cỏ sự tham dự của đại biểu
A. Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Itxarắc, Mặt trận Lào ítxala.
B. Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Lào, Chính phủ Campuchia.
C. Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Lào, Đảng Nhân dân Cách mạng
Campuchia.
D. Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Khơme Itxarắc, Mặt trận Lào ítxala.
Câu 14. Để biểu dương phong trào thi đua ái quốc, ngày 1/5/1952, Chính phủ đã tổ
chức
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
C. cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
D, ngày hội thi đua-yêu nước và phát động phong trào thi đua yêu nước.
Câu 15. Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ quyết định
A. đẩy mạnh sản xuất, chấn chỉnh thuế khoá.
B. phát động phong trào thi đua yêu nước ừong mọi ngành.
C. phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
D. xây 79dựng nền ngân hàng, tài chính, thương nghiệp.
Câu 16. Theo quyết định của Đảng và Chính phủ, đợt cải cách ruộng đất đầu tiên
được thực hiện ở
A. căn cứ địa sáụ tỉnh Việt Bắc.
B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
C. các vùng tự do ở Thái Nguyên và Bắc Bộ.
D. các vùng tự do ở Thái Nguyên, Thanh Hoá.
Câu 17. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp, ba phương châm ―phục vụ
kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất‖ là của
A. cuộc cải cách giáo dục. B. cuộc vận động lao động sản xuất,
C. cuộc vận động đòi sống mói. D. phong trào thi đua yêu nước.
Câu 18. ―Kháng chiến hoá văn hoá, vân hoá hoá kháng chiến‖ là lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đối với đội ngũ
A. nhà báo Việt Nam. . B. văn nghệ sĩ Việt Nam.
C. trí thức Việt Nam. D.nhà giáo Việt Nam.
Câu 19. Củng cố và phát triển hậu phương vững mạnh trong cuộc kháng chiến toàn
quốc chống Pháp là
A. một nhân tố quyết định to lớn nhất, đối với thắng lợi của chiến tranh.
B. điều kiện không thể thiếu được cho sự bùng nổ của chiến tranh.
C. một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.
D. yếu tố quan ứọng làm cho cuộc chiến tranh diễn ra trên cả nước.
Câu 20. Ý nghĩa của việc tạo ra cơ sở kinh tế, văn hoá cho chế độ dân chủ nhân dân
trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp là
A. làm cho nhân dân được hưởng quyền lợi.
B. nhân dân ngày càng gắn bó vói chế độ mới.
C. động viên chiến sĩ ngoài mặt trận.
D. gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội.
Câu 21. Các chiến dịch: Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du), Hoàng Hoa Thám
(chiến dịch Đường 18), Quang Trung (chiến dịch Hà-Nam-- Ninh) trong thời gian từ
cuối năm đến giữa năm 1951 là những chiến dịch
A. phòng ngự tích cực. B. phản công quy mô lớn.
C. kết hợp phản công và tiến công. D. tiến công quy mô lớn.
Câu 22. Với phương hướng chiến lược ―tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu‖, từ đông –
xuân 1951 - 1952, Đảng ta chủ trương mở chiến dịch ở
A. vùng rừng núi. B. vùng đồng bằng. C. các đô thị. D. vùng ven biển.
Câu 23. Thực hiện chủ trương mở chiến dịch ở vùng rừng núi, trong đông - xuân
1951 - 1952, ta mở chiến dịch
A. Thanh Hoá. B. Hoà Bình. C. Tây Bắc. D. Thượng Lào.
80
Câu 24. Thực hiện chủ trương mở chiến dịch ở vùng rừng núi, trong thu - đông năm
1952, ta mở chiến dịch
A. Hoà Bình. B. Tây Bắc. C. Thanh Hoá. D. Thượng Lào.
Câu 25. Thực hiện chủ trương mở chiến dịch ở vùhg rừng núi, trong xuân - hè năm
1953, ta mở chiến dịch
A. Hoà Bình. B. Tây Bắc. C. Thanh Hoá. D.Thượng Lào.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 18
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 7 C 13 A 19 C
2 B 8 D 14 B 20 D
3 C 9 A 15 C 21 D
4 D 10 B 16 D 22 A
5 A 11 C 17 A 23 B
6 B 12 D 18 B 24 B
25 D

Chủ để 19
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
KẾT THÚC (1953 - 1954)

Câu 1. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương trong Đông — Xuân 1953 - 1954
thể hiện qua
A. kế hoạch Nava. B. kế hoạc Bôlae.
C. kế hoạch Rơve. D. kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Câu 2. Âm mưu của Mĩ khi thực hiện kế hoạch Nava ở Đông Dương là
A. giúp Pháp mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản.
B. ép Pháp kéo dài và jnở rộng chiến ừanh, chuẩn bị thay thế Pháp.
C. giúp Pháp giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. giúp Pháp kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 3. Ngày 7/5/1953, được sự thoả thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava
sang Đông Dương làm
A. Cao uỷ Pháp tại Đông Dương.
B. Cố vấn quân đội, vạch kế hoạch .tiến công quân sự.
C
. Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
D. Đại diện quân đội NATO ở Đông Dương.
Câu 4. Kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ sẽ làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt
Nam gặp nhiều khó khăn, vì
A. nó thể hiện sự câu kết chặt chẽ của Pháp - Mĩ.
81
B. nó hàm chứa duy nhất yếu tố quân sự.
C. nó ra đời khi thế và lực quân Pháp đang mạnh.
D. nó mang tính toàn diện và quy mô lớn.
Câu 5. Nội dung cơ bản của kế hoạch Nava trong thu - đông năm 1953 và xuân năm
1954 là
A. phòng ngự ở Bắc Bộ, tiến công bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.
B. chuyển lực lượng ra Bắc Bộ, tạo thế lực trên bàn đàm phán.
C. tập trung lực lượng tiến công để giành lại thế chủ động
D. mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi, biên giới.
Câu 6. Nội dung cơ bản của kế hoạch Nava từ thu - đông năm 1954 là
A. phòng ngự ở Bắc Bộ, tiến công bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.
B. chuyển lực lượng ra Bắc Bộ, tiến công giành thắng lợi quân sự quyết định.
C. tập trung lực lượng để giành lại thế chủ động trên chiến trường chính.
D. mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi, biên giới.
Câu 7. Một trong những khó khăn khi Pháp - Mĩ thực hiện kế hoạch Nava là
A. xây dựng lực lượng cơ động chiến lược.
B. thực hiện tiến công chiến lược quy mô lớn.
C. tập trung và phân tán lực lượng.
D. thế và lực mạnh trên chiến trường.
Câu 8. Kế hoạch Nava khi mới ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại, bởi vì
A. Mĩ bất đồng vì ý đồ của Mĩ muốn thay Pháp ở Đông Dương.
B. Pháp không đủ quân để xây dựng lực lượng chiến lược như trong kế
hoạch.
C. Pháp mất hoàn toàn quyền chủ động trên chiến trường Đông Dương.
D. nó ra đời trong thế bị động, mâu thuẫn giữa thế và lực với mục tiêu chiến lược
của Pháp.
Câu 9. Nội dung lúc đầu chưa được đe cập trong kế hoạch Nava là
A. xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
B. tập trung lực lượng quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ là 44 tiểu đoàn.
C. mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng núi, biên giới.
D. mở cuộc tiến công lớn vào viùng giáp Ninh Bình, Thanh Hoá.
Câu 10. Một trong những nhiệm vụ chính được Đảng Lao động Việt Nam đề ra trong
kế hoạch quân sự Đông - Xuân 1953 - 1954 là
A. tiêu hao sinh lực địch. B.tiêu diệt sinh lực địch.
C. giữ vững thế chủ động. D.giữ vững những vùng tự do.
Câu 11. “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan
82
trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu ”, là phương hướng chiến lược của ta
trong
A. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
B. chiến dịch Hoà Bình đông - xuân 1951 - 1952.
C. cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 12. Việc thực hiện phương hướng chiến lược cùa ta trong Đông - Xuân 1953 -
1954 sẽ có tác dụng
A. làm cho địch tập trung quân chủ lực, giúp ta tiêu diệt toàn bộ lực lượng chủ lực
của chúng.
B. khiến địch phải tập trung vào vùng đồng bằng, giúp ta sử dụng lối đánh du kích

83
C. đánh lạc hướng tiến công của địch, tạo so sánh lực lượng có lợi cho ta.
D. khiến địch phải bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta ở những nơi xung
yếu.
Câu 13. Ngày 10/12/1953, quân chủ lực của ta mở cuộc tiến công địch ở
A. Lai Châu. B. Trung Lào. C. Thượng Lào. D. Tây Nguyên.
Câu 14. Đầu tháng 12/1953, Liên quân Việt - Lào mở cuộc tiến công địch ở
A. Lai Châu. B. Trung Lào. C. Thượng Lào. D. Điện Biên Phủ.
Câu 15. Sau khi Liên quân Việt - Lào mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào
(1/1954), Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho
A. Luông Phabang và Mường Sài. B. Xavannakhét và Xênô.
C. thị xã Lai Châu và Điện Biên Phủ. D. Kon Tum và Plâyku.
Câu 16. Tháng 2/1954, sau khi bị tiến công ở Bắc Tây Nguyên, quân Pháp bỏ dở
cuộc tiến công Tuy Hoà (Phú Yên) để tăng cường lực lượng cho
A. Buôn Ma Thuột. B. Plâyku.
C. Nam Trung Bộ. D. Bình - Trị - Thiên.
Câu 17. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xùân 1953 - 1954 đã đạt kết quả
A. Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Xanvannakhét và căn cứ Xênô được giải phóng.
B. lực lượng cơ động của địch ở đồng bằng Bắc Bộ bị phân tán thành 5 điểm.
C. giải phóng sông Nậm Hu, tỉnh Phôngxalì.
D. giải phóng Kon Tum, vùng Bắc Tây Nguyên, bao vây, uy hiếp Plâyku.
Câu 18. Chiến thắng của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 có ý
nghĩa như thế nào?
A. Làm phá sản kế hoạch Nava, đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới.
B. Khai thông con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Tạo thể và lực cho quân ta mở chiến dịch quyết định tại Điện Biên Phủ.
D. Tạo điều kiện để quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu 19. Nava điều chỉnh kế hoạch, chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính trong kế
hoạch Nava là do
A. lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ đông, nên Nava phải điều quần lên Tây Bắc.
B. Điện Biên Phủ xa hậu phương của quân ta, đường giao thông khó khăn.
C. Điện Biên Phủ giáp biên giới của nhiều nước ở châu Á.
D. cuộc tiến công chiến lược của quân ta làm đảo lộn kế hoạch Nava.
Câu 20. Xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh, chấp nhận giao chiến với ta tại Điện
Biên Phủ, Pháp - Mĩ âm mưu
A. giành lại thế chủ động tại chiến trường Tây Bắc.
B. bảo vệ Tây Bắc Việt Nam, ngăn liên lạc của ta với Lào.
C. thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
D. uy hiếp tinh thần của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.
Câu 21. Các phân khu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là
A. phân khu Mường Thanh, Bản Kéo, Nam.
B. phân khu Bắc, Trung tâm, Nam.
C. phân khu Bắc, Bản Kéo, Nam.
D. phân khu Trung tâm, Mường Thanh, Bản Kéo.
Câu 22. Phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm các cứ điểm
A. Mường Thanh, Hồng Cúm. B. Bản Kéo, Hồng Cúm.
C. Lập, Bản Kéo. D. Độc Lập, Nà Sản.
Câu 23. Phân khu Trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đặt tại
A. Mường Thanh, Hồng Cúm. B. Bản Kéo, Hồng Cúm.
C. Độc Lập, Nà Sản. D. Mường Thanh.
Câu 24. Phân khu Nam của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đặt tại
A. Mường Thanh, Hồng Cúm. B. Độc Lập, Bản Kéo.
C. Hồng Cúm. D. Độc Lập, Nà Sản.
Câu 25. Các tướng lĩnh Pháp - Mĩ đã coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là
A. ―một tập đoàn quàn chủ lực‖. B. ―một pháo đài bất khả chiến bại‖.
C. ―pháo đài bất khả xâm phạm‖. D. ―một sở chỉ huy vùng Tây Bắc‖.
Câu 26. trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến
dịch Điện Biên Phủ vì
A. Điện Biên Phủ là vị trí quan trọng, bên nào nắm giữ vùng này, bên đó làm chủ
Đông Dương.
B. Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương, nên nó có ý nghĩa
thế giới sâu sắc.
C. Điện Biên Phủ là khâu chính của kế hoạch Navạ, là trận đánh quyết định của hai
bên.
D. Điện Biên Phủ là vùng núi, phát huy được những lợi thế của quân đội ta.
Câu 27.Đối với thế giới, chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) có ý nghĩa
A. Đánh dấu bước phát triển của phong trào giành độc lập trên thế giới.
B. đập tan âm mưu câu kết của các thế lực phản động quốc tế.
C. đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
D. mở đầu thời kì tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa.
Câu 28. Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) được coi là đỉnh cao của cuộc Tiến
công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 vì
A. nó đã đập tan kế hoạch Nava, giáng đòri quyết định vào ý chí xâm lược của
Pháp.
85
B. nó đã kết thúc hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
C. nó bước đầu làm phá sản kế hoạch quân sự Nava, giáng đòn nặng nề vào
Mĩ.
D. từ đây cuộc kháng chiến có thêm sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 29. Chiến thắng quân sự được coi là ―một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch
sử‖, lám xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo cơ sở thực lực về quân
sự, có ý nghĩa quyết định, buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ về chấm
dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương là
A. chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950.
B. chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C. chiến thắng ―Điện Biên Phủ trên không‖ năm 1972.
D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 30. Những thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh
xâm lược Đông Dương là
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I và bầu Hội đồng Nhân dân các cấp.
B. Hiệp định Sơ bộ (1946) và thắng lợi Việt Bắc thu—đông 1947.
C. chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
D. thắng lợi Biên giới thu - đông 1950 và Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng.
Câu 31. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định Giơnevơ
(21/7/1954) là
A. một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
B. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
C. chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà.
D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào,
Campuchia.
Câu 32. Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), quy định việc di chuyển, tập kết quân đội ở
hai miền Nam - Bắc với giới tuyến quân sự tạm thời là
A. vĩ tuyến 17. B. vĩ tuyến 16. C. vĩ tuyến 38. D. vĩ tuyến 20.
Câu 33. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí ghi
nhận
A. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân miền Bắc Việt Nam.
B. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân miền Nam Việt Nam.
D. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
Câu 34. Nhân tố quyết định thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia là
A. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. thắng lợi trong chiến dịch Biên giới năm 1954.
C. chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D. sự đoàn kết ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
86
Câu 35. Sự kiện buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút
quân đội về nước là
A. chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
B. chiến dịch Biên giới năm 1950.
C. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954.
Câu 36. Đối với cách mạng Việt Nam, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945 - 1954) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,
C. Mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

87
D. Mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc, đánh đổ vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc và
phong kiến trên nước ta.
Câu 37. Nhân tố quyết đinh thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -
1954) là
A. có sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
B. sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
D. có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 38. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đưa
cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới là
A. giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân.
B. giại đoạn cách mạng ruộng đất.
C. giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 39. Đối với thế giới, thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt
Nam (1945 - 1954) góp phần làm
A. Suy yếu đế quốc Pháp ở Đông Dương.
B. tiêu tan ý chí xâm lược của những đế quốc lớn.
C. phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
D. tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 40. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) thắng
lợi, đã cổ vũ mạnh mễ
A. phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ Latixứi.
B. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nưởc tư bản chủ nghĩa.
C. phong trào vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
D. phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 19
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 C 21 B 31 B
2 B 12 D 22 C 32 A
3 C 13 A 23 D 33 B
4 D 14 B 24 C 34 C
5 A 15 A 25 C 35 D88
6 B 16 B 26 C 36 A
7 C 17 B 27 D 37 B
8 D 18 C 28 A 38 C
9 A 19 D 29 B 39 D
10 B 20 A 30 C 40 A
89
Chủ đề 20
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ
QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 - 1965)
Câu 1. Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng),
đã đánh dấu bước ngoặt gì ở miền Bẳc Việt Nam?
A. Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng.
B. Miền Bắc Việt Nam chuẩn bị giải phóng.
C. Miền Bắc Việt Nam bắt đầu đi lên xây dựng CNXH.
D. Miền Bắc Việt Nam chuyển sang cách mạng XHCN.
Câu 2. Khi rút khỏi miền Nam (5/1956), Pháp chưa thực hiện điều khoản nào của
Hiệp định Giơnevơ?
A. Ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
B. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc.
C. Thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
D. Cam kết không can thiệp vào nội bộ của ba nước Đông Dương.
Câu 3. Mĩ có hàrih động gì ở miền Nam Việt Nam ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ
(năm 1954) được kí kết?
A. Thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ.
B. Mĩ tiếp tục âm mưu mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh của Pháp.
C. Thay chân Pháp, dựng chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. Hỗ trợ Pháp hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền.
Câu 4. Sau khi thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam, Mĩ thực hiện âm mưu
A. kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
B. đẩy lùi cuộc cách mạng dân tộc ở miền Nam, phá hoại miền Bắc.
C. dựng nên một nhà nước tự trị ở miền Nam Việt Nam.
D. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự.
Câu 5. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà Mĩ gây ra ở Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ

A. Việt Nam tạm thòi bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau.
B. cuộc nội chiến giữa lực lượng cách mạng với các phe đối lập.
C. cả nước trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
D. miền Nam Việt Nam trở thành nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 6. Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định
Giơnevơ là
A. hai miền Nam, Bắc có sự khác biệt cơ bản về kinh tế, xã hội.
B. Pháp, Mĩ và tay sai không chịu thi hành Hiệp định Giơnevơ.
C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc ở Việt Nam
D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử.
Câu 7. Cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ là
A. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
90
B. xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.
Câu 8. Miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ thực hiện nhiệm vụ
A. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
C. khôi phục kinh tế, thực hiện cải cách ruộng đất.
D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 9. Tính chất độc đáo chưa từng cỏ trong tiền lệ cách mạng Việt Nam thuộc
giai đoạn 1954- 1975 là
A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền.
B. tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
C. tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
D. chỉ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Câu 10. Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất trong
những năm 1954 - 1957 ở Việt Nam là
A. đây là lần đầu tiên nông dân được chia ruộng đất.
B. khối liên minh công nông được củng cố.
C. đem lại lợi ích cho nông dân, nông dân phấn khởi.
D. hoàn thành triệt để cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam.
Câu 11. Hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, làm cho nguyện vọng lâu
đời nhất của nông dân trở thành hiện thực, đó là
A. nền độc lập .tự do. B. nông dân có quyền dân chủ.
C. ―người cày có ruộng‖. D. quyền tự do, dân chủ.
Câu 12. Cách mạng miền Nam trong những năm 1957 - 1959 gặp khó khăn, thử thách
gì?
A. Mĩ - Diệm không thi hành Hiệp định Giơnevơ.
B. Lực lượng cách mạng miền Nam đã tập kết ra miền Bắc.
C. Cách mạng hai miền Nam - Bắc chưa có một tổ chức lãnh đạo chung.
D. Mĩ - Diệm thi hành nhừng chính sách khủng bố người yêu nước.
Câu 13. Từ năm 1957 đến năm 1959, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh
chính trị, hoà bình sang đấu tranh vũ trang tự vệ, rồi dùng bạo lực cách mạng là do
A. Mĩ - Diệm tiếp tục cuộc ―trưng cầu dân ý‖, ―bầu cử Quốc hội‖.
B. kẻ thù khủng bố dã man những người yêu nước, không thể đấu tranh hoà bình
nữa.
C. qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn vầ phát triển.
D. thời kì ổn định của Mĩ - Diệm đã kết thúc, nhân dân sẵn sàng nổi lên.
Câu 14. Đẻ đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam
A. sử dụng bạo lực cách mạng. B. đâu tranh băng chính trị hoà bỉnh,
C. đấu tranh bằng vũ trang tự vệ. D. tiến hành những cải cách ôn hoà.
91
Câu 15. Theo Nghị quyêt Hội nghị lân thứ 15 Ban Châp hành Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam, phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là dựa vào
A. quần chúng tố giác Mĩ - Diệm, thiết lập chính quyền nhân dân.
B. lực lượng vũ trang tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền
C. lực lượng chỉnh trị là chủ yếu kết hợp vói lực lượng vũ trang.
D. quần chúng gây sức mạnh áp đảo với kẻ thù là Mĩ - Diệm.
Câu 16. Mục tiêu cơ bản của cách mạng miền Nam ứong những năm 1959 — 1960 là
A. đánh đổ chính quyền Diệm - Nhu, thiết lập chính quyền dân chủ.
B. đánh đổ chính sách xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ, giành độc lập.
C. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền công - nông - binh.
D. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền của nhân dân.
Câu 17. Ba xã điểm ở huyện Mỏ Cày mở đầu cho cuộc ―Đồng khởi‖ tại Ben Tre là
A. Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh.
B. Thành An, Thạch Ngãi, Thanh Tân.
C. Hoà Lộc, Phú Mĩ, Tân Bình.
D. Phước Mĩ Trung, Thạch Ngãi, Khánh Thạnh Tân.
Câu 18. Phong trào ―Đồng khởi‖ (1959 - 1960) diễn ra ở
A. Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
B. Nam Bộ, Tâỵ Nguyên, Trung Trùng Bộ.
C. Tây Nguyên, Trung và Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trụng Bộ.
Câu 19. Sau thắng lợi của phong trào ―Đồng khởi‖ (1959 - 1960), tổ chức mặt trận
đoàn kết toàn dân ở miền Nam ra đời, đó là
A. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Măt trân Dân chủ miền Nam.
Câu 20. Đối vói chế độ Mĩ - Diệm ở miền Nam, thấng lợi của phong trào ―Đồng
khởi‖ (1959-1960) đã
A. làm sụp đổ hoàn toàn chế độ Ngô Đình Diệm.
B. làm suy sụp ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
C. làm thất bại hoàn toàn chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ.
D. giáng đòn nặng vào nước'Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình
Diệm.
Câu 21. Thắng lợi của phong trào ―Đồng khởi‖ (1959 - 1960) đã đánh dấu bước
ngoặt của cách mạng miền Nam, đưa cách mạng miền Nam chuyển từ
A. thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
B. tiến công chiến lược sang tổng tiến công.
C. đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. khởi nghĩa từng phần sang tổng khởi nghĩa.
Câu 22. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam được tổ
92
chức trong hoàn cảnh
A. miền Bắc đang tiến hành cải cách ruộng đất.
B. miền Bắc đạt nhiều thành tựu; thắng lợi của cuộc ―Đồng khởi‖ ở miền
Nam.
C. cách mạng miền Nam đang gặp nhiều khó khăn do Mĩ - Diệm gây ra.
D. miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, làm nghĩa vụ hậu phương lớn.
Câu 23. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam họp
tại
A. Ma Cao (Trung Quốc). B. Thượng Hải (Trung Quốc),
C. Hà Nội (Việt Nam). D. Tuyên Quang (Việt Nam).
Câu 24. Đối với nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định
A. đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. hoàn thành cách mạng ruộng đất.
C. khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
D. đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 25. Đối với nhiệm vụ của cách mạng miền Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định
A. đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. hoàn thành cách mạng ruộng đất.
C. khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
D. đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 26. Đối với nhiệm vụ của cách mạng cả nước, Đại hội biểu đại toàn quốc lần thứ
ba của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định
A. cả nước tiến hành cảị cách ruọng đất, khôi phục kinh tế.
B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hoà binh thống nhất
đất nước.
C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
D. tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc Mĩ và tay sai.
Câu 27. Đối với sự phát triển của cả nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của
Đảng Lao động Việt Nam xác định vai trò của cách mạng XHCN ở miền Bắc là
A. thường xuyên nhất. B. trực tiếp nhất,
C. quyết định nhất. D. quan trọng nhất.
Câu 28. Đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
ba của Đảng Lao động Việt Nam xác định vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ờ miền Nam là
93
A. thường xuyên nhất. B. trực tiếp nhất,
c. chủ yếu nhất. D. quyết định trực tiếp.
Câu 29. Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ
miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba
của Đảng Lao động Việt Nam xác định mối quan hệ giữa cách mạng hai miền là
A. quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau.
B. mỗi miền phải tự thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
C. đặt nhiệm vụ chống Mĩ và tay sai, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải đặt lên hàng đầu.
Câu 30. Nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng đã thông qua
A. kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) cải tạo quan hệ sản xuất.
B. kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).
C. kế hoạch Nhà nước năm 1960.
D. kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Câu 31. Bước chuyển của miền Bắc khi bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5
năm (1961 -1965)là
A. lấy xây dựng kinh tế - văn hoá làm trọng tâm.
B. lấy xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật làm trọng tâm.
C. lấy xây dựng CNXH làm ứọng tâm.
D. lấy xây dựng kinh tế - xã hội làm trọng tâm.
Câu 32. Ngành được ưu tiên đầu tư nhiều nhất trong kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961
- 1965) là
A. nông nghiệp. B. thương nghiệp,
C. giao thông vận tải. D. công nghiệp.
Câu 33. Cho thông tin: "Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước
dài chưa từng thay trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới
Đánh giá này được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại
A. Hội nghị Chính trị đặc biệt. B. Hội nghị lần thứ 10 của Đảng,
C. Hội nghị lần thứ 15 của Đảng. D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba.
Câu 34. Đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ ở miền Nam Việt
Nam khi
A. chính quyền Sài Gòn khủng bố, mở chiến dịch ―tố cộng, diệt cộng‖.
B. hình thức thống trị chỉ dựa vào chính quyền và quận đội tay sai thất bại.
C. hình thức thống trị dựa vào chính quyền và quân đội tay sai đang ổn
định.
D. mâu thuẫn giữa chính quyền Mĩ và quân đội Sài Gòn đang dâng cao.
Câu 35. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong thực hiện chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ là
A. ―Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương‖.
B. dùng quân đội Mĩ tham chiến trên chiến trường.
C. ―Dùng người Việt đánh người Việt‖.
94
D. dùng quân đồng minh Mĩ tham chiến trên chiến trường.
Câu 36. Trong chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ của Mĩ, lực lượng tham chiến chủ
yếu trên chiến trường là
A. quân đội Mĩ. B. quân đồng minh của Mĩ.
C. liên quân Đông Dương. D. Quân đội Sài Gòn.
Câu 37. Trong chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖, quân Mĩ có vai trò
A: là cố vấn chỉ huy. B. trực tiếp tham chiến,
C. là lực lượng dự bị. D. giữ vai trò chủ yếu.
Câu 38. Biện pháp Mĩ và tay sai sử dụng trong ―Chiến tranh đặc biệt‖ là
A. chính sách ―bình định‖. B. dồn dân lập ―ấp chiến lược‖.
C. mở cuộc hành quân ―tìm diệt‖. D. chiến tranh tổng lực.
Câu 39. Chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ được Mĩ được thực hiện chủ yếu ở
A. miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. miền Nam, miền Bắc, Lào và Campuchia.
C. miền Nam, miền Bắc, Lào và Campuchia.
D. miền Nam, chỉ phá hoại miền Bắc bằng biệt kích, gián điệp.
Câu 40. Trong ehiến lược―Chiến tranh đặc biệt‖, Mĩ coi ―ấp chiến lược‖ là
A. ―xương sống‖ của chiến lược. B. công cụ của chiến lược.
C. hậu cứ của chiến lược. D. căn cứ địa của chiến lược.
Câu 41. Trong chiến lược―Chiến tranh đặc biệt‖, Mĩ coi quân đội Sài Gòn và vùng đô
thị là
A. công cụ và hậu phương. B.công cụ và hậu cứ.
C. hậu cứ và xương sống. D. xương sống và công cụ.
Câu 42. Trong chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖, Mĩ sử dụng những chiến thuật mới

A. ―càn quét‖ và ―bình định‖. B. giành dân, cướp đất.
C. ―trưc thăng vân‖, ―thiết xa vận‖. D. chinh phục từng gói nhỏ.
Câu 43. Để triển khai chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖, trong khoảng thời gian
1961-1963 Mĩ thực hiện kế hoạch
A. Rơve - Mác Namara. B. Mácsan - Đờ Lat đơ Tátxinhi.
C. Giônxom - Mác Namara. D. Xtalây - Taylo.
Câu 44. Để triển khai chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ trong khoảng thời gian 1963
- 1965, Mĩ thực hiện kế hoạch
A. Xtalây - Tay lo. B. Rơve - Mác Namara.
C. Mácsan - Đờ Lat đơ Tátxinhi. D. Giônxơn - Mác Namara.
Câu 43. Chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ và chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ đều
giống nhau chỗ
A. là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ của Mĩ.
B.là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mói của Mĩ.
C. là hình thức xâm lược thực dân kiểu cũ của Mĩ và các nước lớn.
D. là hình thức xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ và các nước chư hầu.
95
Câu 46i Ấm mưu của Mĩ trong chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ và chiến lược
―Chiến tranh cục bộ‖ có điểm giống nhau cơ bản là
A. xâm lược Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự.
B. xâm lược Đông Dương, biến Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới.
C. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự.
D. chia cắt Đông Dương, biến Việt Nam và Lào thành thuộc địa kiểu mới.

96
Câu 47. yề biện pháp thực hiện, chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ và chiến lược
―Chiến ttaob-cực bộ‖ đều giống nhau ở chỗ
A. sử dụng viện trợ kinh tế, quân sự của quân đồng minh.
B. kêu gọi sự hỗ trợ của các nước đồng minh và thực hiện chính sách bình định.
C. sử dụng viện ứợ của phương Tây, thực hiện chính sách ―bình định‖.
D. sử dụng kinh tế, quân sự của Mĩ, thực hiện chính sách ―bình định‖.
Câu 48. Nội dung cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược ―Chiến
tranh đặc biệt‖ trên lĩnh vực chống phá ―ấp'chiến lược‖ là
A. phá ―ấp chiến lược‖ đi đôi yới đấu tranh vũ trang.
B. phá ―ấp chiến lược‖ đi đôi với xây dựng làng chiến đấu.
C. phá ―ấp chiến lược‖ đi đôi với đấu tranh đỏi ruộng đất.
D. phá ―ấp chiến lược‖ đi đôi với cách mạng ruộng đất.
Câu 49. Trong cuộc đấu tranh chống ―Chiến tranh đặc biệt‖ của Mĩ, quân dân miền
Nam tiến công địch bằng cả ba mũi giáp công là
A. chính trị, quân sự và ngoại giao. B. chính trị, văn hoá, quân sự.
C. quân sự, kinh tế, ngoại giao D. chính trị, quân sự và binh vận.
Câu 50. Quân dân miền Nam chống ―Chiến tranh đặc biệt‖ trên cả ba vùng chiến lược

A. rừng núi, riông thôn đồng bằng và đô thị.
B. đô thị, nông thôn, miền núi và đồng bằng.
C. nông thôn đồng bằng, đô thị và đồn điền.
D. nhà máy, đồn điền, khu công nghiệp.
Câu 51. Sự kiện diễn ra ở Sài Gòn để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, gây xúc
động mạnh trong nhân dân là
A. CUỘC đấu tranh của các tín đồ Phật giáo.
B. Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.
C. cuộc đấu tranh của ―đội quân tóc dài‖.
D. 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình.
Câu 52. Các tầng lớp nhân dân tham gia chống ―Chiến tranh đặc biệt‖ trên mặt trận
đấu tranh chính trị ở những đô thị lớn (Sài Gòn, Huế, Đà Nang) là
A. nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị.
B. nông dân, học sinh, sinh viên.
C. tăng ni, Phật tử, học sinh, sinh viên.
D. công nhân, trí thức, sinh viên, học sinh.
Câu 53. Thắng lợi của phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị và phong trào chống,
97
phá ―ấp chiến Ịựợc‖ ở nông thôn miền Nam trong cuộc đấu tranh chống ―Chiến tranh
đặc biệt‖ đã
A. làm tăng thêm mâu thuẫn giữa chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mĩ.
B. làm phá sản chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ cùa đế quốc Mĩ.
C. thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. làm cho chính quyền Sài Gòn khủng hoảng triền miên.

98
Câu 54. Thắng lọi có ý nghĩa chiến lược của quân dân miền Nam trong chiến đấu
chống ―Chiến tranh đặc biệt‖, đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang
cách mạng miền Nam là
A. chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).
C. Chiến thắng An Lão. (Bình Đinh). D. chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hoà).
Câu 55. (Chiến thắng ―Ấp Bắc‖ (Mĩ Tho) (1/1963) có ý nghĩa to lớn như thế
nào?
A. Đánh bại hoàn toàn chiến ―thuật trực thăng vận‖, ―thiết xa vận‖.
B. Chứng tỏ khả năng đánh bại ―Chiến tranh đặc biệt‖.
C. Chuyển cách mạng miền Nam từ'thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Cho thấy sự lúng túng của chính quyền Sài Gòn.
Cân 56. Sự kiện đánh dấu chiến lược ―Chiến tranh đặc biệt‖ cùa Mĩ bị thất bại hoàn
toàn là
A. chiến thắng ―Ắp Bắc‖ (Mĩ Tho).
B. cuộc đấu tranh của ―đội quân tóc dài‖.
C. chiến dịch tiến công đông - xuân 1964 - 1965.
D. 70 vạn quần chủng Sài Gòn biểu tình.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 20
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 15 C 29 A 43 D
2 B 16 D 30 B 44 D
3 C 17 A 31 C 45 B
4 D 18 B 32 D 46 C
5 A 19 C 33 A 47 D
6 B 20 D 34 B 48 B
7 C 21 A 35 C 49 D
8 D 22 B 36 D 50 A
99
9 A 23 C 37 A 51 B
10 B 24 D 38 B 52 C
11 C 25 A 39 D 53 C
12 D 26 B 40 A 54 A
13 B 27 C 41 B 55 B
14 A 28 D 42 C 56 C
Chủ đề 21
NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ
XÂM LƯỢC, NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT
(1965 - 1973)
Câu 1. Chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ là bộ phận trong chiến lược toàn cầu nảo của
Mĩ?
A. Chiến lược ―Phản ứng linh hoạt‖ của Kennơđi.
B. Chiến lược ―Ngăn chặn‖ của Truman.
C. Chiến lược ―Trả đũa ồ ạt‖ của Aixenhao.
D. Chiến lược ―Ngăn đe thực tế‖ của Níchxơn.
Câu 2. Chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ được thực hiện dưới thời Tổng thống nào của
Mĩ?
A. Tổng thống Kennơđi. B. Tổng thống Giônxơn.
C. Tổng thống Truman. D. Tổng thống Aixenhao.
Câu 3. Trong chiến lược ―Chiến tranh cục bô‖, quân đồng minh của Mĩ tham gia ở
miền tàam-Ỷiệt Nam gồm
A. Hàn Quốc, Thái Lan, Anh, Pháp, Niu Dilân.
B. Philíppin, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Anh, Pháp.
C. Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin, Ôxtrâylia, Niu Dilân.
D. Anh, Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin, Ôxtrâylia.
Câu 4. Trong chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖, Mĩ sử dụng những lực lượng tham
chiến trên chiến trường miền Nam là
A. quân đội Sài Gòn.và quân Đồng minh.
B. quân đội Sài Gòn là duy nhất.
C. Mĩ và đồng minh là duy nhất.
D. Mĩ, đồng minh và quân đội Sài Gòn.
Câu 5. Mặc dù trong chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖, Mĩ sử dụng nhiều lực lượng
tham , chiến, nhưng trên chiến trường miền Nam quân Mĩ có vai trò là
A. lực lượng chủ yếu. B. lực lượng phối hợp chiến đấu.
C. lực lượng chiến đấu duy nhất. D.Cố vấn chỉ huy. 100
Câu 6. Khi thực hiện chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖, Mĩ đưa quân Mĩ và đồng minh
Việt Nam nhằm
A. thay quân đội Sài Gòn tham chiến trên chiến trường.
B. tạo ưu thế về binh lực, hoả lực áp đảo quân chủ lực của ta.
C. ngăn chặn chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á.
D. Chuẩn bị những hoạt động phá hoại miền Bắc.
Câu 7. Biện pháp tiến hành chủ yếu của Mĩ trong ―Chiến tranh cục bộ‖ là
A. thực hiện âm mưu ―dùng người Việt, đánh người Việt.‖
B. phá hoại tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. mở các cuộc hành quân ―tìm diệt‖ và ―bình định‖ tàn khốc.
D. hoà hoãn với hai nước XHCN lớn nhằm chống lại phong trào đấu tranh của các
dân tộc.
Câu 8. Địa bàn thực hiện chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ của Mĩ là
A. miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc và Campuchia.
B. miền Nam, mở rộng chiến tranh phậ hoại miền Bắc và Lào.
C. miền Nam, phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và gián điệp.
D. miền Nam và mở rộng phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.
Câu 9. Bản chất không thay đổi trong các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở
Đông Dương là
A. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
B. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ.
C. loại hình chiến tranh lạnh, luôn căng thẳng đối đầu.
D. loại hình chiến tranh bằng nội chiến giữa các phe phái.
Câu 10. Tính chất ác liệt của chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ so với chiến lược
―Chiến tranh đặc biệt‖ của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. sử dụng hầu hết các loại vũ khí và chiến thuật hiện đại.
B. liên tiếp mở hàng loạt các cuộc hành quân ―tìm diệt‖ và ―bình định‖ tàn khốc.
C. sử dụng quân đội Mĩ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến.
D. hoà hoãn với các nước lớn XHCN để chống lại nhân dân Việt Nam.
Câu 11. Điểm chung trong các chiến lược qụân sự kiểu mói của Mĩ ở miền Nam Việt
Nam (1954 - 1975) là
A. thực hiện âm mưu ―dùng người Việt, đánh người Việt.‖
B. đưa quân Mĩ và quân đồng minh thay thế quân đội Sài Gòn.
C. dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.
D. sử dụng chính quyền Sài Gòn để áp bức chính trị, bóc lột kinh tế.
Câu 12. Những trận thắng mở đầu trong cuộc đấu tranh chống chiến lược ―Chiến
tranh cục bộ‖ của quân dân miền Nam Việt Nam là
A. trận Ấp Bắc (Mĩ Tho), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. trận An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi).
C. trận Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Núi Thành (Quảng Nam).
D. trận Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Câu 13. Trận thắng mở đầu cao trào ―Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt‖ được dấy
lên trên khắp miền Nam là ưận
A. Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
C. Hoà Vang (Quảng Nam). D. Chu Lai (Quảng Nam).
Câu14. .Cuộc hành quân ―tìm diệt‖ và ―bình định‖ lớn nhất trong mùa khô thứ hai
(đông xuân 1966 - 1967) của địch là
A. cuộc hành quân ―Ánh sáng sao‖. B. cuộc hành quân Áttơnborơ.
C. cuộc hành quân Gianxơn Xiti. D. cuộc hành quân Xêđaphôn.
Câu 15. Mĩ và đồng minh mở cuộc phản công chiến lược lớn nhất trong mùa khô thứ
hai (đông - xuấn 1966 - 1967) nhằm vào hướng'chiến lược chính là
A. căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh). B. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
101
C. Đông Nam Bộ và Liên khu V. D. Liên khu V và Tây Nam Bộ.
Câu 16. Điểm chung về mục tiêu các cuộc hành quân trong hai mùa khô (1965 - 1966
và 1966- 1967) của Mĩ là
A. tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.
B. tiêu diệt chủ lực Quân giải phóng.
C. lấy lại thế chủ động ở vùng ven biển.
D. giành thắng lợi quân sự gây áp đảo trên bàn đàm phán.
Câu 17. Ý nghĩa chiến lược của trận thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18/8/1965

A. làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
B. đánh dấu sự thất bại của chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖.
C. chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖.
D. tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Câu 18. Điểm mới trong phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược ―Chiến tranh
cục bộ 1965 - 1968) so vói phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược ―Chiến
tranh đạc biệt (1961 - 1965) là
A. sự tham gia của đông đảo tín đồ Phật giáo và ―đội quân tóc dài‖.
B. sự tham gia của đông đảo học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo.
C. kết quả các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.
D. mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
Câu 19. Một trong những sự kiện có ý nghĩa vạch trần tội ác chiến tranh của Mĩ và
cổ vũ cuộc chiến đấu chống ―Chiến tranh cục bộ‖ của nhân dân miền Nam Việt Nam

A. Toà án Quốc tế xét xử-tội ác chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam được thành lập.
B. cuộc đấu tranh của sinh viên Niu Yoóc với mục tiêu ủng hộ Việt Nam.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được các nước XHCN ủng hộ.
D. Hội nghị cấp cao Việt Nam - Lào - Campuchia họp, biểu thị quyết tâm chống
Mĩ.
Câu 20. Mặc dù có những tổn thất và hạn chế, nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân (1968) đã buộc Mĩ phải tuyên bố
A. ―Việt Nam hoá‖ chiến tranh xâm lược.
B. ―Phi Mĩ hoá‖ chiến tranh xâm lược.
C. ―Mĩ hoá‖ trở lại chiên tranh xâm lược.
D. ―Đông Dương hoá‖ chiến tranh xâm lược.
Câu 21. Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân (1968) là
A. góp phần quyết định vào thắng lợi của nhân dân miền Nam chống Mĩ.
B. đập tan âm mưu chia rẽ ba nước Việt Nam - Làò - Campuchia chống Mĩ.
C . làm lung lay ỷ chí xâm lược của Mĩ, mở ra bước ngoặt cho kháng chiến.
D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta giải phóng hoàíi toàn miền Nam.
Câu 22. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), sau sự kiện
102
nào Mĩ phải đến bàn đàm phán Pari để bàn về chấm dứt chiến ưanh ở Việt Nam?
A. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
B. Sau cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất.
C. Sau Hội nghị cấp cao Việt Nam - Lào - Campuchia năm 1970.
D. Sau cuộc Tiến công chiến lược xuân - hè năm 1972 trên toàn miền Nam.
Câu 23. Từ năm 1965 đến năm 1968, để phá tiềm lực kinh tế và công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội đồng thời ngăn miền Bắc chi viện cho miền Nam, đế quốc Mĩ đã
A. phá hoại miền Bấc bằng hoạt động biệt kích và gián điệp.
B. gây ra chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân (lần thứ
nhất.
C. hoà hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại nhân dân ta.
D. tiến hành ―Việt Nam hoá‖ và ―Đông Dương hoá‖ chiến tranh xâm lược.
Câu 24. Đâu là mối quan hệ giữa chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất với
chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ ở miền Nam?
A. Là chiến lược chiến ưanh mới nằm ngoài chiến tranh xâm lược miền Nam.
B. Có quan hệ mật thiết với chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ ở miền Nam.
C. Là một bộ phận của ―Chiến tranh cục bộ‖ và phụ thuộc chiến lược đó.
D. Là một chiế;i lược chiến tranh mởi, hỗ trợ cho ―Chiến tranh cục bộ‖.
Câu 25. Để có lí do tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965 - 1968), Mĩ đã
A. vu cáo miền Bắc xâm lược miền Nam.
B. dùng không quân, hải quân phá hoại các mục tiêu quân sự, đầu mối giao
thông.
C. phong toả cảng Hải Phòng cùng cậc cửa sông, luồng lạch.
D. dựng ―sự kiện Vịnh Bắc Bộ‖, lấy cớ ―trả đũa‖ việc quân Mĩ bị tấn công ở
Plâyku.
Câu 26. Để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ, miền Bắc Việt Nam đã
A. chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, quân sự hoá tọàn dân.
B. huy động quần chúng hỗ trợ lực lượng vũ trang chiến đấu chống Mĩ.
C. kết hợp các lượng vũ trang và sự nổi dậy của nhân dân.
D. chiến đấu với tinh thần ―quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược‖.
Câu 27. Trong hoàn cảnh đế quốc Mĩ vừa tiến hành chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖
ở miền Nam vừa gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, quân dân miền Bắc phải thực
hiện nhiệm vụ
A. tập trung chiến đấu bảo vệ miền Bắc.
B. Vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại.
C. nhận chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa và chi viện cho miền Nam.
D. giữ các tuyến đường để chi viện cho miền Nam.
Câu 28. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn
A. là nơi tiếp nhận sự chi viện của các nước XHCN để gửi vào miền Nam.
B. là nơi điều hành, lãnh đạo qách mạng miền Nam.
C. là hậu phương lớn đối với cách mạng miền Nam.
103
D. là một mặt trận quân sự chính diện đối phó với đế quốc Mĩ.
Câu 29. Năm 1959, tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển được khai thông,
đã có tác dụng
A. phát triển giao thông vận tái. B. nối các vùng kinh tế trong nước,
C. tạo sự thông thương hai miền Bắc - Nam. D. nối liền hậu phương với tiền tuyến.
Câu 30. Chiến lược ―Việt Nam hoá chiến tranh‖ của Mĩ được đề ra trong hoàn cảnh
A. chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ bị thất bại.
B. chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ đang bắt đầu.
C. Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ đang ở thoi điểm quyết liệt.

104
Câu 31. Chiến lược ―Việt Nam hoá chiến tranh‖ nằm trong chiến lược quân sự toàn
cầu nào của Mĩ?
A. Chiến lược ―Phản ứng linh hoạt‖ của Kennơđi.
B. Chiến lược ―Ngăn đe thực tế‖ của Níchxơn.
C. Chiến lược ―Đối đầu trực tiếp‖ của Rigân.
D. Chiến lược ―Cam kết và mở rộng‖ của Busơ.
Câu 32. Để hỗ trợ cho chiến lược ―Việt Nam hoá chiến tranh‖, Mĩ đã mở rộng chiến
tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược chiến tranh là
A. ―Lào hoá chiến tranh‖.
B. ―Khơme hoá chiến tranh‖.
C. ―Đông Dương hoá chiến tranh‖.
D. chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ hai).
Câu 33. Khi tiến hành ―Việt Nam hoá chiến tranh‖ và ―Đông Dương hoá chiến
tranh‖, Mĩ sử dụng lực lượng tham chiến trên chiến trường là
A. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ.
B. quân đội Sài Gòn và quân đồng minh Mĩ.
C. quân đội tay sai trên toàn Đông Dương.
D. quân đội. Sài Gòn và quân Mĩ.
Câu 34. Mĩ thực hiện ―Việt Nam hoá chiến tranh‖ nhằm
A. tận dụng xương máu người Việt Nam, rút dần quân Mĩ về nước.
B. tạo điều kiện phát huy vai trò của quân đội Sài Gòn trên chiến trường.
C. từng bước thoát khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
D. tập trung toàn lực lượng quân Mĩ xâm lược Lào và Cmapuchia.
Câu 35. Từ năm 1972, Mĩ dùng thủ đoạn ngoại giao để cô lập cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam như thế nào?
A. Tăng cường sự tham gia của các nước Đông Nam Á và tổ chức SEATO.
B. Thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước xã hội chủ nghĩa lớn.
C. Phong tỏa biên giới, biển đảo, ngăn liên lạc của ta với nước ngoài.
D. Viện trợ cho Lào, Campuchia gây chia rẽ giữa ba nước Đông Dương.
Câu 36. Thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chống chiến lược ―Việt Nam hoá chiến
tranh‖ là
A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
B. Mĩ phải chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh.
C. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập.
D. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương biểu thị quyết tâm chống Mĩ.
Câu 37. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời ngày
6/6/1969 có ý nghĩa
A. cuộc kháng chiến của Việt Nam được nhân dân tiến bộ thế giới ủng hộ.
B. Mĩ đã bị thất bại trên phương diện đấu tranh ngoại giao.
C. tạo thế cân bằng về so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng.
D. là Chính phủ hợp pháp, đại diện cho nhân dân miền Nam.
105
Câu 38. Sự kiện biểu thị quyết tâm đoàn kết chiên đấu chống chiến lược ―Đông
Dương hóa chiến tranh‖ của nhân dân Việt Nam ,Lào - Campuchia là
A. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
B. sự phối hợp chống 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn xâm lược Lào.
C. cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ.
D. Việt Nam và Campuchia phối hợp chống 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
Câu 39. Từ ngày 30/4 đến ngày 30/6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân
Campuchia, đã đập tan cuộc hành quân của
A. 4,5 vận quân Mĩ và quân đội Sài Gòn xâm lược Lào.
B. 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn xâm lược Campuchia.
C. cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ.
D. cụộc tập kích đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng.
Câu 40. Vừ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân
dân Lào đã đập tan cuộc hành quân
A. xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
B. phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ.
C. ―Lam Sơn - 719‖ của qụân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D. Tập kích đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng.
Câu 41. Thắng lợi đã giáng đòn nặng vào chiến lược ―Việt Nam hoá chiến tranh‖,
buộc Mĩ phải tuyên bố ―Mĩ hoá‖ trở lại chiến tranh xâm lược là
A. trận thắng ―Điện Biên Phủ trên không‖.
B. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời.
C. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào — Campuchia.
D. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 42. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam đã
A. giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. giải phóng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
C. chọc thủng ba phòng tuyến là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đồng Nam Bộ.
D. tiêụ diệt toàn bộ địch ở Quảng Trị, mở rộng tiến công trên khắp miền Nam.
Câu 43. Đứng trước nguy cơ phá sản của chiến lược ―Việt Nam hoá chiến tranh‖, Mĩ
đã thực hiện
A. ―Mĩ hoá‖ trở lại chiến tranh xâm lược.
B. chiến lược ―Lào hoá chiến tranh‖.
C. chiến lược ―Khơme hoá chiến tranh‖.
D. chiến lược ―Đông Dương hoá chiến tranh‖.
Câu 44. Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mĩ mở cuộc tập kích đường không bằng
106
máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng nhằm
A. giành một thắng lợi quân sự, hỗ trợ cho mưu đồ chính trị. - ngoại giao mới.
B. giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
C. làm suy yếu lực lượng của ta, giúp quân đội Sài Gòn tự đứng vững.
D. giành thắng lợi quân sự quyết định, đưa miền Bắc quay về thời kì đồ đá.
Câu 45. Thắng lợi của quân dân miền Bắc, đập tan cuộc tập kích đường không bằng
máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng được coi như
A. trận Điện Biên Phủ năm 1954.
B. một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỉ XX.
C. trận ―Điện Biên Phủ trên không‖.
D. trận Oatéclô ở Pháp.
Câu 46. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954- 1975), thắng lợi có ý
nghĩa quyết định, buộc đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Pari, rút quân đội về nước là
A. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
C. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D. trận ―Điện Biên Phủ trên không‖ năm 1972.
Câu 47. Nguồn chi viện cùng với những thành quả chiến đấu và sản xuất của quân
dân miền Bắc ừong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) có ý nghĩa
A. góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam.
B. góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết hai miền Nam - Bắc.
C. là nguồn động viên về tinh thần đối với nhân dân miền Nam.
D. Ịặm suy yếu kẻ thù dân tộc, tạo thời cơ cho cuộc kháng chiến ở miền Nam.
Câu 48. Trrong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), thắng lợi đánh
dấu nhârudấn Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ ―đánh cho Mĩ củt‖ là
A. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
C. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D. Trận ―Điện Biên Phủ trên không‖ năm 1972.
Câu 49. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định Pari
(22/l/1973)là
A. quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
B. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam,
Lào, Campuchia.
C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của miền Nam Việt Nam.
Câu 50. Với việc Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt
Nam được kí kết, nhân dân ta đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ
A. thống nhất đất nước. B. giải phóng dân tộc.
C. ―đánh cho nguỵ nhào‖. D. ―đánh cho Mĩ cút‖.
Câu 51. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí
kết tác động đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam như thế nào?
A. Tạo thời cơ thuận lợi để ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B.Gây rối loạn trong hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho ta.

107
C. Mĩ bị suy giảm thế lực trên trường quốc tế nên không dám tham chiến.
D. Mĩ càng hung hăng, hiếu chiến, gây khó khăn cho cách mạng miền Nam.

ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 21
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 14 C 27 B 40 C
2 B 15 A 28 C 41 D
3 C 16 B 29 D 42 C
4 D 17 C 30 A 43 A
5 A 18 D 31 B 44 B
6 B 19 A 32 C 45 C
7 C 20 B 33 D 46 D
8 D 21 C 34 A 47 A
9 A 22 A 35 B 48 B
10 B 23 B 36 C 49 C
11 C 24 C 37 D 50 D
12 D 25 D 38 A 51 A
13 A 26 A 39 B

Chủ để 22
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TỂ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI
PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 -1975)
Câu 1. Sau Hiệp định Pari, nhân dân miền Nam vẫn phải
108 đấu tranh chống địch ―bình
định - lấn chiếm‖ là do
A. Mĩ và chính quyền Sài Gòn âm mưu phá hoại Hiệp định Pari.
B. chính quyền Sài Gòn âm mưu chuẩn bị tiến công miền Bắc.
C. chính quyền Sài Gòn âm mưu chuẩn bị chiếm lại các vùng bị mất.
D. Mĩ âm mưu biến miền Natti thành quốc gia tự trị.
Câu 2. Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari bởi vì
A. so sánh lực lượng có lợi cho quân.đội Sài Gòn.
B. được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ.
C. được nhân dân miền Nam ủng hộ.
D. quân dân ta chưa có chủ trương dùng bạo lực.
Câu 3. Những hành động của chính quyền Sài Gòn như tiến hành chiến dịch ―tràn
ngập lãnh thổ‖, mở những cuộc hành quân ―bình định - lấn chiếm‖ vào vùng giải
phóng của ta cho thấy
A. sức mạnh áp đảo của chính quyền Sài Gòn.
B. Mĩ và quân đội Sài Gòn thực hiện Hiệp định Pari (1973).
C. Mĩ vẫn đang theo đuổi chiến lược ―Việt Nam hoá chiến tranh‖.
D. so sánh lực lượng đang có lợi cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 4. Văn kiện của Trung ương Đảng,, vạch ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam
sau Hiệp định Pari là
A. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973).
B. Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam (7/1974).
C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (10/1974).
D. Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị (cụối năm 1974 đến
đầu năm 1975).
Câu 5. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) nhận định kẻ
thù của cách mạng miền Nam là
A. quân Mĩ và quân đồng minh.
B. quân đội và chính quyền Sài Gòn.
C. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
D. chính quyền Sài Gòn và bọn phản động lưu vong.
Câu 6. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) xác định
nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là
A. đồi Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Pari.
B. thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. xây dựng và củng cố vùng giải phóng.
D. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 7. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 21 (7/1973) nhấn mạnh con đường của
cách mạng miền Nam là
A. cách mạng bạo lực, tiến công ừên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
B. đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao nhằm tố cáo địch vi phạm Hiệp định Pari.
109
C. kết hợp đấu tranh vũ trang và chính trị đòi thi hành Hiệp định Pari.
D. phát triển lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị và căn cứ địa cách mạng.
Câu 8. Từ cuối năm 1974 đến đầu năm 1975, ta mờ đợt hoạt động quân sự ở
A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
D. đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ.
Câu 9. Trận thắng cho thấy sự suy yếụ của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp
rất hạn chế của Mĩ là
A. chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (24/3/1975).
B. chiến dịch giải phóng thành phố Huế (26/3/1975).
C. chiến thắng Đường 14 - Phước Long (6/1/1975).
D. chiến dịch giải phóng Sài Gỏn (30/4/1975).
Câu 10. Hội nghị Bộ Chính trị (10/1974) đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong
thời gian
A. hai năm (1974 -,1975). B. trước mùa mưa năm 1975.
C. trước mùa mưa năm 1976. D. hai năm (1975 - 1976).
Câu 11. Tuy đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong thời gian 2 năm (1975 —
1976), nhưng Bộ Chính trị nhấn mạnh.
A. ―cả năm 1975 là năm thời cơ‖ và chỉ rõ ―nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm
1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ưong năm 1975‖.
B. thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi, trước tiên là mở các chiến
dịch giải phóng Huế và Đà Nằng.
C. ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, phải kịp thời kế hoạch giải
phóng giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam.
D. ―phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng
miền Nam trước mùa mưa‖.
Câu 12. Thời cơ thụận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam là
A. kẻ thù chính là đế quốc Mĩ đã bị đánh bại hoàn toàn.
B. việc Mĩ rút quân làm cho quân độị Sài Gòn suy yếu nghiêm trọng.
C. phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới phát triển mạnh.
D. phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ dâng cao.
Câu 13. Tại hội nghị tháng 10/1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn
hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 lậ
A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nạm Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Nam Trung Bộ.
Câu 14. Chính quyền và quân đội Sài Gòn ít chú ý phòng thủ Tây Nguyên là do
A. chúng cho rằng Tây Nguyên không phải là vùng chiến lược quan trọng.
B. chúng cho rằng Tây Nguyên nhiềụ núi rừng không phát huy được hoả lực.
C. Tây Nguyên xa trung tâm, nên không cần phòng thủ chặt.
D. nhận định sai hướng tiến công của ta, nên ít chú trọng phòng thủ.
110
Câu 15. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi có ý nghĩa
A. chuyển cuộc tiến công chiến lược thành tổng tiến công phiến lược trên toàn miền
Nam.
B. đánh dấu quá trinh sụp đổ hoàn toàn của quân đội và chính quyền Sài Gòn.
C. làm cho hệ thống phòng thủ của địch rung chuyển, tạo điều kịện để ta tiến công.
D. làm cho quân địch mất tinh thần, tạo thời cơ thuận lợi cho ta tiến lên.
Câu 16. Nhân dân ven biển và các đảo miền Trung được giải phóng vào
A. đầu tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 1975.
B. cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 1975.
C. giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 1975.
D. đầu tháng 4 đến cuối tháng 4 năm 1975.
Câu 17. Chiến thắng Huế - Đà Nằng có ý nghĩa
A. khiến chính quyền Sài Gòn hoang mang tuyệt vọng, không đủ sức gây chiến
tranh.
B. đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân ta tiến lên với sức manh áp
đảo.
C. chuyển cuộc đấu tranh từ tiến công thành tổng tiến công chiến lược trên
toàn miền Nam.
D. báo hiệu sự thất bại hoàn toàn chính sách thực dân mới của Mĩ.
Câu 18. Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định lấy tên Chiến dịch Hồ Chí Minh
làm chiến dịch giải phóng
A. Biên Hoà. B. Phan Rang. C. Sài Gòn - Gia Định. D. Xuân Lộc.
Câu 19. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) diễn ra ờ địa bàn
A. nông thôn, đồng bằng. B. rừng núi.
C. đô thị lớn. D. trung du.
Câu 20. Phương châm tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh là
A. đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. B. đánh nhanh, thắng nhanh.
C. đánh bất ngờ, bí mật. D. thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng.
Câu 21. Phương pháp và hình thức tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh là
A. kết hợp tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.
B. tiến công của lực lượng quân sự vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh chính trị ở thành thị với nổi dậy ở nông thôn.
D. kết hợp đấu tranh chính trị ở thành thị với đấu tranh ngoại giao.
Câu 22. Mục tiêu của chiến dịch Hồ Chí Minh là
A. nhằm vào mục tiêu quân sự.
B. nhằm vào cơ quan đầu não của kẻ thù. ị
C. nhằm vào mục tiêu chính trị.
D. nhằm vào ncri địch bố phòng sơ hở.
Câu 23. Trướp khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, ta tấn công căn
cứ bảo vệ Sài Gòn ở phía Đông là
A. Xuân Lộc và Phan Rang. B. Xuân Lộc và Biên Hoà.
111
C. Phan Rang và Phan Thiết.D. Ninh Thuận và Biên Hoà.
Câu 24. Giờ phút lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu chiến
dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là
A. 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975. B. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975.
C. 10 giờ 45 phút ngày 2/5/1975. D. 11 giờ 30 phút ngày 2/5/1975.
Câu 25. Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Huế.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh. D. Chiến dịch Đà Nằng.
Câu 26. Tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng vào ngày 2/5/1975 là
A. Vĩnh Long. B. An Giang. C. Hà Tiên. D. Châu Đốc.
Câu 27. Cho các dữ liệu sau:
1. Có sự lãnh đạo của Đảng, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng
đắn, phương pháp đấu tranh linh hoạt, sáng tạo.
2. Nhân dân giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu
dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc,
thống nhất đất nước.
3. Có hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở
hai miền.
4. Có sự đoàn kết giúp đơ lẫn nhau của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình,
ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, cáe nước xã hội chủ nghĩa, các lực
lượng dân tộc, dân chủ vá hoà bình ừên thế giới, kể cả nhân dân Mĩ.
Hãy xác định các nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
A. 1, 2, 3. B. 4, 1, 2. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 28. Sự kiện kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nựớc, 30 năm chiến
tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
C. chiến thắrng ―Điện Biên Phủ trên không‖.
D. Hiệp định Pari về kết thúc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
Câu 29. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 mở ra kỉ nguyên
mới của lịch sử dân tộc là
A. kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
B. kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã
hội.
C. kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã
hội.
D. kỉ nguyên giải phóng dân, tộc, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
ĐÁP ẤN CHỦ ĐỂ 22
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 9 C 17 B 25112 C
2 B 10 D 18 C 26 D
3 C 11 A 19 C 27 A
4 A 12 B 20 D 28 B
5 C 13 G 21 A 29 C
6 D 14 D 22 B
7 A 15 A 23 A
8 B 16 B 24 B
Chủ đề 23
VIỆT NAM SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỔNG MĨ
CỨU NƯỚC (1975-2000)
Câu 1. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mĩ, cửu nước (1975) là
A. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. khắc phục hậu quả chiến tranh.
C. thực hiện mờ rộng quan hệ quốc tế.
D. tiến hành cải cách - mở cửa.
Câu 2. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam phải thực hiện ngay nhiệm vụ
thống nhất đẩt nước về mặt nhà nước là do
A. Mĩ vẫn có ý đồ quay lại thống trị miền Nam bằng hình thức thực dân mới.
B. mỗi miền có hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, gây cản trở sự phát triển
chung.
C. xu thế thống nhất đất nước đang diễn ra ờ nhiều khu vực.
D. phải tiếp tục xây dựng nhà nước của nhân dân Việt Nam.
Câu 3. Sự khác biệt về hình thức tổ chức nhà nước ở miền Nam Việt Nam sau Đại
thắng mùa Xuân năm 1975 so với miền Bắc là
A. miền Nam không có Quốc hội, không có Chính phủ cách mạng.
B. miền Nam còn hai chính phủ là chính phủ cách mạng và phản cách mạng.
C. miền Nam không có Quốc hội, chỉ có Chính phủ cách mạng lâm thời.
D. miền Nam có Quốc hội riêng, Chính phủ riêng.
Câu 4. Một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung, phù hợp
với thực tế lịch sử: ―Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một‖. Đó là
A. nguyện vọng của nhân dân miền Bắc và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. thực tế chưa bao giờ bị chia cắt.
C. nguyện vọng của nhân dân miền Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. nguyện vọng của nhân dân hai miền Bắc, Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 5. Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất
đất nước giữa đại biểu hai miền Nam, Bắc họp tại Sài Gòn đã
A. nhất trí về chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. thông qua chính sách đối nội và đối ngóại của nhà nước thống nhất.
Câu 6. Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đề ra đầu
tiên tại
A. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước giữa đoàn đại biểu hai
miền Nam, Băc.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24.
C. kì họp thứ nhât, Quôc hội khoá VI.
D. Đại hội thống nhất các hình thức mặt trận thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 7. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tién hành
trong cả nước với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội
A. khoá IV. B. khoá V. C. Khoá VI. D. Khoá VII.
Câu 8. Tại ki họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI (24/6 - 3/7/1976), tên nước được đặt là
A. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
B. Cộng hoà Dân chủ Việt Nam.
C. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Việt Nam.
D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 9. Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI (24/6 - 3/7/1976), thành phố Sài Gòn -
Gia Định được đổi tên là
A. Sài Gòn. B. Sài Gòn — Chợ Lớn.
C. Chợ Lớn. D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 10. Ngày 18/12/1980, văn bản pháp lí quan írọng được thông qua là
A. Cương lĩnh chính trị. B. Luận cương chính trị.
C. Hiến pháp mới lần thứ ba. D. Báo cáo chính trị.
Câu 11. Thuận lợi lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau kháng chiến chống Mĩ, cứu
nước (1954 - 1975) là
A. đất nước độc lập thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống Mĩ, cứu nước.
C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 12. Khó khăn lớn nỊiất của cách mạng Việt Nam sau kháng chiến chống Mĩ, cứu
nước (1954-1975) là
A. hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã tàn phá nặng nề miền Bắc.
B. ở hai miền vẫn tồn tại hai hình thức chính quyền nhà nước khác nhau.
C. những tàn dư của chế độ thực dân mới còn rất lớn, nhất là ở miền Nam.
D. sự chống phá của các thế lực thù địch cùng những khó khăn của CNXH.
Câu 13. Chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam thống nhất được
thông qua tại
A. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (15 - 21/11/1975).
B. Đại hội đại biểu thống nhẫt Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (31/1 - 4/2/1977).
C. kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI (24/6 - 3/7/1976).
D. Quốc hội khoá VI họp ngày 18/12/1980.
Câu 14. Ngày 31/1/1977, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân
tộc giải phóng miền, Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và
hoà bình Việt Nam đã thống nhất thành
A. Mặt ữận Dân chủ Việt Nam. B. Liên minh các lực lượng dân tộc.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng Việt Nam. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 15. Bản Hiến pháp đầu tiên của thời kì cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã Hội là
A. bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 1946.
B. bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 1959.
C. bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 1980.
D. bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 1992.
Câu 16. Đối với việc bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà
nướ có ý nghĩa
A. là điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
B. là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.
C. thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí thống nhất Tổ quốc.
D. thể hiện quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và đi lè
CNXH.
Câu 17. Bối cảnh của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là
A. Việt Nam đạt được những kết quả nhất định trên phương diện kinh tế.
B. đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.
C. kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một cơ cấu hợp lí.
D. Nhà nước bảo hộ quyền bình đẳng của các thành phần kinh tế.
Câu 18. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
A. Chủ nghĩa tư bản đang lâm vào khủng hoảng năng lượng.
B. Cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt, một trật tự thế giới mới đang được xác lập.
C. Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng trầm trọng, quan hệ giữa các hước thay đổi.
D. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đang mở rộng phạm vi sang Đông Âu.
Câu 19. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ
A. Đại hội VI (12/1986). B. Đại hội VII (6/1991).
C. Đại hội VIII (6/1996). D. Đại hội IX (4/2001).
Câu 20. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là
A. thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
B. thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội có hiệu quả.
C. đổi mới đất nước theo xu thế của thời đại.
D. tăng cường hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 21. Đổi mới đất nước toàn diện và đồng bộ có nghĩa là
A. đổi mới từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá.
B. đổi mới tư tường, chính trị, văn hoậ trữớc, đổi mới kinh tế sau.
C. lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, sau đó mới đổi mới chính trị, văn hoá.
D. đổi mới cơ cấu thành phần kinh tế, đồng thời thực hiện cơ chế thị trường.
Câu 22. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam nhằm mục tiêu
A. phục hồi và phát triển kinh tế hàng hoá.
B. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
C. tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế.
D. dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 23. Nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 - 1990) là
115
A. thực hiện Ba chuơng trình kinh tế.
B. hoàn thành công nghiệp hoá XHCN.
C. thực hiện hiện đại hoá XHCN.
D. xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 24. Ba chương trình kinh tế được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) là
A. máy móc công nghiệp, hàng tiêu dùng vậ hàng xuất khẩu.
B. lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
C. công nghệ, lương thực - thực phẩm và hàng xuất khẩu.
D. hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và năng lượng mới.
Câu 25. Xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa là
A. tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, chịu sự chi phối bởi bản chất và những
nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
B. nền kinh tế có cơ cấu hợp lí, chịu sự chi phối bởi bản chất và những nguyên tắc
của chủ nghĩa xã hội.
C. nền kinh tế có cơ cấu hợp lí, phát triển theo quy luật của kinh tế thị trường, chịu
sự chi phối bởi bản chất và những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
D. đan xen cơ cấu thành phần kinh tế tư bản và hợp tác xã, chịu sự chi phối bởi bản
chất và những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
Câu 26. Để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nhà nước khuyến khích
A. phát triển thành phần quốc doanh.
B. phát triển thành phần tập thể.
C. phát triển thành phần tư bản nhà nước.
D. mọi thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh.
Câu 27. Trong nội dung đổi mới ở Việt Nam, cơ chế quản lí kinh tế cần xoá bỏ

A. tập trung, quan liêu, bao cấp. B. khuyến khích lợi ích vật chất
C. cơ chế thị trường. D. khuyến khích hoạt động đối ngoại.
Câu 28. Cơ chế quản lí kinh tế mói được hình thành trong quá trình đổi mới ở Việt
Nam là
A. tập trung, quan liêu, bao cấp.
B. cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
C. mệnh lệnh hành chính.
116
D. tăng cường các thủ tục hành chính.
Câu 29. Nguyên tắc phân phối chủ yếu để khuyến khích người lao động sản xuất hiệu
quả là
A. phân phối theo nhu cầu, không căn cử vào hiệu quà kinh tế.
B. phân phối theo thời gian phân công lao động.
C. phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh te.
D. phân phối trung bình theo lao động.
Câu 30. Để thu hút công nghệ, nguồn vốn và thị trường, Đảng và Nhà nước thực hiện
chính sách
A. thực hiện mở cửa và hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
B. tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước XHCN.
C. tăng cường quan hệ kỉnh tế đối ngoại với các nước TBCN.
D. tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước châu Á.
Câu 31. Thực hiện đổi mới về kinh tế có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với dân tộc?
A. Đáp ứng yêu cầu cấp bách ở Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại.
B. Khơi đậy, động viên toàn thể dân tộc Việt Nam phát huy ý chí tự lực.
C. Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập quốc tế.
D. Có tác động đển công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 32. Thực hiện đổi mới về chính trị có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với dân tộc?
A. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Đảng.
B. Làm cho vai trò trụ cột của Nhà nước được nâng cao, trở thành công cụ để thực
hiện quyền lực của nhân dân.
C. Đảng phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
D. Tăng cường sức chiến đấu của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Câu 33. Thành tựu về lương thực - thực phẩm qua việc thực hiện Ba chương trình
kinh tế từ năm 1986 đến năm 1990 là
A. từ .chỗ thiếu ăn đến đáp ứng nhu cầu ừong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
B. năng suất cao, Nhà nước có dự trữ lương thực.
C. năng suất cao, nhu cầu trong nước được đáp ứng.
D. có dự trữ và trở thành nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Câu 34. Thành tựu về hàng tiêu dùng qua việc thực hiện Ba chương trình kinh tế từ
năm 1986 đến năm 1990 là
A. hàng hoá dồi dào, có sự kết hợp với hàng nước ngoài.
B. hàng nội địa tăng, việc giao lưu với bên ngoài có điều kiện phát triển.
C. hàng hoậ dồi dào, đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao.
D. hàng sản xuất trong nước đã hoàn toàn thay thế hàng nhập khẩu.
Câu 35. Thành tựu về kinh tế đối ngoại qua việc thực hiện Ba chương trinh kinh tế từ
năm 1986 đến năm 1990 là
A. tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế.
B. có điều kiện mở rộng buôn bán với thế giới.
117
C. thu hút công nghệ, máy móc với giá rẻ.
D. mở rộng, từng bước tiến tới cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.
Câu 36. Những khó khăn - yếu kém về mặt kinh tế trong quá trinh đổi mới là
A. phát triển chưa bền vững, hiệu quả và sức canh tranh thấp.
B. chủ động hội nhập quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế: ASEAN, WTO,...
C. tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn.
D. sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, thành thị và nông thôn gia tăng,...
Câu 37. Những thành tựu của 5 năm đầu đổi mới (1986 - 1990) có ý nghĩa
A. tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, uy tín của Đảng ngày càng tăng.
B. chứng tỏ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, bước đi của công cuộc đổi
mới về cơ bản là phù hợp.
C. làm thay đổi bộ mặt của đất nước.
D. củng cố vững chắc độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa.
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỂ 23
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 A 21 A 31 A
2 B 12 B 22 D 32 B
3 C 13 C 23 A 33 A
4 D 14 D 24 B 34 C
5 A 15 C 25 C 35 D
6 B 16 A 26 D 36 A
7 C 17 B 27 A 37 B
8 D 18 C 28 B
9 D 19 A 29 C
10 C 20 B 30 A

118
ĐỀ MINH HOẠ
ĐỀ 1
Câu 1. Để phân chia thành quà chiến thắng chủ nghĩa phát xít, tháng 2/1945, các
nước Đồng minh đã tổ chức hội nghị ở
A. Ianta (Liên Xô) B. Pốtxđam (Đức),
C. Xan Phranxixcô (Mĩ). D. Oasinhtơn (Mĩ).
Câu 2. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước Mĩ, Anh thoả thuận
với Liên Xô nhằm sắp xếp lại trật tự thế giới, bởi vì
A. chiến tranh làm cho nền kinh tế và địa vị của Mĩ giảm sút.
B. Liên Xô là nước duy nhất có thể tạo nên thế cân bằng với Mĩ.
C. tất cả các nước thắng trận đều đạt được mục tiêu mà mình theo đuôi.
D. Mĩ và Anh muốn có một thế giới hoà bình với các nước XHCN.
Câu 3. Vai trò của Liên hợp quốc trong hơn nửa thế kỉ qua là
A. trợ giúp các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo các thành viên.
B. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở các khu vực trên thế giới.
C. diễn đàn quốc tế vừa hợp tậc, vừa đấu tranh duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
D. hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các thành viên.
Câu 4. Nhân tố quyết định hàng đầu để Liền Xô hoàn thành sớm kế hoạch 5 năm
khôi phục kinh tế (1945 - 1950) là
A. Liên Xô là nước thắng ừận nên được nhiều quyền lợi.
B. không phải xây dựng hệ thống quốc phòng và an ninh.
C. có sự hợp tác với cảc nước phương Tây về kinh tế, quân sự.
D. sự thống nhất về chính trị, tư tưởng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Câu 5. Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, vào giữa những năm 50 cùa thế kỉ
XX, những quốc gia Đông Nam Á được công nhận các quyền dân tộc cơ bản - độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là
A. Việt Nam, Lào, Cạmpuchia. B. Philíppin, Miến Điện, Malaixia.
C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo. D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
Câu 6. Những sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe là
A. sự ra đời của NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
C. sự ra đời của Hội đồtíg tương trợ kinh tế (SEV) và Cộng đồng châu Âu (EC).
119
D. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava và Cộng đồng châu Âu (EC).
Câu 7. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để
A. trợ giúp những nước nghèo về vốn và khoa học - kĩ thuật.
B. Mĩ nhanh chóng vươn lên thiết lập trật tự ―một cực‖.
C. giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hoà binh.
D. các quốc gia tập trung phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Câu 8. Một trong những nội dung quan trọng của sự thay đổi bản đồ chính trị thế giới
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sau chiến tranh, nhiều nước đế quốc quay lại thuộc địa.
B. sự đe doạ của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
C. sự ra đời của các tổ chức liên kết quốc tế.
D. sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.
Câu 9. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu
tư trọng tâm vào những ngành kinh tế nào?
A. nông nghiệp và công nghiệp. B. công nghiệp và giao thông vận tải.
C. nông nghiệp và giao thông vận tải. D. thương nghiệp và ngân hàng.
Câu 10. Khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu của Liên Xô theo
quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là
A. Tây Đức, Tây Béclin và Tây Âu. B. Đông Đức, Đông Béclin và Đông Âu.
C. Đông Âu và Tây Âu. D. Tây Đức, Tây Béclin và Đông Âu.
Câu 11. Sau Chiến tranh thế giói thứ nhất, sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của
phong trào công nhân Việt Nam là
A. thành lập Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu (1920).
B. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho Việt Nam.
C. cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại Sài Gòn (8/1925).
D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
Câu 12. Năm 1923, những giai cấp tham gia cuộc đấu tranh chống tư bản Pháp độc
quyền thương cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì là
A. tiểu tư sản và tư sản người Việt. B. công nhân và tư sấn người Việt.
C. nông dân và tư sản iigười Việt. D. địa chủ và tư sản người Việt.
Câu 13. Cho các thông tin sau đây: 1. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
được thành lập; 2. Quyết định phát động ―cao trào kháng Nhật cứu nước‖; 3. Quyết
định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh); 4. Quyết định phát
120
động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Hãy sắp xếp các sự kiện đó theo trình tự thời
gian.
A. 3,1, 2,4. B. 1,2, 3,4. C.2,1,3,4. D. 4, 2, 1,3
Câu 14. Tính chất điển hình của phong trào cách mạng 1936 - 1939 là
A. tính chất dân tộc. B. tính chất dân chủ.
C. tính chất tư sản. D. tính chất rvồ sản.
Câu 15. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc
gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là
thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Đây là nội
dung cơ bản của
A. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). B. Tạm ước (14/9/1946).
C. Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). D. Hiệp định Pari (21/1/1973).
Câu 16. Chiến dịch nào dưới đây đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch ―đánh nhanh
thắng nhanh‖ của thực dân Pháp, buộc chúng phải đánh lâu dài với quân ta?
A. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
C. Chiến dịch Hoà Bình đông — xuân 1951 — 1952.
D. Chiến dịch Tây Bắc thu — đông năm 1952.
Câu 17. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), sự kiện đánh
dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế
tiến công là
A. thắng lợi của phong trào ―Đồng khởi‖ (1959 - 1960).
B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
C. chiến thắng ―Điện Biên Phủ trên không‖ năm 1972.
D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1915.
Câu 18. Kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ sẽ làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam gặp nhiềụ khó khăn, vì
A. nó thể hiện sự câu kết của Pháp — Mĩ.
B. nó hàm chứa duy nhất yếu tố quân sự.
C. nó mang tính toàn diện và quy mô lớn.
D. nó ra đời khi thế và lực quân Pháp đang mạnh.
Câu 19. Lệnh tổng tuyển cử trong cả nước được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà công bố vào
A. ngày Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội.
B. ngày thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
C. ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D. một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
Câu 20. Trước sự công kích của kẻ thù, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng
Cộng sản Đông Dương có biện pháp gì để tiếp tục lãnh đạo đất nước và chính
quyền cách mạng?
A. Tuyên bố ―tự giải tán‖. B. Ra hoạt động công khai.
121
C. Thay đổi tên gọi của Đảng. D. Phân tán thành Chi bộ để hoạt động.
Câu 21. "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa",
là khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến về
A. nguyên nhân phải kháng chiến là do thực dân Pháp cố tình xâm lược.
B. khẳng định kháng chiến sẽ diễn ra lâu dài, gian khổ, nhưng sẽ thắng lợi.
C. khẳng định mục đích của cuộc kháng chiến vì độc lập tự do.
D. khẳng đinh thiện chí hoà bình của nhân dân Việt Nam.
Câu 22. Để củng cố, tăng cường, mở rộng khối-đại đoànkết dân tộc và phát triển mặt
trận dân tộc thống nhất, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã
tổ chức Đại hội thống nhất thành
A. Mặt trận Việt Minh. B. Hội Liên Việt.
C. Mặt trận Liên Việt. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 23. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 24
(9/1975) đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là
A. hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
B. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng.
Câu 24. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi.
B. mọi phát minh đều bắt nguồn từ kĩ thuật.
C. khoa học và kĩ thuật phải gắn bó trực tiếp vói nhau.
D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Đông Nam Á phải đấu tranh
chống các thế lực ngoại xâm nào?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha. B Mĩ, Anh, Pháp, Hà Lan.
C. Mĩ, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan. D. Nhật, Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 26. Trong thời thuộc địa, yêu cầu bức thiết nhất của nhân dân Việt Nam là
A. người cày có ruộng. B. quyền dân chủ tự do.
C. độc lập dân tộc. D. cải thiện dân sinh.
Câu 27. Các tổ chức yêu nước nào của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam nửa đầu những
năm 20 của thế kỉ XX trở thành cơ sở để hình thành các tổ chức cấch mạng theo
khuynh hướng vồ sản?
A. Đảng Lập hiến và nhóm Nam Phong. B. Tâm tâm xã và Hội Phục Việt.
C. Tâm tâm xã và Đảng Lập hiến. D. Đảng Lập hiến và Hội Phục Việt.
Câu 28. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, thắng lợi ở ba thành phố
lớn là Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã
A. tác động quyết định đến việc giành chính quyền trong cả nước.
B. đánh dấu cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.
C. đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của Tổng khởi nghĩa.
D. thể hiện quyết tâm giành thắng lợi của Đảng và Tổng bộ Việt Minh.
Câu 29. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối 122 quan hệ giữa cách
mạng Việt Nam với phong ứào giải phóng dân tộc trên thế giới là
A. Người đã xác định đúng bạn và thù của nhân dân thế giới.
B. Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
C. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D. Người phát biểu về vai trò của nông dân thuộc địa (tại Đại hội lần thứ V Quốc
tế Cộng sản).
Câu 30. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn giải pháp ―hoà để tiến‖ khi
A. thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần hai.
B. gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam.
C. thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa - Pháp.
D. thực dân Pháp mở rộng chiến tranh trên cả nước ta.
Câu 31. Trận thắng cho thấy sự suy yếu của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp
rất hạn chế của Mĩ là
A. chiến thắng Đường 14 - Phước Lorig.
B. phong trào ―Đồng khởi‖.
C. Tiến công chiến lược vào Quảng Trị.
D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.
Câu 32. Thắng lợi nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân
dân Việt Nam từ tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền
Nam?
A. Trận ―Điện Biên Phủ trên không‖. B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.
C. Chiến dịch Tây Nguyên. D. Chiến dịch Huế - Đà Nằng.
Câu 33. Nhân tố quyết định thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia là
A. chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
B. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. thắng lợi trong chiến dịch Biên giới năm 1954.
D. sự đoàn kết ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Câu 34. Nguyên tắc không thay đổi trong các chiến lược toàn cầu của Mĩ là
A. luôn sử dụng khẩu hiệu "thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào các nước.
B. luôn có một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
C. luôn viện trợ về kinh tế và tài chính để khống chế các nước.
D. luôn gây áp lực chính tri với các nước để tạo ra các cuộc đảo chính.
Câu 35. Các nước Đông Nam Á có thể học tập được gì từ Liên minh châu Âu (EU)
để xây dựng một Cộng đồng Đông Nam Á?
A. Đẩy mạnh liên kết giữa các nước thành viên về quân sự và chính trị.
B. Đẩy mạnh liên kết giữa các nước thành viên về kinh tế, tiền tệ và chính trị.
C. Đẩy mạnh liên kết giữa các nước thành viên về văn hoá và giáo dục.
D. Đẩy mạnh liên kết giữa các nựớc thành viên về chính trị và xã hội.
Câu 36. Điểm mới về lãnh đạo của phong ứào cách mạng 1930 - 1931 so với các
phong trào trước đó là
A. có quy
123 mô từ Bắc chí Nam.
B. có liên kết nông dân và công nhân.
C. do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
D. thành lập được chính quyền công - nông - binh.
Câu 37. Từ năm 1925 đến năm 1930, tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản ở
Việt Nam là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Việt Nam Quốc Dân đảng.
C. Chi bộ cộng sản đầu tiên.
D. Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 38. Điểm khác nhau trong nội dung cách mạng tư sản dân quyền của Cương lĩnh
chính trị đầu tiên so với Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng là
A. chỉ làm cách mạng ruộng đất, không làm cách mạng giải phóng dân tộc.
B. không làm cách mạng ruộng đất, chỉ làm cách mạng giải phóng dân tộc.
C. làm cách mạng ruộng đất và làm cách mạng giải phóng dân tộc.
D. cách mạng ruộng đất làm có mức độ, còn tập trung cho cách mạng dân tộc.
Câu 39. Trong thời Pháp thuộc, mặc dù quan hệ sản xuất tự bản được du nhập vào
Việt Nam, nhưng nền kinh tế Việt Nam không thể phát triển theo con đường TBCN là
do
A. nhân dân Việt Nam không chọn con đựờng đi lên CNTB.
B. kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu nên không thể đi lên CNTB.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống CNTB.
D. Pháp duy trì hai phương thức kinh tế phong kiến và tư bản để bóc lột.
Câu 40. Phương pháp và hình thức tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng
hoàn toàn miền Nam Việt Nam là
A. tiến công của lực lượng vũ trang chủ lực.
B. kết hợp đấu tranh chính trị ở thành thị với nổi dậy ở nông thôn
C. kết họp đấu tranh chính trị ở thành thị với đấu tranh ngoại giao.
D. kết hợp tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy cua quần chúng.

ĐÁP ÁN ĐỂ 1
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 C 21 A 31 A
2 B 12 D 22 C 32 C
3 C 13 A 23 C 33 A
4 D 14 B 24 D 34 B 124
5 A 15 A 25 B 35 B
6 B 16 B 26 C 36 C
7 C 17 A 27 B 37 A
8 D 18 C 28 A 38 B
9 A 19 D 29 B 39 C
10 B 20 A 30 C 40 D
ĐẾ 2
Câu 1. Quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc được các nước Đồng minh chống
chủ nghĩa phát xít đưa ra tại
A. Hội nghị Ianta (2/1945). B. Hội nghị Pốtxđam (8/1945).
C. Hội nghị Xan Phranxixcô (6/1945). D. Hội nghị Giơnevơ (7/1954).
Câu 2. Tổ chức nào dưới đây không phải là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc?
A. Chương trình Lương thực thế giới (WFP).
B. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
C. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
D. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO).
Câu 3. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Mĩ, Anh thoả thuận với Liên Xô
cùng sắp xếp một trật tự thế giới nhằm
A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
C. phân chia khu vực đóng quân và ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
D. thực hiện chung sống hoà bình giữa các nước TBCN với các nước XHCN.
Câu 4. Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (7/1952) đã lật đố
A. nền thống trị của Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập.
B. nền thống trị của Pháp, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập.
C. nền thống trị của Hà Lan, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập.
D. vương triều Pharúc, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập.
Câu 5. Sự kiện đánh dấu về cơ bản chấm dứt sự tồn tại chủ nghĩa thực dân cũ ở châu
Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó là
A. thắng lợi ờ Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống Bồ Đào Nha.
B. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập (1960) - Năm châu Phi.
C. Hiến phảp tháng 11/1993, chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam
Phi.
D. Nenxơn Mađêla trờ thành Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.
Câu 6. Sự kiện đánh dấu sự ―trở về‖ châu A của Nhật Bản là
A. kí Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị Nhật - Trung.
B. đề ra học thuyết Phucưda.
C. đề ra Học thuyết Kaiphu.
125
D. kí Hiệp đinh thương mại tự do với ASEAN.
Câu 7. Sự kiện đứợc xem là sự khởi đầu cho chính sách của Mĩ chống Liên Xô và
gây nên tình trạng Chiến tranh lạnh là
A. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven.
B. thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman.
C. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
D. Mĩ cùng Anh, Pháp lập ra nhà nước CHLB Đức.
Câu 8. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hoà hoãn Đông - Tây xuất hiện là
do
A. Mĩ và các nước đồng minh đang mất dần hệ thống thuộc địa.
B. nguyện vọng của nhân dân thế giới cần thoát khỏi Chiến tranh lạnh.
C. hai nước Liên Xô và Mĩ cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế.
D. Liên Xô bị khủng hoảng trầm trọng, đứng trước nguy cơ tan rã.
Câu 9. Mục đích quan trọng nhất của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) là
A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.
B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở chính quốc.
C. hạn chế ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
D. hạn chế sự. phát triển kinh tế ở Đông Dương.
Câu 10. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp,
những giai cấp mới ở Việt Nam được hình thành là
A. công nhân và tư sản. B. tiểu tư sản và công nhân,
C. tư sản và tiểu tư sản. D. tiểu thương và tiểu tư sản.
Câu 11. Sau khi học xong, phần lớn số học viên tại lóp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở
Quảng Châu (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc mở đã
A. sang học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô).
B. đi học tại Trường Quân sự Hoàng Phố ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
C. tham giạ thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. bí mật về Việt Nam truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.
Câu 12. Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào được thành lập ở
Pháp?
A. Người cùng khổ. B. Nhân đạo. C. Đời sống công nhân. D. Sự thật.
Câu 13. Cho các sự kiện sau: 1. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam; 2. Đọc bản
Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.
L Lênin; 3. Lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa; 4. Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp. Hãy cho biết đây là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại quốc gia nào?
A. Mĩ. B. Anh. C .Pháp. D. Liên Xô.
Câu 14. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã xác định
hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là
A. đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩà.
B. đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh nhân dân.
126
C. đi từ đấu tranh chính trị đến khởi nghĩa vũ trang.
D. từ nội chiến cách mạng tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu 15. Từ khí thế của phong trào ―Đồng khởi‖, mặt trận đoàn kết toàn dân đấu tranh
chống Mĩ - Diệm được thành lập là
A. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Dân chủ miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 16. Thực chất của những cuộc mít tinh, ―đón rước‖ nhân sự kiện Gôđa sang điều
tra tình hình và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương năm 1937 là
A. cuộc đấu tranh trực tiếp với chính quyền thuộc địa Pháp.
B. thể hiện sự hiếu khách của người Việt đối với chính quyền thuộc địa.
C. cuộc biểu dương lực lượng và đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
D. hình thức đấu tranh mới mang tính công khai, mềm dẻo.
Câu 17. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cửu nước (1954 - 1975), thắng lợi nào
của quân dân miền Nam đã mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn?
A. phong trào ―Đồng khởi‖.
B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
C. Tiến công chiến lược xuân — hè năm 1972.
D. chiến thắng Đường 14 - Phước Long.
Câu 18. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp dựa vào đế quốc nào
để thực hiện âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam lần.thứ hai?
A. Đế quốc Nhật. B. Đế quốc Anh.
C. Đế quốc Mĩ. D. Trung Hoa Dân quốc.
Câu 19. Thử thách lớn nhất đối vói cách mạng Việt Nam sau ngày độc lập (2/9/1945)

A. nạn đói, nạn dốt và những khó khăn về tài chính.
B. ruộng đất đang nằm trong tay giai cấp địa chủ phong kiến.
C. chính quyền non yếu phải chống lại kẻ thù lớn manh và tay sai của chúng.
D. những tệ nạn cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc,.. .hoành hành.
Câu 20. Khi rút khỏi miền Nam Việt Nam (5/1956), Pháp chưa thực hiện điều khoản
nào của Hiệp định Giơnevơ?
A. Ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
B. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam — Bắc.
C. Thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
D. Cam kết không can thiệp vào nội bộ của ba nước Đông Dương.
Câu 21. Chiến lược ―Chiến tranh cục bộ‖ là bộ phận trong chiến lược toàn cầu nào
của Mĩ?
A. Chiến lược ―Ngăn chặn‖ của Truman.
B. Chiến lược ―Trả đũa ồ ạt‖ của Aíxenhao.
C. Chiến lược ―Phản ứng linh hoạt‖ của Kennơđi.
127
D. Chiến lược ―Ngăn đe thực tế‖ của Níchxơn.
Câu 22. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ai
có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,
gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước... ”, đó là sự phác thảo
về
A. yêu cầu bức thiết đặt ra cho cách mạng Việt Nam.
B. những nét cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân.
C. những nét cơ bản về cách đánh của nhân dân.
D. những loại vũ khí cơ bản của nhân dân trong kháng chiến.
Câu 23. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã chỉ rõ hình
thức của chính phủ nước Việt Nam sau khi giành được độc lập là
A. chính phủ của giai cấp công - nông - binh.
B. chính phủ của trí - công - nông - thương - binh.
C. Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D. chính phủ của giai cấp công nhân và nông dân.
Câu 24. Phương châm của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp là
A. đánh nhanh, thắng nhanh, ứanh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp tiến bộ.
B. tiến-ăn chắc, đánh ăn chắc, không chắc thắng thì không đánh.
C. phải tập trung nhanh nhất lực lượng và binh khí để đánh Pháp.
D. trường kì và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 25. Mục tiêu thực hiện chiến lược toàn cầu của Mĩ đối với các nước xã hội chủ
nghĩa là
A. ngăn chặn và tiên tới xoá bỏ. B. hoà hoãn, thoả hiệp.
C. trở thành những nước đồng minh. D. luôn là đối thủ cạnh tranh.
Câu 26. Một trong những hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là
A. làm cho Chiến tranh lạnh chấm dứt.
B. thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá.
C. gây thách thức về bản sắc văn hoá.
D. gia tăng chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
Câu 27. Các tác phẩm và bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế
kỉ XX đã hình thậnh hệ thống lí luận về
A. cách mạng vô sản theo tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. cách mạng giải phóng dân tộc theo tư tưởng phong kiến.
C. cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường vô sản.
D. cách mạng tư sản theo lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp.
Câu 28. Điểm mới trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 về việc đoàn kết dân tộc
rộng rãi so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. thành lập được tổ chức quần chúng là những Hội cứu quốc.
B. thành lập được tổ chức quần chúng là những Hội đồng minh.
C. thành lập được Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D. thành lập được Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
128
Câu 29. Thời cơ ―ngàn năm có một‖ của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam là
A. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, quân Nhật thua to ờ châu Á.
B. Chính phủ mới của Đức đầu hàng Đồng minh, Đồng Âu được giải phóng.
C. Nhật đầu hàng Đồng minh và quân Đồng minh chưa vào Việt Nam.
D. Nhật đầu hàng Đồng minh và quân Đồng minh tiến vào Việt Nam.
Câu 30. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng nào của quân
Đồng minh không có quân đội đóng ở Việt Nam để giải giáp phát xít Nhật?
A. Trung Hoa Dân quốc. B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ.
Câu 31. Điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ làm cho thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân Việt Nam chưa trọn vẹn?
A. các bên tham chiến tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
B. tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do.
Câu 32. Sự kiện diễn ra ở Sài Gòn để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, gây xúc
động mạnh trong nhân dân là
A. cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo.
B. Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.
C. cuộc đấu tranh của ―đội quân tóc dài‖.
D. 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình.
Câu 33. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí ghi nhận
A. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân miền Bắc Việt Nam.
B. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân miền Nam Việt Nam.
C. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
Câu 34. Sự đối đầu giữa Mĩ với Liên Xô trong thời kì Chiến tranh lạnh thể hiện ở
việc
A. hai nước trực tiếp xung đột về quân sự.
B. hai nước là đối trọng của nhau về chính trị và kinh tế.
C. hai nước xung đột bằng vũ khí tiến công chiến lược.
D. hầu như các xung đột trên thế giói đều liên quan tới sự đối đầu Xô - Mĩ.
Câu 35. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các quốc gia đã điều chỉnh chiến
lược phát triển theo hướng
A. tập trung vào phát triển kinh tế. B. tăng cường quan hệ thương mại.
C. đua tranh trở thành một cực thế giới. D. diễn ra nhiều cuộc nội chiến, xung đột.
Câu 36. Chủ trương sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ
Gộng hoà là một sáng tạo của Đảng nhằm tập trung lực lượng dân tộc vào cuộc đấu
tranh giải phóng, bởi
A. đó là một điển hình sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. đó là mục tiêu của Đảng và nguyện vọng của quần chúng.
129
C. nó đã phát huy toi đa tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân ở một nước thuộc
địa.
D. nó đã đáp ứng những thay đổi của tình hình chính trị thế giói.
Câu 37. Sự kiện buộc Mĩ phải tuyên bố ―phi Mĩ hoá‖ chiến tranh xâm lược, chấm dứt
không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về
chấm dứt chiến tranh Việt Nam là
A. thắng lợi của phong ứào ―Đồng khởi‖.
B. chiến thắng ―Ấp Bắc‖ (Mĩ Tho).
C. chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
Câu 38. Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam mang tên Hồ Chí Minh trên
bộ và trên biển được khai thông (1959) có ý nghĩa như thể nào đối với cuộc kháng
chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam?
A. Nổi liền hậu phương với tiền tuyến.
B. Phát triển giao thông vận tải.
C. Nối các vùng kinh tế trong nước.
D. Tạo sự thông thương hai miền Bắc - Nam.
Câu 39. Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương
thực hiện chính sách Kinh tế chỉ huy nhằm
A. làm cho kinh tế Đông Dương phát triển, tránh được nguy cơ chiến tranh.
B. biến Việt Nam thành nơi cung cấp tối đa tiềm lực kinh tế cho ―mẫu quốc‖,
C. biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của thực dân Pháp.
D. cạnh tranh với các công ty của tư bản Nhật đang hoạt động ở Đông Dương.
Câu 40. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc
hội thông qua ngày 19/11/1946 có ý nghĩa
A. góp phần tuyên truyền đường lối chính sảch của Đảng.
B. thể hiện được nguyện vọng độc lập dân tộc của nhân dân.
C. xác định quyền cơ bản nhất của mọi tầng lớp nhân dân.
D. góp phần bảo vệ chủ quyền dân tộc của nước Việt Nam.

ĐÁP ÁN ĐỂ 2
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 D 21 C 31 A
2 B 12 A 22 B 32 B
3 C 13 C 23 C 33 C
4 D 14 A 24 D 34 D
5 A 15 D 25 A 35 A
6 B 16 C 26 B 36 B
7 B 17 A 27 C 37 D
8 C 18 B 28 D 38 A
9 A 19 C 29 C 39 130 B
10 C 20 B 30 D 40 C
ĐỀ 3
Câu 1. Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào
A. giai đoạn kết thúc. B. giai đoạn lan rộng ở châu Âu.
C. giai đoạn lan rộng khắp thế giới. D. giai đoạn hoàn toàn kết thúc

131
Câu 2. Một trong những íĩiục đích của Liên họp quốc là
A. phát triển kinh tế và văn hoá.
B. duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
C. hợp tấc trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ.
D. duy trì hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.
Câu 3. Hội nghị Ianta (2/1945) nhằm phân chia quyền lợi của các cường quốc thắng
trận ở
A. châu Á và Bắc Phi. B.châu Âu và Đông Nam Á.
C. châu Âu và châu Á. D. bán đảoTriều Tiên và Nhật Bản.
Câu 4. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới chưa định hình,
Tổng thống Mĩ Bin Clintơn đề ra chiến lược mới là
A. chiến lược ―Phản ứng linh hoạt‖. B. chiến lược ―Ngăn đe thực tế‖.
C. chiến lược ―Đối đầu trực tiếp‖. D. chiến lược ―Cam kết và mở rộng‖.
Câu 5. Văn kiện chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai Nam Phi là
A. Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân.
B. Hiến pháp tháng 11/1993 của Cộng hoà Nam Phi.
C. Tuyên ngôn thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Hiến chương của Liên minh châu Phi (AU).
Câu 6. Đâu là các tổ chức liên kết chính trị — kinh tế được học trong chương trình
Lịch sử lớp 12 Trung học phổ thông hiện hành?
A. Tổ chức NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. Tổ chức NATO và Hiệp ước Vácsava.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Liên minh châu Âu (EU).
D. Hiệp ước Vácsava và Liên minh châu Âu (EU).
Câu 7. Sự kiện diễn ra ở Nhật Bản, góp phần xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và đưa
Nhật Bản trở thành một nước dân chủ trong khuôn khổ nền dân chủ tư sản là
A. phát xít Nhật bị bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Mĩ thực hiện chế độ chiếm đóng trên đất Nhật.
C. nhân dân Nhật Bản kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
D. những cải cách dân chủ của Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh.
Câu 8. Điều gì không diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh?
A. Sự đối đầu căng thẳng về chính trị giữa hai phe và hai cực Xô — Mĩ.
B. Sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Xô - Mĩ.
C. Sự đối đầu căng thẳng về kinh tế giữa hai phe và hai cực Xô - Mĩ.
D. Sự đối đầu căng thẳng về văn hoá giữa hai phe và hai cực Xô - Mĩ.
Câu 9. Trong
132 giai cấp tiểu tư sản, bộ phận đấu tranh hăng hái nhất vì độc lập tự do
cùa dân tộc là
A. tiểu thương, tiểu chủ, thị dân nghèo. B. trí thức, học sinh, sinh viên,
C. tiểu chủ, thị dân nghèo, sinh viên. D. trí thức, tiểu chủ, tiểu thương.
Câu 10. Khi tham dự Hội nghị Vécxai (18/6/1919), Nguyễn Ái Quốc đã
A. trình bày quan điểm về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa.
B. nêu mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng các nước tư bản.
C. gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền tự do, dân chủ.
D. trình bày quan điểm về vai trò và sức mạnh to lớn của nông dân thuộc địa.
Câu 11. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc thảnh lập tại
A. Pari (Pháp). B. Mátxcơva (Liên Xô),
C. Hoàng Phố (Trung Quốc). D. Quảng Châụ (Trung Quốc).
Câu 12. Hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. Nam đồng thư xã. B. Yên Bái.
C. Cường học thư xã. D. Hải Dương.
Câu 13. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối
với xã hội Việt Nam là
A. công, thương nghiệp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hoá khan hiếm.
B. làm trầm trọng hợn tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
C. công nhân bị sa thải, không có việc làm, đời sống ngày càng khó khăn.
D. nông dân phải chịu thuế cao, ruộng đất bị đế quốc và địa chủ chiếm đoạt.
Câu 14. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam có mặt những thế lực đế
quốc
A. Trung Hoa Dân quốc, Pháp, Nhật, Hà Lan.
B. Mĩ, Anh, Nhật, Trung Hoa Dân quốe.
C. Trung Hoa Dân quốc, Pháp, Anh, Nhật.
D. Trung Hoa Dân quốc, Mĩ, Pháp, Nhật.
Câu 15. Để xây dựng lực lượng vu trang nhân dân, ngày 22/5/1946, Vệ quốc đoàn
được đổi thành
A. Việt Nam Cứu quốc quân. B. Việt Nam Giải phóng quân.
C. Quân đội nhân dân Việt Nam. D. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Câu 16. Sự kiện đánh dấu việc thực dân Pháp mở đầu chiến tranh xâm lược Việt
Nam lần thứ hai là
A. Chính phủ Pháp quyết định thành lập đạo quân xâm lược Đông Dương.
B. Pháp xả súng vào đoàn người mít tinh mừng ―Ngày Độc lập‖ ở Sài Gòn.
C. Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn.
D. gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu 17. “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta
133
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chủng quyết tâm cướp nước ta lần
nữa”. Nội dung trên được trích trong
A. Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 18. Thắng lợi có ý nghĩa chính trị đầu tiên nhằm xây dựng và củng cố chính
quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I.
B. cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp ở Bắc và Trung Bộ.
C. thành lập Chính phủ kháng chiến.
D. thông qua bản Hiến pháp đầu tiên.
Câu 19. Nhằm đối phó với âm mưu mới của thực dân Pháp, ngày 3/3/1946, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng họp và chọn giải pháp
A. kháng chiến chống Pháp. B. ―hoà để tiến‖.
C. phân hoá kẻ thù. D. vận động quốc tế ủng hộ.
Câu 20. Trong cuộc chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội (19/12/1946 — 17/2/1947), đơn vị
quân chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập là
A. Trung đội Cứu quốc quân. B. Trung đoàn bộ binh 141.
C. Trung đoàn Thủ đô. D. Trung đoàn bộ binh 165.
Câu 21. Cho các dữ liệu sau đây: 1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch
Hồ Chí Minh; 2. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng; 3. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh.
Hãy xếp theo thứ tự thòi gian ra đời của các văn kiện đó.
A. 1,2,3. B. 1,3,2. C. 3,2,1. D. 2, 1,3.
Câu 22. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp của nhân dân Việt Nam
(1945 - 1954), hậu phương kháng chiến có vai trò
A. là nhân tố thường xuyên, quyết định thắng lợi của kháng chiến.
B. là nơi chiến đấu quyết liệt của quân đội chủ lực.
C. tạo điều kiện không thể thiếu cho sự bùng nổ của kháng chiến.
D. là yếu tố quan trọng làm cho cuộc chiến tranh diễn ra trên cả nước.
Câu 23. Trong năm 1953 - 1954, sự câu kết của Pháp và Mĩ nhằm đối phó với cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam thể hiện ở
A. kế hoạc Bôlae. B. kế hoạch Nava.
C. kế hoạch Rơve. D. kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Câu 24. Đến cuối thập kỉ 90 cùa thế kỉ XX, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành
A. một trong ba trung tâm kinh tả- tài chính lớn của thế giới.
B. đối thủ cạnh tranh của Mĩ và Nhật Bản.
C. tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.
D. một cực trong trật tự đa cực đang hình thành.
Câu 25. Nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 được mệnh danh là
134
A. giai đoạn phát triển ―thần kì‖. B.―đầu tàu‖ kinh tế châu Á.
C. trung tâm kinh tế duy nhất của thế giới. D.giai đoạn ―đại nhảy vọt‖.
Câu 26. Đối với việc bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà
nước có ý nghĩa như thế nào?
A. Là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.
B. Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí thống nhất Tổ quốc.
C. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
D. Thể hiện quyết tâm xây dựng một nước độc lập, thống nhất và đi lên CNXH.
Câu 27. Tháng 6/1947, Mĩ triển khai ―Kế hoạch Mácsan‖ nhằm
A. hạn chế sự phát triển của các nước Tây Âu.
B. giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế và lệ thuộc vào Mĩ.
C. thể hiện sức mạnh kinh tế của Mĩ.
D. cho các nước Tây Âu vay để lấy lãi.
Câu 28. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp
đầu tư chủ yếu vào Việt Nam là do
A. Việt Nam có nhiều cảng biển nên giao thương thuận lợi.
B. nhiều người Việt Nam đi lính cho Pháp trong các cuộc xâm lược.
C. Việt Nam là thuộc địa quan ừọng nhất của Pháp ở Đông Dương.
D. Việt Nam là một trong những nước thuộc cộng đồng Pháp ngữ.
Câu 29. Để đưa Đảng ra hoạt động công khai và đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Đại hội lần thứ hai của Đảng đã quyết định
A. thay đổi Điều lệ của Đảng. B. xuất bản báo Nhân dân.
C. tổng kết kinh nghiệm của Đảng. D. thành lập Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 30. Để chia rẽ cách mạng Đông Dương, hạn chế thắng lợi của cách mạng Việt
Nam, trong những năm 1969 - 1972, đế quốc Mĩ đã thực hiện
A. ―Lào hoá chiến tranh‖.
B. ―Khơme hoá chiến tranh‖.
C. ―Đông Dương hoá chiến tranh‖.
D. chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ hai).
Câu 31. Để tạo tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trong lúc Nhật
đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra chỉ
thị
A. thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
B. ―Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta‖.
C. ―Sửa soạn khởi nghĩa‖.
D. ―Toàn đân kháng chiến‖.
Câu 32. Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng 135chủ nghĩa xã hội (từ
năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) đã tác động đến việc thực hiện
chiến lược toàn cầu của Mĩ như thế nào?
A. Liên Xô trở thành đối thủ cạnh tranh với Mĩ.
B. Liên Xô đạt thế cân với Mĩ về quân sự và hạt nhân.
C. Liên Xô trở thành đối trọng và làm đảo lộn chiến lược toàn cầu củ.a Mĩ.
D. Tạo sự cân bằng quyền lực giữa hai nước lớn Xô - Mĩ trong quan hệ quốc tế.
Câu 33. Một trong những điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc ở châu Phi thời gian sau Chiến ữanh thế giới thứ hai là
A. chủ nghĩa phát xít thất'bại.
B. thực dân Pháp, Anh bị suy yếu.
C. Mĩ trở thành nước tư bản gỉàu mạnh.
D. trật tự thế giới hai cực được thiết lập.
Câu 34. Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới được xác định theo xu hướng đa cực và
phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây
A. tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố cực đoan.
B. chế tạo được nhiều loại vũ khí mới.
C. sự phát triển thực lực của các cường quốc.
D. sự giúp đỡ của các cường quốc với các nước nghèo.
Câu 35. Nhân tố khiến Mĩ không dễ dàng thiết lập trật tự thế giới ―đơn cực‖ để làm
bá chủ thế giói là
A. kinh tế của Mĩ bị suy giảm so với các cường quốc khác.
B. sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc trên thế giới.
C. sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố là mối lo ngại của Mĩ.
D. giữa tham vọng và khả năng của Mĩ còn khoảng cách lớn.
Câu 36. Tuy phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra trên quy mô toàn quốc,
nhưng luôn đảm bảo tính thống nhất, bởi vì
A. có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu chung là chống đế quốc
và phong kiến.
B. nhiều địa phương, nhà máy, đồn điền nổi dậy trong cùng thời gian.
C. nông dân và công nhân đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
D. nông dân, công nhân cùng đặt mục tiêu giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 37. Sự kiện chứng tỏ phong trào cách mạng đã phục hồi sau giai đoạn thoái trào
những năm 1932 - 1935 là
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được tổ chức.
B. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sàn Đông Dương ở Ma Cao.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương của Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc).
D. Đảng thành lập được Mặt trận Thống nhất nhân dân.
Câu 38. Trong phong trào dân chủ 1936 — 1939, cách mạng Việt Nam có thể tranh
136
thủ những yếu tố thuận lợi nào dưới đây
A. chủ nghĩa phát xít đã thể hiện rõ bản chất phản động của chúng.
B. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII.
C. Chính phủ Nhân dân Pháp thi hành một số cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
D. phong trào chống chiến tranh, chống phát xít phát triển mạnh trên thế giới.
Câu 39. Khẩu hiệu ―Phá kho thóc, giải quyết nạn đói‖ của Đảng đã làm dấy lên một
phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có ở Việt Nam là do
A. khẩu hiệu nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ dần tộc và dân chủ.
B. khẩu hiệu đưa ra đúng lúc tinh thần cách mạng cùa nông dân đã sẵn sàng.
C. khâu hiệu đó có tác dụng phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù đế quốc.
D. khẩu hiệu đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của nông dân lúc đó.
Câu 40. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), thắng lợi nào
của quân dân Việt Nam đã tạo ra thời cơ thuận lợi để tiến lên giải phóng hoàn toàn
miền Nam Việt Nam?
A. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.
B. Chiến thắng ―Điện. Biên Phủ frên không.
C. Chiến thắng Đường 14 - Phước Long.
D. Chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi.

ĐÁP ÁN ĐỂ 3
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 D 21 D 31 B
2 B 12 A 22 A 32 C
3 C 13 B 23 B 33 B
4 D 14 C 24 C 34 C
5 B 15 D 25 A 35 D
6 C 16 C 26 C 36 A
7 D 17 D 27 B 37 B
8 B 18 A 28 C 38 C
9 B 19 B 29 D 39 D
10 C 20 C 30 C 40 A

137

You might also like