You are on page 1of 3

1.

chính sách khuyến khích đầu tư thì ảnh hưởng gì tới thị trường ngoại hối

Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng có thể xảy ra với việc tăng lãi suất.

Ý tưởng của phương pháp này là làm chậm tăng trưởng kinh tế bằng mức lãi suất cao. Việc vay
tiền sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn, từ đó làm giảm mức chi tiêu và đầu tư của cả người
tiêu dùng và doanh nghiệp.
chính sách tiền tệ nới lỏng thì lại giúp mở rộng hoặc tăng cung tiền, hoặc giảm lãi suất. Chi phí
vay tiền giảm xuống với hy vọng rằng mức chi tiêu và đầu tư sẽ tăng lên. Chính sách tiền tệ mở
rộng, hướng đến việc tạo ra tăng trưởng kinh tế bằng cách hạ lãi suất, trong khi chính sách tiền
tệ thắt chặt được thiết lập nhằm giảm lạm phát hoặc kiềm chế tăng trưởng kinh tế bằng cách
tăng lãi suất. Đặc biệt, chính sách tiền tệ trung lập nhắm đến mục tiêu không tạo ra cả tăng
trưởng lẫn chống lạm phát.

2. Thặng dư ngân sách có thể là kết quả của việc giảm chi phí hay chi tiêu. Tăng thuế cũng giúp
tăng thặng dư ngân sách. Thặng dư ngân sách làm giảm cầu tiêu dùng, giá hàng tiêu dùng và làm
chậm lại nền kinh tế.

3. Dòng vốn ra là tình huống không mong muốn vì nó thường là kết quả của sự bất ổn chính trị
hoặc kinh tế.

Sự tháo chạy tài sản xảy ra khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước bán hết cổ phần của họ ở
một quốc gia cụ thể vì nhận thấy sự yếu kém trong nền kinh tế của quốc gia và tin rằng các cơ
hội tốt hơn tồn tại ở nước ngoài.

Đặc trưng
- Một số Chính phủ đặt ra các hạn chế đối với dòng vốn ra, nhưng những tác động của việc hạn
chế này thường là một chỉ số về sự bất ổn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của nền kinh tế
đó.

- Dòng vốn chảy ra gây áp lực lên các khía cạnh kinh tế vĩ mô trong một quốc gia và hạn chế đầu
tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Lí do cho sự tháo chạy vốn bao gồm bất ổn chính trị, các
chính sách thị trường hạn chế, mối đe dọa đối với quyền sở hữu tài sản và lãi suất trong nước
thấp.

- Năm 2016, Nhật Bản hạ lãi suất xuống mức âm đối với trái phiếu Chính phủ và thực hiện các
biện pháp nhằm kích thích mở rộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dòng vốn ra lớn từ Nhật Bản
vào những năm 1990 đã kích hoạt hai thập kỉ tăng trưởng trì trệ ở quốc gia từng là đại diện cho
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Dòng vốn ra và chính sách kiểm soát vốn


- Các hạn chế của Chính phủ đối với các sự tháo chạy vốn (capital flight) tìm cách ngăn chặn
dòng vốn ra. Điều này thường được thực hiện để hỗ trợ một hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ
theo nhiều cách. Việc thiếu tiền gửi có thể buộc ngân hàng mất khả năng thanh toán nếu tài sản
đáng kể thoát ra và tổ chức tài chính không thể gọi vốn để trang trải cho việc rút tiền.

Dòng vốn ra và tỉ giá hối đoái


Ví dụ, Trung Quốc bán nhân dân tệ để mua đô la Mỹ. Điều này khiến cho đô la Mỹ tăng giá,
ngược lại đồng nhân dân tệ giảm giá, từ đó giảm chi phí xuất khẩu và tăng chi phí nhập khẩu. Sự
mất giá của đồng nhân dân tệ gây ra lạm phát vì nhu cầu xuất khẩu tăng và nhu cầu nhập khẩu
giảm.
Lấy VD : Dù chưa có bằng chứng cho thấy nhà đầu tư, công ty lớn hay cư dân nước ngoài đang
gấp rút chuyển tiền, nhưng sự xuất hiện của luật an ninh quốc gia của Trung Quốc và mối đe dọa
đáp trả từ phía Mỹ đang làm dấy lên nỗi lo khôn nguôi.

Vết thương cũ chưa lành lại thì bất ổn mới lại xuất hiện. Năm 2019, Hồng Kông bị đẩy vào cuộc
khủng hoảng kinh tế sâu sau những đợt biến động chính trị và đầu năm 2020 là đại dịch Covid-
19. Nỗi lo ở đây là luật an ninh mới của Bắc Kinh sẽ phá hủy niềm tin vào hệ thống pháp lý độc
lập của Hồng Kông.

“Trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông được xây dựng trên nền tảng nguồn nhân tài và cư
dân nước ngoài”, ông Kevin Lai, Chuyên gia kinh tế trưởng tại khu vực châu Á (ngoại trừ Nhật
Bản) tại Daiwa Capital Markets, cho hay. “Nhiều người có thể rời đi và đương nhiên, cũng sẽ
xách cặp táp tiền đi với họ”.

Đối với nhà đầu tư và giám đốc điều hành quốc tế, phần lớn sẽ phục thuộc vào những thông tin
chi tiết của luật an ninh mới và luật này sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tư pháp của Hồng Kông ra
sao, và Mỹ phản ứng thế nào. Một nỗi lo khác là liệu bất ổn chính trị sẽ lại nổi lên sau nhiều
tháng yên ắng.

“Nhà đầu tư rõ ràng rất lo lắng về chuyện này”, Timothy Moe, Trưởng bộ phận chiến lược cổ
phiếu châu Á-Thái Bình Dương tại Goldman Sachs Group, nói với các phóng viên trong cuộc họp
báo trực tuyến trong ngày thứ Ba (26/05). “Vấn đề chính trị vẫn đang thu hút rất nhiều sự chú ý
của thị trường”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc nhiều phương án trừng phạt Trung Quốc vì đã
thông qua dự luật an ninh. Các phương án đi từ hạn chế visa và đóng băng tài sản đối với các
quan chức hàng đầu cho đến áp thuế đối với hàng hóa từ Hồng Kông.

Một thước đo về mức độ căng thẳng trong hệ thống tài chính Hồng Kông là dòng chảy vốn và
liệu công ty và người tiết kiệm có rút tiền ra hay không.

Đây là nỗi lo sợ đã từng thể hiện rất rõ trong suốt năm 2019, khi những đợt biến động chính trị
làm chao đảo cả Hồng Kông, mặc dù dòng chảy vốn vẫn còn rất ổn định. Tuần này, Ngân hàng
Trung ương Hồng Kông (HKMA) cho rằng vẫn chưa phát hiện ra lượng vốn lớn rút khỏi hệ thống
ngân hàng hoặc bán tháo đồng HKD.

Kiểm soát vốn

Không như Trung Quốc đại lục – nơi tài khoản vốn được kiểm soát rất chặt, Hồng Kông không
giới hạn dòng vốn ra/vào. Những giai đoạn xảy ra tình trạng rút vốn diễn ra trong những thời kỳ
căng thẳng trước đây như khủng hoảng tài chính toàn cầu và dịch SARS, và khi Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất.

Teresa Kong, Chuyên gia quản lý danh mục tại Matthews Asia ở San Francisco, cho rằng phần lớn
sẽ phụ thuộc vào cách triển khai luật an ninh – một cách tiếp cận nặng tay có thể khiến dòng vốn
tháo chạy.

Tại thời điểm này, vai trò nguồn vốn, pháp quyền mạnh, dễ dàng kinh doanh và lực lượng lao
động có trình độ của Hồng Kông là những yếu tố quá mạnh để Trung Quốc có thể ngó lơ, bà
Kong cho biết.

“Vì vậy, kịch bản cơ sở của tôi là không có dòng vốn tháo chạy khỏi Hồng Kông”, bà nói.

Ngoài ra, dòng vốn chảy vào Hồng Kông còn đến từ Trung Quốc đại lục và xu hướng này sẽ tiếp
diễn nếu các công ty Trung Quốc chọn niêm yết ở Hồng Kông thay vì Mỹ.

You might also like