You are on page 1of 2

Câu 1:

 Phép biện chứng tự phát thời cổ đại là như thế nào?


 Các nhà biện chứng đã thấy được các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ vận
động trong sự sinh thành, biến hoá vô cùng vô tận. Tuy nhiên, đó chỉ là trực
kiến, quan sát, chưa có kết quả nghiên cứu và thực nghiệm khoa học minh
chứng.
 Vai trò của thế giới quan?
 Thế giới quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người
và xã hội:
+ Tất cả những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là
những vấn đề thuộc thế giới quan.
+ Thế giới quan là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy và
nhân sinh quan tích cực, là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của
mỗi cá nhân cũng như của từng cộng đồng xã hội nhất định.
Câu 2: Chủ nghĩa Mác và tại sao lại bắt nguồn giai cấp vô sản?
 Chủ nghĩa Mác - Lênin xuất phát từ con người hiện thực và cũng nhằm mục
đích giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin không có mục tiêu nào
khác là giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột.
Nhưng để giải phóng con người, trước hết phải giải phóng giai cấp công
nhân rồi tiến tới giải phóng nhân loại, giải phóng xã hội. Con đường giải
phóng này là con đường đấu tranh cách mạng đập tan nhà nước tư sản bóc
lột, xây dựng một nhà nước mới - nhà nước xã hội chủ nghĩa và sau này là
cộng sản chủ nghĩa - mà ở đó không còn bất kỳ sự nô dịch, áp bức, bóc lột
con người nào.
Câu 3:
 Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cái căn cốt nhất trong học tập chủ
nghĩa Mác - Lê-nin là những gì?
 Học tập tinh thần, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ
nghĩa Mác-Lê-nin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà
giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng; là "học
tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác -Lê-nin để áp dụng một
cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta".
 Đâu là nguyên tắc và là phương pháp luận vững chắc, sắc bén để chúng ta bảo vệ,
đồng thời tiếp tục vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong
bối cảnh mới?
 Chính Ph.Ăng-ghen đã từng lưu ý: "Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự
phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng
và lắp lại một cách máy móc".
Câu 4:
 Nguồn gốc sâu xa và trực tiếp của ý thức là gì?
 + Nguồn gốc sâu xa: năng lực phản ánh của vật chất.
+ Nguồn gốc trực tiếp: hoạt động trực tiếp.
 Các cấp độ của ý thức?
 + Tự ý thức: con người tự phân biệt, tự tách mình, đối lập mình với thế giới
đó để đánh giá mình thông qua các mối quan hệ.
+ Vô thức: hiện tượng tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức, có
hai dạng: không nhận thức được hoặc thói quen.
+ Tiềm thức: hoạt động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức, là ý thức
có được từ trước nhưng gần như đã thành bản năng.
Câu 5: Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ về vật chất và ý thức?
 + Phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất
hiện có.
+ Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
+ Nhận thức cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung, phải xuất phát từ chính
bản thân sự vật hiện tượng.
+ Tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan ý chí, chủ nghĩa duy vật tâm
thường, chủ nghĩa thực dụng.
+ Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân
tố con người.

You might also like