You are on page 1of 10

I.

Khái niệm FDI


FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước
khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu
dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.
Giải thích chi tiết hơn về FDI, Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác
(nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác.
Việt Nam tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp. Các nguồn lực kinh tế
thì yếu kém, nhỏ lẻ. Đây là một trong những cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, việc huy
động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng.

II.Thực trạng FDI tại Việt Nam


 FDI được sự công nhận của luật pháp
Vào ngày 29/12/1987 thì Quốc hội đã ký quyết định thông qua Luật Đầu tư nước ngoài sau những quá
trình đổi mới và những chính sách mở cửa của nền kinh tế. Sự kiện đó đã đánh dấu một bước ngoặt trong
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đã đánh dấu một bước chuyển biến lịch sử trong việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Kể từ đó thì những khu vực có vốn FDI đã và đang đóng
góp một phần to lớn vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Thực trạng FDI ở Việt Nam hiện
nay vô cùng khả quan, đem lại nhiều sự thay đổi lớn cho đất nước. Tuy nhiên thì bên cạnh những kết quả
đã được dự kiến thì dòng vốn FDI còn có nhiều tác động đáng kể khác. Những tác động tiêu biểu như: cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện các thể chế của luật
pháp; giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng của cuộc sống.

 Thành quả của FDI ở Việt Nam


Đầu tư nước ngoài vừa là một thành quả của quá trình hội nhập lại vừa góp phần quan trọng giúp cho quá
trình hội nhập có chiều sâu hơn. Bên cạnh đó một cách trực tiếp hay gián tiếp thì đầu tư nước ngoài đã
góp phần chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa tại Việt Nam. Những nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam có thể kể đến các cường quốc như Hàn
Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Một trong những tập đoàn cò mức đầu tư FDI ở Việt Nam khủng nhất là tập
đoàn Samsung đến từ Hàn Quốc. Samsung đã cho xây dựng tại Vĩnh Phúc và đang trong quá trình di dời,
chuyển giao từ Trung Quốc vào Việt Nam. Mục tiêu chính của tập đoàn này là xây dựng cứ điểm lớn nhất
thế giới ngay tại Việt Nam. Hiện nay tập đoàn này đã xây dựng xong trung tâm nghiên cứu và phát triển
với hơn 2000 kỹ sư.

 Bên cạnh những, thành quả đạt được thì vẫn có những điểm hạn chế
Một loạt dự án FDI đã được UBND các tỉnh, thành phố và ban quản lý các KCN, KCX, khu công nghệ
cao cấp phép trong hơn bốn năm qua theo đúng tinh thần phân cấp đầu tư của Luật Ðầu tư mới, góp phần
không nhỏ trong việc làm tăng lượng vốn FDI vào Việt Nam. Song, trên thực tế, trong số những dự án
FDI được cấp phép này, đã có không ít những dự án "treo", gây lãng phí tài nguyên đất, làm mất cơ hội
đầu tư của nhiều nhà đầu tư khác, gây bức xúc trong nhân dân... Hay một số dự án FDI gây ô nhiễm môi
trường, tiêu hao năng lượng, trình độ công nghệ thấp...
III.Tác động:
 Tích cực:
Thực hiện tốt việc tiếp nhận FDI đem lại cho Việt Nam nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế, giải
quyết các vấn đề xã hội, môi trường… Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những nước đang hạn
chế về nguồn vốn trong nước và có cơ hội tăng thêm vốn trên thị trường quốc tế, mà nước nhận đầu tư
không phải lo gánh nặng công nợ. Hơn nữa, FDI có khả năng tang nguồn vốn trong nước vào các dự án
đầu tư.
FDI thường đi kèm với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chuyển giao các bí quyết công nghệ (bí quyết kỹ
thuật) tiên tiến. Nhờ chuyển giao, lan toả công nghệ mà năng suất lao động ở Việt Nam và hiệu quả sử
dụng các nguồn lực ngày càng tăng. Cụ thể là thông qua FDI, các công ty xuyên và đa quốc gia thường
với nguồn vốn lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến đã chuyển giao công nghệ và tài sản vô hình
cho các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ kinh doanh. Bằng con đường này, các doanh nghiệp Việt
Namcó điều kiện tiếp cận và sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó,
việc chuyển giao công nghệ đã tạo ra môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp khác cũng phải nâng
cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Không chỉ vậy, các công nghệ tiên tiến
đã giảm thiểu việc tiêu thụ nhiên liệu và có thể sử dụng được những nhiên liệu sạch giúp cho việc bảo vệ
môi trường được đẩy mạnh
Đối với các doanh nghiệp, kỹ năng quản lý, điều hành, quản trị doanh nghiệp… đều có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường toàn cầu hoá, hội
nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt. Các kỹ năng trên là tài sản vô hình hết sức quan trọng mà các công ty
quốc tế chuyển giao cho các công ty Viêt Nam. Thông qua FDI, Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong
việc tiếp nhận các kỹ năng, phương pháp quản lý, cách thức điều hành tiên tiến của các công ty xuyên và
đa quốc gia.
Thực hiện FDI tại Việt Nam sử dụng lao động tại địa phương. Điều này tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi
cho người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng và tri thức của họ. Ngay cả trong trường hợp họ không còn
làm việc trong các công ty này, họ có thể làm việc hiệu quả ở các nơi khác với vốn kiến thức, kỹ năng đã
được đào tạo và tích luỹ.
Lợi ích thu được của Việt Nam từ các hoạt động nghiên cứu, triển khai và phát triển, thậm chí còn lớn
hơn rất nhiều so với việc di chuyển vốn. Vì vậy, Việt Nam thực hiện khuyến khích các công ty nước
ngoài thành lập các chi nhánh nghiên cứu và phát triển ở trong.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp nhận tiếp cận
với thị trường thế giới thông qua liên doanh và mạng sản xuất, cung ứng trong khu vực và toàn cầu. Đây
là con đường nhanh nhất và có hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp trong Việt Namđến với thị trường
nước ngoài và thực hiện kinh doanh quốc tế.
FDI được thực hiện một cách hiệu quả hướng vào việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế, khu vực kinh tế,
tạo điều kiện từng bước khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực, thúc đẩy nền kinh tế hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.

➜ Nhìn chung, FDI sẽ góp phần giúp tăng trưởng kinh tế tại nước nhận đầu tư. Những lợi ích kinh
tế này sẽ được sử dụng một phần giúp giải quyết các vấn đề về môi trường theo các phương cách khác
nhau. Ví dụ: áp đặt thuế về môi trường đối với những công ty dung vốn FDI để xử lí những vấn đề về
môi trường
 Tiêu cực:
Vốn đầu tư FDI trên thực tế gây ra rất nhiều hậu quả tiêu cực hơn là tích cực
Một số doanh nghiệp FDI đã gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm biến đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn và gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Người ta đã đề
cập rất nhiều về FDI "chưa sạch" tại Việt Nam liên quan đến vấn đề xử lý nước thải, các khu công nghiệp
mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị
xáo trộn, phá hủy, ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thủy sản, biến đổi khí hậu và
gia tăng ô nhiễm các lưu vực sông…Ví dụ như công ty Formosa hay Vedan là nhũng bài học của việc thu
hút vốn FDI nhưng không kiểm tra dẫn đến hậu quả môi trường nghiêm trọng
Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam về cơ bản có trình độ công nghệ sản xuất trung bình, tiêu tốn
nhiều tài nguyên thiên nhiên, lượng phát thải lớn và phần lớn vốn đổ vào ngành công nghiệp khai thác.
Tính đến năm 2017, dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đến từ các nước phát triển, có nền khoa học công
nghệ hiện đại như: Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ, Canada, Nga… còn khá khiêm tốn mà chủ yếu đến từ châu
Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc… Ngoại trừ các đối tác đến từ Hàn
Quốc, Nhật Bản, còn lại về cơ bản có trình độ công nghệ trung bình, hàm lượng công nghệ cao còn rất ít,
hiệu quả thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, ít công nghệ nguồn; nguồn vốn FDI chỉ
tập trung ở ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ, sử dụng nhiều lao động, vốn lớn nhưng mức độ lan tỏa công
nghệ thấp. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, tính đến năm 2017, chỉ 5%
doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam có công nghệ cao, 80% có công nghệ trung bình, còn lại 14% là
sử dụng công nghệ thấp, thậm chí có dây chuyền công nghệ xuất hiện từ những năm 70, 80 của thế kỷ
XX; từ năm 2011 - 2015, dòng vốn FDI tập trung nhiều nhất là lĩnh vực: dệt may, hóa chất, điện tử, giấy,
gang thép - tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, lĩnh vực cấp nước, xử lý nước
thải chỉ có 28/16.000 dự án FDI, bằng 0,2% và chiếm 0,36% tổng vốn đăng ký (710 triệu USD).
Quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng chuẩn của các nước phát triển, song việc thẩm định chỉ
mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền kiểm, dẫn đến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm
nghiêm trọng quy định về môi trường, gây tác động lâu dài tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu
vực.
Không ít dự án nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không được phát hiện kịp
thời. Có chiều hướng dịch chuyển dòng ĐTNN tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân
thiện với môi trường, vào Việt Nam nhưng nhiều địa phương không có cơ chế kiểm soát về môi trường.
Một số dự án chiếm giữ đất lớn nhưng không triển khai gây lãng phí tài nguyên. Ví dụ : Dewan Projects
ban đầu lên kế hoạch xây dựng dự án trên diện tích hơn 11 ha ở thành phố Nha Trang với vốn đầu tư gần
716,5 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD, được chấp thuận bàn giao toàn bộ khu đất “kim cương” của
Trường cao đẳng Sư phạm Nha Trang hiện tại để xây dựng tổ hợp khách sạn, nhà ở…
Nhiều doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường khi đầu tư sản xuất,
kinh doanh vào Việt Nam. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, có
khoảng 67% doanh nghiệp FDI thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, ngày càng có nhiều doanh
nghiệp FDI gây ô nhiễm mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Kết quả điều tra 150 doanh nghiệp FDI năm
2016, có 45% doanh nghiệp chưa áp dụng quy trình sản xuất ít phát thải, 69% doanh nghiệp cho rằng họ
sẽ không thực hiện quy trình giảm phát thải nếu như đó không phải là yêu cầu bắt buộc, tương tự như thế
57,7% lấy lý do chi phí cao… Trên thực tế, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động nhưng chưa triển
khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu
quả hoặc xuống cấp; hiện chỉ có khoảng 66% trong số 289 khu công nghiệp trên cả nước có trạm xử lý
nước thải tập trung. Đặc biệt, tại đồng bằng sông Cửu Long có 75% khu và 85% cụm công nghiệp chưa
có xử lý nước thải tập trung.
Thậm chí trong giai đoạn năm 2011 - 2015, có hơn 50% đối tượng thuộc diện thanh tra và kiểm tra bị
phát hiện có vi phạm về bảo vệ môi trường. Nguyên nhân vi phạm nhiều là do mức nộp phạt thấp hơn so
với chi phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực và
tài chính, nếu có đầu tư hệ thống bảo vệ môi trường cũng mang tính đối phó và chỉ vận hành khi bị kiểm
tra.
Một điều tưởng như rất nghịch lý là gần 70% doanh nghiệp FDI cho biết đầu tư vào Việt Nam sẽ tiết kiệm
chi phí về môi trường so với đầu tư ở nước họ. Bởi lẽ chi phí xử lý nước thải ngành Dệt nhuộm, sắt thép
rất lớn, việc quản lý, giám sát xả thải rất khó, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Vì thế, khi đầu tư tại Việt
Nam sẽ tiết kiệm chi phí 10 - 15% so với đầu tư ở nước họ. Phải chăng do chúng ta đang chạy theo thành
tích tăng trưởng GDP nên dễ dãi trong thu hút FDI, nhập khẩu ô nhiễm vào Việt Nam. Nhiều dự án FDI
hiệu quả thấp, chỉ sử dụng tài nguyên và lao động giá rẻ nhưng vẫn nhận được nhiều ưu đãi của các tỉnh
về giá đất, nước, tài nguyên, thậm chí hạ thấp tiêu chuẩn môi trường đối với dự án thuộc lĩnh vực nhuộm,
luyện kim... Vì thế FDI tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam nhưng ô nhiễm môi trường
cũng tăng theo, chưa thành nước công nghiệp hóa nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng.
Không chỉ có vậy, nhìn vào biểu đồ ta có thể dễ dàng thấy được nguồn vốn triển khai chỉ bằng một nửa số
vốn đã đăng kí dẫn đến nhiều dự án bị đình trệ, đặc biệt là những dự án sử dụng diện tích đất đai lớn mà
không được đi vào hoạt động sẽ gây lãng phí đất đai ảnh hưởng nghiệm trong đến người dân sinh sống
vùng lân cận.

➜ FDI giúp tăng trưởng GDP tuy nhiên nhìn vào GDP chúng ta không thể biết được những tác động
tiêu cho môi trường mà FDI mang lại. Nếu GDP tăng chất lượng môi trường giảm, số tiền để giải
quyết các vấn đề môi trường do FDI gây ra lớn hơn so với những gì nó mang lại thì FDI đó không có
tác dụng vì về bản chất vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là không gây ra ô nhiễm cho nước đi đầu tư
mà đẩy sang cho nước tiếp nhận đầu tư

IV.Giải pháp
Việt Nam cần ban hành các văn bản luật và quy định chặt chẽ liên quan đến khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên đối với các nguồn vốn FDI. Tuy nhiên điều quan trọng là cần có các quy định về mối
liên kết của các cấp từ quốc gia đến địa phương, đặc biệt là vai trò của cộng đồng nông thôn nơi sinh kế
phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và cộng
đồng trong công tác bảo vệ môi trường cần phải được tăng cường thông qua minh bạch hóa quá trình xây
dựng và ban hành chính sách. Cô ̣ng đồng sẽ có vai trò quan trọng trong viê ̣c ngăn chă ̣n cạnh tranh thương
mại không lành mạnh, thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường.
Việt Nam cần phải xử lí nghiêm những công ty nước ngoài tại Việt Nam có hành vi gây ôn nhiễm ô
nhiễm môi trường và khai thác tài nguyên quá mức, sử dụng chính những mức thuế của những công ty để
xử lý tác động tới môi trường. Ví dụ như công ty Formosa Hà Tĩnh đã xả thải trực tiếp ra môi trường gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã phải nộp phạt 500 triệu USD cho Chính Phủ để khắc phục hậu quả
và đền bù cho người dân bị ảnh hưởng. Chúng ta có thể ưu ái để thu hút đầu tư nước ngoài về thuế má,
đất đai,… nhưng không thể ưu ái về những hành vi hủy hoại môi trường như vậy.
Nghiệm khắc xử phạt, trực tiếp tước giấy phép kinh doanh của những công ty nước ngoài nếu không triển
khai đầy đủ số vốn đã đăng kí để tranh gây lãng phí đất, yêu cầu các công ty đó cam kết bằng văn bản về
thời gian triển khai vốn, cam kết về bảo vệ môi trường, số thuế cũng như chế tài xử phạt khi gây ra các
vấn đề về môi trường.
Việt Nam cũng cần phải tiếp nhận đầu tư có chọn lọc. Hiện tại, Việt Nam đang trong quá trình phát triển
nên việc thu hút vốn đầu tư rất quan trọng nhưng lại đang đưa vào trong nước những nguồn FDI bẩn.
Muốn thu hút được những nguồn FDI sạch Việt Nam cần phải xây dựng, thúc đẩy và phát triển nền công
nghiệp phụ trợ cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,
v.v... và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. nếu kể các sản
phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản
phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với qui mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Ví dụ nguồn FDI sạch như Apple, Apple đặt nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc vì ở Trung Quốc có nền
công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh giúp cho việc lắp ráp trở nên rẻ hơn và dễ dàng hơn, mặc dù Apple
đã đặt một nhà máy lắp ráp ở Việt Nam là Foxcon ở Bắc Ninh tuy nhiên việc sản xuất các sản phẩm của
Apple ở Việt Nam vẫn chưa thể phát triển do sự hạn chế của nền công nghiệp phụ trợ. Nếu như Việt Nam
có thể sản xuất các sản phẩm của Apple thì không chỉ giúp tang trưởng GDP không gây hại đến môi
trường, mà còn giúp cho thị trường smartphone trong nước được phát triển.

TA:
I. The concept of FDI
FDI (Foreign Direct Investment) is a form of long-term investment by an individual or organization from
one country to another by setting up factories and business establishments. The aim is to achieve long-
term interests and take control of this property.
To explain FDI in more detail, the World Trade Organization gives a definition: Foreign Direct
Investment (FDI) occurs when an investor from one country (the host country) acquires an asset in the
host country. another country (the country attracting the investment) comes with the right to manage the
assets. The regulatory aspect is what distinguishes FDI from other financial instruments.
Vietnam conducts Industrialization - Modernization with a low starting point. Economic resources are
weak and small. This is one of the great obstacles to the development process. Therefore, the mobilization
and use of foreign direct investment (FDI) is an extremely important step.
II.Reality of FDI in Vietnam
• FDI is recognized by law
On December 29, 1987, the National Assembly signed a decision to pass the Law on Foreign Investment
after the renovation process and opening-up policies of the economy. That event marked a turning point
in attracting foreign investment into Vietnam and marked a historic turning point in attracting foreign
investment into Vietnam. Since then, the FDI sector has been contributing a great part to the economic
and social development of the country. The current state of FDI in Vietnam is extremely positive,
bringing many great changes to the country. However, besides the expected results, FDI inflows have
many other significant impacts. Typical impacts include: improvement of business investment
environment; promote administrative procedure reform; perfecting legal institutions; create jobs, improve
quality of life.
• Achievements of FDI in Vietnam
Foreign investment is both a result of the integration process and an important contribution to the
deepening of the integration process. Besides, directly or indirectly, foreign investment has contributed to
technology transfer, infrastructure development, promoting the process of industrialization and
modernization in Vietnam. The countries that invest the most in Vietnam can include major powers such
as Korea, the United States, and Japan. One of the corporations with the largest amount of FDI in
Vietnam is Samsung Group from South Korea. Samsung has built in Vinh Phuc and is in the process of
moving and transferring from China to Vietnam. The main goal of this corporation is to build the world's
largest base right in Vietnam. Currently, this group has completed the construction of a research and
development center with more than 2000 engineers.

• Beside the achievements, there are still limitations


A series of FDI projects have been licensed by the People's Committees of provinces, cities and
management boards of IZs, EPZs and hi-tech parks over the past four years in accordance with the spirit
of investment decentralization of the new Investment Law, contributing small in increasing the amount of
FDI into Vietnam. However, in fact, among these licensed FDI projects, there have been many "hanging"
projects, wasting land resources, losing investment opportunities of many other investors, causing
frustration. contact among the people... Or some FDI projects cause environmental pollution, energy
consumption, low technology level...
III. Impact:
• Positive:
Good implementation of FDI reception brings Vietnam a large source of capital for economic
development, solving social and environmental problems, etc. This is especially important for countries
with limited capital resources. domestic market and have the opportunity to increase capital in the
international market, without having to worry about the debt burden. Moreover, FDI has the potential to
increase domestic capital in investment projects.
FDI is often accompanied by modern technology, techniques, and transfer of advanced technological
know-how (technical know-how). Thanks to technology transfer and diffusion, labor productivity in
Vietnam and efficiency in using resources are increasing. Specifically, through FDI, transnational and
multinational companies often with large capital sources, high technology, and advanced management
level have transferred technology and intangible assets to Vietnamese enterprises with close relationships.
business. By this way, Vietnamese enterprises have conditions to access and use modern machinery and
equipment to increase labor productivity. In addition, the technology transfer has created a competitive
environment that forces other businesses to improve their labor productivity and product and service
quality. Not only that, advanced technologies have reduced fuel consumption and can use clean fuels,
helping to promote environmental protection.
For businesses, skills in management, administration, corporate governance... are very important for the
entire operation of the business, especially in the environment of globalization, integration and fierce
international competition. The above skills are very important intangible assets that international
companies transfer to Vietnamese companies. Through FDI, Vietnam has favorable conditions in
receiving advanced skills, management methods and operating methods of transnational and multinational
companies.
Implement FDI in Vietnam using local labor. This creates opportunities and favorable conditions for
workers to improve their qualifications, skills and knowledge. Even in case they no longer work in these
companies, they can work effectively in other places with their accumulated knowledge and skills.
Vietnam's benefits from research, development and development activities are even greater than capital
mobility. Therefore, Vietnam is encouraging foreign companies to set up research and development
branches in the country.
Foreign direct investment in Vietnam helps domestic enterprises gain access to the world market through
joint ventures and regional and global production and supply networks. This is the fastest and most
effective way to help businesses in Vietnam come to foreign markets and do international business.
FDI is effectively implemented towards the formation of the structure of the economic sector and
economic sector, facilitating step by step effective exploitation of the country's resources, transforming
the economic structure in a positive direction. , promoting economic integration into the division of labor
and international cooperation.

➜ In general, FDI will contribute to economic growth in the host country. These economic benefits will
be partly used to help solve environmental problems in different ways. For example, imposing
environmental taxes on companies that use FDI to deal with environmental problems

• Negative:
FDI in fact causes more negative consequences than positive
Some FDI enterprises have caused serious environmental problems, changed the ecosystem, affected
economic development, social security in the area and caused frustration in public opinion. People have
mentioned a lot about "unclean" FDI in Vietnam related to wastewater treatment, expansion of industrial
zones, shrinking forest area, life and habitat of animals. wildlife, plants have been disturbed, destroyed,
adversely affecting biodiversity, water resources, fisheries, climate change and increasing pollution of
river basins... For example, the company Formosa or Vedan is the lessons of attracting FDI but not
checking leads to serious environmental consequences
FDI enterprises investing in Vietnam basically have medium level of production technology, consuming a
lot of natural resources, large emissions and most of the capital is poured into the mining industry.
As of 2017, FDI inflows into Vietnam from developed countries with modern science and technology
such as Germany, France, Switzerland, USA, Canada, Russia... are still quite modest but mainly from
Asia such as: Korea, Japan, Taiwan, Hong Kong, China... Except for the partners from Korea, Japan, the
rest basically have medium technology level, work content. There are very few high technologies, low
efficiency, mainly based on exploitation of natural resources, little source technology; FDI capital is
concentrated in the processing, manufacturing, and service industries, which use a lot of labor, large
capital but low technology spillover. According to a survey by the Central Institute for Economic
Management and Research, as of 2017, only 5% of FDI enterprises investing in Vietnam have high
technology, 80% have medium technology, and the remaining 14% use technology. using low
technology, even with technology lines appearing since the 70s and 80s of the twentieth century; From
2011 to 2015, FDI flows were most concentrated in the fields of: textiles, chemicals, electronics, paper,
iron and steel - potentially causing many risks of environmental pollution. Meanwhile, in the field of
water supply and wastewater treatment, there are only 28/16,000 FDI projects, equaling 0.2% and
accounting for 0.36% of the total registered capital (710 million USD).
Vietnam's environmental regulations apply standards of developed countries, but the appraisal is only a
formality, focusing heavily on the pre-inspection stage, leading to many projects that have seriously
violated regulations when deployed. environment, causing long-term impacts on people's health and
regional ecosystems.
Many projects to import outdated machinery and equipment causing environmental pollution were not
detected in time. There is a tendency to shift the flow of foreign investment that consumes energy,
resources, and human resources, which is not friendly to the environment, into Vietnam, but many
localities do not have an environmental control mechanism. Some projects occupy large land but are not
implemented, causing waste of resources. Example: Dewan Projects originally planned to build a project
on an area of more than 11 hectares in Nha Trang city with an investment of nearly 716.5 billion VND
(equivalent to 35 million USD, approved to hand over the entire area. The "diamond" land of the current
Nha Trang Pedagogical College to build a complex of hotels, houses...
Many FDI enterprises have not strictly complied with regulations on environmental protection when
investing in production and business in Vietnam. According to a study by the Central Institute for
Economic Management and Research, about 67% of FDI enterprises are in the low value-added
manufacturing industry, and more and more polluting FDI enterprises are expanding their investment in
Vietnam. . Results of a survey of 150 FDI enterprises in 2016, 45% of enterprises have not applied low-
emission production processes, 69% of enterprises said that they would not implement the emission
reduction process if it was not a requirement. Compulsory demand, similarly 57.7% cited high costs… In
fact, many industrial parks have come into operation but have not yet implemented the construction of a
local wastewater treatment system or have but do not operate it. operate, or operate inefficiently or in
disrepair; Currently, only about 66% of the 289 industrial parks across the country have centralized
wastewater treatment plants. In particular, in the Mekong Delta, 75% of industrial zones and 85% of
industrial clusters do not have centralized wastewater treatment.
Even in the period 2011 - 2015, more than 50% of the subjects subject to inspection and examination
were found to have committed violations of environmental protection. The reason for many violations is
that the fine is lower than the investment cost of the waste treatment system. In addition, many businesses
have limited capacity and finance, if there is an investment in the environmental protection system, it is
also counterproductive and only operates when it is inspected.
It seems very paradoxical that nearly 70% of FDI enterprises said that investing in Vietnam will save
costs on the environment compared to investing in their country. Because the cost of wastewater
treatment in the textile, dyeing, iron and steel industries is very large, the management and monitoring of
waste discharge is very difficult, requiring a high level of technology. Therefore, when investing in
Vietnam will save costs 10-15% compared to investing in their country. Is it because we are running after
GDP growth, so it is easy to attract FDI and import pollution into Vietnam? Many FDI projects have low
efficiency, only use natural resources and cheap labor, but still receive many incentives from provinces in
terms of land, water and natural resource prices, even lowering environmental standards for projects in
the region. dyeing, metallurgy... Therefore, FDI creates a growth engine for Vietnam's economy, but
environmental pollution also increases, not yet an industrialized country, but the problem of
environmental pollution is very serious.
Not only that, looking at the chart, we can easily see that the deployment capital is only half of the
registered capital, leading to many stalled projects, especially those using land. large scale without being
put into operation will cause waste of land, affecting people living in the vicinity.

➜ FDI helps GDP growth but looking at GDP we cannot know the negative environmental effects that
FDI brings. If GDP increases environmental quality decreases, the amount to solve environmental
problems caused by FDI is larger than what it brings, then that FDI has no effect because by nature
foreign investment is mainly is not causing pollution to the country where the investment is going, but
pushing it to the receiving country
IV.Solution
Vietnam needs to issue strict laws and regulations related to the exploitation and use of natural resources
for FDI sources. However, it is important to have regulations on linkages from national to local levels,
especially the role of rural communities where livelihoods are highly dependent on natural resources. The
participation of civil society organizations and communities in environmental protection needs to be
enhanced through transparency in the policy formulation and promulgation process. Communities will
have an important role to play in preventing unfair trade competition, promoting the sustainable use of
natural resources and preventing environmental pollution.
Vietnam needs to strictly handle foreign companies in Vietnam that pollute the environment and exploit
resources excessively, using the tax rates of the companies to handle the impact on the environment.
school. For example, Formosa Ha Tinh company, which directly discharged waste into the environment
causing serious environmental pollution, had to pay a fine of USD 500 million to the Government to
remedy the consequences and compensate the affected people. We can favor to attract foreign investment
in taxes, land, etc., but we cannot favor such acts of environmental destruction.
Strictly sanction, directly revoke the business license of foreign companies if they do not fully deploy the
registered capital to avoid wasting land, require those companies to commit in writing on time. capital
deployment, commitments on environmental protection, tax amounts as well as sanctions when causing
environmental problems.
Vietnam also needs to receive investment selectively. Currently, Vietnam is in the process of
development, so attracting investment capital is very important, but it is bringing into the country dirty
FDI sources. In order to attract clean FDI sources, Vietnam needs to build, promote and develop ancillary
industries, namely components, accessories, spare parts, packaging products, materials for painting,
dyeing, etc. etc.. and may also include intermediate products, primary materials. If we include similar
products, the scope will be very wide, but if we add one more feature, the scope will be clearer:
Supporting industrial products are often produced on a small scale, carried out by small businesses and
medium. For example, a clean FDI source like Apple, Apple set up its assembly plant in China because
there is a strong supporting industry in China that makes assembly cheaper and easier, although Apple has
placed a The assembly plant in Vietnam is Foxcon in Bac Ninh, however, the production of Apple
products in Vietnam has not been able to develop due to the limitation of the supporting industry. If
Vietnam can produce Apple products, it will not only help GDP growth without harming the
environment, but also help the domestic smartphone market to develop.

You might also like