You are on page 1of 3

9) Hạn chế:

9.1) Nền nông nghiệp quảng canh rủi ro và thiếu hiệu quả 
Sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp thời gian qua có đóng góp của nhiều ‘điểm sáng’
về thâm canh, tuy nhiên ứng dụng công nghệ cao chủ yếu mang tính quảng canh, dựa trên
thâm dụng tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, lấy sản lượng, năng suất là chính,
chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng, hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng của nông sản
hàng hóa, và bảo vệ môi trường, dù thời kỳ 'đói khát' đã qua từ lâu. Nông nghiệp lại chưa
gắn với công nghiệp thành một hệ thống để bổ sung, tương trợ cùng nhau phát triển. Số
lượng các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình hội nhập cho ngành còn
ít thực tế ‘được mùa mất giá’, ‘giải cứu nông sản’ hết cây này sang con khác, hết năm này
qua năm khác là thí dụ điển hình, là minh chứng của một nền sản xuất chưa bền vững, rủi
ro cao, giá cả của đầu ra nông sản bấp bênh, sự thua thiệt thường rơi vào người sản xuất
và các doanh nghiệp nhỏ.
9.2) Quy mô manh mún và năng suất lao động thấp
Năng suất lao động của nông dân Việt Nam đang thuộc nhóm thấp nhất châu Á. Nguyên
nhân chủ yếu khiến năng suất lao động của ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thuộc
nhóm thấp nhất châu Á là do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ chuyên môn và
tính chuyên nghiệp của nông dân thấp, thể trạng người nông dân còn thấp và yếu. Quy
mô manh mún do sinh kế truyền thống của nông dân dựa vào sản xuất nông nghiê ̣p, nghĩa
là dựa vào đất, nên nhiều nông dân có tâm lý giữ đất phòng thân, khiến quá trình tích tụ
và tâ ̣p trung đất nông nghiệp khó khăn và chậm chạp
9.3) Mô hình sản xuất nông hộ chậm đổi mới
Hình thức tổ chức sản xuất chính trong nông nghiệp ở Việt Nam là nông hộ, chiếm 90%
tổng diện tích sản xuất nông nghiệp (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016), kinh tế hộ vẫn và
sẽ mãi là hạt nhân của kinh tế nông thôn, nhưng rất cần nâng lên một tầm cao mới, một vị
thế mới.
9.4) Đầu tư vào nông nghiệp hạn chế
Mức đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế và dàn trải, chưa tương xứng với
tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc dân, nên cơ sở hạ tầng kỹ
thuật nông thôn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là cơ sở hạ
tầng kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như hệ thống thủy lợi của
Việt Nam bị đánh giá là kém hiệu quả, không có hệ thống đo lường chất lượng nước,
không có hệ thống điều khiển dòng chảy. Hệ thống kinh doanh nông sản chỉ tập trung vào
một số ngành truyền thống hoặc có lợi nhuận cao như lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu,
điều. Tín dụng cho phát triển nông nghiê ̣p chưa thực sự đổi mới và tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi
cho các doanh nghiê ̣p, các hợp tác xã và hô ̣ nông dân tiếp câ ̣n vốn
2. Giải pháp:
10.1)Tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp có tính đặc trưng, đặc sản vùng miền
Sự đa dạng về khí hậu, đất đai, vị trí địa lý là điều kiện để mỗi địa phương, mỗi vùng,
miền ở Việt Nam có được nhiều loại nông sản, đặc sản đa dạng, phong phú. Các sản
phẩm có tính đặc trưng, đặc sản, như: nhãn lồng Hưng Yên, vải Lục Ngạn - Bắc Giang,
thanh long Châu Thành - Long An, xoài Cát Chu, cam Bố Hạ, nho Ninh Thuận, gà Đông
Cảo…Năm 2017, vải thiều Bắc Giang đã được tiêu thụ tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Vụ vải thiều Bắc Giang 2017 được đánh giá là vụ thành công nhất trong 60 năm qua, với
giá trị thu được từ tiêu thụ vải thiều và các hoạt động phụ trợ đạt hơn 5.300 tỉ đồng.
10.2)Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết trong
bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Để thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản
xuất, cần có sự liên kết giữa nhà nông và nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Nhà nước
cần có chính sách đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu ra các sản phẩm mới phục vụ
cho việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường
nguồn vốn đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật; khuyến khích, tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm
bảo đầu ra cho sản phẩm...
10.3)Xóa bỏ mặt tiêu cực của tâm lý tiểu nông
Trong xu thế hội nhập, để nông nghiệp Việt Nam phát triển, cần phải xóa bỏ những mặt
tiêu cực như nghĩ và làm theo kinh nghiệm, bảo thủ, ngại thay đổi, có tầm nhìn thiển cận;
coi trọng kinh nghiệm cũ, thói quen, cách làm cũ, bảo thủ, ngại thay đổi, nhất là những
thay đổi đột ngột, không dám mạo hiểm thử nghiệm và sáng tạo cái mới,… thì mới xóa
bỏ được tình trạng phá vỡ các hợp đồng kinh tế, tùy tiện hạ giá sản phẩm nông sản trên
thị trường, không quan tâm đến lợi ích chung, không thích làm ăn lớn, duy trì lối sản xuất
theo kinh nghiệm, không có đổi mới sáng tạo trong sản xuất dẫn đến năng suất, chất
lượng, hiệu quả trong nông nghiệp còn rất thấp.
10.4 Hình thành những tập đoàn nông sản mạnh
Việc hình thành các tập đoàn nông sản mạnh là rất cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế như hiện nay. Hình thành các tập đoàn nông sản mạnh giúp cho nông
sản Việt Nam có thể ổn định và phát triển được thị trường trong nước cũng như đủ sức
cạnh tranh với nông sản quốc tế.
NGUỒN:

Nông nghiệp Việt Nam: Những vấn đề tồn tại, Nguyễn đức Viên truy cập từ
https://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Nong-nghiep-Viet-Nam-Nhung-van-de-ton-tai-
26635

Một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam, NGUYỄN THỊ HUYỀN
(Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) truy cập từ https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/mot-so-giai-phap-nham-phat-trien-nong-nghiep-viet-nam-68006.htm

You might also like