You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN

VẬT LÝ 3
Đề tài: “Du hành vũ trụ”

GVHD : Trần Hải Cát


Nhóm SVTH: Nhóm 3

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2020


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT Họ và Tên MSSV Công việc Đánh giá
Lê Đức Dũng 19145349 - Soạn nội dung A
PowerPoint
- Thuyết trình chương 1

Lê Thanh Thành Đạt 19145359 - Soạn nội dung chương 3 A


- Thuyết trình chương 3

Trương Ngọc 19145429 - Soạn nội dung chương 2 A


- Thuyết trình chương 2

Nguyễn Văn Nhiên 19145433 - Soạn nội dung chương 2 A


- Thuyết trình chương 2

Nguyễn Thành Phát 19145438 - Soạn nội dung chương 1 A


- Thuyết trình chương 1

Nguyễn Thanh Phúc 19145444 - Soạn nội dung chương 2 A


- Thuyết trình chương 2
MỤC LỤC

Chương 1: Khái quát về vũ trụ...............................................................................4


1.1 Các khái niệm cơ bản........................................................................................4
1.1.1 Vũ trụ là gì?................................................................................................4
1.1.2 Du hành vũ trụ............................................................................................4
1.1.3 Tàu vũ trụ....................................................................................................4
1.2 Lịch sử hình thành............................................................................................4
Chương 2: Du hành vũ trụ......................................................................................5
2.1 Các nhánh của ngành du hành vũ trụ...............................................................5
2.1.1 Môi trường không gian...............................................................................5
2.1.2 Kỹ thuật hàng không - vũ trụ......................................................................6
2.1.3 Vật lý không gian........................................................................................6
2.2 Thiết bị vũ trụ....................................................................................................6
2.2.1 Các loại thiết bị vũ trụ................................................................................6
2.2.2 Cấu tạo của thiết bị vũ trụ..........................................................................7
2.3 Trang phục ngoài không gian...........................................................................8
2.4 Quá trình bay vào vũ trụ...................................................................................8
2.4.1 Người đầu tiên bay vào vũ trụ....................................................................8
2.4.2 Quá trình bay vào vũ trụ (tàu con thoi)......................................................8
Chương 3: Vũ trụ trong cuộc sống của chúng ta..................................................9
3.1 Vì sao phải nghiên cứu vũ trụ?.........................................................................9
3.2 Sử dụng không gian bên ngoài........................................................................12
Chương 1: Khái quát về vũ trụ
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Vũ trụ là gì?
Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất, năng lượng và không gian hiện có, được coi
là một tổng thể. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của
không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng
lượng. Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng trong thời điểm hiện tại và
ước tính có khoảng 2 nghìn tỉ thiên hà trong vũ trụ quan sát được. Các nhà thiên
văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và có thể là vô
hạn. 
1.1.2 Du hành vũ trụ
Du hành vũ trụ (Du hành không gian) là chuyến bay bằng cách phóng tên lửa đi
vào không gian vũ trụ.
1.1.3 Tàu vũ trụ
Thiết bị vũ trụ được dùng để vận chuyển người hay các trang bị, hàng hóa lên
khoảng không ở bên ngoài tầng khí quyển Trái Đất được gọi là tàu vũ trụ. Tàu vũ
trụ còn có tên gọi là phi thuyền không gian, có hai loại cơ bản là tàu vũ trụ có
người lái như tàu Phương Đông (Liên Xô), Tàu vũ trụ Soyuz (Nga), hệ thống tàu
con thoi (Mỹ), tàu Thần Châu (Trung Quốc), tàu vận tải (tàu vũ trụ không người
lái) như tàu vận tải Tiến Bộ (Nga), tàu vận tải HTV (Nhật).
   1.2 Lịch sử hình thành
Sự giải thích nguồn gốc của vũ trụ luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi ở mọi thời
đại. Bởi vì nó không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần về mặt khoa học mà còn có ý
nghĩa về mặt thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Có nhiều giả thuyết về
nguồn gốc của vũ trụ nhưng trong thế kỉ XX thuyết được nhiều người chấp nhận
đó là thuyết Big Bang.
Một cách ngắn gọn, Big Bang là thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất để mô tả
1
quá trình hình thành Vũ trụ vào khoảng 13.8 tỷ năm trước. Điểm kì dị có thể hiểu
đơn giản là một điểm bất kỳ trong không gian, sở hữu trọng lực mạnh đến vô cùng.
Có rất nhiều loại điểm kì dị: kì dị lỗ đen, kì dị trần trụi… nhưng chúng ta sẽ chỉ tìm
hiểu về kì dị Big Bang. Theo đó, do vũ trụ có xu hướng ngày càng mở rộng. Vì vậy
trong quá khứ chắc chắn nó đã từng tập trung tại cùng một điểm. Hãy thử tưởng
tượng 13.8 tỷ năm trước, khi tất cả ngôi sao, hành tinh, thiên hà đều dồn nén vào
một điểm duy nhất có kích thước siêu nhỏ. Như vậy điểm đó phải cực kì đặc, cực
kì nóng với độ cong không - thời gian (lực hấp dẫn) đạt đến vô hạn. Và rất nhanh
sau đó, khoảng 1 phần hàng triệu tỷ giây, không gian bên trong các điểm kì dị đột
nhiên giãn nở nhanh hơn cả vận tốc của ánh sáng. Như vậy, Big Bang không phải
là vụ nổ mà là một sự giãn nở nhanh bất thường của không - thời gian, mà nhờ sự
giãn nở đó mới tạo ra vũ trụ. Một khoảng thời gian sau đó vũ trụ nở ra với tốc độ
chậm hơn nên hình thành 3 loại hạt cơ bản là proton, electron, notron. Ngoài ra còn
có phản hạt. 3 phút sau Big Bang, proton và notron kết hợp với nhau để tạo thành
các hạt nhân nguyên tử. 370000 năm sau Big Bang, các electron bắt đầu mất dần
động năng do sự nguội đi của vu trụ. Chúng bị các hạt nhân bắt giữ và từ đó vật
chất được hình thành. 1 tỷ năm tiếp theo, từ các vật chất hình thành nên lượng bụi
khí khổng lồ rải rác khắp vũ trụ. Chúng tụ lại vào nhau hình thành nên các ngôi sao
và thiên hà, tạo nên vũ trụ mà chúng ta thấy hiện nay.
Chương 2: Du hành vũ trụ 
2.1 Các nhánh của ngành du hành vũ trụ
2.1.1 Môi trường không gian
- Môi trường không gian là một nhánh của ngành du hành vũ trụ, kỹ thuật hàng
không vũ trụ và vật lý không gian tìm cách hiểu và giải quyết các điều kiện tồn tại
trong không gian ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành tàu vũ trụ.
- Bức xạ trong không gian thường đến từ ba nguồn chính:
+ Vành đai bức xạ Van Allen
2
+ Các sự kiện proton mặt trời và các hạt năng lượng mặt trời 
+ Các tia vũ trụ thiên hà
2.1.2 Kỹ thuật hàng không - vũ trụ
- Kỹ thuật hàng không - vũ trụ là một trong những ngành kỹ thuật cơ bản liên
quan đến thiết kế, kết cấu và khoa học về khí cụ bay và tàu vũ trụ. Nó được chia
thành hai nhánh lớn là kỹ thuật hàng không và kĩ thuật vũ trụ. 

- Kỹ thuật hàng không-vũ trụ có thể được hiểu bao gồm những lĩnh vực cấu
thành sau: Cơ học lưu chất, Động lực học bay, Cơ học kết cấu máy,Toán học, Kỹ
thuật điện, Động cơ phản lực, Kỹ thuật điều khiển, Kiểm soát không lưu, Vật liệu
kết cấu, Cơ học vật rắn, Điện hàng không, Độ tin cậy bay, Phần mềm, Điều khiển
nhiễu, Kiểm định bay, Công nghệ chế tạo thiết bị bay (máy bay, tên lửa, tàu vũ
trụ).
- Kỹ thuật hàng không - vũ trụ có thể được học ở nhiều cấp học từ Kỹ sư, Thạc
sĩ, Tiến sĩ và Sau tiến sĩ ở nhiều nước công nghiệp hàng không vũ trụ phát triển
trên thế giới như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nhật.
- Kỹ sư hàng không - vũ trụ có thể được hiểu là một kỹ sư trên các lĩnh vực cơ
bản sau: Kỹ sư máy bay (dân dụng và quân sự), Kỹ sư tên lửa và Kỹ sư nghiên cứu
về các thiết bị vũ trụ (vệ tinh, tàu vũ trụ).

2.1.3 Vật lý không gian


- Là nghiên cứu về plasma khi chúng xảy ra một cách tự nhiên trong của Trái
Đất thượng tầng khí quyển và trong Hệ Mặt Trời. 

- Vật lý không gian là một phần cơ bản của nghiên cứu về thời tiết không
gian và có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc tìm hiểu vũ trụ, mà còn cho
cuộc sống thực tế hàng ngày, bao gồm các hoạt động của thông tin liên lạc và vệ
tinh thời tiết. 
2.2 Thiết bị vũ trụ
3
2.2.1 Các loại thiết bị vũ trụ 
a. Khái lược:
  - Thiết bị vũ trụ là tên gọi chung của các thiết bị với chức năng là thực hiện
nhiều bài toán khác nhau về không gian vũ trụ, tiến hành nghiên cứu các công
việc khác nhau trên bề mặt của những thiên thể khác nhau. Các thiết bị vũ trụ
được đưa lên quỹ đạo nhờ các tên lửa đẩy.
  b. Phân loại:
   - Theo hoạt động: 
    + Trạm vệ tinh: Là các loại tàu vũ trụ chỉ được phóng và trở thành một vệ tinh
nhân tạo của Trái Đất nhằm làm một trạm có khả năng kết nối với các tàu vũ trụ
khác, thực hiện các thí nghiệm không gian, và có thể dùng làm trạm trung chuyển
cho các chuyến phi hành có người lái vào khoảng không xa hơn của vũ trụ. Các
trạm này sẽ ở lại vĩnh viễn trong quỹ đạo cho đến khi không sử dụng nữa.
+ Tàu thám hiểm: Đây là loại tàu vũ trụ có khả năng bay theo một quỹ đạo
nào đó hoặc vượt ra khỏi tầm hút của Trái Đất.
     - Theo chức năng:
+ Tàu mẹ (phi thuyền mẹ)
+ Tàu con (phi thuyền con)
+ Tàu con thoi (phi thuyền con thoi) gồm có 3 phần chính: Hai tên lửa đẩy
nhiên liệu rắn, thùng chứa nhiên liệu (nằm bên ngoài) để cung cấp nhiên liệu cho
3 động cơ chính của tàu trong quá trình phóng, trạm quỹ đạo chứa phi hành đoàn
và được thiết kế để có thể kết nối vào trạm không gian. 
2.2.2 Cấu tạo của thiết bị vũ trụ
Gồm có 3 thành phần chính:
- Tàu vũ trụ: Dùng để vận chuyển người hay các trang bị, hàng hóa lên khoảng
không ở bên ngoài tầng khí quyển Trái Đất, ngoài ra nó còn đóng vai trò như một
tàu thoát hiểm cho các nhà du hành vũ trụ trên trạm trong trường hợp xảy ra sự cố. 
4
- Trạm quỹ đạo:  Thiết kế cho con người sống trong không gian bên ngoài và
khả năng cung cấp không gian sống, nghiên cứu lâu dài cho con người.
- Bộ đôi tên lửa: Tạo ra phản lực cần thiết để đưa tàu vũ trụ ra không gian.
2.3 Trang phục ngoài không gian
- Là một bộ quần áo được mặc để giữ cho con người sống trong môi trường
khắc nghiệt của không gian bên ngoài thiên thể, chân không và nhiệt độ. Bộ quần
áo vũ trụ thường được mặc bên trong tàu vũ trụ như một biện pháp phòng ngừa an
toàn trong trường hợp mất áp suất cabin, và cần thiết cho hoạt động ngoài tàu vũ
trụ (EVA), công việc được thực hiện bên ngoài tàu vũ trụ.
- Tùy theo mục đích sử dụng để chia làm 3 loại chính: 
 + IVA: Hoạt động bên trong tàu vũ trụ
 + EVA: Hoạt động bên ngoài tàu vũ trụ
 + IEVA: Hoạt động bên trong/ngoài tàu vũ trụ
2.4 Quá trình bay vào vũ trụ
2.4.1 Người đầu tiên bay vào vũ trụ
Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Yuri Alekseyevich Gagarin (1934–1968): là
một phi công và phi hành gia người Liên Xô. Ông được ghi nhận là người đầu
tiên trong lịch sử nhân loại thực hiện chuyến bay vào vũ trụ, ngày 12 tháng
4 năm 1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông 1.
2.4.2 Quá trình bay vào vũ trụ (tàu con thoi)
Nguyên lý hoạt động: Tàu con thoi được phóng thẳng đứng, như một tên lửa
thường, với hai tên lửa được phóng song song với 3 động cơ chính của tàu vũ trụ,
được bình nhiên liệu ngoài cung cấp nhiên liệu. Bộ đôi tên lửa được thả ra trước
khi tàu vũ trụ đạt tới quỹ đạo, và bình nhiên liệu ngoài được vứt bỏ trước khi tàu
bắt đầu quá trình đạt tới quỹ đạo, lúc ấy tàu sẽ sử dụng đến 2 động cơ điều khiển
quỹ đạo (OMS - Orbital Manuevering System). Khi kết thúc nhiệm vụ, tàu sẽ sử
dụng tiếp 2 động cơ điều khiển quỹ đạo để rời quỹ đạo và tái nhập vào bầu khí
5
quyển. 
Chương 3: Vũ trụ trong cuộc sống của chúng ta
3.1 Vì sao phải nghiên cứu vũ trụ?
  Đi vào vũ trụ là một việc nguy hiểm và đắt đỏ. Vậy tai sao chúng ta phải bận
tâm đến điều đó? Bởi vì không gian bên ngoài cung cấp một số lợi ích thuyết phục
cho xã hội hiện đại ngày nay:

- Một góc nhìn toàn cầu - từ trên cao quỹ đạo.


   Ở càng cao thì bạn nhìn thấy càng nhiều diện tích bề mặt Trái Đất. Trong hàng
ngàn năm, các vị vua và những nhà cai trị đã lợi dụng thực tế này bằng cách đặt
các trạm canh gác trên đỉnh những ngọn núi cao nhất để thăm dò được nhiều hơn
vương quốc của họ, và cảnh báo nguy cơ bị tấn công. Xuyên suốt lịch sử, nhiều
trận chiến đã diễn ra để "giành lấy điểm cao". Không gian bên ngoài nhận lấy
nhiệm vụ này cho một góc nhìn lớn hơn bao giờ hết. Từ một điểm thuận lợi trong
không gian, chúng ta có thể quan sát những khu vực rộng lớn của bề mặt Trái Đất.
Các tàu vũ trụ quỹ đạo do đó có thể phục vụ như là "tai mắt của bầu trời" để cung
cấp nhiều dịch vụ hữu ích.

- Một cái nhìn rõ ràng về "thiên đường" - không bị cản trở bởi bầu khí quyển.

  Khi chúng ta nhìn những ngôi sao trên bầu trời đêm, chúng ta thấy ánh sáng lấp
lánh đặc trưng của chúng. Ánh sáng lấp lánh này bị gây ra bởi việc làm mờ "ánh
sao" khi nó đi xuyên qua bầu khí quyển, mà chúng ta gọi là sự nhấp nháy
(scintillation). Bầu khí quyển làm mờ đi một ít ánh sáng này, và chặn hoàn toàn
các ánh sáng khác, khiến cho các nhà thiên văn học - những người cần phải tiếp
cận toàn bộ các vùng của phổ điện từ để khám phá một cách đầy đủ về vũ trụ - phải
thất vọng. Bằng cách đặt một đài quan sát vào không gian bên ngoài, chúng ta có
thể đưa các công cụ lên phía trên bầu khí quyển và có được cái nhìn không bị cản
6
trở vào vũ trụ. Kính viễn vọng Không gian Hubble, Đài quan sát Tia Gamma, và
Đài quan sát Chandra là những công cụ được trang bị cảm biến hoạt động vượt xa
bên ngoài ranh giới của giác quan con người. Các kết quả từ việc sử dụng những
công cụ này từ các vị trí thuận lợi đặc biệt trong không gian đang cách mạng hóa
hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

- Một môi trường rơi tự do - cho phép chúng ta phát triển các vật liệu tiên tiến mà
không thể làm được trên Trái Đất.

Chẳng hạn, để tạo ra một hợp chất kim loại mới nhất định, chúng ta phải trộn hai
hay nhiều kim loại với với nhau vừa đúng tỷ lệ. Thật không may, trọng lực có xu
hướng kéo các kim loại nặng hơn xuống đáy của bình chứa, khiến cho một hỗn hợp
đồng nhất khó có thể hình thành. Nhưng không gian bên ngoài cung cấp giải pháp
cho vấn đề này. Một nhà máy sản xuất trên quỹ đạo (và tất cả mọi thứ trong nhà
máy đó) thực tế là đang rơi về phía Trái Đất, nhưng không bao giờ va chạm với
Trái Đất. Đây là một điều kiện được gọi là "rơi tự do" (KHÔNG phải là "không
trọng lực", chúng ta sẽ xem xét sau). Trong môi trường rơi tự do, không có lực
tương tác nào trên một đối tượng, do đó chúng ta nói đối tượng đó là không có
trọng lượng, khiến cho việc tạo ra các hỗn hợp đồng nhất của các vật liệu khác
nhau trở nên khả thi. Không bị cản trở bởi trọng lượng rơi trên bề mặt Trái Đất, các
nhà máy trên quỹ đạo có được tiềm năng để tạo ra các vật liệu mới kỳ lạ cho các
thành phần máy tính hay các ứng dụng khác, cũng như các sản phẩm dược học mới
đầy hứa hẹn để chống chọi với bệnh tật trên Trái Đất. Việc nghiên cứu các ảnh
hưởng của không trọng lượng trên cây cối, động vật, và sinh lý học con người cũng
đem lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về cách mà bệnh tật và sự lão hóa ảnh
hưởng đến chúng ta

7
- Tài nguyên phong phú - chẳng hạn như năng lượng Mặt Trời và các vật chất
ngoài Trái Đất.

  Trong khi một số người đang tranh cãi về việc làm thế nào để chia chiếc bánh tài
nguyên có hạn của Trái Đất thành những miếng nhỏ hơn, thì những người khác lại
đấu tranh rằng chúng ta chỉ cần nướng một chiếc bánh lớn hơn. Sự rộng lớn của Hệ
Mặt Trời cung cấp một nguồn dự trữ khoáng sản và năng lượng chưa được khai
thác để duy trì sự bành trướng của loài người bên ngoài cái nôi Trái Đất. Tàu vũ trụ
hiện nay mới chỉ sử dụng một trong số lượng tài nguyên phong phú này - năng
lượng Mặt Trời có giới hạn. Nhưng các nhà khoa học đã suy đoán rằng chúng ta có
thể sử dụng tài nguyên Mặt Trăng, hay thậm chí là từ các tiểu hành tinh, để cung
cấp nhiên liệu cho một "nền kinh tế vũ trụ" đang lớn mạnh. Đất Mặt trăng chẳng
hạn, được biết là giàu oxygen và nhôm. Chúng ta có thể sử dụng oxygen này trong
các động cơ tên lửa và để cho con người hô hấp. Nhôm là một kim loại quan trọng
sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Cũng có khả năng nước đá có thể mắc kẹt
trong những hố thiên thạch tối-vĩnh-viễn ở các cực Mặt Trăng. Những tài nguyên
này, kết hợp với nỗ lực của nhân loại để khám phá, sẽ khiến bầu trời thực sự không
còn là giới hạn!

- Một thử thách đặc biệt có thể xem là ranh giới cuối cùng của nhân loại.

   Trong khi một số người đang tranh cãi về việc làm thế nào để chia chiếc bánh tài
nguyên có hạn của Trái Đất thành những miếng nhỏ hơn, thì những người khác lại
đấu tranh rằng chúng ta chỉ cần nướng một chiếc bánh lớn hơn. Sự rộng lớn của Hệ
Mặt Trời cung cấp một nguồn dự trữ khoáng sản và năng lượng chưa được khai
thác để duy trì sự bành trướng của loài người bên ngoài cái nôi Trái Đất. Tàu vũ trụ
hiện nay mới chỉ sử dụng một trong số lượng tài nguyên phong phú này - năng
lượng Mặt Trời có giới hạn. Nhưng các nhà khoa học đã suy đoán rằng chúng ta có
thể sử dụng tài nguyên Mặt Trăng, hay thậm chí là từ các tiểu hành tinh, để cung
8
cấp nhiên liệu cho một "nền kinh tế vũ trụ" đang lớn mạnh. Đất Mặt trăng chẳng
hạn, được biết là giàu oxygen và nhôm. Chúng ta có thể sử dụng oxygen này trong
các động cơ tên lửa và để cho con người hô hấp. Nhôm là một kim loại quan trọng
sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Cũng có khả năng nước đá có thể mắc kẹt
trong những hố thiên thạch tối-vĩnh-viễn ở các cực Mặt Trăng. Những tài nguyên
này, kết hợp với nỗ lực của nhân loại để khám phá, sẽ khiến bầu trời thực sự không
còn là giới hạn!

3.2 Sử dụng không gian bên ngoài


- Truyền thông từ không gian
Kỷ nguyên thông tin đã ra đời. Clarke đề xuất một ứng dụng độc đáo mà tầm
nhìn toàn cầu của không gian bên ngoài mang lại. Mặc dù hai người trên Trái Đất
có thể quá xa nhau để có thể gặp nhau một cách trực tiếp, thì họ vẫn có thể "nhìn
thấy" cùng một tàu vũ trụ ở quỹ đạo trên cao.

Một vài ý tưởng đã có tác động lớn hơn trong việc thu hẹp kích thước biểu kiến
của thế giới. Với việc phóng vệ tinh truyền thông thực nghiệm đầu tiên, Echo I,
vào quỹ đạo Trái Đất năm 1960, Ý tưởng ảo diệu của Clarrke đã cho thấy tiềm
năng giấc mơ đó trở thành sự thực. Mặc dù Echo I có kích thước nhỏ hơn nhiều so
với một bong bóng phản chiếu ở quỹ đạo thấp Trái Đất, thì các tín hiệu vô tuyến lại
bỏ xa nó, minh chứng rằng không gian bên ngoài có thể sử dụng để nới rộng giới
hạn truyền thông của chúng ta. Một sự bùng nổ công nghệ để khai phá ý tưởng này
đã nhanh chóng diễn ra theo sau đó.

Không có tàu vũ trụ, truyền thông toàn cầu như chúng ta biết sẽ không thể thực
hiện được. Chúng ta hiện nay sử dụng tàu vũ trụ cho hầu hết các hoạt động truyền
thông chính phủ và thương mại, cũng như truyền hình cáp ở trong nước. Truyền
hình trực tiếp truyền bởi vệ tinh từ các khu vực xa trên toàn cầu hiên nay đã phổ
biến trong các bản tin buổi tối. Các nhân viên cứu trợ ở các khu vực xa có thể giữ
9
liên lạc một cách liên tục với văn phòng của họ, cho phép họ có thể cũng cấp sự hỗ
trợ tốt hơn đến với những người đang ở tình thế hiểm nghèo.

Ngày nay, một tổ hợp lớn các tàu vũ trụ ở quỹ đạo thấp Trái Đất đã hình thành
một mạng lượng điện thoại di động toàn cầu. Với mạng lưới này, tất cả mọi người
với một chiếc điện thoại nhỏ xíu có thể gọi đến bất kỳ chiếc điện thoại nào khác
trên hành tinh. Ngày nay, bất kể bạn đang ở đâu trên Trái Đất, bạn luôn có khả
năng để gọi điện về cho gia đình. Chúng ta có thể chỉ tưởng tượng được khả năng
truyền thông rộng mở này sẽ thu hẹp khoảng cách các ngôi làng trên toàn cầu lại
trong tương lai.

 - Viễn thám - Quan sát Trái Đất từ không gian

Các vệ tinh viễn thám sử dụng các công cụ hiện đại để thu thập thông tin về tự
nhiên và điều kiện đất đai, biển, và khí quyển của Trái Đất. Nằm ở trên cao trong
không gian bên ngoài, các vệ tinh này sử dụng các cảm biến để có thể "nhìn thấy"
một vùng rộng lớn và báo cáo rất chi tiết về thời tiết, địa hình, và môi trường. Các
cảm biến thu nhận các phát xạ điện từ ở nhiều băng phổ khác nhau cho các đối
tượng hiện hữu, chẳng hạn như các đám mây, đồi núi, ao hồ, và nhiều hiện tượng
khác bên dưới. Các công cụ này có thể dò được các tính chất của một đối tượng
như nhiệt độ và thành phần (bê tông, kim loại, chất bẩn, v.v...), hướng gió và vận
tốc gió, các điều kiện môi trường, chẳng hạn như sự xói mòn, hỏa hoạn, và ô
nhiễm. Với những vệ tinh tinh vi này, chúng ta có thể biết nhiều hơn về thế giới mà
chúng ta đang sống.

Trong hàng thập kỷ, các "vệ tinh gián điệp" quân sự đã hoạt động bí mật đối với
các kẻ thù tiềm năng sử dụng công nghệ viễn thám. Những dữ liệu này là vô cùng
quan trọng trong việc xác định hoạt động của binh lính cũng như những vi phạm
hiệp ước quốc tế.Công nghệ viễn thám quân sự cũng đã mang lại các ứng dụng dân

10
sự có giá trị. Hệ thống Landsat của Hoa Kỳ và SPOT của Pháp là các ví dụ điển
hình. Các vệ tinh Landsat và SPOT cung cấp các hình ảnh chi tiết về các khu vực
đô thị và nông thôn, các vệ tinh này quan sát cây trồng, các dòng hải lưu, và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên để giúp ích cho nông dân, những người quản lý tài
nguyên, và các nhà hoạch chính sách.

Đối với những quốc gia nơi mà hiện tượng mất mùa có thể tạo ra khác biệt giữa
thịnh vượng và nghèo đói, tàu vũ trụ đã giúp các nhà hoạch định chính sách quản
lý các nguồn tài nguyên khan hiếm và giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trước khi côn
trùng hoặc các loại bệnh khác có thể xóa sạch toàn bộ cây trồng. Chẳng hạn, ở các
vùng nông nghiệp gần rìa của hoang mạc Sahara ở châu Phi, các nhà khoa học đã
sử dụng các ảnh Lansat để dự đoán nơi sinh sản của các đàn châu chấu. Sau đó, họ
đã có thể ngăn chặn châu chấu từ nơi chúng nương náu, bảo vệ các vùng đất trồng
rộng lớn.

Dữ liệu viễn thám cũng có thể giúp chúng ta quản lý các nguồn tài nguyên khan
hiếm khác bằng cách cho chúng ta thấy những nơi tốt nhất để khoan lấy nước hoặc
dầu mỏ. Từ không gian, các nhà du hành vũ trụ có thể dễ dàng nhìn thấy các đám
cháy trong các khu rừng mưa ở Nam Mỹ khi cây cối đã bị dọn sạch cho các nông
trại và đường xá. Tàu vũ trụ viễn thám đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại chống lại
sự phá hoại môi trường bởi vì chúng có thể giám sát một cách có hệ thống các
vùng rộng lớn để đánh giá sự lan rộng của ô nhiễm và các hiểm họa khác.

Công nghệ viễn thám cũng đã giúp chúng ta xây dựng bản đồ. Với hình ảnh vệ
tinh, chúng có thể tạo các bản đồ trong một khoảng thời gian ngắn so với tạo dựng
bản đồ bằng việc khảo sát cần mẫn từ mặt đất. Điều này mở ra cho các nhà chính
sách thành phố có thể theo kịp với sự mở rộng đô thị và cung cấp cho binh lính đã
triển khai những tấm bản đồ cập nhật nhất về vùng đất không quen thuộc.

11
Các dự báo thời tiết quốc gia thường bắt đầu với một bức ảnh vệ tinh hiện tại
của Trái Đất. Ngay lập tức, bất cứ ai trong chúng ta có thể biết những phần nào của
đất nước đang quang đãng hay mây mù. Khi họ đặt các bản đồ vệ tinh thành ảnh
động, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hướng di chuyển của các đám mây và các cơn
bão. Một số lượng lớn chưa kể mạng sống đã được cứu hàng năm bằng khả năng
đơn giản theo dõi đường đi các cơn bão và các cơn giông tố nguy hiểm này. Bằng
cách cung cấp cho nông dân các dữ liệu khí hậu có giá trị và các nhà chính sách
nông nghiệp thông tin về các cơn lũ lụt tiềm tàng và các thảm họa thời tiết khác,
công nghệ này đã cải tiến đáng kể việc cung cấp thực phẩm và quản lý cây trồng
trên toàn thế giới.

Chung quy lại, chúng ta đã phụ thuộc ngày càng nhiều vào khả năng giám sát và
xây dựng bản đồ toàn bộ hành tinh của chúng ta. Khi mà áp lực khiến chúng ta
phải quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên khan hiếm và đánh giá thiệt hại môi
trường, chúng ta sẽ cần đến tàu vũ trụ viễn thám để thực hiện công việc trên thậm
chí còn tốt hơn nhiều.

 - Hệ thống định vị vệ tinh

Các vệ tinh đã cách mạng hóa chức năng định vị - là khả năng xác định được vị
trí và việc di chuyển của bạn. Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS), được phát triển
bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và hệ thống GLONASS, phát triển bởi Liên bang
Nga, sử dụng một hạm độ vệ tinh nhỏ để giúp cho việc điều hướng của con người,
máy bay, tàu thuyền, và các phương tiện cơ giới mặt đất trên toàn cầu.

Bên cạnh hỗ trợ các hoạt động quân sự, hệ thống này cũng cung cấp các ứng
dụng dân sự không tưởng. Các kiểm soát viên, phi công, người đi thuyền, đi bộ, và
nhiều đối tượng khác nếu có một thiết bị thu đơn giản và giá thành rẻ, là đã có thể

12
có thông tin tức thời về vị trí của họ - với độ chính xác rất cao. Với bốn vệ tinh
trong tầm thu nhận tín hiệu, nó có thể xác định một vị trí với độ chính xác chỉ tính
bằng mét. Trong thực tế, lợi ích lớn nhất mà một số người dùng có được là việc
xác định từ GPS là chính xác hơn nhiều so với nhiều bản đồ!

Các nhà sản xuất xe hơi ngày nay trang bị thiết bị thu GPS như là một chức năng
tiêu chuẩn trên một số dòng xe. Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm đường đi bên
trong một thành phố xa lạ mà không cần đến một tấm bản đồ nào. Bạn đơn giản chỉ
cần đặt vào vị trị mà bạn muốn đến, và hệ thống định vị sẽ cho bạn biết làm thế
nào để đến đó. Không cần phải dừng ở các trạm xăng để hỏi đường nữa!

 - Các vệ tinh khoa học khám phá

Kể từ khi kỷ nguyên khám phá vũ trụ bắt đầu, các nhà khoa học đã phóng nhiều
vệ tinh chỉ dành cho mục đích nghiên cứu khoa học. Những thiết bị khám phá này
đã giúp trả lời (và mở ra) các câu hỏi cơ bản về tự nhiên của Trái Đất, Hệ Mặt
Trời, và vũ trụ. Trong những năm 60, 70, Hoa Kỳ đã phóng một loạt tàu vũ trụ
Pioneer để thăm dò Sao Kim, Sao Thủy, và Mặt Trời. Tàu vũ trụ Mariner bay
ngang qua Sao Hỏa để gửi về cho chúng ta những cái nhìn cận cảnh đầu tiên về
Hành tinh Đỏ. Vào năm 1976, hai tàu vũ trụ Viking đã hạ cánh trên Sao Hỏa để
thực hiện các thí nghiệm được thiết kế để tìm kiếm sự sống trên một hành tinh
trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, nơi có môi trường gần với Trái Đất hơn cả. Trong
thập niêm 70, 80, tàu vũ trụ Voyager đã đưa chúng ta đi trên một chuyến hành
trình lớn đi qua các hành tinh bên ngoài, bắt đầu với Sao Mộc, và bay theo Sao
Thổ, Sao Thiên Vương, và Sao Hải Vương. Tàu vũ trụ Magellan, được phóng vào
năm 1989, đã lập bản đồ bề mặt Sao Kim bên dưới lớp mây dày của nó. "Cư dân
Sao Hỏa" đầu tiên - xe tự hành Sojourner - một phần của nhiệm vụ the Mars
Pathfinder, đã mê hoặc các công dân Trái Đất năm 1997, khi nó đã thực hiện công
cuộc khám phá bề mặt Sao Hỏa đầu tiên. Kính viễn vọng Không gian Hubble bay
13
vòng quanh Trái Đất mỗi 90 phút và gửi về những bức ảnh tráng lệ về các láng
giềng trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, cũng như các hiện tượng không gian sâu đã
mở mang kiến thức của chúng ta. Mặc dù tất cả các nhiệm vụ này đã trả lời nhiều
câu hỏi về vũ trụ, thì chúng cũng đồng thời mở ra nhiều câu hỏi hóc búa khác chờ
đợi các thế hệ tương lai khám phá của các robot và thậm chí là con người.

Kể từ lần đi vào quỹ đạo của nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin ngày 12/4/1961,
vũ trụ đã trở thành nhà của con người cũng như của máy móc. Trong vũ trụ của
một thế hệ, con người đã đi từ những nhiệm vụ dài chỉ vài phút trong các khoang
tàu chật chội cho đến các nhiệu vụ kéo dài hàng năm trong một trạm vũ trụ. Động
lực để đưa người vào không gian ban đầu chỉ đơn thuần là mục đích chính trị, như
chúng ta sẽ theo dõi trong Chương 2. Nhưng các tiến bộ khoa học trong việc khám
phá, triết học, chế biến vật liệu, và quan sát môi trường đã chứng minh rằng, đối
với nhiều nhiệm vụ khác nhau, khả năng đặc biệt của con người để thích ứng với
áp lực thay đổi điều kiện sống khiến họ phải cần đến sự thành công trong các
nhiệm vụ không gian.

14
Tài liệu tham khảo
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_kh
%C3%B4ng_gian?
fbclid=IwAR0hegV7ToYkUg_DmvlQyMOESbvOMwsdytxqUuIdPTUJIso8Gpjv
z2d6scs
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_thu%E1%BA%ADt_h
%C3%A0ng_kh%C3%B4ng_v%C5%A9_tr%E1%BB%A5
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt_l%C3%BD_kh
%C3%B4ng_gian
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BA%BFt_b%E1%BB%8B_v
%C5%A9_tr%E1%BB%A5?fbclid=IwAR1ywHO7a-
IYvRvKUsk2LJZFNInq8qQp8WqbV3tZzMczb9ywGAdkfIS_MTo
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0u_con_thoi?
fbclid=IwAR2CqIsfGwtWgm3fVVmsiiVfHAxhH9vIKPpgy74ef0AQyWlOO5Ijs
6QBVO0
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_%C4%91%E1%BB%93_v
%C5%A9_tr%E1%BB%A5?
fbclid=IwAR31UY_WQv6xKNmIzCKs9iPWgJArtJJNl1ky7i73TkMHH0VjBhL
Tknzan98
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_chuy%E1%BA
%BFn_bay_v%C3%A0o_v%C5%A9_tr%E1%BB%A5_%C4%91%E1%BA
%A7u_ti%C3%AAn_theo_qu%E1%BB%91c_gia?fbclid=IwAR34A-
6KxCZcHMvTa2OwJPv8rWm061eHNvNijvv2IXbsouSbqAaonpfg3ZI
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0u_con_thoi?
fbclid=IwAR2CqIsfGwtWgm3fVVmsiiVfHAxhH9vIKPpgy74ef0AQyWlOO5Ijs
6QBVO0
https://vatlythienvan.com/kham-pha/cong-nghe-kham-pha-vu-tru/4668-du-hanh-
vu-tru-phan-1-chuong-1-vu-tru-trong-cuoc-song-chung-ta-2.html
https://www.vatlythienvan.com/136-kham-pha/cong-nghe-kham-pha-vu-
tru/4667-du-hanh-vu-tru-muc-luc.html

15
16

You might also like